Tỷ lệ tật cận thị học đường, sử dụng mạng xã hội của học sinh THPT và các yếu tố liên quan tại trường trung phú huyện Củ Chi năm 2018

Tài liệu Tỷ lệ tật cận thị học đường, sử dụng mạng xã hội của học sinh THPT và các yếu tố liên quan tại trường trung phú huyện Củ Chi năm 2018: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 216 TỶ LỆ TẬT CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG, SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA HỌC SINH THPT VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI TRƯỜNG TRUNG PHÚ HUYỆN CỦ CHI NĂM 2018 Trần Bích Trâm*, Nguyễn Duy Phong** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Mạng xã hội có tác động tích cực và tiêu cực đối với học sinh trung học phổ thông (THPT) - lứa tuổi tiếp cận với công nghệ nhanh và không kiểm soát nên dễ dẫn đến cận thị. Trung Phú là một trường điểm với phương pháp dạy – học hiện đại luôn khuyến khích học sinh sử dụng Internet trong học tập và giải trí nên việc thường xuyên tiếp xúc với mạng để truy cập thông tin bằng nhiều thiết bị của học sinh là hiển nhiên và ảnh hưởng không nhỏ đến thị lực. Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu về mặt tiếp cận thường xuyên mạng xã hội của học sinh nhằm ngăn ngừa, làm giảm tác hại của mạng xã hội đối với mắt. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tật cận thị học đường, sử dụng mạng xã hội...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ tật cận thị học đường, sử dụng mạng xã hội của học sinh THPT và các yếu tố liên quan tại trường trung phú huyện Củ Chi năm 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 216 TỶ LỆ TẬT CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG, SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA HỌC SINH THPT VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI TRƯỜNG TRUNG PHÚ HUYỆN CỦ CHI NĂM 2018 Trần Bích Trâm*, Nguyễn Duy Phong** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Mạng xã hội có tác động tích cực và tiêu cực đối với học sinh trung học phổ thông (THPT) - lứa tuổi tiếp cận với công nghệ nhanh và không kiểm soát nên dễ dẫn đến cận thị. Trung Phú là một trường điểm với phương pháp dạy – học hiện đại luôn khuyến khích học sinh sử dụng Internet trong học tập và giải trí nên việc thường xuyên tiếp xúc với mạng để truy cập thông tin bằng nhiều thiết bị của học sinh là hiển nhiên và ảnh hưởng không nhỏ đến thị lực. Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu về mặt tiếp cận thường xuyên mạng xã hội của học sinh nhằm ngăn ngừa, làm giảm tác hại của mạng xã hội đối với mắt. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tật cận thị học đường, sử dụng mạng xã hội của học sinh THPT và các yếu tố liên quan tại trường Trung Phú huyện Củ Chi năm 2018. Phương pháp nghiên cứu: Điều tra cắt ngang 520 học sinh tại các lớp khối 10 và 11 của trường bằng bộ câu hỏi tự điền, thời gian nghiên cứu từ tháng 3 – 6/2019. Kết quả: Tỷ lệ cận thị và sử dụng mạng xã hội lần lượt là 47,7% và 81%. Không có mối liên quan giữa cận thị với: tuổi, dân tộc, nơi ở kết nối Internet, các yếu tố sử dụng mạng xã hội. Có mối liên quan giữa cận thị với giới (p = 0,04, KTC 95% 0,67 – 0,99), khối lớp (p = 0,046, KTC 95% 0,69 – 0,99) và tiền sử gia đình có người bị cận (p < 0,001, KTC 95% 1,33 – 1,9). Kết luận: Tỷ lệ cận thị và sử dụng mạng xã hội là 47,7% và 81%. Có mối