Tỷ lệ thừa cân béo phì và các yếu tố liên quan ở phụ nữ khám hiếm muộn tại Bệnh viện Hùng Vương năm 2018

Tài liệu Tỷ lệ thừa cân béo phì và các yếu tố liên quan ở phụ nữ khám hiếm muộn tại Bệnh viện Hùng Vương năm 2018: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 127 TỶ LỆ THỪA CÂN BÉO PHÌ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ KHÁM HIẾM MUỘN TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG NĂM 2018 Bùi Thị Ngọc Hà*, Phạm Thị Lan Anh*, Võ Văn Tâm*, Bùi Thị Hoàng Lan* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Thừa cân béo phì (TCBP) đang có xu hướng ngày càng gia tăng và là nguy cơ đứng thứ sáu về số trường hợp tử vong trên toàn cầu. TCBP là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở phụ nữ. Một số nghiên cứu trên Thế giới cho kết quả cao 58-59% phụ nữ hiếm muộn bị TCBP, giảm 5-10% trọng lượng cơ thể có thể cải thiện khả năng sinh sản. Do đó, việc đánh giá tình trạng TCBP ở phụ nữ hiếm muộn là cần thiết để có thể đưa ra can thiệp dinh dưỡng phù hợp và kịp thời giúp cải thiện khả năng sinh sản. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thừa cân béo phì và các yếu tố liên quan ở phụ nữ khám hiếm muộn tại Bệnh viện Hùng Vương năm 2018. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang khả...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ thừa cân béo phì và các yếu tố liên quan ở phụ nữ khám hiếm muộn tại Bệnh viện Hùng Vương năm 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 127 TỶ LỆ THỪA CÂN BÉO PHÌ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ KHÁM HIẾM MUỘN TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG NĂM 2018 Bùi Thị Ngọc Hà*, Phạm Thị Lan Anh*, Võ Văn Tâm*, Bùi Thị Hoàng Lan* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Thừa cân béo phì (TCBP) đang có xu hướng ngày càng gia tăng và là nguy cơ đứng thứ sáu về số trường hợp tử vong trên toàn cầu. TCBP là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở phụ nữ. Một số nghiên cứu trên Thế giới cho kết quả cao 58-59% phụ nữ hiếm muộn bị TCBP, giảm 5-10% trọng lượng cơ thể có thể cải thiện khả năng sinh sản. Do đó, việc đánh giá tình trạng TCBP ở phụ nữ hiếm muộn là cần thiết để có thể đưa ra can thiệp dinh dưỡng phù hợp và kịp thời giúp cải thiện khả năng sinh sản. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thừa cân béo phì và các yếu tố liên quan ở phụ nữ khám hiếm muộn tại Bệnh viện Hùng Vương năm 2018. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang khảo sát 190 phụ nữ đến khám hiếm muộn tại Bệnh viện Hùng Vương từ tháng 03/2018 đến tháng 07/2018. Thông tin được thu thập bằng bộ câu hỏi soạn sẵn, qua phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt và tra cứu hồ sơ. Kết quả: Tỷ lệ thừa cân béo phì là 21,6%, tỷ lệ béo trung tâm là 42,1%, tỷ lệ hội chứng buồng trứng đa nang là 21,6%. Có mối liên quan giữa TCBP với hội chứng BTĐN. Kết luận: Đánh giá tình trạng TCBP ở phụ nữ hiếm muộn nên được thực hiện để can thiệp dinh dưỡng kịp thời, thích hợp và hiệu quả hơn. Từ khóa: thừa cân, béo phì, hiếm muộn, hội chứng buồng trứng đa nang, Bệnh viện Hùng Vương ABSTRACT PREVALENCE OF OVERWEIGHT/OBESITY AND RELATED FACTORS OF INFERTILE WOMEN AT HUNG VUONG HOSPITAL, 2018 Bui Thi Ngoc Ha, Pham