Tỷ lệ và một số yếu tố liên quan của đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Long An

Tài liệu Tỷ lệ và một số yếu tố liên quan của đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Long An: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 2 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 246 TỶ LỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA LONG AN Bùi Thị Phương Nga*, Lê Phạm Hoa Sơn Trà** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) đang là một vấn đề đáng quan tâm của y tế cộng đồng vì tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng cũng như các biến chứng của bệnh cho cả người mẹ và thai nhi. Nghiên cứu này góp phần bước đầu xây dựng quy trình tầm sóat và quản lý ĐTĐTK tại bệnh viện đa khoa Long An giúp ngăn ngừa và giảm thiểu các kết cục xấu cho thai phụ và thai nhi. Mục tiêu: (1) Xác định tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai từ tuần 24 – 28. (2) Xác định một số yếu tố liên quan đến đái tháo đường thai kỳ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện từ tháng 1/2018 – 6/2018 với 404 thai phụ có tuổi thai từ tuần 24 – 28 được thực hiện nghiệm pháp dung nạp 75g glucose. Chẩn đo...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ và một số yếu tố liên quan của đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Long An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 2 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 246 TỶ LỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA LONG AN Bùi Thị Phương Nga*, Lê Phạm Hoa Sơn Trà** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) đang là một vấn đề đáng quan tâm của y tế cộng đồng vì tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng cũng như các biến chứng của bệnh cho cả người mẹ và thai nhi. Nghiên cứu này góp phần bước đầu xây dựng quy trình tầm sóat và quản lý ĐTĐTK tại bệnh viện đa khoa Long An giúp ngăn ngừa và giảm thiểu các kết cục xấu cho thai phụ và thai nhi. Mục tiêu: (1) Xác định tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai từ tuần 24 – 28. (2) Xác định một số yếu tố liên quan đến đái tháo đường thai kỳ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện từ tháng 1/2018 – 6/2018 với 404 thai phụ có tuổi thai từ tuần 24 – 28 được thực hiện nghiệm pháp dung nạp 75g glucose. Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn ADA 2011 và các biến số khảo sát sự liên quan là: tiền sử gia đình có người trực hệ đái tháo đường, tiền sử đẻ con to, tiền sử đái tháo dường thai kỳ, tăng cân nhanh trong thai kỳ, chế độ ăn thừa năng lượng, thừa protid, thừa glucid, thừa lipid. Kết quả:Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ là 15,35%, trong đó nhóm có yếu tố nguy cơ là 20,7% và nhóm không có yếu tố nguy cơ là 7,4 %. Các yếu tố liên quan của đái tháo đường thai kỳ là: tiền sử đẻ con ≥ 4000g (OR=3,37 với p= 0,009, KTC: 1,34 – 7,43), đường niệu dương tính (OR= 3,06 với p=0,001, KTC= 1,75 – 5,94), chế độ ăn thừa glucid (OR=5,72 với p=0,004, KTC=1,76 – 16,78). Kết luận: (1) Nghiệm pháp dung nạp glucose nên thực hiện cho tất cả thai phụ thay vì chỉ tập trung vào các thai phụ có yếu tố nguy cơ. (2) Chế độ ăn thừa glucid làm tăng khả năng bị ĐTĐTK 5,72 lần, do