Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy học phần vẽ kĩ thuật thông qua trải nghiệm theo vòng quy nạp cho sinh viên cao đẳng ngành cơ khí

Tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy học phần vẽ kĩ thuật thông qua trải nghiệm theo vòng quy nạp cho sinh viên cao đẳng ngành cơ khí: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 53-57 53 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN VẼ KĨ THUẬT THÔNG QUA TRẢI NGHIỆM THEO VÒNG QUY NẠP CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG NGÀNH CƠ KHÍ Trần Văn Việt - Nghiên cứu sinh Viện Sư phạm kĩ thuật, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Ngày nhận bài: 15/08/2018; ngày sửa chữa: 30/08/2018; ngày duyệt đăng: 24/09/2018. Abstract: This article introduces teaching technology, teaching methods including ICT, teaching focus on learner, learning by experience, inductive learning in order to teach technical basic subject. The application of ICT and the innovation of teaching theories to design lessons of technical drawing subject through inductive cycle learning for Mechanical college students. Keywords: Lesson design, inductive cycle, methodology experience, participatory approach, engineering draw. 1. Mở đầu Sự phát triển của công nghệ thông tin (ICT) và những tiến bộ của lí luận dạy học đã góp phần thay đổi p...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy học phần vẽ kĩ thuật thông qua trải nghiệm theo vòng quy nạp cho sinh viên cao đẳng ngành cơ khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 53-57 53 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN VẼ KĨ THUẬT THÔNG QUA TRẢI NGHIỆM THEO VÒNG QUY NẠP CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG NGÀNH CƠ KHÍ Trần Văn Việt - Nghiên cứu sinh Viện Sư phạm kĩ thuật, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Ngày nhận bài: 15/08/2018; ngày sửa chữa: 30/08/2018; ngày duyệt đăng: 24/09/2018. Abstract: This article introduces teaching technology, teaching methods including ICT, teaching focus on learner, learning by experience, inductive learning in order to teach technical basic subject. The application of ICT and the innovation of teaching theories to design lessons of technical drawing subject through inductive cycle learning for Mechanical college students. Keywords: Lesson design, inductive cycle, methodology experience, participatory approach, engineering draw. 1. Mở đầu Sự phát triển của công nghệ thông tin (ICT) và những tiến bộ của lí luận dạy học đã góp phần thay đổi phương pháp dạy và học trong ngành Cơ khí nói chung và học phần Vẽ kĩ thuật nói riêng. Công nghệ thông tin tạo ra môi trường học tập mang tính tương tác cao thay thế phương pháp dạy học truyền thống “thầy đọc - trò chép”, qua đó người học có thể trải nghiệm khám phá và tìm tòi kiến thức mới. Vẽ kĩ thuật là một trong những học phần cơ sở kĩ thuật có tính bắc cầu giữa các học phần khoa học cơ bản (Hình học và Giải tích,...) với các học phần cơ sở kĩ thuật khác (Cơ học máy hay Cơ sở thiết kế máy,...) hoặc các bộ môn công nghệ (Công nghệ chế tạo máy,...). Vì thế, học phần này được xây dựng trên cơ sở lí luận khoa học và cơ sở thực tiễn công nghệ. Vẽ kĩ thuật là môn học nghiên cứu cách biểu diễn các không gian hình học bằng những mô hình hình học có số chiều thấp hơn, rồi dùng các hình biểu diễn ấy để nghiên cứu các không gian ban đầu. Trong thực tế kĩ thuật, vẽ kĩ thuật biểu diễn các đối tượng hình học, trong không gian Ơclit ba