Tài liệu Tỷ lệ suy yếu ở người cao tuổi điều trị tại các khoa nội - Bệnh viện đại học y dược TP HCM theo bộ câu hỏi groningen, mối liên quan giữa một số đặc điểm lâm sàng và nhân khẩu học với suy yếu: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 296
TỶ LỆ SUY YẾU Ở NGƯỜI CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI CÁC KHOA NỘI -
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM THEO BỘ CÂU HỎI
GRONINGEN, MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
VÀ NHÂN KHẨU HỌC VỚI SUY YẾU
Nguyễn Ngọc Mai Phương*, Tăng Thị Thu*, Võ Yến Nhi*, Thân Hà Ngọc Thể**,
Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên**, Trịnh Thị Bích Hà**
TÓM TẮT
Mở đầu: Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về hội chứng suy yếu người cao tuổi (NCT), tỷ lệ mắc hội
chứng này dao động từ 4% đến 59,1% tùy thuộc vào dân số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá suy yếu. Tỷ lệ
suy yếu trên NCT điều trị nội trú theo bộ câu hỏi GFI (Groningen Frailty Indicator) và mối liên quan giữa một
số đặc điểm lâm sàng, nhân khẩu học với tình trạng suy yếu chưa được nghiên cứuở Việt Nam.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ suy yếu NCT điều trị tại các khoa Nội Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM theo
bộ câu hỏi GFI và mối liên quan giữa một số đặc điể...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ suy yếu ở người cao tuổi điều trị tại các khoa nội - Bệnh viện đại học y dược TP HCM theo bộ câu hỏi groningen, mối liên quan giữa một số đặc điểm lâm sàng và nhân khẩu học với suy yếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 296
TỶ LỆ SUY YẾU Ở NGƯỜI CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI CÁC KHOA NỘI -
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM THEO BỘ CÂU HỎI
GRONINGEN, MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
VÀ NHÂN KHẨU HỌC VỚI SUY YẾU
Nguyễn Ngọc Mai Phương*, Tăng Thị Thu*, Võ Yến Nhi*, Thân Hà Ngọc Thể**,
Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên**, Trịnh Thị Bích Hà**
TÓM TẮT
Mở đầu: Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về hội chứng suy yếu người cao tuổi (NCT), tỷ lệ mắc hội
chứng này dao động từ 4% đến 59,1% tùy thuộc vào dân số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá suy yếu. Tỷ lệ
suy yếu trên NCT điều trị nội trú theo bộ câu hỏi GFI (Groningen Frailty Indicator) và mối liên quan giữa một
số đặc điểm lâm sàng, nhân khẩu học với tình trạng suy yếu chưa được nghiên cứuở Việt Nam.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ suy yếu NCT điều trị tại các khoa Nội Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM theo
bộ câu hỏi GFI và mối liên quan giữa một số đặc điểm lâm sàng, nhân khẩu học với suy yếu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 303 bệnh nhân nhập viện bệnh viện ĐHYD TP.HCM ≥ 60 tuổi
trong thời gian từ 9/2016 đến 6/2017 được tham gia vào nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu là mô tả cắt ngang.
Công cụ đánh giá suy yếu là bộ câu hỏi GFI.
Kết quả: Tuổi trung vị của bệnh nhân là 74, khoảng tứ phân vị là 67-80 tuổi. Tỷ lệ suy yếu NCT điều trị nội
trú ở các khoa nội bệnh viện ĐHYD TP.HCM theo bộ câu hỏi GFI là 66,34%. Nhóm tuổi, trình độ học vấn, nhóm
BMI có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng suy yếu theo bộ câu hỏi GFI với (p<0,05). Sau khi đưa các
yếu tố nhóm tuổi, giới, trình độ học vấn, nơi sinh sống, nhóm BMI vào mô hình đa biến để kiểm soát yếu tố gây
nhiễu thì ghi nhận nhóm tuổi, nhóm BMI là yếu tố nguy cơ độc lập với tình trạng suy yếu theo bộ câu hỏi GFI.
