Tỷ lệ trẻ sinh nhẹ cân và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu

Tài liệu Tỷ lệ trẻ sinh nhẹ cân và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 165 TỶ LỆ TRẺ SINH NHẸ CÂN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẠC LIÊU Ngô Thị Kim Phụng*, Nguyễn Trần Kiều Trang** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trẻ sinh nhẹ cân và khảo sát một số yếu tố liên quan đến việc sinh nhẹ cân tại bệnh viện đa khoa Bạc Liêu. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành tại bệnh viện đa khoa Bạc Liêu từ 10/1015 đến 02/2016. Các sản phụ sau sinh ở thai kỳ từ 37 tuần trở lên tại bệnh viện đa khoa Bạc Liêu sẽ được phỏng vấn theo bộ câu hỏi soạn sẵn. Kết quả: Có 550 thai phụ tham gia nghiên cứu trong đó có 42 trẻ sinh nhẹ cân, tỷ lệ trẻ sinh nhẹ cân là 7,6%. Các yếu tố liên quan đến việc sinh nhẹ cân gồm: Khoảng cách giữa hai lần sinh < 24 tháng (OR= 0,01;[0,0 – 0,1]); tiền sử sinh con nhẹ cân trước đó (OR= 8,9; [4,1 – 19,4]); cân nặng trước mang thai < 40 kg (OR= 0,2; [0,1 – 0,5]); mức tăng cân trong cả thai kỳ < 9kg...

pdf9 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ trẻ sinh nhẹ cân và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 165 TỶ LỆ TRẺ SINH NHẸ CÂN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẠC LIÊU Ngô Thị Kim Phụng*, Nguyễn Trần Kiều Trang** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trẻ sinh nhẹ cân và khảo sát một số yếu tố liên quan đến việc sinh nhẹ cân tại bệnh viện đa khoa Bạc Liêu. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành tại bệnh viện đa khoa Bạc Liêu từ 10/1015 đến 02/2016. Các sản phụ sau sinh ở thai kỳ từ 37 tuần trở lên tại bệnh viện đa khoa Bạc Liêu sẽ được phỏng vấn theo bộ câu hỏi soạn sẵn. Kết quả: Có 550 thai phụ tham gia nghiên cứu trong đó có 42 trẻ sinh nhẹ cân, tỷ lệ trẻ sinh nhẹ cân là 7,6%. Các yếu tố liên quan đến việc sinh nhẹ cân gồm: Khoảng cách giữa hai lần sinh < 24 tháng (OR= 0,01;[0,0 – 0,1]); tiền sử sinh con nhẹ cân trước đó (OR= 8,9; [4,1 – 19,4]); cân nặng trước mang thai < 40 kg (OR= 0,2; [0,1 – 0,5]); mức tăng cân trong cả thai kỳ < 9kg (OR= 0,3; [0,2 – 0,8]); mẹ mắc bệnh trong thời gian mang thai (OR= 0,1; [0,2 – 1,0]); khám thai < 3 lần trong suốt thai kỳ (OR= 0,6; [0,5 – 3]). Kết luận: Chúng tôi đề xuất một số giải pháp can thiệp tại cộng đồng đối với các yếu tố nguy cơ đến trẻ sinh nhẹ cân phổ biến tại tỉnh Bạc Liêu. Từ khóa: trẻ sinh nhẹ cân ABSTRACT THE PREVALENCE OF LOW BIRTH WEIGHT AND RELATED FACTORS AT BAC LIEU GENERAL HOSPITAL Ngo Thi Kim Phung, Nguyen Tran Kieu Trang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 165 - 173 Objectives: Determine the prevalence of low birth weight and examines a number of factors related at Bac Lieu general hospital. Method: A cross-sectional study was done at Bac Lieu general hospital from 10/2015 to 2/2016. The postpartum women in prenancy in 37 weeks or more at Bac Lieu general hospital will be interviewed according to the questionaire available. Results: 550 women participated in the study including 42 low birth weight (7,6%). Factors which was concerned to low birth weight: interdelivery interval < 24 months (OR= 0,01;[0,0 to 0,1]); a previous history of low birth weight (OR= 8,9; [4,1 to 19,4]); weight of mothers before pregnancy < 40 kg (OR= 0,2; [0,1 to 0,5]); weight of prenancy < 9kg (OR= 0,3; [0,2 to 0,8]; mothers are sick in time of prenancy (OR= 0,1; [0,2 to 1,0]; prenatal visits < 3 times (OR= 0,6; [0,5 to 3]. Conclusion: We give some of method to interact in public to risk factors to low birth weight which is popular of Bac Lieu province. Key words: low birth weight * Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu ** Bộ môn Sản, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS.TS. Ngô