Tài liệu Tỷ lệ trẻ sinh sống cộng đồng sau 12 tháng điều trị bằng kỹ thuật trưởng thành noãn trong ống nghiệm: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 1
TỶ LỆ TRẺ SINH SỐNG CỘNG ĐỒNG SAU 12 THÁNG ĐIỀU TRỊ BẰNG
KỸ THUẬT TRƯỞNG THÀNH NOÃN TRONG ỐNG NGHIỆM
Hồ Ngọc Anh Vũ*, Phạm Dương Toàn*, Vương Thị Ngọc Lan**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Trưởng thành noãn trong ống nghiệm (IVM) thực hiện cho các trường hợp hội chứng buồng
trứng đa nang (HC BTĐN). Các báo cáo về IVM có cỡ mẫu nhỏ, báo cáo kết quả sau 1 chu kỳ chuyển phôi và kết
cục chính là thai lâm sàng.
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ thai sinh sống cộng dồn sau 12 tháng điều trị và các yếu tố tiên lượng có trẻ sinh
sống của IVM ở bệnh nhân HC BTĐN.
Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo loạt ca thực hiện tại IVFMD, bệnh viện Mỹ Đức, TP Hồ Chí Minh từ
tháng 4/2014 đến tháng 10/2016. Phụ nữ được chẩn đoán HC BTĐN theo tiêu chuẩn Rotterdam, điều trị IVM
được nhận vào nghiên cứu. Tỷ lệ thai sinh sống cộng dồn được tính cho tất cả các chu kỳ chuyển phôi tươi và trữ
đến từ 1...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 162 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ trẻ sinh sống cộng đồng sau 12 tháng điều trị bằng kỹ thuật trưởng thành noãn trong ống nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 1
TỶ LỆ TRẺ SINH SỐNG CỘNG ĐỒNG SAU 12 THÁNG ĐIỀU TRỊ BẰNG
KỸ THUẬT TRƯỞNG THÀNH NOÃN TRONG ỐNG NGHIỆM
Hồ Ngọc Anh Vũ*, Phạm Dương Toàn*, Vương Thị Ngọc Lan**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Trưởng thành noãn trong ống nghiệm (IVM) thực hiện cho các trường hợp hội chứng buồng
trứng đa nang (HC BTĐN). Các báo cáo về IVM có cỡ mẫu nhỏ, báo cáo kết quả sau 1 chu kỳ chuyển phôi và kết
cục chính là thai lâm sàng.
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ thai sinh sống cộng dồn sau 12 tháng điều trị và các yếu tố tiên lượng có trẻ sinh
sống của IVM ở bệnh nhân HC BTĐN.
Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo loạt ca thực hiện tại IVFMD, bệnh viện Mỹ Đức, TP Hồ Chí Minh từ
tháng 4/2014 đến tháng 10/2016. Phụ nữ được chẩn đoán HC BTĐN theo tiêu chuẩn Rotterdam, điều trị IVM
được nhận vào nghiên cứu. Tỷ lệ thai sinh sống cộng dồn được tính cho tất cả các chu kỳ chuyển phôi tươi và trữ
đến từ 1 chu kỳ chọc hút IVM trong thời gian 12 tháng tính từ thời điểm bắt đầu điều trị.
Kết quả: Có 1.000 phụ nữ có HC BTĐN thực hiện 1.000 chu kỳ IVM với 1.096 chu kỳ chuyển phôi được
nhận vào nghiên cứu. Tuổi, BMI và AMH lần lượt là 28,9±3,5, 21,8±3,1 kg/m2 và 12,6±3,7 ng/ml. Số noãn là
14,4±9,6. Tỷ lệ trưởng thành noãn và thụ tinh là 60,3±20,8% và 70,4±21,7%. Tỷ lệ trẻ sinh sống sau lần chuyển
phôi đầu tiên là 27,9% và cộng dồn sau 12 tháng điều trị là 30,6%. BMI, số lần điều trị, số phôi chuyển là các yếu
tố tiên lượng có trẻ sinh sống của IVM.
Kết luận: IVM là kỹ thuật điều trị an toàn, hiệu quả và có thể là một phương pháp thay thế cho thụ tinh
trong ống nghiệm ở bệnh nhân có HC BTĐN.
Từ khoá: trưởng thành noãn trong ống nghiệm (IVM), hội chứng buồng trứng đa nang, tỷ lệ trẻ sinh sống,
tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn, chuyển phôi.
ABSTRACT
CUMULATIVE LIVE BIRTH RATE AT 12 MONTHS AFTER IN-VITRO MATURATION TREATMENT
Ho Ngoc Anh Vu, Pham Duong Toan, Vuong Thi Ngoc Lan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 1 - 8
Introduction: IVM is currently practiced in a large number of centers worldwide. Studies reported on IVM
outcomes were mostly after one fresh transfer, with small sample size, and clinical pregnancy being considered as
primary outcome.
