Tài liệu Tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ 3 - 5 tuổi tại các trường mẫu giáo Thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương năm 2017: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
131
TỶ LỆ THỪA CÂN BÉO PHÌ Ở TRẺ 3 - 5 TUỔI
TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT,
BÌNH DƯƠNG NĂM 2017
Trương Thanh Yến Châu*, Trần Minh Hoàng**, Phạm Nhật Tuấn***, Nguyễn Đỗ Nguyên***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi tại các trường mẫu giáo ở thành phố Thủ Dầu Một đã
tăng từ 11,3% năm 2012 lên 13,6% năm 2016. Tuy nhiên, báo cáo sơ kết của dự án cải thiện tình trạng dinh
dưỡng trẻ em năm 2016 tại Bình Dương cho thấy công tác quản lý trẻ em dưới 5 tuổi còn nhiều bất cập dẫn đến
chất lượng cân đo chưa đạt so với yêu cầu được đề ra, do đó, tỉ lệ thừa cân, béo phì được báo cáo có thể chưa chính xác.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ 3 - 5 tuổi tại các trường mẫu giáo thành phố
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương năm 2017.
Phương pháp: Đây là một khảo sát cắt ngang trên toàn bộ dân số trẻ em từ 3 đến 5 tuổi đang theo học ở 59
trường mẫu giáo năm 201...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ 3 - 5 tuổi tại các trường mẫu giáo Thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
131
TỶ LỆ THỪA CÂN BÉO PHÌ Ở TRẺ 3 - 5 TUỔI
TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT,
BÌNH DƯƠNG NĂM 2017
Trương Thanh Yến Châu*, Trần Minh Hoàng**, Phạm Nhật Tuấn***, Nguyễn Đỗ Nguyên***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi tại các trường mẫu giáo ở thành phố Thủ Dầu Một đã
tăng từ 11,3% năm 2012 lên 13,6% năm 2016. Tuy nhiên, báo cáo sơ kết của dự án cải thiện tình trạng dinh
dưỡng trẻ em năm 2016 tại Bình Dương cho thấy công tác quản lý trẻ em dưới 5 tuổi còn nhiều bất cập dẫn đến
chất lượng cân đo chưa đạt so với yêu cầu được đề ra, do đó, tỉ lệ thừa cân, béo phì được báo cáo có thể chưa chính xác.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ 3 - 5 tuổi tại các trường mẫu giáo thành phố
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương năm 2017.
Phương pháp: Đây là một khảo sát cắt ngang trên toàn bộ dân số trẻ em từ 3 đến 5 tuổi đang theo học ở 59
trường mẫu giáo năm 2017. Những nhân viên y tế của trạm y tế phụ trách y tế trường học được tập huấn trước
về kỹ thuật cân đo. Đánh giá thừa cân, béo phì dựa vào cân nặng/chiều cao so với quần thể tham chiếu của Tổ
chức Y tế Thế giới năm 2006 (áp dụng với trẻ < 5 tuổi), và chỉ số khối cơ thể theo tuổi so với quần thể tham chiếu
của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2007 (áp dụng với trẻ 5 - 9 tuổi). Phép kiểm chi bình phương được sử dụng để so
sánh tỉ lệ thừa cân, béo phì giữa các nhóm. Mức độ kết hợp được ước lượng bằng tỉ số tỉ lệ hiện mắc, và khoảng
tin cậy 95% của tỉ số tỉ lệ hiện mắc.