Thị Kim Phụng ĐT: 0908917989 Email: bsngothikimphung@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 166 ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới, trung bình mỗi năm có 130 triệu trẻ em ra đời, trong đó có 4 triệu trẻ sơ sinh tử vong và nguyên nhân do nhẹ cân chiếm 50%. Tại Đông Nam Á, tỷ lệ trẻ sinh nhẹ cân (TSNC) là 20-30% và có 70-80% tử vong có liên quan đến sinh nhẹ cân(17). Riêng ở Việt Nam năm 2006, tỷ lệ TSNC trên tổng số trẻ sinh sống là 4,3% và TP. Hồ Chí Minh năm 2006 là 7,2%(18). Nhẹ cân lúc sinh có nhiều tác động không tốt đến khả năng sống sót cũng như sự phát triển về thể chất và tâm thần của trẻ sau này. Trẻ nhẹ cân lúc sinh có nguy cơ tử vong gấp 20 lần so với trẻ sơ sinh đủ cân khỏe mạnh. Sau khi sinh, TSNC phải nằm viện lâu hơn, cần chế độ chăm sóc đặc biệt hơn. Trước tình hình này, từ năm 1992 Quỹ cứu trợ nhi đồng quốc tế của Liên Hợp Quốc (UNICEF) đã cố gắng ước tính tỷ lệ sinh nhẹ cân trên toàn thế giới, cho từng quốc gia và khảo sát các yếu tố liên quan để đưa ra các chiến lược sức khỏe can thiệp nhằm hạ thấp tỷ lệ sinh nhẹ cân(17). Vì những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến TSNC tại khoa sản bệnh viện Đa Khoa Bạc Liêu”. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính Xác định tỷ lệ trẻ sinh nhẹ cân trên tổng số trẻ sinh sống có tuổi thai ≥ 37 tuần tại khoa sản bệnh viện Đa Khoa Bạc Liêu từ 10/2015 đến 02/2016. Mục tiêu phụ Xác định một số yếu tố liên quan đến việc sinh nhẹ cân. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Dân số mục tiêu Sản phụ sống tại tỉnh Bạc Liêu. Dân số nghiên cứu Sản phụ đến sinh tại khoa sản BV. Bạc Liêu. Dân số chọn mẫu Sản phụ đến sinh tại khoa sản bệnh viện Đa Khoa Bạc Liêu từ tháng 10/2015 đến tháng 2/2016 thỏa điều kiện nghiên cứu. Tiêu chuẩn chọn mẫu Tiêu chuẩn nhận vào nghiên cứu Sản phụ sống thường trú ít nhất 3 năm tại tỉnh Bạc Liêu đến sinh tại khoa sản bệnh viện Đa Khoa Bạc Liêu từ tháng 10/2015 đến tháng 2/2016, trẻ sinh ra sống và có tuổi thai ≥ 37 tuần. Sản phụ đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Người bất thường về tâm thần kinh hoặc khả năng giao tiếp, hợp tác kém. Đa thai Không thể xác định rõ tuổi thai. Cỡ mẫu Áp dụng công thức: Với α = 0,05, ta có Z = 1.96, p = 5,8% (theo nghiên cứu của Phạm Thị Kim Thủy tại bệnh viện phụ sản Tiền Giang năm 2008) 12(), d = 0,02 Ta có n = 525. Kỹ thuật chọn mẫu Theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống với khoảng cách mẫu k = 4. Dựa vào danh sách các sản phụ vào phòng sanh hằng ngày (24h từ 7h sáng ngày hôm nay đến 7h sáng ngày hôm sau), số thứ tự của đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) đầu tiên được chọn theo bảng số ngẫu nhiên, sau đó ĐTNC thứ 2 sẽ được lấy bằng số thứ tự ĐTNC thứ 1 cộng thêm 3, tương tự ĐTNC thứ 3 sẽ bằng số thứ tự ĐTNC thứ 2 cộng thêm 3, cứ như vậy cho đến hết danh sách trong ngày. Ngày hôm sau, các ĐTNC sẽ được chọn từ danh sách mới với quy trình tương tự cho đến khi đủ số mẫu. n = Z2(1-α/2) . p . (1-p) d2 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 167 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian từ tháng 10/2015 đến tháng 02/2016 có 2500 sản phụ đến sinh tại khoa sản bệnh viện đa khoa Bạc Liêu. Trong đó có 2200 sản phụ thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu, chúng tôi đã tiến hành chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống với hệ số k = 4 để chọn ra 550 đối tượng nghiên cứu, không có trường hợp nào từ chối tham gia. Về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ, xã hội của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Tần số (n=550) Tỷ lệ (%) Tuổi mẹ < 18 tuổi 24 4,4 18-35 tuổi 475 86,4 > 35 tuổi 51 9,3 Địa chỉ Thành phố 82 14,9 Huyện 468 85,1 Trình độ học vấn ≤ cấp 2 421 