Tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin định hướng việc tự học tiếng việt cho học viên quân sự nước ngoài tại học viện kỹ thuật quân sự - Nguyễn Thị Thanh Thủy: 90 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
NGUYỄN THỊ THANH THỦY*
*Học viện Kỹ thuật Quân sự, thuytiengviet@gmail.com
Ngày nhận bài: 18/9/2018; ngày sửa chữa: 17/10/2018; ngày duyệt đăng: 20/12/2018
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiều năm qua, Học viện Kỹ thuật Quân sự
(HVKTQS) đã trở thành địa chỉ tin cậy trong việc
giúp đỡ, đào tạo học viên quân sự nước ngoài (Lào
và Campuchia) trở thành những kỹ sư quân sự đầu
ngành của nước bạn. Hằng năm, số lượng học viên
Lào và Campuchia đến học tập tại Học viện luôn
ổn định và có chiều hướng tăng lên. Hiện tại con
số học viên bạn học tập tại Học viện đã lên đến
hơn 200. Uy tín của Học viện và niềm yêu mến đất
nước, con người Việt Nam, yêu tiếng Việt của học
viên bạn trở thành động lực cho giảng viên dạy
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC TỰ HỌC TIẾNG VIỆT
CHO HỌC VIÊN QUÂN SỰ NƯỚC NGOÀI
TẠI HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
TÓM TẮT
Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy và học không chỉ mang lại...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin định hướng việc tự học tiếng việt cho học viên quân sự nước ngoài tại học viện kỹ thuật quân sự - Nguyễn Thị Thanh Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
90 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
NGUYỄN THỊ THANH THỦY*
*Học viện Kỹ thuật Quân sự, thuytiengviet@gmail.com
Ngày nhận bài: 18/9/2018; ngày sửa chữa: 17/10/2018; ngày duyệt đăng: 20/12/2018
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiều năm qua, Học viện Kỹ thuật Quân sự
(HVKTQS) đã trở thành địa chỉ tin cậy trong việc
giúp đỡ, đào tạo học viên quân sự nước ngoài (Lào
và Campuchia) trở thành những kỹ sư quân sự đầu
ngành của nước bạn. Hằng năm, số lượng học viên
Lào và Campuchia đến học tập tại Học viện luôn
ổn định và có chiều hướng tăng lên. Hiện tại con
số học viên bạn học tập tại Học viện đã lên đến
hơn 200. Uy tín của Học viện và niềm yêu mến đất
nước, con người Việt Nam, yêu tiếng Việt của học
viên bạn trở thành động lực cho giảng viên dạy
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC TỰ HỌC TIẾNG VIỆT
CHO HỌC VIÊN QUÂN SỰ NƯỚC NGOÀI
TẠI HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
TÓM TẮT
Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy và học không chỉ mang lại niềm hứng khởi trong các
giờ học trên lớp, giúp cho việc tiếp thu bài tốt hơn mà công nghệ thông tin còn có tác dụng quan
trọng trong việc thúc đẩy quá trình tự học của học viên. Trên nền tảng công nghệ thông tin, giảng
viên sẽ hướng dẫn học viên khai thác nguồn tài liệu có sẵn trên mạng Internet hoặc giảng viên tự
tạo Block, tạo trang Facebook, tạo nhóm để tương tác với học viên hoặc thiết kế các bài tập phù
hợp với trình độ của học viên để định hướng việc tự học một cách hiệu quả. Bài viết này đề cập
cụ thể hơn đến việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách đơn giản nhưng khá hiệu quả đó là
giảng viên tạo các bản ghi âm dựa trên nội dung cụ thể từng bài học để tương tác với học viên,
giao bài tập hoặc làm nguồn tư liệu định hướng cho việc tự học của học viên.
Từ khóa: bản ghi âm, công nghệ thông tin, tự học
tiếng Việt như một ngoại ngữ không ngừng đổi
mới, nêu ra nhiều giải pháp, phương pháp giảng
dạy mới để đáp ứng nhu cầu của người học và hơn
hết là để chất lượng học tiếng Việt của học viên
bạn ngày càng nâng cao. Một trong những giải
pháp đó là ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)
vào việc dạy và học.
