Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ tại học viện khoa học quân sự - Đặng Thế Tuấn

Tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ tại học viện khoa học quân sự - Đặng Thế Tuấn: 97KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018 TRAO ĐỔI v 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Công nghệ thông tin (CNTT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin. Khái niệm CNTT được đưa ra đầu tiên trong Nghị quyết số 49/CP ngày 04/8/1993 của Chính phủ về Phát triển công nghệ thông tin ở nước ta trong những năm 90: “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là máy tính và các mạng viễn thông - nhằm cung cấp các giải pháp tổng thể để tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”. Đã có nhiều nghiên cứu khai thác ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học, tiêu biểu như: Nguyễn Thị Thanh Hải (2013) “Ứng ĐẶNG THẾ TUẤN* *Học viện Khoa học Quân sự,  dthetuan@yahoo.com Ngày nhận bài: 18/4/2018; ngày sửa chữa: 20/8/2018; ngày duyệt đăng: 30/8/2018 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ H...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ tại học viện khoa học quân sự - Đặng Thế Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
97KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018 TRAO ĐỔI v 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Công nghệ thông tin (CNTT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin. Khái niệm CNTT được đưa ra đầu tiên trong Nghị quyết số 49/CP ngày 04/8/1993 của Chính phủ về Phát triển công nghệ thông tin ở nước ta trong những năm 90: “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là máy tính và các mạng viễn thông - nhằm cung cấp các giải pháp tổng thể để tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”. Đã có nhiều nghiên cứu khai thác ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học, tiêu biểu như: Nguyễn Thị Thanh Hải (2013) “Ứng ĐẶNG THẾ TUẤN* *Học viện Khoa học Quân sự,  dthetuan@yahoo.com Ngày nhận bài: 18/4/2018; ngày sửa chữa: 20/8/2018; ngày duyệt đăng: 30/8/2018 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ TÓM TẮT Hiện nay, Học viện Khoa học Quân sự đã xây dựng một số các phòng học đa phương tiện và phòng dạy học dịch ca-bin. Các phương tiện kỹ thuật, thiết bị công nghệ thông tin phổ biến như máy vi tính, ti vi, máy trình chiếu đã trang bị đến từng phòng học và phòng làm việc. Tuy nhiên, việc khai thác, ứng dụng còn chưa đạt kết quả như mong muốn. Trong bài viết này, chúng tôi chia sẻ một số kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong biên soạn đổi mới giáo trình tài liệu; thiết kế và thể hiện bài giảng; khai thác, sử dụng phòng đa chức năng và thư viện điện tử nhằm góp phần đẩy mạnh khai thác ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả học ngoại ngữ. Từ khóa: công nghệ thông tin, phòng học đa phương tiện, thư viện điện tử, dạy học ngoại ngữ dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác- Lênin”2, Nguyễn Minh Tuấn (2016) “Khai thác ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học”3 Đối với lĩnh vực dạy học ngoại ngữ cũng có nhiều nghiên cứu đóng góp thiết thực, như: Đặng Thế Tuấn (2015) “Khai thác thiết bị dạy học trong dạy các kỹ năng thực hành tiếng tại Học viện Khoa học Quân sự”, Đinh Thúy Ngần (2016) “Xây dựng bài tập nghe trên máy tính cho học viên tiếng Nga”, Võ Thị Kim Oanh (2017) “Thiết kế xây dựng và đánh giá việc