Tài liệu Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ 3-6 tuổi và một số yếu tố liên quan tại các trường mầm non Thành phố Vũng Tàu: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 128
TỶ LỆ THỪA CÂN, BÉO PHÌ Ở TRẺ 3-6 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NONTHÀNH PHỐ VŨNG TÀU
Bùi Xuân Thy*, Trần Thị Minh Hạnh**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Thừa cân và béo phì là vấn đề sức khỏe cộng đồng ưu tiên của các nước đang phát triển. Vũng
Tàu là thành phố đô thị loại 1, có tốc độ đô thị hóa nhanh và thunhập bình quân đầu người cao so với cả nước,
nhưng hiện nay chưa có thông tin về tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ mầm non.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ 3 – 6 tuổi và một số yếu tố liên quan tại các trường mầm
non thành phố Vũng Tàu.
Phương pháp nghiên cứu: Điều tra cắt ngang được thực hiện trên 840 trẻ từ 3 – 6 tuổi tại 20 trường mầm
non thành phố Vũng Tàu. Đối tượng được đo chiều cao, cân nặng; phụ huynh và giáo viên của những trẻ tham
gia điều tra cung cấp những thông tin liên quan theo bảng câu hỏi soạ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ 3-6 tuổi và một số yếu tố liên quan tại các trường mầm non Thành phố Vũng Tàu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Cơng cộng 128
TỶ LỆ THỪA CÂN, BÉO PHÌ Ở TRẺ 3-6 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NONTHÀNH PHỐ VŨNG TÀU
Bùi Xuân Thy*, Trần Thị Minh Hạnh**
TĨM TẮT
Đặt vấn đề: Thừa cân và béo phì là vấn đề sức khỏe cộng đồng ưu tiên của các nước đang phát triển. Vũng
Tàu là thành phố đơ thị loại 1, cĩ tốc độ đơ thị hĩa nhanh và thunhập bình quân đầu người cao so với cả nước,
nhưng hiện nay chưa cĩ thơng tin về tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ mầm non.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ 3 – 6 tuổi và một số yếu tố liên quan tại các trường mầm
non thành phố Vũng Tàu.
Phương pháp nghiên cứu: Điều tra cắt ngang được thực hiện trên 840 trẻ từ 3 – 6 tuổi tại 20 trường mầm
non thành phố Vũng Tàu. Đối tượng được đo chiều cao, cân nặng; phụ huynh và giáo viên của những trẻ tham
gia điều tra cung cấp những thơng tin liên quan theo bảng câu hỏi soạn sẵn.
Kết quả: Tỷ lệ thừa cân và béo phì của trẻ mầm non ở Vũng Tàu năm học 2014-2015 là 36,4%, trong đĩ tỷ
lệ béo phì là 18,2%. Trẻ cĩ cha và mẹ thừa cân, béo phì thì cĩ tỷ lệ thừa cân, béo phì cao gấp 1,72 lần (KTC 95%:
1,29-2,30) so với những trẻ cĩ cha mẹ bình thường. Những trẻ được đánh giá là háu ăn cĩ tỷ lệ thừa cân béo phì
cao gấp 1,80 lần (KTC 95%: 1,41-2,29) so với trẻ ăn bình thường. Trẻ thường xuyên xem tivi cĩ tỷ lệ thừa cân
béo phì cao gấp 2,12 lần (KTC 95%: 1,22-3,70) so với những trẻ khơng xem.
Kết luận: Thực trạng thừa cân và béo phì của trẻ mầm non rất cao. Cần cĩ chương trình giáo dục, tập huấn
về dinh dưỡng, vận động và cách đánh giá thừa cân, béo phì cho phụ huynh, giáo viên biết, để phối hợp phịng
ngừa thừa cân, béo phì cho trẻ.
Từ khĩa: Béo phì, thừa cân và béo phì, trẻ mầm non.
ABSTRACT
THE OVERWEIGHT, OBESE PREVALENCE OF CHILDREN 3- 6 YEARS OLD AND THEIRS
ASSOCIATED FACTORS IN KINDERGARTENS AT VUNG TAU CITY
Bui Xuan Thy, Tran Minh Hanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - Supplement of No 1 - 2016: 128 - 134
Background: Overweight and obese children are the priority problems of developing countries. Vung Tau
city is urban area of grade 1, with the speed of rapid urbanization and per capita income higher than the national
average, but there is no information on overweight and obese children in Kindregartens currently.
Objectives: To determine the prevalence of overweight and obese children 3-6 years old and some related
factors in Kindergartens at Vung Tau city.
Methods: The descriptive cross-sectional study was performed in 840 children from 3 to 6 years old at 20
Kindergartens in Vung Tau city. They were measured height and weight. Their parents and teachers provided
relevant information according to prepared questionnaire.