Kết quả: Tỉ lệ thừa cân, béo phì chung ở 15,137 trẻ 3 - 5 tuổi là 24%, trong đó thừa cân là 12% và béo phì là
12%. Tỉ lệ thừa cân là tương đương ở hai giới (12%) nhưng trẻ nam béo phì nhiều hơn nữ (tương ứng 16% và
8%). Tỉ lệ thừa cân và béo phì tăng dần theo nhóm tuổi (tỉ số tỉ lệ hiện mắc = 1,70, khoảng tin cậy 95% (1,63 –
1,78), p < 0,01); cao hơn ở các nhóm nam (tỉ số tỉ lệ hiện mắc = 1,40, khoảng tin cậy 95% (1,32 - 1,48), p < 0,01),
hoặc loại hình trường công lập (tỉ số tỉ lệ hiện mắc = 1,10, khoảng tin cậy 95% (1,01 - 1,14), p = 0,01) và sự khác
biệt là có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu khẳng định tính chính xác của những số liệu đã được báo cáo trong năm 2016
về tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ mẫu giáo thành phố Thủ Dầu Một, và có thể được xem là những dữ kiện cơ sở để
đánh giá hiệu quả của những chương trình can thiệp phòng chống thừa cân béo phì ở trẻ mẫu giáo trong những
năm tiếp theo.
Từ khóa: Thừa cân, béo phì, trẻ mẫu giáo, thành phố Thủ Dầu Một.
ABSTRACT
THE PREVALENCE OF OVERWEIGHT AND OBESITY AMONG CHILDREN 3-5 YEARS OLD IN THU
DAU MOT CITY, BINH DUONG PROVINCE IN 2017
Truong Thanh Yen Chau, Tran Minh Hoang, Pham Nhat Tuan, Nguyen Do Nguyen
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 22 - No 6- 2018: 131 – 136
Background: The proportion of overweight and obesity among kindergarten children under 5 years old in
Thu Dau Mot city has increased from 11.3% in 2012 to 13.6% in 2016. However, the 2016 interim report by the
*Trung tâm Y tế TP. Thủ Dầu Một, ** Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Bình Dương
*** Bộ môn Dịch Tễ, Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: Trương Thanh Yến Châu ĐT: 0919890894 Email: truongthanhyenchau@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
132
project improving the nutritional status of Binh Duong children has reviewed some limitations as low validity of
anthropometric data which could result in an imprecise reported prevalence of overweight and obesity.
Objectives: To determine the prevalence of overweight and obesity of kindergarten children aged 3 - 5 years
in Thu Dau Mot city, Binh Duong province in 2017.
Methods A cross-sectional survey was conducted on the entire population of children 3 - 5 years old at 59
kindergartens in 2017. Health workers in charge of school health were trained in anthropometric measuring
techniques before data collection. Overweight or obesity was assessed using weight for height index based on the
2006 World Health Organization reference population (for children under 5 years), or the body mass index for age
based on the 2007 World Health Organization reference population (for children 5 - 9 years). Chi square test was
used to compare the proportion of overweight and obesity among groups, and magnitude of association was
measured using the prevalence ratio with the corresponding 95% confidence interval of the prevalence ratio.
Results: The overall proportion of overweight and obesity of 15.137 children 3 - 5 years old was 24%, in
which 12% was overweight, and 12% was obesity. The proportion of overweight was equally distributed between
two sexes (12%), but boys were found more obese than girls (16% and 8%). The prevalence of overweight and
obesity was increasing among age groups (prevalence ratio = 1.70, 95% confidence interval (1.63 - 1.78), p <
0.01); higher in boys (prevalence ratio = 1.40, 95% confidence interval (1.32 - 1.48), p < 0.01), or public
kindergarten children (prevalence ratio = 1.10, 95% confidence interval (1.01 - 1.14), p = 0.01) and the difference
was statistically significance.
Conclusions: The findings of this study confirmed the prevalence of overweight and obesity among
kindergarten children in Thu Dau Mot city as reported in 2016; and were basic data for evaluating the
effectiveness of the intervention programs in preventing overweight and obesity among kindergarten children in
the next coming years.