liên quan giữa cận thị với giới, khối lớp và tiền sử gia đình có người bị cận. Từ khóa: cận thị, mạng xã hội, học sinh ABSTRACT THE PROPORTION OF MYOPIA, USING SOCIAL NETWORK ON HIGH SCHOOL STUDENTS AND RELATED FACTORS AT TRUNG PHU HIGH SCHOOL IN CU CHI DISTRICT IN 2018 Tran Bich Tram, Nguyen Duy Phong * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 216 – 223 Background: The social network has a positive and negative impact on high school students, who approached technology with fast pace and uncontrollably thus easier to develop myopia. Trung Phu is a school with modern teaching-learning methods that encourages students to use the Internet for learning and entertainment, therefore the regular connection with the network to access information using multiple devices is unavoidable on student and it has a significant impact on their eyesight. In this study, we research routine access to the social network of students to prevent and reduce the harmful effects of such action on the eyes. Objectives: To identify the proportion of myopia, using the social network of high school students and related factors at Trung Phu high school in Cu Chi district in 2018. Methods: A cross-sectional study on 520 students in grades 10 and 11 at this school by self-administered questionnaires, study period from March to June 2019. *Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương **Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. Trần Bích Trâm ĐT: 0982929042 Email: tramsrntbd@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 217 Results: The proportion of myopia and using social network was 47.7% and 81%. There was no relationship between myopia and: age, ethnicity, Internet connection location, factors of using the social network. There were relations between myopia and: gender (p = 0.04, 95% CI: 0.67 - 0.99), grade (p = 0.046, 95% CI: 0.69 - 0.99), family with nearsighted people (p <0.001, 95% CI: 1.33 - 1.9). Conclusions: The proportion of myopia and using social network were 47.7% and 81%. There were relations between myopia and: gender, grade, family with nearsighted people. Keywords: myopia, social network, high school student ĐẶT VẤN ĐỀ Cận thị học đường là một loại tật khúc xạ của mắt, thường xuất hiện và tiến triển ở lứa tuổi học sinh. Cận thị gây tác hại trước mắt là làm giảm thị lực nhìn xa, giảm khả năng khám phá thế giới xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng học tập, sức khỏe và thẩm mỹ của con người, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến thoái hóa võng mạc, nặng hơn có thể bong võng mạc dẫn đến mù. Mạng xã hội trở thành phương tiện hữu ích cho giới trẻ xây dựng, duy trì và phát triển các liên hệ xã hội. Việc tham gia các mạng xã hội đã giúp cho giới trẻ thể hiện những thái độ, quan điểm, hành vi, định hướng giá trị trong nhiều lĩnh vực của đời sống, từ công việc, học tập đến vui chơi giải trí. Bên cạnh những mặt tích cực, nó cũng gây ra không ít các tác động tiêu cực, đặc biệt là đối với tầng lớp học sinh. Học sinh trung học phổ thông (THPT) là lứa tuổi mà khả năng tiếp cận với cái mới, với khoa học công nghệ nhất, gây đam mê không kiểm soát dễ dẫn đến tật cận thị học đường. Kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao thì việc học sinh tiếp cận với mạng xã hội thông qua các trang thiết bị điện tử có kết nối