Results: The prevalance of overweight and obese children in Kindergartens at Vung Tau city in 2014 to 2015
was 36.4%, in that the obesity rate was 18.2%. Children whose parents with overweight, obese status have the
overweight or obese pervalance higher than those having normal parents 1.72 times (95% CI: 1.29 -2.30). These
* Sở Y tế tỉnh Bà Rịa – vũng Tàu ** Trung tâm Dinh Dưỡng TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ liên hệ : BS. Bùi Xuân Thy ĐT: 0913.684245 Email: bsthy@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Y tế Cơng cộng 129
gluttonous children have this proportion higher than people with normal feeding 1.80 times (95% CI: 1.41 to
2.29). This prevalence in children often watch television higher than those without watching 2.12 times (95% CI:
1.22 to 3.70).
Conclussion: The overweight and obese reality of preschool children is very high. There should be
educational programs, training on nutrition, exercise and how to assess overweight and obese children for parents,
teachers to coordinate in prevention this problems.
Key words: obesity, overweight and obesity, children.
MỞ ĐẦU
Theo Tổ chức Y tế thế giới, thừa cân béo phì
và hậu quả của nĩ là nguyên nhân gây tử vong
đứng hàng thứ 6 trên tồn cầu(8). Hiện nay, thừa
cân và béo phìđang gia tăng rất nhanh, đây là
vấn đề quan tâm của các nước trên thế giới,
trong đĩ cĩ Việt Nam.
Theo phân tích dữ liệu thu thập từ 188
quốc gia, số người thừa cân, béo phì gia tăng
từ 857 triệu trên tồn cầu vào năm 1980 lên
hơn 2 tỷ người vào năm 2013. Trong khi tỷ lệ
thừa cân, béo phì ở người trưởng thành gia
tăng đến 28%, thì ở trẻ em gia tăng lên đến
47%(2). Năm 2010, một nghiên cứu khác đại
diện cho 144 quốc gia, ước tính cĩ 43 triệu trẻ
mẫu giáo bị thừa cân và béo phì, trong đĩ
81,4% là ở các nước đang phát triển(2).
Ở Việt Nam tình trạng thừa cân và béo phì
cũng khơng ngoại lệ, theo số liệu điều tra của
Viện Dinh dưỡng năm 2009-2010 cho thấy tỷ lệ
thừa cân và béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi là 5,6%,
tăng gấp 6 lần so với năm 2000(7). Năm 2011, theo
Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ
nữ, trong đĩ béo phì cao nhất là ở trẻ em vùng
miền Đơng Nam bộ với tỷ lệ là 10,6%(6).
Vũng Tàu là thành phố đơ thị loại 1, là địa
phương cĩ tốc độ đơ thị hĩa đạt 51,2% đứng thứ
3 sau thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương
trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.Năm
2012, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố
Vũng Tàu đạt hơn 6.000 USD/người/năm, cao
gấp 4 lần so với thu nhập bình quân cả nước và
cao gần gấp đơi thành phố Hồ Chí Minh(5). Quá
trình đơ thị hĩa nhanh chĩng sẽ kéo theo sự gia
tăng dân số cơ học, sự thay đổi lối sống và thĩi
quen ăn uống truyền thống, cĩ thể sẽ dẫn đến
nhiều nguy cơ về sức khỏe như: Thừa cân, béo
phì và một số bệnh mạn tính khơng lây cho
người dân nơi đây, đặc biệt là trẻ em.Do đĩ,
nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu thực
trạng thừa cân, béo phì ở trẻ tại các trường mầm
non trên địa bàn thành phố Vũng Tàu và những
yếu tố liên quan đến thừa cân và béo phì của trẻ
để cung cấp những thơng tin cần thiết giúp cho
ngành Y tế và Giáo dục thành phố Vũng Tàu
định hướng các giải pháp can thiệp hiệu quả
nhằm phịng chống thừa cân, béo phì và cải
thiện sức khỏe cho trẻ.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ 3 – 6
tuổi và các yếu tố liên quan tại các trường mầm
non thành phố Vũng Tàu, năm học 2014 - 2015.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trong năm
học 2014-2015. Đối tượng là các trẻ từ 3 – 6 tuổi
tại các trường mầm non cơng lập và ngồi cơng
lập ở thành phố Vũng Tàu, cỡ mẫu thu thập là
840 trẻ theo phương pháp PPS (PPS-Probability
Proportionate to Size), trong đĩ: Đầu tiên chọn 20
trườngtheo PPS, sau đĩchọn ngẫu nhiên hệ
thống 14 trẻ trong mỗi khối lớp Mầm, Chồi và Lá
của mỗi trường.
