Tài liệu Ứng dụng công nghệ khoan xoay tuần hoàn nghịch để tăng tuổi thọ và công suất các giếng khoan khai thác nước ngầm vùng Hà Nội: ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1-2018 49
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHOAN XOAY
TUẦN HOÀN NGHỊCH ĐỂ TĂNG TUỔI THỌ VÀ
CÔNG SUẤT CÁC GIẾNG KHOAN KHAI THÁC
NƯỚC NGẦM VÙNG HÀ NỘI
NGUYỄN DUY TUẤN*
NGUYỄN VĂN TÚC**
Appling Reverse circulation rotary drilling technology for undergrournd
water exploiting wells in Hanoi
Uptonow, the drilling wells for underground water exploitation in Hanoi
area are exercuted by the cable drop drilling or rotary drilling technology.
With this technology, longevity of exloitating wells and capacity of water
extraction are reduced
Accordring to expricence from the Nhon Trach- Dong Nai area where
the hydrogeological condition is the same of in Hanoi, the paper
confirme that the reverse circulation rotary drilling technology can be
effective in Hanoi area.
1. CÔNG NGHỆ KHOAN LÀ YẾU TỐ
CHÍNH GÂY SUY THOÁI NHANH GIẾNG
KHOAN KHAI THÁC NƢỚC NGẦM Ở
VÙNG HÀ NỘI *
1.1. Công nghệ khoan giếng khai thác
nƣớc ngầm ở Hà Nội qua các thời kỳ
Trong hơn 1 thế...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng công nghệ khoan xoay tuần hoàn nghịch để tăng tuổi thọ và công suất các giếng khoan khai thác nước ngầm vùng Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1-2018 49
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHOAN XOAY
TUẦN HOÀN NGHỊCH ĐỂ TĂNG TUỔI THỌ VÀ
CÔNG SUẤT CÁC GIẾNG KHOAN KHAI THÁC
NƯỚC NGẦM VÙNG HÀ NỘI
NGUYỄN DUY TUẤN*
NGUYỄN VĂN TÚC**
Appling Reverse circulation rotary drilling technology for undergrournd
water exploiting wells in Hanoi
Uptonow, the drilling wells for underground water exploitation in Hanoi
area are exercuted by the cable drop drilling or rotary drilling technology.
With this technology, longevity of exloitating wells and capacity of water
extraction are reduced
Accordring to expricence from the Nhon Trach- Dong Nai area where
the hydrogeological condition is the same of in Hanoi, the paper
confirme that the reverse circulation rotary drilling technology can be
effective in Hanoi area.
1. CÔNG NGHỆ KHOAN LÀ YẾU TỐ
CHÍNH GÂY SUY THOÁI NHANH GIẾNG
KHOAN KHAI THÁC NƢỚC NGẦM Ở
VÙNG HÀ NỘI *
1.1. Công nghệ khoan giếng khai thác
nƣớc ngầm ở Hà Nội qua các thời kỳ
Trong hơn 1 thế kỷ khai thác nƣớc ngầm
chứa trong tầng chứa nƣớc cát cuội sỏi
Pleistocen (đƣợc các nhà ĐCTV gọi là tầng
chứa nƣớc qp) bằng các giếng khoan đƣờng
kính lớn đƣợc thi công với các công nghệ khoan
khác nhau qua các thời kỳ.
- Trƣớc năm 1954, ngƣời Pháp đã sử dụng
phƣơng pháp khoan dộng trong ống chống,
dùng ống chống để giữ thành giếng khoan,
- Từ năm 1954 đến 1962 sử dụng phƣơng
pháp khoan đập cáp bằng máy khoan YKC-22
và YKC-30 của Liên Xô (cũ) viện trợ dùng mai
chữ nhất (-) để phá vỡ cuội sỏi và dùng dung
* Viện Công nghệ Khoan
** Viện Địa chất, Nước và Môi trường
dịch sét để giữ thành giếng khoan.