Objectives: To investigate the cumulative live birth rate of IVM and predictive factors for live birth in
PCOS patients.
Methods: A case series study was conducted at IVFMD, My Duc Hospital, Ho Chi Minh City, Vietnam
from April 2014 to October 2016. PCOS women diagnosed followed Rotterdam criteria and had IVM treatment
were included in the study. Cumulative live birth rate was calculated at 12 months after starting IVM treatment
and included all fresh and frozen transfers of embryos derived from 1 IVM pick-up.
Results: A total of 1,000 PCOS women undergoing 1,000 IVM cycles with 1,096 transfers. Mean age, BMI,
* Bệnh viện Mỹ Đức ** Đại học Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Hồ Ngọc Anh Vũ ĐT: 09358433360 Email: bsvu.hna@myduchospital.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 2
and AMH were 28.9 ± 3.5 years, 21.8 ± 3.1 kg/m2, and 12.6 ± 3.7 ng/ml, respectively. Mean number of immature
oocytes retrieved was 14.4 ± 9.6. The maturation and fertilization rates were 60.3 ± 20.8% and 70.4 ± 21.7%,
respectively. Live birth rate was 27.9% and the cumulative live birth rate was 30.6%. Median time to ongoing
pregnancy and live birth were 2.4 and 8.8 months, respectively. BMI, number of IVF attempts and number of
embryos transferred were predictive factors for live birth from IVM treatment.
Conclusion: IVM is safe, efficient and could be an alternative approach for PCOS women.
Keywords: in vitro maturation (IVM), PCOS, live birth rate, cumulative live birth rate, embryo transfer
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng BTĐN xảy ra trong khoảng 8-22%
phụ nữ trong độ tuổi sinh sản(17). Thụ tinh ống
nghiệm (TTON) trên đối tượng bệnh nhân này
gặp nhiều khó khăn do nguy cơ xảy ra các biến
chứng liên quan đến kích thích buồng trứng, bao
gồm quá kích buồng trứng, xoắn vỡ buồng trứng
và thuyên tắc mạch do huyết khối(11). Nhiều biện
pháp dự phòng biến chứng cho bệnh nhân HC
BTĐN khi thực hiện TTON đã được áp dụng
như KTBT bằng phác đồ GnRH đối vận, sử dụng
GnRH đồng vận thay hCG để khởi động trưởng
thành noãn, sử dụng albumin truyền tĩnh mạch,
dopamine đồng vận trong pha hoàng thể, tuy
nhiên, chưa có biện pháp nào được ghi nhận là
tối ưu. Kỹ thuật IVM là một kỹ thuật không áp
dụng KTBT mà chỉ chọc hút noãn non, trưởng
thành noãn bên ngoài cơ thể và thực hiện thụ
tinh theo quy trình thường quy, do đó, tránh
được các biến chứng của KTBT. Ngoài ra, chi phí
thực hiện IVM cũng thấp hơn do giảm chi phí
dùng thuốc KTBT, thuận tiện hơn cho bệnh nhân
do giảm số lần theo dõi siêu âm và xét nghiệm
máu trong quá trình điều trị. Kỹ thuật IVM được
thực hiện thành công đầu tiên năm 1991(1), sau
đó, phát triển rộng rãi hơn nhưng chưa có nhiều
báo cáo về hiệu quả và an toàn của kỹ thuật này.
Các báo cáo đầu tiên cho thấy tỷ lệ có thai từ
IVM trên bệnh nhân có BTĐN dao động trong
khoảng từ 21,9% - 29,9%(4,5). Số liệu từ các nghiên
cứu gần đây cho thấy tỷ lệ thai từ IVM đã được
cải thiện, với tỷ lệ thai từ 32% - 44% và tỷ lệ trẻ
sinh sống từ 22%-29% so sánh với tỷ lệ thai từ
TTON là 38% - 45%(18). Nghiên cứu của Junk và
cs. năm 2012 cho thấy tỷ lệ trẻ sinh sống khi
chuyển đơn phôi nang từ IVM có thể lên đến
42,4% trên mỗi noãn thu nhận được và 45,2%
trên mỗi phôi(10). Phân tích hồi cứu gần đây
nhất so sánh hai kỹ thuật TTON và IVM trên
178 chu kỳ điều trị của 121 bệnh nhân có hội
chứng buồng trứng đa nang cho thấy không có
khác biệt về tỷ lệ thai lâm sàng cho cả chu kỳ
chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ, tuy tỷ lệ
thai cộng dồn thấp hơn ở nhóm IVM. Sức khoẻ
của trẻ sinh ra từ IVM cũng là một vấn đề được
quan tâm. Các nghiên cứu từ 1994 tới nay đều
cho thấy tỷ lệ các biến chứng trong thai kỳ và
bất thường thai nhi là tương đương giữa IVF và
IVM. Tuy nhiên, các nghiên cứu này có đặc
điểm chung là cỡ mẫu nhỏ và kết quả chỉ đánh
giá sau 1 chu kỳ chuyển phôi.Việt Nam là một
trong những quốc gia thực hiện IVM thường
quy và khá nhiều trên thế giới(12). Chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đánh giá tỷ lệ trẻ sinh sống
cộng dồn sau 12 tháng thực hiện IVM và các
yếu tố tiên lượng khả năng có trẻ sinh sống của
IVM nhằm cung cấp thông tin về hiệu quả và
tính an toàn của kỹ thuật này cho việc tư vấn
điều trị bệnh nhân.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Báo cáo loạt ca
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân hiếm muộn có hội chứng buồng
trứng đa nang được thực hiện IVM tại đơn vị hỗ
trợ sinh sản bệnh viện Mỹ Đức, TPHCM.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tiêu chuẩn nhận
Bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa
nang được chẩn đoán theo tiêu chuẩn
Rotterdam(16).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 3
Được điều trị hiếm muộn với kỹ thuật IVM
Tiêu chuẩn loại
Các bệnh nhân có bất thường cấu trúc tử
cung
Các chu kỳ xin noãn
Các chu kỳ có chẩn đoán tiền làm tổ
Cách chọn mẫu
Chọn toàn bộ chu kỳ IVM thỏa tiêu chuẩn
chọn mẫu trong thời gian nghiên cứu
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại IVFMD, Bệnh
viện Mỹ Đức, TPHCM từ tháng 4/2014 đến
tháng 10/2016.
