Tài liệu Ứng dụng B-Learning trong công tác bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức người dân tộc thiểu số: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
111Số 24 - Tháng 12 năm 2018
ỨNG DỤNG B-LEARNING TRONG CÔNG TÁC
BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
Nguyễn Đình Quý
Học viện Hành chính Quốc gia; Email: quynd@napa.vn
Thế kỷ XXI là kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức với sự tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0. Trong kỷ nguyên
này, sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và truyền thông
(CNTT-TT), đã và đang tác động mạnh mẽ đến hầu hết các lĩnh
vực trong đời sống xã hội, mà giáo dục không phải là một ngoại
lệ. E-learning (Electronic Learning) là một trong những giải pháp
ứng dụng CNTT-TT trong giáo dục rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên,
trong khi việc ứng dụng E-learning cho các hoạt động đào tạo diễn
ra mạnh mẽ và phổ biến thì ở các hoạt động bồi dưỡng vẫn còn rất
khiêm tốn, đặc biệt là đối với bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
(CBCCVC) người dân tộc thiểu số (DTTS).
Bài viết này tập trung tìm hiểu về Bl...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng B-Learning trong công tác bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức người dân tộc thiểu số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
111Số 24 - Tháng 12 năm 2018
ỨNG DỤNG B-LEARNING TRONG CÔNG TÁC
BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
Nguyễn Đình Quý
Học viện Hành chính Quốc gia; Email: quynd@napa.vn
Thế kỷ XXI là kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức với sự tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0. Trong kỷ nguyên
này, sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và truyền thông
(CNTT-TT), đã và đang tác động mạnh mẽ đến hầu hết các lĩnh
vực trong đời sống xã hội, mà giáo dục không phải là một ngoại
lệ. E-learning (Electronic Learning) là một trong những giải pháp
ứng dụng CNTT-TT trong giáo dục rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên,
trong khi việc ứng dụng E-learning cho các hoạt động đào tạo diễn
ra mạnh mẽ và phổ biến thì ở các hoạt động bồi dưỡng vẫn còn rất
khiêm tốn, đặc biệt là đối với bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
(CBCCVC) người dân tộc thiểu số (DTTS).
Bài viết này tập trung tìm hiểu về Blended learning (B-learning) -
một hình thức học tập của E-learning và mạnh dạn đề xuất ứng dụng
B-learning cho công tác bồi dưỡng CBCCVC người DTTS.
Abstract
The 21st century is the era of knowledge economy with the
strong impact of the industrial revolution 4.0. In this era, the great
development of information technology and communication has
been making a tremendous impact on most areas of social life, with
education not an exception. E-learning (Electronic Learning) is one
of the solutions for the application of information technology and
communication in education is very popular today. However, while
the application of E-learning to training activities is strong and
popular, the training activities are still very modest, especially for
cadres and civil servants of ethnic minorities.
This article focuses on learning Blended learning (B-learning)
- a form of learning of E-learning and boldly recommends the
application of B-learning for the training of cadres, civil servants of
ethnic minorities.
1. Học tập kết hợp - Blended learning
1.1. Khái niệm
Học tập kết hợp (Blended learning -
B-learning) là hình thức học tập, triển khai một
khóa học với sự kết hợp của hai hình thức học tập
trực tuyến (online learning) và dạy học giáp mặt
(face to face - F2F). Theo cách này, E-learning được
thiết kế với mục đích hỗ trợ quá trình dạy học và
chỉ quan tâm tới những nội dung, chủ điểm phù hợp
nhất với thế mạnh của loại hình này. Còn lại, với
những nội dung khác vẫn được thực hiện thông qua
hình thức dạy học F2F với việc khai thác tối đa ưu
điểm của nó. Hai hình thức này cần được thiết kế
phù hợp, có mối liên hệ mật thiết, bổ sung cho nhau
hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng cho khóa
học1.
Hiện nay, vẫn còn một số khái niệm khác nhau
về B-learning, cụ thể:
Theo Alvarez (2005) đã định nghĩa, B-learning
là “Sự kết hợp của các phương tiện truyền thông
trong đào tạo như công nghệ, các hoạt động, và các
loại sự kiện nhằm tạo ra một chương trình đào tạo
1. Lê Huy Hoàng, Lê Xuân Quang, (2011), E-learning và ứng dụng trong dạy
học, Đại học Sư phạm Hà Nội
Thông tin chung
Ngày nhận bài: 3/10/2018
Ngày phản biện: 5/11/2018
Ngày duyệt đăng: 10/11/2018
Title
B-LEARNING
APPLICATIONS IN THE
TRAINING OF CADRES
AND CIVIL SERVANTS OF
ETHNIC MINORITIES
Từ khóa
Công nghệ thông tin và
truyền thông; E-learning;
B-learning; Bồi dưỡng; Cán
bộ, công chức, viên chức;
Dân tộc thiểu số.