đó chú ý nên có phần hướng dẫn chế độ ăn không chỉ trong quy trình khám thai cho thai phụ mà cho cả phụ nữ chuẩn bị mang thai, nhất là những thai phụ có tiền căn sanh con to. Từ khóa: đái tháo đường thai kỳ, yếu tố nguy cơ ABSTRACT PREVALENCE AND RELATED FACTORS OF GESTATIONAL DIABETES MELLITUS AT LONG AN HOSPITAL Bui Thi Phuong Nga, Le Pham Hoa Son Tra * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3- 2019: 246-253 Methods: The cross-sectional study conducted from January 2018 to June 2018 included 404 women who were at 24 to 28 weeks of pregnancy were performed a 75 g glucose tolerance test. Diagnosis of gestational diabetes was made by the ADA 2011 standard and the variables were: family history of diabetes, a history of large childbirth, a history of diabetes, fast weight gain in pregnancy, total food energy excess, excess dietary protein, glucid and lipids. Results: The rate of gestational diabetes was 15.35%, in which the risk group was 20.7% and the group without risk factor was 7.4%. The factors related to gestational diabetes were: history of giving birth ≥ 4000g (OR = 3.37 with p = 0.009, KTC: 1.34 - 7.43), positive urinary glucose (OR = 3.06 with p = 0.001, KTC = 1.75 - 5.94), dietary excess of glucid (OR = 5.72 with p = 0.004, KTC = 1.76 - 16.78). *Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch **Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Long An Tác giả liên lạc: TS.BS. Bùi Thị Phương Nga ĐT: 0903722237 Email: dr.phuongnga65@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Conclusions: (1) Glucose tolerance test should be performed for all pregnant women instead of focusing on pregnant women with risk factors. (2) The excess dietary glucid increased the likelihood of being diagnosed with diabetes by 5.72 times, so there should be a dietary guideline not only for pregnant women in the regular monitoring of pregnancy but also for women who are planning a pregnancy, especially pregnant women with a history of macrosomia. Key word: gestational diabetes, prevalence, risks factors ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự gia tăng của ĐTĐ, đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) đang không ngừng gia tăng. Cho tới nay ĐTĐTK đang là một vấn đề đáng quan tâm của y tế cộng đồng(8,20) vì tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng cũng như một số biến chứng thai – mẹ có thể là hậu quả của ĐTĐTK như tiền sản giật, sanh non, thai chết lưu, hội chứng suy hô hấp cấp, tử vong chu sinh, thai to gây khó đẻ, đặc biệt nguy cơ mắc đái tháo đường typ 2 thực sự sau này(10,20,21). Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng việc sàng lọc và quản lý ĐTĐTK tốt đã góp phần làm giảm biến chứng cho mẹ và thai. Tuy nhiên, việc sàng lọc ĐTĐTK hiện nay vẫn chưa được tiến hành thường quy ở nhiều phòng khám thai trong cả nước, trong đó có Long An, vấn đề ĐTĐTK vẫn còn bỏ ngỏ. Theo số liệu 6 tháng đầu năm 2017 của bệnh viện Đa khoa Long An, tại phòng khám thai có 2.778 thai phụ, trong đó tuổi thai từ 24-28 tuần là 512 người (trung bình mỗi ngày có khoảng 4 người); tổng số sanh là 3246 ca trong đó tổng số thai nhi ≥ 3500g là 1321 ca (40,7%) trong đó ≥ 4000g là 68 ca (2,1%); tiền sản giật là 75 ca (2,3%); sanh non 93 ca (3%) và thai lưu 154 ca (5%) Xuất phát từ những thực tế trên, nghiên cứu này được thực hiện nhằm bước đầu xây dựng quy trình tầm sóat và quản lý ĐTĐTK tại bệnh viện đa khoa Long An giúp ngăn ngừa và giảm thiểu các kết cục xấu cho thai phụ và thai nhi. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai từ tuần 24 – 28. Xác định một số yếu tố liên quan đến đái tháo đường thai kỳ. PHƯƠNG PHÁP - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu Tất cả thai phụ có tuổi thai từ 20 - 27 tuần đến khám thai tại khoa Sản- Bệnh viện Đa khoa Long An từ 02/01/2018 đến 30/06/2018, loại trừ các trường hợp ĐTĐ có từ trước khi có thai hoặc trong 3 tháng đầu thai kỳ, đang mắc các bệnh ác tính, mãn tính như đang sử dụng các thuốc Corticoid, Salbutamol, lợi tiểu nhóm Thiazide hoặc bệnh tâm thần, câm điếc. Cỡ mẫu nghiên cứu Chọn mẫu toàn bộ trong thời gian nghiên cứu, mẫu tối thiểu là 341 thai phụ với p = 0,08(13). Một số định nghĩa ĐTĐTK: khi thai phụ được thực hiện nghiệm pháp dung nạp 75g glucose (NPDNĐ) có ít nhất 1 giá trị dương tính theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ADA 2011, 2017(2,3). Thời điểm lấy mẫu Ngưỡng giá trị chẩn đoán Lúc đói > 92mg/dl (5,1 mmol/l) 1 giờ > 180 mg/dl (10,0 mmol/l) 2 giờ > 153mg/dl (8,5 mmol/l) Biến số nghiên cứu Tiển sử đẻ con to: trong tiền sử có ít nhất 1 lần đẻ con > 4000g. Tiền sử ĐTĐTK: những trường hợp không được làm được xếp vào nhóm không biết. Tiền sử ĐTĐ gia đình: khi bố, mẹ hay anh chị em ruột đang mắc ĐTĐ đang điều trị. Chỉ số BMI trước mang thai: theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới đề nghị cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tháng 2/2000, thừa cân, béo phì khi BMI ≥ 23(4). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 2 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 248 Tăng cân nhanh trong thai kỳ lần nầy: được đánh giá dựa theo khuyến cáo chi tiết về mức tăng cân cho phép của các thai phụ tùy theo từng phân loại BMI khác nhau của Viện Y khoa Hoa Kỳ năm 2009. Thừa năng lượng tổng và thừa khối lượng các thành phần Protid, Glucid, Lipid: khi hiệu số của tổng năng lượng và khối lượng các thành phần trong thực đơn thực tế cao hơn thực đơn lý tưởng >10%. Năng lượng tổng và khối lượng các thành phần Protid, Glucid, Lipid trong khẩu phần ăn lý tưởng cho thai phụ ĐTĐTK: được tính theo Hướng dẫn của Bộ Y tế(5). Năng lượng tổng, khối lượng các thành phần Protid, Glucid, Lipid của thực đơn thực tế từng ngày: là giá trị trung bình của nhật ký bữa ăn của 3 ngày liên tiếp trước khi thực hiện NPDNĐ, được tính bằng phần mềm Eiyokun dành cho người Việt Nam. Nhóm nguy cơ là nhóm có ít nhất một trong các yếu tố sau: béo phì, tiền sử rối loạn dung nạp đường, tiền sử gia đình bị ĐTĐ, tiền sử sanh con to. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu Bảng 1: Một số đặc điểm chung của dân số nghiên cứu Đặc điểm thai phụ N(404) Tỷ lệ (%) Tuổi Tuổi trung bình: 29,51 <35 334 82,7 ≥35 70 17,3 Nghề nghiệp Công nhân 218 53,9 Nông dân 22 5,5 Buôn bán, tự do 99 24,5 Nhân viên văn phòng 65 16,1 Trình độ văn hóa Mù chữ, cấp 1 29 7,2 Cấp 2, cấp3 284 70,3 Cao đẳng, đại học 91 22,5 Địa chỉ Thành thị 118 29,2 Nông thôn 286 70,8 Tiền thai Con so 171 42,3 Con rạ 233 57,7 Đặc điểm thai phụ N(404) Tỷ lệ (%) BMI Nhẹ cân, bình thường 314 77,7 Thừa cân, béo phì 90 22,3 Trong 404 thai phụ có 82,7% thai phụ < 35 tuổi, 77,5% thai có trình độ văn hóa chỉ đến cấp 3 và 22,3 % thai phụ thừa cân, béo phì. Tỷ lệ ĐTĐTK Tỷ lệ ĐTĐTK chung Trong 404 thai phụ tham gia nghiên cứu có 62 thai phụ được chẩn đoán ĐTĐTK theo tiêu chuẩn ADA 2011, chiếm tỷ lệ 15,35% Tỷ lệ ĐTĐTK theo yếu tố nguy cơ (YTNC) Biểu đồ 1: Tỷ lệ ĐTĐTK của nhóm có YTNC và không có YTNC Trong nhóm có YTNC (241) có 50 thai phụ ĐTĐTK (20,75%), trong nhóm không có YTNC (163) có 12 thai phụ ĐTĐTK (7,36%) (Biểu đồ 2). Bảng 2. Các trường hợp ĐTĐTK được chẩn đoán theo thời điểm Các trường hợp chẩn đoán ĐTĐTK N (62) Tỷ lệ (%) 1 chỉ số ĐH đói (G0) 1 1,6 ĐH sau 1giờ (G1) 11 17,7 ĐH sau 2 giờ (G2) 13 21 2 chỉ số G0+ G1 3 4,8 G1+G2 20 32,3 G0+ G2 1 1,6 3 chỉ số G0+ G1+ G2 13 21 G0, hoặc G1, hoặc G2 cao: là 25 trường hợp, chiếm tỷ lệ 40,2%. G0 cao: 1 trường hợp đơn lẽ (1,6%) và 17 trường hợp kết hợp với G1 và/hoặc G2 (27,4%). Trong 18 trường hợp này có 4 trường hợp chỉ số >126mg/dl. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học G1 và/hoặc G2 cao: chiếm 98,4% các trường hợp, trong đó cao cả hai chỉ số là 33 trường hợp chiếm 53,3%, G1 hoặc G2 cao riêng lẻ là 14 trường hợp chiếm 22,6%. Sự liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ và đái tháo đường thai kỳ Phân tích đơn biến Tiền sử gia đình, tiền sử sanh con to và đường niệu dương tính liên quan có ý nghĩa thống kê đến ĐTĐTK với p < 0,05 (Bảng 3). Bảng 3: Sự liên quan giữa tiền sử, thai kỳ hiện tại và ĐTĐTK Các yếu tố ĐTĐTK P OR KTC Có n=62 Không n=342 Tiền sử gia đình Có 17 (28,8) 42 (71,2) 0,002 2,67 1,32-5,32 Không 45 (13) 300 (87) Tiền sử đẻ con to Có 12 (38,7) 19 (61,3) < 0,001 4,08 1,68-9,45 Không 50 (13,4) 323 (86,6) Tiềnsử ĐTĐTK 0 0 - - - BMI trước có thai Thừa cân, béo phì 19 (21,1) 71 (78,9) 0,085 1,86 0,87-3,17 Không thừa cân 43 (13,7) 271 (86,3) Tăng cân nhanh Có 35 (15,8) 186 (84,2) 0,781 1,08 0,61-3,94 Không 27 (14,8) 156 (85,2) Bảng 4: Sự liên quan giữa chế độ ăn và ĐTĐTTK Chế độ ăn Đái tháo đường thai kỳ P OR KTC Có n=62 Không n=342 Thừa năng lượng Có 46 (25,3) 136 (74,7) <0,001 4,35 2,30-8,55 Không 16 (7,2) 206 (92,8) Thừa protid Có 27 (28,1) 69 (71,9) <0,001 3,05 1,65-5,57 Không 35 (11,4) 273 (88,6) Thừa lipid Có 23 (17,6) 108 (82,4) 0,46 1,26 0,68-2,26 Không 39 (14,3) 234 (85,7) Thừa glucid Có 52 (25) 156 (75) <0,001 6,2 2,97-14,1 Không 10 (5,1) 186 (94,9) Chế độ ăn thừa năng lượng, thừa protid, thừa glucid so với khẩu phần ăn lý tưởng liên quan có ý nghĩa thống kê đến ĐTĐTK với p<0,05 (Bảng 4). Phân tích hồi quy đa biến Sau khi phân tích hồi quy đa biến các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến ĐTĐTK gồm: tiền sử sanh con to, đường niệu dương tính và chế độ ăn thừa glucid với p≤ 0,009 (Bảng 5). Bảng 5: Sự liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ và ĐTĐTTK Các yếu tố P OR KTC Ts gia đình có ĐTĐ 0,108 1,85 0,85-3,80 Tiền sử đẻ con to 0,009 3,37 1,34 -7,43 Chế độ ăn thừa năng lượng 0,981 1,06 0,34 - 2,88 Chế độ ăn thừa Glucid 0,004 5,72 1,76 - 16,78 Chế độ ăn thừa protid 0,440 1,33 0,63 - 2,74 