- Từ 1962 đến nay sử dụng đồng thời 2
phƣơng pháp khoan đập cáp và khoan xoay
tuần hoàn thuận với dung dịch sét giữ thành
giếng khoan.
1.2. Tuổi thọ của giếng khoan đƣợc thi
công qua các thời kỳ ở Hà Nội
Trƣớc khi nhà máy nƣớc Sông Đà đi vào
hoạt động (năm 2009), thì nƣớc ngầm chứa
trong tầng cát cuội sỏi nằm ở độ sâu từ 30-
40m đến 70-80m là nguồn nƣớc duy nhất đáp
ứng mọi nhu cầu cấp nƣớc sạch cho Thủ đô.
Nguồn nƣớc ngầm của Hà Nội đƣợc ngƣời
Pháp đƣa vào khai thác từ đầu thế kỷ 20 và
đƣợc bắt đầu ở nhà máy nƣớc Yên Phụ nằm
bên bờ sông Hồng bằng những giếng khoan.
Lƣợng khai thác nƣớc ngầm ngày càng tăng
theo sự phát triển của Thành phố. Thành phố
phát triển đến đâu, thì các giếng khoan khai
thác nƣớc ngầm cũng đƣợc phát triển đến đó.
Bắt đầu là ở Yên Phụ (1929) rồi lan sang Đồn
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1-2018 50
Thủy (1931) đều nằm bên bờ sông Hồng, tiếp
đến là Ngọc Hà (1939), Ngô Sĩ Liên (1943)
v.v. Đến nay, trên địa phận TP. Hà Nội đã có
15 nhà máy nƣớc với khoảng hơn 300 giếng
khoan đƣờng kính lớn, hàng ngày khai thác
khoảng 700.000 m3/ngày, đáp ứng mọi nhu
cầu cấp nƣớc sạch của Thủ đô, nhƣng hàng
năm tổng công suất cấp nƣơc của Thành phố
đã bị suy giảm mất 10%, do các giếng khoan
bị suy thoái nhanh và mạnh.
Năm 1983, trƣớc khi có Chƣơng trình cấp
nƣớc Phần Lan, Công ty cấp nƣớc Hà Nội (Công
ty nƣớc sạch Hà Nội hiện nay) đã có thống kê
chƣa đầy đủ về hiện trạng thanh lý (tuổi thọ) của
20 giếng khoan khai thác nƣớc ngầm thuộc 7 nhà
máy nƣớc vùng nội thành (bảng 1)
Bảng 1: Hiện trạng thanh lý các giếng khoan khai thác nƣớc ngầm Hà Nội
STT Nhà máy nƣớc
Số hiệu
giếng
Năm đƣa vào
khai thác
Năm thanh lý
Tuổi thọ
(năm)
1
Yên Phụ
1 1929 1980 51
2 2 1929 1980 51
3 3 1929 1978 49
4 4 1929 1980 51
5 5 1929 1960 31
6 6 1929 1978 49
7 8 1929 1978 49
8 Đồn Thủy 1 1931 1980 49
9 2 1931 1980 49
10 Ngọc Hà 1 1939 1970 31
11
Ngô Sĩ Liên
1 1944 1982 28
12 3 1958 1961 3
13 4 1958 1961 3
14 5 1962 1982 20
15 7 1969 1975 6
16 Lƣơng Yên 1 1953 1970 17
17
Tƣơng Mai
1 1962 1980 18
18 4 1962 1982 19
19 5 1963 1980 17
20 Hạ Đình 2 1965 1975 10
Từ bảng 1 cho thấy: các giếng khoan đƣợc
thi công thời Pháp thuộc (trƣớc năm 1954) có
tuổi thọ cao, từ 49-51 năm, ít nhất cũng là 17-
28 năm; còn các giếng khoan đƣợc thi công
sau năm 1954, thì tuổi thọ cao nhất cũng chỉ là
17-19 năm, trung bình 10 năm và ít nhất chỉ
có 3-6 năm, nhƣ các giếng của nhà máy nƣớc
Ngô Sĩ Liên: 02 giếng số 3 và 4 chỉ tồn tại 3
năm (1958-1961) và giếng số 6 tồn tại 6 năm
(1969-1975). Gần đây nhất là các giếng của
nhà máy nƣớc Nam Dƣ ở quận Hoàng Mai
đƣợc bố trí theo dạng hành lang dọc bờ sông
Hồng mới đƣợc thi công vào cuối những năm
90 của thế kỷ trƣớc và đầu những năm 2000,
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1-2018 51
nhƣng đến nay đã phải phục hồi lại hàng loạt
bằng công nghệ “thay thế tầng lọc” của TS.