Key words: Overweight, obesity, kindergarten children, Thu Dau Mot city.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Béo phì đang là một vấn đề sức khỏe ngày
càng phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt ở trẻ
em. Trong năm 2016, trên toàn thế giới ước tính
có 41 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân hoặc
béo phì. Ở châu Phi, số trẻ em dưới 5 tuổi thừa
cân đã tăng gần 50% kể từ năm 2000, và gần một
nửa số trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân hoặc béo
phì trong năm 2016 sống ở châu Á(16). Béo phì
không chỉ khiến trẻ trở nên khó khăn trong vận
động mà còn có thể dẫn tới nhiều hậu quả
không có lợi cho sức khỏe. Tình hình thừa cân
béo phì ở trẻ em Việt Nam hiện nay đang tăng
nhanh. Theo báo cáo tóm tắt tổng điều tra dinh
dưỡng 2009 - 2010 của Viện Dinh dưỡng Việt
Nam, tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi
là 5,6%, vượt mức khống chế 5% được đặt ra
trong Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai
đoạn 2001 - 2010. Từ năm 2001 đến năm 2010, tỉ
lệ thừa cân béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi đã tăng
từ 0,5% lên 4,2% ở nông thôn, và từ 0,86% lên
6,5% ở thành thị(11).
Trong năm 2016, thành phố Thủ Dầu Một
là một trong 3 địa bàn của tỉnh Bình Dương
được chọn để triển khai mô hình điểm can
thiệp giảm thừa cân, béo phì cho trẻ em dưới 5
tuổi tại các trường mẫu giáo. Kết quả cho thấy
tỉ lệ trẻ thừa cân béo phì ở 2 trường được can
thiệp đã giảm rất đáng kể còn 0% và 2,9%,
trong khi ở 2 trường không được can thiệp tỉ lệ
thừa cân béo phì vẫn còn rất cao, 12,2% và
22,3%(13). Tuy nhiên, báo cáo sơ kết của dự án
cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em năm
2016 tại Bình Dương cho rằng công tác quản lý
trẻ em dưới 5 tuổi của các huyện, thị xã, thành
phố còn nhiều bất cập dẫn đến chất lượng
tổng cân đo trẻ chưa đạt so với yêu cầu(112). Số
trẻ mẫu giáo được cân đo do các cộng tác viên
không đạt chỉ tiêu đề ra, chất lượng cân đo còn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
133
kém. Trong một báo cáo khác qua số liệu giám
sát tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉ lệ thừa cân
béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi tại các trường mẫu
giáo tăng từ 11,3% năm 2012 lên 13,6% năm
2016(13). Câu hỏi được đặt ra là những số liệu
được báo cáo đó có thể không chính xác với
những quan ngại nêu trên. Để khẳng định tỉ lệ
thừa cân béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi của
thành phố Thủ Dầu Một, nghiên cứu này được
thực hiện nhân đợt khám sức khỏe định kỳ
năm 2017 cho toàn bộ trẻ mẫu giáo tại thành
phố Thủ Dầu Một.
PHƯƠNG PHÁP
Theo số liệu của Phòng Giáo dục đào tạo
thành phố Thủ Dầu Một, trong năm học 2017 -
2018 trên địa bàn có gần 60 trường mẫu giáo với
hơn 15,000 trẻ(5). Nghiên cứu này là một khảo sát
cắt ngang trên toàn bộ dân số trẻ em từ 3 đến 5
tuổi đang theo học ở 59 trường mẫu giáo trên
toàn thành phố Thủ Dầu Một, sử dụng những số
liệu nhân trắc trong chương trình khám sức khỏe
định kỳ hàng năm. Chương trình khám sức khỏe
định kỳ hàng năm cho trẻ em mẫu giáo bao gồm
những thăm khám tổng quát, và đánh giá tình
trạng dinh dưỡng dựa vào những đo lường
nhân trắc. Việc đo chiều cao, cân nặng hàng năm
ở các trường mẫu giáo của thành phố Thủ Dầu
Một do từng trường thực hiện, giáo viên phụ
trách lớp trực tiếp cân, đo, và đánh giá tình trạng
dinh dưỡng theo hướng dẫn của ngành giáo
dục. Kết quả đánh giá của từng lớp được nhà
trường tổng hợp, báo cáo về Phòng Giáo dục
đào tạo và cơ quan y tế địa phương. Trong
chương trình khám sức khỏe định kỳ, tất cả trẻ
được đo chiều cao và cân nặng nhưng trong
nghiên cứu này số liệu nhân trắc của những trẻ
bị dị tật (gù, vẹo cột sống) hoặc mắc các bệnh lý
nội tiết hay thận gây phù làm tăng trọng lượng
cơ thể (như hội chứng Cushing, thận hư) không
được đưa vào phân tích. Những trẻ không đi
học vào thời điểm khám cũng không được bao
gồm trong nghiên cứu. Có tất cả 15,137 trẻ đã
được đo chiều cao và cân nặng trong tháng
Mười hai năm 2017 là thời điểm mà nghiên cứu
này được tiến hành và số liệu nhân trắc là thỏa
tiêu chí đưa vào phân tích.