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 2 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 250 BÀN LUẬN Đặc điểm mẫu nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi thai phụ < 35 tuổi chiếm tỷ lệ 82,7% và tỷ lệ thừa cân, béo phì trước khi mang thai với BMI > 23 là 22,3%. Qua đây chúng ta có thể nhận định là đời sống của con người ngày càng phát triển theo xu hướng phát triển của nền kinh tế xã hội, do đó tỷ lệ thừa cân, béo phì ngày càng gia tăng ở phụ nữ trẻ. Với chỉ số BMI càng cao thì người phụ nữ càng có nhiều nguy cơ mắc bệnh tật nói chung và nguy cơ trong thai nghén nói riêng. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ Nghiên cứu của chúng tôi có 62/404 thai phụ được chẩn đoán ĐTĐTK theo tiêu chuẩn ADA 2011 chiếm tỷ lệ 15,35 %. Theo xu hướng hiện nay, có thể thấy tỷ lệ ĐTĐTK đang tăng lên theo thời gian và tỷ lệ này có thể thay đổi tùy theo tiêu chuẩn chẩn đoán(1,2,3,10). Trong nghiên cứu của chúng tôi, với cùng tiêu chuẩn chẩn đoán, tỷ lệ ĐTĐTK cao tương đương với các nghiên cứu khác trong nước(7,12,13,14,16,17,19,21,22). Điều này có thể do những năm gần đây tỉnh Long An có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh, một số tập quán ăn uống, sinh hoạt thay đổi đã làm tăng khả năng mắc bệnh và sẽ góp phần không nhỏ làm tăng tỷ lệ biến chứng thai – mẹ nếu ĐTĐTK không được kiểm soát tốt, cũng như tăng tỷ lệ trẻ em béo phì sanh ra từ mẹ ĐTĐTK và có nguy cơ mắc các bệnh về chuyển hóa trong tương lai(6,9). Vì vậy, cần có sự chỉ đạo để các cơ sở khám thai, theo dõi thai nghén, tăng cường công tác tư vấn, tuyên truyền về bệnh ĐTĐTK, cách khám sàng lọc và dự phòng, nhằm làm giảm tỷ lệ mắc ĐTĐTK trong tương lai. Nếu chỉ xét nghiệm đường huyết lúc đói (G0), chúng ta chỉ phát hiện được 18/46 trường hợp (29%) mắc ĐTĐTK, nếu thai phụ được thực hiện NPDNĐ thì đo chỉ số đường huyết sau 1 giờ (G1) sẽ phát hiện thêm 50% số trường hợp và sau 2 giờ (G2) thêm 21% số trường hợp. Do đó, nếu chỉ làm G0 thì sẽ bỏ sót 71% số trường hợp mắc bệnh ĐTĐTK, vì thế cần tổ chức sàng lọc ĐTĐTK bằng NPDNĐ như một xét nghiệm thường quy. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của ADA, do đó giá trị của G0 và G2 không giúp chúng ta chẩn đoán được ĐTĐ trước mang thai đối với những thai phụ đến khám lần đầu tiên khi tuổi thai từ 24 – 28 tuần. Tuy nhiên, nếu sử dụng tiêu chuẩn của WHO 2016 thì chúng ta có thể chẩn đoán được ĐTĐ trước mang thai khi thực hiện NPDNĐ ở tuần 24 – 28 thai kỳ, cụ thể là khi G0 ≥ 126mg/dl, hoặc G2 ≥ 200mg/dl(23). Điều này giúp chúng ta định hướng điều trị phù hợp hơn và tiên lượng thai mẹ tốt hơn. Khi phân tích 62 ca ĐTĐTK được chẩn đoán theo ADA, chúng tôi có 18 trường hợp G0 ≥ 92mg/dl trong đó có 2 trường hợp có 2 giá trị G0 ≥ 126mg/dl và G2 ≥ 200mg/dl và 2 trường hợp chỉ có G0 ≥ 126mg/dl, mặc dù trước đó thai phụ có kết quả đường huyết đói bình thường ở quý 1 thai kỳ. Nếu sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của WHO 2006 thì đây là những trường hợp ĐTĐ tồn tại trước thai kỳ này, nhưng điều này khó giải thích vì chỉ số đường huyết đói ở quý 1 của họ là bình thường. Có thể chăng đó là sự không tuân thủ điều kiện xét nghiệm của bệnh nhân, hoặc ĐTĐ vừa mới xuất hiện trùng lấp trong thai kỳ này. Nghiên