Tài liệu Tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến tình trạng rút que cấy tránh thai implanon sớm trước thời hạn tại Bệnh viện Từ Dũ: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 21
TỶ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG RÚT QUE CẤY
TRÁNH THAI IMPLANON SỚM TRƯỚC THỜI HẠN TẠI BV TỪ DŨ
Cao Hữu Thịnh*, Võ Minh Tuấn**
TÓM TẮT
Mở đầu: Cấy Implanon một phương pháp ngừa thai mới được sử dụng tại Việt Nam từ năm 2005. Việc
phải rút que cấy tránh thai ra sớm trước hạn gây lãng phí thời gian và tài chính cho người sử dụng.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến tình trạng rút que cấy tránh thai Implanon
sớm trước thời hạn tại bệnh viện Từ Dũ.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Từ tháng 06/2015 đến tháng 05/2016 có 386 phụ nữ đến
khoa Kế Hoạch Hóa Gia Đình bệnh viện Từ Dũ để rút que cấy Implanon, thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và đồng ý
tham gia nghiên cứu. Họ sẽ được phỏng vấn theo bảng câu hỏi soạn sẵn nhằm thu thập các thông tin và đặc điểm
dịch tễ, kinh tế xã hội, tiền sử ngừa thai, tiền sử sản khoa, thời gian sử dụng que cấy, ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến tình trạng rút que cấy tránh thai implanon sớm trước thời hạn tại Bệnh viện Từ Dũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 21
TỶ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG RÚT QUE CẤY
TRÁNH THAI IMPLANON SỚM TRƯỚC THỜI HẠN TẠI BV TỪ DŨ
Cao Hữu Thịnh*, Võ Minh Tuấn**
TÓM TẮT
Mở đầu: Cấy Implanon một phương pháp ngừa thai mới được sử dụng tại Việt Nam từ năm 2005. Việc
phải rút que cấy tránh thai ra sớm trước hạn gây lãng phí thời gian và tài chính cho người sử dụng.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến tình trạng rút que cấy tránh thai Implanon
sớm trước thời hạn tại bệnh viện Từ Dũ.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Từ tháng 06/2015 đến tháng 05/2016 có 386 phụ nữ đến
khoa Kế Hoạch Hóa Gia Đình bệnh viện Từ Dũ để rút que cấy Implanon, thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và đồng ý
tham gia nghiên cứu. Họ sẽ được phỏng vấn theo bảng câu hỏi soạn sẵn nhằm thu thập các thông tin và đặc điểm
dịch tễ, kinh tế xã hội, tiền sử ngừa thai, tiền sử sản khoa, thời gian sử dụng que cấy, các tác dụng phụ và lý do
rút que chính.
Kết quả: Tỷ lệ rút que Implanon sớm trước thời hạn (2 năm) là 51,04%. Các lý do rút que chính gồm: muốn
có thai 25,4%; đổi biện pháp ngừa thai khác 32,5%; rong kinh rong huyết 16,2%; vô kinh 7,1%; tăng cân 6,1% và
nổi mụn 2%. Phản ứng tại vùng, rong kinh rong huyết, muốn có thai, đau vú và thay đổi tính tình là các yếu tố
liên quan đến rút que Implanon sớm trước thời hạn.
Kết luận: Cần tư vấn kỹ cho bệnh nhân trước khi cấy que Implanon, theo dõi và điều chỉnh các tác dụng phụ
nhằm làm giảm tỷ lệ rút que sớm trước thời hạn.
Từ khóa: que cấy ngừa thai, etonogestrel, Implanon, tỷ lệ rút que sớm.
ABSTRACT
PREVALENCE AND ASSOCIATED FACTORS OF EARLY DISCONTINUATION IMPLANON
AT TUDU HOSPITAL.
Cao Huu Thinh, Võ Minh Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 21 - 27
Background: Implanon insertion was dedicated for family planning in Vietnam since 2005. Nevertheless,
early removing Implanon would be affected negatively on medical cost-effectiveness.
Objectives: To determine prevalence of early discontinuation Implanon and to identify if any it’s associated
factors among women who wanted to remove Implanon.