Thi Lan Anh, Vo Van Tam, Bui Thi Hoang Lan * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 127-133 Background: Overweight/obesity (TCBP) is increasing in trend and is the 6th causes of global mortality rate. TCBP is one of the causes of infertility in women. Some studies in the world showed high results in 58-59% of infertile women with TCBP, reduce 5-10% of their body weight improves fertile ability in these women. Therefore, estimating the status of TCBP in infertile women is necessary to enable appropriate and timely nutritional interventions to improve fertility Objectives: To determine the prevalence of overweight/obesity and related factors in infertile women in Hung Vuong Hospital 2018 Objects and method: A cross-sectional study was conducted in 190 infertile women at Hung Vuong Hospital from March to July 2018. Information was collected using a face-to-face interview questionnaire and investigating the medical record. Results: The proportion of TCBP was 21.6%, the proportion of fat center was 42.1%, the proportion of polycystic ovaries syndrome was 21.6%. There was a relationship between TCBP and polycystic ovaries syndrome. Conclusion: Evaluation of the status TCBP of infertile women should be made for timely, appropriate and *Khoa Y Tế Công Cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: CN. Bùi Thị Ngọc Hà ĐT: 0962937434 Email: buithingocha55@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 128 effective nutritional interventions. Key words: overweight, Obesity, Infertile, Polycystic ovaries syndrome, Hung Vuong Hospital ĐẶT VẤN ĐỀ Thừa cân béo phì (TCBP) đang có xu hướng ngày càng gia tăng và trở thành một trong những thách thức lớn đối với chương trình chăm sóc sức khỏe ở mọi quốc gia. TCBP là nguy cơ đứng thứ sáu về số trường hợp tử vong trên toàn cầu: ít nhất 3,4 triệu người tử vong mỗi năm do hậu quả của TCBP(14). TCBP ảnh hưởng trực tiếp tới mọi đối tượng đặc biệt là ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nghiên cứu của Broughton năm 2017 ở Mỹ có 20% phụ nữ béo phì ở độ tuổi sinh sản(2). Theo điều tra của Trung tâm dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh tính đến năm 2015, tỷ lệ TCBP ở phụ nữ độ tuổi sinh sản là 37,9%(10). Theo Viện Y Học Ứng Dụng Việt Nam thừa cân mức độ nặng ảnh hưởng đến sự sản xuất hormone và làm phụ nữ khó mang thai hơn, tùy thuộc vào mức độ thừa cân mà chức năng của buồng trứng sẽ suy giảm. Đặc biệt đối với những phụ nữ bị béo phì từ 18 tuổi sẽ dễ mắc hội chứng BTĐN, là rối loạn về hormone phổ biến nhất ở phụ nữ độ tuổi sinh sản và là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vô sinh(13). Một số kết quả nghiên cứu trên Thế giới ở những phụ nữ hiếm muộn đến khám tại các bệnh viện cho kết quả cao: 58-59% bị TCBP(3). Nghiên cứu của Balen 2007 khẳng định giảm từ 5-10% trọng lượng cơ thể có thể khôi phục khả năng sinh sản và cải thiện sức khỏe tốt hơn(1). Như vậy, trên Thế giới đã có nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa TCBP với vô sinh ở phụ nữ độ tuổi sinh sản(3,9). Tuy nhiên, Việt Nam lại chưa có nhiều nghiên cứu nói về vấn đề này. Chính vì lý do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Tỷ lệ thừa cân béo phì và các yếu tố liên quan ở phụ nữ khám hiếm muộn tại Bệnh viện Hùng Vương năm 2018” để từ đó đưa ra lời khuyên về dinh dưỡng và vận động thể lực phù hợp cho những người phụ nữ hiếm muộn bị TCBP có thể giảm được cân nặng qua đó góp phần trong điều trị vô sinh đạt hiệu quả cao hơn. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện tại khoa hiếm muộn Bệnh viện Hùng Vương. Dùng phương pháp lấy mẫu thuận tiện những bệnh nhân đến khám hiếm muộn từ 19-49 tuổi trong thời gian nghiên cứu từ tháng 03/2018 đến tháng 07/2018. Đối tượng tham gia được phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi soạn sẵn. Phương pháp thu thập số liệu và phân tích thống kê Sau khi được giải thích và hiểu rõ mục tiêu nghiên cứu, đối tượng đồng ý tham gia ký tên vào văn bản đồng ý nghiên cứu (không ghi rõ họ tên) và được phỏng vấn trực tiếp qua bộ câu hỏi soạn sẵn. Sử dụng tần số và tỷ lệ phần trăm cho hầu hết các biến. Sử dụng phép kiểm chi bình phương để kiểm định mối liên quan giữa tỷ lệ thừa cân béo phì với các đặc điểm dân số - xã hội và tiền sử bệnh, thói quen ăn uống, vận động thể lực với ngưỡng ý nghĩa p <0,05. Dùng tỉ số tỷ lệ hiện mắc PR với khoảng tin cậy 95% để lượng giá mối liên hệ. Tình trạng TCBP Khi chỉ số khối cơ thể vượt mức bình thường được phân loại dựa trên tiêu chuẩn của WHO(3), có TCBP khi chỉ số BMI 25. KẾT QUẢ Nghiên cứu phỏng vấn trực tiếp đến khi đủ 190 đối tượng trả lời hết bộ câu hỏi. Đặc tính của mẫu nghiên cứu được trình bày ở các bảng sau: Bảng 1 cho thấy đối tượng chủ yếu có độ tuổi từ 19-39 là 93,7%. Tình trạng không tôn giáo 69%. Trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên 65,2% và đa số nghề nghiệp là nhân viên văn phòng/công chức chiếm 31,6%, thời gian kết Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 129 hôn 1-3 năm chiếm 38,9%. Đa số phụ nữ chưa sinh con lần nào 81,6%. Phụ nữ khám hiếm muộn không bị hộ chứng BTĐN chiếm 78,4%, còn lại là phụ nữ bị hội chứng BTĐN chiếm 21,6%. Tình trạng đi khám hiếm muộn >1 lần chiếm 70%. Bảng 1. Đặc điểm dân số - xã hội và tiền sử bệnh (n=190) Đặc điểm Tần số Tỉ lệ (%) Nhóm tuổi 19 - 29 30 - 39 40 – 49 30,8 ± 5,2 * 92 86 12 48,4 45,3 6,3 Tôn giáo Không Phật giáo Thiên chúa Khác (Tin lành, Cao đài) 131 34 23 2 69,0 17,9 12,1 1,0 Trình độ học vấn Tiểu học THCS THPT Trung cấp, cao đẳng Đại học, sau đại học 22 44 57 32 35 11,6 23,2 30,0 16,8 18,4 Thời gian kết hôn 1-3 năm 4-6 năm 7-9 năm 10-12 năm >12 năm 74 54 29 15 18 38,9 28,4 15,3 7,9 9,5 Nghề nghiệp Nông dân Công nhân NVVP/ công chức Kinh doanh/ buôn bán Nội trợ Khác 8 48 60 26 38 10 4,2 25,3 31,6 13,7 20,0 5,2 Tiền sử sinh con Chưa sinh con 1 lần 2 lần 155 34 1 81,6 17,9 0,5 Tiền sử buồng trứng đa nang Không Có 149 41 78,4 21,6 Khám điều trị hiếm muộn lần thứ mấy: Lần đầu tiên >1 57 133 30 70 Bảng 2 cho thấy, cân nặng của phụ nữ trong mẫu nghiên cứu có trung vị là 53,0 kg, khoảng tứ phân vị 48-58, chiều cao trung bình là 1,56±0,05 m, vòng eo trung bình là 73,2±8,2 cm, vòng mông trung bình là 92,1±6,4 cm. BMI trung vị là 21,9 khoảng tứ phân vị 19,6-23,8 và tỷ số vòng eo/vòng mông trung bình là 0,79±0,06. Đa số đối tượng có cân nặng bình thường 68,4%, thừa cân 20%, thiếu cân 10%, béo phì 1,6%. Tỷ lệ thừa cân béo phì là 21,6%, béo trung tâm 42,1%. Bảng 2. Phân