Keywords
Information and
communications technology;
E-learning; B-learning;
Training; Cadres and civil
servants; Ethnic minorities.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
112 Số 24 - Tháng 12 năm 2018
tối ưu cho một đối tượng cụ thể”. Tác giả Victoria L.
Tinio cho rằng “Học tích hợp (Blended Learning) để
chỉ các mô hình học kết hợp giữa hình thức lớp học
truyền thống và các giải pháp E–learning”2. Theo
Bonk và Graham (2006), B-learning là: Kết hợp các
phương thức giảng dạy (hoặc cung cấp các phương
tiện truyền thông); Kết hợp các phương pháp giảng
dạy; Kết hợp học tập trực tuyến và F2F3.
Tại Việt Nam, một số tác giả đưa ra khái niệm
B-learning như sau. Tác giả Nguyễn Văn Hiền có
đưa ra khái niệm “Học tập hỗn hợp” là để chỉ hình
thức kết hợp giữa cách học trên lớp với học tập có
sự hỗ trợ của công nghệ, học tập qua mạng4. Tác
giả Nguyễn Danh Nam nhận định rằng: Sự kết hợp
giữa E-learning với lớp học truyền thống trở thành
một giải pháp tốt, nó tạo thành một mô hình đào tạo
gọi là “Blended learning”5.
Từ những cách định nghĩa trên, có thể hiểu một
cách đơn giản, B-learning là sự phối hợp nội dung,
phương pháp và cách thức tổ chức dạy - học giữa
các hình thức học khác nhau nhằm tối ưu hóa thế
mạnh mỗi hình thức, đảm bảo hiệu quả giáo dục đạt
được là cao nhất. B-learning là sự kết hợp “hữu cơ”
bổ sung lẫn nhau giữa hình thức F2F dưới sự hướng
dẫn của giảng viên và hình thức E-learning với tính
tự giác của người học thành một thể thống nhất, mà
trong đó các phương pháp dạy học được vận dụng
một cách linh hoạt để tận dụng tối đa các thế mạnh
của CNTT-TT nhằm mang lại hiệu quả dạy - học
tốt nhất6.
1.2. Đặc điểm
Nghiên cứu của Osguthope & Graham (2003)
đã chỉ ra sáu lí do để chọn thiết kế hoặc sử dụng
một hệ thống học kết hợp là: (i) tính phong phú của
sư phạm (ii) tiếp cận với sự hiểu biết (iii) sự tương
tác xã hội (iv) hướng tới cá nhân (v) chi phí hiệu
quả (vi) dễ dàng sửa đổi. Kết quả nghiên cứu của
Graham, Allen & Ure (2003) cũng cho thấy, đa số
người dân chọn B-learning vì ba lí do chính (i) hoàn
thiện tính sư phạm (ii) tăng tính truy cập và sự linh
hoạt (iii) tăng hiệu quả chi phí7.
Tác giả Victoria L. Tinio nhận định: “Không
2. Victoria L. Tinio (Nhóm công tác e-ASEAN UNDP-APDIP dịch) (2003),
“Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong giáo dục”,
unapcict.org, 30/09/2005.
3. Bonk, C. J. & Graham, C. R. (Eds.). (in press). Handbook of blended
learning: Global Perspectives, local designs, chapter 11. San Francisco, CA:
Pfeiffer Publishing
4. Nguyễn Văn Hiền, (2008), Tổ chức “Học tập hỗn hợp” biện pháp rèn luyện
kỹ năng sử dụng CNTT cho sinh viên trong dạy học sinh học, Tạp chí giáo
dục số 192 năm 2008, trang 34; 43; 44
5. Nguyễn Danh Nam, (2007), Các mức độ ứng dụng E - learning ở trường
ĐHSP, Tạp chí giáo dục số 175, trang 41; 42; 43
6. Trần Huy Hoàng, Nguyễn Kim Đào (2014), Tổ chức hoạt động dạy học theo
B-learning đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
sau 2015, Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Văn Hiến, số 5 (11/2014)
7. Bonk, C. J. & Graham, C. R. (Eds.). (in press). Handbook of blended learning:
Global Perspectives, local designs, chapter 11. San Francisco, CA: Pfeiffer
Publishing
phải tất cả các chương trình học đều có thể được
thực hiện tốt nhất trong môi trường trang thiết bị
điện tử...; căn cứ để lựa chọn hình thức đào tạo là
đặc điểm của môn học, mục tiêu và kết quả học tập,
tính cách của học viên và bối cảnh học tập để lựa
chọn hình thức, phương pháp và phương tiện giảng
dạy thích hợp nhất”8.