Internet là điều không khó. Khi lạm dụng thái quá sự đam mê “tìm hiểu xã hội” ấy dẫn đến nhiều hệ lụy như trì hoãn: việc học hành, vận động thể lực, rơi vào trạng thái lệ thuộc, mất phương hướng về học hành thậm chí là ảnh hưởng đến thị lực của mắt. Năm 2015, The Vision Council báo cáo hơn 72,5% thanh thiếu niên Mỹ không nhận thức được những mối nguy hiểm khi mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng từ màn hình thiết bị(5). Nghiên cứu tại Việt Nam năm 2018 cũng cho thấy chỉ 40,7% học sinh sử dụng mạng Internet có hành vi đúng trong phòng chống cận thị(2). Từ đó có thể thấy ý thức bảo vệ mắt khi tiếp cận thường xuyên với các thiết bị điện tử kết nối mạng của thanh thiếu niên trong và ngoài nước chưa cao. Theo thống kê của tổ chức We Are Social, có trụ sở chính tại Anh chuyên nghiên cứu độc lập về truyền thông xã hội toàn cầu cho thấy số lượng người trên thế giới sử dụng mạng xã hội năm 2018 là 3.196 tỷ người, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước(8). Tại Việt Nam, tính đến thời gian đầu năm 2017, trung bình mỗi người dành hơn 3 giờ/ngày cho mạng xã hội. Những con số trên phần nào cho thấy xu hướng sử dụng mạng xã hội ngày càng phổ biến tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Trường THPT Trung Phú là một trường điểm của huyện Củ Chi, với số học sinh đông nhất cũng như phương pháp dạy – học hiện đại luôn khuyến khích học sinh sử dụng Internet trong học tập và giải trí. Vì vậy, việc học sinh thường xuyên tiếp xúc với mạng để truy cập thông tin bằng nhiều thiết bị là hiển nhiên và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thị lực của các em. Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi chỉ tiến hành trên khía cạnh tiếp cận thường xuyên mạng xã hội của học sinh để xác định “Tỷ lệ tật cận thị học đường, sử dụng mạng xã hội của học sinh THPT và các yếu tố liên quan tại trường Trung Phú huyện Củ Chi năm 2018”. Từ đó có thể phối hợp cùng trường thiết kế các giải pháp ngăn ngừa cũng như làm giảm tác hại không lành mạnh của mạng xã hội đối với mắt của các em. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 218 Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỷ lệ tật cận thị học đường, sử dụng mạng xã hội của học sinh THPT và các yếu tố liên quan tại trường Trung Phú huyện Củ Chi năm 2018. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Học sinh khối 10 và khối 11 đang theo học tại trường Trung Phú huyện Củ Chi năm học 2018 – 2019. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả. Thời gian và địa điểm Từ tháng 3 đến tháng 6/2019 tại trường THPT Trung Phú. Cỡ mẫu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ với p = 0,35(4). Từ đó ta tính được cỡ mẫu tối thiểu: n≈350. Sau khi tiến hành thu thập theo cỡ mẫu dự kiến, tổng mẫu thu được ở tất cả các lớp được chọn là 520. Kỹ thuật chọn mẫu Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn Tổng số học sinh của khối 10 và 11 của trường là 1234 học sinh, chia thành 15 lớp khối 10 và 13 lớp khối 11. Số học sinh trung bình của mỗi lớp là 42 học sinh, nên số lớp cần chọn ra là 12 lớp. Sau đó tiến hành chọn lớp bằng cách đánh số thứ tự cho các lớp, bốc 12 thăm ngẫu nhiên chọn ra 12 lớp. Điều tra tất cả học sinh trong lớp. Tiêu chí đưa vào Các đối tượng có mặt tại thời điểm nghiên cứu và đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp, công cụ thu thập dữ liệu Học sinh tự điền vào bộ câu hỏi soạn sẵn. Bộ câu hỏi tự điền bao gồm đặc điểm dân số xã hội - gia đình, tình hình sử dụng mạng xã hội, kỹ năng quản lý thời gian và thị lực học sinh. Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu Nhập dữ liệu bằng phần mềm Epidata 3.1, phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 13.0. Thống kê mô tả: tần số, tỷ lệ (%) được sử dụng để mô tả các biến đặc điểm dân số xã hội – gia đình, cận thị và đặc điểm sử dụng mạng xã hội ở đối tượng nghiên cứu. Thống kê phân tích: Kiểm định Chi bình phương hoặc Fisher được sử dụng để tìm hiểu mối liên quan giữa cận thị với các đặc điểm dân số xã hội – gia đình, các yếu tố sử dụng mạng xã hội của đối tượng. Giá trị p <0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ Đặc tính chung của mẫu nghiên cứu Bảng 1: Đặc điểm dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu (n=520) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Giới Nam 200 38,5 Nữ 320 61,5 Khối Khối 10 267 51,4 Khối 11 253 48,6 Tuổi 16 tuổi 259 49,8 17 tuổi 254 48,8 18 tuổi 07 1,4 Dân tộc Kinh 509 97,9 Khác 11 2,1 Nơi ở hiện tại có Máy tính và mạng Internet 140 27 Đầy đủ đa phương tiện Wifi 359 69 Không 21 4 Tỷ lệ học sinh nam và nữ lần lượt là 38,5% và 61,5%. Đa số học sinh tập trung ở độ tuổi 16 – 17 tuổi với khối 10 là 51,4% và khối 11 là 48,6%. Dân tộc Kinh chiếm 97,9% còn lại là dân tộc khác (Hoa, Mường, Tày, Khơme) chiếm 2,1%. Phần lớn nơi ở của các học sinh đều có đầy đủ Wifi chiếm 69%, chỉ có máy tính kết nối mạng Internet là 27% và không có phương tiện kết nối mạng là 4% (Bảng 1). Đặc điểm cận thị và sử dụng mạng xã hội của học sinh Tỷ lệ cận thị ở học sinh là 47,7%. Trong đó, chỉ 41,7% học sinh là có thành viên trong gia đình bị cận thị (Bảng 2). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 219 Bảng 2: Đặc điểm cận thị của đối tượng nghiên cứu (n=520) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Cận thị Có 248 47,7 Không 272 52,3 Tiền sử gia đình bị cận thị Có 217 41,7 Không 303 58,3 Bảng 3: Đặc điểm sử dụng mạng xã hội của đối tượng nghiên cứu (n=520) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Thường xuyên truy cập Có 421 81 Không 99 19 Thiết bị thường truy cập Điện thoại 290 68,9 Laptop 166 39,4 Máy vi tính 206 48,9 Máy tính bảng 111 26,4 Sử dụng thiết bị truy cập trong bóng tối Có 229 54,4 Không 192 45,6 Tư thế sử dụng thiết bị truy cập Nằm 142 33,7 Ngồi 197 46,8 Đang di chuyển 25 6 Tùy lúc 57 13,5 Thời lượng truy cập < 1 giờ/lần 102 24,2 1 – 2 giờ/lần 186 44,2 > 2 giờ/lần 133 31,6 Thời gian truy cập trong 1 ngày < 2 giờ 14 3,3 2 - < 4 giờ 156 37,1 4 - < 6 giờ 169 40,1 >= 6 giờ 82 19,5 Tỷ lệ sử dụng mạng xã hội thường xuyên của học sinh là khá cao 81% (Bảng 3). Về thiết bị mà học sinh truy cập vào mạng xã hội nhiều nhất là điện thoại với 68,9%, máy vi tính là 48,9%, laptop là 39,4% và ít nhất là máy tính bảng chiếm 26,4%. Phần lớn thói quen khi sử dụng thiết bị truy cập mạng xã hội của học sinh là tư thế ngồi chiếm 46,8%, tư thế nằm 33,7%, tùy lúc và tư thế đang di chuyển lần lượt là 13,5% và 6%. Có 54,4% học sinh thường xuyên truy cập mạng xã hội trong bóng tối. Thời lượng truy cập mạng xã hội của học sinh 1 – 2 giờ/lần là nhiều nhất đạt 44,2%, >2 giờ/lần là 31,6% và thấp nhất là <1 giờ/lần chiếm 24,2%. Trong 1 ngày, đa số học sinh bỏ ra thời gian trung