Ứng dụng CNTT vào tiến trình giảng dạy và
học tập nói chung và dạy tiếng Việt cho người nước
ngoài nói riêng đã phát triển sâu rộng ở các nước
trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay, mối quan
tâm của các nhà nghiên cứu và các nhà giáo dục
91KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
không còn là “có nên giới thiệu và ứng dụng CNTT
vào quá trình đào tạo hay không” mà là “làm thế
nào để nâng cao hiệu quả học tập, tạo hứng thú cho
sinh viên thông qua việc ứng dụng các thành tựu
mới của CNTT” (Nguyễn Văn Long, 2015, tr.31).
Thực tế, sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực
CNTT đã tạo ra những thay đổi lớn lao trong cách
thức, phương pháp dạy và học ngoại ngữ, đồng
thời mang lại những hiệu quả tích cực. Theo các
tác giả như Beauvois (1992), Peck & Domcott
(1994), Murphy (1995), Kallick & Wilson (2001)
và Warschauer & Shetzer (2003) (Walker, R.S.
Hewer, and G. Davies, 2008, tr.154), việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học
mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực bởi các lý do:
- Công nghệ có thể mang tới những trải nghiệm
mới mẻ và hấp dẫn, tạo hứng thú cho học viên;
- Công nghệ còn tạo điều kiện thuận lợi để học
viên theo đuổi mục tiêu học tập suốt đời và chính
quá trình hoạt động học tập suốt đời là chìa khóa
dẫn tới sự thành công;
- Công nghệ giúp học viên tự tin và chủ động
hơn trong học tập và mở ra trước mắt các em một
nguồn tài nguyên khổng lồ đa phương tiện với các
nội dung học tập dưới dạng văn bản, tệp âm thanh,
hình ảnh, video;
- Công nghệ trao cho học viên cơ hội tiếp cận
môi trường học tiếng đa dạng, đầy đủ và thực tiễn
với khả năng trau dồi tất cả các kỹ năng tiếng cơ
bản nghe, nói, đọc, viết bên cạnh việc học từ vựng,
ngữ pháp, ngữ âm.
Thật vậy, CNTT không chỉ hỗ trợ đắc lực giảng
viên trong các giờ dạy trên lớp, giúp cho giờ học trở
nên sinh động, phong phú hơn mà “Công nghệ còn
cho phép học viên tự học theo khả năng của riêng
mình trong một môi trường thân thiện” (Nguyễn
Thị Thanh Thanh, 2015, tr.109). Trong khuôn khổ
của bài viết, chúng tôi tập trung giới thiệu ứng
dụng CNTT nhằm định hướng việc tự học cho học
viên quân sự nước ngoài đang học tại HVKTQS.
2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN, KHAI THÁC NHỮNG NGUỒN TƯ LIỆU
SẴN CÓ PHỤC VỤ QUÁ TRÌNH TỰ HỌC
Học ngoại ngữ nói chung và việc học tiếng
Việt của học viên nước ngoài là một quá trình liên
tục, không gián đoạn. Khác với các môn học khác,
ngoại ngữ là môn học rất nhanh quên nếu không
được luyện tập thường xuyên hàng ngày. Học viên
không chỉ học ở trên lớp mà giảng viên còn cần
phải chỉ ra cho học viên hướng tự học, tự nghiên
cứu, cách bổ sung thêm kiến thức ở bên ngoài để
củng cố thêm cho bài học trên lớp. Giảng viên cần
phải coi “người học là trung tâm” và trang bị cho
họ tính “tích cực, chủ động” trong học tập. Nếu
giảng viên ứng dụng CNTT vào dạy học thì học
viên hoàn toàn có thể mở rộng không gian và thời
gian học, họ có thể học ở bất cứ ở đâu và bất cứ
vào thời điểm nào khi có phương tiện hỗ trợ.
Thực tế, học viên Lào và Campuchia tại
HVKTQS có ý thức tự học cao. Sau những giờ học
trên lớp, học viên thường tự làm các bài luyện ngữ
pháp, viết từ mới, đọc bài đọc và tự tập phát âm.