Hoàng Văn Hƣng, có nghĩa là tuổi thọ của
chúng cũng không quá 20 năm.
1.3. Nguyên nhân gây suy thoái nhanh
giếng khoan khai thác nƣớc ngầm vùng
Hà Nội
Sự ổn định trong hoạt động của 1 giếng
khoan đƣợc xác định bằng 2 đại lƣợng: lƣu
lƣợng nƣớc bơm lên và trị số hạ thấp mực
nƣớc trong giếng khoan và đƣợc biểu thị
bằng tỷ lƣu lƣợng của giếng khoan là tỷ số
giữa lƣu lƣợng và độ hạ thấp mực nƣớc của
giếng khoan. Tỷ lƣu lƣợng của giếng khoan
càng giảm, thì độ suy thoái của giếng khoan
càng tăng, tức là tuổi thọ của giếng khoan
càng giảm. Từ bảng 1 trình bày về tuổi thọ
của các giếng khoan đƣợc thi công qua các
thời kỳ cho thấy:
- Các giếng khoan đƣợc thi công trƣớc
năm 1954 có tuổi thọ rất lâu, từ 49-51 năm,
ít nhất cũng là 17-28 năm do đƣợc thi công
bằng công nghệ khoan dộng trong ống chống
sử dụng ống chống để giữ thành giếng
khoan, nên độ thấm của tầng chứa nƣớc
đƣợc giữ nguyên, dẫn đến tuổi thọ của giếng
khoan rất dài.
- Các giếng khoan đƣợc thi công sau năm
1954 có tuổi thọ cao nhất cũng chỉ 17-19
năm, trung bình chỉ có 10 năm, thậm chí có
những giếng khoan chỉ tồn tại 3-6 năm do
chúng đều đƣợc thi công bằng 2 công nghệ
khoan đập cáp và khoan xoay tuần hoàn
thuận là những công nghệ đã làm chặt tầng
chứa nƣớc ở các mức độ khác nhau và sử
dụng dung dịch sét để giữ thành giếng
khoan, nên đã làm bít trát tầng chứa nƣớc,
làm cho tuổi thọ của giếng khoan suy giảm
nhanh, tức là độ suy thoái của giếng khoan
khai thác nƣớc ngầm tăng nhanh.
Vậy công nghệ khoan là yếu tố (nguyên
nhân) chính gây suy thoái giếng khoan khai
thác nƣớc ngầm ở vùng Hà Nội.
2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHOAN
TUẦN HOÀN NGHỊCH ĐỂ TĂNG TUỔI
THỌ VÀ CÔNG SUẤT CỦA CÁC GIẾNG
KHOAN KHAI THÁC NƢỚC NGẦM
VÙNG HÀ NỘI
2.1. Đặt vấn đề
Ở Việt Nam từ trƣớc tới nay, để khoan các
giếng khoan khai thác nƣớc ngầm đều chỉ sử
dụng 2 công nghệ khoan truyền thống là khoan
đập cáp và khoan xoay.