Như vậy, trong học tập kết hợp vai trò của
CNTT-TT là tất yếu. Tuy nhiên, đó không phải là
hình thức tích hợp CNTT-TT đơn thuần vào quá
trình dạy và học mà quan trọng là cách sử dụng như
thế nào để đạt hiệu quả cao nhất và đem lại sự tiện
lợi nhất cho cả người dạy và người học.
1.3. Cấu trúc
B-learning là sự tiến hoá hợp lý và tự nhiên
trong tiến trình học tập. Nó chỉ ra một giải pháp
để khắc phục hạn chế của dạy học E-learning và
dạy học F2F. Nó là một cơ hội để tích hợp các sáng
tạo và tiến bộ công nghệ, cụ thể là học tập trực
tuyến E-learning, với sự kết hợp và tương tác tốt
nhất với học tập F2F. Bằng cách áp dụng lý thuyết
học tập của Keller, Gagne, Bloom, Merrill, Clark
và Géry, M. Carman (2005) đưa ra năm thành phần
chính là những yếu tố quan trọng của một quá trình
B-learning như hình sau:
Hình 1. Các thành phần chính của B-learning
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu khoa học
Đại học Văn Hiến, số 5 (11/2014)
+ Live Event - Hoạt động đồng bộ: Các sự kiện
đồng bộ là một “thành phần” chính của B-learning.
Trong hoạt động đồng bộ, giảng viên hướng dẫn
các sự kiện học tập trong đó tất cả học viên tham
gia cùng một lúc.
+ Self-Paced Learning - Tự học tập: Các sự kiện
học tập không đồng bộ, người học tự hoàn thành
các quá trình thu nhận kiến thức với tốc độ và thời
gian học của mình, chẳng hạn như đào tạo dựa trên
sự tương tác internet hoặc các thiết bị lưu trữ nội
dung như CD, VCD, DVD, USB
+ Collaboration - Cộng tác: Môi trường trong đó
người học giao tiếp với người khác, ví dụ, e-mail,
các cuộc thảo luận hoặc trò chuyện trực tuyến. Hiệu
quả của hoạt động đồng bộ hoặc quá trình tự học sẽ
được tăng cường khi tạo ra cơ hội cho sự hợp tác.
Khi tạo ra một chương trình B-learning, nhà thiết
kế nên tạo ra môi trường mà học viên và giảng viên
có thể hợp tác đồng bộ trong các phòng trò chuyện
8. Victoria L. Tinio (Nhóm công tác e-ASEAN UNDP-APDIP dịch) (2003),
“Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong giáo dục”,
unapcict.org, 30/09/2005.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
113Số 24 - Tháng 12 năm 2018
trực tuyến, hoặc không đồng bộ bằng cách sử dụng
e-mail và các cuộc trao đổi thảo luận.
+ Assessment - Đánh giá: Một thước đo kiến
thức của người học. Đánh giá là một trong những
thành phần quan trọng nhất của B-learning, vì hai
lý do: Nó cho phép người học dễ dàng “kiểm tra”
nội dung mà họ đã biết, để điều chỉnh quá trình
B-learning của họ và thể hiện hiệu quả của tất cả
các phương pháp, hoạt động học tập.
+ Performance Support Materials - Tài liệu
hỗ trợ: là các thành phần quan trọng nhất của
B-learning. Nó thúc đẩy sự “duy trì và chuyển giao
học tập” với môi trường làm việc.
1.4. Mô hình
Trong E-learning, Internet vừa là môi trường
phân phối tài nguyên học, vừa là nơi diễn ra các hoạt
động dạy - học. Việc triển khai học qua mạng hiện
nay còn gặp nhiều khó khăn do yếu tố khách quan
như điều kiện cơ sở vật chất và chủ quan như trình
độ và kỹ năng khai thác, sử dụng. Vì vậy B-learning
là một giải pháp hiệu quả hiện nay. Mô hình học kết
hợp được thể hiện như hình dưới:
Hình 2. Mô hình B-learning
Nguồn: Trần Huy Hoàng, Nguyễn Kim Đào (2014),
Tổ chức hoạt động dạy học theo B-learning đáp ứng
yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo sau 2015, Tạp chí Nghiên cứu khoa học
Đại học Văn Hiến, số 5 (11/2014)
Theo hình 2, người học tham gia vào quá trình
học tập bằng cách học giáp mặt trên lớp (nhóm,
cá nhân, seminar, hội thảo); học hợp tác qua mạng
máy tính (chat, blog, online, forum) và tự học (trực
tuyến/ngoại tuyến, độc lập về không gian). Với mỗi
nội dung, người học được học bằng phương pháp
tốt nhất, phương tiện tốt nhất, hình thức phù hợp
nhất và khả năng đạt hiệu quả cao nhất.