Số liệu thu thập được mã hĩa và nhập liệu
bằng phần mềm Epidata 3.1. Tình trạng thừa cân
béo phì của trẻ được xử lý trên phần mềm
Anthro 2006 đối với trẻ < 5 tuổi và phần mềm
Anthro Plus 2007 đối với trẻ ≥ 5 tuổi của WHO
và phân tíchsố liệu bằng phần mềm Stata 12.0.
Hầu hết các biến số được tính theo tần số và tỷ
lệ. Phân tích cĩ trọng số áp dụng trong tất cả quá
trình phân tích.Đánh giá sự khác biệt cĩ ý nghĩa
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Cơng cộng 130
thống kêbằng phép kiểm chi bình phương (2)
hoặc kiểm định t (T-test). Nếu giá trị p<0,05 thì
xác định cĩ mối liên quan và giá trị PR được đo
lường để đánh giá mức độ liên quan với khoảng
tin cậy 95%. Giá trị PR cũng được ước lượng
theo trọng số của dân số.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Biểu đồ 1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi
(n=840)
Biểu đồ 2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới
tính (n=840)
Theo kết quả mơ tả về phân bố lứa tuổi của
trẻ 3, 4, 5 và 6 tuổi cĩ tỷ lệ lần lượt là 24%; 32%,
34% và 9,6%; khi phân tích trọng số thì cĩ tỷ lệ
lần lượt là 21,8%; 28,5%, 37,8 và 11,9% điều này
cho thấy kỹ thuật chọn mẫu và kết quả chọn đối
tượng tham gia điều tra đại diện cho dân số
chung.Tỷ lệ trẻ trai và trẻ gái tham gia điều tra là
tương đương nhau với tỷ lệ là 50%.
Bảng 1. Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ
Tuổi
Cân nặng (kg)
TB ± ĐLC
Chiều cao (cm)
TB ± ĐLC
Nam Nữ p Nam Nữ p
3 tuổi (n1 = 202) 17,4 ± 2,7 16,3 ± 2,3 0,002 101,2 ± 3,8 99,4 ± 3,7 0,009
4 tuổi (n2 = 271) 20,4 ± 3,8 18,8 ± 3,3 0,001 107,2 ± 4,6 105,9 ± 4,6 0,040
5 tuổi (n3 = 286) 23,9 ± 4,4 21,9 ± 4,2 0,001 114,2 ± 4,9 113,0 ± 5,2 0,040
6 tuổi (n4 = 81) 26,3 ± 5,0 24,3 ± 3,9 0,051 119,1 ± 4,5 117,4 ± 3,8 0,060
Cân nặng, chiều cao trung bình của trẻ trai
lớn hơn trẻ gái ở tất cả các lứa tuổi, tuy nhiên
khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê chỉ nhận thấy ở lứa
tuổi 3, 4 và 5 tuổi với p<0,05.
Bảng 2. Tỷ lệ thừa cân, béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ (n = 840)
Đặc tính
Tình trạng dinh dưỡng
p
SDD thể gầy Cân đối Thừa cân và béo phì Béo phì
Tần số (tỷ lệ%)
Giới
Nam 2 (0,4) 250 (55,5) 168 (44,1) 93 (25,5)
<0,001
Nữ 3 (0,6) 305 (71,3) 112 (28,1) 40 (10,4)
Tuổi
3 tuổi 2 (1,0) 179 (88,8) 22 (10,2) 3 (1,4)
<0,001
4 tuổi 3 (1,1) 224 (82,6) 43 (16,3) 9 (3,3)
5 tuổi 0 (0) 121 (41,5) 165 (58,5) 94 (34,2)
6 tuổi 31 (37,6) 50 (62,4) 27 (33,9)
Lớp
Mầm 4 (1,4) 248 (89,2) 28 (9,4) 4 (1,3)
<0,001 Chồi 1 (0,3) 193 (68,3) 86 (31,4) 38 (13,8)
Lá 114 (39,9) 166 (60,1) 91 (34,0)
Trường
Cơng lập 4 (0,7) 308 (62,7) 149 (36,6) 73 (18,7)
0,740
Ngồi cơng lập 1 (0,2) 247 (63,6) 131 (36,2) 60 (17,6)
Chung 5 (0,5) 555 (63,1) 280 (36,4) 133 (18,2)
Tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ mầm non
được nghiên cứu là 36,4% (trong đĩ nam 44,1% và
nữ là 28,1% với p<0,001), béo phì là 18,2% (25,5%
ở nam và 10,4% ở nữ, với p<0,001) và 0,5% suy
dinh dưỡng thể gầy. Lứa tuổi càng tăng thì tỷ lệ
thừa cân và béo phì càng cao (tỷ lệ lần lượt là
10,2%, 16,3%, 58,5% và 62,4%), tương tự như tỷ
lệ thừa cân và béo phì cũng tăng ở các khối lớp
Mầm, Chồi, Lá (tỷ lệ lần lượt là 9,4%, 31,4% và
60,1%) và sự khác biệt này cĩ ý nghĩa thống kê
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Y tế Cơng cộng 131
(p<0,001). Khơng cĩ sự khác biệt về tỷ lệ thừa
cân, béo phì giữa 2 loại hình trường cơng lập và
ngồi cơng lập (p=0,74).
