U sợi đơn độc khổng lồ ở màng phổi nhân 2 trường hợp phẫu thuật và tổng quan y văn

Tài liệu U sợi đơn độc khổng lồ ở màng phổi nhân 2 trường hợp phẫu thuật và tổng quan y văn: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 63 U SỢI ĐƠN ĐỘC KHỔNG LỒ Ở MÀNG PHỔI NHÂN 2 TRƯỜNG HỢP PHẪU THUẬT VÀ TỔNG QUAN Y VĂN Hồ Tất Bằng*, Lê Quang Đình*, Trần Thanh Vỹ* TÓM TẮT Giới thiệu: U sợi đơn độc của màng phổi là một dạng tổn thương nguyên phát hiếm gặp, thường xuất phát từ vùng cận lớp tế bào trung biểu mô của màng phổi. Bệnh đa số lành tính và thường không có triệu chứng lâm sàng giai đoạn sớm cho đến khi lớn lên gây chèn ép các cơ quan xung quanh như: gây ho, đau ngực hoặc khó thở. Chẩn đoán xác định dựa vào mô bệnh học và hóa mô miễn dịch. Phương pháp điều trị là phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, giải phẫu bệnh học của các trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán u sợ đơn độc màng phổi và hồi cứu y văn. Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo đặc điểm 2 trường hợp u sợi đơn độc lành tính của màng phổi đã được phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tại Bệnh viện Đại học Y...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu U sợi đơn độc khổng lồ ở màng phổi nhân 2 trường hợp phẫu thuật và tổng quan y văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 63 U SỢI ĐƠN ĐỘC KHỔNG LỒ Ở MÀNG PHỔI NHÂN 2 TRƯỜNG HỢP PHẪU THUẬT VÀ TỔNG QUAN Y VĂN Hồ Tất Bằng*, Lê Quang Đình*, Trần Thanh Vỹ* TÓM TẮT Giới thiệu: U sợi đơn độc của màng phổi là một dạng tổn thương nguyên phát hiếm gặp, thường xuất phát từ vùng cận lớp tế bào trung biểu mô của màng phổi. Bệnh đa số lành tính và thường không có triệu chứng lâm sàng giai đoạn sớm cho đến khi lớn lên gây chèn ép các cơ quan xung quanh như: gây ho, đau ngực hoặc khó thở. Chẩn đoán xác định dựa vào mô bệnh học và hóa mô miễn dịch. Phương pháp điều trị là phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, giải phẫu bệnh học của các trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán u sợ đơn độc màng phổi và hồi cứu y văn. Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo đặc điểm 2 trường hợp u sợi đơn độc lành tính của màng phổi đã được phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh trong năm 2016. Kết quả: Tất cả 2 bệnh nhân có khối u sợi đơn độc của màng phổi khổng lồ đã được phẫu thuật thành công, không có tai biến, biến chứng và theo dõi định kỳ 1 năm. Kết luận: U sợi đơn độc của màng phổi là một dạng tổn thương hiếm gặp của màng phổi, thường có kích thước lớn, điều trị chủ yếu là phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn, phân tích mô bệnh học và hóa mô miễn dịch rất quan trọng trong chẩn đoán phân biệt với các loại u khác và tiên lượng lâm sàng. U thường lành tính nhưng cũng có tỉ lệ ác tính hóa hoặc di căn, do đó cần theo dõi lâu dài sau khi phẫu thuật. Từ khóa: u sợi đơn độc, màng phổi ABSTRACT SOLITARY FIBROUS TUMOR OF THE PLEURAL: 2 CASE REPORTS AND REVIEW OF LITERATURE Ho Tat Bang, Le Quang Dinh, Tran Thanh Vy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 63 - 70 Introduction: Solitary fibrous tumors (SFTs) of pleura are rare primary tumors that arise from the submesothelial tissue. They are mostly benign. In the initial stage, they are mostly asymptomatic and by growing, they cause chest pain, irritating cough and dyspnoea on account of the pressure created on the surrounding structures. Histopathology