Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp từ kinh nghiệm của một số nước

Tài liệu Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp từ kinh nghiệm của một số nước: Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 3/2017 [18] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Dù không được thiên nhiên ưu đãi Điều kiện tự nhiên luôn đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng, Israel, Hàn Quốc, Nhật Bản đều xuất phát điểm là những nước không có lợi thế về sản xuất nông nghiệp, thậm chí phải hứng chịu điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt. Israel - một đất nước Do Thái nhỏ bé ở Trung Đông (trên 20.000km2, chỉ bằng 1/16 diện tích của Việt Nam) có trên 70% diện tích lãnh thổ là sa mạc, còn lại là đồi núi đá trọc, khí hậu cực kỳ khô hạn, diện tích có thể sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 20%. Không được thiên nhiên ưu đãi và chỉ có 3,7% dân số làm nông nghiệp, thế nhưng, ngày nay, Israel tự sản xuất được 95% nhu cầu thực phẩm trong nước, đồng thời trở thành một nhà xuất khẩu lớn của thế giới về nông sản và đứng hàng đầu về công nghệ trong nông nghiệp. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đều là những quốc gia khởi sự từ nền nông nghiệp nghèo nàn, thổ nhưỡng không m...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp từ kinh nghiệm của một số nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 3/2017 [18] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Dù không được thiên nhiên ưu đãi Điều kiện tự nhiên luôn đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng, Israel, Hàn Quốc, Nhật Bản đều xuất phát điểm là những nước không có lợi thế về sản xuất nông nghiệp, thậm chí phải hứng chịu điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt. Israel - một đất nước Do Thái nhỏ bé ở Trung Đông (trên 20.000km2, chỉ bằng 1/16 diện tích của Việt Nam) có trên 70% diện tích lãnh thổ là sa mạc, còn lại là đồi núi đá trọc, khí hậu cực kỳ khô hạn, diện tích có thể sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 20%. Không được thiên nhiên ưu đãi và chỉ có 3,7% dân số làm nông nghiệp, thế nhưng, ngày nay, Israel tự sản xuất được 95% nhu cầu thực phẩm trong nước, đồng thời trở thành một nhà xuất khẩu lớn của thế giới về nông sản và đứng hàng đầu về công nghệ trong nông nghiệp. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đều là những quốc gia khởi sự từ nền nông nghiệp nghèo nàn, thổ nhưỡng không mấy màu mỡ và thời tiết khắc nghiệt vào mùa đông. Những năm 1970, nông nghiệp các nước này vẫn đang phải mày mò hướng đi với những công nghệ thô sơ, cho sản lượng và chất lượng nông sản thấp. Tuy nhiên, sang những năm 1980, nông nghiệp các nước này đã có những bước đột phá với những công nghệ hiện đại, dần trở thành nước phát triển nông nghiệp đứng nhất, nhì châu Á. Người làm nông nghiệp của Nhật Bản, Hàn Quốc rất giàu có và sung túc. Chỉ với 3% dân số của Nhật Bản làm nông nghiệp nhưng cung cấp đầy đủ thực phẩm chất lượng cao cho hơn 127 triệu dân của quốc gia này, ngoài ra còn dư thừa để xuất khẩu. Điều gì đã giúp cho những đất nước này tạo nên được kỳ tích như vậy? Nhưng trí tuệ con người có thể làm nên kỳ tích Với những quốc gia có nhiều khó khăn và hạn chế như Israel, Hàn Quốc, Nhật Bản thì vốn liếng duy nhất mà họ sử dụng, chính là trí tuệ con người. Điều ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NÔNG NGHIỆP TỪ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, việc áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp là hướng đi tất yếu để Việt Nam thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến trên thế giới, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và gia tăng xuất khẩu. Việc học hỏi, tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, điển hình như Israel, Hàn Quốc, Nhật Bản, sẽ đem lại những góc nhìn hữu ích cho vấn đề này. Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 3/2017 [19] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI đó thể hiện qua cách làm nông nghiệp bền vững của các quốc gia này. Khoa học là chìa khóa phát triển Trong lần Tổng thống Israel - Shimon Peres thăm chính thức Việt Nam (2011), lời khuyên được các chuyên gia Israel nhắc đi nhắc lại, cũng như kinh nghiệm quan trọng nhất của Is- rael để xây dựng được một nền nông nghiệp hiện đại là: hãy đầu tư cho khoa học kỹ thuật. Điều này không mới, nhưng nếu không có những quyết sách táo bạo, sự hỗ trợ của chính phủ thì rất dễ rơi vào cảnh “đánh trống bỏ dùi”. Vì nghèo nàn về tài nguyên nên Israel chủ trương tiết kiệm tối đa từ tài nguyên đất, nước đến vật tư nông nghiệp. Muốn làm được điều đó, tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp của Israel đều được tổ chức dựa trên nền tảng khoa học kỹ thuật tiên tiến, từ khâu đầu vào đến tổ chức sản xuất, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Một con số dễ hình dung về năng lực của “cây đũa thần” khoa học: năm 1950, một nông dân Israel cung cấp thực phẩm đủ cho 17 người, hiện con số đó đã là 90 người; 1ha đất hiện cho 3 triệu bông hồng, hay 500 tấn cà chua/vụ; 1 con bò cho tới 11 tấn sữa/năm - mức năng suất mà không một nước nào trên thế giới có được. Ở Israel, nông nghiệp là lĩnh vực mà 95% là khoa học và chỉ 5% là lao động. Trong phát triển nông nghiệp, họ xây dựng những chính sách đồng bộ, gắn kết chặt chẽ nghiên cứu với triển khai ứng dụng thực tế. Các nhà nghiên cứu nông nghiệp Israel rất gần gũi với đồng ruộng. Từ viện nghiên cứu hay trường đại học, họ có thể “đi thẳng” tới các cánh đồng. Do gần gũi với nông dân, hoặc chính gia đình mình là nông dân, nên các nhà nghiên cứu nông nghiệp giải quyết các vấn đề của đồng ruộng với tư cách người thân. Trình độ nông dân của Israel cũng rất cao: tất cả đều đã học xong trung học. Nhiều người sau khi học xong đại học đã quay lại đồng ruộng, sau đó lại mang kinh nghiệm đồng áng của mình tới trường đại học. Người nông dân Israel rất biết thích nghi, sẵn sàng ứng dụng những đổi mới, bí quyết và chuyển giao công nghệ. Tại Israel, phần lớn các nhà khoa học nông nghiệp làm cho Chính phủ. Israel cũng là nước có mức đầu tư cho nghiên cứu thuộc loại lớn nhất thế giới với gần 100 triệu USD mỗi năm, chiếm khoảng 3% tổng sản lượng nông nghiệp quốc gia. Nguồn lực này được cung cấp trực tiếp cho việc nghiên cứu, phát triển các sản phẩm ứng dụng và các nhà đầu tư giữ bản quyền sáng chế. Sự phối hợp giữa kinh doanh và nghiên cứu đảm bảo cho các nhà khoa học một mức ưu đãi đủ để phát huy tối đa năng lực hoạt động chuyên môn. Thậm chí, các chuyên gia nông nghiệp đi tư vấn trực tiếp cho các nông trại là điều không hiếm. Biểu tượng cho ứng dụng khoa học trong nông nghiệp ở Is- rael là thung lũng Arava - niềm tự hào của mọi người dân Israel, nơi mà cựu Tổng thống Israel - Shimon Peres đã phải thốt lên khi đến thăm nơi này vào năm 2009: “Hãy đến để thấy rằng, chính con người cũng có thể tạo nên vườn địa đàng”. Arava là một trong những vùng đất khô cằn nhất thế giới, nằm ở khu vực khô hạn nhất của hoang mạc Negev. Mùa hè, nhiệt độ ban ngày bình quân lên tới 400C và ban đêm là 250C. Còn mùa đông, nhiệt độ ban ngày là 210C và ban đêm chỉ trên dưới 30C. Thiên nhiên khắc nghiệt, nhưng có đến 90% dân số tại Arava làm nông nghiệp. Trải dài khắp thung lũng là những cánh đồng ô liu, cam, lựu, vải thiều, nho, chuối xanh tươi mơn mởn, những khu nhà kính ngập tràn hoa, rau sạch, cà chua bi, cà chua nhót, dưa chuột, cà tím Tất cả đều được áp dụng công nghệ hiện đại nhất