chiều bằng các mô hình hai chiều, là các hình chiếu vuông góc theo phương pháp Môngiơ, hình chiếu trục đo, hình chiếu phối cảnh,... Học phần Vẽ kĩ thuật ứng dụng các nguyên tắc và kết quả về dựng hình, biểu diễn các đối tượng hình học trong hình họa họa hình vào việc tạo dựng các bản vẽ kĩ thuật. Người thiết kế sử dụng các bản vẽ kĩ thuật để thông báo cho nhau một cách đầy đủ, chính xác về hình dạng, kích thước,... của sản phẩm được thiết kế, rồi người thi công căn cứ theo các bản vẽ đó tiến hành tạo dựng sản phẩm đúng như ý đồ của người thiết kế. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin và những tiến bộ của lí luận dạy học trong việc thiết kế kịch bản kế hoạch sư phạm để thiết kế các bài học theo vòng quy nạp trong học phần Vẽ kĩ thuật cho sinh viên (SV) ngành Cơ khí tại các trường cao đẳng. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Mô hình và mô hình hóa 2.1.1. Mô hình Mô hình theo nghĩa chung nhất được hiểu là một thể hiện bằng thực thể hoặc bằng khái niệm theo một cách tiếp cận xác định, một số thuộc tính và quan hệ tiêu biểu của một đối tượng nào đó (gọi là nguyên hình) nhằm một trong hai, hoặc cả hai mục đích nhận thức sau: - Làm đối tượng quan sát (nhận dạng) thay cho nguyên hình; - Làm đối tượng nghiên cứu (thực nghiệm hay suy diễn) về nguyên hình. Ví dụ: mô hình máy bay trong thí nghiệm khí động lực học; bản vẽ thiết kế hoặc bản vẽ chế tạo của một chi tiết máy trong vẽ kĩ thuật; mô hình đại số mệnh đề hoặc đại số tập hợp,... của Đại số Boole; mô hình hình học cầu của Hình học Riemann (nghĩa hẹp); mô hình toán kinh tế... Theo cách hiểu nôm na, “mô hình là sản phẩm của ý tưởng bắt chước”, có thể phân biệt hai loại: mô hình diễn họa (descriptive model) bắt chước hay thể hiện đối tượng khác ở một số thuộc tính và quan hệ tiêu biểu, như mô hình địa cầu, mô hình máy bay,... và mô hình chuẩn mực (normative model) hay mô hình platon (là mẫu quy chiếu, tức là làm mẫu cho đối tượng khác bắt chước hay thể hiện, như mô hình làng văn hóa Việt Nam,...). 2.1.2. Mô hình hóa Biểu diễn một đối tượng nghiên cứu bằng mô hình tương ứng theo một cách tiếp cận nào đó được gọi là mô hình hóa đối tượng theo cách tiếp cận ấy. 2.2. Mô phỏng và công nghệ mô phỏng 2.2.1. Mô phỏng Thí nghiệm quan sát và điều khiển được trên mô hình của đối tượng khảo sát được gọi là mô phỏng (ví dụ dùng VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 53-57 54 phần mềm Solidworks thiết kế bộ truyền đai mô phỏng nguyên lí làm việc). Quan sát được và điều khiển được mặc dù là mặc định đối với thí nghiệm nói chung nhưng với mô phỏng vẫn phát biểu tường minh vì muốn nhấn mạnh những ý sau đây: - Định nghĩa khái quát này của thuật ngữ mô phỏng thực ra cũng không khác gì cách hiểu nôm na và cách làm tự nhiên của bất cứ ai khi bắt chước một cái gì khác; - Môi trường mô phỏng do máy tính tạo ra (môi trường ảo) để tạo cảm giác “như thật” thường có những mức độ khác nhau về quan sát được: nhìn - nghe, nhìn - nghe - chạm,... và điều khiển được; tương tác ảo có thể có thật hoặc chỉ là tưởng tượng nhưng được sử dụng để tạo tình huống thử - sai trong nghiên cứu. 2.2.2. Công nghệ mô phỏng Những khái niệm mô hình, mô phỏng và lí thuyết mô hình hóa trên đây là nội dung cơ bản của hệ thống tri thức về nhận dạng, nghiên cứu và ứng dụng mô phỏng trong thực tế khoa học, công nghệ, tức là lí luận mô phỏng. Gắn liền với lí luận mô phỏng là công nghệ mô phỏng, được xây dựng tương tự như mọi công nghệ quen biết khác. Công