Methods: A cross – sectional study was conducted from June 2015 to May 2016 gathered 386 women who
wanted to remove Imp anon at the Family planning unit of Tu Du Hospital. Face-to-face interviewing using a
structured questionnaire applied for collecting data that including factors: demographic socioeconomic, history of
contraception, history of obstetrics, age, and date of insertion and removal of the Imp anon, side effects and main
reasons stop using Implanon.
Results: The prevalence of early Imp anon discontinuation was 51.04%. Some main reasons for the early
discontinuation were: desiring pregnancy again (25.4%); switching to another contraceptive method without
reason (32.5%); irregular bleeding (16.2%); amenorrhea (7.1%); gain weight (6.1%) and acne (2%). Reaction at
site of insertion, irregular bleeding, desiring pregnancy, breast pain and changing mood of clients were the
* BM Sản, Đại học Y Dược Tp. HCM
Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS. Võ Minh Tuấn ĐT: 0909727199 Email: drvo_obgyn@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 22
associated factors with early Implanon discontinuation.
Conclusions: Carefully counseling before Implanon insertion, monitoring closely and lightening user’s side
effects should be carried to decrease Implanon discontinuation rate.
Key words: contraceptive implant, etonogestrel, Implanon, early discontinuation rate.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Implanon, que cấy dưới da chỉ chứa
progestogen là một phương pháp ngừa thai mới
có từ năm 2005. Mỗi que cấy Implanon chứa 68
miligram etonogestrel có tác dụng ngừa thai
trong 3 năm cho mỗi lần cấy. Nhìn chung, các
biện pháp ngừa thai chỉ chứa progestin được
đánh giá không chỉ có tính dung nạp tốt vì tránh
được những tác dụng phụ của estrogen(10), mà
còn tiện dụng, hiệu quả và an toàn(3,7). Que cấy
Implanon có tác dụng ngừa thai sớm trong vòng
24 giờ sau khi cấy que, và tác dụng ngừa thai
mất đi gần như tức thì ngay sau khi rút que.
Theo nhiều nghiên cứu, chỉ số Pearl của que cấy
Implanon xấp xỉ bằng 0 trên 100 phụ nữ-
năm(4,6,10). Cũng như những biện pháp ngừa thai
khác, que cấy Implanon gây ra một số tác dụng
phụ trên người sử dụng như: vô kinh, xuất
huyết dạng chấm, rong kinh rong huyết, tăng
cân, đau vú, nổi mụn, viêm âm đạo, đau vùng
cấy que (4,7,11). Trong các tác dụng phụ trên, ra
huyết âm đạo bất thường là nguyên nhân gây
rút que trước hạn thường gặp nhất, ngoài ra còn
các nguyên nhân khác như vô kinh, nổi mụn,
sạm da, tăng cân(4).
Que cấy Implanon được hãng Organon
giới thiệu ra thị trường vào năm 1998. Năm
1999, một thử nghiệm lâm sàng được thực
hiện trên 120 khách hàng ở Thanh Hóa và Hòa
Bình trong 3 năm để đánh giá hiệu quả của
Implanon. Dựa vào kết quả lâm sàng này, Bộ
Y tế chấp thuận cho phép lưu hành biện pháp
ngừa thai này tại Việt Nam từ năm 2003. Ước
tính mỗi năm có khoảng 25000 que cấy
Implanon được sử dụng tại Việt Nam. Tại
bệnh viện Từ Dũ, phương pháp ngừa thai
bằng que cấy Implanon được áp dụng từ năm
2008. Trong năm đầu tiên, có 88 trường hợp
cấy que, số trường hợp cấy que Implanon tăng
lên mỗi năm và đạt 1070 trường hợp cấy que
trong năm 2014. Song song với việc cấy que, số
ca rút que cấy Implanon cũng tăng dần: 40
trường hợp (2008) và 315 trường hợp (2014),
bao gồm rút que cấy đúng hạn và rút que cấy
trước hạn. Việc phải rút que cấy tránh thai ra
sớm trước hạn vì các tác dụng phụ để chuyển
qua một biện pháp ngừa thai khác sẽ gây lãng
phí thời gian và tài chính cho người sử dụng.