sử dụng khóa học trực tuyến trên website Myelt cho giáo trình Life cấp độ B1” Tuy nhiên, việc nghiên cứu ứng dụng CNTT trong biên soạn đổi mới giáo trình, thiết kế bài 98 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018 v TRAO ĐỔI giảng, khai thác phòng học đa chức năng và thư viện điện tử nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ngoại ngữ còn chưa nhiều, cần tiếp tục nghiên cứu, chia sẻ. 2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC 2.1. Biên soạn, đổi mới giáo trình, tài liệu dạy học Các giáo trình, tài liệu truyền thống tồn tại dưới hình thức là những cuốn sách bản giấy, so với giáo trình, tài liệu điện tử là các file văn bản kỹ thuật số thì giáo trình, tài liệu truyền thống chiếm nhiều không gian bảo quản, nhanh bị phai mờ, rách nát theo quá trình di chuyển, sử dụng. Với sự phát triển của CNTT hiện nay, dung lượng nhớ của các thiết bị nhớ có thể nói là vô hạn so với kích thước nhỏ bé của các file văn bản kỹ thuật số. Nếu chúng ta chuyển các cuốn giáo trình, tài liệu dạy học thành các file văn bản thì không những tiết kiệm không gian bảo quản mà còn thuận tiện trong tìm kiếm, dễ mang theo, thậm chí không cần mang theo khi di chuyển, nếu sử dụng Internet và đám mây điện tử. Cách để chuyển đổi những cuốn giáo trình truyền thống thành những file văn bản tương đối dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện dưới sự hỗ trợ của các thiết bị CNTT, bao gồm: máy Scan (quét tài liệu) kết nối với máy vi tính và phần mềm hỗ trợ scan. Các file văn bản được lưu lại dưới các định dạng khác nhau, trong đó phổ biến nhất là định dạng PDF. Việc biên soạn mới các giáo trình, tài liệu hiện nay đang được phổ biến soạn thảo trên ứng dụng Microsoft Office Word, chúng được lưu lại ở file văn bản định dạng phổ biến là DOC, hoặc cũng có thể chuyển đổi sang định dạng PDF đều đảm bảo thuận tiện bảo quản và sử dụng. Nâng cao chất lượng dạy học luôn đòi hỏi phải liên tục nghiên cứu đổi mới, cập nhật nội dung để biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học cho phù hợp với yêu cầu phát triển của giáo dục-đào tạo và đặc thù của chuyên ngành. Đối với dạy học ngoại ngữ, bao gồm cung cấp kiến thức ngôn ngữ và bồi dưỡng các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết, phiên dịch và biên dịch. Các giáo trình, tài liệu dạy học trước đây chủ yếu là các văn bản in những chữ viết và hình ảnh đen trắng, kèm theo đó là các băng cassette hoặc CD, VCD, DVD để luyện tập ngữ âm và bồi dưỡng kỹ năng nghe. Các giáo trình, tài liệu và các học liệu kèm theo đó có tính độc lập tương đối, khi sử dụng phải theo những quy trình thao tác trang thiết bị dạy học phức tạp, tốn thời gian, gián đoạn theo dõi, hiệu quả tiếp thu và hình thành kỹ năng chậm. Hiện nay, dưới sự hỗ trợ của CNTT, chúng ta có thể tích hợp ảnh màu, âm thanh, video clip vào giáo trình, tài liệu điện tử làm tăng mức độ trực quan, tính chân thực và rút ngắn quy trình thao tác sử dụng, quá trình luyện tập trở nên trực tiếp, hiệu quả hơn. Ví dụ, biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học về ngữ âm, chữ viết và từ vựng trên ứng dụng Microsoft Office Word, chúng ta có thể tạo các đường liên kết (link) chỉ dẫn các ký hiệu phiên âm và âm tiết đến các file âm thanh đã lưu sẵn hoặc ứng dụng flash mô phỏng phát âm, ví dụ: ứng dụng miễn phí pinyinchart1, tạo link chỉ dẫn các chữ Trung Quốc đến ứng dụng mô tả cách viết chữ đã được cài trong máy vi tính, ví dụ: ứng dụng miễn phí Chinese Writing Master 4.02, hoặc thêm các file hình ảnh minh họa đồ vật bên cạnh từ mới, cụ thể như sau: 门 mén cửa 坐 zuò ngồi 吃 chī ăn 99KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018 TRAO ĐỔI v Với các giáo trình, tài liệu điện tử là file định dạng PDF, nếu cần bổ sung, chỉnh sửa, nâng cấp nội dung, chúng ta có thể dùng phần mềm Arcobat Pro3 để chỉnh sửa trực tiếp hoặc dùng các phần mềm nhận dạng chữ như ABBYY FineReader4 chuyển đổi sang file định dạng DOC để chỉnh sửa. Biên soạn, nâng cấp giáo trình, tài liệu liên quan đến bồi dưỡng các kỹ năng: nghe, nói, phiên dịch thì ngoài những nội dung cần bổ sung, chỉnh sửa và cách làm tương tự như trên, chúng ta còn phải tính đến bản chất mục tiêu của rèn luyện các kỹ năng ngoại ngữ là tiến tới rèn luyện khả năng giao tiếp. Ngoài khả năng ngoại ngữ, còn một số yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng giao tiếp trực tiếp như: vai trò của các đối tác, tâm trạng của các đối tác, mối quan hệ giữa các đối tác và môi trường giao tiếp các yếu tố này không thể hiện được bằng văn bản, mà phải cung cấp kèm theo các video clip để học viên có thể quan sát, mô phỏng. Ví dụ, các video clip về giao tiếp theo chủ đề đang học, video clip tiếp đón đoàn Việt Nam với các nước hoặc các video clip diễn văn, phát biểu hội nghị hội thảo để học viên luyện tập dịch nói theo các video clip đó... 2.2. Thiết kế và thể hiện bài giảng Phần mềm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay phục vụ trực tiếp cho việc thiết kế và thể hiện bài giảng là Microsoft PowerPoint. Các bài giảng được thiết kế và thể hiện bằng Microsoft PowerPoint (gọi tắt là bài giảng PowerPoint) có sự hỗ trợ của máy vi tính, máy trình chiếu và loa vi tính (hoặc kết nối với màn hình Tivi cỡ lớn) để thuận tiện trong quá trình dạy học. Bài giảng Microsoft PowerPoint làm cho kiến thức được trực quan hóa bằng kênh hình (có thể kết hợp cả kênh tiếng) và nhờ có sự minh họa sinh động của công nghệ, sẽ hỗ trợ học viên nhận thức các cơ chế, quá trình trừu tượng được tốt hơn. Tuy nhiên, khi thiết kế bài giảng PowerPoint, giảng viên phải đầu tư thời gian tìm hình ảnh minh họa, âm thanh, tư liệu dẫn chứng phù hợp với nội dung bài giảng. Ví dụ như thiết kế bài giảng PowerPoint cho bài thực hành tiếng “请把护照和机票给我”. Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, trọng tâm, trọng điểm dạy học, giảng viên có thể bổ sung các nội dung hỗ trợ bài giảng như sau: Thứ nhất, học viên sau khi học phải phát âm đúng, viết chữ đúng, hiểu được ý nghĩa của từ mới. Do vậy, khi thiết kế bài giảng, giảng viên có thể liệt kê các từ mới và tạo link, hoặc nhúng các file âm thanh tương ứng cho các từ mới vào các slide, để học viên có thể nghe, mô phỏng và luyện tập phát âm. Tiếp theo là tạo link dẫn các chữ Trung Quốc của các từ mới đến ứng dụng trình diễn cách viết chữ để học viên được quan sát một cách rõ ràng thứ tự viết từng nét cho một chữ, qua đó có thể thực hành luyện viết chữ một cách nhanh chóng và chính xác. Thứ hai, đối với các từ ngữ trọng điểm, giảng viên nên tổ chức thành câu và tìm kiếm hình ảnh minh họa cho sự kiện đó để đưa vào slide, ví dụ như dưới. Bằng hỗ sự trợ trực quan của hình ảnh, học viên có thể vừa luyện đọc vừa khắc sâu được ý nghĩa của các từ ngữ liên trọng điểm của bài. Thứ ba, đối với trọng điểm ngữ pháp, giảng viên cần khái quát thành công thức đưa vào slide, sau đó cung cấp từ để yêu cầu học viên tự thay