Đội ngũ cộng tác viên là những nhân viên y
tế của trạm y tế phụ trách y tế trường học, được
tập huấn trước về kỹ thuật cân đo. Lịch cân đo
được lồng ghép vào đợt khám sức khỏe định kỳ
hàng năm của trạm y tế cho các trường mẫu
giáo. Việc cân, đo được giám sát thường xuyên
bởi nghiên cứu viên, trưởng trạm y tế, và cán bộ
y tế phụ trách dinh dưỡng tuyến thành phố. Cân
nặng của trẻ, đơn vị là kg được xác định bằng
cân Nhơn Hoà với sai số 100g; chiều cao với đơn
vị là cm được đo bằng thước đo dạng đứng với
độ chính xác 0,1cm. Khi đo chiều cao, trẻ đi chân
trần, đứng thẳng với tư thế thoải mái, lưng áp
sát thước, hai gót chân chụm lại, gót chân sát với
thước, mắt nhìn thẳng về phía trước, đảm bảo
năm điểm chạm vào thước đo là vùng chẩm, sau
vai, mông, bắp chân và gót chân. Khi cân, trẻ
mặc quần áo gọn nhẹ, cởi bỏ giày, dép, đứng
giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng,
trọng lượng dồn đều cả hai chân. Tuổi của trẻ
được tính theo tháng tuổi đã đạt được từ ngày
sinh đến ngày điều tra và tính tháng tuổi theo
công thức (ngày điều tra - ngày sinh)/30,4375 và
xếp thành 3 nhóm 3, 4 và 5 tuổi.
Đánh giá thừa cân, béo phì dựa vào cân
nặng/chiều cao (CN/CC) so với quần thể tham
chiếu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO: World
Health Organization) năm 2006 (áp dụng với trẻ
< 5 tuổi), và chỉ số khối cơ thể (BMI: Body Mass
Index) theo tuổi so với quần thể tham chiếu của
WHO năm 2007 (áp dụng với trẻ 5 - 9 tuổi). Một
trẻ dưới 5 tuổi được xác định là suy dinh dưỡng
khi có CN/CC nhỏ hơn -2 độ lệnh chuẩn(11), thừa
cân khi có CN/CC lớn hơn +2 độ lệch chuẩn và
béo phì khi có CN/CC lớn hơn +3 độ lệch
chuẩn(17).. Một trẻ từ 5 tuổi trở lên được xác định
là suy dinh dưỡng khi có BMI theo tuổi nhỏ hơn
-2 độ lệch chuẩn, thừa cân khi có BMI theo tuổi
lớn hơn +1 độ lệch chuẩn và béo phì khi có BMI
theo tuổi lớn hơn +2 độ lệch chuẩn(16,17).
Số liệu được nhập bằng phần mềm Excel, và
phân tích bằng phần mềm Stata 13.0. CN/CC
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
134
được tính bằng phần mềm WHO Anthro(17) và
BMI theo tuổi được tính bằng phần mềm WHO
AnthroPlus(17). Phép kiểm chi bình phương được
sử dụng để so sánh tỉ lệ thừa cân, béo phì giữa
các nhóm. Mức độ kết hợp được ước lượng bằng
tỉ số tỉ lệ hiện mắc (PR: prevalence ratio), và
khoảng tin cậy (KTC) 95% của PR.