Trong công nghệ khoan xoay, dựa vào chiều
(hƣớng) tuần hoàn (di chuyển) của dung dịch
khoan và mùn khoan trong cần khoan và giếng
khoan lại chia ra làm 2 loại công nghệ khoan
xoay khác nhau là khoan tuần hoàn thuận và
khoan tuần hoàn nghịch. Ở Việt Nam, từ trƣớc
đến nay chỉ sử dụng công nghệ khoan tuần hoàn
thuận để khoan các giếng khoan khai thác nƣớc
ngầm cả trong đá gốc gắn kết lẫn trong đá gốc
nứt nẻ và trong các trầm tích bở rời; còn khoan
xoay tuần hoàn nghịch chỉ mới đƣợc nghiên cứu
ứng dụng trong những năm gần đây, nhƣng đã
đem lại hiệu quả kỹ thuật và kinh tế cao, cần
phải đƣợc áp dụng rộng rãi.
2.2. Nguyên lý vận hành của công nghệ
khoan tuần hoàn nghịch
Sự khác biệt giữa công nghệ khoan tuần hoàn
nghịch so với tuần hoàn thuận ở nguyên lý tuần
hoàn (di chuyển) của dung dịch khoan, mùn
khoan trong cần khoan và giếng khoan. Trong
công nghệ khoan tuần hoàn nghịch, thì nƣớc và
dung dịch đƣợc cấp từ miệng giếng khoan đi
xuống đáy giếng khoan, sau đó cùng mùn khoan
đƣợc máy bơm (ly tâm, chân không, nén khí..)
hút và đi bên trong cần khoan để đƣa lên trên
mặt đất, tức là theo chiều ngƣợc lại so với công
nghệ khoan tuần hoàn thuận.
Hai yếu tố quan trọng nhất của phƣơng pháp
duy trì nƣớc rửa tuần hoàn nghịch trong giếng
khoan bằng khí nén là lƣu lƣợng khí nén để vận
chuyển mùn khoan và dòng nƣớc rửa lên mặt
đất và hệ số ngập của buồng phối khí trong
giếng khoan.
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1-2018 52
- Lưu lượng khí cần thiết để vận chuyển mùn
khoan và dòng nƣớc rửa lên mặt đất đƣợc xác
định theo công thức:
Trong đó:
- Lƣu lƣợng khí cần thiết để vận chuyển
mùn khoan và dòng nƣớc rửa lên mặt đất.
- Lƣu lƣợng dòng nƣớc rửa vận chuyển
lên mặt đất (m3/s).
- Áp suất trong giếng khoan tạo chiều sâu
đặt buồng phối khí – Mpa
– Áp suất khí quyển (áp suất không khí
tại miệng giếng khoan) – Mpa
- Hiệu suất vận chuyển, lấy bằng 3
Kết quả thực hiện cho thấy thay đổi phụ
thuộc vào tốc độ dòng khí nén. Giá trị nhỏ
nhất khi tốc độ dòng khí bằng 1m/s.
- Hệ số ngập của buồng phối khí đƣợc xác
định bằng công thức
Trong đó:
- hE- chiều sâu ngập của buồng phối khí tính
từ mực nƣớc thủy tĩnh, m.
- H= hE + ho - Tổng chiều cao đẩy cột nƣớc
tính từ chiều sâu đặt buồng phối khí – m
Hình 1. Sơ đồ duy trì nước rửa tuần hoàn ngược bằng khí nén
h0- chiều cao đẩy cột nƣớc tính từ mực nƣớc thủy tĩnh, m;
hE- chiều sâu ngập của buồng phối khí tính từ mực nƣớc thủy tĩnh, m.
hU- chiều sâu còn lại của lỗ khoan.
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1-2018 53
Từ hình 1 cho thấy, khí nén từ máy nén khí
theo tyô 9 và ống dẫn khí 10 hàn gắn kết với cần
khoan xuống buồng phối khí 2. Khi khí nén vào
buồng 2 sẽ tạo lên sự chênh áp và dƣới tác dụng
của áp suất khí nén, nƣớc rửa và mùn khoan
đƣợc vận chuyển lên phía trên đi ra ngoài.