cứu của Jensen (Đan Mạch) ở phụ nữ có thai bị RLDNĐ nhẹ dưới tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK thấy có mối tương quan tuyến tính giữa đường huyết sau 2 giờ với tỷ lệ thai to, mổ lấy thai, sinh non, trật khớp vai, thai to(11). Tuy nhiên, kết quả bảng 3.2 cho thấy G1 hoặc G2 cao riêng lẻ có tỷ lệ bằng nhau, là 14 trường hợp chiếm 22,6%. Điều này cho thấy trong ĐTĐTK để giám sát thai phụ, nếu chỉ theo dõi đơn thuần chỉ số G2 thì việc quản lý điều trị có thể sẽ thiếu sót và hậu quả trên thai – mẹ có thể xảy ra ngoài sự kiểm soát của chúng ta. Đối tượng nào sẽ được sàng lọc ? Kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy tỷ lệ ĐTĐTK trong nhóm không yếu tố nguy cơ chiếm 7,4%, con số đang cảnh báo chúng ta ngoài các yếu tố nguy cơ đã được nhiều y văn đề cập đến như tiền sử gia đình, tiền sử sanh con to, thừa cân, béo Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học phìchúng ta phải chú ý đến sự thay đổi nếp sống, sinh hoạt, chế độ ăn cũng có thể can thiệp vào sự gia tăng của tỷ lệ ĐTĐTK cũng như ĐTĐ trong dân số chung(15). Nếu chỉ chú trọng tầm soát trong nhóm có yếu tố nguy cơ, chúng ta sẽ bỏ sót không ít thai phụ bị ĐTĐTK, điều nầy ủng hộ cho việc tầm soát đại trà ĐTĐTK cho tất cả thai phụ. Sự liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ và ĐTĐTK Trong phân tích đơn biến, chúng tôi ghi nhận có 6 YTNC liên quan đến ĐTĐTK là tiền sử gia đình, tiền sử sanh con to, đường niệu dương tính, chế độ ăn thừa năng lượng, thừa tinh bột và thừa đạm. Yếu tố tiền sử ĐTĐTK không ghi nhận được trong nghiên cứu này vì trên địa bàn tỉnh Long An chưa phòng khám thai nào triển khai việc tầm soát ĐTĐTK. Tuy nhiên, theo y văn, ĐTĐTK có tỷ lệ tái phát trong những thai kỳ sau là 2/3 trường hợp cho thấy đây là yếu tố cần phải khảo sát và quan tâm trong quá trình khám thai. Tỷ lệ ĐTĐTK ở những thai phụ có tiền sử gia đình bị ĐTĐ là 28,8%, ở nhóm không có tiền sử gia đình đái tháo đường là 13%. Sự khác biệt nầy có ý nghĩa thống kê khi phân tích đơn biến với p = 0,002. Trong nhóm có tiền sử sanh con > 4000g có 38,7% thai phụ ĐTĐTK và trong nhóm không có tiền sử đẻ con > 4000g chỉ có 13,4%. Sự khác biệt nầy có ý nghĩa thống kê trong phân tích đơn biến với p < 0,001 và OR= 4,08 với khoảng tin cậy là 1,64-9,45. Khuynh hướng liên quan nầy vẫn còn chặt chẽ sau khi đưa vào phân tích đa biến với p=0,009, OR= 3,37. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Lê TMP(13), Nguyễn TTD(18) và Nguyễn VH(19) và nhiều tác giả khác. Theo cơ chế sinh bệnh học thì con to là hậu quả của ĐTĐTK, nên yếu tố tiền sử đẻ con to của thai phụ có thể là yếu tố gián tiếp của bệnh lý ĐTĐTK của lần mang thai trước. Khi phân tích về BMI chúng ta thấy có sự khác nhau về tỷ lệ ĐTĐTK, nhưng sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê dù rằng về cơ chế sinh lý bệnh thì thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ của ĐTĐ nói chung. Điều này có thể được lý giải là do cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ, hoặc do chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ, hoặc do sự thay đổi nội tiết khác nhau giữa các thai phụ. Chúng tôi ghi nhận được 45% (182/404) thai phụ có chế độ ăn có tổng năng lượng thực tế cao