Tài liệu Tỷ lệ thai nhi bị dị tật bẩm sinh chấm dứt thai kỳ ở giai đoạn muộn và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Từ Dũ: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 159
TỶ LỆ THAI NHI BỊ DỊ TẬT BẨM SINH CHẤM DỨT THAI KỲ
Ở GIAI ĐOẠN MUỘN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ
Trần Thị Thúy Phượng*, Lê Hồng Cẩm**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Theo số liệu tổng kết tại khoa chăm sóc trước sinh tại bệnh viện (BV) Từ Dũ, 6 tháng đầu
năm 2015 có khoảng 2156 trường hợp thai nhi bị dị tật bẩm sinh (DTBS) được chẩn đoán, 432 trường hợp
chấm dứt thai kỳ (CTDK) vì DTBS nặng. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy DTBS là nguyên
nhân chiếm tỷ lệ cao nhất trong những trường hợp CDTK. CDTK ở tuổi càng lớn thai phụ có nguy cơ: chảy
máu, nhiễm trùng, thủng tử cung, vỡ tử cung, vô sinh Do đó việc xác định tỷ lệ dị tật bẩm sinh chấm dứt
thai kỳ ở giai đoạn muộn và các yếu tố liên quan là cần thiết, chúng tôi mong muốn kết quả nghiên cứu của
chúng tôi sẽ giúp ích cho công tác quản lý trong lĩnh vực chăm sóc tiền sản, góp phần giảm tình trạng
CDTK vì ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ thai nhi bị dị tật bẩm sinh chấm dứt thai kỳ ở giai đoạn muộn và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Từ Dũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 159
TỶ LỆ THAI NHI BỊ DỊ TẬT BẨM SINH CHẤM DỨT THAI KỲ
Ở GIAI ĐOẠN MUỘN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ
Trần Thị Thúy Phượng*, Lê Hồng Cẩm**
TĨM TẮT
Đặt vấn đề: Theo số liệu tổng kết tại khoa chăm sĩc trước sinh tại bệnh viện (BV) Từ Dũ, 6 tháng đầu
năm 2015 cĩ khoảng 2156 trường hợp thai nhi bị dị tật bẩm sinh (DTBS) được chẩn đốn, 432 trường hợp
chấm dứt thai kỳ (CTDK) vì DTBS nặng. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy DTBS là nguyên
nhân chiếm tỷ lệ cao nhất trong những trường hợp CDTK. CDTK ở tuổi càng lớn thai phụ cĩ nguy cơ: chảy
máu, nhiễm trùng, thủng tử cung, vỡ tử cung, vơ sinh Do đĩ việc xác định tỷ lệ dị tật bẩm sinh chấm dứt
thai kỳ ở giai đoạn muộn và các yếu tố liên quan là cần thiết, chúng tơi mong muốn kết quả nghiên cứu của
chúng tơi sẽ giúp ích cho cơng tác quản lý trong lĩnh vực chăm sĩc tiền sản, gĩp phần giảm tình trạng
CDTK vì dị tật bẩm sinh ở giai đoạn muộn.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thai nhi bị DTBS chấm dứt thai kỳ ở giai đoạn muộn tại BV Từ Dũ; Xác định các
yếu tố liên quan đến tỷ lệ thai nhị bị DTBS chấm dứt thai kỳ ở giai đoạn muộn tại BV Từ Dũ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tơi tiến hành nghiên cứu (NC) cắt ngang 385 thai phụ
thực hiện CDTK vì thai nhi bị DTBS tại Bệnh viện Từ Dũ từ tháng 12/2015 đến tháng 5/2016, được chia làm 2
nhĩm: CDTK sớm (≤22 tuần) và CDTK muộn (>22 tuần).