2.3. Tính ƣu việt của công nghệ khoan
xoay tuần hoàn nghịch
Hình 2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc
của công nghệ khoan tuần hoàn nghịch
bằng khí nén
1- ống nâng;
2- ống dẫn khí;
3-buồng phối khí;
4- ống hút
Trong công nghệ khoan xoay tuần hoàn
nghịch thì phƣơng pháp duy trì nƣớc rửa tuần
hoàn ngƣợc bằng khí nén có ƣu điểm vƣợt trội,
do các thành phần đƣợc đẩy lên mặt đất từ giếng
khoan gồm khí, nƣớc và mùn khoan (dòng ba
pha) không tác động trực tiếp đến thành giếng
khoan nhƣ phƣơng pháp khoan xoay tuần hoàn
thuận và thành giếng khoan đƣợc giữ bằng áp
lực cột nƣớc từ mặt đất (miệng giếng), không
làm chặt tầng chứa nƣớc nhƣ phƣơng pháp
khoan đập cáp và ít bị bít trát thành giếng
khoan, nên ít làm ảnh hƣởng đến đặc tính thấm
của tầng chứa nƣớc. Vì vậy công suất cấp nƣớc
của giếng khoan ổn định hơn, ít bị suy giảm hơn
(xem hình 2).
2.4. Kết quả áp dụng công nghệ khoan
tuần hoàn nghịch trong khoan giếng khai
thác nƣớc ngầm ở vùng Nhơn Trạch - Đồng
Nai, nơi có điều kiện địa chất - địa chất thủy
văn gần tƣơng tự vùng Hà Nội
a) Điều kiện địa chất - địa chất thủy văn
vùng Nhơn Trạch
- Địa tầng: gần tƣơng tự nhƣ vùng Hà Nội,
đều là những trầm tích bở rời tuổi Pliocen (N2)
dày 70-80m gồm:
+ Trên cùng là những trầm tích hạt mịn gồm:
cát sét, sét cát, cát, đôi nơi có lẫn ít sạn sỏi;
phần trên bị phong hóa mạnh, màu loang lổ
chứa nhiều hạt sạn sỏi laterit màu nâu gụ, gần
tƣơng tự nhƣ các trầm tích Holocen thuộc 2 hệ
tầng Thái Bình và Hải Hƣng của vùng Hà Nội.
+ Tiếp theo phía dƣới là lớp sét bột cách
nƣớc phân bố trên toàn bộ diện tích vùng Nhơn
Trạch. Đây chính là tầng cách nƣớc, gần tƣơng
tự nhƣ tầng sét thuộc hệ tầng Vĩnh Phú của
vùng Hà Nội.
+ Dƣới là tầng chứa nƣớc với thành phần là
cát lẫn sạn sỏi tuổi Pliocen dầy 36-60m; gần
tƣơng tự nhƣ tầng cát cuội sỏi tuổi Pleistocen
thuộc hệ tầng Hà Nội - là tầng chứa nƣớc chính
qp để kết cấu ống lọc của các giếng khoan khai
thác nƣớc ngầm từ hơn 1 thế kỷ nay đáp ứng các
nhu cầu cấp nƣớc của TP. Hà Nội.
- Điều kiện địa chất thủy văn vùng Nhơn Trạch.
Kết quả quan trắc và thống kê từ 38 giếng
khoan ở vùng Nhơn Trạch cho thấy: lƣu lƣợng
(công suất) đạt từ 3-19 l/s, hệ số dẫn nƣớc Km
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1-2018 54
đạt 300-720m2/ngày, mực nƣớc tĩnh nằm ở độ
sâu 5-20m, hàng năm dao động 17-19m.
b, Máy móc thiết bị sử dụng cho công nghệ
khoan tuần hoàn nghịch.