Phương pháp tiến hành
Bệnh nhân được tiêm 3 mũi FSH (liều 100IU)
vào ngày thứ 3, 4, 5 của chu kỳ kinh tự nhiên
hoặc sau sử dụng nội tiết tạo kinh nguyệt.
Siêu âm được thực hiện vào ngày tiêm mũi
FSH cuối:
- Nếu có nang lớn nhất ≥12mm, bệnh nhân
được tiêm hCG 10.000 IU (gọi là mồi hCG). Chọc
hút noãn được tiến hành ở thời điểm 36 giờ sau
đó. Nuôi cấy trưởng thành noãn trong 20 giờ với
môi trường Medicult IVM system (Origio, Đan
Mạch). Thụ tinh được thực hiện bằng các tiêm
tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) sau kiểm
tra trưởng thành noãn (1 ngày sau chọc hút
noãn). Chuyển phôi tươi được thực hiện vào 2
ngày sau thụ tinh. Phôi còn dư sau chuyển phôi
tươi sẽ được trữ lại cho các chu kỳ chuyển phôi
trữ sau.
- Nếu siêu âm ghi nhận có nang lớn nhất có
đường kính <12mm, bệnh nhân không mồi hCG
mà chọc hút noãn được tiến hành 42 giờ sau mũi
tiêm FSH cuối. Nuôi cấy trưởng thành noãn
trong 30 giờ với môi trường chuẩn (Standard,
Medicult IVM system) hay môi trường tăng hoạt
(Capacitation, Medicult IVM system). ICSI được
thực hiện 2 ngày sau chọc hút noãn. Phôi được
trữ đông toàn bộ vào 3 ngày sau thụ tinh. Bệnh
nhân được chuyển phôi trữ vào chu kỳ tiếp theo.
Chuyển phôi trữ lạnh: bệnh nhân được
chuẩn bị NMTC để chuyển phôi trữ lạnh bằng
cách sử dụng estradiol uống 2mg/viên, 4 lần
mỗi ngày, từ ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của chu kỳ
kinh nguyệt. Siêu âm đầu dò âm đạo để theo
dõi độ dày NMTC từ ngày thứ 6 trở đi. Khi
NMTC dày ít nhất 8mm, bệnh nhân được sử
dụng progesterone đặt âm đạo 400mg/viên, 2
lần mỗi ngày. Ba ngày sau bắt đầu
progesterone, bệnh nhân được thực hiện rã
đông phôivà chuyển phôi.
Thử thai bằng cách định lượng nồng độ ß-
hCG trong máu vào 2 tuần sau chuyển phôi.
Kết cục nghiên cứu
Kết cục chính: tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn
sau 12 tháng bắt đầu điều trị IVM
Kết cục phụ: số noãn chọc hút được, tỷ lệ
trưởng thành noãn, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ quá kích
buồng trứng, tỷ lệ làm tổ của phôi, tỷ lệ sẩy thai
(trước 12 tuần), tỷ lệ sẩy thai (từ 12 đến trước 24
tuần), tỷ lệ sinh non, cân nặng lúc sinh (đơn thai,
song thai), thời gian có được thai diễn tiến và trẻ
sinh sống từ khi bắt đầu điều trị
Quản lý vàphân tích số liệu
Dữ liệu của bệnh nhân được quản lý bằng
phần mềm Microsoft Access.