nghệ mô phỏng là một hệ thống phương tiện, phương pháp và kĩ năng xây dựng mô hình cho một đối tượng nhận thức nào đó và tiến hành thí nghiệm cần thiết trên mô hình này để qua đó nhận dạng thuộc tính và quy luật vận động của đối tượng đã cho. Như vậy, nhờ có công nghệ thông tin, giảng viên (GV) có thể thiết kế ra được nhiều phương tiện dạy học (phần mềm thiết kế, mô phỏng giống môi trường thực tế) qua đó giúp SV có nhiều cơ hội quan sát, tương tác, thực hành ảo,... trong quá trình học tập. Quá trình học tập là cơ hội trải nghiệm, khám phá, tìm tòi kiến thức mới. 2.3. Học tập qua trải nghiệm Học tập qua trải nghiệm là một cách học chú trọng việc thực hành, trải nghiệm. Quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Học thuyết này gắn liền với David Kolb (1939) và các nhà tâm lí học, giáo dục học như John Dewey, Kurt Lewin, Jean Piaget, Lev Vygotsky,... 2.4. Khái niệm và quy trình dạy học theo hướng quy nạp Dạy học theo hướng quy nạp là một trong những cách dạy học theo hướng khám phá tri thức mới. Phương pháp dạy học này phát huy được tính tích cực học tập của SV, giúp người học có cơ hội để phân tích, khái quát hóa, trừu tượng hóa các sự vật hiện tượng. Dạy học theo hướng quy nạp tức là GV đưa ra các yêu cầu, tình huống dạy học, hướng dẫn để SV phân tích từng kiến thức riêng (như trải nghiệm trong môi trường ảo, mô hình, vật thật, hình vẽ, tranh, ảnh...), so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa để tìm ra các dấu hiệu bản chất đặc trưng của kiến thức. Từ đó, SV phát hiện và hiểu tường minh vấn đề. Dạy học theo hướng quy nạp là cho người học quan sát thực tế tình huống chứa nội dung cần giảng dạy (thông qua mô hình, vật thật, phần mềm mô phỏng, các trò chơi...), đưa ra các ví dụ sau đó đặt câu hỏi, thảo luận dẫn dắt và tổng kết các kết quả mà người học quan sát, thảo luận, trải nghiệm sau đó GV đưa ra nội dung cần giảng dạy. QUY TRÌNH DẠY HỌC THEO HƯỚNG QUY NẠP H o ạt đ ộ n g củ a S V H o ạt đ ộ n g củ a G V 3. Giải thích những thắc mắc trong những phát hiện, tìm tòi 5. Phân tích những phát hiện, tìm tòi và bổ sung 2. Thảo luận, phân tích, phát hiện, tìm tòi 6. Nội dung giảng dạy Không đúng 4. Đưa ra các kết luận 1. Tình huống chứa nội dung 1,2,3 ... Sơ đồ 1. Quy trình dạy học theo hướng quy nạp VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 53-57 55 Một số đặc điểm: - Dạy học theo hướng quy nạp nhằm dẫn dắt người học phân tích từng tri thức riêng lẻ sau đó khái quát thành những tri thức chung có tính quy luật; - Dạy học theo hướng quy nạp là phương pháp cho phép người học đưa ra những suy nghĩ, ý tưởng, khám phá các tri thức mới thông qua sự hướng dẫn, tổ chức của người dạy; - Dạy học theo hướng quy nạp kích thích sự tò mò, hứng thú học tập vì người học được đưa vào tình huống dạy học xác định, tham gia trải nghiệm trong một số môi trường ảo...; - Thông qua dạy học theo hướng quy nạp, SV không chỉ lĩnh hội được tri thức mà còn học được cách phân tích, tư duy, học được phương pháp học, cách giải quyết vấn đề. Như vậy, trong dạy học theo cách này, người học tự lực, tích cực tìm tòi, phân tích khám phá tri thức cho bản thân. Để phát huy hết hiệu quả của quy nạp, GV có thể sử dụng quy nạp kết hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực khác như phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp dạy học nêu vấn đề, sử dụng các trường hợp điển hình trong dạy học (xem sơ đồ 1 trang trước). 