Kết quả: Sau 6 tháng thực hiện nghiên cứu, trong 385 trường hợp thai phụ cĩ chỉ định CDTK vì DTBS, tỷ
lệ thai nhi bị DTBS chấm dứt thai kỳ ở giai đoạn muộn là 45,7% (176/385) (KTC 95%: 40,7 – 50,7%). Yếu tố
liên quan đến tỷ lệ thai nhi bị DTBS chấm dứt thai kỳ ở giai đoạn muộn là nhĩm thai phụ cĩ thời điểm khám thai
>14 tuần và nhĩm thai phụ cĩ thai nhi bị bất thường cấu trúc (p<0,05).
Kết luận: Tỷ lệ thai nhi bị dị tật bẩm sinh chấm dứt thai kỳ ở giai đoạn muộn tại Bệnh viện Từ Dũ khá cao.
Thực hiện sàng lọc dị tật bẩm sinh thai nhi càng sớm càng tốt, nhất là ở giai đoạn ≤14 tuần của thai kỳ.
Từ khĩa: thai bị dị tật bẩm sinh, chấm dứt thai kỳ ở giai đoạn muộn
ABSTRACT
PREVALENCE AND FACTORS ASSOCIATED WITH LATE TERMINATION OF PREGNANCY FOR
FETAL ANORMALIES AT TU DU HOSPITAL
Tran Thi Thuy Phuong, Le Hong Cam
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 158 - 163
Background: According to the data summarized at the Department of antenatal care at Tu Du hospital,
there were 2156 cases of fetus with fetal defects diagnosed, 432 cases of termination of pregnancy (TOP) due
to severe fetal defects, in the first 6 months of 2015. Many studies in the world have shown that fetal
abnormalies are the cause of proportion highest in cases of TOP. The risks of pregnant women in late TOP
are: bleeding, infection, uterine perforation, uterine rupture, infertility Therefore, it is necessary to
determine the prevalence of late termination of pregnancy for fetal anomaly (TOPFA); and the factors
associated with TOPFA. We hope that our research results will be useful for management in the field
antenatal care area, contributing to reducing of late TOPFA.
*Bệnh viện Từ Dũ **BM Sản, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Trần Thị Thúy Phượng ĐT: 0902567357 Email: thuyphuong83yd@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 160
Objective: To determine the prevalence of late termination of pregnancy for fetal anomaly (TOPFA); To
determine factors associated with TOPFA at Tu Du hospital.
Patients and methods: Cross-sectional study were conducted on all pregnant women who underwent
TOPFA at Tu Du hospital between December 2015 and June 2016. Cases were divided into two groups: early
termination (≤22 weeks of gestation) and late termination (>22 weeks of gestation).
Results: After six months we collected the ratio of late TOPFA was 45.7% (176/385). Advanced in prenatal
screening and diagnostic testing (>14 weeks’ gestation) and fetal structural abnormalities were factors associated
with prevalence of late TOPFA (p<0.05).
Conclusion: The prevalence of late termination of pregnancy for fetal anomaly was high. Pregnant women
should receive screening during pregnancy (before 14 weeks’ gestation).