76,6 ≥ cấp 3 129 23,4 Kinh tế gia đình Nghèo 81 14,7 Đủ ăn- khá giả 469 85,3 Nghề nghiệ Làm ruộng 259 47,1 Buôn bán 209 38,0 Công nhân 52 9,5 Viên chức 20 3,6 Nội trợ 4 0,7 Nghề khác 6 1,1 Bảng 2: Đặc điểm về tiền căn sản phụ khoa của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Tần số (n=550) Tỷ lệ (%) Số lần sinh 1 lần 250 45,5 ≥ 2 lần 300 54,5 Khoảng cách sinh < 24 tháng 317 57,6 ≥ 24 tháng 233 42,4 Tiền sử sinh con nhẹ cân Không 450 81,8 Có 100 18,2 Tiền sử sẩy thai Không 489 88,9 Có 61 11,1 Bảng 3: Chỉ số nhân trắc học và một số thói quen của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Tần số (n=550) Tỷ lệ (%) Cân nặng trước mang thai < 40 kg 48 8,7 ≥ 40 kg 502 91,3 Chiều cao của mẹ < 155 cm 134 24,4 ≥ 155 cm 416 75,6 BMI của mẹ trước mang thai < 18,5 140 25,5 18,5 – 22,9 329 59,8 ≥ 23 81 14,7 Hút thuốc lá thụ động Không 348 63,3 Có 202 36,7 Uống cà phê Không 441 80,2 Có 109 19,8 Bảng 4: Đặc điểm trong thai kỳ của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Tần số (n=550) Tỷ lệ (%) Số lần khám thai Khám đủ 226 41,1 Khám không đủ 324 58,9 Tăng cân trong thai kỳ < 9kg 115 20,9 ≥ 9kg 435 79,1 Uống viên sắt Uống không đủ 345 62,7 Uống đủ 159 28,9 Không uống 46 8,4 Mắc bệnh trong thai kỳ Không 542 98,5 Có 8 1,5 Tuổi thai 37-38 tuần 6 ngày 92 16,7 39-40 tuần 448 81,5 > 40 tuần 10 1,8 Giới tính trẻ Nam 292 53,1 Nữ 258 46,9 Bảng 5: Kết cục thai kỳ của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Tần số (n=550) Tỷ lệ (%) Cân nặng trẻ <2500 gram 42 7,6 2500 gram – 2950 gram 191 34,7 3000 gram- 3500 gram 243 44,2 > 3500 gram 74 13,5 Cách thức sinh Sinh thường 425 77,3 Sinh giúp 7 1,3 Sinh mổ 118 21,4 Bé gửi dưỡng nhi sau sinh Không 501 91,1 Có 49 8,9 Bảng 6: Mối liên quan giữa đặc điểm dịch tễ, xã hội và trẻ nhẹ cân lúc sinh Đặc điểm Không nhẹ cân (n=508) (%) Nhẹ cân (n=42) (%) OR KTC 95% P Tuổi mẹ < 18 tuổi 22 (91,7) 2 (8,3) 1 0,7 2,7 0,2 – 3,3 0,5 – 13,3 0,7 0,2 18-35 tuổi 445 (93,7) 30 (6,3) > 35 tuổi 41 (80,4) 10 (19,6) Địa chỉ Thành phố 76 (15,0) 6 (14,3) 1 0,8 0,3 – 2,0 0,6 Huyện 432 (85,0) 36 (85,7) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 168 Đặc điểm Không nhẹ cân (n=508) (%) Nhẹ cân (n=42) (%) OR KTC 95% P Nghề nghiệp Làm ruộng 236 (91,3) 23 (8,9) 1 0,6 0,5 0,8 0,2 – 2,2 0,1 – 4,2 0,4 – 1,6 0,5 0,6 0,5 Công nhân 49 (94,2) 3 (5,8) Viên chức 19 (95,0) 1 (5,0) Nội trợ 4 (100) 0 (0) Buôn bán 194 (92,8) 15 (7,2) Nghề khác 6 (100) 0 (0) Trình độ học vấn ≤ cấp 2 382 (90,7) 39 (9,3) 1 0,2 0,1 – 0,8 0,02 ≥ cấp 3 126 (97,7) 3 (2,3) Kinh tế gia đình Nghèo 72 (88,9) 9 (11,1) 1 0,6 0,3 – 1,3 0,2 Đủ ăn- khá giả 436 (93,0) 33 (7,0) Bảng 7: Mối liên quan giữa tiền căn sản phụ khoa và trẻ nhẹ cân lúc sinh Đặc điểm Không nhẹ cân (n=508) (%) Nhẹ cân (n=42) (%) OR KTC 95% P Số lần sinh 1 lần 229 (91,6) 21 (8,4) 1 0,8 0,4 – 1,5 0,5 ≥ 2 lần 279 (93,0) 21 (7,0) Tiền sử sinh con nhẹ cân Không 433 (96,2) 17 (3,78 1 8,5 4,4 – 16,4 0,00 Có 75 (75,0) 25 (25,0) Tiền sử sẩy thai Không 453 (92,64) 36 (7,36) 1 1,37 0,55 – 3,41 0,49 Có 55 (90,16) 6 (9,84) Khoảng cách sinh <24 tháng 281 (88,6) 36 (11,4) 1 0,2 0,1 – 0,5 0,000 ≥24 tháng 227 (97,4) 6 (2,6) Bảng 8: Mối liên quan giữa chỉ số nhân trắc học và một số thói quen của đối tượng nghiên cứu và trẻ nhẹ cân lúc sinh Đặc điểm Không nhẹ cân (n=508) (%) Nhẹ cân (n=42) (%) OR KTC 95% P Cân nặng trước mang thai < 40 kg 38 (79,2) 10 (20,8) 1 0,3 0,1– 0,6 0,001 ≥ 40 kg 470 (93,6) 32 (6,4) Chiều cao của mẹ < 155 cm 122 (91,0) 12 (8,9) 1 0,8 0,4– 1,6 0,5 ≥ 155 cm 386 (92,8) 30 (7,2) BMI của mẹ trước mang thai < 18,5 128 (91,4) 12 (8,6) 1 0,9 0,6 0,5– 1,9 0,2 – 1,8 0,8 0,3 18,5 – 22,9 303 (92,1) 26 (7,9) ≥ 23 77 (95,1) 4 (4,9) Hút thuốc lá thụ động Không 321 (92,2) 27 (7,8) 1 1,1 0,5 – 2,0 0,9 Có 187 (92,6) 15 (7,4) Uống cà phê