hơn lý tưởng. Điều này phản ảnh một thực tế là quan niệm khi có thai cần phải ăn cho mẹ và cho con nên ăn càng nhiều càng tốt. Kết quả là có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ ĐTĐTK ở nhóm thừa năng lượng so với nhóm không thừa năng lượng với OR = 4,35 và p < 0,001 trong phân tích đơn biến. Bên cạnh tổng năng lượng trong thực đơn, sự phân bố khối lượng của Protid, Glucid, Lipid cũng quan trọng và khi phân tích chúng tôi có kết quả là nhóm ăn thừa Glucid và Protid có liên quan đến ĐTĐTK có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Tuy nhiên, trong phân tích đơn biến kết quả còn ghi nhận chế độ ăn thừa năng lượng phần nhiều là do thừa Glucid, chiếm 84% (52/62) và trong 208 thai phụ ăn thừa Glucid có 52 thai phụ ĐTĐTK, chiếm 25%, cao hơn so với chế độ ăn thừa Protid. Sau khi đưa vào phân tích đa biến, thì khuynh hướng liên quan đến tỷ lệ ĐTĐTK của chế độ ăn thừa năng lượng và thừa protid không còn nữa, chỉ còn chế độ ăn thừa Glucid vẫn còn ảnh hưởng đến tỷ lệ ĐTĐTK với OR = 5,72 và p = 0,004. KẾT LUẬN Nghiệm pháp dung nạp glucose nên thực hiện cho tất cả thai phụ thay vì chỉ tập trung vào các thai phụ có yếu tố nguy cơ. Chế độ ăn thừa glucid làm tăng khả năng bị ĐTĐTK 5,72 lần, do đó chú ý nên có phần hướng dẫn chế độ ăn không chỉ trong quy trình khám thai cho thai phụ mà cho cả phụ nữ chuẩn bị mang thai, nhất là những thai phụ có tiền căn sanh con to. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. American Diabetes Association (2010). “International Association of Diabetes and pregnancy study groups consensus panel”. Diabetes Care, 33(3): pp.676-682. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 2 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 252 2. American Diabetes Association (2011). “Diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus”. Diabetes Care, 34(1):pp.62-69. 3. American Diabetes Association (2017). “Diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus”. Diabetes Care, 40(1):pp.24-26. 4. Anuurad E (2003). “The new BMI criteria for Asian by the Regional Office for the Western Pacific Region of WHO are suitable for screening of overweight to prevent metabolic syndrome in Elder Japanese workers”. Journal of Occupation Health, 45:pp. 335 – 343. 5. Bộ Y tế (2015). “Đái tháo đường và thai kỳ”. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết – chuyển hóa, pp. 230. 6. Coustan DR, Lowe LP, Metger BE and Dyre AR (2010). “The Hyperglycemia and Adverse Pregnancy Outcome (HAPO) study: paving the way for new diagnostic criteria for gestational diabetes mellitus”. Am J Obter Gynecol, 202(6):pp.654e 1-6. 7. Đặng Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Kim Liên (2011). “Xác định tỷ lệ và thời điểm chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ ở nhóm thai phụ có yếu tố nguy cơ cao”. Y học Thực hành, 1:pp.134-136. 8. Đỗ Trung Quân (2007). “Đái tháo đường thai nghén”. Đái tháo đường và điều trị, NXB Y học, pp.399-419. 9. Gonzales VH et al (2007). “The impact of glycemia control on neonatal outcome in singleton pregnancies complicated by gestational diabetes”. Diabetes Care, vol 30:pp.467-470. 