2. Đặc điểm công tác bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức người dân tộc thiểu số và các
phương án học kết hợp ứng dụng công tác này
2.1. Đặc điểm công tác bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức người dân tộc thiểu số
- Trong các lớp bồi dưỡng CBCCVC người
DTTS, các học viên là người DTTS của nhiều dân
tộc khác nhau ở nhiều vùng miền, tính đa dạng về
văn hóa trong các lớp bồi dưỡng này rất cao. Việc
này đòi hỏi người giảng viên trực tiếp tham gia
giảng dạy các lớp này phải có nhiều hiểu biết và trải
nghiệm thực tiễn về văn hóa các dân tộc.
- CBCCVC người DTTS đa phần ở các vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, xa các trung tâm
huyện lỵ, tỉnh lỵ. CBCCVC người DTTS thường
có tâm lý tự ti, ngại đi học xa9, do vậy công tác bồi
dưỡng cho đội ngũ này thường gặp nhiều khó khăn
trong việc tuyển sinh đủ số lượng học viên để tổ
chức lớp học. Ngoài ra, với tâm lý tự ti, việc học
viên tham gia đóng góp ý kiến trực tiếp trên lớp học
cũng ít, làm cho chất lượng các buổi học giảm đi
khá nhiều.
- CBCCVC người DTTS do đa phần ở các vùng
có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, điều kiện
tiếp xúc với các thiết bị hiện đại và internet ít, do
vậy kỹ năng ứng dụng CNTT còn rất yếu. Đây là trở
ngại lớn nhất khi áp dụng các chương trình học trực
tuyến hoàn toàn (online learning).
- Đối với cơ sở giáo dục tổ chức các lớp bồi
dưỡng CBCCVC người DTTS, thường phải tổ chức
các lớp tại địa phương, xa với trụ sở chính của cơ
sở. Do vậy, chi phí cho công tác khảo sát và thuê cơ
sở vật chất cộng với chi phí giảng viên đi lại, ăn ở sẽ
làm cho tổng kinh phí để tổ chức một lớp bồi dưỡng
như vậy nâng lên rất nhiều. Chưa kể việc tổ chức
lớp sẽ bị kéo dài thời gian, dẫn đến số lượng lớp bồi
dưỡng đối tượng này trong một năm không nhiều.
2.2. Các phương án học kết hợp ứng dụng cho
bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức người
dân tộc thiểu số
Có nhiều phương án học kết hợp được đưa ra
dựa trên nội dung, phương pháp tiến hành và đặc
điểm của từng môn học, chuyên đề. Việc học kết
hợp được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Một
số nghiên cứu đưa ra bốn mức độ của sự kết hợp là:
Kết hợp ở mức hoạt động (Activity level); kết hợp
ở mức độ khóa học (Courrse level); kết hợp ở mức
độ chương trình (Program level); kết hợp ở mức độ
thể chế (Institutional level)10.
Cách phân chia này chủ yếu dựa trên nội dung
học được kết hợp. Dựa vào đó, tôi xin đề xuất
những kiểu kết hợp áp dụng cho các chương trình
bồi dưỡng CBCCVC người DTTS như sau:
(i) Kết hợp về mặt phương pháp giữa các phương
pháp dạy học khác nhau đối với từng nội dung học
9. Trương Minh Dục, Trương Phúc Nguyên (2018), Xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức người dân tộc thiểu số - Giải pháp quan trọng bảo đảm quyền bình
đẳng dân tộc ở Việt Nam, Tạp chí Tổ chức Nhà nước - Bộ Nội vụ
10. Bonk, C. J. & Graham, C. R. (Eds.). (in press). Handbook of blended
learning: Global Perspectives, local designs, chapter 11. San Francisco, CA:
Pfeiffer Publishing
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
114 Số 24 - Tháng 12 năm 2018
và chuyên đề cụ thể;
(ii) Kết hợp trong một khâu hoặc trong các khâu
của quá trình dạy học;
(iii) Kết hợp về mặt nội dung (trong một hoạt
động, trong một bài, trong một phần, chuyên đề
hoặc các chuyên đề có liên quan mật thiết về nội
dung với nhau).
