Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận

Tài liệu Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 56 TỶ LỆ THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở PHỤ NỮ MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH THUẬN Trần Văn Vũ*, Võ Minh Tuấn** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Thiếu máu thiếu sắt trong thai kì có thể làm gia tăng nguy cơ sẩy thai, sanh non, thai suy dinh dưỡng, băng huyết sau sanh, nhiễm trùng hậu sản hay hậu phẫu. Cần nghiên cứu xác định tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt, yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang kết hợp giả thực nghiệm được thực hiện từ tháng 10/2017 đến tháng 03/2018. Đối tượng nghiên cứu là tất cả phụ nữ mang thai 3 tháng đầu đến khám thai tại khoa sản bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận. Thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ được định nghĩa là nồng độ Hemoglobin máu < 11g/dl và Ferritin huyết thanh < 12 ng/ml. Sau khi tư vấn, sản phụ đồng thuận được hướng dẫn đến phòng xét nghiệm lấy máu làm huyết đồ và định lượng Fer...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 56 TỶ LỆ THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở PHỤ NỮ MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH THUẬN Trần Văn Vũ*, Võ Minh Tuấn** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Thiếu máu thiếu sắt trong thai kì có thể làm gia tăng nguy cơ sẩy thai, sanh non, thai suy dinh dưỡng, băng huyết sau sanh, nhiễm trùng hậu sản hay hậu phẫu. Cần nghiên cứu xác định tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt, yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang kết hợp giả thực nghiệm được thực hiện từ tháng 10/2017 đến tháng 03/2018. Đối tượng nghiên cứu là tất cả phụ nữ mang thai 3 tháng đầu đến khám thai tại khoa sản bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận. Thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ được định nghĩa là nồng độ Hemoglobin máu < 11g/dl và Ferritin huyết thanh < 12 ng/ml. Sau khi tư vấn, sản phụ đồng thuận được hướng dẫn đến phòng xét nghiệm lấy máu làm huyết đồ và định lượng Ferritin. Thông tin khác được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp thai phụ bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Kết quả: Khảo sát 388 mẫu, tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt là 24%. Các yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt có ý nghĩa thống kê như: Nhóm lao động chân tay (PR=2,72), nhóm có tiền căn mắc bệnh tiêu hóa (PR=1,9), nhóm có hai con (PR=2,45). Sau một tháng điều trị 48,4% trường hợp đạt Hb ≥ 11g/dl. Kết luận: Nên đưa xét nghiệm Hemoglobin và định lượng Ferritin thường qui cho thai phụ mang thai 3 tháng đầu để tầm soát thiếu máu thiếu sắt. Phát hiện và điều trị sớm nhằm giảm nguy cơ cho thai phụ và thai nhi. Từ khóa: thai phụ, thiếu máu thiếu sắt ABSTRACT THE PREVALENCE OF IRON-DEFICIENCY ANEMIA IN THE FIRST THREE MONTHS OF PREGNANT WOMEN AT BINH THUAN GENERAL HOSPITAL Tran Van Vu, Vo Minh Tuan * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 56 - 62 Objectives: Iron-deficiency anemia during pregnancy may increase the risk of miscarriage, preterm labor, malnutrition, postpartum haemorrhage, postpartum or postoperative infection. We are in need of a study to determine the prevalence and related factors of iron deficiency anemia among first- trimester pregnancies. Methodology: A cross-sectional study was conducted from October 2017 to March 2018. The study subjects were all pregnant women at the