Tài liệu Tỷ lệ tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp người dân tộc Khmer tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 224
TỶ LỆ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGƯỜI DÂN TỘC KHMER
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CẦU NGANG, TỈNH TRÀ VINH
Thạch Thị Mỹ*, Lê Thị Diễm Trinh*, Nguyễn La Trí Dũng**, Nguyễn Thanh Bình*
TÓM TẮT
Mở đầu: Tăng huyết áp phải điều trị suốt đời, tuân thủ điều trị (TTĐT) rất quan trọng để phòng ngừa các
biến chứng. Tỷ lệ tăng huyết áp ở đồng bào dân tộc Khmer cao. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về tuân thủ điều
trị và những hành vi nguy cơ trên đồng bào dân tộc Khmer tại huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị, và một số yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị của bệnh
nhân tăng huyết áp (THA) người dân tộc Khmer tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cầu Ngang.
Đối tượng - Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 326 bệnh nhân tăng huyết áp
từ 25 tuổi trở lên đến khám và điều trị ...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 143 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp người dân tộc Khmer tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 224
TỶ LỆ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGƯỜI DÂN TỘC KHMER
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CẦU NGANG, TỈNH TRÀ VINH
Thạch Thị Mỹ*, Lê Thị Diễm Trinh*, Nguyễn La Trí Dũng**, Nguyễn Thanh Bình*
TÓM TẮT
Mở đầu: Tăng huyết áp phải điều trị suốt đời, tuân thủ điều trị (TTĐT) rất quan trọng để phòng ngừa các
biến chứng. Tỷ lệ tăng huyết áp ở đồng bào dân tộc Khmer cao. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về tuân thủ điều
trị và những hành vi nguy cơ trên đồng bào dân tộc Khmer tại huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị, và một số yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị của bệnh
nhân tăng huyết áp (THA) người dân tộc Khmer tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cầu Ngang.
Đối tượng - Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 326 bệnh nhân tăng huyết áp
từ 25 tuổi trở lên đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cầu Ngang.
Kết quả: Tỷ lệ tuân thủ uống thuốc ngày hôm qua chiếm 76,7%, tuy nhiên có 66,9% đối tượng đã từng
quên thuốc. Khoảng 96,6% đối tượng tuân thủ điều trị ở mức độ trung bình và thấp. Tỷ lệ của những thực hành
thay đổi lối sống: 34,0% bệnh nhân có uống rượu bia trong 12 tháng qua, tỷ lệ lạm dụng rượu 27,6%, 27,9%
hiện đang hút thuốc lá. Những yếu tố làm tăng mức độ tuân thủ điều trị bằng thuốc: thời gian điều trị càng dài,
nghề nghiệp và kiến thức đúng về điều trị bệnh tăng huyết áp.
Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở mức độ thấp tại Cầu Ngang còn khá cao
(66,6%). Xây dựng các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe về tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở đồng
bào Khmer cần phải được quan tâm nhiều hơn.
Từ khóa: Tăng huyết áp, tuân thủ điều trị, dân tộc Khmer, thang đo Morisky
ABTRACTS
ADHERENCE TO TREAMENT RATE AND RELATED FACTORS OF PATIENTS HYPERTENSION IN
ETHNIC MINORITY KHMER AT CAU NGANG GENNERRAL HOSPITAL, TRA VINH PROVINCE
Thach Thi My, Le Thi Diem Trinh, Nguyen La Tri Dung, Nguyen Thanh Binh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 224-228
Background: Hypertension requires lifelong treatment, so adherence to treatment is important to prevent
complications and reduce the cost of healthcare. Medication adherence and lifestyle changes are still considered as
fundamental principles of blood pressure control. In addition, health risk behaviors as well as medication
adherence remain limited evidence in the ethnic minority group Khmer, especially in Cau Ngang district, Tra
Vinh province.
Objectives: To estimate prevalence of and to identify correlates of medicine adherence and to identify
correlate of medicine adherence in the ethnic minority group Khmer at Cau Ngang general hospital.
Method: A cross-sectional study was conducted on 326 hypertensive patients 25 years of age who have being
treated at outpatient department Cau Ngang general hospital.
Results: The proportion of taking all medicines yesterday was high, as 76.7%, however, there were 66.9% of
*Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
** Phòng khám nha khoa Nissei – Bình Dương
Tác giả liên lạc: CN. Thạch Thị Mỹ ĐT: 0975691585 Email: thachthimyyds@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 225
the patients sometimes forgot to take medicines. About 96.6% of the study subjects had adherence at medium or
low level. The proportions of changing lifestyle practices, 34.0% alcohol consumption in the last 12 months,
23.8% currently smoking cigarette, alcohol abuse rate high of 27.6% .Factors significantly associated with
medication adherence were.