Đây là một điểm mạnh của học viên, tuy nhiên, khi
học viên quá “chăm” đọc từ và đọc bài nhưng lại
đọc sai, phát âm không tốt thì sẽ tạo ra những vết
“hằn” rất khó sửa chữa. Chính vì lẽ đó, nếu giảng
viên trang bị cho học viên những nguồn bao gồm
cả phần phát âm để học viên học phát âm từ/câu
chuẩn sẽ rất tốt.
Hiện nay, hầu hết học viên Lào, Campuchia
tại Học viện Kỹ thuật Quân sự đều có điện thoại
thông minh và máy tính có kết nối mạng Internet.
Tận dụng “tài nguyên” này, giảng viên chỉ dẫn cho
học viên học tập qua các trang trực tuyến. Ưu tiên
hàng đầu là giảng viên sẽ giới thiệu để học viên
kết nối với trang chuyên dạy tiếng Việt cho người
nước ngoài có uy tín; các trang có nguồn tài liệu
về ngữ âm, ngữ pháp mà giảng viên thấy phù hợp.
Ở các trang này, các tài liệu được biên soạn khá đa
dạng, phong phú vì thế học viên sẽ cảm thấy hứng
thú hơn. Việc trau dồi thường xuyên sẽ giúp ghi
nhớ và thực hành tốt hơn. Người học có thể lựa
92 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
chọn những tài liệu cần thiết từ các trang mà giảng
viên chia sẻ hoặc tải về trang của mình để làm
các bài tập. Hiện nay có nhiều phần mềm luyện
phát âm rất tốt, giảng viên có thể sử dụng những
ứng dụng CNTT đó vào việc dạy phát âm tiếng
Việt như phần mềm“ Học vần Tiếng Việt”. Phần
mềm này bao gồm 173 âm vần, 519 từ khóa và
445 bài luyện viết chữ mẫu tiếng do Nhà xuất bản
Giáo dục phát hành. Tất cả các âm vần, từ khóa,
tập đọc, tập nói trong chương trình đều được ghi
âm giọng Hà Nội chuẩn. Hoặc giảng viên cũng có
thể tải và hướng dẫn học viên khai thác phần mềm
“Học tiếng Việt cấp tốc iVietnamese trên iOS”,
phần mềm này được ứng dụng trên điện thoại di
động cũng rất tiện lợi cho việc sử dụng. Cách tốt
nhất ở đây là giảng viên có thể chỉ dẫn trực tiếp
cho một vài học viên cách làm, cách khai thác, rồi
những học viên này sẽ hướng dẫn cho bạn khác
trong thời gian tự học. Để việc khai thác hiệu quả,
giảng viên cần giới thiệu những nguồn tài liệu phù
hợp với trình độ học viên. Mặc dù đối tượng học
viên ở đây là người nước ngoài nhưng nhìn một
cách tổng thể, điều này cũng giống với chỉ đạo của
Thủ tướng trong đề án dạy và học ngoại ngữ: “Đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến trong dạy và
học ngoại ngữ”.
Bên cạnh việc giới thiệu cho học viên khai thác
những trang học tiếng Việt trực tuyến, giảng viên
cũng có thể tạo trang riêng của mình hoặc đơn giản
hơn là tạo một tài khoản Facebook, nhóm Viber
hoặc nhóm trong Messenger, WhatsApp chuyên
trao đổi, chia sẻ các tài liệu học tiếng Việt nhằm
tạo sự tương tác thầy trò ngay cả khi không ở trên
lớp. Trên trang học tập tiếng Việt của mình, giảng
viên đăng tải các tài liệu tự biên soạn hay chữa một
số bài tập cần thiết cho học viên để củng cố kiến
thức trên lớp. Việc chữa bài rất quan trọng vì giảng
viên nắm được chương trình học của học viên và
học viên hứng thú hơn khi được luyện tập với kiến
thức phù hợp về ngữ pháp, từ vựng Ở đây, giảng
viên cần biên soạn tài liệu một cách công phu, thận
trọng, tránh những sai sót đáng tiếc.