để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sản phẩm. Không chỉ sản xuất lương thực cho riêng mình, người nông dân Arava còn đem sản phẩm của mình xuất khẩu ra khắp thế giới. Không thể ngờ rằng, một trong những nơi khô cằn nhất thế giới lại chiếm tới trên 60% tổng sản lượng rau và 10% tổng sản lượng hoa xuất khẩu của Israel. Nhật Bản cũng là một trong những nước ứng dụng hiệu quả các tiến bộ KH&CN trong nông nghiệp. Sau Chiến tranh thế giới II, kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề, không chỉ sản xuất công nghiệp mà nông nghiệp cũng đạt ở mức rất thấp, nguyên liệu và lương thực trong nước thiếu thốn trầm trọng. Do vậy, trong điều kiện đất chật người đông, để phát triển nông nghiệp, Nhật Bản coi phát triển khoa học kỹ thuật nông nghiệp là biện pháp hàng đầu. Nhật Bản tập trung vào các công nghệ tiết kiệm đất như: tăng cường sử dụng phân Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 3/2017 [20] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI hóa học; hoàn thiện công tác quản lý và kỹ thuật tưới tiêu nước cho ruộng lúa; lai tạo và đưa vào sử dụng đại trà những giống kháng bệnh, sâu rầy và chịu rét; nhanh chóng đưa sản xuất nông nghiệp sang kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất... Để phát triển khoa học - kỹ thuật nông nghiệp, Nhật Bản chủ yếu dựa vào các viện nghiên cứu nông nghiệp của Nhà nước và chính quyền các địa phương. Viện quốc gia về khoa học nông nghiệp được thành lập ở cấp Nhà nước là cơ quan có trách nhiệm tổng hợp gắn kết toàn bộ các viện nghiên cứu cấp ngành thành một khối. Bên cạnh đó, các viện nghiên cứu nông nghiệp cũng tăng cường liên kết nghiên cứu với các trường đại học, xí nghiệp tư nhân và hội khuyến nông; liên kết với các tổ chức của nông dân để giúp nông dân tiếp cận công nghệ, trang thiết bị tiên tiến, giúp tăng năng suất, chất lượng, đảm bảo nông nghiệp tăng trưởng ổn định. Người nông dân được Chính phủ khuyến khích khởi nghiệp nhằm tạo ra những nông sản tốt hơn cho sức khỏe cộng đồng và môi trường. Các ý tưởng nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ về vốn từ các quỹ đầu tư, ngân hàng. Những ý tưởng sản xuất nông sản hữu cơ, sản xuất gạo lứt có hương vị thịt cá đã và đang thành công ngoài mong đợi. Thống kê hiện nay có khoảng 3 triệu trong tổng số 127 triệu người dân Nhật Bản tham gia phát triển nông nghiệp. Điều này giúp cho Nhật Bản - dù không giàu có về tài nguyên thiên nhiên, đất đai không trù phú nhưng vẫn đủ khả năng cung cấp nguồn lương thực chất lượng cho nhu cầu người dân cả nước. Những mô hình sản xuất nông nghiệp với cơ chế tổ chức, hợp tác độc đáo Israel là nơi khai sinh ra hai loại hình cộng đồng nông nghiệp độc đáo: cộng đồng hợp tác xã Kibbutz và Moshav. Hầu hết ngành nông nghiệp Israel dựa trên các nguyên tắc về hợp tác của hai loại hình này. Cả hai loại hình cộng đồng đều nhằm giúp hiện thực hóa giấc mơ của những người tiên phong muốn có những cộng đồng công bằng, hợp tác và tương trợ lẫn nhau nhưng cũng đồng thời tạo Trang trại tại sa mạc Arava Nông dân Arava đang kiểm tra sản phẩm Triển lãm nông sản được tổ chức hàng năm tại Arava Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 3/2017 [21] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI ra lợi thế về năng suất. Ngày nay, 76% nông sản Israel là sản phẩm từ các Kibbutz và Moshav. Cả hai hình thức này có điểm chung là sản xuất quy mô lớn, có điều kiện áp dụng cơ giới hóa, kỹ thuật tưới tiêu, phòng trừ dịch hại. “Kibbutz” theo tiếng Do Thái có nghĩa là “tổ hợp” hay là “hợp tác xã (HTX)”, một hình thức tổ chức kinh tế nông - công nghiệp nông thôn độc nhất vô nhị trên thế giới đang tồn tại ở Israel. Về kinh tế, Kibbutz tổ chức hoàn toàn theo kinh tế thị trường, thực hiện phương châm “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” đối với các xã viên, trong đó tài sản và các phương tiện sản xuất được sở hữu chung và mọi quyết định được hội đồng các thành viên bỏ phiếu tán thành. Trong Kibbutz, các thành viên có trách nhiệm và tận tụy với cộng đồng, mặt khác họ được đáp ứng mọi nhu cầu từ lúc sơ sinh đến khi về già. Hiện nay, trên toàn đất nước Israel có khoảng 270 Kibbutz, trung bình mỗi Kibbutz có trên dưới 300 xã viên, hoạt động tương tự như nhau, sở hữu những cánh đồng trồng cây nông nghiệp, trại chăn nuôi gia súc, các nhà máy chế biến sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp nhẹ như sản xuất bột giặt, đồng hồ đo nước xuất khẩu, van và khớp nối ống nước Trong các Kibbutz, động cơ để người lao động cống hiến hết mình là danh dự, sự tuyên dương, động viên kịp thời của ban lãnh đạo và sự tôn vinh của cộng đồng. Tên và thành tích của người có công được công bố kịp thời, công khai trên bản tin địa phương. Để tránh tham nhũng, mọi khoản thu nhập và chi phí của Kibbutz được công khai dán trên bảng thông tin của cộng đồng. Ban lãnh đạo được đại hội xã viên bầu ra, chịu trách nhiệm giám sát của một cơ chế công khai hoàn toàn mọi quyết định và chính sách của Kibbutz. “Moshav” lại là một dạng tổ chức HTX phức hợp kiểu mới. Đây là một làng nông nghiệp, trong đó mỗi một gia đình đều duy trì trang trại của mình. Hợp tác giữa các thành viên trong Moshav được áp dụng trong việc mua bán, tiếp thị và cung cấp các dịch vụ cho cộng đồng, chính họ cung cấp phần lớn lượng nông sản cho đất nước. Các Moshav được điều hành bởi những cộng đồng được cư dân bầu lên. Các dịch vụ hỗ trợ cộng đồng dùng một nguồn thuế đặc biệt. Loại thuế này thu bình đẳng trên mỗi hộ gia đình, tạo ra một hệ thống sản xuất, trong đó người nông dân giỏi sẽ được lợi hơn người kém, không như trong các Kib- butz - nơi (ít nhất là trên lý thuyết) mọi thành viên hưởng chất lượng đời sống như nhau. Moshav gồm 5 thành tố: (1) Đây là một tập thể hợp tác toàn diện trên 15 phương diện: tín dụng và tiết kiệm, kế toán, hưu trí, bảo hiểm, cung cấp nguyên liệu đầu vào, sản xuất, tưới tiêu, tích trữ hàng, xử lý sản phẩm, tiếp thị, tiêu thụ, xây dựng, nhà ở, vận tải và các dịch vụ kỹ thuật; (2) Mỗi Moshav gắn liền với một làng mạc nào đó và mọi dân làng đều là thành viên. Vì vậy, danh tính của Moshav cũng chính là danh tính của một làng cùng toàn thể cộng đồng cư dân; (3) Moshav cung cấp toàn diện những dịch vụ cần thiết cho cộng đồng, gồm giáo dục, tôn giáo, văn hóa, hoạt động xã hội, phong trào thanh thiếu niên, thể thao, y tế, công viên, xử lý rác thải, ánh sáng công cộng, đường sá, và các tiện ích cho người cao tuổi. Trưởng làng là người chịu trách nhiệm trong cung cấp các dịch vụ cộng đồng này, đồng thời là chủ nhiệm hợp tác xã; (4) Các thành viên trong cộng đồng đều phải tự nguyện sống trong Moshav và tham gia các hoạt động của nó. Tuy nhiên, mỗi cá Làng Nahalal theo mô hình Moshav ở thung lũng Jezreel Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 3/2017 [22] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI nhân tự lựa chọn cách thức làm việc, làm những gì họ thấy là hợp lý và phù hợp nhất cho khả năng của mình; (5) Các thành viên trong Moshav chia sẻ trách nhiệm và hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt là khi có khó khăn. Sự chia sẻ trách nhiệm giữa các thành viên cho phép vận hành một cơ chế tín dụng hợp tác, trong đó các thành viên cùng tham gia vay các khoản tín dụng và cùng chia sẻ nghĩa vụ thanh toán. Kinh nghiệm từ việc tổ chức các Moshav ở Israel có thể là những bài học hữu ích cho việc tổ chức các làng truyền thống ở những nước thuộc thế giới thứ ba. Nhìn vào cả Kibbutz và Moshav, chúng ta thấy rằng nguyên tắc cơ bản là một HTX