Conclusion: The prevalence of low-adherence to medicine treatment in Cau Ngang was very high.
Construct a communication campaign for the ethnic minority group Khmer, health education about medication
adherence of hypertension.
Keywords: Khmer ethnic, hypertension, adherence, MMAS
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là một thách thức lớn
về sức khỏe toàn cầu, nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu(1,5). Theo thống kê của Hội tim mạch
học Việt Nam tỷ lệ THA vào năm 2015 lên tới
47,3%. Tăng huyết áp cần phải điều trị suốt đời,
tuân thủ điều trị là quan trọng để phòng ngừa
các biến chứng(4). Kiểm soát huyết áp rất khó
khăn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ bác sĩ và sự
tuân thủ điều trị của người bệnh(2).
Tại Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp ở một số
đồng bào dân tộc thiểu số từ 15% đến 38,9%(3) .
Tuy nhiên có rất ít nghiên cứu về sự tuân thủ
điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp là đồng
bào dân tộc thiểu số. Tại Trà Vinh, nghiên cứu
của Nguyễn Thanh Bình (năm 2017) tỷ lệ tăng
huyết áp ở đồng bào Khmer là 33,5%(3). Cầu
Ngang là huyện có điều kiện kinh tế xã hội khó
khăn, đồng bào Khmer tập trung đông (trên 35%
dân số). Theo báo cáo tổng kết hoạt động y tế
năm 2017 của Bệnh viện Đa khoa khu vực Cầu
Ngang, bệnh nhân tăng huyết áp đến khám và
điều trị tại bệnh viện là 30.864 ca, chưa bao gồm
những bệnh nhân được khám phát hiện tại trạm
y tế xã và ở các tuyến trên. Nhưng tỷ lệ tuân thủ
điều trị tăng huyết áp ở đồng bào Khmer là bao
nhiêu, yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tuân thủ
điều trị của bệnh nhân vẫn chưa có câu trả lời.
Đề tài nghiên cứu với mục tiêu: Xác định tỷ lệ
tuân thủ điều trị, và một số yếu tố liên quan ở
bệnh nhân tăng huyết áp người dân tộc Khmer
tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cầu Ngang.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP
Thiết kế và đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành một nghiên cứu cắt
ngang trong thời gian tháng 4- tháng 5/2018 trên
bệnh nhân THA là đồng bào dân tộc Khmer từ
25 tuổi trở lên đã được chẩn đoán THA đến
khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa
khu vực Cầu Ngang.
Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu theo một tỷ
lệ của nghiên cứu mô tả cắt ngang.
n=
p: Tỷ lệ ước lượng: Dựa vào kết quả nghiên cứu " Khảo sát
mối liên quan giữa sự tuân thủ dùng thuốc và kiểm soát
huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại
trú" của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh năm 2013. Có
69,4% bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc.
Cỡ mẫu cần nghiên cứu là n=326.
Phương pháp thu thập dữ kiện
Tại Khoa khám bệnh chúng tôi chọn mẫu
theo phương pháp chọn mẫu hệ thống, thời gian
lấy mẫu 2 tuần, với số ngày thực hiện nghiên
cứu là 5 ngày/tuần x 2 tuần= 10 ngày. Mỗi ngày
chọn 360/10= 36 mẫu, mỗi ngày sẽ thực hiện
khoảng 36 mẫu. Bệnh nhân tăng huyết áp là
người Khmer đến khám tại bệnh viện trung bình
mỗi ngày khoảng 150 người/ngày.
Khoảng cách mẫu k= 150/36= 4,2.
Làm tròn khoảng cách mẫu: k=4.
Bước 1: Chọn ngẫu nhiên r=3 (1 ≤ r ≤k).
Bước 2: Chọn đối tượng vào mẫu. Các đối
tượng lần lượt là: 3, 3+k, 3+2k, 3+3k,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 226
Công cụ thu thập số liệu
Bộ câu hỏi soạn sẵn có cấu trúc bao gồm
các thông tin về đặc điểm dân số xã hội như
tuổi, giới, nghề nghiệp, tiền sử mắc bệnh,
các bệnh kèm theo. Tuân thủ điều trị tăng
huyết áp có dùng thuốc được đánh giá qua
thang đo tuân thủ điều trị dùng thuốc Morisky
Medication Adherence Scale (MMAS) được thiết
kế nhằm phân biệt sự tuân thủ điều trị tăng
huyết áp theo các mức độ (MĐ): thấp (< 6 điểm),
trung bình ( từ 6 đến < 8 điểm), cao (8 điểm)(1,6).