Cho đến thời điểm này vẫn chưa có nghiên
cứu nào về biện pháp ngừa thai này. Nhằm
đánh giá biện pháp ngừa thai bằng que cấy
Implanon có phù hợp với người Việt Nam hay
không, chúng tôi xin tiến hành nghiên cứu này
với câu hỏi nghiên cứu: “Trong số khách hàng
tới rút que cấy Implanon, tỷ lệ rút que cấy
Implanon trước hạn là bao nhiêu?”.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính: Xác định tỷ lệ rút que cấy
tránh thai Implanon sớm trước thời hạn trên
tổng số khách hàng tới rút que cấy tránh thai tại
bệnh viện Từ Dũ?
Mục tiêu phụ: Xác định các yếu tố liên quan
đến tình trạng rút que cấy tránh thai Implanon
sớm trước thời hạn.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang.
Dân số nghiên cứu
Dân số mục tiêu
Phụ nữ ngừa thai bằng que cấy Implanon tại
thành phố Hồ Chí Minh.
Dân số nghiên cứu
Phụ nữ ngừa thai bằng Implanon đến rút
que tại khoa Kế Hoạch Hóa Gia Đình (KHHGĐ)
bệnh viện (BV) Từ Dũ.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 23
Dân số chọn mẫu
Phụ nữ ngừa thai bằng que cấy Implanon
đến rút que tại khoa KHHGĐ BV Từ Dũ từ
tháng 06/2015 đến 05/2016, đồng thuận tham gia
nghiên cứu.
Tiêu chuẩn nhận vào
Những phụ nữ ngừa thai bằng phương pháp
cấy que Implanon muốn rút que. Nghe và hiểu
tiếng Việt. Người tham gia nghiên cứu có tinh
thần thoải mái, tình trạng sức khỏe tốt cho phép
tiến hành cuộc phỏng vấn, đồng ý ký vào: “Bảng
đồng thuận tham gia nghiên cứu”.
Định nghĩa rút que trước hạn: phụ nữ ngừa thai
bằng que cấy Implanon muốn ngưng sử dụng biện
pháp này vì bất kỳ lý do nào bằng cách rút que (<2
năm)(3, 5, 8).
Tiêu chuẩn loại trừ
Không thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu.
Những người muốn đến rút que bị tâm thần.
Cỡ mẫu
2
2
2/1
d
p1pZ
n
α: xác suất sai lầm loại I, α = 0,05
p: tỷ lệ ước lượng rút que Implanon trước hạn. Chúng tôi
chọn p = 0, 50 để có cỡ mẫu lớn nhất.
d: độ chính xác tuyệt đối, d = 0,05 → n = 386.
Phương pháp nhận bệnh và thu thập số liệu
Chọn mẫu toàn bộ cho đến khi đủ mẫu cần
thiết theo thiết kế nghiên cứu. Theo đó, vào tất cả
các ngày trong tuần trừ chủ nhật & ngày lễ, tại
phòng khám ở khoa KHHGĐ BV Từ Dũ, chúng
tôi sẽ mời những phụ nữ muốn rút que cấy
Implanon thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu tham gia
nghiên cứu.
Chúng tôi tập huấn cho 3 cộng tác viên đồng
thời cũng là nữ hộ sinh đang công tác tại khoa
KHHGĐ cùng tham gia phỏng vấn.
Cách tiến hành và thu thập số liệu
Bước 1: Tiến hành phỏng vấn thử bảng câu hỏi (Pilot
study)
Đầu tiên, chúng tôi tiến hành phỏng vấn
thử 10 khách hàng muốn rút que Implanon,
nhằm mục đích chỉnh sửa từ ngữ bảng câu hỏi
phù hợp, dễ hiểu hơn. Thông tin phỏng vấn
thử 10 bảng câu hỏi không lấy vào số liệu
nghiên cứu. Sau khi tiến hành phỏng vấn thử
bảng câu hỏi, chúng tôi bổ sung thêm vào
bảng câu hỏi các nguyên nhân rút que cấy
Implanon trước thời hạn bao gồm thay đổi
tính tình, có thai, que lạc chỗ, khô âm đạo,
giảm ham muốn tình dục nhằm giúp bệnh
nhân dễ hiểu, dễ đưa ra câu trả lời, tránh
những sai sót do bệnh nhân quên hoặc sai sót
do không biết từ ngữ chuyên ngành y khoa.