Dù là nguồn tài nguyên khai thác hay nguồn tự
tạo thì các tài liệu này phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phải gắn với mục tiêu và nội dung cơ bản
của bài học, phù hợp với trình độ của người học,
góp phần bổ trợ trong việc nâng cao kiến thức, rèn
luyện kỹ năng và đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới
phương pháp dạy học;
- Phải liên quan đến nội dung bài giảng một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm định hướng tư
duy cho người học;
- Phải có hình thức đa dạng (thông tin, hình
ảnh, âm thanh, video...) và có tính chọn lọc để đảm
bảo tính tập trung.
Để tạo được “kho tài nguyên” như trên không
chỉ đòi hỏi sự tâm huyết, công sức, thời gian mà
còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ khoa học công
nghệ của người thầy. Chính vì lẽ đó, không phải
giảng viên nào cũng có thể triển khai được mặc dù
biết cách làm trên là vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên,
giảng viên hoàn toàn có thể ứng dụng CNTT bằng
cách làm đơn giản nhưng hiệu quả, đó là tạo các
bản ghi âm đơn giản để trao đổi, định hướng việc
tự học có trọng điểm cho học viên.
3. TẠO CÁC BẢN GHI ÂM ĐƠN GIẢN,
ĐỊNH HƯỚNG, THÚC ĐẨY VIỆC TỰ HỌC
CỦA HỌC VIÊN
Thông qua các bản ghi âm, giảng viên có thể
giao bài tập để học viên tự làm. Các dạng bài tập có
thể khai thác qua hình thức này là: nghe và phát âm
lại cho đúng (bắt chước theo cách phát âm chuẩn
của giảng viên), nghe và viết chính tả; nghe và tóm
tắt thông tin, nghe và trả lời câu hỏi, Như vậy,
học viên có thể rèn kỹ năng nghe và viết cùng lúc.
Sau khi học viên nghe, viết xong có thể chụp ảnh
gửi bản viết để giảng viên sửa chữa; hoặc học viên
cũng có thể ghi âm lại chính bài đọc của mình và
gửi lại để giảng viên nghe, chữa lỗi. Ở những trình
độ khác nhau, giảng viên cần có sự điều chỉnh và
tạo các bản ghi âm phù hợp nhằm tăng thêm sự lôi
cuốn, hào hứng.
93KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
Một cách thiết thực và bám sát với chương
trình học trên lớp hơn là ở mỗi đơn vị bài học (căn
cứ vào giáo trình chính thống mà học viên sử dụng
trên lớp), giảng viên sẽ ghi âm phần từ vựng, bài
đọc thành các bản âm ghi khác nhau sau đó gửi
vào nhóm (group) chung để học viên khai thác.
Sở dĩ giảng viên nên ghi âm phần từ vựng và đọc
rồi ghi âm phần bài đọc để chia sẻ cho học viên
vì điều này sẽ giúp cho học viên trong khi học từ
mới có thể nghe lại cách phát âm của giảng viên để
nhắc lại cho đúng. Khi học viên nghe lại cách đọc
của giảng viên trong phần bài đọc sẽ giúp giảm tối
đa việc đọc phân xuất từ không đúng đồng thời
biết cách ngừng, nghỉ đúng lúc.
Việc tạo các bản ghi âm và gửi cho học viên có
thể thực hiện ở tất cả các giai đoạn học tiếng Việt
của người học. Cụ thể như sau:
3.1. Phần ngữ âm
Như một đặc điểm của ngôn ngữ Tiếng Việt là
ngôn ngữ đơn lập, có dấu thanh nên việc nắm bắt
đúng cách phát âm của học viên ngay từ những bài
đầu tiên học ngữ âm là hết sức quan trọng.
3.1.1. Bài đầu tiên “Khái quát tiếng Việt”
Giảng viên đọc thật chậm, đọc to, rõ ràng rồi
tạo các bản ghi âm như sau:
Hệ thống chữ cái tiếng Việt (gồm 29 ký tự): a,
b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t,
u, ư, v, x, y.
Hệ thống nguyên âm tiếng Việt (gồm 11
nguyên âm đơn): a, ă, â, e, ê, o, ô, ơ, u, ư, i (y);
3 cặp nguyên âm đôi: iê – ia (yê – ya), ua – uô,
ưa – ươ.