Không 404 (91,6) 37 (8,4) 1 1,9 0,7 – 5,0 Có 104 (95,4) 5 (4,6) Bảng 9: Mối liên quan giữa đặc điểm trong thai kỳ của đối tượng nghiên cứu và trẻ nhẹ cân lúc sinh Đặc điểm Không nhẹ cân (n=508) (%) Nhẹ cân (n=42) (%) OR KTC 95% P Số lần khám thai Khám không đủ 292 (90,1) 32 (9,9) 1 0,4 0,2 – 0,9 0,02 Khám đủ 216 (95,6) 10 (4,4) Tăng cân trong thai kỳ < 9kg 101 (87,8) 14 (12,2) 1 0,5 0,3 – 1,0 0,04 ≥ 9kg 407 (93,6) 28 (6,4) Uống viên sắt Uống đủ 317 (91,9) 28 (8,1) 1 0,8 1,1 0,4 – 1,6 0,4 – 3,2 0,5 0,9 Uống không đủ 149 (93,7) 10 (6,3) Không uống 42 (91,3) 4 (8,7) Mắc bệnh trong thai kỳ Có 6 (75,0) 2 (25,0) 1 0,2 0,1 – 1,2 0,1 Không 502 (92,6) 40 (7,4) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 169 Đặc điểm Không nhẹ cân (n=508) (%) Nhẹ cân (n=42) (%) OR KTC 95% P Giới tính trẻ Nam 272 (93,2) 20 (6,9) 1 1,3 0,7 – 2,4 0,5 Nữ 236 (91,5) 22 (8,5) Bảng 10: Các yếu tố liên quan đến kết cục trẻ nhẹ cân lúc sinh trong phân tích đa biến Đặc điểm Không nhẹ cân (n=508) (%) Nhẹ cân (n=42) (%) OR KTC 95% P Trình độ học vấn ≤ cấp 2 382 (90,7) 39 (9,3) 3 (2,3) 1 0,6 0,2– 2,1 0,4 ≥ cấp 3 126 (97,7) Khoảng cách sinh < 24 tháng 281 (88,6) 36 (11,4) 6 (2,6) 1 0,01 0,0 – 0,1 0,000 ≥ 24 tháng 227 (97,4) Tiền sử sinh con nhẹ cân Không 433 (96,2) 17 (3,8) 25 (25,0) 1 8,9 4,1 – 19,4 0,000 Có 75 (75,0) Cân nặng trước mang thai < 40 kg 38 (79,2) 10 (20,8) 1 0,2 0,1 – 0,5 0,001 ≥ 40 kg 470 (93,6) 32 (6,4) Uống cà phê Không 404 (91,6) 37 (8,4) 1 Có 104 (95,4) 5 (4,6) 1,7 0,6– 5,0 0,36 Số lần khám thai Khám không đủ 292 (90,1) 32 (9,9) 1 0,6 0,5 – 3,0 0,000 Khám đủ 216 (95,6) 10 (4,4) Tăng cân trong thai kỳ < 9kg 101 (87,8) 14 (12,2) 1 0,3 0,2 – 0,8 0,011 ≥ 9kg 407 (93,6) 28 (6,4) Mắc bệnh trong thai kỳ Có 6 (75,0) 2 (25,0) 1 0,1 0,2 – 0,9 0,046 Không 502 (92,6) 40 (7,4) BÀN LUẬN Bảng 11: Tác giả Nơi thực hiện Cỡ mẫu Tỷ lệ TSNC Nguyễn Văn Khoa (2008) Tỷnh Bình Phước 515 11% Nguyễn Thị Diệu Trang (2015) Bệnh viện Đa Khoa tỷnh ĐăkLăk 385 12,21% Tô Minh Hương (2010) Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 1474 11,4% Phạm Thị Kim Thủy (2010) Bệnh viện phụ sản tỷnh Tiền Giang 390 5,8% MICS (2011) 5,1% Sở y tế tỉnh Bạc Liêu (2014) 4,5% Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Trang thực hiện vào năm 2015 trên 385 đối tượng là sản phụ dân tộc Êđê đến sinh tại bệnh viện đa khoa tỉnh ĐăkLăk (12,21%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với tác giả Nguyễn Văn Khoa thực hiện vào năm 2008 trên 515 sản phụ sống tại tỉnh Bình Phước (11%)(9). Điểm chung của cả 2 nghiên cứu là đều khảo sát những thai phụ có tuổi thai từ 37 tuần trở lên, tuy nhiên xét về thời điểm thực hiện nghiên cứu, 2 nghiên cứu thực hiện cách nhau 8 năm, là một khoảng thời gian đủ để tình hình kinh tế xã hội, giáo dục, y tế của các vùng miền trên đất nước có sự thay đổi, phát triển. Tác giả Tô Minh Hương (2010) khi thực hiện nghiên cứu trên 1474 sản phụ tại bệnh viện phụ sản Hà Nội ghi nhận tỷ lệ TSNC là 11,4%(14). Như vậy tỷ lệ TSNC trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Tô Minh Hương. Điều này có thể lý giải là do nghiên cứu của chúng tôi chỉ khảo sát trên các sản phụ có tuổi thai từ 37 tuần trở lên còn trong nghiên cứu của tác giả Tô Minh Hương đối tượng nghiên cứu là các sản phụ có tuổi thai từ 24 tuần trở lên. Tỷ lệ TSNC trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với tỷ lệ TSNC theo tổng kết của Sở Y Tế tỉnh Bạc Liêu năm 2014 là do chúng tôi thực hiện nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu, là nơi tiếp nhận các thai nghén có nguy cơ cao từ nhiều khu vực trong tỉnh, do đó số TSNC sẽ cao hơn ở cộng đồng(1). Tương tự, tỷ lệ TSNC trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn so Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 170 với số liệu của MICS 