Phân tích và xử lí số liệu
Nhập liệu bằng Epidata 3.1.
Phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 13.0.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Các đặc điểm về đặc tính dân số của mẫu
nghiên cứu
Đặc tính nền của mẫu
nghiên cứu
Tần số (n=326) Tỷ lệ (%)
Giới
Nam
Nữ
148
178
45,4
54,6
Nhóm tuổi
Dưới 55 tuổi
Từ 55-64
Từ 65 trở lên
93
145
88
28,6
44,5
26,9
Học vấn
Dưới tiểu học
Tiểu học
Trên tiểu học
185
55
86
56,7
16,9
26,4
Thu nhập
<2.760.000
2.760.000-5.520.000
> 5520000
89
136
101
27,3
41,7
31,0
Nghề nghiệp
Công nhân viên chức
Nông dân
Khác
15
208
103
4,6
63,8
31,6
Thời gian chẩn đoán THA
Dưới 1 năm
Từ 1- 5 năm
Trên 5 năm
27
169
130
8,2
51,9
39,9
Thời gian điều trị THA
Dưới 1 năm
Từ 1- 5 năm
Trên 5 năm
40
162
124
12,3
49,7
38,0
Đa phần đối tượng làm nông nghiệp, học
vấn thấp, điều kiện kinh tế khó khăn. Chiếm khá
cao trong mẫu nghiên cứu là tỷ lệ người mù chữ
31,6%, có 25,2% đối tượng có trình độ học vấn
dưới tiểu học, 43,2% đạt trình độ học vấn tiểu
học trở lên. Nghề nghiệp chủ yếu là nông dân
chiếm 63,8%.
Bảng 2: Mô tả kiến thức đúng về điều trị tăng huyết
áp của mẫu nghiên cứu
Kiến thức về điều trị tăng huyết áp
Tần số
(n=326)
Tỷ lệ
(%)
THA cần phải uống thuốc suốt đời 160 49,1
Các loại tai biến xấu của THA tới bộ
phận cơ thể
79 24,2
Huyết áp tăng cao theo tuổi tác 150 46,0
Căng thẳng cao độ sẽ bị THA 109 33,4
Xử trí đúng khi huyết áp trở về bình
thường
197 60,4
Kiến thức chung đúng về THA 119 36,5
Kiến thức chung đúng về điều trị THA khi
trả lời được từ 3 nội dung trên trở lên. Tuy
nhiên, tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức chung đúng
về điều trị tăng huyết áp không cao, kiến thức
đúng của bệnh nhân về các loại tai biến xấu của
tăng huyết áp tới các bộ phận của cơ thể thấp
nhất chiếm 24,2%.
Bảng 3: Đặc điểm điều trị tăng huyết áp có dùng
thuốc của mẫu nghiên cứu
Đặc điểm tuân thủ điều trị dùng
thuốc
Tần số
(n=326)
Tỷ lệ (%)
Đã từng quên uống thuốc 218 66,9
Đã từng quên uống thuốc trong
hai tuần qua
152 46,6
Quên mang thuốc khi đi xa nhiều
ngày
110 33,7
Ngưng thuốc khi thấy sức khỏe
xấu khi uống thuốc
147 45,1
Uống thuốc đầy đủ ngày hôm qua 250 76,7
Tự ngưng uống thuốc khi thấy
huyết áp bình thường
138 42,3
Cảm thấy bất tiện khi phải uống
thuốc mỗi ngày
137 42,0
Khó khăn khi phải nhớ uống tất cả
thuốc
146 44,8
Tuân thủ điều trị dùng thuốc
Cao
Trung bình
Thấp
11
98
217
3,4
30,0
66,6
Đa số đối tượng tham gia nghiên cứu tuân
thủ điều trị dùng thuốc tăng huyết áp ở mức độ
thấp theo thang đo MMAS chiếm tỷ lệ là 66,6%.
Tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc ở mức độ trung bình
và cao chiếm tỷ lệ lần lượt là 30,0%; 3,4%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 227
Bảng 4: Đặc điểm tuân thủ điều trị THA không
dùng thuốc của mẫu nghiên cứu
Đặc điểm các hành vi TTĐT
không dùng thuốc
Tần số (n=326) Tỷ lệ (%)
Uống rượu bia trong 12
tháng qua
Có
Không
111
215
34,0
66,0
Lạm dụng rượu
Có
Không
90
236
27,6
72,4
Hiện tại đang hút
Có
Không
91
235
27,9
72,1
Ăn chất béo
Chỉ mỡ động vật
Chỉ dầu thực vật
Cả hai loại trên
57
133
135
17,6
40,9
41,5
Ăn mặn
Có
Không
213
113
65,3
34,7
Tỷ lệ bệnh nhân có sử dụng rượu bia trong
12 tháng vừa qua bệnh nhân vẫn còn uống
rượu bia cao, có 27,6% bệnh nhân có lạm dụng
rượu bia. Bệnh nhân vẫn hút thuốc và hút mỗi
ngày lần lượt: 27,9%; 98,9%. Bệnh nhân cần
hạn chế ăn mặn.
Bảng 5: Mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc điều trị tăng huyết áp với các đặc điểm dân số của đối tượng
nghiên cứu (n=326)
Đặc điểm dân số
Tuân thủ điều trị dùng thuốc
p PR
MĐ TB trở lên n (%) MĐ thấp n (%)
Nghề nghiệp
Nông dân
Công viên chức
Khác
51 (24,5)
14 (93,3)
44 (42,7)
157 (75,5)
1 (6,7)
59 (57,3)
<0,001
0,001
1
1,55 (1,43-1,68)
1,14 (1,06-1,24)
Thời gian điều trị THA
Dưới 1 năm
Từ 1- 5 năm
Trên 5 năm
11(28,2)
46 (28,2)
52 (41,9)
28 (71,8)
117 (71,8)
72 (58,1)
0,026
1,07 (1,01-1,14)
1,14 (1,02-1,28)
1,22(1,02-1,46)
Kiến thức chung về ĐT bệnh
Đúng
Chưa đúng
57 (47,9)
52 (25,1)
62 (52,1)
155 (74,9)
<0,001
1,18 (1,09-1,28)
1
Kết quả cho thấy nhóm có kiến thức chung
đúng về điều trị bệnh tăng huyết áp có mức độ
tuân thủ dùng thuốc ở mức độ trung bình trở lên
cao gấp 1,18 lần so với nhóm có kiến thức chung
chưa đúng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p<0,001) với PR=1,18 (KTC 95%: 1,09-1,28).
Thời gian điều trị càng lâu mức độ tuân thủ
dùng thuốc càng cao và sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê (p<0,05).
Nhóm công nhân viên chức có mức độ tuân
thủ dùng thuốc ở mức độ trung bình trở lên cao
gấp 1,55 lần so với nhóm nông dân, sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê (p<0,001) với PR=1,55 (
KTC: 1,43-1,68)
BÀN LUẬN
Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên
326 bệnh nhân người Khmer đã được chẩn đoán
THA đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh
viện Đa khoa khu vực Cầu Ngang. Trong đó có
54,6% bệnh nhân là nữ. Đồng bào Khmer học
vấn thấp, điều kiện kinh tế khó khăn, họ sống
bằng nghề nông là chủ yếu và đa phần là trồng
lúa, đó cũng là một trong những nét đặc trưng
của người Khmer đồng bằng sông nước. Học
vấn còn thấp cũng là một trong những rào cản
gây khó khăn cho đồng bào dân tộc trong việc
tiếp cận với những tiến bộ của kinh tế xã hội
cũng như cũng như những chăm sóc y tế liên
quan đến bệnh tăng huyết áp.
Tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc ở mức độ thấp
chiếm tỷ lệ cao nhất (66,6%), có 3,4% tuân thủ
cao và ở mức độ trung bình chiếm 30,0%. Qua
các nghiên cứu trước đây chúng tôi tìm thấy rất
ít các nghiên cứu sử dụng thang đo MMAS mà
tỷ lệ tuân thủ thấp chiếm tỷ lệ cao như vậy, do
đó vấn đề tuân thủ dùng thuốc điều trị tăng
huyết áp cần phải được quan tâm hàng đầu. Tất
cả những bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu
100% là đồng bào dân tộc thiểu số, học vấn thấp,
nghề nghiệp chủ yếu là nông dân, có thu nhập
thấp và theo từng mùa vụ sản xuất trong năm,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 228
nên phải chịu nhiều áp lực từ công việc cũng
như gánh nặng kinh tế cho gia đình, hàng ngày
họ phải đi ra đồng làm ruộng, đối với những
người không có hoặc ít ruộng để canh tác họ
phải đi làm thuê để có thu nhập lo cho cuộc
sống. Đồng bào Khmer sống tập trung chủ yếu ở
nông thôn, trong phum sóc vùng sâu của tỉnh,
điều kiện đi lại còn khó khăn, hạn chế tiếp cận
truyền thông, công nghệ thông tin cũng như
chăm sóc y tế. Đây có thể là một số nguyên nhân
bệnh nhân chưa quan tâm nhiều đến việc điều
trị bệnh của mình. Vì vậy tỷ lệ tuân thủ điều trị
thấp chiếm tỷ lệ rất cao.