Keyword: late termination of pregnancy for fetal abnormality (TOPFA), fetal abnormal
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức hỗ trợ tư vấn về sàng lọc
trước sinh tại Anh (ARC) khoảng 800.000 phụ
nữ ở Anh mang thai mỗi năm, hơn 40.000
trường hợp được tiên lượng thai nhi cĩ dị tật
nghiêm trọng, 1800 trường hợp chấm dứt thai
kỳ vì DTBS. Thai bị DTBS phát hiện giai đoạn
muộn hoặc khơng phát hiện được trong thai
kỳ sẽ làm tăng nguy cơ sinh ra trẻ bị dị tật và
giảm chất lượng cuơc sống của trẻ, đồng thời
làm tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hồng gia Anh,
trong những trường hợp thai nhi bị dị tật
chấm dứt thai kỳ ở tuổi thai trước 24 tuần
được gọi là sớm, và từ 24 + 0/7 tuần trở lên
được gọi là muộn. Đây là ngưỡng tuổi thai
được nhiều quốc gia đồng thuận như Úc,
Croatia, Thụy Sĩ, Hà Lan(5). Tuy nhiên,
ngưỡng tuổi thai này cĩ thể thay đổi ở mỗi
quốc gia, tại Thổ Nhỹ Kỳ, Phần Lan thai nhi bị
DTBS chấm dứt thai kỳ giai đoạn muộn là từ
sau 22 tuần(1,4). Nguyên nhân dẫn đến sự khác
biệt về ngưỡng tuổi thai này tùy thuộc vào
điều luật, chỉ định về y khoa, chương trình
chăm sĩc y tế của mỗi quốc gia, vì thực hiện
chấm dứt thai kỳ ở giai đoạn muộn ngồi sự
ảnh hưởng đến tinh thần, đạo đức, điều quan
trọng là nguy cơ xảy ra tai biến sản khoa cao
hơn so với chấm dứt thai kỳ ở giai đoạn
sớm(5).
Trong quá trình cơng tác tại Bệnh viện (BV)
Từ Dũ chúng tơi đã tham vấn rất nhiều trường
hợp thai nhi bị DTBS chấm dứt thai kỳ ở giai
đoạn > 22 tuần. Hiện nay, tại Việt Nam vẫn
chưa cĩ NC, hay số liệu thống kê cụ thể nào về
những trường hợp thai nhi bị DTBS chấm dứt
thai kỳ ở giai đoạn muộn (> 22 tuần). Chúng
tơi thấy rằng việc xác định tỷ lệ dị tật bẩm sinh
chấm dứt thai kỳ ở giai đoạn muộn và các yếu
tố liên quan gĩp phần làm giảm tình trạng
CDTK ở giai đoạn muộn vì DTBS do đĩ chúng
tơi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu xác định
tỷ lệ thai nhi bị dị tật bẩm sinh chấm dứt thai
kỳ ở giai đoạn muộn tại Bệnh viện Từ Dũ và
các yếu tố liên quan đến tỷ lệ thai nhị bị DTBS
chấm dứt thai kỳ ở giai đoạn muộn.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tất cả các thai phụ thực hiện chấm dứt thai
kỳ vì dị tật bẩm sinh tại Bệnh viện Từ Dũ từ
tháng 12/2015 đến tháng 6/2016 đồng ý tham gia
NC và thỏa tiêu chuẩn:
Tất cả những trường hợp thai nhi bị dị tật
bẩm sinh bao gồm dị tật về cấu trúc và nhiễm
sắc thể, bệnh di truyền ở các giai đoạn tuổi thai.
Thực hiện chấm dứt thai kỳ tại BV Từ Dũ.
Nghe và hiểu tiếng Việt.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang.
Cỡ mẫu
2
1 / 2
2
Z p 1 p
n
d
n: số đối tượng cần nghiên cứu
Z(1- /2): hệ số tin cậy của nghiên cứu, Z(1- /2) = 1,96.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 161
p: tỷ lệ thai bị DTBS và CDTK ở tuổi thai > 22 tuần,
chọn p = 0,05 để đạt được cỡ mẫu lớn nhất.
d: sai số ước lượng, chọn d = 0,05 → n = (1,96)2 x [(0,05
x (1 – 0,05)) / (0,05)2 ] = 384,16 thai phụ.
Vậy cỡ mẫu là 385 ca.
Phương pháp tiến hành
Chọn mẫu tồn bộ từ tháng 12/2015 cho đến
khi đủ cỡ mẫu. Lấy tồn bộ các trường hợp thỏa
tiêu chuẩn chọn mẫu và đồng ý tham gia NC.
Thực hiện lấy mẫu tại khoa Kế hoạch hĩa gia
đình và 6 khoa hậu sản – hậu phẫu tại Bệnh viện
Từ Dũ bao gồm khoa sản A, khoa C, khoa E,
khoa H, Khoa M, khoa N.
Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.
Phân tích gồm 3 bước:
Bước 1
Thống kê mơ tả, dùng tần số và tỷ lệ phần
trăm, mơ tả về đặc điểm dịch tễ học, tiền căn sản
khoa, sàng lọc trong thai kỳ, tỷ lệ thai nhi bị
DTBS chấm dứt thai kỳ giai đoạn muộn, tỷ lệ
loại dị tật bẩm sinh.
Bước 2
Phân tích hồi quy đơn biến để đo lường
mối liên quan. Số đo kết hợp trong phân tích
các mối liên quan là tỉ số hiện mắc (PR) và
khoảng tin cậy 95%.
Bước 3
Dùng mơ hình hồi quy đa biến kiểm sốt
yếu tố gây nhiễu để tính PR hiệu chỉnh (PR*) cho
các biến số với P < 0,25, để xác định yếu tố liên
quan với tỷ lệ thai nhi bị DTBS chấm dứt thai kỳ
ở giai đoạn muộn.
KẾT QUẢ
Đặc điểm dịch tễ dân số nghiên cứu
Tuổi trung bình trong mẫu NC của chúng tơi
là 29,3 ± 5,9 trong đĩ tuổi nhỏ nhất là: 15, tuổi lớn
nhất là: 46. Nhĩm thai phụ < 35 tuổi chiếm tỷ lệ
cao nhất (79,7%). Phần lớn thai phụ ở tỉnh
(53,8%). Đa số thai phụ cĩ trình độ học vấn cấp
II, III (46%) (Bảng 1).
Tỷ lệ thai nhi bị DTBS chấm dứt thai kỳ ở
giai đoạn muộn tại BV Từ Dũ
Tỷ lệ thai nhi bị dị tật bẩm sinh chấm dứt
thai kỳ ở giai đoạn muộn trong nghiên cứu của
chúng tơi là 45,7% (176/385) (KTC 95%: 40,7 –
50,7%) (Biểu đồ 1).
Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ dân số nghiên cứu
Đặc điểm dịch tễ
Tần số
(n=385)
Tỉ lệ
(100%)
Tuổi
Tuổi trung bình ± độ lệch chuẩn
GTNN-GTLN
29,3 ± 5,9
15 - 46
Nhĩm tuổi
< 35 tuổi 307 79,7
≥ 35 tuổi 78 20,3
Nơi ở hiện tại
Thành phố 178 46,2
Tỉnh / nơng thơn 207 53,8
Trình độ học vấn
Mù chữ - cấp I 109 28,3
Cấp II - III 177 46
>Cấp III 99 25,7
Biểu đồ 1. Tỷ lệ thai nhi bị DTBS chấm dứt thai kỳ ở
giai đoạn muộn (n=385)
Tổng số ca sinh từ tháng 12/2015 đến tháng
5/2016 tại BV Từ Dũ là 15474, tổng số trường
hợp DTBS là 585. Trong đĩ cĩ 200 trường hợp
DTBS chúng tơi khơng thu nhận vào nghiên
cứu vì những trường hợp này khơng cĩ chỉ
định CDTK vì DTBS, 385 trường hợp thỏa tiêu
chuẩn chọn mẫu, khơng cĩ trường hợp nào từ
chối tham gia NC.
Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ thai nhi bị DTBS
chấm dứt thai kỳ ở giai đoạn muộn
Kết quả phân tích mơ hình hồi quy đa biến
cho thấy cĩ 2 yếu tố thật sự cĩ liên quan đến tỷ lệ
45.7%
54.3%
Giai đoạn muộn (176/385)
Giai đoạn sớm (209/385)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 162
thai nhi bị DTBS chấm dứt thai kỳ ở giai đoạn
muộn là nhĩm khám thai lần đầu và nhĩm bất
thường cấu trúc.