Bảng 3. Các đặc tính về thĩi quen ăn uống của trẻ
Đặc tính
Nam
(n1=420)
Nữ
(n2=420)
Tồn bộ
(n=840)
Tần số (tỷ lệ%)
Thời gian ăn của trẻ trong một bữa chính
Ăn nhanh (≤ 15 phút) 81 (20,3)(*) 59 (13,4) 140 (17,0)
Ăn bình thường (16-30
phút)
266 (62,2) 262 (62,7) 528 (62,4)
Ăn chậm (> 30 phút) 73 (17,5)
99
(23,9)(*)
172 (20,6)
Thĩi quen ăn
Nhận xét
của
cha mẹ
Háu ăn 45 (11,4)(*) 23 (5,1) 68 (8,4)
Bình thường 287 (68,4) 27 (67,4) 566 (68,0)
Biếng ăn 88 (20,2)
118
(27,5)(*)
206 (23,6)
Nhận xét
của
giáo viên
Háu ăn 55 (13,3)(*) 32 (7,4) 87 (10,4)
Bình thường 304 (72,1) 291 (70,1) 595 (71,2)
Biếng ăn 61 (14,6)
97
(18,5)(*)
158 (18,4)
(*): Khác biệt so với nữ (nam): p <0,05 (phép kiểm Chi
bình phương)
Kết quả bảng 3 cho thấy: Cĩ đến 17% trẻ cĩ
thĩi quen ăn nhanh, tỷ lệ này ở nam là 20,3% cao
hơn ở nữ 17% với p<0,05. Bên cạnh đĩ, cĩ đến
8,4% trẻ theo nhận xét của cha mẹ là háu ăn và
theo nhận xét của giáo viên là 10,4% (các tỷ lệ này
ở trẻ trai đều cao hơn trẻ gái ở cả hai nhận xét với p <
0,05).
Bảng 4. Các đặc tính về thĩi quen sinh hoạt của trẻ
Đặc tính
Nam
(n1=420)
Nữ
(n2 = 420)
Tồn bộ
(n = 840)
Tần số (tỷ lệ%)
Thĩi quen xem tivi
của trẻ
Thường xuyên 282 (68,7) 257 (61,8) 539 (65,4)
Thỉnh thoảng 126 (28,8) 144 (33,7) 270 (31,2)
Khơng 12 (2,5) 19 (4,5) 31 (3,4)
Tổng thời gian xem tivi
Dưới 2 giờ/ngày 217 (51,7) 222 (54,3) 439 (53,0)
Từ 2 giờ trở lên/ngày 191 (48,3) 179 (45,7) 370 (47,0)
Thĩi quen chơi game của trẻ
Thường xuyên
80
(19,0)
60
(14,3)
140
(16,7)
Thỉnh thoảng 189 (45,2) 174 (41,4) 363 (43,4)
Khơng 151 (35,8) 186 (44,3) 337 (39,9)
Tổng thời gian chơi game
Dưới 1 giờ/ngày 80 (30,0) 76 (32,0) 156 (31,0)
Từ 1 giờ trở lên/ngày 189 (69,9) 158 (68,0) 347 (69,0)
Trên 65% trẻ thường xuyên xem tivi và cĩ
47% trẻ xem trên 2 giờ/ngày, trong khi đĩ
khoảng 16,7% trẻ thường xuyên chơi game và
trong số những trẻ cĩ thĩi quen chơi game thì cĩ
tới 69% chơi từ 1 giờ trở lên/ngày.