Phân tích số liệu được thực hiện bằng phần
mềm R, phiên bản 3.3.3. Giá trị p<0,05 được xem
là có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 4/2014 - 10/2016, có 1.000 phụ nữ có
HC BTĐN thực hiện 1.000 chu kỳ chọc hút noãn
IVM và 1.096 chu kỳ chuyển phôi gồm cả chuyển
phôi tươi và trữ (Hình 1). Có 46 bệnh nhân bị
mất dấu trong quá trình theo dõi sau chuyển
phôi, 35 bệnh nhân chưa thực hiện chuyển phôi
trong 12 tháng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 4
Hình 1. Số bệnh nhân hoàn thành các giai đoạn của IVM. TPTB: trữ phôi toàn bộ, CP: chuyển phôi
Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trong
nghiên cứu
Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trong
nghiên cứu được trình bày trong Bảng 1.
Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trong
nghiên cứu (n = 1.000)
Đặc điểm Giá trị
Tuổi (năm) 28,9 ± 3,5
BMI (kg/m
2
) 21,8 ± 3,1
AMH (ng/ml) 12,6 ± 3,7
LH (IU/L) 14,2 ± 7,0
FSH (IU/L) 6,2 ± 2,0
Progesterone (ng/ml) 2,7 ± 8,3
FTI 5,3 ± 4,7
Thời gian HM (năm) 3,6 ± 2,4
Loại HM (n, %)
Nguyên phát
Thứ phát
808 (80,8)
192 (19,2)
Số lần TTON (n, %)
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần ≥4
855 (88,6)
85 (8,5)
18 (1,8)
11 (1,1)
Chỉ định thực hiện IVM (n, %)
Tai vòi
Do chồng
Gây phóng noãn thất bại
Tiền căn QKBT với thuốc phóng noãn
Khác
23 (2.3)
14 (1.4)
930 (93.0)
20 (2.0)
13 (1.3)
FTI: free testosterone index; QKBT: quá kích buồng
trứng
Kết quả về noãn, phôi
Kết quả noãn, phôi của tất cả các chu kỳ điều
trị IVM được trình bày trong bảng 2.
Bảng 2. Kết quả noãn, phôi (n = 1.000)
Đặc điểm Giá trị
Số noãn
a
15,4 ± 9,7
Tỷ lệ trưởng thành noãn (%) 69,6± 24,4
Tỷ lệ thụ tinh (%) 70,4 ± 21,7
Số phôi
b
5,8 ± 3,5
Giai đoạn phôi (n, %)
Phôi ngày 2
Phôi ngày 3
821 (82,1)
178 (17,8)
Số phôi chuyển 3,0 ± 0,9
Số phôi trữ 1,9 ± 2,4
a: 2 trường hợp chọc hút không noãn; b: 3 trường hợp
không phôi
Kết quả thai của các chu kỳ điều trị sau lần
chuyển phôi đầu tiên
Kết quả thai được tính trên các trường hợp
có thực hiện chuyển phôi (Bảng 3).
Bảng 3. Kết quả thai trên các trường hợp có chuyển
phôi (n = 965)
Đặc điểm Giá trị
Tỷ lệ beta hCG dương tính (%) 511 (53,0)
Tỷ lệ thai lâm sàng (%) 439 (45,5)
Tỷ lệ thai diễn tiến 334 (34,6)
Tỷ lệ làm tổ (%) 21,5
Tỷ lệ thai ngoài tử cung (%) 13 (1,3)
Tỷ lệ sẩy thai trước 12 tuần (%) 90 (9,3)
Tỷ lệ sẩy thai 12 đến <24 tuần (%) 12 (1,2)
Tỷ lệ trẻ sinh sống (%)
Đơn thai
Song thai
285 (29,5)
187 (65,6)
98 (34,4)
Cân nặng trẻ lúc sinh (g)
Đơn thai
Song thai
2971,1 ± 454,1
1991,7 ± 713,8
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 5
Yếu tố liên quan kết quả
Chúng tôi thực hiện phân tích đơn biếncác
yếu tố tiên lượng kết quả có trẻ sinh sống sau
lần chuyển phôi lần thứ nhất của kỹ thuật
IVM (Bảng 4). Các yếu tố có p <0,25 được đưa
vào phân tích đa biến để tìm yếu tố tiên lượng
độc lập cho kết quả có trẻ sinh sống của kỹ
thuật IVM.
Bảng 4. Phân tích đơn, đa biến các yếu tố tiên lượng kết quả có trẻ sinh sống của kỹ thuật IVM.