first 3 months of pregnancy who visited the obstetrical department of Binh thuan General Hospital. Iron-deficiency anemia during pregnancy is defined as Hemoglobin<11g/dl and Ferritin serum concentration<12ng/ml. After counseling, the subjects were tested for blood chart and quantitative ferritin. Other information was collected through face-to-face interviews using the prepared questionnaire. Result: Survey 388 samples, the rate of iron deficiency anemia is 24%. Factors related to iron deficiency anemia were statistically significant such as: Group of blue labor (PR = 2.72), group with history of gastrointestinal disease (PR = 1.9), group with two children (PR = 2.45). After one month of treatment, 48.4% of the cases had Hb ≥ 11g / dl. *Bệnh viện đa khoa Bình Thuận, **BM Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS TS BS. Võ Minh Tuấn ĐT: 0909727199 Email: vominhtuan@ump.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 57 Conclusion: Hemoglobin and ferritin testing should be routinely administered to pregnant women in the first trimester for screening of iron deficiency anemia. Early detection and treat for iron deficiency anemia could reduce the risks for pregnant women and fetus. Keywords: pregnant women, iron deficiency anemia ĐẶT VẤN ĐỀ Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng xảy ra khi hồng cầu bị giảm cả về số lượng và chất lượng do thiếu sắt(19). Thiếu máu do thiếu sắt là một bệnh rất phổ biến tác động đến hàng tỷ người trên thế giới, đặc biệt là phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Thiếu máu thiếu sắt trong thai kì có thể làm gia tăng nguy cơ sẩy thai, sanh non(7), thai suy dinh dưỡng(14), băng huyết sau sanh, nhiễm trùng hậu sản hay hậu phẫu(8,9), nhiều trường hợp nguy kịch dẫn đến tử vong cho mẹ và thai nhi(13). Ngoài ra, trẻ sơ sinh ở mẹ bị thiếu máu cũng có nguy cơ bị thiếu máu nhất là trong năm đầu tiên của cuộc sống(6,12). Nghiên cứu của Black và cộng sự năm 2008 cũng cảnh báo rằng trước khi tình trạng thiếu máu xảy ra, thiếu sắt có thể đã làm ảnh hưởng đến các chức năng khác như hệ thống miễn dịch, hệ thống thần kinh, làm giảm khả năng miễn dịch, giảm hoạt động thể chất và suy giảm nhận thức(1,2,11). Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai rất cao, và thường là thiếu máu mức độ nặng, trong đó thiếu máu do thiếu sắt chiếm đa số, theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã cho biết tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ tại Việt Nam trong năm 2002 là 45 – 47%(20). Mặc dù từ những năm 1995 đã thực hiện chương trình bổ sung viên sắt trong thai kì trên toàn lãnh thổ, tuy nhiên theo thống kê của Viện dinh dưỡng năm 2008, tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai vẫn còn cao, chiếm 31,4%, tập trung các vùng núi phía Bắc, phía Tây Bắc và vùng Bắc ven biển Miền Trung nơi có tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai ở mức nặng (lần lượt là 45,7% và 44,1%) và thấp nhất là khu vực Đông Nam Bộ (24%)(17). Tại Thành phố Hồ Chí Minh trong nghiên cứu năm 2000 được tiến hành trên 2084 thai phụ cho biết tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai khoảng 38%(15). Gần đây là các báo cáo tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt tại tỉnh Bạc Liêu(10) và Mỹ Tho – Tiền Giang(4) lần lượt là 23,75% (2010) và 17,36% (2011). Bình Thuận là một tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ Việt Nam, với khí hậu nhiều nắng, nhiều gió, nằm trong vùng khô cằn nhất cả nước, dân cư tỉnh phân bố không đồng đều giữa các huyện, thị xã, thành phố