Có nhiều nghiên cứu cho rằng lạm dụng
rượu bia là một trong những yếu tố nguy cơ
của bệnh tăng huyết áp cũng như các bệnh tim
mạch rượu bia làm tăng huyết áp, làm giảm
hoặc mất tác dụng của thuốc THA, rượu gây
dãn mạch tạm thời nhưng không có tác dụng
làm giảm huyết áp. Vì vậy để hạn chế việc
bệnh nhân sử dụng rượu bia quá mức ngoài
lời khuyên của bác sĩ thì các thành viên trong
gia đình sẽ phải quan tâm nhiều hơn. Và cũng
có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh được
mối liên quan giữa hút thuốc lá và tăng huyết
áp. Nghiên cứu trên người M’Nông khi xét
thấy có mối liên quan giữa hút thuốc và THA
(PR=2,1; p<0,01) và người Thái (PR=2,66;
p<0,05)(2). Vì vậy chúng ta cần đưa ra các
chương trình tư vấn hỗ trợ cho bệnh nhân có
thể bỏ thuốc lá là một việc làm cần thiết.
KẾT LUẬN
Tuân thủ điều trị dùng thuốc và thực hành
thay đổi lối sống của bệnh nhân tăng huyết là
đồng bào dân tộc Khmer tại Bệnh viện Đa khoa
khu vực Cầu Ngang vẫn còn thấp.
KIẾN NGHỊ
Tại Khoa khám bệnh của bệnh viện cần có
phòng tư vấn về bệnh mạn tính để bệnh nhân có
thể được giải đáp các thắc mắc về bệnh cũng
như về việc uống thuốc.
Nhân viên y tế khuyến khích bệnh nhân nên
đến trạm y tế hoặc bệnh viện để kiểm tra huyết
áp thường xuyên và tái khám đúng hẹn. Khuyến
khích bệnh nhân nên có lối sống lành mạnh như
bỏ hút thuốc lá, bỏ uống rượu bia, hạn chế ăn
mặn, hạn chế ăn mỡ động vật, thường xuyên tập
thể dục.
Người thân trong gia đình cần theo dõi tình
trạng bệnh của bệnh nhân, hỗ trợ bệnh nhân
trong quá trình điều trị lâu dài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kamran A, Sadeghi AS, Biria M, Malepour A, Heydari H (2014).
"Determinants of patient’s adherence to hypertension
medications: application of health belief model among rural
patients". Annals of medical and health sciences research, 4: 922-927.
2. Đoàn Duy Tân, Thái Thị Linh (2017). “Tuân thủ điều trị và các yếu
tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp ngoại trú người Jrai tại Trung
tâm Y Tế huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai năm 2017”. Tạp chí Y học
TP.HCM, 22: 113-121.
3. Nguyễn Thanh Bình (2017). “Thực trạng bệnh tăng huyết áp ở
người Khmer tỉnh Trà Vinh và hiệu quả một số biện pháp can thiệp”,
Luận án Tiến sĩ Y tế Công Cộng, Bộ Y Tế- Viện vệ sinh Dịch tế
trung ương, tr 70-115.
4. Phan Đình Phong, Nguyễn Lân Việt (2016). "Tiếp cận đa ngành
với Tăng huyết áp". Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 75+76: 13-14.
5. Pan American Health Organization (2017). World Hypertension
Day 2017: Know your numbers.
6. Xi T, Isha P, Jongwha C (2014). "Review of the four item
Morisky medication adherence scale (MMAS-4) and eight item
Morisky medication adherence scale (MMAS-8)".
INNOVATIONS in pharmacy, 5: 5-23.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ty_le_tuan_thu_dieu_tri_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_o_benh_nh.pdf