Yếu tố tiên lượng Có trẻ sinh sống
(n = 285)
Không trẻ sinh
sống
(n = 639)
OR (95% CI); Giá trị P OR* (95% CI); Giá trị P*
Tuổi 28,3 ± 3,5 29,2 ± 3,5 0,93 [0,90 - 0,97]; 0,001 0,96 [0,92 - 1,01]; 0,15
BMI 21,3 ± 2,7 22,1 ± 3,3 0,92 [0,87 - 0,96]; 0,001 0,93 [0,88 - 0,98]; 0,01
AMH 12,9 ± 3,7 12,6 ± 3,6 1,03 [0,99 - 1,07]; 0,196 1,04 [1,00 - 1,09]; 0,06
Thời gian HM (năm) 3,3 ± 2,2 3,8 ± 2,5 0,92 [0,86 - 0,98]; 0,008 0,94 [0,87 - 1,02]; 0,112
Số lần TTON
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần ≥4
268 (94,4)
11 (3,9)
4 (1,4)
1 (0,4)
550 (86,1)
68 (10,6)
12 (1,9)
9 (1,4)
Tham chiếu
0,33 [0,16 - 0,61]; 0,001
0,68 [0,19 - 1,98]; 0,514
0,23 [0,01, 1,22]; 0,162
Tham chiếu
0,38 [0,17 - 0,76]; 0,01
0,54 [0,08 - 2,26]; 0,448
0,56 [0,03 - 3,64]; 0,607
Chỉ định IVM
Tai vòi
Do chồng
Gây PN thất bại
Tiền căn QKBT
Khác
5 (1,8)
3 (1,1)
270 (95,1)
3 (1,1)
3 (1,1)
16 (2,5)
11 (1,7)
590 (92,9)
15 (2,4)
3 (0,5)
Tham chiếu
0,87 [0,15 - 4,34]; 0,87
1,46 [0,57 - 4,51]; 0,461
0,64 [0,11 - 3,08]; 0,583
3,20 [0,47 - 22,95]; 0,228
-
Mồi hCG
Không
Có
46 (16,1)
239 (83,9)
115 (18,0)
524 (82,0)
Tham chiếu
1,14 [0,60 - 1,27]; 0,492
-
Môi trường IVM
Chuẩn
Tăng hoạt
36 (78,3)
10 (21,7)
83 (72,2)
32 (27,8)
Tham chiếu
0,72 [0,31 - 1,58]; 0,428
-
Số phôi chuyển
≤2 phôi
3 phôi
4 phôi
55 (19.3)
118 (41.4)
112 (39.3)
221 (34.6)
212 (33.2)
206 (32.2)
Tham chiếu
2,24 [1,55 - 3,26]; <0,001
2,18 [1,51 - 3,19]; <0,001
Tham chiếu
2,51 [1,69 - 3,76]; <0,001
2,77 [1,85 - 4,20]; <0,001
Giai đoạn phôi
Phôi ngày 2
Phôi ngày 3
243 (85,3)
42 (14,7)
531 (83,1)
108 (16,9)
Tham chiếu
0,85 [0,57 - 1,24]; 0,41
-
Loại chuyển phôi
CP tươi
TPTB – CPT
228 (80,0)
57 (20,0)
495 (77,5)
144 (22,5)
Tham chiếu
0,86 [0,61 - 1,21]; 0,389
-
OR*: Phân tích đa biến. Có 41 bệnh nhân mất dấu sau lần chuyển phôi đầu tiên
Tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn sau 12 tháng bắt
đầu điều trị IVM
Sau 12 tháng bắt đầu chu kỳ điều trị IVM, có
1.096 chu kỳ chuyển phôi gồm cả chuyển phôi
tươi và chuyển phôi trữ từ 1.000 chu kỳ chọc hút
noãn. Tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn là 30,6%
(Hình 1). Thời gian để có thai diễn tiến và trẻ
sinh sống từ khi bắt đầu điều trị IVM lần lượt là
2,4 và 8,8 tháng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 6
Hình 2. Tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn sau 12 tháng bắt đầu điều trị IVM
BÀN LUẬN
Đây là nghiên cứu đầu tiên báo cáo kết quả
kỹ thuật IVM ở bệnh nhân HC BTĐN với cỡ
mẫu lớn, ghi nhận tỷ lệ trẻ sinh sống sau một
chu kỳ chuyển phôi là 27,9% và cộng dồn sau
12 tháng từ một chu kỳ chọc hút noãn IVM là
30,6%.
Kết quả nghiên cứu
Trong thụ tinh ống nghiệm, số noãn có
tương quan với khả năng có thai và khả năng có
trẻ sinh sống. Sunkara và cs. (2011) nghiên cứu
trên một số lượng lớn chu kỳ điều trị TTON có
kích thích buồng trứng là 400.135, tác giả ghi
nhận tỉ lệ trẻ sinh sống cao nhất khi số noãn chọc
hút được là 15, khi số noãn trên 20, tỉ lệ trẻ sinh
sống giảm dần(20). Trên lâm sàng, đa số các bác sĩ
đặt mục tiêu thu được 5–15 noãn để đạt kết quả
cao nhất mà giảm được biến chứng và các tác
động bất lợi của KTBT. Kỹ thuật IVM có ưu điểm
so với TTON là vẫn thu được số lượng lớn noãn
mặc dù không cần KTBT. Nghiên cứu này chúng
tôi ghi nhận số noãn non chọc hút được là
khoảng 15, số noãn trưởng thành khoảng 8-9,
phù hợp với mục tiêu lâm sàng nhằm đạt được
tỷ lệ trẻ sinh sống tốt nhất.