chỉ có thể thành công nếu các thành viên cần dịch vụ của nó. Nếu các dịch vụ này có thể được cung cấp theo cách khác và thỏa mãn được nhu cầu của nông dân, thì mô hình HTX là không cần thiết. Với Nhật Bản, các HTX và các tổ chức kinh tế HTX dịch vụ có vị trí rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Hầu hết những người nông dân đều là xã viên của HTX nông nghiệp. Chính phủ rất coi trọng thể chế vận hành các HTX nông nghiệp và đã ban hành, thực hiện nhiều chính sách giúp đỡ phát triển, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất nhằm giúp người nông dân thoát khỏi cảnh đói nghèo và cùng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Theo Luật HTX nông nghiệp, năm 1972, Liên hiệp các HTX nông nghiệp quốc gia Nhật Bản chính thức được thành lập và được Chính phủ giao thực hiện các mục tiêu về phát triển nông nghiệp và nông thôn. Hệ thống HTX nông nghiệp Nhật Bản được phân làm 3 cấp, hoạt động với tôn chỉ dựa vào sự nỗ lực hợp tác giữa các HTX nông nghiệp cấp cơ sở, các liên đoàn cấp tỉnh và cấp trung ương tạo thành một bộ máy thống nhất hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương. Vai trò của các HTX và tổ chức kinh tế HTX dịch vụ đã thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất, chuyên môn hóa sâu theo hướng thương mại hóa trong nông nghiệp nước này. Chính sách quản lý nông nghiệp hiệu quả Sự thành công của Israel hiện nay còn là nhờ chủ trương thay đổi cơ cấu nền nông nghiệp từ cách đây hơn 2 thập niên, giúp giảm mạnh số lượng nông trại và nông dân cá thể trong khi tăng quy mô và tính hiệu quả của các nông trại. Người nông dân Is- rael còn được trang bị các kỹ năng kinh doanh rất phát triển cũng như khả năng quản trị cần thiết để đương đầu với sự thay đổi nhanh chóng và năng động của nền nông nghiệp hiện đại. Việc tái cơ cấu nền nông nghiệp của Israel còn nhằm một mục đích rộng hơn. Đó là chấp nhận một hướng đi toàn diện hơn cho phát triển nông thôn, trong đó sản xuất lương thực, thực phẩm - xương sống của đời sống nông thôn - tác động tới một loạt những hoạt động kinh tế rộng lớn hơn, từ các ngành chế biến thực phẩm và đóng gói bao bì tới những dự án công nghiệp khác, các ngành dịch vụ và thậm chí phát triển du lịch sinh thái. Israel ưu tiên phát triển nông nghiệp thân thiện với môi trường, phát triển nông thôn và sản xuất lương thực. Cùng với đó là các chính sách gắn liền với người dân ở khu vực nông thôn, bao gồm hỗ trợ nghề và các sáng kiến đem lại lợi ích nhằm phát triển hạ tầng và dịch vụ. Về quản lý nhà nước về nông nghiệp, gần như không còn tình trạng sản xuất thừa ở Israel. Mỗi đơn vị được cấp hạn ngạch nông sản và hạn ngạch nước cho mỗi vụ, điều này giúp giá cả luôn ổn định. Nhà nước Israel cũng thúc đẩy việc giảm chi phí nông nghiệp bằng cách khuyến khích chuyên canh và dừng việc sản xuất các loại nông sản lợi nhuận thấp. Bộ nông nghiệp quản lý các lĩnh vực nông nghiệp bao gồm việc duy trì các tiêu chuẩn về cây trồng và sức khỏe vật nuôi, hoạch định nông nghiệp, nghiên cứu và tiếp thị sản phẩm. Những chính sách của Nhật Bản lại tập trung ở cải cách ruộng đất; phát triển sản xuất có chọn lọc, chú trọng chất lượng nông sản; những chính sách hỗ trợ nông nghiệp tích cực. Nhật Bản thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp toàn diện, bao gồm: đảm bảo an toàn lương thực; xem xét lại chính sách giá cả; hoàn thiện cơ cấu sản xuất, đẩy mạnh các công trình phúc lợi trong các làng xã. Đồng thời, chương trình “Đẩy mạnh sử dụng đất nông nghiệp” được triển khai. Từng hộ sản xuất riêng lẻ, với quy mô quá nhỏ thì không thể có đủ điều kiện kinh tế và kỹ thuật để hiện đại hóa quá trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn. Năm 1995, số lượng nông trại giảm 791 nghìn cái (giảm 18,7%) so với năm 1985. Quy mô ruộng đất bình Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 3/2017 [23] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI quân của một nông trại có sự thay đổi theo hướng tích tụ ruộng đất vào các trang trại lớn để tăng hiệu quả sản xuất. Xu hướng này thể hiện rõ nhất trong giai đoạn 1990-1995, quy mô đất lúa bình quân/hộ tăng từ 7180m2 lên 8120m2. Khi sản xuất hàng hóa lớn phát triển, Nhật Bản tập trung đất đai, mở rộng quy mô sản xuất, phát triển nông hộ lớn hoặc trang trại để tạo điều kiện cơ giới hóa, tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh. Về chính sách giá cả, đặc biệt chính sách trợ giá cho lúa gạo khá lớn của Chính phủ đã kích thích sản xuất và dẫn đến sản xuất thừa gạo. Theo quan điểm an ninh lương thực là mục tiêu số một nên ngành nông nghiệp Nhật Bản được bảo hộ rất cao. Nhật Bản cũng luôn có chính sách hỗ trợ kịp thời để khuyến khích phát triển nông nghiệp như: hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp các trang thiết bị, vật tư cho nông nghiệp, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại, cho vay vốn tín dụng... Kinh nghiệm của Hàn Quốc là thiết lập hệ thống quản lý nông nghiệp bền vững. Nông nghiệp bền vững đã bắt đầu được chú ý ở Hàn Quốc vào cuối những năm 1970. Bộ Nông lâm và Thủy sản đã thành lập một ủy ban phát triển nghề nông trại hữu cơ từ năm 1991 và đã sắp đặt các quy định quản lý nghề nông trại hữu cơ. Từ đó, nhiều chương trình hỗ trợ đối với các trang trại cỡ vừa và nhỏ để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao ra đời. Bộ Nông lâm và Thủy sản Hàn Quốc cũng đã thành lập một ủy ban công tác về vấn đề hoạch định chính sách nông nghiệp bền vững để phát triển kế hoạch hỗn hợp và các hệ thống thích hợp đối với nông nghiệp bền vững. Trên cơ sở kết quả của ủy ban công tác này, Chính phủ Hàn Quốc đã lập nên các kế hoạch trung và dài hạn cho nông nghiệp bền vững. Mục tiêu của Hàn Quốc là theo đuổi một nền nông nghiệp bền vững thân thiện với môi trường bằng cách giảm ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp gây ra, trong đó quy định rõ vai trò của Chính phủ trung ương, chính phủ địa phương, chủ trang trại, và các tổ chức tư nhân. Các chương trình trợ giúp các trang trại cỡ vừa và nhỏ trong việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao đã được khởi xướng từ năm 1995. Mục tiêu của việc trợ giúp bao gồm cả sản xuất và tiếp thị các phương tiện, thiết bị cho nông nghiệp bền vững, như các thiết bị sản xuất vi sinh tự nhiên, kho thóc, nhà kính, thiết bị làm lạnh và các loại xe làm lạnh. Từ năm 1995 đến nay, dự án khuyến khích nông nghiệp bền vững đã được thực hiện ở nhiều vùng. Dự án này hỗ trợ sản xuất, tiếp thị và bán sản phẩm của nông nghiệp bền vững với mục đích cung cấp nước sạch và các sản phẩm nông trại tươi sống cho người tiêu dùng trong vùng. Lời kết Nông nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu đa dạng, nhân lực dồi dào và có truyền thống nông nghiệp lâu đời nhưng chủ yếu vẫn là những yếu tố lợi thế “tĩnh”. Bài học kinh nghiệm của các nước có nền nông nghiệp phát triển như Israel, Hàn Quốc, Nhật Bản cho thấy rằng, chúng ta cần khai thác những yếu tố “động” quan trọng như: cơ chế chính sách, ứng dụng công nghệ cao, học hỏi cách làm của các nước tiên tiến Hiện nay, Chính phủ đang có nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ và nông nghiệp Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực. Tin rằng, trong thời gian tới, nông nghiệp nước ta sẽ có nhiều khởi sắc, thực sự thành công trong việc “bắt đất hóa tiền”./. Minh Ngọc (Tổng hợp) Ứng dụng công nghệ trong thu hoạch nông sản tại Nhật Bản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf2_nctd_02_4267_2224611.pdf