Hình 3. Các hình thức kết hợp cho các chương
trình bồi dưỡng CBCCVC người DTTS
3. Lợi ích khi áp dụng B-learning cho các
chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên
chức người dân tộc thiểu số
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta
đã có nhiều chủ trương, chính sách xây dựng đội
ngũ CBCCVC người DTTS, tuy nhiên, đội ngũ này
vẫn còn mỏng cả về số lượng lẫn năng lực chuyên
môn chưa ngang tầm nhiệm vụ11 và muốn tăng đội
ngũ CBCCVC người DTTS cả về số lượng lẫn chất
lượng, khâu đột phá đó chính là giáo dục - đào tạo12,
mà trong đó bồi dưỡng là một thành phần không
thể thiếu.
Tuy nhiên, như đã phân tích tại phần đặc điểm
của các lớp bồi dưỡng CBCCVC người DTTS ở
trên, khi tổ chức các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ này
theo cách tổ chức dạy học truyền thống trên thực tế
thường có những khó khăn như sau:
- Về khoảng cách địa lý: Các lớp bồi dưỡng,
thông thường phải tổ chức ở trung tâm huyện lỵ
hoặc tỉnh lỵ. Việc này sẽ làm tăng chi phí cho cán
bộ tham gia lớp học.
- Về thời gian: Các lớp bồi dưỡng theo phương
thức tổ chức dạy học truyền thống bắt buộc học viên
phải học đầy đủ chương trình bằng hình thức tập
trung. Việc này dẫn đến việc cán bộ phải tạm gác
công việc để tham gia các chương trình này. Trong
11. Trương Minh Dục, Trương Phúc Nguyên (2018), Xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức người dân tộc thiểu số - Giải pháp quan trọng bảo đảm quyền bình
đẳng dân tộc ở Việt Nam, Tạp chí Tổ chức Nhà nước - Bộ Nội vụ
12.
can-bo-nguoi-dan-toc-thieu-so-tiep-theo-va-het.html
khi đó, đội ngũ CBCCVC người DTTS phải bám
địa bàn thì công tác quản lý mới đạt hiệu quả, rất
khó sắp xếp thời gian để tham gia các chương trình
bồi dưỡng mang tính tập trung cao như vậy được.
- Về chuyên môn: Đối với các chương trình bồi
dưỡng CBCCVC người DTTS, việc giảng dạy và
học tập đòi hỏi rất lớn đối với việc trải nghiệm
thực tiễn; kỹ năng tự cập nhật kiến thức và các văn
bản pháp luật; kỹ năng nhận xét, phân tích, đánh
giá và so sánh các kinh nghiệm thực tiễn. Những
chương trình có các chuyên đề liên quan đến các
kỹ năng như giao tiếp, làm việc nhóm, thu thập và
xử lý thông tin, quản lý thời gian người dạy cần
phải dạy trực tiếp và cầm tay chỉ việc đối với đối
tượng này. Mặt khác, so với người Kinh, năng lực
đội ngũ CBCCVC người DTTS còn nhiều hạn chế,
nhận thức hạn hẹp. Cộng thêm tâm lý tự ti, ngại đi
học xa, ngại đi học dài hạn13, sẽ làm cho các lớp bồi
dưỡng này đạt hiệu quả không cao. Đặc biệt đối với
các lớp bồi dưỡng chung, thành phần lớp có cả cán
bộ người Kinh lẫn người DTTS.
Vì vậy, việc tổ chức dạy-học các chương trình
bồi dưỡng cho đối tượng CBCCVC người DTTS
sẽ phát huy hiệu quả tốt khi áp dụng B-learning với
những lý do sau đây:
- Giảm chi phí đi lại, giảm thời gian tập trung:
Việc ứng dụng CNTT-TT sẽ giúp cho người học
tiếp cận các kiến thức lý thuyết chủ động hơn, các
tài liệu dưới dạng multimedia cũng sẽ sinh động
hơn làm cho người học dễ tiếp thu. Việc này sẽ giúp
cho việc tổ chức dạy - học được rút ngắn thời gian
phải tập trung ở lớp học. Có thể áp dụng cách thức
tổ chức dạy - học không đồng bộ để áp dụng đối với
các chuyên đề mang tính lý thuyết cao. Giảng viên
đưa bài giảng, các tài liệu tham khảo, các câu hỏi,
bài tập liên quan đến chuyên đề lên hệ thống. Học
viên tham gia vào hệ thống để học các chuyên đề,
trả lời các câu hỏi và bài tập trên hệ thống, đặt các
câu hỏi thắc mắc đến chuyên đề để giảng viên phản
hồi. Buổi học F2F, giảng viên chỉ cần giải thích cụ
thể hơn các thắc mắc của học viên và đưa thêm các
kinh nghiệm thực tiễn. Điều này sẽ giúp người học
chủ động thời gian của mình trong công việc, không
tốn quá nhiều thời gian tập trung tại một địa điểm
để học tập.