2.5. Các bước học theo vòng quy nạp Dựa theo quy trình dạy học theo hướng quy nạp và các bước học tập qua trải nghiệm của David Kolb, chúng tôi đề xuất các bước học theo vòng quy nạp như sau (xem sơ đồ 2): Sơ đồ 2. Vòng quy nạp - Bước 1: Tích lũy sự kiện. Bước này giúp SV được nghe, nhìn, cảm nhận, nhớ lại những hoàn cảnh, tình huống, kinh nghiệm và đặc biệt nhờ có phương tiện giúp SV thực hành, thử sai (thực tế hoặc trong môi trường ảo)... liên quan đến những điều cần học. Người học khám phá ra những thông tin mới nhờ tham gia vào một hoạt động. Nói cách khác, bước này bắt đầu từ một hoạt động. Các hoạt động thường dùng: đưa ra câu hỏi thảo luận nhóm; bài tập cho nhóm; sắm vai; trò chơi, truyện kể, kịch; thăm thực địa; thực hành, thử sai (trong môi trường ảo). GV tổ chức các hoạt động bằng cách giới thiệu mục tiêu, hướng dẫn rõ ràng các quy định của hoạt động, nội dung thực hành (thử sai), nên yêu cầu thời gian và quan sát cách SV tiến hành hoạt động. Nếu là hoạt động tiến hành theo nhóm nhỏ thì phải chắc rằng SV đã hiểu rõ công việc mà nhóm phải làm và biết cách tổ chức nhóm: bầu nhóm trưởng, thư kí, người trình bày... Bước 2: Trừu xuất (khái quát hoá cho từng sự kiện). Trong bước này, SV suy ra những kết quả thảo luận, thực hành, thử sai trong bước 1 để xác định xem khái niệm, bài học nào được rút ra. Những hoạt động thường áp dụng: thảo luận nhóm lớn để tổng hợp; thuyết trình tóm tắt ý chính. GV có vai trò giống như người dạy trong phương pháp giảng dạy truyền thống, do đó GV cần am hiểu chủ đề, kết quả đang hướng dẫn và có nguồn tham khảo đáng tin cậy. Điều này không có nghĩa là người hướng dẫn phải chủ động trả lời tất cả câu hỏi được nêu ra mà nên hướng dẫn để SV tự tìm ra câu trả lời bằng cách: cung cấp nội dung tóm tắt cho SV; hướng dẫn SV tới nội dung cần xây dựng bằng các câu hỏi... - Bước 3: Trừu xuất (khái quát hoá lí thuyết hoàn chỉnh). Trong bước này, SV đưa ra kết quả hoàn chỉnh của thảo luận, thực hành hoặc thử sai trong bước 1 để xác định xem khái niệm, bài học nào được rút ra. Vai trò của GV là người đưa ra kết luận và phát biểu các kết luận đó thành các định nghĩa, khái niệm, bài học kinh nghiệm hoặc nội dung cần giảng dạy. Bước 4: Áp dụng/Thử nghiệm. Để giúp SV thấy bài học có ý nghĩa thì điều mới vừa học phải có liên hệ đến cuộc sống/công việc của các em. Ở bước này, người học có dịp liên hệ bài học với cuộc sống thường ngày. Các cách thường dùng là: SV thực hành kĩ năng; lập chương trình hành động cụ thể; thực hiện những nội dung của bài học. Vai trò của GV dẫn là đưa ra những lời khuyên, hướng dẫn giúp SV thực hành nâng cao kĩ năng. Những câu hỏi thường được dùng như: Điều gì làm bạn tâm đắc nhất? Khó khăn nhất khi bạn áp dụng vào thực tế là gì? Bạn sẽ áp dụng vào thực tế như thế nào? Bạn có gặp khó khăn gì khi áp dụng những điều mới học?. 2.6. Thiết kế một số nội dung bài học trong học phần Vẽ kĩ thuật theo vòng quy nạp cho sinh viên cao đẳng ngành Cơ khí 2.6.1. Chia đường tròn ra nhiều phần bằng nhau - Chuẩn bị: + Giáo án, bài giảng, bài giảng điện tử, giáo trình...; + Máy tính đã cài phần mềm GeoGebra và Cabri3D, máy chiếu. Trừu xuất Khái quát hoá từng sự kiện Trừu xuất Khái quát hoá lí thuyết hoàn chỉnh Áp dụng/ Thử nghiệm Tích lũy sự kiện Trải nghiệm/Thực hành/Thử sai (thực tế hoặc trong môi trường ảo) VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 53-57 56 Kịch bản sư phạm tổ chức dạy học theo vòng quy nạp như sau: - Bước 1: Tích luỹ sự kiện + Tổ chức lớp học theo vòng quy nạp: Chia lớp học thành nhiều