Các nghiên cứu trước đây đều ghi nhận tỷ lệ
làm tổ và tỷ lệ thai lâm sàng từ kỹ thuật IVM
thấp hơn TTON, dao động từ 5% đến 22% đối
với tỷ lệ làm tổ và từ 8% đến 40% đối với tỷ lệ
thai(6,12). Sự dao động này chủ yếu do khác biệt
trong phác đồ thực hiện và môi trường nuôi cấy
IVM. Gần đây, các nghiên cứu báo cáo tỷ lệ thai
IVM đã được cải thiện, với tỷ lệ thai tăng lên là
32% - 44% và tỷ lệ trẻ sinh sống là 22%-29%(18), so
sánh với TTON là 20,4% - 27,8% cho tỷ lệ thai và
trẻ sinh sống là 20,3%(9). Nghiên cứu của Junk và
cs. (2012) cho thấy tỷ lệ trẻ sinh sống khi chuyển
đơn phôi nang từ IVM có thể tăng lên đến 42,4%-
45,2%(10). Kết quả thai trong nghiên cứu của
chúng tôi khá tương đương với các nghiên cứu
trên về IVM, với tỷ lệ thai lâm sàng, thai diễn
tiến, trẻ sinh sốnglần lượt là 45,5%, 34,6% và
29,5%. Về tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn, nghiên
cứu của chúng tôi ghi nhận là 30,6% cho 12
tháng từ khi bắt đầu điều trị IVM, thấp hơn
nghiên cứu của Walls và cs. (2015) là 41,3%, tuy
nhiên, nghiên cứu của Walls và cs (2015) có cỡ
mẫu nhỏ, 121 bệnh nhân và tỷ lệ trẻ sinh sống
cộng dồn được tính trong 5 năm(21). Cân nặng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 7
của trẻ sinh ra từ các chu kỳ IVM trong nghiên
cứu của chúng tôi ở chu kỳ đơn thai và song thai
là 2996,4 ± 707,6 và 2289,5 ± 575,9 gram, thấp hơn
so với báo cáo về cân nặng của trẻ sinh ra từ IVM
tại Việt Nam là 3050 ± 120g cho đơn thai và 2540
± 65g cho song thai(14), nhưng tương đương với
nghiên cứu của Chian và cs. (2014) đánh giá trên
1421 trẻ sinh ra từ IVM trên toàn thế giới, cân
nặng trung bình ở thai kỳ đơn thai và song thai
là 2965 ± 532 và 2434 ± 365 gram(3). Tỷ lệ sẩy thai
trước 12 tuần trong nghiên cứu của chúng tôi là
11,1%. Tỷ lệ này là tương đương với tỷ lệ sẩy
thai sau TTON trong chu kỳ chuyển phôi tươi và
chuyển phôi trữ là 13,1% và 9,6%(2). Ngoài ra, các
nghiên cứu tới hiện tại đều cho thấy IVM không
làm tăng các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng và
nhỏ so với các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản khác(8,21).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có
trường hợp dị tật bẩm sinh nào được ghi nhận.
Hiện tại, đa số các trung tâm đều sử dụng
mồi FSH trong các chu kỳ IVM. Ngược lại, mồi
hCG là vấn đề còn tranh cãi. Siristatidis và cs.
(2015) thực hiện một phân tích gộp từ 11 nghiên
cứu quan sát, với tổng bệnh nhân là 368 HC
BTĐN, ghi nhận sử dụng mồi FSH kết hợp hCG
giúp tăng tỷ lệ trưởng thành noãn và tỷ lệ thai(19).
Tại IVFMD, chúng tôi thực hiện cả mồi FSH đơn
thuần và mồi FSH + mồi hCG. Phân tích đa biến
ghi nhận việc mồi hCG kết hợp với FSH không
ảnh hưởng đến tỷ lệ trẻ sinh sống. Kết quả của
nghiên cứu của chúng tôi tương đương với
Reavey và cs. (2016) trên 522 bệnh nhân và khác
với Siristatidis và cs. (2015), có lẽ do cỡ mẫu
trong nghiên cứu của Siristatidis khá nhỏ(16,19).
Không có trường hợp quá kích buồng trứng nào
được ghi nhận trong nghiên cứu của chúng tôi.
Đây là một ưu điểm của IVM khi thực hiện kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản cho bệnh nhân HC BTĐN.
Một phương pháp khác cũng ghi nhận có thể
tránh quá kích buồng trứng cho các bệnh nhân
HC BTĐN khi KTBT làm TTON là sử dụng
GnRH đồng vận thay thế hCG để khởi động
trưởng thành noãn, tuy nhiên, với phương pháp
này, tỷ lệ có thai giảm do hoàng thể bị suy thoái.