bình là 4 - < 6 giờ chiếm 40,1% truy cập mạng xã hội, 2 - = 6 giờ là 19,5% và <2 giờ là 3,3%. Mối liên quan giữa cận thị với các yếu tố liên quan Không có mối liên quan giữa cận thị với các đặc điểm: tuổi, dân tộc, thiết bị kết nối mạng tại nơi ở. Tỷ lệ cận thị nam là 42% và ở nữ là 51,3%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,04. Học sinh nam có tỷ lệ cận thị bằng 0,82 lần học sinh nữ với KTC 95% từ 0,67 – 0,99. Có mối liên quan giữa cận thị và khối lớp của học sinh. Tỷ lệ cận thị ở những học sinh khối 10 là 43,5%, bằng 0,83 lần so với tỷ lệ cận thị của học sinh khối 11 là 52,2%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,046, KTC 95% từ 0,69 – 0,99. Kết quả cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p <0,001) giữa cận thị và tiền sử gia đình có người bị cận. Học sinh có tiền sử gia đình bị cận thì tỷ lệ cận thị cao gấp 1,59 lần so với học sinh khác (KTC 95% từ 1,33 – 1,9) (Bảng 4). Không có mối liên quan giữa cận thị với các yếu tố sử dụng mạng xã hội của học sinh: thường xuyên truy cập, thiết bị thường truy cập, truy cập trong bóng tối, tư thế sử dụng thiết bị truy cập, thời lượng và thời gian truy cập mạng xã hội (Bảng 5). Bảng 4: Mối liên quan giữa cận thị với các yếu tố dân số - xã hội - gia đình của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Cận thị p PR (KTC 95%) Có (%) Không (%) Giới Nam 84 (42) 116 (58) 0,04 0,82 (0,67 – 0,99) Nữ 164 (51,3) 156 (48,7) Khối Khối 10 116 (43,5) 151 (56,5) 0,046 0,83 (0,69 – 0,99) Khối 11 132 (52,2) 121 (47,8) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 220 Đặc điểm Cận thị p PR (KTC 95%) Có (%) Không (%) Tuổi 16 tuổi 113 (43,6) 146 (56,4) 1 17 tuổi 131 (51,6) 123 (48,4) 0,073 1,18 (0,98 – 1,42) 18 tuổi 04 (57,1) 03 (42,9) 0,421 1,31 (0,68 – 2,53) Dân tộc Kinh 244 (47,9) 265 (52,1) 0,447 1,32 (0,6 – 2,89) Khác 04 (36,4) 07 (63,6) Nơi ở hiện tại có Máy tính và mạng Internet 71 (50,7) 69 (49,3) 1 Đầy đủ đa phương tiện Wifi 170 (47,4) 189 (52,6) 0,494 0,93 (0,77 – 1,14) Không 07 (33,3) 14 (66,7) 0,19 0,66 (0,35 – 1,23) Tiền sử gia đình bị cận thị Có 132 (60,8) 85 (39,2) < 0,001 1,59 (1,33 – 1,9) Không 116 (38,3) 187 (61,7) Bảng 5: Mối liên quan giữa cận thị với các yếu tố sử dụng mạng xã hội của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Cận thị p PR (KTC 95%) Có (%) Không (%) Thường xuyên truy cập Có 209 (49,6) 212 (50,4) 0,066 1,26 (0,97 – 1,64) Không 39 (39,4) 60 (60,6) Thiết bị thường truy cập 1 thiết bị 69 (45,7) 82 (54,3) 1 2 thiết bị 112 (54,1) 95 (45,9) 0,123 1,18 (0,96 – 1,47) 3 thiết bị 22 (50) 22 (50) 0,607 1,09 (0,78 – 1,54) 4 thiết bị 06 (31,6) 13 (68,4) 0,29 0,69 (0,35 – 1,37) Sử dụng thiết bị truy cập trong tối Có 121 (52,8) 108 (47,2) 0,152 1,15 (0,95 – 1,4) Không 88 (45,8) 104 (54,2) Tư thế sử dụng thiết bị truy cập Nằm 71 (50) 71 (50) 1 Ngồi 101 (51,3) 96 (48,7) 0,818 1,03 (0,83 – 1,27) Đang di chuyển 16 (64) 09 (36) 0,151 1,28 (0,91 – 1,79) Tùy lúc 21 (36,8) 36 (63,2) 0,113 0,74 (0,5 – 1,08) Thời lượng truy cập < 1 giờ/lần 45 (44,1) 57 (55,9) 1 1 – 2 giờ/lần 91 (48,9) 95 (51,1) 0,442 1,11 (0,85 – 1,44) > 2 giờ/lần 73 (54,9) 60 (45,1) 0,11 1,24 (0,95 – 1,63) Thời gian truy cập trong 1 ngày < 2 giờ 09 (64,3) 05 (35,7) 1 2 - < 4 giờ 66 (42,3) 90 (57,7) 0,058 0,66 (0,43 – 1,02) 4 - < 6 giờ 88 (52,1) 81 (47,9) 0,322 0,81 (0,53 – 1,23) >= 6 giờ 46 (56,1) 36 (43,9) 