and immuno-histochemical analysis are used to make the diagnosis. Complete surgical resection is the preferred treatment. Objectives: To study the clinical, paraclinical and historical characteristics of all of patients who had been diagnosed SFTs of pleu ral and rewiew of literature. Methods: In this study, we reviewed 2 patients who had undergone a complete surgical resection for treatment of benign solitary fibrous tumors (SFTs) of pleura at University Medical Centre HCM City in 2016 Results: There are 2 patients with giant SFTs of pleura who had undergone surgery and follow up periodically for a year. Conclusions: SFTs of pleura are rare primary tumors, usually have large size. Complete resection of SFTs is usually curative. Immuno-histochemical and pathological features are important in distinguishing them from * Khoa Lồng ngực Mạch máu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS BS. Lê Quang Đình, ĐT: 0983015351., Email: lqdinh@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Ngoại Khoa 64 other tumors and in predicting clinical behaviour. Although most of SFTs show benign behavior, following up is important because some of them are recurrent or malignant potential. Key words: solitary fibrous tumors (SFTs), pleura ĐẶT VẤN ĐỀ U màng phổi nguyên phát (Primary tumors of the pleura) gồm 2 dạng: khu trú và lan tỏa. - U màng phổi lan tỏa thường gặp nhất là u trung biểu mô (Pleural Mesothelioma) xuất phát từ lớp tế bào trung biểu mô của màng phổi, tỷ lệ ác tính rất cao và liên quan với việc phơi nhiễm a-mi-ăng. Mỗi năm tại Hoa Kỳ có 3000 trường hợp mới mắc. - U màng phổi khu trú ít gặp hơn, có khoảng 800 trường hợp được nhắc đến trong các y văn thế giới cho đến bây giờ. Dạng tổn thương này xuất phát từ lớp tế bào cận trung biểu mô của màng phổi. Sau những trường hợp đầu tiên được công bố, việc đặt tên cho dạng tổn thương hiếm gặp này có nhiều tranh cãi như: U xơ màng phổi, u trung biểu mô khu trú, u xơ trung biểu mô khu trú. Tuy vậy vẫn chưa thống nhất cho đến khi sự ra đời của kính hiển vi điện tử cùng sự phát triển của hóa mô miễn dịch, tên gọi “u sợi đơn độc” (Solitary Fibrous Tumors) được thống nhất để phân biệt với u màng phổi ác tính (Malignant Mesothelioma). Chúng tôi báo cáo 2 trường hợp lâm sàng hiếm gặp được chẩn đoán u sợi đơn độc của màng phổi. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu 2 ca bệnh u sợi đơn độc. Phương pháp nghiên cứu Báo cáo loạt ca. KẾT QUẢ Trường hợp 1 Hồ Thị P, nữ, sinh năm 1976, nhập viện 15/9/2016, số HS: N16-281975 Lâm sàng Bệnh nhân nữ 40 tuổi, không có tiền căn phơi nhiễm các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp, vào viện vì đau ngực trái âm ỉ. Bệnh nhân có biểu hiện mệt khi gắng sức khoảng 1 năm trước, khoảng 1 tuần trước ngày nhập viện, bệnh nhân bắt đầu thấy mệt và tức vùng ngực trái và vùng thượng vị tăng dần nên xin nhập viện điều trị. (Trong thời gian hơn 10 năm bệnh nhân không đi kiểm tra sức khoẻ). Tình trạng lúc nhập viện Bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, tổng trạng trung bình, BMI 20. Mạch 66 lần /phút, Huyết áp 120/70mmHg, nhiệt độ 37 độ C, Nhịp thở 22 lần /phút. Bệnh nhân đau tức ngực trái, tức vùng thượng vị, không khó thở. Phổi trái âm phế bào mất, gõ đục. Cận lâm sàng Các xét nghiệm sinh hóa: CEA 1,4ng/ml; beta HCG <1,2; CA19.9 2U/ml; Cyfra 21-1: 1,4ng/ml. Tất cả đều trong giới hạn bình thường. Hình ảnh học: - XQ ngực: Khối mờ đồng nhất 2/3 dưới phổi trái, đẩy trung thất lệch sang phải. - Chụp cắt lớp vi tính ngực: Khối tổn thương chiếm gần toàn bộ khoang màng phổi trái, tăng sinh mạch máu, gây xẹp nhu mô phổi, không thấy xâm lấn xung quanh. Cảm nghĩ: U phổi hoặc U màng phổi hoặc Lymphoma. - CT Scan sọ não, xạ hình xương: Bình thường. - Nội soi phế quản: U tân sinh toàn bộ niêm mạc cây phế quản trái, ăn lan qua phải, bấm sinh thiết 1 mẫu, không có kết quả giải phẫu bệnh vì quá nhỏ. - Giải phẫu bệnh sinh thiết xuyên thành: mô viêm mạn tính chưa loại trừ u lành mạch máu. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 65 Hình 1. Hình ảnh X quang ngực và cắt lớp vi tính. - Chẩn đoán: U màng phổi kích thước lớn khoang màng phổi trái nghi lành tính. - Điều trị: Bệnh nhân được phẫu thuật mở ngực trái 25cm khoang liên sườn VI trái, khối u lớn chiếm gần trọn khoang màng phổi trái, kích thước 20x25x20 cm, bề mặt trơn láng, tăng sinh mạch máu. U xuất phát từ màng phổi tạng thùy lưỡi, dính vào thùy trên, thuỳ dưới, cơ hoành. Cắt xương sườn VII, tách chỗ dính cơ hoành, cắt phần phổi dính u, cắt khối u nặng 2,6 kg. Kết quả giải phẫu bệnh Đại thể: U kích thước 20x25x20 cm, mặt cắt trắng vàng đồng nhất, có chỗ can xi hóa, Vi thể: mẫu thử giới hạn rõ, có vỏ bao, hiện diện nhiều tế bào hình thoi, xen kẽ mô đệm giàu collagen. Tế bào hình thoi có nhiễm sắc chất mịn, hạt nhân không rõ, tập trung nhiều quanh các mạch máu phân nhánh hình sừng hươu(staghorn) và thành myelin hóa. Hiếm thấy phân bào trên mẫu thử. Kết luận: U sợi đơn độc của màng phổi (Solitary Fibrous Tumors) Bệnh nhân xuất viện khỏe mạnh sau 9 ngày điều trị hậu phẫu. Hình 2. Khối u nặng 2,6kg, hình ảnh mô học Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Ngoại Khoa 66 Hình 3. So sánh X quang ngực trước và sau phẫu thuật Trường hợp 2 Bệnh nhân Nguyễn Thị H, Nữ sinh năm 1947, số HS: N16-0085298. Lâm sàng Bệnh nhân nữ 69 tuổi, không có tiền căn hút thuốc lá hay phơi nhiễm các yếu tố nghề nghiệp liên quan đến bệnh phổi, khám sức khỏe tình cờ phát hiện khối choán chỗ ở vùng ngực trái trên phim X quang ngực thẳng. Tình trạng lúc nhập viện: Tỉnh táo, tiếp xúc tốt, thể trạng trung bình. Không có triệu chứng cơ năng đặc hiệu. Cận lâm sàng X quang: khối choán chỗ thùy dưới phổi trái, bờ tròn đều, giới hạn rõ Chụp cắt lớp vi tính: Khối choán chỗ thùy dưới phổi trái, tròn, bờ đều, giới hạn rõ, không thấy dấu hiệu xâm lấn các cơ quan xung quanh, tăng sinh mạch máu. Kích thước khoảng 10x8x3cm. Hình 4. Hình ảnh XQ và CT Scan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 67 Chẩn đoán: Theo dõi u màng phổi trái lành tính Điều trị: Bệnh nhân được mở ngực khoang liên sườn VII, cắt bỏ trọn khối u kích thước 9x8x3cm. Hình 5. Khối u sau khi được cắt ra Kết quả giải phẫu bệnh Đại thể: mô dạng đặc, kích thước 9x8x3 cm, có vỏ bao mỏng bên ngoài, mặt cắt màu trắng hơi vàng, mật độ chắc. Vi thể: mô u hiện diện tế bào hình thoi, có nơi sắp xếp thành bó xoáy ốc, hoặc Hyalin hóa, nhân bầu dục, đều, hiếm thấy phân bào Nhuộm hóa mô miễn dịch: CD 34 (+), actin (-), Desmin (-), Ki67 (+) < 5%, S100 (-) Kết luận sau nhuộm hóa mô miễn dịch: U sợi đơn độc của màng phổi (Solitary Fibrous Tumors). Bệnh nhân xuất viện khỏe mạnh 5 ngày sau phẫu thuật. TỔNG QUAN Y VĂN U sợi đơn độc màng phổi là một dạng tổn thương hiếm gặp thường xuất phát lớp tế bào cận trung biểu mô, chiếm khoảng <5% các khối u ở màng phổi(2). Loại tổn thương này được báo cáo đầu tiên ở màng