Bước 2: Sàng lọc và thu nhận đối tượng nghiên cứu
Tất cả những phụ nữ ngừa thai bằng que cấy
Implanon muốn đến khoa KHHGĐ BV Từ Dũ
để rút que sẽ được lấy số thứ tự khám, khám, tư
vấn và làm thủ thuật rút que theo đúng phác đồ
tại BV Từ Dũ. Tổng số phòng khám tại khoa
KHGĐ có 3 phòng khám, 2 phòng tư vấn trên
cùng một tầng lầu thứ 4 của tòa nhà M, hàng
ngày, từ 7 giờ sáng đến 16 giờ 30 vào tất cả các
ngày trong tuần (trừ chủ nhật và ngày lễ vì hai
ngày này không có người đến rút que). Từ
01/06/2015 đến 31/05/2016, tại khoa KHHGĐ BV
Từ Dũ, khi có khách hàng đến khoa để rút que
cấy, khách hàng sẽ đăng ký khám tại quầy tiếp
tân, sau đó được chuyển vào phòng khám để bác
sỹ khám, nếu khách hàng có chỉ định rút que nữ
hộ sinh sẽ báo cho tác giả.
Bước 3: Tư vấn về nghiên cứu và để bệnh nhân ký
cam kết đồng thuận tham gia nghiên cứu
Chúng tôi sẽ mời bệnh nhân vào phòng tư
vấn số 1 của khoa KHHGĐ, phòng này tách biệt
với các phòng khám khác trong khoa, có kê sẵn
bàn và ghế thuận tiện cho việc phỏng vấn.
Phòng có không gian riêng nên đảm bảo những
thông tin trả lời phỏng vấn được bảo mật. Tại
đây, chúng tôi sẽ mời khách hàng muốn rút que
Implanon tham gia nghiên cứu bằng cách giải
thích về mục đích nghiên cứu cũng như các
quyền lợi và nghĩa vụ của bệnh nhân khi tham
gia nghiên cứu. Quy trình khám, điều trị và
chăm sóc bệnh nhân vẫn được tuân thủ theo
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 24
phác đồ điều trị hiện đang áp dụng tại bệnh viện
Từ Dũ. Từ đó bệnh nhân có thể quyết định đồng
ý tham gia nghiên cứu hay không. Trong quá
trình tư vấn nghiên cứu, để bệnh nhân ký cam
kết đồng thuận tham gia nghiên cứu và phỏng
vấn theo bảng câu hỏi.
Bước 4: Tiến hành phỏng vấn, thu thập số liệu
Sau khi bệnh nhân ký vào bảng cam kết
đồng thuận tham gia nghiên cứu, tại phòng tư
vấn chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp
bệnh nhân theo bảng câu hỏi khảo sát các yếu tố
liên quan. Người phỏng vấn sẽ hỏi trực tiếp, câu
trả lời của bệnh nhân sẽ được người phỏng vấn
viết vào bảng thu thập số liệu theo ý bệnh nhân.
Với những bệnh nhân không biết đọc, tác giả sẽ
đọc cho bệnh nhân nghe từng câu và điền vào
bảng câu hỏi theo ý của bệnh nhân. Thời gian
phỏng vấn dự kiến kéo dài 10-15 phút đối với
mỗi trường hợp.
Bước 5
Sau khi đã tiến hành phỏng vấn thu thập số
liệu, bệnh nhân được hướng dẫn rút que tại
phòng kỹ thuật, khoa KHHGĐ. Tác giả và các
bác sĩ khoa KHHGĐ trực tiếp rút que cấy
Implanon, thời gian thực hiện trung bình khoảng
15 phút. Sau khi rút que Implanon xong, bệnh
nhân được cấp thuốc giảm đau và được dặn dò
tái khám một tháng sau.
Bước 6: Nhập, làm sạch và phân tích số liệu
Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê Stata
10.0. Phân tích gồm 2 bước: Bước 1: mô tả và
phân tích đơn biến bằng hồi quy Logistic. Bước
2: phân tích đa biến bằng hồi quy Logistic nhằm
kiểm soát các yếu tố gây nhiễu. Sử dụng khoảng
tin cậy 95%.