Bảng 2. Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố cĩ khả năng quan đến tỷ lệ thai nhi bị DTBS chấm dứt thai kỳ ở giai
đoạn muộn
Yếu tố
Chấm dứt thai kỳ
PR* 95% KTC P*
Sớm N (%) Muộn N (%)
Tuổi mẹ
<35 tuổi 167 (79,9) 140 (79,5) Ref
≥35 tuổi 42(20,1) 36 (20,5) 0,6 0,6-1,7 0,3
Tơn giáo
Khơng 102(48,8) 88(50) Ref
Phật giáo 75(35,9) 41(23,3) 0,6 0,4-1 0,06
Thiên chúa 28(3,4) 44(25) 1,7 0,9-3,1 0,07
Khác 4(1,9) 3(1,7) 0,8 0,2-4 0,8
Thời điểm khám thai lần đầu
<11 tuần 52 (24,9) 25 (14,2) Ref
11 - 14 tuần 122 (58,4) 103 (58,5) 1,6 0,9-2,9 0,1
>14 tuần 35 (16,7) 48 (27,3) 2,9 1,5-5,8 0,002
Thời điểm phát hiện DTBS
< 14 tuần 44 (21,1) 36 (20,5) Ref
14 - 20 tuần 63 (30,1) 61 (34,7) 1,7 0,9-2,9 0,1
>20 tuần 102 (48,8) 79 (44,9) 1 1,5-5,8 1
Bất thường cấu trúc
Khơng 143(68,4) 137 (77,8) Ref
Cĩ 66 (31,6) 39 (22,2) 0,6 0,2-0,5 0,04
Bất thường khác
Khơng 160(76,6) 118(67) Ref
Cĩ 49(23,4) 58(33) 0,8 0,5–1,5 0,6
Bất thường nhiễm sắc thể
Khơng 176(84,2) 156(88,6) Ref
Cĩ 33(15,8) 20(11,4) 2 1,5–5,8 0,09
BÀN LUẬN
Đặc điểm dân số nghiên cứu và dịch tễ học
Tuổi trung bình của các thai phụ là 29,3 ± 5,9,
nhỏ nhất là 15 tuổi, và lớn nhất là 46 tuổi, cĩ 7
thai phụ ở tuổi vị thành niên (VTN) tuổi từ 15-17
tuổi và 1 thai phụ 46 tuổi. Đa số các thai phụ
trong mẫu NC nằm trong độ tuổi sinh đẻ < 35
tuổi (chiếm 79,7%), và tuổi trung bình thai phụ
tương đồng với các NC của tác giả Aslan H(1).
Nhĩm thai phụ ở nơng thơn và thành phố khơng
cĩ sự chênh lệch nhiều, những thai phụ cĩ trình
độ học vấn cấp I và cấp II – III chiếm khoảng 2/3
tổng số thai phụ. Kết quả này phù hợp với sự
phân bố tỷ lệ nghề nghiệp trong NC chiếm đa số
trong NC là nhĩm ngành nghề khác (chiếm
75,1%) bao gồm nghề buơn bán, làm nơng.
Tỷ lệ thai nhi bị DTBS chấm dứt thai kỳ ở
giai đoạn muộn tại BV Từ Dũ
Trong tổng số 385 thai phụ tham gia NC, 176
trường hợp thai phụ CDTK ở giai đoạn muộn.