Hệ thống phụ âm tiếng Việt (gồm 16 phụ âm
đơn): b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, r, s, t, v, x; 11 phụ
âm ghép ch, gh, gi, kh, ng, nh, ph, qu, th, tr, ngh.
Hệ thống dấu thanh (6 thanh): thanh không,
thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã,
thanh nặng.
Nếu trong bài đầu tiên này, ngoài các bản ghi
âm, giảng viên tạo (hoặc khai thác) được các file
hình hướng dẫn cách viết hệ thống chữ thường,
chữ hoa thì sinh viên sẽ có thể khai thác, nắm được
nguyên tắc viết đúng và nếu có quên cách viết con
chữ nào thì hoàn toàn chủ động tự xem lại. Một
trong những nguồn tư liệu dạy viết hiệu quả mà
giảng viên có thể tham khảo là file dạy viết chữ
của Trung tâm viết chữ đẹp.
3.1.2. Phần nguyên âm, phụ âm và phần vần
Vẫn tiếp tục bằng hình thức ghi âm đơn giản,
tùy vào nội dung từng bài học, giảng viên chắt lọc
nội dung chính, đọc chậm, đọc to, rõ ràng, tạo bản
ghi rồi gửi vào nhóm chung. Ở phần này, giảng
viên có thể tạo các bản ghi căn cứ vào các đầu
mục, nội dung trong từng bài của giáo trình mà
học viên đang học:
Ví dụ:
Phần I: Các kết hợp vần: Giảng viên đọc hệ thống
vần trong bài như: am, ăm, âm, của từng bài.
Phần II: Đọc từ: Giảng viên đọc phần từ vựng
có trong giáo trình.
Phần III: Đọc câu: Giảng viên đọc các từ, cụm
từ, sau đó đọc lần lượt các câu có trong giáo trình.
Trong phần này, giảng viên vẫn giữ cách đọc
chậm, to, rõ ràng thanh điệu để học viên tiện theo dõi.
Nếu giảng viên tạo thêm được các file hình ảnh
đi kèm từ để học viên không chỉ biết cách phát âm
chuẩn từ mà còn hiểu được nghĩa những từ ngữ
đơn giản thì sẽ càng tạo hứng thú hơn cho học viên.
Một điểm chú ý ở phần này là giảng viên nên
tạo các bản ghi âm ngắn, chia bài thành nhiều bản
ghi khác nhau để học viên tiện theo dõi, và quan
trọng hơn là để học viên không bị cảm giác thấy
“ngại”, “chán”.
Việc nghe các bản ghi từ giảng viên như thế
này cũng giúp cho học viên hình thành kỹ năng
94 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
nghe tốt, hạn chế tối đa việc phát âm sai ngay từ
lúc mới học ngữ âm, tạo tiền đề cho việc tiếp thu
tiếng Việt một cách chuẩn mực, đồng đều.
3.2. Phần “Tiếng Việt thực hành”
Tương tự như phần ngữ âm, giảng viên cũng sẽ
ghi âm, tạo bản ghi cho từng bài. Tuy nhiên, ở mỗi
bài, giảng viên sẽ chỉ nên tạo các bản ghi âm của
phần “Từ vựng” và phần “Bài đọc”.
3.2.1. Phần từ vựng
Phần này sẽ bao chứa từ vựng cơ bản của bài.
Đặc biệt là những từ khó, giảng viên phải phát âm
chuẩn, rõ ràng để sinh viên nghe và luyện theo.
3.2.2. Phần đọc
Giảng viên đọc các bài đọc.