KẾT QUẢ & BÀN LUẬN
Tỷ lệ rút que Implanonon sớm trước thời
hạn là 51,04% (KTC 95% = 46,05 – 56,03), hơi
cao hơn so với tỷ lệ rút que Implanon đúng
thời hạn. Tỷ lệ rút que cấy Implanon ở từng
thời điểm 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24
tháng, 36 tháng và sau 36 tháng lần lượt là
9,84%; 19,2%; 12,2%; 9,8%; 43,8% và 5,2%. Tại
thời điểm 6 tháng, kết quả nghiên cứu của
chúng tôi giống với kết quả nghiên cứu của
Croxatto(3) và Amanda(2) nhưng cao hơn tỷ lệ
rút que của Caroline(8).
Bảng 1: Tỷ lệ rút que Implanon trước thời hạn theo
thời gian
Thời gian cấy
que
Tần số Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ rút que
cộng dồn
≤ 6 tháng 38 9,84 9,84
≤ 12 tháng 74 19,17 29,02
≤ 18 tháng 47 12,18 41,19
≤ 24 tháng 38 9,84 51,04
≤ 36 tháng 169 43,78 94,82
>36 tháng 20 5,18 100
Tổng 386 100
Tại thời điểm 12 tháng, tỷ lệ rút que
Implanon sớm của chúng tôi tương đương với
kết quả của Anjali(1) nhưng cao hơn kết quả báo
cáo của Croxatto(3), Amanda(2) và Caroline(8). Tại
thời điểm 24 tháng, trong đa số các nghiên cứu,
tỷ lệ rút que cấy Implanon sớm đều trên 50%, chỉ
có trong nghiên cứu của Croxatto, tỷ lệ rút que
cấy Implanon sớm thấp hơn 31%(3). Như vậy,
chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt lớn về
tỷ lệ rút que cấy Implanon trước thời hạn trong
nghiên cứu của chúng tôi so với kết quả của các
nghiên cứu khác trên thế giới. Hơn 50% phụ nữ
ngừa thai bằng que cấy Implanon đã rút que cấy
sớm trước 24 tháng. Đây là một tỷ lệ khá cao. Vì
vậy, chúng tôi đã tiến hành phân tích tìm mối
liên quan giữa thời điểm rút que với các đặc
điểm của dân số nghiên cứu nhằm xác định
nguyên nhân gây rút que Implanon trước hạn.
Bảng 2. Lý do chính gây rút que trước hạn
Lý do N Tỷ lệ (%)
Muốn sinh thêm con 50 25,4
Đổi BPNT khác 64 32,5
Rong kinh – rong huyết 32 16,2
Vô kinh 14 7,1
Tăng cân 12 6,1
Nổi mụn 4 2,0
Lý do khác 12 6,1
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tác dụng
phụ tăng cân, nổi mụn và thay đổi tính tình
chiếm tỷ lệ lần lượt là 22,3%; 19,9%; và 23,6%.
Trong ba tác dụng phụ này, chỉ có những đối
tượng bị thay đổi tính tình có nguy cơ rút que
cấy Implanon sớm gấp 2,3 lần (p=0,009). Tuy
nhiên thay đổi tính tình lại không phải là lý do
chính khiến người sử dụng quyết định rút que
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 25
Implanon trước hạn. Và tỷ lệ phụ nữ rút que
cấy Implanon trước hạn vì tăng cân hay nổi
mụn khá thấp, chỉ 0,3% và 0,1%. Có thể là do
trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, mức độ
tăng cân và nổi mụn diễn ra không trầm trọng,
nên người sử dụng chấp nhận hoặc dung nạp
được những tác dụng phụ này sau một thời
gian cấy que Implanon.
Theo kết quả nghiên cứu, chúng tôi tìm thấy
có 6 nguyên nhân là lý do chính gây rút que
trước thời hạn bao gồm: muốn đổi biện pháp
ngừa thai khác, muốn sinh thêm con, rong kinh
rong huyết, vô kinh, tăng cân và nổi mụn; trong
đó muốn đổi biện pháp ngừa thai khác chiếm tỷ
lệ cao nhất 32,5%. Kết quả nghiên cứu của chúng
tôi không mâu thuẫn so với các kết quả nghiên
cứu khác trên thế giới. Vì trong các nghiên cứu
về ảnh hưởng của que cấy Implanon lên người
sử dụng, đa số các tác giả tập trung vào việc xác
định những tác dụng phụ nào là lý do rút que
chính gây rút que trước thời hạn.