Nghiên cứu được tiến hành với sự đồng ý
của phụ huynh, sự cho phép của Phòng Giáo
dục đào tạo thành phố Thủ Dầu Một, và ban
giám hiệu của các trường mẫu giáo. Đề cương
nghiên cứu đã được phê duyệt bởi Hội đồng
Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Đại
học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
KẾT QUẢ
Bảng 1. Đặc tính của dân số nghiên cứu (n=15,137)
Biến số Tần số (%)
Nhóm tuổi
3 tuổi 3,864 (26)
4 tuổi 4,854 (32)
5 tuổi 6,419 (42)
Giới Nam 7,960 (53)
Loại hình: Ngoài công lập
Công lập
8,545 (56)
6,592 (44)
Khu vực: Nông thôn
Đô thị
1,155 (8)
13,982 (92)
Hình 1. Tỉ lệ thừa cân, béo phì của trẻ mẫu giáo
(n=15,137)
Bảng 2. Tình trạng dinh dưỡng phân bố theo đặc tính
mẫu, tần số và (%) (n=15,137)
Biến số
Suy
dinh
dưỡng
Bình
thường
Thừa cân Béo phì
Nhóm tuổi
3 tuổi 87 (2) 3,238 (84) 320 (8) 219 (6)
4 tuổi 90 (2) 3,934 (81) 472 (10) 358 (7)
5 tuổi 101 (2) 4,019 (63) 1,058 (16) 1,241 (19)
Giới
Nữ 126 (2) 5,611 (78) 870 (12) 570 (8)
Nam 152 (2) 5,580 (70) 980 (12) 1,248 (16)
Loại hình
Ngoài công
lập
136 (2) 6,403 (75) 1,045 (12) 961 (11)
Công lập 142 (2) 4,788 (73) 805 (12) 857 (13)
Khu vực
Nông thôn 27 (3) 822 (71) 152 (13) 154 (13)
Đô thị 251 (2) 10,369 (74) 1,698 (12) 1,664 (12)
Bảng 3. Thừa cân, béo phì ở trẻ 3-5 tuổi phân bố theo
đặc tính mẫu, tần số và (%) (n=15,137)
Biến số
Thừa cân, béo phì
p PR (KTC 95%)
Có Không
Nhóm tuổi
3 tuổi 539 (14) 3,325 (86) <0,01* 1
4 tuổi 830 (17) 4,024 (83) 1,70 (1,63-1,78)
5 tuổi 2,299 (36) 4,120 (64) 2,90 (2,66-3,16)
Giới
Nữ 1,440 (20) 5,737 (80) <0,01 1
Nam 2,228 (28) 5,732 (72) 1,40 (1,32-1,48)
Loại hình
Ngoài
công lập
2,006 (24) 6,539 (76) 0,01 1
Công lập 1,662 (25) 4,930 (75) 1,10 (1,01-1,14)
Khu vực
Nông thôn 306 (26) 849 (74) 0,06 1
Đô thị 3,362 (24) 10,620 (76) 0,91 (0,82-1,00)
* Chi bình phương khuynh hướng
Hầu hết những trường mẫu giáo ở thành
phố Thủ Dầu Một ở khu vực đô thị (bảng 1) với
loại hình trường ngoài công lập chiếm ưu thế.
Trẻ nam hơi nhiều hơn nữ và tỉ lệ các nhóm tuổi
tăng dần. Tỉ lệ thừa cân, béo phì chung ở trẻ 3 - 5
tuổi là 24%, trong đó thừa cân là 12% và béo phì
là 12% (hình 1). Tỉ lệ thừa cân và tỉ lệ béo phì
tăng theo tuổi của trẻ (bảng 2), tương đương
nhau ở nhóm trường công lập và ngoài công lập,
ở các trường khu vực nông thôn cao hơn khu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
135
vực đô thị. Tỉ lệ thừa cân là tương đương ở hai
giới nhưng trẻ nam béo phì nhiều hơn nữ. Tỉ lệ
thừa cân, béo phì tăng dần theo nhóm tuổi; cao
hơn ở các nhóm nam hoặc loại hình trường công
lập và sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (bảng 3).