Kết luận: Tỷ lệ suy yếu NCT điều trị nội trú ở các khoa Nội bệnh viện ĐHYD TP.HCM theo bộ câu hỏi
GFI là 66,34%. Nhóm tuổi, trình độ học vấn, nhóm BMI có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng suy
yếu theo bộ câu hỏi GFI.
Từ khóa: Tỷ lệ suy yếu NCT, bộ câu hỏi GFI
ABSTRACT
PREVALANCE OF FRAILTY IN THE HOSPITALIZED ELDERLY PATIENT AT UNIVERSITY
MEDICAL CENTER HCMC ACCORDING TO THE GRONINGEN FRAILTY INDICATOR
QUESTIONNAIRE, ASSOCIATION BETWEEN CLINICAL ANDDEMOGRAPHIC CHARACTERISTICS
AND FRAILTY SYNDROME
Nguyen Ngoc Mai Phuong, Than Ha Ngoc The,
Nguyen Ngoc Hoanh My Tien, Tang Thi Thu, Vo Yen Nhi, Trinh Thi Bich Ha
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 296 - 302
Background: The growing body of evidence on fraity worldwide has shown thatthe prevalence of this
syndrome ranges from 4% to 59.1% depending on studied population andassessment criteria. However, evidence
on the prevalance of frailty among elderly inpatientsusing the Groningen Frailty Indicator (GFI) questionnaire
and the association among clinical &demographiccharacteristics and frailty syndrome remains in scarcity.
* Cao học Lão khoa 2015-2017 ** Bộ môn Lão khoa – Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Ngọc Mai Phương ĐT: 01262943180 Email: nguyenngocmaiphuong.jackie@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 297
Objectives: To identify the prevalence of frailty among hospitalized elderly patients from medical wards at
University Medical Center (UMC) HCMC using the GFI questionnaire and to identify the association between
clinical &demographiccharacteristics and frailty syndrome.
Methods: 303 patients aged ≥ 60 years old who had admitted to UMC HCMC from 9/2016 to 6/2017 were
recruited into the research. The study design was a descriptive cross-sectional study. The assessment tool for
frailty was the GFI questionnaire.
Results: The median age of the sample was 74 and the interquatile range was (67; 80). The prevalence of
frailty in the hospitalized elderly patient at UCM HCMC assessed by the GFI questionnaire was 66.34%. There
were significant associations between age group, educational background, BMI group and frailty syndrome
assessed by GFI questionnaire (p<0.05). After entering the factors of age, gender, educational background, living
location, BMI groups into the mulvariable model for controlling biases and confounders, age group and BMI
group were proven to be independent risk factors of frailty syndrome assessed by GFI.
Conclusions: The prevalence of frailty in the hospitalized elderly patient at UMC HCMC assessed by the
GFI questionnaire was 66.34%. There were significant associations between age group, educationalbackground,
BMI group and frailty syndrome assessed by the GFI questionnaire.
Keywords: prevalence of frailty in the hospitalized elderly patient, Groningen Frailty Indicator
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy yếu là tình trạng rất thường gặp ở NCT.
NCT suy yếu sẽ đối mặt với nguy cơ giảm chất
lượng sống,vì suy yếu góp phần làm nặng thêm
bệnh nền, tăng tỷ lệ nhập viện, tăng chi phí
chăm sóc y tế cho gia đình và xã hội. Ngày nay
có rất nhiều công cụ, thang điểm được dùng để
đánh giá tình trạng suy yếu ở NCT. Tỷ lệ mắc
hội chứng này dao động từ 4% đến 59,1% tùy
thuộc vào dân số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh
giá suy yếu(2). Ở Việt Nam hiện có nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Xuân Thanh ghi nhận tỷ lệ
suy yếu ở NCT điều trị tại Bệnh viện Lão Khoa
Trung Ương theo tiêu chuẩn Fried là 35,4%(10).
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Minh Hải
năm 2015 thực hiện trên 357 bệnh nhân đái tháo
đường típ 2 điều trị tại Bệnh viện Lão Khoa
Trung Ương báo cáo tỷ lệ suy yếu theo tiêu
chuẩn Fried là 49,98%(3). Tỷ lệ suy yếu trên NCT
điều trị nội trú theo bộ câu hỏi GFI và mối liên
quan giữa một số đặc điểm lâm sàng, nhân khẩu
học với tình trạng suy yếu chưa được nghiên
cứu nhiều.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
303 bệnh nhân nhập bệnh viện Đại Học Y
Dược TP.HCM có khả năng giao tiếp, biết đọc và
biết viết tiếng Việt trong thời gian từ 9/2016 đến
6/2017 được tham gia vào nghiên cứu.