Ngừa thai bằng que cấy Implanon là một
biện pháp ngừa thai đắt tiền, rong kinh rong
huyết mặc dù là tác dụng phụ chiếm tỷ lệ nhiều
nhất nhưng tác dụng phụ xảy ra không trầm
trọng và có thể điều trị được nên đa số phụ nữ
chấp nhận tiếp tục sử dụng thay vì phải rút que
cấy sớm và đổi biện pháp ngừa thai khác. Thêm
vào đó là có thể vào thời điểm cấy que Implanon,
đối tượng có lẽ chưa được tư vấn kỹ về hiệu quả
tránh thai, các tác dụng phụ có thể xảy ra trong
thời gian sử dụng que cấy. Vì vậy, sau khi được
cấy que Implanon, việc xuất hiện nhiều tác dụng
phụ khiến người sử dụng cảm thấy không thuận
tiện, không an tâm nên muốn đổi sang biện pháp
ngừa thai khác.
Phân tích yếu tố liên quan
Đa số các nghiên cứu về tác dụng và hiệu
quả của que cấy Implanon đều báo cáo ra huyết
âm đạo bất thường bao gồm vô kinh, rong kinh,
rong huyết là tác dụng phụ thường gặp nhất và
cũng là nguyên nhân gây rút que cấy trước hạn
nhiều nhất. Người dùng que cấy Implanon
thường rút que sau một đến hai năm đầu sử
dụng vì ra huyết âm đạo bất thường. Tần suất ra
huyết âm đạo bất thường do cấy que Implanon
là 45%, tỷ lệ rút que trước hạn vì nguyên nhân
này là 14%(12). Theo báo cáo của Croxatto(4), tỷ lệ
người sử dụng que cấy rút que cấy Implanon
trong 2 năm đầu sử dụng vì rong kinh rong
huyết là 17%.
Bảng 2 Phân tích đa biến giữa các đặc điểm và rút
que trước hạn
Đặc
điểm
Rút que đúng hạn
(N = 189)
Rút que trước hạn
(N = 197)
PR* P*
Muốn sinh thêm con
Không 123(55,66) 98(44,34) 1
Có 66 (40,00) 99 (60,00) 2,10 0,001
Khô âm đạo
Không 130(52,20) 119(47,79) 1
Có 59 (43,06) 78 (56,93) 1,04 0,893
Rong huyết
Không 125(53,87) 107(46,12) 1
Có 64 (41,55) 90 (58,44) 1,65 0,041
Giao hợp đau
Không 149(52,46) 135(47,53) 1
Có 40 (39,21) 62 (60,78) 1,47 0,264
Phản ứng tại chổ
Không 78(47,93) 119(52,06) 1
Có 57(52,08) 132(47,91) 1,63 0,034
Vô kinh
Không 95 (45,67) 113(54,33) 1
Có 94(52,74) 84 (47,64) 0,76 0,265
Đau đầu
Không 106(52,08) 9 (47,24)
Có 83(45,92) 100(54,76) 1,41 0,209
Đau vú
Không 126(46,67) 145(53,60) 1
Có 63 (54,33) 52 (45,40) 0,64 0,000
Nổi mụn
Không 127(51,20) 120(48,91) 1
Có 62 (44,80) 77 (55,09) 0,93 0,833
Thay đổi tính tình
Không 128(54,70) 106(45,29) 1
Có 61 (40,13) 91 (59,86) 2,32 0,009
Theo nghiên cứu của chúng tôi, rối loạn kinh
nguyệt sau cấy que chiếm tỷ lệ khá cao 86%,
trong đó rong kinh rong huyết 39,9% và vô kinh
46,1%. Những phụ nữ ngừa thai bằng que cấy
Implanon bị rong kinh rong huyết có nguy cơ rút
que trước hạn cao gấp 1,65 lần so với những phụ
nữ cấy que Implanon không bị tác dụng phụ này
(p=0,041). Tỷ lệ đối tượng rút que cấy trước hạn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 26
vì rong kinh rong huyết, và vô kinh lần lượt là
23,3% và 21,8%.