BÀN LUẬN
Tỉ lệ thừa cân và béo phì của trẻ mẫu giáo ở
thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương năm
2017 là 24%, trong đó tỉ lệ béo phì là 12%. Kết
quả này là tương đương với những báo cáo của
một số địa phương khác của tỉnh Bình Dương,
thí dụ tỉ lệ thừa cân và béo phì ở trường mẫu
giáo Huỳnh Thị Chấu, thị xã Tân Uyên năm
2017 - 2018 là hơn 25%(4), và ở trường mẫu giáo
Hoa Cúc, huyện bắc Tân Uyên năm 2017 là
26,2%(6). So với kết quả nghiên cứu của Bùi Xuân
Thy trên nhóm trẻ 3 - 6 tuổi ở thành phố Vũng
Tàu năm học 2014 - 2015 thì tỉ lệ thừa cân, béo
phì ở trẻ mẫu giáo thành phố Thủ Dầu Một là
thấp hơn (12,2% so với 18,2%, và 12,0% so với
18,2%, tương ứng)(1). Bình Dương và Vũng Tàu
là những vùng kinh tế trọng điểm phía nam có
tốc độ phát triển nhanh, quá trình đô thị hóa đã
kéo theo sự thay đổi về lối sống và thói quen ăn
uống dẫn đến nguy cơ thừa cân, béo phì tăng
cao. Tỉ lệ thừa cân, béo phì là cao hơn ở thành
phố Vũng Tàu có thể do dân số nghiên cứu khác
nhau, nhóm tuổi trong nghiên cứu ở thành phố
Thủ Dầu Một là 3 - 5 tuổi, còn biên độ tuổi trong
nghiên cứu của Bùi Xuân Thy rộng hơn đến 6
tuổi, do đó tỉ lệ thừa cân, béo phì sẽ cao hơn.
Kết quả nghiên cứu ở thành phố Thủ Dầu
Một cũng tương đương với kết quả nghiên cứu
của Ya-nan Ma ở trẻ tuổi mẫu giáo sống ở Đông
Bắc Trung Quốc năm 2011 với tỉ lệ thừa cân và
béo phì là 24,74%, trong đó tỉ lệ béo phì là
13,81%(18) và của Helwiah tại Indonesia năm 2010
với tỉ lệ thừa cân, béo phì lần lượt là 24,4% và
13,3%, dù dân số trong nghiên cứu này là nhóm
trẻ 3 - 6 tuổi(14).
Tỉ lệ thừa cân, béo phì có khuynh hướng
tăng dần theo nhóm tuổi, tương tự như trong
nghiên cứu của Bùi Xuân Thy(1) và nghiên cứu
có hệ thống của Juan Ángel Rivera ở trẻ em từ 0
– 19 tuổi ở Mỹ Latinh từ năm 2008 đến năm
2013(9). Điều này có thể do tính tích lũy của một
hiện tượng sức khỏe mạn tính khi được đo
lường bằng số hiện mắc. Tuy nhiên, tính khuynh
hướng không được ghi nhận trong nghiên cứu
của Trần Phương Bình trên nhóm trẻ 4 - 6 tuổi
tại Tiền Giang năm 2012 với tỉ lệ thừa cân, béo
phì ở các nhóm 4 tuổi, 5 tuổi, và 6 tuổi tương
ứng là 17,0%, 12,3%, và 30,3%(10). Trần Phương
Bình đã sử dụng phần mềm AnthroPlus đánh
giá tình trạng thừa cân, béo phì cho cả 3 nhóm
tuổi trên, trong khi theo khuyến cáo của WHO
phần mềm AnthroPlus dành cho trẻ từ 5 tuổi trở
lên còn trẻ dưới 5 tuổi thì áp dụng phần mềm
Anthro.