Bảng 5. Mối liên quan giữa tình trạng thừa cân, béo phì với tuổi của trẻ
Tuổi
của trẻ
Tỷ lệ thừa cân và béo phì
Nam Nữ Tồn bộ (n=840)
% PR (KTC95%) p % PR (KTC 95%) p % PR (KTC95%) p
3 tuổi 16,9 1 3,30 1 10,2 1
4 tuổi 22,4 1,32(0,8-2,1) 0,230 9,50 2,91(0,8-11,1) 0,110 16,3 1,59(1,1-2,4) 0,020
5 tuổi 69,1 4,07(2,9-5,7) <0,001 47,5 14,55(4,6-46) <0,001 58,7 5,71(4,1-7,9) <0,001
6 tuổi 67,7 3,99(2,6-6,1) <0,001 57,0 17,56(6,0-51) <0,001 64,2 6,09(4,4-8,5) <0,001
Tuổi càng tăng thì tỷ lệ thừa cân, béo phì
càng cao, điều này xảy ra ở cả nam và nữ. Trong
đĩ, so với trẻ 3 tuổi thì tỷ lệ thừa cân, béo phì ở
trẻ 4 tuổi cao gấp 1,59 lần (KTC 95%: 1,1-2,4), 5
tuổi cao gấp 5,71 lần (KTC 95%: 4,1-7,9), 6 tuổi
cao gấp 6,09 lần (KTC 95%: 4,4-8,5) và những sự
khác biệt này cĩ ý nghĩa thống kê p<0,05. Cĩ
15,5% bà mẹ của trẻ tham gia nghiên cứu bị thừa
cân - béo phì và gần 50% cha của trẻ cĩ thừa cân
béo phì.
Biểu đồ 3. Tình trạng TC-BP của cha và mẹ trẻ (n=
840)
Trẻ cĩ cha hoặc mẹ thừa cân, béo phì thì cĩ
tỷ lệ thừa cân béo phì cao gấp 1,38 lần (KTC 95%:
1,15-1,65) so với những trẻ cĩ cha mẹ bình
thường và sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê này
chỉ xảy ra ở trẻ trai (PR=1,41, KTC95%: 1,11-1,77)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Cơng cộng 132
với p<0,05; trẻ cĩ cha và mẹ thừa cân, béo phì thì
cĩ tỷ lệ thừa cân béo phì cao gấp 1,72 lần (KTC
95%: 1,29-2,30) so với những trẻ cĩ cha mẹ bình
thường và sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê này
xảy ra ở cả trẻ trai và trẻ gái với p<0,05.
Bảng 6. Mối liên quan giữa tình trạng thừa cân, béo phì của trẻ với tình trạng thừa cân, béo phì của phụ huynh
Tình trạng thừa cân,
béo phì
Tỷ lệ thừa cân và béo phì
Nam Nữ Tồn bộ (n=840)
% PR (KTC95%) p % PR (KTC95%) p % PR (KTC95%) p
Cha mẹ bình thường 35,8 1 22,0 1 29,3 1
Ở cha hoặc mẹ 50,4 1,41(1,11-1,77) 0,006 30,0 1,37(0,98-1,95) 0,070 40,5 1,38(1,15-1,65) 0,001
Cả cha và mẹ 54,4 1,52(1,08-2,13) 0,020 47,3 3,14(1,34-3,42) 0,003 50,8 1,72(1,29-2,30) 0,001
Bảng 7. Mối liên quan giữa tình trạng thừa cân, béo phì với thĩi quen ăn uống của trẻ
Thĩi quen ăn uống
của trẻ
Tỷ lệ thừa cân và béo phì
Nam Nữ Tồn bộ (n=840)
% PR (KTC 95%) p % PR (KTC95%) p % PR (KTC95%) p
Thời gian ăn của trẻ trong một bữa chính
≤ 15 phút 66,5 1 49,6 1 60,1 1
16 - 30 phút 41,3 0,62(0,49-0,77) <0,001 27,6 0,56(0,46-0,57) <0,001 34,6 0,57(0,50-0,66) <0,001
> 30 phút 28,3 0,42(0,26-0,69) 0,002 17,8 0,35(0,23-0,53) <0,001 22,2 0,37(0,27-0,50) <0,001
Mức độ thèm ăn của trẻ
Nhận
xét của
Cha, mẹ
Bình thường 46,6 1 34,1 1 40,6 1
Háu ăn 79,7 1,71(1,43-2,04) <0,001 51,8 1,52(1,05-2,18) 0,03 70,5 1,76(1,57-1,97) <0,001
Biếng ăn 15,6 0,33(0,19-0,59) 0,001 9,1 0,27(0,16-0,45) <0,001 11,9 0,29(0,19-0,45) <0,001
Nhận
xét của
Cơ giáo
Bình thường 43,3 1 31,9 1 37,8 1
Háu ăn 77,6 1,79(0,41-2,26) <0,001 50,3 1,57(0,98-2,53) 0,060 68,3 1,80(1,41-2,29) <0,001
Biếng ăn 17,6 0,41(0,23-0,73) <0,001 8,9 0,28(0,16-0,49) <0,001 12,5 0,32(0,19-0,55) <0,001
Những trẻ ăn từ 16-30 phút/bữa ăn và trên 30
phút/bữa ăn cĩ tỷ lệ thừa cân béo phì thấp hơn
những trẻ ăn từ 15 phút/bữa ăn trở xuống; So với
những trẻ được đánh giá là cĩ mức độ ăn bình
thường thì những trẻ được đánh giá là háu ăn cĩ
tỷ lệ thừa cân, béo phì cao hơn và những sự khác
biệt này đều cĩ ý nghĩa thống kê ở cả nam và nữ
(p<0,05). Tương tự, thì những trẻ biếng ăn cĩ tỷ
lệ thừa cân, béo phì thấp hơn những trẻ cĩ mức
độ ăn là bình thường và những sự khác biệt này
đều cĩ ý nghĩa thống kê ở cả nam và nữ (p<0,05).