Thiết kế nghiên cứu là cắt ngang mô tả
Những bệnh nhân không đủ năng lực trả lời
câu hỏi nghiên cứu (bệnh tâm thần, sa sút trí tuệ
nặng, bệnh cấp tính đang diễn tiến nặng, mù
chữ), được chẩn đoán bất kỳ loại ung thư nào
trước đây sẽ được loại khỏi nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Tất cả đối tượng thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu
được phỏng vấn bộ câu hỏi GFI. Các đặc điểm
nhân khẩu học, dịch tễ học, bệnh đi kèm được
ghi nhận.
Các biến số nghiên cứu
Đặc điểm nhân khẩu học, dịch tễ học
Tuổi: biến định lượng được mã hoá thành
biến định tính, tính tuổi từ năm sinh đến lúc ghi
nhận trong nghiên cứuđược phân thành 3 nhóm:
60t – 69 tuổi; 70t – 79 tuổi; ≥ 80 tuổi
Giới: biến nhị giá gồm giá trị là nam hoặc nữ.
Khoa điều trị: biến thứ tự gồm các giá trị:
Tiêu hóa, Nội Tổng Hợp, Hô Hấp, Tim mạch,
Nội thần kinh, Lão – chăm sóc giảm nhẹ.
Trình độ học vấn: biến thứ tự gồm các giá trị:
Cấp 1; Cấp 2; Cấp 3; Cao đẳng, đại học; Sau đại học.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 298
Nơi sinh sống: biến nhị giá, gồm có giá trị:
Thành thị; Nông thôn.
BMI: là biến định lượng được tính bằng công
thức: cân nặng/ (chiều cao)2.
Sau đó được mã hoá thành biến định tính, phân
thành 3 nhóm: Gầy: BMI < 18,5; Bình thường: BMI
thuộc (18,5 – 22,9); Thừa cân: BMI ≥ 23.
Hoàn cảnh gia đình: biến nhị giá gồm giá trị:
Sống chung gia đình; Sống một mình.
Điểm số bộ câu hỏi GFI lần 1
Bộ câu hỏi GFI gồm 15 câu hỏi về các lĩnh vực:
khả năng vận động, thị lực, thính lực, dinh dưỡng,
các bệnh đồng mắc, nhận thức, tâm lý xã hội, sức
mạnh thể chất. Nếu tổng điểm trả lời ≥ 4 điểm xem
như có suy yếu. Biến định lượng, mã hóa thành
biến định tính. Gồm hai giá trị: Có; Không.
Phân tích thống kê
Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1; xử lý
số liệu bằng Stata 13.
Các biến số định lượng phân phối chuẩn được
trình bày dưới dạng trung bình độ lệch chuẩn.