Trẻ nam thừa cân, béo phì nhiều hơn trẻ
nữ. Kết quả này tương tự nghiên cứu của
Phùng Đức Nhật ở nhóm trẻ 4 - 6 tuổi tại quận
5, thành phố Hồ Chí Minh năm 2006(8); của Bùi
Xuân Thy ở Vũng Tàu(1), của Ya-nan Ma ở
Trung Quốc(18) và của Kułaga Z ở Ba Lan năm
2016(3). Tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ ở các
trường công lập cao hơn so với tỉ lệ tương ứng
ở trẻ các trường ngoài công lập, kết quả này
tương tự với nghiên cứu của Bùi Xuân Thy ở
Vũng Tàu(1). Tuy nhiên, trong kết quả nghiên
cứu tại thành phố Thủ Dầu Một, sự khác biệt
này có thể là không đáng kể, với PR xấp xỉ 1,
KTC 95% của PR rất hẹp (bảng 3) và ý nghĩa
thống kê đã được ghi nhận với một mẫu
nghiên cứu rất lớn. Nghiên cứu không tìm
thấy sự khác biệt của tỉ lệ thừa cân, béo phì
giữa các trường ở khu vực nông thôn hoặc đô
thị. Thành phố Thủ Dầu Một là một thành phố
mới đang phát triển, chưa có sự khác biệt rõ
nét về sinh thái và xã hội giữa khu vực đô thị
và nông thôn.
Những điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu
Nghiên cứu có thể được xem là một khảo
sát cắt ngang trên toàn bộ dân số mục tiêu, là
những trẻ 3 - 5 tuổi đang theo học ở 59 trường
mẫu giáo tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh
Bình Dương năm 2017. Những trẻ trong lứa
tuổi này nhưng không được đi học ở trường
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018
136
mẫu giáo có thể bị bỏ sót, tuy nhiên, hiện nay
do điều kiện cha mẹ phải làm việc ban ngày,
do đó hầu hết trẻ được gửi vào các trường
mẫu giáo, tỉ lệ trẻ ở nhà nếu có là thấp. Cũng
như nhiều địa phương khác, tại thành phố Thủ
Dầu Một có sự hiện diện của loại hình nhóm
trẻ gia đình nhỏ, lẻ và một ít trong số đó có thể
chưa được đưa vào danh sách quản lý. Nhóm
nghiên cứu đã cố gắng tiếp cận để đưa vào
nghiên cứu những nhóm trẻ gia đình có trong
danh sách quản lý của địa phương và vẫn phải
chấp nhận bỏ sót một số ít cơ sở không biết được.
Những cộng tác viên tham gia trong việc cân
đo đã được tập huấn trước và việc giám sát được
tiến hành liên tục trong suốt thời gian nghiên
cứu bảo đảm tính giá trị của số liệu. Tình trạng
thừa cân, béo phì được xác định theo tiêu chuẩn
của WHO, sử dụng phần mềm Anthro hoặc
AnthoPlus theo tuổi của trẻ, do đó kết quả là giá
trị và tin cậy. Với khả năng để xảy ra sai lệch
thông tin hoặc sai chọn lựa trong nghiên cứu là
rất thấp, kết quả nghiên cứu có thể được xem là
chính xác cho toàn bộ dân số mục tiêu.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ thừa cân, béo phì của trẻ 3 - 5 tuổi tại
thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương năm
2017 là 24%, trong đó tỉ lệ béo phì là 12%, khẳng
định tính chính xác của những số liệu đã được
báo cáo trong năm 2016. Kết quả này có thể được
xem là những dữ kiện cơ sở để đánh giá hiệu
quả của những chương trình can thiệp phòng
chống thừa cân béo phì ở trẻ mẫu giáo trong
những năm tiếp theo.
LỜI CẢM ƠN: Nhóm nghiên cứu ghi nhận sự trợ giúp của
Phòng Giáo dục đào tạo thành phố Thủ Dầu Một, ban giám hiệu
và giáo viên các trường mẫu giáo, những cộng tác viên, và sự hợp
tác của phụ huynh học sinh trong quá trình thu thập số liệu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Xuân Thy (2016). “Tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ 3 – 6 tuổi
và một số yếu tố liên quan tại các trường mẫu giáo thành phố
Vũng Tàu”. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 20 (1).