nhóm nhỏ (mỗi nhóm từ 4-5 SV), mỗi nhóm có một máy tính, sơ đồ lớp học ngồi theo nhóm. + GV đưa ra yêu cầu cho cả lớp: Trình bày cách chia đường tròn ra nhiều phần bằng nhau. + GV hướng dẫn thao tác trên phần mềm GeoGebra hoặc Cabri3D cách chia đường tròn ra 3 phần bằng nhau và yêu cầu SV chia đường tròn ra sáu phần bằng nhau. + SV thực hành theo nhóm và ghi chép lại kết quả thảo luận. + SV đặt các câu hỏi (nếu có). + GV trả lời các câu hỏi của SV (nếu có). - Bước 2: Trừu xuất (khái quát hoá cho từng sự kiện) Các nhóm trình bày kết quả của thực hành của nhóm mình: + Đại diện mỗi nhóm trình bày cách chia đường tròn ra 3 phần bằng nhau. GV nhận xét, bổ sung và đưa ra kết luận; + Đại diện mỗi nhóm trình bày cách chia đường tròn ra 6 phần bằng nhau. GV nhận xét, bổ sung và đưa ra kết luận. - Bước 3: Trừu xuất (khái quát hoá lí thuyết hoàn chỉnh) Đại diện các nhóm trình bày cách chia đường tròn ra nhiều phần bằng nhau. GV nhận xét, bổ sung và đưa ra kết luận. - Bước 4: Áp dụng Bài tập thực hành: Chia đường tròn ra n và n + 1 phần bằng nhau (n là số nguyên)? 2.6.2. Vẽ tiếp tuyến chung với hai đường tròn - Chuẩn bị: + Giáo án, bài giảng, bài giảng điện tử, giáo trình...; + Máy tính đã cài phần mềm GeoGebra và Cabri3D, máy chiếu. Bài toán: Biết hai đường tròn (O1, R1) và (O2, R2). Vẽ cung tròn tâm O, bán kính R tiếp xúc với hai đường tròn trên. Kịch bản sư phạm tổ chức dạy học theo vòng quy nạp như sau: - Bước 1: Tích luỹ sự kiện + Tổ chức lớp học theo vòng quy nạp: Chia lớp học thành nhiều nhóm nhỏ (mỗi nhóm từ 4-5 SV), mỗi nhóm có một máy tính, sơ đồ lớp học ngồi theo nhóm. + GV đưa ra yêu cầu cho cả lớp: Trình bày cách vẽ tiếp tuyến chung với hai đường tròn nói trên. + GV hướng dẫn thao tác trên phần mềm GeoGebra hoặc Cabri3D cách dựng đường tròn và yêu cầu SV vận dụng kiến thức của bài vẽ tiếp tuyến với một đường tròn để thực hiện tương tác trên phần mềm theo yêu cầu của bài toán. + SV thực hành theo nhóm và ghi chép lại kết quả thảo luận. + SV đặt các câu hỏi (nếu có). + GV trả lời các câu hỏi của SV (nếu có). - Bước 2: Trừu xuất (khái quát hoá cho từng sự kiện) Các nhóm trình bày kết quả của thực hành của nhóm mình: Đại diện mỗi nhóm trình bày cách vẽ tiếp tuyến chung ngoài và tiếp tuyến chung trong với hai đường tròn nói trên. GV nhận xét, bổ sung và đưa ra kết luận. Hình 1. Cách vẽ tiếp tuyến chung ngoài của 2 đường tròn Cách vẽ tiếp tuyến chung ngoài của 2 đường tròn (hình 1): + Lấy O1 làm tâm quay đường tròn phụ có bán kính R1 - R2; + Vẽ tiếp tuyến chung của đường tròn phụ với tâm O2; + Chia đôi O1 với O2 trung điểm là I; + Lấy I làm tâm quay cung IO1 cắt đường tròn phụ tại A và B; + Nối O1 với A và B kéo dài cắt đường tròn O1 tại T1 và T1’; + Từ O2 kẻ O2T2 song song với O1T1, O2T2’ song song với O1 T1’; + Nối T1 với T2 và T1’ với T2’ ta được hai tiếp tuyến chung của hai đường tròn. Hình 2. Cách vẽ tiếp tuyến chung trong của 2 đường tròn Cách vẽ tiếp tuyến chung trong của 2 đường tròn (hình 2): + Lấy O2 làm tâm quay đường tròn phụ có bán kính R1 + R2; + Vẽ tiếp tuyến chung của đường tròn phụ với tâm O1; + Chia đôi O1 với O2 trung điểm là I; + Lấy I làm tâm quay một cung cắt đường tròn phụ tại A và B; + Nối O1 với A và B ta được O1A và O1B; + Từ O2 kẻ tới A và B cắt đường tròn tâm O2 bán kính R2 tại T2 và T2’; + Từ O1 kẻ O1T1 song song với T2’B, O1T1’ song song với T2A; + Nối T1 với T2’ và T1’ với T2 ta được hai tiếp tuyến chung của hai đường tròn. - Bước 3: Trừu xuất (khái quát hoá lí thuyết hoàn chỉnh) Gọi d là khoảng cách của hai tâm O1 và O2: + Nếu d > R1 + R2 → có hai tiếp tuyến chung trong; + Nếu d = R1 + R2 → có một tiếp tuyến tại tiếp điểm; + Nếu d < R1 + R2 → không có tiếp tuyến chung trong. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 53-57 57 Đại diện các nhóm trình bày cách vẽ tiếp tuyến chung với hai đường tròn. GV nhận xét, bổ sung đưa ra kết luận. - Bước 4: Áp dụng Bài tập thực hành: Vẽ tiếp tuyến chung với hai đường tròn có bán kính và khoảng cách khác nhau? 2.6.3. Hình chiếu - Chuẩn bị: + Giáo án, bài giảng, bài giảng điện tử, giáo trình...; + Máy tính đã cài phần mềm GeoGebra và Cabri3D, máy chiếu. Kịch bản sư phạm tổ chức dạy học theo vòng quy nạp như sau: - Bước 1: Tích luỹ sự kiện + Tổ chức lớp học theo vòng quy nạp: Chia lớp học thành nhiều nhóm nhỏ (mỗi nhóm từ 4-5 SV), mỗi nhóm có một máy tính, sơ đồ lớp học ngồi theo nhóm; + GV đưa ra các yêu cầu cho cả lớp: Vẽ hình theo bản vẽ? Hình 3 + SV thực hành theo nhóm và ghi chép lại kết quả thảo luận. + SV đặt các câu hỏi (nếu có). + GV trả lời các câu hỏi của SV (nếu có). - Bước 2: Trừu xuất (khái quát hoá cho từng sự kiện) Các nhóm trình bày kết quả thực hành của nhóm mình: + Đại diện các nhóm đưa ra kết quả của các mặt phẳng chiếu; + GV nhận xét, bổ sung và đưa ra kết luận. - Bước 3: Trừu xuất (khái quát hoá lí thuyết hoàn chỉnh) Đại diện các nhóm trình bày hình chiếu cơ bản sau đó GV nhận xét, bổ sung và đưa ra kết luận. Hình 4 - Bước 4: Áp dụng Bài tập thực hành: Tìm hình chiếu của vật theo hình vẽ cho trước. 3. Kết luận Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và những tiến bộ của lí luận dạy học (đặc biệt là lí luận dạy học quy nạp) mà quá trình dạy và học học phần Vẽ kĩ thuật có nhiều lựa chọn phương pháp dạy học để đạt hiệu quả hơn. Một trong những ứng dụng đó là xây dựng bài giảng điện tử, ứng dụng phần mềm để giảng dạy học phần Vẽ kĩ thuật bằng phương pháp quy nạp (theo vòng quy nạp), từng bước nâng cao chất lượng đào tạo. Qua đó, góp phần thay đổi phương pháp dạy và phương pháp học trong học phần Vẽ kĩ thuật của ngành Cơ khí một cách sâu sắc là chuyển từ lấy việc dạy làm trọng tâm sang lấy việc học làm trọng tâm. Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Xuân Lạc (2017). Nhập môn Lí luận và công nghệ dạy học hiện đại. NXB Giáo dục Việt Nam. [2] Trần Khánh Đức (2013). Lí luận và phương pháp dạy học hiện đại. NXB Giáo dục Việt Nam. [3] Vũ Thị Lan (2014). Dạy học dựa vào nghiên cứu trường hợp ở đại học. NXB Bách khoa. [4] Nguyễn Văn Bảy (2015). Dạy học trải nghiệm và vận dụng trong đào tạo nghề điện dân dụng cho lực lượng lao động nông thôn. Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [5] Nguyễn Xuân Lạc (2015). Công nghệ dạy học tương tác ảo. Tạp chí Thiết bị giáo dục, số 122, tr 1-3. [6] Trần Văn Việt (2016). Thiết kế bài giảng dạy học theo hướng quy nạp một số nội dung trong môn Vẽ kĩ thuật ở các trường cao đăng kĩ thuật. Tạp chí Thiết bị giáo dục, số đặc biệt tháng 11, tr 20-23. [7] Kolb, David A. (1984). Experiential Learning: Experience as the Source of Learning and Development. Prentice - Hall, Inc., Englewood Cliffs, New Jersey. [8] Nicola Whitton (2010). Learning with Digital Games. Routledge, NY. [9] Madeleine Roy - Jean-Marc Denomme (2009). Sư phạm tương tác - Một tiếp cận khoa học thần kinh về học và dạy (Trịnh Văn Minh và cộng sự dịch). NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf12tran_van_viet_801_2120136.pdf
Tài liệu liên quan