0,54 0,87 (0,56 – 1,35) BÀN LUẬN Đặc điểm chung của học sinh Tỷ lệ học sinh nữ trong nghiên cứu cao gần gấp đôi so với học sinh nam, tỷ lệ tương tự với nghiên cứu trên đối tượng học sinh THPT của Vũ Anh Kiệt tại TP. Hồ Chí Minh năm 2012 và Nguyễn Thị Thu Thảo ở Đồng Nai năm 2016(3,7) mặc dù khác nhau về địa lý và thời gian nghiên cứu. Tuy nhiên, kết quả này khá khác biệt so với nghiên cứu trên học sinh của Nguyễn Văn Trung(4) (nữ chiếm 47,3%). Trong nghiên cứu của Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 221 Nguyễn Văn Trung, tác giả chọn mẫu cho cả ba cấp học, điều đó có thể dẫn đến sự chênh lệch mẫu như vậy. Nghiên cứu này vì không thể thực hiện phỏng vấn ở học sinh lớp 12 (18 tuổi) do các em bận ôn thi nên đối tượng nghiên cứu đa số tập trung ở độ tuổi 16 và 17. Tuy nhiên, qua khảo sát vẫn có một tỷ lệ nhỏ học sinh 18 tuổi với lý do là các em học trễ và ở lại lớp. Mẫu nghiên cứu tương đương giữa hai khối lớp, do việc tuân thủ kỹ thuật và phương pháp chọn mẫu nên tỷ lệ học sinh ở khối 10 và 11 không có sự chênh lệch đáng kể tương tự nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thảo năm 2016 thực hiện tại Đồng Nai(3). Về dân tộc, tỷ lệ dân tộc kinh cao hơn 14% so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Trung (97,9% và 83,6%) và không có sự khác biệt đáng kể về dân tộc của đối tượng so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thảo, dân tộc kinh vẫn là đối tượng chủ yếu(3,4). Phần lớn nơi ở của các học sinh đều có đầy đủ Wifi. Điều này phản ảnh hiện trạng về nhu cầu tiếp cận thông tin ngày càng cao cùng với việc lắp ráp mạng Internet thật dễ dàng và nhanh chóng nên đa số các hộ gia đình đều có kết nối mạng. Đặc điểm cận thị và sử dụng mạng xã hội của học sinh So với kết quả trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Trung trên đối tượng học sinh THPT tại Trà Vinh (35%) thì tỷ lệ cận thị trong nghiên cứu này cao gấp 1,4 lần và không chênh lệch đáng kể so với nghiên cứu trên học sinh THCS của Nguyễn Phúc Minh Châu(2,4). Kết quả này phù hợp vì trường THPT Trung Phú và trường THCS Tân An đều thuộc hai thành phố lớn là Hồ Chí Minh và Biên Hòa, nơi có kinh tế phát triển, đời sống khá giả nên đa phần trẻ có nhiều cơ hội được chăm sóc phát hiện sớm cận thị, do đó tỷ lệ phát hiện trẻ cận thị cao hơn nhiều so với khu vực tỉnh Trà Vinh. Qua khảo sát, ta thấy tỷ lệ học sinh có thành viên trong gia đình bị cận thị lại xấp xỉ gần bằng kết quả trong nghiên cứu của Nguyễn Phúc Minh Châu mặc dù đối tượng nghiên cứu khác nhau về cấp học – học sinh THPT và THCS(2). MXH ngày càng phổ biến đối với học sinh. Tỷ lệ sử dụng MXH thường xuyên của học sinh là khá cao 81% thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thảo 93,9%(3). Sự khác biệt này có thể do đề tài của Nguyễn Thị Thu Thảo được tiến hành trên nhiều trường THPT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Kết quả không có sự chênh lệch đáng kể so với nghiên cứu của Vũ Anh Kiệt (79,7%) điều tra trên học sinh THPT tại trường thuộc khu vực nội thành của thành phố Hồ Chí Minh(7). Theo thống kê của We are social 2018, 94% người Việt Nam đang sử dụng MXH mỗi ngày, lượng người dùng đã chiếm hơn một nửa dân số năm 2018 (57%) và tăng 20% so với cùng kỳ năm trước(8). Do đó, tỷ lệ sử dụng MXH của học sinh trong nghiên cứu này khá cao là phù hợp với xã hội hiện nay. Về