bố chỉ số nhân trắc (n=190) Chỉ số nhân trắc Trung bình Độ lệch chuẩn Chiều cao (m) 1,56 0,05 Vòng eo (cm) 73,2 8,2 Vòng mông (cm) 92,1 6,4 WHR 0,79 0,06 Trung vị Khoảng tứ phân vị Cân nặng 53,0 48 – 58 BMI 21,9 19,6 – 23,8 Tần số Tỷ lệ % Tình trạng dinh dưỡng Nhẹ cân Bình thường Thừa cân Béo phì 19 130 38 3 10,0 68,4 20,0 1,6 Thừa cân béo phì Có Không 41 149 21,6 78,4 Béo trung tâm Có Không 80 110 42,1 57,9 Bảng 3. Đặc điểm về thói quen ăn uống (n=190) Thói quen ăn uống Tần số Tỉ lệ (%) Tần suất ăn trái cây <2 đơn vị /ngày 2-3 đơn vị /ngày >3 đơn vị /ngày 71 100 19 37,4 52,6 10,0 Tần suất ăn rau <2 đơn vị /ngày 2-3 đơn vị /ngày >3 đơn vị/ngày 72 110 8 37,9 57,9 4,2 Sử dụng mỡ Dầu thực vật Mỡ động vật 187 3 98,4 1,6 Hình thức chế biến Chiên, xào Kho, rim Luộc, hấp Canh 62 31 29 68 32,6 16,3 15,3 35,8 Đồ uống có đường Thường xuyên Không thường xuyên 111 79 58,4 41,6 Sử dụng rượu bia Không uống/ uống ít Lạm dụng 187 3 98,4 1,6 Bảng 3 cho thấy đa số đối tượng ăn trái cây 2- Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 130 3 đơn vị/ngày là 52,6%, đối tượng ăn rau củ 2-3 đơn vị/ngày 57,9%, sử dụng dầu thực vật 98,4%. Đối tượng sử dụng hình thức nấu canh thường xuyên 35,8%, sử dụng đồ uống có đường 58,4%. Tần suất sử dụng rượu bia trong 30 ngày qua, đối tượng không sử dụng hoặc sử dụng ít <4 đơn vị/ngày 98,4%. Bảng 4. Đặc điểm về vận động thể lực (n=190) Đặc điểm Tần số Tỉ lệ (%) Công việc tĩnh tại Có Không 109 81 57,4 42,6 Hoạt động cường độ mạnh Thường xuyên Không thường xuyên 8 182 4,2 95,8 Hoạt động cường độ trung bình Thường xuyên Không thường xuyên 72 118 37,9 62,1 Tập thể dục/thể thao Thường xuyên Không thường xuyên 52 138 27,4 72,6 Giải trí tĩnh tại Có Không 49 141 25,8 74,2 Bảng 4 cho thấy phụ nữ làm công việc tĩnh tại liên tục ( 4h) mỗi ngày 57,4%, phụ nữ không có hoạt động với cường độ mạnh trong tuần là 95,8%, không tham gia hoạt động cường độ trung bình là 62,1%, phụ nữ hoạt động không thường xuyên 72,6%. Đa số phụ nữ không có thói quen giải trí tĩnh tại ( 4h) 74,2%, có thói quen giải trí tĩnh tại 25,8%. Bảng 5 cho thấy tỷ lệ thừa cân béo phì ở đối tượng mắc hội chứng buồng trứng đa nang là 39% cao gấp 2,32 lần so với đối tượng không bị hội chứng buồng trứng đa nang là 16,8%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,002 (KTC 95% 1,38-3,93). Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thừa cân béo phì với các đặc tính mẫu nghiên cứu: nhóm tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian kết hôn, tiền sử sinh con, số lần khám hiếm muộn với p>0,05. Bảng 6 cho thấy không tìm ra mối liên quan nào giữa tình trạng thừa cân béo phì với thói quen ăn uống với p>0,05. Bảng 7 cho thấy không tìm ra mối liên quan nào giữa tình trạng thừa cân béo phì với vận động thể lực với p>0,05. Bảng 5. Mối liên quan giữa thừa cân béo phì với đặc điểm dân số-xã hội và tiền sử bệnh (n= 190) Đặc điểm Tình trạng dinh dưỡng Giá trị p PR KTC 95% Có TC/BP n(%) Không TC/BP n(%) Nhóm tuổi 19 - 29 30 - 39 40 – 49 22 (23,9) 18 (20,9) 1 (8,3) 70 (76,1) 68 (79,1) 11 (91,7) 0.64 0,28 1 0,88 (0,5-1,52) 0,35 (0,05-2,37) Trình độ học vấn Tiểu học THCS THPT TC/CĐ ĐH, SĐH 6 (27,3) 10 (22,7) 11 (19,3) 7 (21,9) 7 (20,0) 16 (72,7) 34 (77,3) 46 (80,7) 25 (78,1) 28 (80,0) 