- Đảm bảo chất lượng về mặt chuyên môn: Việc
trao đổi kiến thức qua không gian mạng, không tiếp
xúc trực tiếp có thể hạn chế được nhược điểm tâm
lý tự ti, ngại giao tiếp, ngại thể hiện ý kiến trực tiếp
của cán bộ người DTTS. Đối với các chuyên đề
mang tính thực tiễn, các chuyên đề kỹ năng (cần
hướng dẫn cầm tay chỉ việc), B-learning vẫn có
hình thức tổ chức dạy học F2F như đã đề xuất ở
13. Trương Minh Dục, Trương Phúc Nguyên (2018), Xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức người dân tộc thiểu số - Giải pháp quan trọng bảo đảm quyền bình
đẳng dân tộc ở Việt Nam, Tạp chí Tổ chức Nhà nước - Bộ Nội vụ
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
115Số 24 - Tháng 12 năm 2018
trên. Việc này sẽ khắc phục được nhược điểm của
E-learning đối với những chuyên đề này.
- Đối với cơ sở giáo dục áp dụng B-learning cho
đối tượng này: Có thể việc ứng dụng CNTT-TT vào
thời gian đầu sẽ tốn rất nhiều kinh phí (đầu tư máy
móc, phương tiện, đào tạo giảng viên, chi phí xây
dựng hệ thống website ), nhưng chỉ cần đầu tư
một lần và có thể sử dụng được nhiều cho các lớp
về sau. Nếu tổ chức theo hình thức dạy-học truyền
thống, mỗi lần tổ chức lớp tại các địa phương ở xa
trụ sở chính, cơ sở giáo dục sẽ tốn một lần kinh phí
khảo sát, thuê cơ sở vật chất với kinh phí mỗi lần
không hề nhỏ. Mặt khác, kinh phí đi lại, ăn ở cho
giảng viên giảng dạy mà cơ sở giáo dục phải bỏ ra
sẽ ít hơn rất nhiều. Việc này có thể giúp cơ sở giáo
dục hạ kinh phí các lớp bồi dưỡng theo hình thức xã
hội hóa, giảm áp lực cho ngân sách nhà nước.
4. Khó khăn khi áp dụng B-learning cho các
chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên
chức người DTTS và giải pháp khắc phục
Khi áp dụng B-learning cho các chương trình
bồi dưỡng CBCCVC người DTTS trong thực tiễn,
chúng ta sẽ gặp phải một số khó khăn nhất định
như sau:
(i) Xây dựng nguồn tài nguyên bài giảng: Để
soạn bài giảng E-learning có chất lượng đòi hỏi
tốn nhiều thời gian và công sức của giảng viên.
Trong khi đó, hiện nay chưa có chế độ hỗ trợ cho
giảng viên khi soạn giảng các bài giảng E-learning
dành cho các chương trình bồi dưỡng CBCCVC
người DTTS. Mặt khác, như đã phân tích ở phần
E-learning, có nhiều giảng viên có năng lực tốt về
chuyên môn và sư phạm nhưng năng lực ứng dụng
CNTT-TT còn hạn chế nên không thể phát huy hết
được năng lực đội ngũ này.
(ii) Về phía người học: Như đã nêu ở các phần
trên, cán bộ người DTTS vẫn còn bị ảnh hưởng của
cách học thụ động truyền thống, thái độ học tập
chưa cao, tâm lý tự ti, ngại đi học xa. Mặt khác, đối
với đội ngũ này, kỹ năng ứng dụng CNTT-TT còn
rất yếu, đặc biệt là các học viên người DTTS ở các
vùng núi, vùng xâu vùng xa.