phổi nhưng cũng có thể gặp ở bất cứ cơ quan nào trên cơ thể như phổi, gan, ổ mắt, khoang mũi, da, tuyến giáp và đường tiêu hóa(12). Năm 1870, Wagner lần đầu tiên miêu tả khối u nguyên phát tại chỗ của màng phổi. Năm 1931, Klemperer và Rabin đã đề cập đến và đưa ra giả thuyết phân loại u này như là một khối u trung biểu mô màng phổi tại chỗ(8). Cùng với sự phát triển của kính hiển vi điện tử, công nghệ hóa mô miễn dịch, u sợi đơn độc của màng phổi cuối cùng được xác định là tổn thương xuất phát từ lớp sâu của trung biểu mô của màng phổi(3). Về phương diện dịch tễ học, cho đến nay, chỉ khoảng hơn 800 trường hợp được báo cáo trong các y văn thế giới, tỷ lệ mắc phải rất thấp, chỉ khoảng 2 ca/ 1.000.000 dân hằng năm(4), tỷ lệ nam: nữ là tương đương nhau, bệnh có thể gặp phải ở mọi độ tuổi( từ 5 đến 87 tuổi) với xuất độ cao nhất trong khoảng 60-70 tuổi. Nói chung, không có bằng chứng về sự liên quan của khối u và di truyền. Ngược lại với u màng phổi ác tính (malignant mesothelioma), u này không liên quan đến phơi nhiễm a-mi-ăng, thuốc lá hay các yếu tố môi trường khác(1). Về mặt mô bệnh học, theo WHO 2013, u sợi đơn độc được xếp vào nhóm trung gian ác tính (intermediate malignancy) và nguy cơ di căn hoặc ác tính thấp. Về đại thể khối u thường có Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Ngoại Khoa 68 giới hạn rõ, có cuống, hệ thống mạch máu nuôi dưỡng được nhận biết rõ, thường chia nhiều nhánh, thường xuất phát từ màng phổi tạng (80%)(1). U thường trơn nhẵn, vỏ rõ, sáng, nhu mô khá mịn và ánh hồng, đường kính u thường rất lớn, có thể trên 10cm, những khối u kích thước lớn hơn 20cm cũng đã được báo cáo(6). Trên vi trường vật kín nhỏ, có thể thấy u có ranh giới rõ với vùng mô phổi lành lân cận, cũng thấy đặc điểm chia nhánh của mạch máu nuôi. Trên vi trường vật kín lớn, có thể thấy rõ những đặc điểm của các tế bào hình thoi đặc trưng ở u xơ đơn độc màng phổi(14). Phân loại mô bệnh học chia làm 4 dạng biến thể (Bảng 1): Bảng 1. Các dạng biến thể mô bệnh học(9) STT Biến thể Đặc điểm 1 Biến thể thông thường hay cổ điển(classic SFT) Có sự kết hợp giữ vùng nghèo tế bào và vùng giàu tế bào, được ngăn cách bởi các bó collagen dày, kính hóa và các mạnh máu thành mỏng, chia nhánh dạng u tế bào quanh mạch, tế bào u hình bầu dục hoặc hình thoi, bào tương hẹp, màu nhạt, chất nhiễm sắc phân tán. 2 Biến thể u xơ mạch tế bào khổng lồ (giant cell angiofibroma) Chứa các tế bào khổng lồ nhiều nhân trong mô đệm và các khoảng trống giả mạch. 3 Biến thể giàu tế bào (Cellular variant) Đặc trưng với các tế bào u như đã mô tả ,sắp xếp thành đám, các mạnh máu xung quanh mỏng, có thể phân nhánh dạng sừng hươu, không thấy xơ hóa quanh mạch. 4 Biến thể tạo mỡ (Fat- forming SFT) U có đặc điểm gần giống biến thể giàu tế bào, tuy nhiên kèm theo thành phần tế bào mỡ với tỷ lệ khác nhau. Trong trường hợp ác tính, các tế bào có đặc điểm: mật độ tế bào cao, tăng tỷ lệ nhân chia (≥ 4 nhân chia/10 vi trường độ phóng đại lớn), nhân đa hình thái, hoại tử u và xâm nhập bờ khối u. Việc chẩn đoán xác định thường dựa vào nhuộm hóa mô miễn dịch, thường dùng CD34 và BCI2 với tỷ lệ dương tính trong các nghiên cứu trước đó là 88,7% và 96,2%. Các nghiên cứu gần đây cho thấy vai trò của dấu ấn STAT6 trong chẩn đoán u xơ đơn độc nói chung(9). Khối u thường không gây triệu chứng lâm sàng trong giai đoạn sớm và chỉ phát hiện tình cờ khi chụp phim X quang phổi định kỳ. Khi khối u tăng kích thước gây chèn