Trong 171/386 người bị tăng cân trong thời
gian cấy que, có 86 đối tượng rút que sớm vì
tăng cân, chiếm tỷ lệ 2,2%. Tuy nhiên chúng tôi
không tìm thấy mối liên quan giữa tăng cân và
rút que trước hạn (OR=0,95, p=0,794). Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết
quả của nhiều nghiên cứu trên thế giới. Theo các
nghiên cứu khác, tỷ lệ rút que Implanon trước
hạn vì lý do tăng cân dao động trong khoảng từ
3% đến 7% trong các dân số không phải người
châu Á(9).
Theo báo cáo của các nghiên cứu thử nghiệm
lâm sàng, các rối loạn tâm lý bao gồm trầm cảm,
thay đổi tính tình, lo âu gặp ở 3%-14% phụ nữ
cấy que Implanon. Trong đó, thay đổi tính tình là
rối loạn tâm lý thường gặp nhất(7,5). Trong nghiên
cứu của chúng tôi, tỷ lệ thay đổi tính tình sau khi
cấy que là 23,6%. Trong đó, phụ nữ dùng que
cấy Implanon bị thay đổi tính tình có nguy cơ rút
que cấy trước hạn gấp 2,3 lần so với đối tượng
không bị thay đổi tính tình (p=0,009). Như vậy,
que cấy Implanon gây ảnh hưởng tâm lý đến
dân số nghiên cứu của chúng tôi nhiều hơn so
với các dân số nghiên cứu khác. Cần có thêm
nghiên cứu trong tương lai về diễn tiến và mức
độ ảnh hưởng tâm lý của que cấy Implanon đến
người sử dụng; cũng như cần tư vấn kỹ hơn cho
khách hàng về những tác dụng phụ này trước
khi cấy que Implanon.
Bên cạnh rong kinh rong huyết, tăng cân, nổi
mụn, ảnh hưởng tâm lý và đau đầu, các tác dụng
phụ khác gồm ngứa, giao hợp đau, đau vú và
viêm âm đạo cũng là những tác dụng phụ
thường gặp trong nghiên cứu của chúng tôi. Tỷ
lệ ngứa, giao hợp đau, đau vú và viêm âm đạo
lần lượt là 20,7%; 26,4%; 29,8%; và 24,9%. Người
sử dụng que cấy Implanon bị ngứa, hoặc giao
hợp đau đều có nguy cơ rút que sớm với PR lần
lượt là 2,28; 2,28 (p<0,05), ngược lại những phụ
nữ cấy que Implanon gặp tác dụng phụ đau vú
hoặc viêm âm đạo ít nguy cơ rút que sớm hơn
với PR lần lượt là 0,37; 0,43 (p<0,05). Trong một
nghiên cứu đa trung tâm đánh giá hiệu quả và
độ an toàn của biện pháp ngừa thai bằng
Implanon ở các nước châu Âu, tỷ lệ ngứa, giao
hợp đau, đau vú và viêm âm đạo lần lượt là
3,5%, 5,5%, 14,8%, và 15%(3). Theo báo cáo của
Darney, các tác dụng phụ ngứa, giao hợp đau,
đau vú chiếm tỷ lệ lần lượt là 2,1%, 0,4%, 0,3%(5).
KẾT LUẬN -KIẾN NGHỊ
1 Tỉ lệ rút que cấy tránh thai Implanon
trước thời hạn (2 năm) là 51,04% (KTC 95%
=46,05 – 56,03).