(iii) Về cơ sở vật chất: Đòi hỏi phải có hạ tầng
CNTT đủ mạnh, có đường truyền cáp quang, xây
dựng Website trường học và Website E-Learning
hoàn chỉnh chi phí cao, nếu không tận dụng hết khả
năng của Web sẽ gây lãng phí. Đối với những lớp
bồi dưỡng đặt tại địa phương, đặc biệt là địa phương
ở vùng xâu vùng xa như đã đề cập ở trên, việc học
viên tiếp cận với Internet và máy tính còn gặp nhiều
khó khăn, cũng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến quá
trình dạy-học qua môi trường Internet.
(iv) Về nhân lực phục vụ E–learning: Cần có
cán bộ chuyên trách phục vụ sự hoạt động của hệ
thống E-Learning. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết
các trường có tổ chức bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức không có cơ chế, chính sách đãi ngộ cho
các cán bộ chuyên trách này.
Với những khó khăn nêu trên, chúng tôi đề xuất
một số giải pháp khắc phục như sau:
Thứ nhất, các trường đại học, học viện (gọi tắt
là các trường) cần xác định E-learning là một chiến
lược trong giáo dục mới hướng tới xã hội học tập.
Trong đó, đối với các trường được giao nhiệm vụ
bồi dưỡng đội ngũ CBCCVC người DTTS, cần xem
B-learning là một giải pháp hiệu quả khi áp dụng
cho các chương trình bồi dưỡng nhằm nâng cao
chấp lượng đội ngũ này.
Thứ hai, tăng cường tập huấn về phương pháp,
kĩ năng, sử dụng tổng hợp nhiều hợp phần để tạo
bài giảng E-Learning cho các giảng viên tham gia
chương trình bồi dưỡng có ứng dụng B-learning.
Thứ ba, các trường phải đầu tư trang thiết bị, hỗ
trợ kinh phí cho giảng viên trong việc tạo bài giảng.
Chi phí ban đầu có thể lớn đối với các trường, tuy
nhiên những trang thiết bị này sẽ được sử dụng
nhiều lần và tính chi phí so với tổng chi phí để khảo
sát và thuê cơ sở vật chất của các lớp bồi dưỡng sẽ
tiết kiệm hơn nhiều.
Thứ tư, các trường cần trực tuyến hóa trường
học bao gồm trực tuyến hóa về quản lí, điều hành,
tác nghiệp và trực tuyến hóa về dạy học. Website
trường học phải trở thành địa chỉ thân thiện với cán
bộ, giảng viên, học viên. Hướng dẫn phương pháp
tự học, học tập và trao đổi qua mạng cho người học.
Đây là kĩ năng cần thiết để học tập các chương trình
bồi dưỡng có áp dụng B-learning.
Thứ năm, vai trò của giảng viên là rất quan trọng
trong việc triển khai B-Learning. Vì vậy, giảng viên
không chỉ nắm bắt được phương pháp học tập mà
còn là người tạo ra bài giảng phục vụ cho giảng dạy,
các bài giảng E-Learning phục vụ cho tự học của
người học. Phải có hình thức đào tạo đội ngũ giảng
viên đáp ứng yêu cầu dạy học hiện đại nhất: như có
khả năng ứng dụng CNTT vào dạy học, có khả năng
sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, và quan
trọng hơn cả là năng lực tự học, tự nghiên cứu khoa
học. Vì đó là nền tảng quan trọng để người giảng
viên không bị tụt hậu so với thời đại.
Thứ sáu, áp dụng B-learning có lộ trình đối
với các lớp bồi dưỡng CBCCVC người DTTS đặt
tại địa phương xa trụ sở chính của cơ sở giáo dục.
Trước tiên, chỉ nên ứng dụng với các lớp đặt tại
các trung tâm tỉnh lỵ như thành phố, thị xã hoặc tại
các trung tâm huyện lỵ có điều kiện phát triển kinh
tế-xã hội tốt. Áp dụng cho các lớp bồi dưỡng cán
bộ cấp cao trước (bồi dưỡng nhóm đối tượng 1 và
2 theo quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
116 Số 24 - Tháng 12 năm 2018
của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án
“Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với CBCCVC giai
đoạn 2018-2025”), thực hiện và điều chỉnh nhiều
lần để tích lũy kinh nghiệm tổ chức rồi mới áp dụng
đối với các lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch,
bậc, vị trí việc làm khác (như chuyên viên chính,
chuyên viên, bồi dưỡng cấp phòng, bồi dưỡng cấp
xã, bồi dưỡng nhóm đối tượng 3 và 4 theo quyết
định 771/QĐ-TTg nói trên).