đã tạo nên sự phân hóa rõ rệt về kinh tế trong vùng, từ đó phân hóa chế độ ăn uống dinh dưỡng khác nhau ở các tầng lớp dân cư khác nhau cũng như sự đa dạng về các dân tộc trong tỉnh. Tuy đã có chương trình bổ sung viên sắt trong thai kì theo khuyến nghị của Bộ Y Tế, nhưng không phải thai phụ nào cũng có điều kiện thực hiện. Cho tới nay, tại Bình Thuận vẫn chưa có nghiên cứu về vấn đề thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận” với câu hỏi nghiên cứu: Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở thai phụ trong 3 tháng đầu ở tỉnh Bình Thuận là bao nhiêu? Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính: Xác định tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt ở thai phụ 3 tháng đầu thai kì đến khám ở BV Đa Khoa Bình Thuận từ tháng 10/2017 đến tháng 3/2018. Mục tiêu phụ: Khảo sát các yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt và đánh giá hiệu quả điều trị thiếu máu do thiếu sắt sau một tháng điều trị. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Phần 1: Nghiên cứu cắt ngang. Phần 2: Nghiên cứu giả thực nghiệm (Quasi Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 58 Experimental Study). Dân số nghiên cứu Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Tất cả các thai phụ đến khám thai tam cá nguyệt đầu ở bệnh viện đa khoa Bình Thuận. Tiêu chuẩn chọn mẫu Tất cả các thai phụ đến khám thai tam cá nguyệt đầu ở bệnh viện đa khoa Bình Thuận khoảng thời gian từ tháng 10/2017 đến tháng 3/2018, đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân đang điều trị các bệnh lý mạn tính khác, đang mắc các bệnh: nhiễm trùng cấp, sốt rét, bệnh tim, gan, thận, ung thư, lao, viêm loét dạ dày - thực quản, thiếu máu tán huyết di truyền (Thalassemia) hoặc bị hạn chế về sức khỏe và tâm lý (câm điếc, không hiểu ngôn ngữ, tâm thần). Cỡ mẫu Phần 1 Ước tính cỡ mẫu theo công thức tỷ lệ trong quần thể với độ chính xác tuyệt đối: N = Z2(1-α 2 ) p (1-p) d2 Z = 1,96, p = 0,5 để cỡ mẫu lớn nhất, d=0,05 => n = 384. Phần 2 Công thức tính cỡ mẫu là công thức so sánh 2 trung bình của một nhóm đối tượng trước và sau điều trị: n = 2 x (1-r) x C/(ES)2 r = 0,6; C = 7,85; E/s = 1/3 => n = 70. Dự kiến mất dấu 15% nên cần 80 trường hợp. Phương pháp nhận bệnh và thu thập số liệu Tất cả các thai phụ đến khám tại phòng khám sản phụ khoa của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận từ 07g00 đến 16g00 hàng ngày (từ thứ 2 đến thứ 6) trong khoảng thời gian từ tháng 10/2017 đến tháng 3/2018 và thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu cũng như loại ra những đối tượng nằm trong các tiêu chuẩn loại trừ để chúng tôi chọn ra được các đối tượng phù hợp để mời tham gia nghiên cứu. Nếu thai phụ đồng ý tham gia nghiên cứu thì chúng tôi sẽ đưa thai phụ ký bảng đồng thuận tham gia nghiên cứu, phát tờ rơi về thiếu máu thiếu sắt và tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Sau đó, nhóm nghiên cứu hướng dẫn thai phụ đến phòng xét nghiệm để được kỹ thuật viên của bệnh viện lấy máu làm xét nghiệm. Các thai phụ không bị thiếu máu thiếu sắt sẽ được uống bổ sung ngày 1 viên chứa 60mg sắt và 400µg acid folic trong suốt thời gian có thai đến hết 3 tháng sau sanh đối với phụ nữ cho con bú. Chúng tôi ghi nhận kết quả vào bảng thu thập số liệu và hoàn thành giai đoạn 1 của nghiên cứu xác định tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt. Nếu sản phụ bị thiếu máu thiếu sắt sẽ được tư vấn tham gia giai đoạn hai của nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả điều trị thiếu máu thiếu sắt. Chúng tôi phát phiếu nhật ký sử dụng thuốc để theo dõi việc sử dung thuốc và ghi nhận các tác dụng phụ nếu có như dị ứng thuốc, buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy có thể xảy ra sẽ được tư vấn cho thai phụ khi được cấp phát thuốc. Đồng thời chúng tôi sẽ hẹn thai phụ đến tái khám là 1 tháng sau. Tất cả thai phụ khi đến tái khám được lấy máu làm lại xét nghiệm công thức máu để đánh giá hiệu quả điều trị thông qua sự gia tăng nồng độ Hemoglobin. Sau khi đã thu thập đủ số liệu, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu và viết báo cáo. Các số liệu thô ban đầu sẽ được lọc cho phù hợp với việc phân tích sau đó nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm Sata 10. Phân tích gồm 2 bước: bước 1 mô tả và phân tích đơn biến; bước 2 dùng mô hình hồi quy đa biến nhằm kiểm soát yếu tố gây nhiễu để tính PR hiệu chỉnh (PR*) cho các biến số. Các phép kiểm đều thực hiện với độ tin cậy 95%. KẾT QUẢ Tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt thai kỳ Trong tổng số 388 sản phụ tham gia nghiên cứu có 93 sản phụ bị thiếu máu thiếu sắt chiếm tỷ lệ 24% [19,7 – 28,2]. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 59 Phân tích yếu tố liên quan Nhằm kiểm soát các yếu tố gây nhiễu, chúng tôi đưa các yếu tố có P <0,25 trong phân tích đơn biến vào hồi qui đa biến.Tổng cộng 6 biến độc lập được sử dụng, trong đó có 3 yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ như trình bày ở trên. Bảng 2. Phân tích hồi quy đa biến mối liên quan giữa thiếu máu thiếu sắt và các biến số Đặc điểm Không thiếu máu n = 295 (%) Thiếu máu n = 93 (%) PR KTC 95% P* Nghề nghiệp: Nội trợ LĐ trí óc LĐ chân tay 135 (83,9) 57 (76,0) 295 (36,0) 26 (16,1) 18 (24,0) 49 (32,3) 1 1,80 2,72 0,61 – 5,35 1,09 – 6,77 0,285 0,031 Học vấn: Câp I Cấp II –III ĐH, sau ĐH 13 (68,4) 140 (71,8) 142 (81,6) 6 (31,6) 55 (28,2) 32 (18,4) 1 0,75 0,98 0,25 – 2,21 0,25 – 3,80 0,606 0,987 Bệnh tiêu hóa: Không Có 251 (78,7) 44 (63,8) 68 (21,3) 25 (36,2) 1 1,90 1,05 – 3,46 0,034 Số con: Chưa con 1 con ≥ 2 con 153 (78,9) 114 (77,6) 28 (59,6) 41 (21,1) 33 (22,4) 19 (40,4) 1 1,15 2,45 0,66 – 1,98 1,17 – 5,13 0,136 0,017 Ăn uống đầy đủ: Không Có 12 (91,7) 284 (75,5) 1 (8,3) 92 (24,5) 1 5,94 0,67 – 52,2 0,108 Thay đổi cân nặng: Không thay đổi Giảm cân Tăng cân 152 (75,6) 73 (70,9) 70 (83,3) 49 (24,4) 30 (29,1) 14 (16,7) 1 1,41 0,64 0,83 – 2,61 0,32 – 1,28 0,176 0,211 (*) Poisson đa biến Hiệu quả điều trị thiếu máu thiếu sắt Sau điều trị 1 tháng, tỉ lệ sản phụ đạt nồng độ Hb ≥ 11g/dl là 48,4%. Kết quả cho thấy cả hai nhóm đều có nồng độ Hemoglobin tăng lên sau điều trị có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị, p < 0,05. Bảng 3. Nồng độ Hemoglobin trung bình trước và sau điều trị một tháng Mức độ TM Trước điều trị Sau điều trị KTC 95% P* Nhẹ 10,48 ± 0,28 11,37 ± 0,58 0,75 – 1,01 0,001 Trung bình 8,68 ± 0,98 9,45 ± 1,26 0,53 – 1,00 0,001 Tổng 9,98 ± 0,99 10,83 ± 1,19 0,74 – 0,96 0,001 (*) Paired-Samples T-test Biểu đồ 2. Tỷ lệ điều trị hết thiếu máu sau một tháng hết thiếu máu còn thiếu máu 45/93 48,4% [38,1 - 58,7] 48/93 51,6% Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 60 BÀN LUẬN Trong nghiên cứu của chúng tôi, với tổng số 388 sản phụ tham gia, có 93 sản phụ bị thiếu máu thiếu sắt chiếm tỷ lệ 24%. Kết quả này cũng khá phù hợp so với một số nghiên cứu trong nước: Tác giả Vương Thị Ngọc Lan thực hiện nghiên cứu tại 6 quận nội thành và 3 quận ngoại thành tại TP. Hồ Chí Minh ghi nhận tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt là 20,1%. Năm 2010 tác giả Phạm Thị Đan Thanh về tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở thai phụ 3 tháng đầu thai kỳ và các yếu tố liên quan tại tỉnh Bạc Liêu tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt là 23,75%(10). Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt của nghiên cứu chúng tôi thấp hơn so với một số tác giả nghiên cứu trong khoảng những năm 1996 – 2003: Dương Thị Nhan, Đặng Thị Hà, Trương Thị Phương, Ritsuko Aikawa. Có lẽ có sự khác nhau này là do cách chọn mẫu và thời điểm nghiên cứu. Tại thời điểm 1996 – 2003 chương trình bổ sung sắt thai kỳ mới chỉ bắt đầu chưa thật sự phát triển mạnh và đồng bộ như hiện nay, thêm vào đó do điều kiện kinh tế vẫn hạn hẹp nên những bà mẹ vẫn chưa thật sự quan tâm tới dinh dưỡng và bổ sung sắt khi mang thai. Bảng 1. Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ tại Việt Nam Tác giả Năm Các vùng Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt (%) WHO (20) 1995 Việt Nam 45-47 Vương Thị Ngọc Lan (18) 1995 TP. Hồ Chí Minh 20,1 Dương Thị Nhan (5) 1996 An Giang 30,3 Đặng Thị Hà (3) 2000 TP. Hồ Chí Minh 31,53 Trương Thị Phương (16) 2001 Tiền Giang 37,8 Đoàn Thị Nga (4) 2009 Tiền Giang 17,36 Phạm Thị Đan Thanh (10) 2010 Bạc Liêu 23,75 Chúng tôi 2018 Bình Thuận 24 Nhìn chung nghiên cứu của chúng tôi không có thiếu máu nặng và tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt đã có giảm hơn so với khoảng 10 năm trước đây, nhưng so với một số nghiên cứu gần đây thì vẫn còn cao. Điều này cho thấy việc tăng cường chương trình chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng bà mẹ khi mang thai để làm giảm tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt thai kỳ tại tỉnh Bình Thuận vẫn đang còn là một vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng. Trong nghiên cứu, nghề nghiệp nội trợ và lao động chân tay chiếm đa số với tỷ lệ lần lượt là 41,5% và 39,2%, thấp nhất là lao động trí óc 19,3%. Trong 93 trường hợp thiếu máu thiếu sắt có tới 31 trường hợp thuốc nhóm lao động chân tay chiếm tỷ cao nhất 33,3%. Sau khi tiến hành phân tích hồi quy đơn biến và đa biến thì chúng tôi nhận thấy có mối liên quan giữa nghề nghiệp và tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Nhóm lao động chân tay làm tăng nguy cơ thiếu máu thiếu sắt lên gấp 2,7 lần so với nhóm nội trợ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (OR = 2,72; KTC: 1,09 – 6,77; P = 0,031). Điều này có thể giải thích có thể do nhóm nội trợ và lao động trí óc có thời gian và có điều kiện hơn trong việc tiếp xúc với những thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, từ đó nhận thức tốt vấn đề dinh dưỡng khám thai và bổ sung viên sắt nên tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ít hơn. Trong khi đó nhóm lao động chân tay thì ít có điều kiện tiếp xúc với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho ba mẹ lúc mang thai hơn nên nguy cơ thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ tăng lên. Một lý do khác có thể nhóm lao động chân tay thì thường có thu nhập thấp hơn. Thu nhập thấp hàng tháng làm ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế và tinh thần cho sản phụ, phải lao động nhiều hơn trong khi chế độ ăn không tương xứng, lâu dài là yếu tố thuận lợi dẫn đến tình trạng thiểu dưỡng và đặc biệt dễ gây thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ. Nghiên cứu của chúng tôi phân biến số con hiện có làm 4 nhóm: nhóm con so, nhóm đã có một con, nhóm đã có hai con và nhóm có từ ba Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 61 con trở lên. Trong bốn nhóm thì nhóm đã có hai con có tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt cao nhất 40,9%, và thấp nhất là nhóm con so 21,1%. Sau khi tiến hành phân tích và đưa vào phương trình hồi quy đa biến khử nhiễu chúng tôi nhận thấy số con hiện có là một yếu tố ảnh hường tới tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt. Nhóm sản phụ có hai người con tăng nguy cơ thiếu máu thiếu sắt gấp 2,45 lần so với nhóm chưa có con. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (PR = 2,45; KTC: 1,17 – 5,13; P = 0,006). Nhu cầu sắt khi có thai tăng gấp 6 lần so với khi không mang thai. Mỗi lần mang thai người mẹ mất khoảng 1000 mg sắt cho sự phát triển sinh lý thai và mất trung bình 500 – 1000 ml máu cho mỗi lần sanh. Nếu cung cấp chất sắt không đầy đủ, dự trữ sắt ở người mẹ sẽ giảm dần và đến thai kỳ sau nguy cơ thiếu máu thiếu sắt sẽ tăng lên. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 69 sản phụ có tiền căn hoặc đang mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Sau khi phân tích đa biến chúng tôi nhận thấy rằng nhóm có tiền căn hoặc đang mắc các bệnh tiêu hóa tăng nguy cơ thiếu máu thiếu sắt gấp 1,9 lần so với nhóm không có tiền căn mắc bệnh tiêu hóa. Điều này có thể giải thích những sản phụ bị mắc bệnh đường tiêu hóa thường có cảm giác khó chịu đường ruột, buồn nôn, nôn ói, nên con đường cung cấp năng lượng đường ăn giảm, con đường cung cấp sắt từ thức ăn cũng giảm. Thêm vào đó kèm với triệu chứng nghén những sản phụ có tiền căn bệnh đường tiêu hóa thường có cảm giác chán ăn, sợ ăn nên ăn ít. Trong nghiên cứu của chúng tôi, các sản phụ sau khi được chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt sẽ được tư vấn và điều trị bằng viên sắt uống theo phác đồ của bệnh viện. Sau một tháng điều trị tỷ lệ các sản phụ chuyển từ thiếu máu sang không thiếu máu là 48,4%. Sau quá trình điều trị nồng độ Hemoglobin cũng có sự thay đổi rõ rệt, nhóm thiếu máu nhẹ Hb trước điều trị là 10,48 ± 0,28, Hb sau điều trị là 11,37 ± 0,58; nhóm thiếu máu trung bình Hb trước điều trị là 8,68 ± 0,98, Hb sau điều trị là 9,45 ± 1,26. Nếu xét tổng 93 trường hợp điều trị thì Hb có sự thay đổi theo chiều hướng tăng lên, Hb trước điều trị là 9,98 ± 0,99, Hb sau điều trị là 10,83 ± 1,19. Tất cả sự thay đổi này đều có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Kết quả của chúng tôi khá tương đồng với nghiên cứu của Đặng Thị Hà(3). Tác giả cũng chia làm hai nhóm sản phụ thiếu máu, nhóm 1 sử dụng liều 100 mg ngày, nhóm 2 sử dụng liều 200 mg ngày. Sau điều trị một tháng thu được kết quả như sau: Hb trước điều trị nhóm 1 là 9,81, Hb sau điều trị là 10,47; nhóm 2 Hb trước điều trị là 9,82, Hb sau điều trị là 10,2. KẾT LUẬN Qua thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2017 đến 03/2018 trên 388 sản phụ tới khám thai tại bệnh viện Bình Thuận, chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau: Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu là 24% (KTC 95%: 19,6 – 28,6). Một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt: Nhóm lao động chân tay làm so với nhóm nội trợ (PR = 2,72; KTC: 1,09 – 6,77; P = 0,031), nhóm có hai con so với nhóm chưa sinh (PR = 2,45; KTC: 1,17 – 5,13; P = 0,006) và nhóm có tiền căn hoặc đang mắc bệnh đường tiêu hóa (PR = 1,9; KTC: 1,05 – 3,46; P = 0,034). Tỷ lệ hết thiếu máu sau một tháng điều trị là 48,4% (KTC 95%: 37,6 – 59,1). Nồng độ Hemoglobin thay đổi trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê (trước điều trị: 9,98 ± 0,99; sau điều trị: 10,83 ± 1,19; KTC -0,96 – -0,74; p = 0,001). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bhaskaram P (2002). "Micronutrient malnutrition, infection, and immunity: an overview". Nutr Rev, 60 (5 Pt 2): pp. S40-5. 