thế thành câu, ví dụ như hình dưới đây. 100 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018 v TRAO ĐỔI Thứ tư, luyện tập các kỹ năng nghe nói, giảng viên cần đưa các slide có hình ảnh hoặc video clip để học viên quan sát và thực hành thuật lại các hành động gợi ý trên slide. Tuy nhiên, những kiến thức, tình huống mà chúng ta cung cấp nêu ở các bước trên đây chỉ nằm trong khuôn khổ của giờ học trên lớp, nên vẫn còn hạn hẹp, mới chỉ trang bị cho học viên khả năng tiếp tục tự học, tự rèn luyện các kỹ năng về nội dung cụ thể đó. Muốn học viên có thể luyện tập thành thục khả năng ngôn ngữ và vận dụng tốt vào giao tiếp thì ngoài việc yêu cầu học viên hoàn thành bài tập của giáo trình, chúng ta nên phải hướng dẫn cho học viên cách tra cứu, bổ sung kiến thức qua thư viện điện tử. Luyện nghe, nói, đọc, viết qua các tài liệu, phần mềm ứng dụng hoặc video clip trên Internet 2.3. Khai thác, sử dụng phòng học đa năng Hiện nay, Học viện Khoa học Quân sự đã xây dựng, trang bị được một số phòng học đa năng các loại (còn gọi là phòng học đa phương tiện, multimedia classroom) và 01 phòng dạy học dịch ca-bin. Các phòng học đa năng có nhiều tính năng đảm bảo áp dụng vào dạy học: - Thiết lập nhiều màn hình, để quản lý nhiều công việc, thực hiện nhiều thao tác thuận tiện trên một máy tính như: phát video, chỉnh sửa văn bản, chỉnh sửa các slide, quản lý lớp học ... - Truyền tải hình ảnh của giảng viên, nhằm tăng hiệu quả tương tác và giao lưu trực tiếp trong hoạt động dạy học. - Sử dụng tính năng giám sát màn hình học viên để bám sát tình hình học tập của học viên, kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc và sẵn sàng đưa ra những gợi ý, chỉ dẫn giúp đỡ - Với tính năng trợ giúp từ xa kết hợp với tính năng trình diễn nội dung từ máy giảng viên truyền lên trên máy của học viên giúp cho quá trình dạy học, hướng dẫn, giúp đỡ từng học viên được đảm bảo nhanh chóng, rõ ràng, cụ thể nhưng không ảnh hưởng đến trật tự lớp học và việc tự học của học viên khác. - Có thể truyền tải âm thanh từ giảng viên đến các máy tính của học viên, đảm bảo cho giảng viên thực hiện các nội dung hướng dẫn, hoặc đưa ra các yêu cầu học tập bằng giọng nói. Đặc biệt là việc hướng dẫn luyện tập ngữ âm và luyện tập kỹ năng nghe, nói. - Có thể tạo ra hệ thống thông tin liên lạc giữa hai bộ phận, đây là tính năng chia nhóm thảo luận, nhưng vẫn đảm bảo tính độc lập để các nhóm có thể tiến hành đồng thời. - Truyền giọng nói của học viên, để học viên chủ động nêu yêu cầu trợ giúp, phát biểu ý kiến hoặc trình bày nội dung luyện tập khẩu ngữ. - Tính năng yêu cầu trợ giúp của học viên - Giơ tay phát biểu, giúp cho học viên yêu cầu trợ giúp hoặc xin được phát biểu một cách nhanh chóng ngay trên màn hình của giảng viên, đảm bảo không làm mất tập trung tự học tập, nghiên cứu của học viên khác. Khai thác sử dụng các phòng học đa năng này không những nâng cao chất lượng truyền đạt kiến thức ngôn ngữ, nâng cao hiệu quả rèn luyện, bồi dưỡng đồng thời các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết mà còn giúp cho học viên làm chủ được CNTT, nâng cao khả năng giao tiếp qua CNTT. Đối với phòng học dịch ca-bin, giảng viên tổ chức lớp học thành những buổi hội nghị, cho các học viên thay đổi nhau vào các vai là thành viên 101KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018 TRAO ĐỔI v hội nghị và người phiên dịch để tổ chức luyện tập. Qua đó, không những nâng cao khả năng phiên dịch