Như vậy, tỷ lệ thai nhi bị DTBS chấm dứt thai kỳ
ở giai đoạn muộn là 45,7%; KTC 95% (40,7 –
50,7). Tỷ lệ này cĩ sự tương đồng với một số NC:
NC của tác giả Aslan H thực hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ
(2007), tỷ lệ thai nhi bị DTBS chấm dứt thai kỳ ở
giai đoạn muộn là 42,6% (214/463). Tỷ lệ trong
NC của chúng tơi cao hơn so với NC của tác giả
Corbcioglu A (2002-2010), tại Thổ Nhỹ Kỳ là
39,3% (379/962); NC của tác giả Gedikbasi A
(2002 – 2006) tại Thổ Nhĩ Kỳ là 39,91%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 163
(265/677)(2,4). Kết quả này cĩ thể do nhĩm thai
phụ tham gia sàng lọc quí 1 và quí 2 trong NC
của chúng tơi thấp (3,6%) (14/385), đồng thời loại
DTBS xuất hiện muộn nên sàng lọc quí 1 và quí 2
khơng thể phát hiện được, theo y văn những BT
hệ thần kinh trung ương (giãn não thất), hệ tiêu
hĩa, một số dị tật như tật đầu nhỏ, tắc nghẽn
ruột, tắc nghẽn niệu quản trên...khơng thể chẩn
đốn chắc chắn trước 22 tuần, việc chỉ định
CDTK tùy thuộc diễn tiến của dị tật. Tại Việt
Nam những thai kỳ > 22 tuần, thai bị DTBS nặng
tiên lượng khả năng tàn tật nặng, khơng thể sữa
chữa sau sinh, nếu thai phụ và gia đình đồng ý
cĩ thể thực hiện CDTK, tương tự điều luật
CDTK tại Thổ Nhĩ Kỳ, điều này cĩ thể làm cho
thai phụ và gia đình kéo dài thời gian quyết định
và CDTK thường thực hiện ở giai đoạn muộn(4).
Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ thai nhi bị DTBS
chấm dứt thai kỳ ở giai đoạn muộn
Kết quả phân tích mơ hình hồi quy đa biến
cho thấy cĩ 2 yếu tố thật sự cĩ liên quan đến tỷ lệ
thai nhi bị DTBS chấm dứt thai kỳ ở giai đoạn
muộn là:
Mối liên quan giữa nhĩm cĩ bất thường cấu
trúc và tỷ lệ thai nhi bị DTBS chấm dứt thai kỳ ở
giai đoạn muộn cĩ ý nghĩa thống kê với p = 0,04;
PR = 0,7; KTC 95%: 0,2 – 0,5.
Mối liên quan giữa nhĩm cĩ thời điểm khám
thai > 14 tuần và tỷ lệ thai nhi bị DTBS chấm dứt
thai kỳ ở giai đoạn muộn cĩ ý nghĩa thống kê với
p = 0,002; PR = 2,9; KTC 95%: 1,5 – 5,8.
Trong NC đa số thai phụ đều cĩ khám thai
tại thời điểm 11 – 14 tuần (58,4%)(225/385),
nhưng việc thực hiện sàng lọc chiếm đa số ở quí
2 (61,6%)(237/385). Đa số dân số trong NC cĩ
trình độ văn hĩa khơng cao, nhĩm thai phụ cĩ
trình độ học vấn cấp I và cấp II – III chiếm
khoảng 2/3 tổng số dân số NC; và dân số ở nơng
thơn gần 1/2 tổng số dân số NC, điều kiện tiếp
cận dịch vụ y tế khơng đầy đủ, thiếu kiến thức
về việc thực hiện SL trong thai kỳ do đĩ chưa
thực hiện SL sớm và đầy đủ.