Ví dụ: Bài 5: Đi xem hội, (Đoàn Thiện Thuật,
2006, tr.49)
Bản ghi âm 1: Phần từ vựng:
lễ hội
nam nữ thanh niên
lân cận
trò chơi
bơi thuyền
thổi xôi
phần thưởng
nét đặc sắc
dân ca quan họ
Kinh Bắc
áo the
khăn xếp
áo tứ thân
nón ba tầm
mời trầu
dân gian
Bản ghi âm 2: Bài đọc Hội Lim
(Giảng viên đọc toàn bộ nội dung bài đọc trong
trang 49 của giáo trình đã dẫn)
Việc tạo các bản ghi từ vựng và phần bài đọc
giúp sinh viên nâng cao kỹ năng nghe, “gỡ rối”
khi học viên đọc bài nhưng bị “mắc” ở một từ nào
đó, học viên hoàn toàn có thể mở bản ghi nghe lại
cách đọc của giảng viên. Quan trọng hơn nữa, qua
bài đọc mẫu của thầy cô, học viên sẽ nắm chắc hơn
cách phân xuất từ, đảm bảo hiểu đúng nội dung của
bài, tránh tối đa việc phân xuất từ không chính xác
dẫn đến hiểu sai nghĩa của từ và nội dung bài. Bên
cạnh việc rèn kỹ năng nghe, học viên còn hoàn
toàn có thể tự rèn kỹ năng viết bằng cách nghe từ,
nghe câu rồi viết lại.
3.3. Phần tiếng Việt nâng cao và tiếng Việt
chuyên ngành.
Khi đã trải qua phần tiếng Việt thực hành, nếu
sinh viên tiếp tục học tiếng Việt ở trình độ nâng
cao và tiếng Việt chuyên ngành thì giảng viên cũng
nên tạo 2 file nghe cơ bản:
Phần từ vựng: Phần này sẽ bao chứa từ vựng
cơ bản của bài.
Phần đọc: Giảng viên đọc các bài đọc.
Ví dụ: Bài 1: Khái quát chung về đạn dược
(Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2018, tr.15)
Bản ghi 1: Phần từ vựng
đạn dược
vật phẩm
tạo khói
gây cháy
chiếu sáng
sát thương
đối phương
phá hủy
trang thiết bị
công dụng
chiến - kỹ thuật
khai thác
chủng loại
kiểu
cỡ
Bản ghi 2: Bài đọc Khái niệm đạn dược
Nếu ở phần này, giảng viên chuẩn bị được các
hình ảnh và giải thích từ mới một cách trực quan
thì sẽ tạo hiệu ứng tích cực đối với học viên, bởi
khi đã học đến phần nâng cao và chuyên ngành,
học viên không chỉ cần phát âm chuẩn về ngôn
ngữ mà còn cần hiểu chính xác nghĩa của từ. Để
nắm chắc nghĩa của các từ, cụm từ chuyên ngành
thì việc dùng hình ảnh minh họa cụ thể cho từ
vựng đó sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.
Mục đích của việc tạo các bản ghi này là
đảm bảo “người thầy” có mặt ở mọi nơi, mọi lúc,
ngay cả khi học viên không ở trên lớp thì thầy
vẫn “ở bên cạnh” hướng dẫn. Việc này cũng tạo
điều kiện để những học viên vì một lý do nào
đó không đến lớp được thì hoàn toàn có thể khai
thác, nắm bắt được cách phát âm của bài dưới sự
hướng dẫn của giảng viên một cách chính thống.
95KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
Điểm đáng chú ý ở đây là các bản ghi (file hình
ảnh) cần cắt ngắn, đơn giản, không gộp chung nội
dung toàn bài trong một bản ghi. Cách làm này tạo
cho học viên cảm giác dễ hiểu, dễ tiếp thu. Khi
học viên nghe và viết lại các từ (đã học trên lớp)
thì một lần nữa kiến thức được tái hiện và ghi nhớ
sâu sắc.
Cũng phải nói thêm rằng, giảng viên không chỉ
phát các bản ghi âm để học viên nghe một chiều
mà song song với việc giao bài, giảng viên cũng
cần có các hình thức kiểm tra để nắm bắt được
thái độ học tập, khả năng tiếp thu bài của học viên.
Việc kiểm tra này không chỉ tiến hành ở trên lớp
mà sinh viên hoàn toàn có thể trao đổi với giảng
viên trong nhóm. Qua Inbox, giảng viên có thể giải
đáp mọi thắc mắc cho học viên.
Việc tạo được các bản ghi âm và các bài giảng
dưới dạng đoạn clip ngắn đã đòi hỏi giảng viên
cần có sự đầu tư công phu về mặt thời gian, công
nghệ, kiến thức nhưng nếu giảng viên chủ động
xây dựng được hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và
phần mềm đánh giá kết quả tự học của học viên thì
chắc chắc việc tự học sẽ trở nên hiệu quả và mang
nhiều tác dụng tích cực hơn.