thiết bị mà học sinh truy cập vào MXH nhiều nhất là điện thoại, giống với kết quả từ báo cáo của tổ chức We Are Social năm 2018(8). Nghiên cứu cho thấy thói quen khi sử dụng thiết bị truy cập MXH của học sinh là tư thế ngồi và nằm; có 54,4% học sinh thường xuyên truy cập MXH trong bóng tối, thấp hơn kết quả thống kê của Nguyễn Phúc Minh Châu năm 2018 (65%)(2). Có thể do học sinh THPT có sự hiểu biết về tác hại của việc sử dụng thiết bị trong bóng tối cao hơn so học sinh THCS. Thời gian truy cập MXH của học sinh 1 – 2 giờ/lần, 4 – <6 giờ/ngày là nhiều nhất, kết quả khác biệt đáng kể so với nghiên cứu của Nguyễn Phúc Minh Châu và Vũ Anh Kiệt(2,7). Mối liên quan giữa cận thị với các yếu tố dân số – xã hội – gia đình, yếu tố sử dụng mạng xã hội Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa cận thị với giới tính của học sinh và nữ có tỷ lệ cận thị cao hơn nam. Kết quả này hằng định với nghiên cứu của Dương Tiểu Phụng và Nguyễn Phúc Minh Châu mặc dù khác nhau về đối tượng và thời gian khảo sát(1,2). Tuy nhiên, kết quả trong đề tài này khác biệt với nghiên cứu của Nguyễn Văn Trung, có thể do đối tượng khảo sát của các tác giả khác nhau dẫn đến sự khác biệt này(4). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 222 Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ cận thị theo khối lớp của học sinh phù hợp với nghiên cứu của Dương Tiểu Phụng(1). Tỷ lệ cận thị ở học sinh khác nhau theo từng khối và tăng dần theo khối, khối càng cao thì tỷ lệ cận thị càng tăng. Điều này có thể do sự khác biệt về thời gian học tập giữa các khối, những học sinh ở khối lớp lớn hơn có thời gian học tập và chịu áp lực học tập nhiều hơn học sinh ở khối lớp nhỏ. Ngược lại, nghiên cứu của Nguyễn Phúc Minh Châu không tìm thấy mối liên quan giữa cận thị với khối của học sinh(2). Khác nhau về tỉnh thành và văn hóa có thể đã tạo nên sự khác biệt này. So với nghiên cứu của Nguyễn Phúc Minh Châu tại Đồng Nai và Nguyễn Văn Trung tại Trà Vinh ta thấy có sự khác biệt về mối liên quan giữa cận thị với tuổi(2,4). Nghiên cứu này cũng xác định không có mối liên quan giữa cận thị với dân tộc như trong khảo sát của Nguyễn Văn Trung(4). Một điểm mới của nghiên cứu này là chưa tìm thấy mối liên quan giữa cận thị với thiết bị kết nối mạng internet tại nơi ở mà các nghiên cứu trước chưa tiến hành khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa cận thị với tiền sử gia đình có người bị cận. Tỷ lệ cận thị ở những học sinh có tiền sử gia đình bị cận cao gấp 1,6 lần các học sinh khác, tương tự với nghiên cứu về cận thị ở học sinh của Dương Tiểu Phụng và Nguyễn Văn Trung mặc dù khác nhau về đối tượng và địa điểm khảo sát(1,4). Kết quả nghiên cứu cho thấy không có mối liên quan giữa cận thị với các yếu tố: sử dụng MXH, thiết bị truy cập, thói quen truy cập trong bóng tối, tư thế sử dụng thiết bị truy cập, thời gian truy cập MXH trong một lần và một ngày. So với nghiên cứu trên học sinh THPT địa bàn nội thành TP. Hồ Chí Minh của Vũ Anh Kiệt năm 2012 không có sự khác biệt(7). Tuy nhiên, kết quả trái ngược với khảo sát trên học sinh ba cấp học của Nguyễn Văn Trung năm 2015(4). Sự khác biệt này có thể do tác giả tiến hành nghiên cứu trên cả đối tượng học sinh THCS. KẾT LUẬN Tỷ lệ cận thị ở học sinh là 47,7% và chỉ 41,7% học sinh là có thành viên trong gia đình bị cận thị. Tỷ lệ sử dụng mạng xã hội thường xuyên