Bất thường cấu trúc là những DTBS ở hệ
thần kinh trung ương, hệ tim mạch, hệ cơ –
xương, hệ mặt cổ, hệ niệu dục, hệ hơ hấp – lồng
ngực, hệ tiêu hố thành – bụng. Kết quả NC
cũng cho thấy bất thường cấu trúc là nhĩm đứng
đầu về chỉ định CDTK trong tổng số mẫu nghiên
cứu và cũng là nhĩm chiếm tỷ lệ cao nhất trong
nhĩm thai nhi bị DTBS chấm dứt thai kỳ ở giai
đoạn muộn (55,1%) (93/176). Trong đĩ bất
thường hệ thần kinh chiếm đa số (22,2%)
(39/176). So sánh với kết quả nghiên cứu hồi cứu
của Gedibasi Ali (2002 – 2006), bất thường hệ
thần kinh trung ương chiếm 52,1% (138/265), tác
giả Corbacioglu A (2002 – 2010) tại Thổ nhĩ Kỳ,
với tổng số 960 trường hợp DTBS cĩ chỉ định
CDTK, BT hệ thần kinh trung ương (chiếm
45,2%) (228/504)(2,4). Kết quả này cao hơn so với
NC của chúng tơi cĩ thể do sự khác biệt về dân
số NC. Qua các NC và kết quả của chúng tơi cho
thấy, nhĩm BTCT là nhĩm chiếm tỷ lệ cao nhất
về chỉ định CDTK(3). Vì vậy kết quả phân tích
xác định cĩ mối liên quan giữa BTCT và tỷ lệ
thai nhi DTBS chấm dứt thai kỳ ở giai đoạn
muộn là hợp lý, và đa số những BTCT trong dân
số NC của chúng tơi cĩ thể được phát hiện và
chẩn đốn sớm, chúng tơi cho rằng cần tăng
cường khuyến cáo cho các thai phụ cĩ thể thực
hiện sớm sàng lọc bất thường cấu trúc trong thai
kỳ.
KẾT LUẬN
Trong thời gian nghiên cứu từ 12/2015 –
5/2016, tại Bệnh viện Từ Dũ. Chúng tơi rút ra
một số kết luận sau:
Tỷ lệ thai nhi bị dị tật bẩm sinh chấm dứt
thai kỳ ở giai đoạn muộn là 45,7%, KTC 95%
[40,7-50,7].
Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ thai nhi bị dị
tật bẩm sinh chấm dứt thai kỳ ở giai đoạn muộn:
Thai phụ thuộc nhĩm cĩ thời điểm khám
thai > 14 tuần so với nhĩm thai phụ cĩ thời điểm
khám thai < 14 tuần cĩ mối liên quan với tỷ lệ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 164
thai nhi bị DTBS chấm dứt thai kỳ ở giai đoạn
muộn với PR = 2,9; KTC 95%: 1,2 – 5,8; p = 0,002.
Thai phụ thuộc nhĩm cĩ bất thường cấu trúc
so với nhĩm thai phụ khơng cĩ thai bị bất
thường cấu trúc cĩ mối liên quan với tỷ lệ thai
nhi bị DTBS chấm dứt thai kỳ ở giai đoạn muộn
với PR = 0,7; KTC 95%: 0,2 – 0,5; p = 0,04.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aslan H, Yildirim G, Ongut C, Ceylan Y (2007). "Termination of
pregnancy for fetal anomaly". International Journal of Gynecology
and Obstetrics, 99: 4-221.
2. Çorbacıoğlu A, Aslan H, Aydın S, Akbayır Ư, Ersan F, Alpay V,
Kısacık S (2012). "Trends in fetal indications for termination of
pregnancy between 2002 and 2010 at a tertiary referral centre".
Journal of the Turkish German Gynecological Association, 13(2): 85-
86.
3. Garne E, Loane M, Dolk H, De Vigan C, Scarano G, Tucker D,
Rưsch C (2005). "Prenatal diagnosis of severe structural
congenital malformations in Europe". Ultrasound in obstetrics &
gynecology, 25(1): 6-11.
4. Gedikbaşı A, Gül A, Ưztarhan K, Akın MA, Sargın AS, Ceylan
Y (2010). "Termination of pregnancy and reasons for delayed
decisions". Journal of the Turkish German Gynecological Association,
11(1):1-7.
5. Royal College of Obstetricians and Gynaecologists (2010).
"Termination of pregnancy for fetal abnormality in England,
Scotland and Wales". London: RCOG Press, published:
25/06/2010.
Ngày nhận bài báo: 30/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 06/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ty_le_thai_nhi_bi_di_tat_bam_sinh_cham_dut_thai_ky_o_giai_do.pdf