4. KẾT LUẬN
Có thể nói, mục đích của giảng dạy ngoại ngữ
nói chung và việc giảng dạy tiếng Việt cho học
viên nước ngoài nói riêng là biến quá trình giáo
dục thành quá trình tự giáo dục để người học có
thể tự học. Do đó, hiệu quả của giáo dục phụ thuộc
rất nhiều vào việc làm thế nào để người học tham
gia một cách chủ động và tích cực vào quá trình
đó. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, ngoài giờ
học trên lớp, giữa người dạy và người học có thể
tăng cường thêm sự tương tác, làm tăng hiệu quả
của việc tự học. Tuy nhiên, việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào việc định hướng việc tự học
cho học viên còn tùy thuộc vào trình độ, mức độ
đầu tư công sức của chính thầy cô.
Nếu giảng viên có trình độ công nghệ thông
tin tốt và tạo được riêng một Block, trên đó không
chỉ có các bài nghe mà còn có hình ảnh, nguồn
tài nguyên lớn hơn để có thể hoàn thiện cả 4 kỹ
năng ngoại ngữ chia thành các cấp độ thì đây sẽ là
một môi trường tự học tiếng Việt lý tưởng cho học
viên quân sự nước ngoài. Tuy nhiên, trước khi có
các Block này thì việc giảng viên ghi âm, trao đổi
bài với học viên sẽ vẫn là cách tương tác dạy-học
mang lại hiệu quả tích cực.
Chúng tôi cũng cho rằng, phương pháp luyện
này không chỉ áp dụng trong việc dạy-học tiếng
Việt như một ngoại ngữ mà còn có thể áp dụng
cho việc dạy các môn ngoại ngữ nói chung cho
sinh viên Việt Nam. Hy vọng những giải pháp này
sẽ góp một phần tích cực định hướng việc tự học
cho học viên, giúp việc học tiếng Việt cho học viên
quân sự nước ngoài tại Học viện Kỹ thuật Quân sự
hiệu quả hơn./.
Tài liệu tham khảo:
Nguyễn Văn Long (2015), “Giảng dạy tiếng Anh trong
thời đại truyền thông số từ góc nhìn của ngôn ngữ
học xã hội”, Tạp chí Ngôn ngữ & Ðời sống, số 1,
tr.30-34.
Nguyễn Thị Thanh Thanh (2015), “Mạng xã hội
Facebook và những ứng dụng của Facebook trong
môi trường học tập linh hoạt tăng tính cộng tác”,
Tạp chí Seameo Retrac, số 6, tr.106-121.
GS. Đoàn Thiện Thuật (2006), Thực hành Tiếng Việt
trình độ B, NXB Thế giới, Hà Nội.
Nguyễn Thị Thanh Thủy (2018), Giáo trình Tiếng Việt
chuyên ngành Đạn, Học viện Kỹ thuật Quân sự,
Hà Nội.
Walker, R.S. Hewer, and G. Davies (2008), Information
and Computer Technology for Language Teaching,
(ICT4LT), cited 2008 June 15, <
org/en/en_mod1-5.htm>.
96 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
APPLICATIONS OF INFORMATION TECHNOLOGY TO ORIENT
THE SELF - STUDY FOR FOREIGN STUDENTS OF VIETNAMESE
AT MILITARY TECHNOLOGY ACADEMY
NGUYEN THI THANH THUY
Abstract: Applying IT in teaching and learning not only brings excitement in the classroom, helping
students absorb better but also has an important effect in promoting their self-study process. On the
basis of information technology, teachers will guide students to explore the resources available on the
Internet, create their own blogs, Facebook pages or groups to interact with students or design exercises
in line with their levels to orient the self study effectively. This article refers more specifically to how
to apply IT simply but quite effectively in creating simple sound recordings based on specific content
of each lesson to interact with students, give assignments or for students to use as a source of data to
self-study.
Keywords: sound recordings, Information technology, self - study
Received: 18/9/2018; Revised: 17/10/2018; Accepted: 20/12/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khnnqs_17_01_2019_90_96_nguyen_t_thanh_thuy_7872_2136251.pdf