- Máy khoan: Dùng bộ máy khoan УРБ-
ЗАМ-500 đã đƣợc cải tiến để khoan các giếng
khoan khai thác nƣớc ngầm bằng công nghệ
khoan tuần hoàn nghịch.
- Dụng cụ khoan: Bộ cần khoan đƣờng kính
ngoài 127mm, dày 9mm, dài 3,0m có hàn ống
dẫn khí nén CS 33x27mm.
- Chòong khoan: Loại 3 cánh đƣờng kính
650mm và 550mm.
- Máy nén khí: Hiệu PDS -750.
c, Áp dụng công nghệ khoan tuần hoàn
nghịch ở Nhơn Trạch.
Trƣớc khi khoan giếng khai thác tại mỗi vị trí
giếng khoan đều khoan 1 hố khoan thăm dò
đƣờng kính 120mm, sâu 80m để xác định địa
tầng phục vụ cho thiết kế giếng khoan khai thác.
Theo yêu cầu của thiết kế, các giếng khoan khai
thác đều đƣợc khoan đƣờng kính 550mm đến độ
sâu 78m bằng công nghệ khoan xoay tuần hoàn
nghịch với chế độ khoan nhƣ sau:
- Tải trọng chiều trục lên chòong khoan:
2500-3000N.
- Tốc độ vòng quay: 25-30 vòng/phút.
- Áp suất khí nén: 0,5-0,6 Mpa.
- Sử dụng dung dịch sét để giữ thành giếng
khoan với các thông số cơ bản nhƣ sau: trọng
lƣợng riêng:1,05 - 1,1 g/cm3, độ nhớt biểu kiến
22-24s, độ thải nƣớc: 8-10cm3/30ph.
Sau khi khoan đến độ sâu thiết kế, các giếng
khoan đƣợc kết cấu và lắp đặt theo quy trình
tƣơng tự nhƣ kiểu các giếng khoan thi công
bằng công nghệ khoan xoay tuần hoàn thuận
(xem hình 3).
d, Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ
khoan xoay tuần hoàn nghịch để khoan các
giếng khoan khai thác nước ngầm ở vùng
Nhơn Trạch.
Ở vùng Nhơn Trạch - Đồng Nai bằng công
nghệ khoan xoay tuần hoàn nghich đã khoan
tổng cộng 16 giếng khoan khai thác nƣớc ngầm.
Kết quả thực tế cho thấy các chỉ tiêu kinh tế - kỹ
thuật đều đạt giá trị cao hơn các giếng khoan
cùng thời bằng công nghệ khoan xoay tuần hoàn
thuận (xem bảng 2).
Bảng 2. So sánh kết quả khoan các giếng khoan khai thác nƣớc ngầm bằng
công nghệ khoan tuần hoàn nghịch và thuận ở vùng Nhơn Trạch - Đồng Nai
STT Chỉ tiêu so sánh
Công nghệ khoan
tuần hoàn thuận
Công nghệ khoan
tuần hoàn nghịch
Tỷ lệ so sánh so với
công nghệ khoan tuần
hoàn thuận
1 Thời gian khoan 1
giếng (h/giếng)
67,8 55,3 Giảm 18%
2 Tiến độ khoan
trung bình (m/h)
1,12 1,45 Tăng 23%
3 Lƣu lƣợng khai
thác giếng (m3/h)
93 105 Tăng 11%
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1-2018 55
Hình 3. Cấu trúc địa tầng và giếng khoan khai thác nước dưới đất ở Nhơn Trạch- Đồng Nai
khi khoan bằng phương pháp duy trì nước rửa tuần hoàn ngược bằng khí nén.