Các biến số định lượng không phân phối chuẩn
được trình bày dưới dạng trung vị, khoảng tứ phân
vị. Các biến số định tính và phân loại sẽ được trình
bày dưới dạng tần suất, tỷ lệ phần trăm. Dùng phép
kiểm chi bình phương hoặc Fisher để xác định mối
liên quan với biến kết cuộc là biến nhị giá. Để lượng
giá mối liên quan dùng chỉ số PR - Prevalence ratio
(Tỷ suất tỷ lệ hiện mắc). Sự khác biệt được xem là có
ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. Đây là nghiên cứu
quan sát, không can thiệp vào quá trình điều trị nên
không vi phạm về mặt y đức.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ 9/2016 đến 6/2017, nghiên
cứu của chúng tôi đã ghi nhận được 303 bệnh nhân
thỏa tiêu chuẩn nghiên cứu. Kết quả như sau:
Đặc điểm chung
Bảng 1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu (n=303)
Tần số Tỷ lệ (%)
Khoa điều trị Tiêu hóa 79 26,07
Nội Tổng Hợp 86 28,38
Hô hấp 24 7,92
Lão - Chăm sóc giảm nhẹ 18 5,94
Tim mạch 88 29,04
Nội thần kinh 8 2,64
Tuổi 74 (67:80)
Nhóm tuổi 60-69 tuổi 114 37,75
70-79 tuổi 101 33,44
≥ 80 tuổi 87 28,81
Giới Nữ 192 63,37
Nam 111 36,63
Trình độ học
vấn
Cấp 1 196 64,69
Cấp 2 41 13,53
Cấp 3, Trung cấp 52 17,16
Cao đẳng, Đại học 12 3,96
Sau đại học 2 0,66
Nơi sinh sống Thành thị 105 34,65
Nông thôn 198 65,35
Hoàn cảnh gia
đình
Sống một mình 5 1,65
Sống chung gia đình 298 98,35
Điểm số BMI(TB ĐLC) 22,09 4,01
Nhóm BMI Gầy 43 14,19
Bình thường 148 48,84
Thừa cân 112 36,96
Bảng 2. Tỷ lệ suy yếu NCT điều trị tại các khoa Nội
bệnh viện ĐHYD theobộ câu hỏi GFI
Tần số Tỷ lệ (%)
Suy yếu theo GFI Không 102 33,66
Có 201 66,34
Khảo sát đơn biến mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học, dịch tễ học với tỷ lệ suy yếu NCT
theo bộ câu hỏi GFI
Bảng 3. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học, dịch tễ học với tỷ lệ suy yếu NCT theo bộ câu hỏi GFI
Đặc điểm
Suy yếu theo GFI
P
PR
(KTC 95%) Không(%) Có(%)
Nhóm tuổi 60-69 tuổi 74 (72,55) 41 (20,4)
<0,001**
1
70-79 tuổi 25 (24,51) 76 (37,81) 1,6 (1,44-1,76)
≥ 80 tuổi 3 (2,94) 84 (41,79) 2,55 (2,08-3,11)
Giới Nữ 59 (57,84) 133 (66,17)
0,155 0,82 (0,6-1,08)
Nam 43 (42,16) 68 (33,83)
Trình độ học Cấp 1 50 (49,02) 146(72,6) 0,002** 1
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 299
Đặc điểm
Suy yếu theo GFI
P
PR
(KTC 95%) Không(%) Có(%)
vấn Cấp 2 20 (19,61) 21(10,45) 0,83 (0,74-0,93)
Cấp 3 24 (23,53) 28 (13,93) 0,69 (0,55-0,87)
Cao đẳng, Đại học 7 (6,86) 5 (2,49) 0,58 (0,41-0,81)
Sau đại học 1 (0,98) 1(0,5) 0,48 (0,31-0,76)
Nơi sinh sống Thành thị 34 (33,33) 71 (35,32)
0,731 0,97 (0,822-1,14)
Nông thôn 68 (66,67) 130 (64,68)
Hoàn cảnh gia
đình
Sống một mình 2 (1,96) 3 (1,49)
0,547* 1,11 (0,54-2,28)
Sống chung 100 (98,04) 198 (98,51)
Nhóm BMI Gầy 3 (2,94) 40 (19,9)
<0,001**
1
Bình thường 46 (45,1) 102 (50,75) 0,75 (0,68-0,84)
Thừa cân 53 (51,96) 59 (29,35) 0,57 (0,46-0,7)
**Có tính khuynh hướng, *Kiểm định fisher
Khảo sát tương quan giữa tuổi, BMI với suy yếu theo bộ câu hỏi GFI
Bảng 4. Hệ số tương quan
Suy yếu theo bộ câu hỏi GFI
Hệ số r P
Tuổi 0,47 <0,001
Chỉ số BMI -0,2 <0,001
0
5
1
0
1
5
60 70 80 90 100
tuoi
tong diem Groningen 1 Fitted values
0
5
1
0
1
5
10.00 20.00 30.00 40.00 50.00