128-34.
2. Đỗ Văn Dũng (2012). Phương pháp nghiên cứu khoa học và
phân tích thống kê với phần mềm Stata 13.0. Bộ môn Dân số
Thống kê Y học và Tin học – Khoa Y tế công cộng, Đại học Y
Dược Tp.HCM.
3. Kułaga Z et al (2016) The prevalence of overweight and
obesity among Polish pre-school-aged children. Dev Period
Med. 20 (2):143-9.
4. Lương Thị Huệ, Trần Thị Ngân (2018) "Tỷ lệ suy dinh dưỡng
và thừa cân, béo phì ở trường mẫu giáo Huỳnh Thị Chấu năm
học 2017 - 2018 thị xã Tân Uyên". Kỷ yếu nghiên cứu khoa học
công nghệ và kỹ thuật Bình Dương, lần thứ XVII, 344.
5. Nguyễn Đỗ Nguyên (2006). Phương pháp nghiên cứu khoa học
trong y khoa. Bộ môn Dịch tễ, khoa Y tế Công cộng, Đại học Y
Dược Tp. Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Kim Uyên, Huỳnh Thị Cúc (2018) "Tỷ lệ thừa cân,
béo phì của trẻ em dưới 5 tuổi và các yếu tố liên quan tại
trường mẫu giáo Hoa Cúc huyện Bắc Tân Uyên năm 2017".
Kỷ yếu nghiên cứu khoa học công nghệ và kỹ thuật Bình
Dương, lần thứ XVII, 344.
7. Phòng Giáo dục – Đào tạo thành phố Thủ Dầu Một (2017) “Số
liệu thống kê học sinh tại các Trường mẫu giáo năm học 2017 –
2018”
8. Phùng Đức Nhật (2008) "Tỉ lệ thừa cân, béo phì và các yếu tố
liên quan của học sinh mẫu giáo từ 4 - 6 tuổi tại Quận 5,
TP.HCM năm 2006". Tạp chí Y học TP.HCM, 12 (4), 152-7.
9. Rivera JÁ et al (2013). Childhood and adolescent overweight
and obesity in Latin America: a systematic review. The Lancet.
2 (4): 321-332.
10. Tạ Văn Trầm, Trần Phương Bình (2012) "Các yếu tố liên quan
đến thừa cân, béo phì ở trẻ 4-6 tuổi trong các trường mẫu giáo
tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang". Tạp chí Y học
TP.HCM, 17 (1), 255.
11. Phạm Nguyễn Tường, Đỗ Thị Hoa, Phạm Văn Phú (2012)
Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm (Sách đào tạo bác
sỹ chuyên khoa I dịch tễ học thực địa), Bộ Y tế, NXB Y học Hà
Nội, 66-71.
12. Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Bình Dương
(2016) Báo cáo sơ kết Dự án cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em
năm 2016.
13. Trung tâm Y tế thành phố Thủ Dầu Một (2017) "Báo cáo sơ kết
thực hiện Dự án can thiệp tình trạng dinh dưỡng trẻ em năm 2016"
14. Umniyati H et al (2014) Factors Related to Overweight in
Kindergarten School Children in Indonesia. Makara J. Health
Res; 18 (1): 13-18.
15. Viện Dinh dưỡng (2012) Báo cáo tóm tắt Tổng điều tra dinh
dưỡng 2009 - 2010, Hà Nội.
16. WHO (2007) BMI-for-age (5-19 years),
17. WHO (2016) Obesity and overweight,
18. Ya-nan M. et al (2011). Prevalence of Overweight and Obesity
among Preschool Children from Six Cities of Northeast China.
Archieve of Medical Research. 42 (7): 633–640.
Ngày nhận bài báo: 07/08/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 24/08/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/10/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ty_le_thua_can_beo_phi_o_tre_3_5_tuoi_tai_cac_truong_mau_gia.pdf