2. Số liệu nghiên cứu chỉ ra một số yếu tố liên
quan sau
Nhóm có phản ứng tại vùng cấy tăng nguy
cơ rút que cấy tránh thai trước hạn gấp 1,63 lần
(1,03-2,58) so với nhóm không có phản ứng tại
vùng cấy, (P< 0,05). Nhóm có rong huyết tăng
nguy cơ rút que cấy tránh thai trước hạn gấp 1,65
lần (1,02-2,66) so với nhóm không rong huyết,
(P< 0,05). Nhóm muốn sinh thêm con tăng nguy
cơ rút que cấy tránh thai trước hạn gấp 2,1 lần
(1,35-3,26) so với nhóm không muốn sanh thêm
con, (P< 0,05). Nhóm có đau vú giảm nguy cơ rút
que cấy tránh thai trước hạn gấp 1,56 lần (0,13-
0,50) so với nhóm không đau vú, (P<0,05). Nhóm
có thay đổi tính tình tăng nguy cơ rút que cấy
tránh thai trước hạn gấp 2,3 lần (1,23-4,36) so với
nhóm không thay đổi tính tình, (P< 0,05).
Nhằm hạ thấp tỷ lệ rút que cấy tránh thai
trước thời hạn vì các tác dụng ngoại ý chúng tôi
đề xuất một số ý kiến sau:
- Cần dành nhiều thời gian tư vấn giúp
người sử dụng hiểu rõ về những ưu khuyết
điểm , hiệu quả ngừa thai và tác dụng ngoại ý.
Từ đó giúp họ có thể theo dõi tốt hơn, điều trị
các tác dụng ngoại ý trong thời gian cấy que
nhằm giảm tình trạng rút que trước hạn.
- Tiến hành thêm những nghiên cứu tiền cứu
sâu hơn trong thời gian cấy que về tác dụng
ngoại ý như: rong kinh, rong huyết, vô kinh,
tăng cân, nổi mụn, thay đổi tính tình, những
phản ứng phụ tại nơi que cấy để đánh giá chính
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 27
xác hơn mối liên hệ giữa các yếu tố này và tình
trạng rút que sớm.
- Cán bộ y tế cũng cần quan tâm và theo dõi
sát những bệnh nhân cấy que Implanon nhằm
phát hiện, điều trị sớm những tác dụng ngoại ý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agrawal A, Robinson C (2005), "An assessment of the first
3 years’ use of Implanon® in Luton". J Fam Plann Reprod
Health Care, 31 (4).
2. Amanda S, Simone R (2002), "An assessment of the use of
Implanon in thress community services". The Journal of
Family Planning and Reproductive Health Care, 28 (4), pp.
193-196.
3. Croxatto HB (1999), "A multicenter efficacy and safety
study of the single contraceptive implant Implanon".
Human Reproduction, 14 (4), pp. 976-981.
4. Croxatto HB (2000), "Clinical profile of implanon: A single
rod etonogestrel contraceptive implant". Eur J Contracept
Reprod Health Care, 2 (2), pp. 21-28.
5. Darney P, Patel A, Rosen K, Shapiro LS, Kaunitz AM (2009),
"Safety and efficacy of a single-rod etonogestrel implant
(Implanon): results from 11 international clinical trials".
Fertility and Sterility, 91 (5), pp. 1646-1653.
6. Darney PH (1994), "Hormonal implants: Contraception for
a new century". International Journal of Gynecology and
Obstetrics, 48 (3), pp. 349.
7. Etonogstrel (Implanon), package insert., 2006: Roseland,
NJ: Organon USA, Inc.
8. Harvey C, Seib C, Lucke J (2009), "Continuation rates and
reasons for removal among Implanon® users accessing
two family planning clinics in Queensland, Australia".
Contraception, 80 (6), pp. 527-532.
9. Hohmann H, Michell DC (2007), "The Contraceptive
Implant". Clinical Obstetrics and Gynecology, 50 (4), pp. 907-
917.
10. Meckstroth KR, Darney PD (2001), "Implant
contraception". Semin Reprod Med, 19 (4), pp. 338-354.
11. Monsour D, Kover T, Fresher I (2008), "The effect of
implanon on menstrual bleeding pattern". Eur J Contracept
Reprod Health Care, 13(1), pp. 13-28.
12. Strauss LT, Gamble SB, Parker WY, Cook DA, Zane SB, et
al. (2006), "Abortion Surveillance - United States, 2003".
Centers for Disease Control and Prevention MMWR Surveill
Summ, 55 (11), pp. 1-32
Ngày nhận bài báo: 21/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ty_le_va_cac_yeu_to_lien_quan_den_tinh_trang_rut_que_cay_tra.pdf