Bảng 8. Mối liên quan giữa tình trạng thừa cân, béo phì với thĩi quen vận động của trẻ
Thĩi quen vận
động của trẻ
Tỷ lệ thừa cân và béo phì
Nam Nữ Tồn bộ (n=840)
% PR (KTC95%) p % PR (KTC95%) p % PR (KTC95%) p
Thĩi quen xem tivi của trẻ
Khơng 35,2 1 8,9 1 18,7 1
Thỉnh thoảng 40,5 1,14(0,52-2,56) 0,720 22,3 2,51(0,68-9,21) 0,150 31,1 1,65(0,97-2,82) 0,060
Thường xuyên 46,0 1,30(0,59-2,87) 0,490 32,7 3,68(0,95-14,3) 0,060 39,9 2,12(1,22-3,70) 0,010
Tổng thời gian xem tivi
≥ 2 giờ/ngày 48,1 1,19(0,92-1,54)
0,170
32,2 1,26(0,95-1,67)
0,100
40,6 1,23(0,99-1,53)
0,060
< 2 giờ/ngày 40,2 1 25,4 1 32,8 1
So với những trẻ khơng cĩ thĩi quen xem
tivi, thì những trẻ thỉnh thoảng xem tivi cĩ tỷ lệ
thừa cân, béo phì cao gấp 1,65 lần (KTC 95%:
0,97-2,82) và ở nhĩm trẻ thường xuyên xem tivi
cao gấp 2,12 lần (KTC 95%: 1,22-3,70) và những
sự khác biệt này cĩ ý nghĩa thống kê ở nhĩm
thường xuyên xem tivi và nhĩm khơng cĩ thĩi
quen xem tivi (p<0,05). Trên những trẻ cĩ thĩi
quen xem tivi thì những trẻ xem tivi từ 2 giờ trở
lên/ngày cĩ tỷ lệ béo phì cao gấp 1,23 lần (KTC
95%: 0,99-1,53) so với những trẻ xem dưới 2 giờ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Y tế Cơng cộng 133
ngày nhưng sự khác biệt này chưa cĩ ý nghĩa
thống kê (p>0,05).
BÀN LUẬN
Đặc tính chung về trẻ
Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ trai
cao hơn so với trẻ gái ở tất cả các độ tuổi (Bảng
1). Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ 5 và
6 tuổi trong nghiên cứu ở Vũng Tàu cao hơn
khoảng 3 kg và 5 cm so với cân nặng và chiều
cao trung bình trẻ cùng lứa tuổi trong nghiên
cứu ở trẻ mầm non tại quận 5, thành phố Hồ Chí
Minh vào năm 2006(4).
Tỷ lệ thừa cân béo phì và sự phân bố theo
giới, tuổi, lớp, trường
Kết quả nghiên cứu (Bảng 2) cho thấy tỷ lệ
thừa cân và béo phì của trẻ mầm non ở thành
phố Vũng Tàu là 36,4%, trong đĩ béo phì là
18,2%. Tỷ lệ thừa cân và béo phì trong nghiên
cứu ở Vũng Tàu cao gấp 5,6 lần so với kết quả
Tổng điều tra về tình hình dinh dưỡng Việt Nam
năm 2009-2010 về tỷ lệ thừa cân và béo phì của
trẻ dưới 5 tuổi ở các thành thị trên cả nước là
6,5%(7); tỷ lệ thừa cân và béo phì của trẻ mầm non
ở Vũng Tàu cũng cao hơn nhiều so với tỷ lệ thừa
cân và béo phì của trẻ em vùng Đơng Nam bộ
(10,6%) theo Điều tra đánh giá các mục tiêu về
trẻ em và phụ nữ năm 2011 do Tổng cục Thống
kê thực hiện(6). Khi phân tích tình trạng thừa cân
và béo phì theo nhĩm tuổi, chúng tơi quan sát
thấy lứa tuổi càng tăng thì tỷ lệ thừa cân và béo
phì càng cao. Tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ
cũng tăng dần theo các khối lớp Mầm, Chồi, Lá
một cách tương ứng.