0,68 0,43 0,65 0,52 1 0,83 (0,34-2,0) 0,71 (0,30-1,68) 0,80 (0,31-2,07) 0,73 (0,28-1,90) Thời gian kết hôn 1-3 năm 4-6 năm 7-9 năm 10-12 năm >12 năm 16 (21,1) 11 (20,4) 7 (24,1) 4 (26,7) 3 (16,7) 58 (78,4) 43 (79,6) 22 (75,9) 11 (73,3) 15 (83,3) 0,86 0,78 0,66 0,65 1 0,94 (0,48-1,87) 1,12 (0,51-2,43) 1,23 (0,48-3,18) 0,77 (0,25-2,37) Nghề nghiệp Nông dân Công nhân NVVP/ công chức KD/buôn bán 1 (12,5) 10 (20,8) 12 (20,0) 8 (30,8) 7 (87,5) 38 (79,2) 48 (80,0) 18 (69,2) 0,60 0,63 0,36 0,60 1 1,67(0,24-11,36) 1,6 (0,24-10,77) 2,46(0,36-16,91) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 131 Đặc điểm Tình trạng dinh dưỡng Giá trị p PR KTC 95% Có TC/BP n(%) Không TC/BP n(%) Nội trợ Khác 8 (21,1) 2 (20,0) 30 (78,9) 8 (80,0) 0,68 1,68(0,24-11,71) 1,6 (0,17-14,72) Tiền sử sinh con: Không Có 34 (21,9) 7 (20,0) 121 (78,1) 28 (80,0) 0,80 0,91 (0,43-1,93) Buồng trứng đa nang: Không Có 25 (16,8) 16 (39,0) 124 (83,2) 25 (61,0) 0,002 2,32 (1,38-3,93) Số lần khám: Lần đầu tiên >1 lần 8 (14,0) 33 (24,8) 49 (86,0) 100 (75,2) 0,10 1,77 (0,87-3,59) Bảng 6. Mối liên quan giữa thừa cân béo phì với thói quen ăn uống (n= 190) Thói quen ăn uống Tình trạng dinh dưỡng Giá trị p PR KTC 95% Có TC/BP n(%) Không TC/BP n(%) Tần suất ăn trái cây <2 đơn vị /ngày 2-3 đơn vị /ngày >3 đơn vị /ngày 12(16,9) 23 (23,0) 6 (31,6) 59 (83,1) 77 (77,0) 13 (68,4) 0,34 0,15 1 1,36 (0,72-2,55) 1,87 (0,81-4,33) Tần suất ăn rau <2 đơn vị /ngày 2-3 đơn vị /ngày >3 đơn vị/ngày 17 (23,6) 24 (21,8) 0 55 (76,4) 86 (78,2) 8 (100) 0,78 <0,001 1 0,92 (0,53-1,60) - Sử dụng mỡ Dầu thực vật Mỡ động vật 41 (21,9) 0 146 (78,1) 3 (100) 0,36 - Hình thức chế biến Chiên, xào Kho, rim Luộc, hấp Canh 16 (25,8) 5 (16,1) 5 (17,2) 15 (22,1) 46 (74,2) 26 (83,9) 24 (82,8) 53 (77,9) 0,31 0,38 0,62 1 0,63 (0,25-1,55) 0,67 (0,27-1,65) 0,85 (0,46-1,58) Đồ uống có đường Thường xuyên Không thường xuyên 17 (21,5) 24 (21,6) 62 (78,5) 87 (78,4) 0,99 1,0 (0,58-1,74) Sử dụng rượu bia Lạm dụng Không uống/ uống ít 0 41 (21,9) 3 (100) 146 (78,1) 0,36 - Bảng 7. Mối liên quan giữa tình trạng TC/BP với vận động thể lực (n=190) Đặc điểm Tình trạng dinh dưỡng Giá trị p PR KTC 95% Có TC/BP n(%) Không TC/BP n(%) Công việc tĩnh tại: Có Không 20 (18,4) 21 (25,9) 89 (81,6) 60 (74,1) 0,21 0,71 (0,41-1,22) Hoạt động cường độ mạnh Thường xuyên Không thường xuyên 1 (12,5) 40 (22,0) 7 (87,5) 142 (78,0) 0,52 0,57 (0,09-3,36) Hđ cường độ trung bình Thường xuyên Không thường xuyên 21 (17,8) 20 (27,8) 97 (82,2) 52 (72,2) 0,11 0,64 (0,37-1,10) Tập thể dục/thể thao Thường xuyên Không thường xuyên 12 (23,1) 29 (21,0) 40 (76,9) 109 (79,0) 0,76 1,10 (0,61-1,99) Giải trí tĩnh tại: Có Không 11 (22,5) 30 (21,3) 38 (77,5) 111 (78,7) 0,86 1,06 (0,57-1,94) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 132 BÀN LUẬN Kết quả cho thấy nhóm tuổi phổ biến nhất của nghiên cứu là 19-29 chiếm 48,4% thấp hơn so với trong nghiên cứu của Villiani với nhóm tuổi 20-30 tuổi chiếm 61% điều này có thể lý giải do nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu cắt ngang nên có sự chênh lệch. Thời gian kết hôn thì có sự khác biệt so với nghiên cứu của Shanthakumari năm 2014(9) trên đối tượng phụ nữ Ấn Độ vô sinh. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đa số phụ nữ khám hiếm muộn đã kết hôn 1-3 năm chiếm 38,9% chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là ở khoảng thời gian 10-12 năm là 7,9%, còn nghiên cứu ở Ấn Độ đối tượng lại tập trung ở thời gian kết hôn 4-6 năm là 46,7%, thấp nhất ở khoảng thời gian >12 năm là 1,7%. Điều này thể hiện rõ sự chú trọng và mong muốn có con ở phụ nữ Việt. Họ đã kiên trì điều trị trong một khoảng thời gian rất dài. So với các nghiên cứu nước ngoài thì tỷ lệ TCBP ở nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn. Trong nghiên cứu này tỷ lệ TCBP là 21,6%, nghiên cứu của Villiani ở Pakistan năm 2013 là 59,15, nghiên cứu của Shanthakumari ở Ấn Độ năm 2014 là 35%(9), nghiên cứu của Feray ở Thổ Nhỹ Kỳ năm 2017 là 58%. Lý giải cho sự khác biệt này do tỷ lệ TCBP ở lứa tuổi sinh sản của các nghiên cứu nước ngoài cao hơn nghiên cứu ở Việt Nam. Theo điều tra của Trung tâm dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh tính đến năm 2015, tỷ lệ TCBP ở phụ nữ độ tuổi sinh sản là 37,9%(10). Nghiên cứu của Janjua năm 2015 trên 4.767 phụ nữ Pakistan 15-49 tuổi có tỷ lệ TCBP là 39%(7). Năm 2010 TCBP phụ nữ độ tuổi sinh sản ở Thổ Nhỹ Kỳ là 52,2%(6). Như vậy, tỷ lệ TCBP ở phụ nữ hiếm muộn cao hay thấp cũng phụ thuộc vào tỷ lệ TCBP ở phụ nữ độ tuổi sinh sản. Mặc dù chưa tìm thấy nghiên cứu nào ở Việt Nam về tỷ lệ TCBP trên đối tượng phụ nữ hiếm muộn nhưng đã có nhiều nghiên cứu có độ tuổi tương đương và kết quả của chúng tôi cao hơn so với các nghiên cứu trước. Nghiên cứu cắt ngang của Hồ Phạm Thục Lan năm 2010 trên 862 phụ nữ từ 20 tuổi trở lên tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ TCBP là 19%(8). Đề tài nghiên cứu cấp Bộ từ tháng 9/2005 đến tháng 9/2006 trên 17.213 đối tượng 25-64 tuổi tại 64 tỉnh/thành phố đại diện cho 8 vùng sinh thái toàn quốc cho thấy tỷ lệ TCBP (BMI 23) là 16,3%(8). Nghiên cứu cắt ngang của Đoàn Thị Xuân Hồng và cộng sự năm 2006 cho tỷ lệ TCBP ở nữ nông thôn Bắc Ninh, Bắc Giang và Quảng Ninh 25-64 tuổi là 12%(5). Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,002, KTC 95% 1,38- 3,93). Kết quả nghiên cứu này giống với kết quả của Havagiray R. Chitme năm 2017(4) có mối liên quan giữa TCBP với phụ nữ hội chứng BTĐN với p=0,002. Điều này tương tự như nghiên cứu của Broughton năm 2017 ở Mỹ cũng đưa ra có mối liên quan giữa TCBP và hội chứng BTĐN(2). Không thấy mối liên quan giữa TCBP với đặc điểm dân số-xã hội, tiền sử bệnh, thói quen ăn uống, vận động thể lực. Điều này có thể lý giải nghiên cứu thực hiện ở mỗi quốc gia khác nhau, phân bố nơi ở, địa lý, thói quen, phong tục khác nhau nên có sự khác nhau. Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia đang phát triển đời sống kinh tế, nhu cầu chưa phát triển bằng nước ngoài. Vì vậy, tỷ lệ TCBP ở nước ngoài thường cao hơn ở Việt Nam. Hội chứng BTĐN là nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở phụ nữ và TCBP có mối liên quan với hội chứng BTĐN. Vì vậy giảm cân cũng như điều chỉnh thói quen ăn uống, vận động phù hợp giúp điều trị vô sinh mang lại hạnh phúc trọn vẹn cho mọi gia đình. KẾT LUẬN Tỷ lệ thừa cân, béo phì là 21,6%, béo trung tâm 42,1%, tỷ lệ phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang là 21,6%. Có mối liên quan giữa TCBP và hội chứng BTĐN với p=0,002 (KTC 95% 1,38-3,93). Không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng TCBP với các yếu tố đặc điểm thông tin dân số cơ bản, thói quen ăn uống, vận động thể lực với p>0,05. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Balen AH, Anderson RA, Policy (2007). "Impact of obesity on female reproductive health: British Fertility Society, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 133 Policy and Practice Guidelines". Hum Fertil (Camb), 10 (4):195-206. 2. Broughton DE, Moley KH (2017). "Obesity and female infertility: potential mediators of obesity's impact". Fertil Steril, 107 (4):840-847. 3. Çağiran FY,, Sürücüoğlu2 MS, Çağiran FT (2017). "Association of Obesity with Primary and Secondary Infertility among Infertile Women in Turkey:A Cross- sectional Study". Journal of Food and Nutrition Research, 5 (4), tr. 208-213. 4. Chitme HR et al (2017). "Anthropometric and body composition analysis of infertile women with polycystic ovary syndrome". Journal of Taibah University Medical Sciences, 12 (2), 139-145. 5. Đoàn Thị Xuân Hồng, Phạm Văn Hoan (2006). "Thực trạng thừa cân béo phì và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại cộng đồng nông thôn Bắc Ninh, Bắc Giang và Quảng Ninh". Tạp chí Y học Việt Nam, 3:11-18. 6. FAO (2010). Nutrition country profiles: Turkey, accessed on 23 June 2018. 7. Janjua NZ, Mahmood B, Bhatti JA, Khan MI. (2015). "Association of household and community socioeconomic position and urbanicity with underweight and overweight among women in Pakistan". PLoS One, 10 (4):e0122314. 8. Pham HLT, Lai TQ, Nguyen MT, Nguyen TV (2015). "Relationship between Body Mass Index and Percent Body Fat in Vietnamese: Implications for the Diagnosis of Obesity". PLoS One, 10 (5):e0127198. 9. Shanthakumari K, Reena WF, Anupama T (2014). "Prevalence of Obesity among Infertile Women Visiting Selected Infer tility Clinic at Mangalore with a View to Develop an Informational Pamphlet". Journal of Nursing and Health Science,3(3):07-10.11. 10. Trung Tâm Dinh Dưỡng TPHCM (2017). Tổ chức điều tra tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi và phụ nữ 15-49 tuổi tại TPHCM năm 2017, chuyen-mon/624-to-chuc-dieu-tra.aspx, truy cập 10/01/2018. 11. Viện Dinh Dưỡng (2006). Kết quả điều tra Thừa cân - béo phì và một số yếu tố liên quan ở người Việt Nam 25- 64 tuổi, dieu-tra-thua-can---beo-phi-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o- nguoi-viet-nam-25--64-tuoi.html, truy cập 13/04/2018. 12. Viện Dinh dưỡng (2014). Bảng phân loại tình trạng dinh dưỡng, vi/37/23/a/bang-phan-loai- bmi.aspx, truy cập 11/01/2018. 13. Viện Y Học Ứng Dụng Việt Nam (2016). 15 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mang thai của phụ nữ, nang-mang-thai-cua-phu-nu-20160526160949134.htm, truy cập 08/01/2018. 14. Viện Y Học Ứng Dụng Việt Nam (2017). Thừa cân, béo phì khiến nguy cơ mắc suy thận mãn từ 2-7 lần, co-mac-suy-than-man-tu-2-7-lan-20170310100930586.htm, truy cập 13/04/2018. 15. Villiani RR et al (2013). "Obesity among infertile women". Medical Channel, 19 (1), 48-50 Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_thua_can_beo_phi_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_phu_nu_kham.pdf
Tài liệu liên quan