của học sinh là khá cao 81%. Trong đó, thiết bị mà học sinh truy cập vào mạng xã hội nhiều nhất là điện thoại 68,9%. Phần lớn thói quen khi sử dụng thiết bị truy cập mạng xã hội của học sinh là tư thế ngồi chiếm 46,8%. Có 54,4% học sinh thường xuyên truy cập mạng xã hội trong bóng tối. Thời lượng truy cập mạng xã hội của học sinh 1 – 2 giờ/lần là nhiều nhất đạt 44,2% và trong 1 ngày, đa số học sinh bỏ ra thời gian trung bình là 4 - <6 giờ chiếm 40,1% để truy cập mạng xã hội. Không có mối liên quan giữa cận thị với các đặc điểm: tuổi, dân tộc, nơi ở có kết nối mạng Internet, thường xuyên truy cập, thiết bị thường truy cập, truy cập trong bóng tối, tư thế sử dụng thiết bị truy cập, thời lượng và thời gian truy cập mạng xã hội. Có mối liên quan giữa cận thị với giới (p=0,04, KTC 95% từ 0,67 – 0,99), khối lớp (p=0,046, KTC 95% từ 0,69 – 0,99) và tiền sử gia đình có người bị cận (p <0,001, KTC 95% từ 1,33 – 1,9). KIẾN NGHỊ Phụ huynh và nhà trường nên có biện pháp quản lý tốt hơn quỹ thời gian của học sinh, khuyến khích các em tham gia các hoạt động ngoài trời, thể dục thể thao để tránh sử dụng Internet quá lâu ảnh hưởng đến mắt cũng như tăng cường sức khỏe. Nhà trường và y tế nên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe về các vấn đề liên quan đến sử dụng mạng xã hội và mắt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Tiểu Phụng (2012) Tỷ lệ cận thị và các yếu tố liên quan đến tình hình cận thị học sinh tiểu học quận 5 TP. Hồ Chí Minh. Luận văn Tốt nghiệp Thạc sĩ, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 223 2. Nguyễn Phúc Minh Châu (2018). Kiến thức - thái độ - thực hành về phòng chống cận thị học đường của học sinh trường trung học cơ sở Tân An, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Khóa luận Tốt nghiệp Bác sĩ Y học Dự phòng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 3. Nguyễn Thị Thu Thảo (2016). Ảnh hưởng của mạng xã hội trực tuyến đối với kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông tại huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai năm 2016. Khóa luận Tốt nghiệp Cử nhân Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 4. Nguyễn Văn Trung (2014). Nghiên cứu thực trạng cận thị học đường và một số yếu tố liên quan đối tượng học sinh trên địa bàn thành phố Trà Vinh năm 2014. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Trà Vinh. 5. The Vision Council (2015). Protect your eyes from digital devices. Digital eye strain report. URL: https://www.pcom.ph/sites/default/files/downloads/vc_digitale yestrain_report2015.pdf. 6. Trần Thị Anh Thư (2017). Mối liên quan giữa nghiện Internet và trầm cảm ở học sinh trung học cơ sở Nguyễn Công Trứ thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Khóa luận Tốt nghiệp Cử nhân Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 7. Vũ Anh Kiệt (2012). Thực trạng và quan điểm sử dụng Internet từ 20 giờ/tuần trở lên ở học sinh cấp ba trường chuyên Trần Đại Nghĩa, TPHCM năm 2012. Khóa luận Tốt nghiệp cử nhân Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 8. We Are Social (2018). Digital in 2018: World’s internet users pass the 4 billion mark. URL: https://wearesocial.com/blog/2018/01/global-digital-report2018. Ngày nhận bài báo: 15/08/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_tat_can_thi_hoc_duong_su_dung_mang_xa_hoi_6866_2212162.pdf