ép các cơ quan xung quanh. Triệu chứng thường khiến bệnh nhân đến khám ở các cơ sở y tế thường là đau, nặng ngực, ho, khó thở, nuốt khó. Hiếm gặp hơn là triệu chứng ho ra máu, viêm phổi hoặc xẹp phổi do tắc nghẽn phế quản(12). Ở những khối u lớn có thể gặp ngón tay dùi trống (hội chứng Piere Marie Bamberg), một số có biểu hiện hạ đường huyết do khối u tiết ra chất giống hóc môn insulin (Insulin-like hormon) (Hội chứng Doege Potter)(3). Sau khi tổng hợp các nghiên cứu, tác giả Lary A. Robinson đã đưa ra bảng tỷ lệ gặp phải các triệu chứng của bệnh nhân có khối u đơn độc màng phổi. Bảng 2. Các triệu chứng thường gặp. Triệu chứng Okike et al (10) 1978 N=52 England et al (5) 1989 N=138 Sung et al (13) 2005 N=63 Không triệu chứng 54% 67% 43% Ho 33% 12% 43% Đau ngực 23% 19% 17% Khó thở 19% 11% 17% Sốt 17% 1% 1% Ngón tay dùi trống (to đầu chi) 19% - 2% Sụt cân 6% 2% 3% Ho ra máu 2% - - Viêm phổi 2% - - Chụp X quang ngực giúp chẩn đoán ban đầu, với hình ảnh một khối choán chổ nằm ở phần ngoại vi của phổi hoặc ở rãnh liên thùy. Chụp cắt lớp vi tính để đánh giá chính xác vị trí, sự tương quan với các cơ quan khác trong lồng ngực. Nếu nghi ngờ có sự xâm lấn vào các cấu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 69 trúc trong trung thất thì chụp cộng hưởng từ có thể được xem xét. Khi có bất kì dấu hiệu nào nghi ngờ ác tính, có thể chỉ định chụp PET- CT. Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u là phương pháp tối ưu nhất hiện nay trong điều trị u sợi đơn độc. Khi phẫu thuật, có thể cắt bỏ thêm phần nhu mô lành xung quanh để tránh sót mô bệnh, hạn chế tái phát. Giới hạn bờ an toàn nên rộng khoảng 1-2cm. Phẫu thuật cắt phổi không điển hình (Wedge resection) thường thực hiện khi khối u nằm ở ngoại vi. Một số trường hợp, người ta cũng có thể cắt thùy phổi cũng như phần thành ngực bị xâm lấn. Những u nhỏ, có thể thực hiện đường mở ngực nhỏ dưới hướng dẫn của nội soi lồng ngực (VATS). Theo tác giả Park, ở những khối u quá lớn, có nguy cơ ác tính, cần hóa trị bổ trợ sau mổ, phác đồ thường được dùng đến là Temozolomide kết hợp với Bevacizumab có sự đáp ứng tốt sau quá trình theo dõi dài hạn(11). Về mặt tiên lượng, u sợi đơn độc của màng phổi thường lành tính 78-88%, hầu hết được điều trị khỏi bệnh hoàn bằng phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u với tỷ lệ 88-92%, ít tái phát, tiên lượng tốt(12). Tuy vậy cũng có có trường hợp tái phát và ác tính hóa sau 17 năm theo dõi(7). Dựa vào hồi cứu những ca lâm sàng và mô bệnh học, năm 2002, tác giả Perrot đã đưa ra tiên lượng tái phát dựa vào đặc điểm hình thái và mô học của khối u sợi đợn độc: U lành tính, có cuống: 2% tái phát. U lành tính, không cuống: 8% tái phát. U ác tính, có cuống: 14% tái phát. U ác tính, không cuống: 63% tái phát, 30% tử vong (hầu hết trong 2 năm)(4). BÀN LUẬN Trong hai trường hợp lâm sàng mà chúng tôi đã trình bày ở trên, một bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng lâm sàng mặc dù khối u kích thước đã khá lớn (9x8x3cm), một bệnh nhân có khối u với kích khổng lồ (20x25x20cm), nặng 2,6 kg thì chỉ có triệu chứng đau ngực mơ hồ. Như vậy, triệu chứng lâm sàng hai trường hợp chúng tôi báo cáo tương tự với y văn trên thế giới. Đó là, u sợi đơn độc là dạng tổn thương hiếm gặp, thường không có triệu chứng mặc dù kích thước rất lớn. Cả hai trường hợp đều được chúng tôi phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn qua đường mở ngực bên, hậu phẫu diễn