Mối liên quan giữa tình trạng thừa cân, béo
phì ở trẻ với các đặc tính của gia đình:
Đồng thời nếu dựa vào kết quả thừa cân, béo
phì của cha và mẹ trẻ (Bảng 6) cũng cho thấy: Trẻ
cĩ cha hoặc mẹ thừa cân, béo phì thì cĩ nguy cơ
thừa cân béo phì cao gấp 1,38 lần (KTC 95%:
1,15-1,65 với p < 0,05) so với những trẻ cĩ cha mẹ
bình thường và sự khác biệt này chỉ xảy ra ở trẻ
trai (PR=1,41; KTC 95%: 1,11-1,77 với p < 0,05); trẻ
cĩ cha và mẹ thừa cân, béo phì thì cĩ nguy cơ
thừa cân béo phì cao gấp 1,72 lần (KTC 95%:
1,29-2,30 với p<0,05) so với những trẻ cĩ cha mẹ
bình thường và sự khác biệt này xảy ra ở cả trẻ
trai và trẻ gái (p < 0,05).
Những kết quả trên cho thấy tình trạng thừa
cân, béo phì của của cha mẹ trẻ cĩ liên quan
thuận với tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ cĩ thể do
di truyền(1) hoặc do ảnh hưởng về chế độ ăn
uống của gia đình và thĩi quen vận động của cha
mẹ trẻ. Thĩi quen ăn uống và lối sống của gia
đình sẽ hình thành nên thĩi quen ăn uống và
thĩi quen vận động của trẻ(9). Vì vậy, vai trị
truyền thơng giáo dục, phát hiện phịng ngừa
sớm thừa cân, béo phì cho trẻ em trong các gia
đình cĩ cha mẹ thừa cân, béo phì là rất cần thiết.
Mối liên quan giữa tình trạng thừa cân, béo
phì ở trẻ với các thĩi quen ăn uống của trẻ:
Trong nghiên cứu (Bảng 7) cho thấy những
trẻ ăn tốc độ vừa phải (16-30 phút/bữa ăn) và ăn
chậm (trên 30 phút/bữa ăn) cĩ nguy cơ bị thừa
cân béo phì ít hơn những trẻ ăn nhanh (<15
phút/bữa ăn) lần lượt là 0,57 lần (KTC 95%: 0,50-
0,66 với p<0,001) và 0,37 lần (KTC 95%: 0,27-0,50
với p<0,001) ở cả trẻ trai và gái. Đồng thời những
trẻ được cha mẹ đánh giá là háu ăn cĩ nguy cơ
thừa cân béo phì gấp 1,76 lần (KTC 95%: 1,57-
1,97 với p<0,001) so với trẻ ăn bình thường,
tương tự những trẻ được giáo viên đánh giá là
háu ăn cĩ nguy cơ thừa cân béo phì gấp 1,80 lần
(KTC 95%: 1,41-2,29 với p<0,001) so với trẻ ăn
bình thường.
Mối liên quan giữa tình trạng thừa cân, béo
phì ở trẻ với các thĩi quen vận động của trẻ:
Kết quả nghiên cứu (Bảng 8) cho thấy, những
trẻ cĩ xem ti vi cĩ nguy cơ thừa cân, béo phì cao
gấp 1,65 lần (KTC 95%: 0,97-2,82) so với những
trẻ khơng cĩ thĩi quen xem tivi và ở nhĩm trẻ
thường xuyên xem ti vi cĩ nguy cơ cao gấp 2,12
lần (KTC 95%: 1,22-3,70 với p < 0,05). Trên những
trẻ cĩ thĩi quen xem tivi thì những trẻ xem tivi
từ 2 giờ trở lên/ngày cĩ nguy cơ béo phì cao gấp
1,23 lần (KTC 95%: 0,99-1,53) so với những trẻ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Cơng cộng 134
xem dưới 2 giờ ngày nhưng sự khác biệt này
chưa cĩ ý nghĩa thống kê (p>0,05).