chi so BMI
tong diem Groningen 1 Fitted values
Biểu đồ 1. Tương quan giữa điểm số GFI với tuổi của
bệnh nhân
Biểu đồ 2. Tương quan giữa điểm số GFI với BMI của
bệnh nhân
Khảo sát đa biến mối liên quan giữa suy yếu
với các yếu tố nhân khẩu học
Bảng 5. Mô hình đa biến giữa suy yếu với các yếu tố
nhân khẩu học
P PR(KTC 95%)
Nhóm tuổi 60-69 tuổi 1
70-79 tuổi <0,001 4,8 (2,6-8,8)
≥ 80 tuổi <0,001 44,5 (12,7-155,7)
Nhóm BMI Gầy 1
Bình thường 0,003 0,14 (0,04-0,51)
Béo phì 0,001 0,11 (0,03-0,4)
Trình độ học vấn 0,58 0,9 (0,68-1,24)
Giới 0,31 0,73 (0,39-1,35)
BÀN LUẬN
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Tuổi trung vị của đối tượng nghiên cứu là
74, với khoảng tứ phân vị 67-80 tuổi. Kết quả
này thấp hơn so với độ tuổi trung bình trong
nghiên cứu của tác giả Ineke HGJ Smets và cộng
sự (2010-2012) là 76 tuổi. Nghiên cứu được tiến
hành tại trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu ở
Hà Lan và Bỉ, trên 290 đối tượng ≥ 70 tuổi. Sở dĩ
có sự khác biệt này có thể vì nghiên cứu của tác
giả tiến hành trên nhóm dân số cao tuổi hơn
trong nghiên cứu của chúng tôi(5).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 300
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nữ giới
chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới, cũng tương đồng
với nghiên cứu của tác giả Ineke HGJ Smets. Kết
quả tương tự nhau có thể được lý giải do tuổi
thọ của bệnh nhân nữ thường cao hơn bệnh
nhân nam, dẫn đến gia tăng các bệnh liên quan
đến tuổi
Tỷ lệ NCT suy yếu điều trị tại các khoa Nội
Bệnh viện ĐHYD TP.HCM theo bộ câu hỏi
GFI
Trong số 303 đối tượng tham gia nghiên cứu
có: số bệnh nhân suy yếu theo bộ câu hỏi GFI là
201 bệnh nhân (66,34%), 102 bệnh nhân không
suy yếu (33,66%). Tỷ lệ suy yếu theo bộ câu hỏi
GFI trong nghiên cứu của chúng tôi (66,34%) cao
hơn so với nghiên cứu của Ineke và cộng sự
(51%) là do chúng tôi tiến hành trên bệnh nhân
đang nằm điều trị tại các khoa Nội với nhiều
bệnh đồng mắc(5). Tỷ lệ suy yếu giữa các nghiên
cứu rất khác nhau, dao động từ 4% đến 59,1%
tùy thuộc vào cộng đồng dân số nghiên cứu và
tiêu chuẩn định nghĩa suy yếu được sử dụng.
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thanh và
cộng sự (2015) trên bệnh nhân cao tuổi điều trị
tại Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương bằng tiêu
chuẩn Fried cải biên, báo cáo tỷ lệ suy yếu là
35,4%(10). Trong kết quả nghiên cứu của tác giả
Lilian L.Peters và cộng sự tiến hành tại miền Bắc
Hà Lan, 2010, phân tích dữ liệu trên 713 đối
tượng ≥ 65 tuổi, ghi nhận tỷ lệ suy yếu theo bộ
câu hỏi GFI tại điểm cắt 4, là 51%(7).
Tỷ lệ suy yếu theo bộ câu hỏi GFI tại điểm
cắt 4 trong nghiên cứu của tác giả Lilian L. Peters
MSc và cộng sự tại Hà Lan (2008-2010) ghi nhận
là 59,78%, thấp hơn so với nghiên cứu của chúng
tôi. Nghiên cứu tiến hành trên đối tượng ≥ 65
tuổi, sống trong cộng đồng ở Hà Lan, hình thức
phỏng vấn là đối tượng tự điền bộ câu hỏi rồi
nộp lại(11).
Trong nghiên cứu đoàn hệ của tác giả
Ramon Daniels và cộng sự (2008-2009) tiến hành
ở Limburg và Utrecht, Hà Lan, trên 532 đối
tượng sống trong cộng đồng ≥ 70 tuổi, ghi nhận
tỷ lệ suy yếu theo GFI tại điểm cắt 4 là 46,3%.