KẾT LUẬN
1. Công nghệ khoan đập cáp và khoan xoay
tuần hoàn thuận là những công nghệ đã làm chặt
tầng chứa nƣớc ở các mức độ khác nhau và sử
dụng dung dịch sét để giữ thành giếng khoan đã
bít trát tầng chứa nƣớc là những yếu tố chính
gây suy thoái nhanh các giếng khoan khai thác
nƣớc ngầm ở vùng Hà Nội.
2. Với kết quả khoan 16 giếng khoan khai
thác nƣớc ngầm ở vùng Nhơn Trạch - Đồng Nai
đã cho thấy tính ƣu việt vƣợt trội của công nghệ
khoan tuần hoàn nghịch so với tuần hoàn thuận
cả về tiến độ khoan (1 giờ và 1 giếng) và công
suất khai thác nƣớc ngầm của giếng khoan.
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1-2018 56
3. Với điều kiện địa tầng và địa chất thủy văn
của 2 vùng Nhơn Trạch - Đồng Nai và vùng Hà
Nội gần tƣơng tự nhau gồm: địa tầng cần khoan
qua đều là các trầm tích bở rời, thành phần
thạch học của tầng chứa nƣớc đều là các trầm
tích hạt thô (cát sạn sỏi ở Nhơn Trạch và cát
cuội sỏi ở Hà Nội), chiều sâu của các giếng
khoan đều không quá 80m, thì việc ứng dụng
công nghệ khoan tuần hoàn nghịch để khoan các
giếng khoan khai thác nƣớc ngầm ở vùng Hà
Nội chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả kỹ thuật và
kinh tế cao, các giếng khoan khai thác nƣớc
ngầm sẽ hoạt động ổn định hơn, lâu dài hơn và
chậm bị suy thoái hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Duy Tuấn, Nguyễn Xuân Thảo –
Kết quả áp dụng công nghệ khoan tuần hoàn
nghịch trong khoan khai thác nƣớc dƣới đất ở
Nhơn Trạch, Đồng Nai - Tạp chí KHKT Mỏ -
Địa chất, số 54, 4/2016 (chuyên đề Khoan -
Khai thác).
2. Nguyễn Duy Tuấn - Nghiên cứu ứng dụng
công nghệ khoan tuần hoàn nghịch nâng cao
công suất và tuổi thọ các giếng khai thác nƣớc
ngầm khu vực Nam bộ - Tiểu luận - 2017.
3. Nguyễn Duy Tuấn, Nguyễn Văn Túc -
Vấn đề suy thoái các giếng khoan khai thác
nƣớc ngầm vùng Hà Nội - Tạp chí Tài nguyên
nƣớc số 1 - năm 2018.
4. Nguyễn Văn Túc - Nƣớc ngầm vùng
đồng bằng Bắc bộ miền bắc Việt Nam và triển
vọng cho cung cấp nƣớc lớn - Luận án tiến sĩ
năm 1971.
5. Nguyễn Văn Túc và nnk - Báo cáo kết quả
thăm dò địa chất thủy văn giai đoạn thăm dò -
khai thác để mở rộng và nâng công suất 3 nhà
máy nƣớc thuộc giai đoạn II Chƣơng trình cấp
nƣớc Hà Nội - Phần Lan: Mai Dịch - 60.000
m
3/ngày; Ngọc Hà: 45.000 m3/ngày và Lƣơng
Yên: 45.000 m
3
/ngày - năm 1991
6. Nguyễn Văn Túc - Trữ lƣợng nƣớc ngầm
vùng Hà Nội và giải pháp cấp nƣớc cho Thủ đô.
Tờ trình gửi Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, Bộ
trƣởng Bộ xây dựng và Bộ trƣởng Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng - năm 2011.
7. Phan Vĩnh Cẩn - Ứng dụng phƣơng pháp
nổ mìn trong giếng khoan để phục hồi công suất
khai thác nƣớc ngầm các giếng khoan vùng Hà
Nội - 1988.
Người phản biện: NGND.PGS.TS TRƢƠNG BIÊN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 58_6311_2159818.pdf