Để giải quyết vấn đề hoàng thể, nhiều nghiên
cứu đã được thực hiện để xem xét các chiến lược
hỗ trợ hoàng thể tăng cường hay phải trữ phôi
toàn bộ để thực hiện CP trữ(7,19).
Môi trường cấy trưởng thành noãn có vai trò
quan trọng trong kỹ thuật IVM. Sự trưởng thành
hoàn toàn về nhân và bào tương sẽ giúp cho
phôi IVM có cơ hội phát triển tốt hơn. Các báo
cáo gần đây cho thấy AMP vòng và một số chất
ức chế kinase có vai trò ngăn chặn quá trình vỡ
màng nhân từ đó ức chế quá trình trưởng thành
nhân sớm của noãn, cho phép bào tương có
thêm thời gian để trưởng thành đồng bộ(3). Gần
đây, môi trường nuôi cấy tăng hoạt đã được đưa
vào sử dụng. Chúng tôi thực hiện phân tích đa
biến, tuy nhiên không ghi nhận tác động của môi
trường cấy trưởng thành noãn trên tỷ lệ trẻ sinh
sống, có thể do số chu kỳ sử dụng môi trường
tăng hoạt còn khá ít.
Yếu tố tiên lượng có trẻ sinh sống từ IVM
Trong nghiên cứu, chúng tôi cũng tiến
hành phân tích đơn biến và đa biến nhằm xác
định các yếu tố ảnh hưởng lên tỷ lệ trẻ sinh
sống từ kỹ thuật IVM trên phụ nữ có BTĐN.
Kết quả từ nghiên cứu cho thấy BMI, số chu
kỳ điều trị TTON và số phôi chuyển là các yếu
tố độc lập ảnh hưởng đến kết quả trẻ sinh
sống. BMI tăng làm giảm tỷ lệ sinh sống đi 7%.
Kết luận này tương tự kết quả từ nghiên cứu
của Provost và cs. (2015) trên 200.000 chu kỳ
CP tươi ghi nhận tỷ lệ trẻ sinh sống càng giảm
khi BMI càng tăng(15). Số chu kỳ điều trị từ 2
trở lên làm giảm khả năng có trẻ sinh sống đi
62% so với lần điều trị đầu tiên. Việc tăng số
phôi chuyển (>2 phôi) làm tăng tỷ lệ thai từ 2,5
đến 2,8 lần. Tuy nhiên, việc tăng số phôi
chuyển có liên quan đến việc tăng tỷ lệ đa thai
và các biến chứng liên quan đến thai kỳ đa
thai. Do đó, các nghiên cứu hiện nay chủ yếu
tập trung vào môi trường nuôi cấy trưởng
thành noãn, giúp tăng chất lượng noãn, phôi
để có thể giảm số phôi chuyển mà vẫn duy trì
kết quả điều trị cao.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 8
Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu
Điểm mạnh của nghiên cứu này đầu tiên là
cỡ mẫu lớn, trên 1.000 chu kỳ chọc hút IVM và
kết cục chính của nghiên cứu là tỷ lệ trẻ sinh
sống cộng dồn, trong khi đa số các nghiên cứu
khác chỉ theo dõi đến thai lâm sàng hoặc trẻ sinh
sống nhưng với cỡ mẫu nhỏ. Kết cục tỷ lệ trẻ
sinh sống cộng dồn đem lại cái nhìn toàn diện
hơn về kỹ thuật IVM. Hạn chế của nghiên cứu
này là thiết kế báo cáo loạt ca và các biến chứng
liên quan đến thai kỳ như tiền sản giật, đái tháo
đường chưa được ghi nhận.
KẾT LUẬN
Dữ liệu từ nghiên cứu này cho thấy IVM là
kỹ thuật điều trị an toàn, hiệu quả để điều trị cho
bệnh nhân HC BTĐN có chỉ định hỗ trợ sinh
sản. Cần có thêm thử nghiệm lâm sàng ngẫu
nhiên có nhóm chứng để so sánh IVM với TTON
về hiệu quả, chi phí hiệu quả, các biến chứng
thai kỳ và trẻ sơ sinh. IVM hứa hẹn là một
phương pháp thay thế cho TTON ở bệnh nhân
HC BTĐN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cha KY, Koo JJ, Ko JJ, et al (1991). “Pregnancy after in vitro
fertilization of human follicular oocytes collected from
nonstimulated cycles, their culture in vitro and their transfer in a
donor oocyte program”. Fertil Steril, 55:pp.109–113.
2. Chen ZJ, Shi Y, Sun Y, Zhang B, Liang X, Cao Y, et al (2016).
“Fresh versus Frozen Embryos for Infertility in the Polycystic
Ovary Syndrome”. N Engl J Med, 375(6):pp.523–33.
3. Chian RC, Xu CL, Huang JYJ, Ata B (2014). “Obstetric outcomes
and congenital abnormalities in infants conceived with oocytes
matured in vitro”. Facts, Views & Vision in ObGyn, 6(1):pp.15-18.