10. Holt RI, Coleman MA (2011). “The implications of the new International Association of Diabetes and Pregnancy Study Groups (IADPSG) diagnostic criteria for gestational diabetes”. Diabet Med, pp. 382-385. 11. Jensen DM, Korsholm L, Ovensen P, Molsted-pedersen L (2008). “Adverse pregnancy outcome in women with mild glucose intolerance: is there a clinically meaningful threshold value for glucose?”. Acta Obstet Gynecol Scand, 87:pp.59-62. 12. Lê Thị Hoàng Phượng (2013). “Tỷ lệ đái tháo đượng thai kỳ và các yếu tố liên quan tại bệnh viện Tân Bình TP Hồ Chí Minh”. Luận án chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 13. Lê Thị Minh Phú (2014). “Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan tại khoa Sản bệnh viện Nguyễn Tri Phương”. Luận án chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, pp.51-70. 14. Ngô Thị Kim Phụng (2004). “Tầm soát đái tháo đường trong thai kỳ tại quận 4 thành phố Hồ Chí Minh”. Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 15. Nguyễn Lê Hương (2012). “Kiến thức thực hành và tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ ở các thai phụ tới khám tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2012 và một số yếu tố liên quan”. Luận văn Thạc sỹ y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, pp. 35-47. 16. Nguyễn Thị Kim Liên, Đặng Thị Minh Nguyệt (2011). “Tìm hiểu mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ cao với tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ”. Y học thực hành, 2:pp. 46-49. 17. Nguyễn Thị Mai Phương 2015). “Nghiên cứu đái tháo đường thai kỳ tại bệnh viên Phụ sản Hải Phòng”. Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, pp.36-46. 18. Nguyễn Thị Thùy Dung (2014). “Thực trạng và một số yếu liên quan đến đái tháo đường thai kỳ ở thai phụ 24-32 tuần”. Luận văn thạc sĩ sinh học, Trường Đại học Vinh, pp.29-35 19. Nguyễn Văn Hương, Ngô Đức Kỷ. “ Đặc điểm và tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ của phụ nữ đến khám tại Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An năm 2012 - 2013”. Y học dự phòng, Tập XXIV, số 2(150):pp. 78 - 83. 20. Tạ Văn Bình (2007). “Thuật ngữ và những quan niệm hiện đại”, “Chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường”, “Các nghiên cứu về đái tháo đường ở Việt Nam”, “Những nguyên lý nền tảng đái tháo đường - tăng glucose máu”. Nhà xuất bản Y học, pp. 16 - 17, 18 - 26, 53 - 62. 21. Thái Thị Thanh Thúy (2012). "Nghiên cứu tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn ADA 2011 và các yếu tố nguy cơ". Luận văn thạc sĩ y học, chuyên ngành nội khoa, Trường Đại Học Y Hà Nội, pp.48-65. 22. Vũ Bích Nga (2007). “Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và một số yếu tố nguy cơ của các thai phụ được quản lý thai tại khoa sản, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội”. Thông tin Y dược, Số 10/2008, Bộ Y tế - Viện Thông tin thư viện Y học Trung Ương, pp.21-23. 23. World Health Organization (2013). “Diagnostic Criteria and Classification of Hyperglycaemia First Detected in Pregnancy”. WHO/NMH/MND/13, pp.3-5. Ngày nhận bài báo: 01/02/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/02/2019 Ngày bài báo được đăng: 20/04/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_cua_dai_thao_duong_thai_ky.pdf
Tài liệu liên quan