KẾT LUẬN
Tỷ lệ thừa cân và béo phì của trẻ mầm non ở
thành phố Vũng Tàu năm học 2014-2015 là
36,4%, trong đĩ:Tỷ lệ thừa cân là 18,2% (trẻ trai là
18,6% và trẻ gái là 17,7%) và béo phì là 18,2% (trẻ
trai là 25,5% và trẻ gái là 10,4%, p < 0,001).Trẻ cĩ
cha và mẹ thừa cân, béo phì thì cĩ tỷ lệ thừa cân
béo phì cao gấp 1,72 lần (KTC 95%: 1,29-2,30) so
với những trẻ cĩ cha mẹ bình thường và sự khác
biệt này xảy ra ở cả trẻ trai và trẻ gái. Những trẻ
ăn tốc độ vừa phải và ăn chậm cĩ nguy cơ bị
thừa cân béo phì ít hơn những trẻ ăn nhanh lần
lượt là 0,57 lần (KTC 95%: 0,50-0,66 với p<0,001)
và 0,37 lần (KTC 95%: 0,27-0,50 với p<0,001) ở cả
trẻ trai và gái. Đồng thời những trẻ được cha mẹ
đánh giá là háu ăn cĩ nguy cơ thừa cân béo phì
gấp 1,76 lần (KTC 95%: 1,57-1,97 với p<0,001) so
với trẻ ăn bình thường, tương tự những trẻ được
giáo viên đánh giá là háu ăn cĩ nguy cơ thừa cân
béo phì gấp 1,80 lần (KTC 95%: 1,41-2,29 với
p<0,001) so với trẻ ăn bình thường. So với những
trẻ khơng cĩ thĩi quen xem tivi, thì những trẻ
thường xuyên xem tivi cĩ tỷ lệ thừa cân béo phì
cao gấp 2,12 lần (KTC 95%: 1,22-3,70) và những
sự khác biệt này cĩ ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Căn cứ vào những kết luận trên, nghiên cứu
đề xuất một số kiến nghị như sau:
Đối với ngành Y tế: Tập huấn cho các trường
biết đánh giá thừa cân, béo phì, chế độ dinh
dưỡng và vận động thích hợp tùy theo mức độ
thừa cân, béo phì của trẻ.Tăng cường cơng tác
truyền thơng giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao
kiến thức, thái độ và hành vi cho người dân về
phịng chống thừa cân, béo phì.
Đối với nhà trường: Phát hiện sớm những trẻ
cĩ biểu hiện thừa cân, béo phì và thơng tin cho
phụ huynh biết để cùng phối hợp trong điều
chỉnh chế độ ăn và vận động của trẻ. Hướng dẫn
phụ huynh cách theo dõi và đánh giá trẻ bị thừa
cân, béo phì. Hướng dẫn trẻ ăn chậm, nhai kỹ.
Tăng cường tổ chức các trị chơi vận động cho trẻ
tại trường.
Đối với phụ huynh: Theo dõi cân nặng, chiều
cao của trẻ định kỳ.Thường xuyên tạo điều kiện
cho trẻ vận động (đến các địa điểm vui chơi, hướng
dẫn trẻ làm các việc vặt phù hợp lứa tuổi, ). Khi trẻ
cĩ khuynh hướng tăng cân nhanh, nên sớm đưa
trẻ đến các cơ sở y tế để được tư vấn, hướng dẫn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Đình Thiện (1998). Dịch tễ học lâm sàng tập 1. Nhà xuất
bản Y học, Hà Nội.
2. de Onis M, Blưssner M, Borghi E (2010). “Global prevalence
trends of overweight and obesity among and preschool
children”. The American Journal of Clinical Nutrition, 92(5): p.
1257-1264.
3. Ng M, Fleming T, Robinson M, Thomson B, Graetz N,
Margono C, Mullany EC, et al (2014) “Global, regional, and
national prevalence of overweight and obesity in children and
adults during 1980–2013: a systematic analysis for the Global
Burden of Disease Study 2013”. The Lancet. 384(9945):766-81.
4. Phùng Đức Nhật (2008). “Tỷ lệ thừa cân, béo phì và các yếu tố
liên quan của học sinh mẫu giáo từ 4 – 6 tuổi tại quận 5
TP.HCM 2006”. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh - chuyên
đề Y tế Cơng cộng và Y học Dự phịng, tập 12(4), tr.152-157.
5. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam (2012).
nghien-cuu-trao-doi/nghien-cuu-
dieu-tra/co-the-rut-ngan-khoang-cach-thu-nhap-30150.html.
15:47, 26/08/2013. Tạp chí Tài chính-Bộ Tài chính.
6. Tổng cục Thống kê Việt Nam, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc
và Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (2011). Việt Nam Điều tra đánh
giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ. Nhà xuất bản UNICEF Việt
Nam, tr. 49-70 và 189-208.
7. Viện Dinh dưỡng, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (2012). Tổng
điều tra Dinh dưỡng Việt Nam năm 2009-2010, Nhà xuất bản
UNICEF Việt Nam, tr 7.
8. WHO (2009). "Result". Global health risks - Mortality and burden
of disease attributable to selected major risks 2009, Switzeland:
World Health Organization.
9. WHO (2000). Technical Report Series 894 Obesity: Preventing and
managing the Global epidemic, World Health organization.
Geneva, p.55-57.
Ngày nhận bài báo: 20/11/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/11/2015
Ngày bài báo được đăng: 01/03/201
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ty_le_thua_can_beo_phi_o_tre_3_6_tuoi_va_mot_so_yeu_to_lien.pdf