sát với tình huống thực tiễn, mà còn rèn luyện, bồi dưỡng cho học viên tư chất, bản lĩnh của người cán bộ. 2.4. Khai thác thư viện điện tử Thư viện của Học viện Khoa học Quân sự hiện nay, ngoài chức năng của một thư viện truyền thống, còn được trang bị hệ thống nhiều máy tính có kết nối internet và kết nối với các cơ sở dữ liệu của các Học viện, Nhà trường khác (có đủ các điều kiện của thư viện điện tử). Đây là một trong những cơ sở vật chất CNTT, cung cấp cho giảng viên có đủ phương tiện tra cứu, thu thập tài liệu phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học, học tập đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học nói chung. Các giảng viên giảng dạy ngoại ngữ đang tích cực khai thác, tìm hiểu thông tin, nắm bắt xu thế yêu cầu của xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao, xu thế yêu cầu về chất lượng dạy học ngoại ngữ. Trong thư viện điện tử, các giảng viên có thể ứng dụng CNTT vào khai thác các kho dữ liệu trực tuyến như: www.cnki.net, bcc.blcu.edu.cn để sưu tầm tài liệu, nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình, phương pháp dạy học. Tra cứu, ứng dụng khai thác các wesite dạy học và kiểm tra trình độ ngoại ngữ online như: http:// www.manythings.org/ (dạy học tiếng Anh), https:// www.busuu.com (dạy học 12 ngôn ngữ khác nhau), (thi HSK). Tìm kiếm tải về, cài đặt sử dụng các phần mềm, ứng dụng, như: ứng dụng hướng dẫn phát âm, ứng dụng hướng dẫn viết chữ 笔顺查 询工具5,phần mềm xây dựng ngân hàng đề thi MCMIX, phần mềm soạn bài tập HOTPOTATO Đối với học viên, bao gồm cả học viên cao học và nghiên cứu sinh thì thư viện chính là nơi cung cấp nguồn thông tin quan trọng nhất trong nhà trường, là điểm kết nối giữa nguồn thông tin của xã hội và nhu cầu thông tin của học viên, là môi trường rèn luyện và phát huy năng lực độc lập trong việc khám phá và tư suy sáng tạo. Thư viện mở ra một môi trường tri thức rộng lớn, thông thoáng và đa dạng để học viên “thỏa sức” mở rộng tầm nhìn và nuôi dưỡng, thực hiện ước mơ. Ở đó, bài giảng của giảng viên chỉ còn là những “cọc tiêu” để học viên định hướng, xác định mục tiêu của công cuộc khám phá. Tuy nhiên, việc tiếp cận và sở hữu tri thức chỉ thật sự có hiệu quả trên tính tự giác của học viên, nó bị chi phối bởi chính việc xác định mục tiêu học tập và khả năng tự học, tự tra cứu của học viên. Do vậy, để nâng cao chất lượng dạy học và đặc biệt là chất lượng tự học của học viên, thì giảng viên phải nỗ lực định hướng cho học viên hình thành những ước mơ, hoài bão, dựa trên những mục tiêu nhiệm vụ học tập, nghiên cứu. Để học viên có thể tự giác đến thư viện tìm tòi, nghiên cứu thì giảng viên phải hướng dẫn cho học viên tư duy phản biện, có phản biện thì mới nảy sinh vấn đề và nhu cầu giải quyết vấn đề, có nhu cầu giải quyết vấn đề thì ắt phải cần tri thức, mà một trong những kho tàng tri thức nhân loại chính là thư viện. Để học viên tự chủ, tự giác tích cực học tập nghiên cứu giảng viên còn phải hướng dẫn cách tự học và cách làm chủ phương tiện hỗ trợ tự học, đặc biệt là CNTT, có như vậy học viên mới thực sự tìm thấy hiệu quả trong tự học tập nghiên cứu, từ đó tự tin để tiếp tục tự giác tích cực học tập nghiên cứu. 3. KẾT LUẬN Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi đã nêu một số những thao tác ứng dụng cơ bản, cụ thể để khai thác các trang thiết bị CNTT nâng cao hiệu quả dạy và học ngoại ngữ. Tuy nhiên, để khai thác có hiệu quả những ứng dụng CNTT thì vấn đề cơ bản vẫn là con người phải làm chủ CNTT. Do vậy, Học viện cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền cho giảng viên, học viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng dạy học. Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT, tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để trao đổi về kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Mỗi cán bộ, giảng viên cần tích cực tự học thông qua CNTT, trau dồi phát triển kỹ năng tìm kiếm thông tin từ các chuyên gia, đồng chí, đồng đội, thậm chí từ chính những học viên am hiểu, 102 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 15 - 9/2018 v TRAO ĐỔI sẵn sàng chia sẻ, luôn cầu thị tiến bộ. Đa phần các thông tin cần thiết đều đã có sẵn trên mạng Internet, việc cần làm là phải tìm ra, sàng lọc và tìm đúng thông tin mình cần. Có nhiều công cụ tìm kiếm rất hữu ích như: Google, Baidu và YouTube... Chỉ cần xác định được những từ khóa phù hợp, các công cụ tìm kiếm sẽ tìm ra những thông tin, hình ảnh hoặc video clip phục vụ giảng dạy và học tập một cách nhanh chóng. Cùng với sự nâng cao ý thức, khả năng làm chủ và nhu cầu ứng dụng CNTT của cán bộ, giảng viên và học viên, Học viện cần tiếp tục nghiên cứu, từng bước mở rộng xây dựng, nâng cấp hệ thống trang thiết bị CNTT bắt kịp với xu thế phát triển hiện đại hóa công tác quản lý, dạy học trong nước và quốc tế. Xây dựng hệ thống trang thiết bị CNTT từng bước đồng bộ và có giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo yêu cầu./. Chú thích: 1. Dùng trực tiếp tại <https://chinese.yabla. com/chinese-pinyin-chart.php>. 2. Tải về từ <https://tiengtrung.vn/phan-mem- huong-dan-viet-chu-han-chinese-writing-master> 3. Tải về từ <https://downmienphi.com/ windows/download-adobe-acrobat-xi-pro.195. html>. 4. Tải về từ <https://www.abbyy.com/en-eu/ finereader/>. 5. Tải về từ < bihuabishunchaxunruanjian.html>. Tài liệu tham khảo: Đinh Thúy Ngần (2016), “Xây dựng bài tập nghe trên máy tính cho học viên tiếng Nga”, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ Quân sự, số 4, tr.29-34. Võ Thị Kim Oanh (2017), “Thiết kế xây dựng và đánh giá việc sử dụng khóa học trực tuyến trên website Myelt cho giáo trình Life cấp độ B1”, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, số 51, tr.53-64. Đặng Thế Tuấn (2015), Khai thác thiết bị dạy học trong dạy các kỹ năng thực hành tiếng tại Học viện Khoa học Quân sự, Đề tài nghiên cứu khoa học, Học viện Khoa học Quân sự, Hà Nội. 杨寄洲 (2006),初级汉语教程,北京语言大学出版 社,北京。 USING INFORMATION TECHNOLOGY EQUIPMENT FOR ENHANCING THE QUALITY OF LANGUAGE LEARNING IN MILITARY SCIENCE ACADEMY DANG THE TUAN Abstract: Currently, the Academy of Military Sciences has built a number of multimedia and cabinet translation classrooms. Typical IT tools such as computers, televisions, projectors and so on have been equiped to every classroom and office. However, the exploitation and application of these assets still face some limits. In this article, we would like to share some experiences concerning, how to do harvest IT usages to improve the efficiency of teaching foreign languages in the Academy of Military Sciences. Keywords: IT, classroom multimedia, electronic library, teaching foreign languages Received: 18/4/2018; Revised: 20/8/2018; Accepted for publication: 30/8/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftckhnnqs_15_9_2018_dang_the_tuan_97_102_5366_2136280.pdf
Tài liệu liên quan