2014. Tuy nhiên, báo cáo của MICS cũng thừa nhận rằng tỷ lệ này còn quá thấp so với thực tế do việc thống kê số liệu tại một số địa phương còn chưa chính xác(18). Hơn nữa UNICEF cũng đã kết luận, tỷ lệ TSNC là khác nhau giữa các quốc gia, giữa các vùng miền, giữa các điểm nghiên cứu, khác nhau theo từng vùng địa lý và tùy vào nơi nghiên cứu là thành thị hay nông thôn. Năm 1997 tỷ lệ sinh nhẹ cân ở Việt nam vào khoảng 8,9 %. Theo báo cáo của 61 Trung tâm bà mẹ trẻ em tỉnh/thành phố năm 2001, tỷ lệ trẻ sinh nhẹ cân là 6,1%, trong đó cao nhất ở các tỉnh Tây Nguyên 11,5 %, thấp nhất là các tỉnh Duyên hải Miền Trung 3,4%(3). Tô Thanh Hương và cộng sự nghiên cứu ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng nhận thấy là những bà mẹ sống ở nông thôn sinh con nhẹ cân là 11% và ở thành thị là 5%(14); nghiên cứu năm 1998 của Hoàng Văn Tiến ở huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội là 18,8%(7,8); Trần Sophia khảo sát năm 1996 số TSNC trên tổng số trẻ sinh ra sống tại Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ là 18,7%(15). Theo Đinh Phương Hoà, tỷ lệ TSNC khác nhau từng khu vực, khu vực nông thôn có tỷ lệ từ 7,9 % đến 12,8%, khu vực thành phố có tỷ lệ từ 2,3% đến 5,6 %(5). Các yếu tố liên quan đến kết cuộc trẻ nhẹ cân lúc sinh Mắc bệnh trong thai kỳ Mẹ mắc bệnh trong khi mang thai là yếu tố nguy cơ của sinh con nhẹ cân, đặc biệt là các bệnh làm giảm khả năng cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi, làm thai chậm tăng trưởng trong tử cung, gây kết cục xấu cho thai kỳ. Trong nghiên cứu của chúng tôi, những bà mẹ không mắc bệnh trong suốt thai kỳ giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân 0,92 lần so với những bà mẹ có mắc bệnh trong thai kỳ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Trong thời gian khảo sát, chúng tôi ghi nhận các bệnh lý thường gặp là: thiếu máu, tiền sản giật và nhiễm khuẩn âm đạo. Vấn đề mẹ thiếu máu ảnh hưởng đến cân nặng lúc sinh của trẻ đã được nghiên cứu bởi nhiều tác giả và cho những kết quả khác nhau. Nghiên cứu của Dương Lan Dung tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương (2004) cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở các thai phụ là 56,5%, nguy cơ bà mẹ thiếu máu sinh con nhẹ cân cao gấp 2,75 lần so với bà mẹ không thiếu máu(3). Tác giả Tô Minh Hương khi thực hiện nghiên cứu tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương (2010) cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở các bà mẹ tại thời điểm sinh con là 30,5%(14). Tỷ lệ này thấp hơn so với công bố của WHO về tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ của các nước đang phát triển (35-75%), của viện dinh dưỡng quốc gia và UNICEF năm 2012 ở 36,5%. Phạm Thị Thúy Hòa tiến hành điều tra năm 2002 ở phụ nữ nông thôn đồng bằng Bắc Bộ cho kết quả về tỷ lệ thiếu máu ở thai phụ là 58%(13). Về mối liên quan giữa thiếu máu và TSNC, các nghiên cứu trên thế giới cho những kết quả khác nhau. Nghiên cứu của Hamalainen H và cộng sự tại Phần Lan cho kết quả có mối liên quan giữa thiếu máu của bà mẹ vào quý 1 với đẻ con thấp cân nhưng không thấy rõ mối liên quan này ở quý 2 và quý 3(2). Tác giả Elhassan (2010) và cộng sự khi nghiên cứu tại bệnh viện Medani, Sudan cho thấy những sản phụ có thiếu máu trong thai kỳ làm tăng nguy cơ trẻ nhẹ cân lúc sinh gấp 9 lần so với những sản phụ không thiếu máu trong thai kỳ (KTC 95%: 3,4-23,8). Tuy nhiên, nghiên cứu của Tô Minh Hương (2010) lại không cho thấy có mối liên hệ giữa thiếu máu và việc sinh con nhẹ cân(14). Hội chứng tiền sản giật là một bệnh lý gây nhiều biến chứng cho cả mẹ và con. Kết quả nghiên cứu của Tô Minh Hương cho thấy những sản phụ có cao huyết áp có nguy cơ đẻ con thấp cân cao hơn so với bà mẹ không mắc bệnh (OR=21,2; KTC 95%: 7,6-54,2)(14). Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của Ngô Văn Tài (2001), tác giả thấy rằng ở những bà mẹ có huyết áp tâm thu ≥160 mmHg kết hợp với Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 171 huyết áp tâm trương ≥90 mmHg và protein niệu ≥3g thì nguy cơ TSNC là 59,8%(9). Nghiên cứu bệnh chứng của tác giả Boo NY và cộng sự (2008) thực hiện tại bệnh viện Tuanku Jaafar, Malaysia trên 3341 sản phụ cũng kết luận rằng những sản phụ có tăng huyết áp do thai làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân gấp 3,3 lần so với những sản phụ không có tăng huyết áp trong thai kỳ(2). Khám thai Khám thai ảnh hưởng đến chất lượng thai nghén(19). Việc khám thai sẽ giúp người thầy thuốc có kế hoạch phân loại thai nghén từ khi từ khi tuổi thai còn nhỏ và lên kế hoạch cho cả thời kỳ thai nghén. Theo hướng dẫn quốc gia của Bộ Y Tế (2009) về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, trong một thai kỳ người mẹ phải được khám thai ít nhất 3 lần vào 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Trong đó có 3 thời điểm quan trọng là tuổi thai 11 – 13 tuần, 20 – 24 tuần và 30 – 32 tuần(5). Do đó, khi tiến hành phân tích chúng tôi chia làm 2 nhóm: khám thai đủ là khám thai ≥ 3 lần, khám thai không đủ là khám thai < 3 lần. Lưu ý, khám thai ở đây nghĩa là đến khám với bác sĩ chuyên khoa sản, bệnh nhân được khám lâm sàng, siêu âm xác định tình trạng thai và được tư vấn cũng như đưa ra biện pháp điều trị nếu có bất thường về thai kỳ chứ không phải chỉ đến bác sĩ thực hiện siêu âm. Trong nghiên cứu của chúng tôi, số sản phụ được khám thai đầy đủ chỉ chiếm 41,09%, số sản phụ khám thai không đầy đủ là 58,91%. Nghiên cứu cũng cho thấy, những bà mẹ khám thai đầy đủ trong thai kỳ sẽ làm giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân 0,6 lần so với những bà mẹ khám thai không đầy đủ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tỷ lệ sản phụ khám thai đủ còn thấp điều này có thể giải thích là do trong những năm gần đây siêu âm được sử dụng rộng rãi tại các cơ sở khám chữa bệnh, nhiều sản phụ lầm tưởng rằng siêu âm có thể thay thế khám thai. Có bà mẹ trong suốt thai kỳ chỉ đi siêu âm chứ không hề đến khám thai tại các phòng khám chuyên khoa sản. Nghiên cứu của Đỗ Quan Hà về tình hình chăm sóc thai nghén của thai phụ ở tỷnh Bắc Giang (2014) cũng cho nhận xét rằng việc lạm dụng và quá coi trọng siêu âm đã làm giảm tỷ lệ khám thai đủ 3 lần và chất lượng khám thai(5,6). Kết quả nghiên cứu của Tô Minh Hương (2010) tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương, so với các bà mẹ có khám thai, thử nước tiểu và siêu âm thì các bà mẹ chỉ siêu âm có nguy cơ đẻ con thấp cân cao hơn 2,9 lần (KTC 95%: 1,8 – 5,2)(14). Tác giả Nguyễn Thị Diệu Trang khi tiến hành nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh ĐăkLăk (2015) cũng kết luận rằng: Những sản phụ khám thai < 3 lần trong thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân gấp 2,54 lần so với những sản phụ khám thai ≥ 3 lần(10). Cân nặng mẹ trước mang thai và tăng cân trong thai kỳ Tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ trước khi có thai và mức tăng cân trong thai kỳ có mối liên quan rất chặt chẽ đến tình trạng TSNC. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Văn Tiến (1998), các chỉ số nhân trắc học của bà mẹ có liên quan đến sinh, con nhẹ cân là: cân nặng < 40kg, chiều cao < 145 cm và chỉ số BMI < 18,5(7). Nghiên cứu của Trần Sophia (2005) cho thấy khi bà mẹ có cân nặng < 41 kg có nguy cơ đẻ con nhẹ cân cao hơn những bà mẹ có cân nặng ≥ 41 kg(15). Nghiên cứu của Dương Lan Dung (2004) cũng đi đến kết luận rằng những bà mẹ có cân nặng < 40 kg có nguy cơ đẻ con nhẹ cân cao hơn 5,95 lần so với những bà mẹ có cân nặng ≥ 40 kg. Do đó chúng tôi chọn điểm cắt là 40 kg để khảo sát mối liên quan giữa cân nặng mẹ trước mang thai và kết cuộc TSNC(3,4). Trong nghiên cứu của chúng tôi, những bà mẹ có cân nặng trước mang thai ≥ 40 kg làm giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân 0,8 lần so với những bà mẹ có cân nặng trước mang thai < 40 kg. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 172 Nghiên cứu cũng cho thấy, những sản phụ có mức tăng cân trong thai kỳ ≥ 9 kg làm giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân 0,66 lần so với những sản phụ có mức tăng cân trong thai kỳ < 9kg. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Diệu Trang (2015) trên 385 sản phụ người dân tộc Êđê vào sinh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đăklăk cho thấy, những sản phụ tăng cân trong cả thai kỳ ≤ 9 kg có nguy cơ sinh con nhẹ cân gấp 3,77 lần so với những sản phụ có mức tăng cân trong thai kỳ <9 kg. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05(10). Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Khoa (2008) tại huyện Củ Chi cũng kết luận những sản phụ tăng cân trong thai kỳ ≤ 9kg làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân gấp 3,52 lần so với những sản phụ tăng cân <9 kg. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05(11). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Trang và Nguyễn Văn Khoa. Các tác giả này cũng chọn điểm cắt là 9kg để khảo sát mức tăng cân trong cả thai kỳ của thai phụ(9,10). Tiền sử sinh con nhẹ cân Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những sản phụ có tiền sử sinh con nhẹ cân sẽ tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân ở lần sau 9,6 lần so với những sản phụ không có tiền sử sinh con nhẹ cân. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tác giả Mercer và cộng sự (1999) đã tiến hành nghiên cứu đoàn hệ trên 1711 sản phụ mang thai từ 23 – 24 tuần tuổi, theo dõi kết cuộc thai kỳ của họ đã đưa ra kết luận rằng những thai phụ có tiền căn sinh con nhẹ cân làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân ở thai kỳ sau 2,5 lần. Điều này có thể giải thích do ảnh hưởng của một số yếu tố ở lần mang thai trước vẫn còn tồn tại như: cân nặng trước mang thai, dinh dưỡng trong thai kỳ và số lần khám thai . Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được có mối liên quan giữa các yếu tố này với kết cuộc TSNC và nếu các vấn đề này vẫn chưa được cải thiện ở lần mang thai sau thì nguy cơ tiếp tục sinh con nhẹ cân là điều dễ hiểu. KẾT LUẬN Qua thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2015 đến tháng 02/2016 trên 550 thai phụ đến sinh tại khoa sản bệnh viện Đa Khoa Bạc Liêu, chúng tôi ghi nhận được kết quả sau: 1. Tỷ lệ TSNC là 7,64%. 2. Các yếu tố liên quan có ảnh hưởng đến kết cuộc TSNC tại bệnh viện Đa Khoa Bạc Liêu là: Khoảng cách giữa hai lần sinh < 24 tháng (OR*=0,01;[0,0 – 0,1]). Tiền sử sinh con nhẹ cân trước đó (OR*=8,9; [4,1 – 19,4]). Cân nặng trước mang thai < 40 kg (OR*=0,2; [0,1 – 0,5]). Mức tăng cân trong cả thai kỳ < 9kg (OR*=0,3; [0,2 – 0,8]). Có mắc bệnh trong thời gian mang thai (OR*=0,1; [0,2 – 1,0]). Khám thai < 3 lần trong suốt thai kỳ (OR*=0,6; [0,5 – 3]). KIẾN NGHỊ Để hạ thấp tỷ lệ trẻ sinh nhẹ cân, căn cứ vào kết quả nghiên cứu, chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau: 1. Các cán bộ y tế cần quan tâm nhiều hơn đến các sản phụ có cân nặng trước sinh < 40 kg; tư vấn chế độ ăn hợp lý để sản phụ tăng cân đầy đủ trong thai kỳ. 2. Cần tổ chức các buổi truyền thông về sức khỏe cho nhóm sản phụ có khoảng cách sinh < 24 tháng và những sản phụ có tiền sử sinh con nhẹ cân trước đó, giúp họ thay đổi nhận thức về các thói quen chăm sóc thai kỳ. 3. Tuyên truyền nhiều hơn các nội dung khám thai, giúp các sản phụ nhận thức rõ tầm quan trọng của khám thai trong suốt thai kỳ, hiểu rõ khám thai không có nghĩa là chỉ đi siêu âm mà còn nhiều nội dung quan trọng khác. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 173 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bệnh viện Đa Khoa Bạc Liêu (2013) Báo cáo tổng kết cuối năm 2013, tr 3-7. 2. Boo NY, Lim SM, Ravindran J (2008), “Risk factors associated with low birth weight infants in the Malaysia population”, Med J Malaysia, 63(4), pp.306-310. 3. Dinh PH, To TH, Vuong TH, Hojer B & Person LA (1996), Maternal factor influencing the occurrence of low birthweight in northern Vietnam. Ann Trop Paediatr, pp.327-333. 4. Dương Lan Dung (2002), “Tình hình trẻ sơ sinh nhẹ cân tại viện bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh với một số yếu tố liên quan trong thời kỳ bà mẹ mang thai”, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội. 5. Đinh Thị Phương Hòa (2000), “Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ đối với trẻ thấp cân và tử vong chu sinh ở một số vùng miền Bắc Việt Nam”, Luận văn tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội, tr.9; 98-109; 124-125. 6. Đỗ Quan Hà (2007), “Ảnh hưởng của gia đình và cộng đồng đến sinh con và chăm sóc thai nghén”, Luận án tiến sỹ y học, Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương. 7. Hamalainen H, Hakkarainen K, Heinonen S (2003), “Anaemia in the first but not in the second or third trimester risk factor for low birth weight , 2003 Jun; 22 (3):271-5. 8. Hoàng Văn Tiến (1998), Các yếu tố ảnh hưởng đến sơ sinh thấp cân ở huyện Sóc Sơn Hà Nội, Nhà xuất bản Y Học Hà Nội. 9. Ngô Văn Tài (2001), “Một số yếu tố tiên lượng trong nhiễm độc thai nghén”, Luận văn tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội. 10. Nguyễn Thị Diệu Trang, Võ Minh Tuấn (2015), Tỷ lệ trẻ sinh nhẹ cân và các yếu tố liên quan ở người dân tộc Êđê tại bệnh viện đa khoa tỷnh Đăklăk, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 11. Nguyễn Văn Khoa (2008), “Tỷ lệ trẻ nhẹ cân và các yếu tố liên quan tại tỷnh Bình Phước”, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tr.15-19. 12. Phạm Thị Kim Thủy (2010), Tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến việc sinh trẻ nhẹ cân tại bệnh viện phụ sản Tiền Giang từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2010, Tập san y học TP. Hồ Chí Minh, 15(1/2011), tr. 222-228. 13. Phạm Thị Thúy Hòa (2002), “Hiệu quả của bổ sung sắt/Acid folic lên tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ có thai nông thôn ở Đồng bằng Bắc Bộ”, Luận sán tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội. 14. Tô Minh Hương (2010), “Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ đẻ con thấp cân và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp trước sinh tại bệnh viện phụ sản Hà Nội”, Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội, tr. 95-115. 15. Trần Sophia, Đào Ngọc Phong (1999), “Bước đầu nghiên cứu các yếu tố nguy cơ gây sinh thấp cân tại bệnh viện Đa Khoa tỷnh Cần Thơ”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu sinh, Nhà xuất bản Y Học Hà Nội, tr.208-211. 16. Trần Thanh Nhàn (2008), Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân và các yếu tố liên quan ở huyện Củ Chi, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp 2, Đại Học Y dược TP Hồ Chí Minh, tr.20-25. 17. UNICEF and WHO, Low birthweight: Country, Regional, and global estimates, New york, 2004 18. Vương Tiến Hòa (2005), Sản khoa và sơ sinh, Nhà xuất bản Y Học Hà Nội, tr.30-42. 19. World Health Organization (2011), Low birth weight: A tabulation of available information, WHO/MCH/92.2. Ngày nhận bài báo: 18/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 18/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_tre_sinh_nhe_can_va_cac_yeu_to_lien_quan_tai_benh_vien.pdf
Tài liệu liên quan