4. Child TJ, Abdul-Jalil AK, Gulekli B, Tan SL (2001). “Vitro
maturation and fertilization of oocytes from unstimulated
normal ovaries, polycystic ovaries, and women with polycystic
ovary syndrome”. Fertil Steril, 76:pp.936–42.
5. Child TJ, Phillips SJ, Abdul-Jalil AK, Gulekli B, Tan SL (2002). “A
comparison of in vitro maturation and in vitro fertilization for
women with polycystic ovaries”. Obstet Gynecol, 100:pp.665–70.
6. Ellenbogen A, Atamny R, Fainaru O, Meidan E, Rotfarb N,
Michaeli M (2014). “Vitro maturation of oocytes: a novel method
of treatment of patients with polycystic ovarian syndrome
undergoing in vitro fertilization”. Harefuah, 150:pp.833- 36,876.
7. Engmann L, Benadiva C, et al. (2016). “GnRH agonist trigger for
the induction of oocyte maturation in GnRH antagonist IVF
cycles: A SWOT analysis”. Reprod. Biomed. Online, 32(3).
8. Fadini R, Renzini MM, Guarnieri T, et al (2012). “Comparison of
the obstetric and perinatal outcomes of children conceived from
in vitro or in vivo matured oocytes in in vitro maturation
treatments with births from conventional ICSI cycles”. Hum
Reprod, 27:pp.3601-8.
9. Ishihara O, Adamson GD, Dyer S, de Mouzon J, Nygren KG,
Sullivan EA, Zegers-Hochschild S, Mansour A (2015).
“International Committee for Monitoring Assisted Reproductive
Technologies: World Report on Assisted Reproductive
Technologies, 2007”. Fertil Steril, 103:pp.402-413e11.
10. Junk SM, et al (2012). “Improved implantation and ongoing
pregnancy rates after single-embryo transfer with an optimized
protocol for in vitro oocyte maturation in women with polycystic
ovaries and polycystic ovary syndrome”. Fertil Steril, 98:pp.888–92.
11. MacDougall MJ, Tan SL, Balen A, Jacobs HS (1993). “A
controlled study comparing patients with and without
polycystic ovaries undergoing in vitro fertilization”. Hum Reprod,
8:pp.233-237.
12. Morimoto Y (2016). “IVM and its application in Japan. E-pub of
ESHRE Campus: Oocyte maturation- From basics to clinic”.
Brussels, Belgium. URL:
docs.googleusercontent.com.
13. Nogueira D, Sadeu JC, Montagut J (2012). “Vitro oocyte
maturation: current status”. Semin Reprod Med, 30:pp.199–213.
14. Paulson RJ, Fauser BCJM, Vuong LTN, Doody K (2016). “Can
we modify assisted reproductive technology practice to broaden
reproductive care access?”. Fertil Steril, 105(5):pp.1138-1143.
15. Provost MP, Acharya KS, Acharya CR, Yeh JS, Steward RG,
Eaton JL, Goldfarb JM, Muasher SJ (2016). “Pregnancy outcomes
decline with increasing body mass index: analysis of 239,127
fresh autologous in vitro fertilization cycles from the 2008-2010
Society for Assisted Reproductive Technology registry”. Fertil
Steril, 105(3):pp.663-669.
16. Reavey J, Vincent K, Child T, Granne IE (2016). “Human
chorionic gonadotrophin priming for fertility treatment with in
vitro maturation”. Cochrane Database Syst Rev, 11:CD008720.
17. Rotterdam ESHRE/ASRM-Sponsored PCOS Consensus
Workshop Group (2004). “Revised 2003 consensus on diagnostic
criteria and long-term health risks related to polycystic ovary
syndrome”. Fertil Steril, 81:pp.19–25
18. Shalom-Paz E, Holzer H, Son W, et al (2012). “PCOS patients can
benefit from in vitro maturation (IVM) of oocytes”. Eur J Obstet
Gynecol Reprod Biol, 165:pp.53-6.
19. Siristatidis C, Sergentanis TN, Vogiatzi P, Kanavidis P, Chrelias
C, Papantoniou N, et al (2015). “Vitro maturation in women
with vs. without polycystic ovarian syndrome: A systematic
review and meta-analysis”. PLoS One,10(8):pp.1–19.
20. Sunkara SK, Rittenberg V, Raine-Fenning N, Bhattacharya S,
Zamora J, Coomarasamy A (2011). “Association between the
number of eggs and live birth in IVF treatment: an analysis of
400 135 treatment cycles”. Hum Reprod, 26(7):pp.1768–1774.
21. Walls M, Junk S, Ryan JP, Hart R (2012). “IVF versus ICSI for the
fertilization of in-vitro matured human oocytes”. Reprod Biomed
Online, 25(6):pp.603-7.
Ngày nhận bài báo: 17/07/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/10/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ty_le_tre_sinh_song_cong_dong_sau_12_thang_dieu_tri_bang_ky.pdf