2. Black RE, Allen LH, Bhutta ZA, Caulfield LE, de Onis M et al (2008). "Maternal and child undernutrition: global and regional exposures and health consequences". Lancet, 371 (9608): pp. 243-60. 3. Đặng Thị Hà (2000). "Tầm soát thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ tại TP. Hồ Chí Minh". Luận văn tiến sĩ y học- ĐHYD TPHCM. 4. Đoàn Thị Nga (2009). "Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt trong ba tháng giữa thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Mỹ Tho Tiền Giang". Luận văn thạc sĩ y học – ĐHYD TPHCM. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 62 5. Dương Thị Nhan (1996). "Tình hình thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại bệnh viện Châu Đốc, An Giang". Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp I – ĐHYD TPHCM. 6. Elhassan EM, Abbaker AO, Haggaz AD, Abubaker MS, Adam I (2010). "Anaemia and low birth weight in Medani, Hospital Sudan". BMC Res Notes, 3: pp. 181. 7. Hallberg L (2002). "Advantages and disadvantages of an iron – rich diet". European Journal of Clinical Nutrition, 56(1):pp. 12 – 18. 8. Isah HS, Fleming AF (1985). "Anemia and iron status of pregnant and non-pregnant women in the Guinea Savanna of Nigeria". Ann Trop Med Parasitol, 79 (5): pp. 485 – 493. 9. Msolla JF, J O'Riordan, RJ Newcomebe, EC Coles, JF Pearson (1986). "Relation of hemoglobin levels in first and second trimesters to outcome of pregnancy". Lancet, 1: pp. 992-5. 10. Phạm Thị Đan Thanh (2010). "Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở thai phụ 3 tháng đầu thai kỳ và các yếu tố liên quan tại tỉnh Bạc Liêu". Luận văn chuyên khoa II – ĐHYD - TPHCM. 11. Pollitt E, Watkins WE, Husaini MA (1997). "Three-month nutritional supplementation in Indonesian infants and toddler’s benefits memory function 8 y later". Am J Clin Nutr, 66 (6): pp. 1357-63. 12. Rahmati S, Delpishe A, Azami M, Hafezi Ahmadi MR, Sayehmiri K (2017). "Maternal Anemia during pregnancy and infant low birth weight: A systematic review and Meta- analysis". Int J Reprod Biomed (Yazd), 15 (3): pp. 125-134. 13. Ross JS, Thomas EL (1996). "Iron deficiency anemia and maternal mortality". Washington; DC. Academy of education development. Profile 3 working note series no, 3. 14. Singla PS, Tyagi M et al (1997). "Fetal growth in maternal anemia". Journal of tropical pediatrics, 43: pp. 89 – 92. 15. Trần Thị Minh Hạnh, Phan Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Nhân Thành (2009). "Tình trạng thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai tại thành phố Hồ Chí Minh". Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 5 (1):pp. 14-23. 16. Trương Thị Phương (2001). "Khảo sát tình hình thiếu máu trong thai kỳ tại thành phố Mỹ Tho". Luận văn chuyên khoa II – ĐHYD TPHCM. 17. Viện Dinh Dưỡng (2011). Tình hình dinh dưỡng Việt Nam năm 2009 – 2010. Unicef – Hà Nội, tr.6. 18. Vương Thị Ngọc Lan (1995). "Thiếu máu ở phụ nữ mang thai". Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa, trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế thành phố Hồ Chí Minh. 19. WHO (2001). "Prevention strategies, Iron Deficiency Anemia Assessment, Prevention and Control", pp. 46-56. 20. WHO (2002). "Women's health profie: Vietnam". Women Health Series, Manila, 8(24). Ngày nhận bài báo: 30/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 06/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_thieu_mau_thieu_sat_o_phu_nu_mang_thai_3_thang_dau_tai.pdf
Tài liệu liên quan