tiến thuận lợi, không ghi nhận các biến chứng xảy ra. Kết quả mô bệnh học của hai trường hợp cho thấy 2 khối u đều đặc trưng với sự xuất hiện các tế bào hình thoi trên vi thể, đại thể khối u trơn láng, giới hạn rõ, mặt cắt màu trắng vàng. Tất cả những đặc điểm trên đều phù hợp với y văn đã được nhắc đến. KẾT LUẬN U sợi đơn độc của màng phổi là một dạng tổn thương hiếm gặp, đặc trưng trên vi thể bởi những tế bào hình thoi. Bệnh thường không triệu chứng giai đoạn sớm, triệu chứng chỉ xuất hiện khi u đã chèn ép các cơ quan xung quanh. Đa số lành tính, điều trị phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u. Chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt thường dựa vào mô bệnh học và hóa mô miễn dịch. Bệnh tiên lượng tốt, tuy vậy vẫn có khả năng tái phát và ác tính. Do đó, cần theo dõi dài hạn sau phẫu thuật. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abu AW (2012). Solitary fibrous tumors of the pleura. Eur J Cardiothorac Surg, 41(3): 587-97. 2. Balduyck B, Govert K, Hendriks J, Maeseneer MD (2006). Solitary fibrous tumor of the pleura with associated hypoglycemia: Doege-Potter syndrome: a case report. J Thorac Oncol, (6): 588-90. 3. Crnjac A, Veingerl B, Vidovic D, Kavalar R, Hojski A (2014). Giant solitary fibrous tumour of the pleura. Case report and review of the literature. Radiology and Oncology, 49(4): 395-401. 4. De Perrot M, Fischer S, Brundler MA, Sekine Y, Keshavjee S (2002). Solitary fibrous tumors of the pleura. Ann Thorac Surg, 74(1): 285-93. 5. England DM, McCarthy MJ (1989). Localized benign and malignant fibrous tumors of the pleura. A clinicopathologic review of 223 cases. Am J Surg Pathol, (13): 640-658. 6. Furukawa N, Hansky B, Niedermayer J, Gummert J, Renner A (2011). A silent gigantic fibrous tumor of the pleura: case report. J Cardiothorac Surg, 6: 122-126. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Ngoại Khoa 70 7. Hyun W, Young D (2014). Malignant solitary fibrous tumor of the pleura slowly growing over 17 years: case report. Journal of Cardiothoracic Surgery, 9: 113-117. 8. Klemperer P, Rabin CB (1931). Primary neoplasm of the pleura: a report of five cases. Arch Pathol, 11: 385-412. 9. Nguyễn Cảnh Hiệp, N.V.H. (2015). U xơ đơn độc: Báo cáo hai ca bệnh và vai trò của dấu ấn hóa mô miễn dịch mới STAT6 trong chẩn đoán mô bệnh học. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 5: 210-214. 10. Okike N, Woolner LB (1978), Localized mesothelioma of the pleura: benign and malignant variants. J Thorac Cardiovasc Surg, 75: 363-372. 11. Park MS, Ludwig JA, Trent JC, Conrad CA, Lazar AJ. (2011), Activity of temozolomide and bevacizumab in the treatment of locally advancet, recurrent and metastatic hemangiopericytoma and malignant solitary fibrous tumor. Cancer, 117: 4939-4947. 12. Robinson LA (2006). Solitary fibrous tumor of the pleura. Cancer Control, 13(4): 264-9. 13. Sung SH, Chang JW, Lee KS, Han J, Park SI (2005), Solitary fibrous tumors of the pleura: surgical outcome and clinical course. Ann Thorac Surg, 79(1): 303-307. 14. Trần Thị Tuấn Anh, P.T.T., Nguyễn Văn Đoàn (2017),Báo cáo ca bệnh tương tác: u sợi đơn độc của màng phổi. Hội nghị khoa học bệnh phổi toàn quốc lần thứ 7. Ngày nhận bài báo: 30/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 06/12/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfu_soi_don_doc_khong_lo_o_mang_phoi_nhan_2_truong_hop_phau_th.pdf
Tài liệu liên quan