Thứ bảy, trước khi thực hiện thí điểm, các trường
phải ban hành các quy định bằng văn bản đối với tất
cả các hoạt động liên quan đến việc dạy-học trên
môi trường Internet. Sau khi thực hiện thí điểm, các
trường phải tổng kết, rà soát các quy định để điều
chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Hằng năm, các
trường phải thực hiện công việc này nhằm đảm bảo
quyền lợi của người dạy và người học. Ngoài ra, các
trường phải giao cho các Khoa chuyên môn, hàng
năm đều phải có rà soát, đánh giá các bài giảng
E-learning của các giảng viên để có điều chỉnh cho
phù hợp thực tiễn cũng như phù hợp với các quy
định trong việc tổ chức các chương trình bồi dưỡng
nếu có thay đổi.
5. Kết luận
E-learning là xu hướng tất yếu trong giai đoạn
hiện nay, nhờ công nghệ này mọi người có ở bất kỳ
nơi đâu, thời điểm nào đều có thể tham gia những
khóa học tốt nhất được hướng dẫn bởi những giảng
viên giỏi. Tuy nhiên, việc tổ chức hình thức dạy
học truyền thống vẫn có những lợi thế nhất định
đối với các lớp bồi dưỡng cán bộ công chức, viên
chức. Chính vì vậy, đối với các lớp bồi dưỡng
này, việc tận dụng tất cả các ưu điểm của dạy học
truyền thống (F2F) và dạy học qua mạng bằng
cách áp dụng hình thức B-learning sẽ đem lại hiệu
quả tối ưu cho chất lượng bồi dưỡng nhằm góp
phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC người
DTTS, từ đó nâng cao chất lượng nền công vụ nói
chung. Tuy vậy, khi ứng dụng CNTT-TT cho các
chương trình bồi dưỡng CBCCVC người DTTS,
các trường cần phải vạch ra cho đơn vị mình một
lộ trình ứng dụng cụ thể, đồng thời ban hành các
văn bản quy định liên quan đến các hoạt động này
chứ không nên vội vàng triển khai đại trà, điều này
có thể làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của
các khóa bồi dưỡng.
Tài liệu tham khảo
Cao Đức Hạnh, (2007), Tổng quan đào tạo
trực tuyến với E-learning, Tạp chí Khoa học
Công nghệ Hàng Hải - Đại học Hàng Hải, số
10 (6/2007).
Nguyễn Văn Hiền, (2008), Tổ chức “Học tập
hỗn hợp” biện pháp rèn luyện kỹ năng sử
dụng CNTT cho sinh viên trong dạy học sinh
học, Tạp chí Giáo dục, số 192, trang 34; 43;
44.
Lê Huy Hoàng, Lê Xuân Quang, (2011),
E-learning và ứng dụng trong dạy học, Đại
học Sư phạm Hà Nội.
Trần Huy Hoàng, Nguyễn Kim Đào, (2014), Tổ
chức hoạt động dạy học theo B-learning đáp
ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo sau 2015, Tạp chí Nghiên cứu
Khoa học - Đại học Văn Hiến, số 5 (11/2014).
Nguyễn Danh Nam, (2007), Các mức độ ứng
dụng E - learning ở trường ĐHSP, Tạp chí
Giáo dục, số 175, trang 41; 42; 43.
Bonk, C. J. & Graham, C. R. (Eds.). (in press).
Handbook of blended learning: Global
Perspectives, local designs, chapter 11. San
Francisco, CA: Pfeiffer Publishing.
William Horton, (2011), E-learning by Design
(Second Edition), San Francisco: Pfeiffer.
Victoria L. Tinio (Nhóm công tác e-ASEAN
UNDP-APDIP dịch), (2003), “Công nghệ
thông tin và truyền thông (ICT) trong giáo
dục”, 30/09/2005.
UNESCO, (2010), ICT Transforming Education
- A Regional Guide.
https://masie.com.
https://vi.wikipedia.org/wiki/
Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_
tr%E1%BB%B1c_tuy%E1%BA%BFn.
News/125/0/1010070/0/40357/Xay_dung_
doi_ngu_can_bo_cong_chuc_nguoi_dan_
toc_thieu_so_Giai_phap_quan_trong_bao_
dam_quyen_binh_dang (Trương Minh Dục,
Trương Phúc Nguyên (2018), Xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu
số - Giải pháp quan trọng bảo đảm quyền
bình đẳng dân tộc ở Việt Nam, Tạp chí Tổ
chức Nhà nước - Bộ Nội vụ).
item/33180602-xay-dung-doi-ngu-can-bo-
nguoi-dan-toc-thieu-so-tiep-theo-va-het.
html (Lê Mậu Lâm và các cộng sự).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 73_352_1_pb_3661_2151943.pdf