Sau một năm theo dõi, cỡ mẫu còn lại 430 đối
tượng, với tỷ lệ suy yếu là 46%(12).
Trong nghiên cứu của tác giả L.L.Peters và
cộng sự ở Đông Bắc Hà Lan, trên 5712 đối tượng
≥ 65 tuổi sống trong cộng đồng, báo cáo tỷ lệ suy
yếu theo bộ câu hỏi GFI đại điểm cắt 4 điểm là
9,24%. Tỷ lệ suy yếu khá thấp một phần vì những
đối tượng người cao tuổi suy giảm nhận thức đã
bị loại trước khi tham gia nghiên cứu, đồng thời
phần lớn đối tượng tham gia nghiên cứu này
thuộc tầng lớp có chất lượng cuộc sống cao, ít
chịu những stress tác động trong cuộc sống(6).
Tuy nhiên, trong nghiên cứu của tác giả
Marinela Olaroiu và cộng sự (2013) tiến hành ở
Romania báo cáo tỷ lệ suy yếu theo bộ câu hỏi
GFI tại điểm cắt 4 điểm khá cao, 75%. Sự chênh
lệch này cũng một phần phản ánh sự hỗ trợ
chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi phụ thuộc
ở Romania còn hạn chế(8).
Mối liên quan giữa một số đặc điểm lâm sàng,
nhân khẩu học với suy yếu
Nhóm tuổi và suy yếu
Về nhóm tuổi, trong nghiên cứu của chúng
tôi, suy yếu có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
với tuổi (p<0,05). Tuổi càng gia tăng thì nguy cơ
suy yếu sẽ tăng theo. Kết quả này cũng tương
đồng với phần lớn các nghiên cứu trên thế giới
và nghiên cứu tại Việt Nam. Nhóm bệnh nhân ≥
80 tuổi có nguy cơ cao suy yếu tăng hơn so với
các nhóm tuổi 60-69 và 70-79 trong nghiên cứu
của Reis và cộng sự(13). Nghiên cứu của Peters LL
và cộng sự tiến hành trên 5712 người cao tuổi,
ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
các nhóm tuổi khác nhau, tỷ lệ suy yếu tăng dần
theo độ tuổi tăng dần ở các nhóm 65-69 tuổi, 70-
74 tuổi, 75-79 tuổi, và ≥ 80 tuổi, với p ≤ 0,001(6).
Trong nghiên cứu tại Brazil của Castell M.V
và cộng sự (2013) ghi nhận tuổi cao có mối liên
quan rõ rệt với suy yếu(1). Nghiên cứu tổng quan
có hệ thống của Mello và cộng sự cũng cho thấy
mối liên quan giữa suy yếu và tuổi cao(9).
Nghiên cứu “Hội chứng dễ bị tổn thương
(fraity syndrome) và các yếu tố liên quan trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 301
NCT điều trị tại bệnh viện Lão khoa Trung Ương
của tác giả Nguyễn Xuân Thanh năm 2015 thực
hiện trên 461 bệnh nhân cao tuổi ghi nhận có mối
liên quan rõ rệt giữa suy yếu và tuổi (p<0,001).
Tuổi càng tăng thì tỷ lệ suy yếu càng cao(10). Suy
giảm chức năng liên quan đến tuổi xảy ra trong
tất cả các cơ quan và hệ thống cơ quan.Các yếu tố
bên ngoài và bệnh tật liên quan đến tuổi đóng vai
trò khác nhau trong hệ thống cơ quan và giữa các
cá thể.Những thay đổi lão hóa sinh lý học của các
cơ quan và hệ thống cơ quan làm tổn thương các
chức năng của cơ thể và làm giảm khả năng sống
còn khi tuổi cao.Suy yếu cũng là một biểu hiện
của quá trình lão hóa, dễ bị tổn thương với các
yếu tố căng thẳng, giảm dự trữ sinh lý dẫn đến
giảm duy trì cân bằng nội môi.
Do vậy, trong nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
mối liên quan giữa suy yếu và tuổi. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cũng không nằm ngoài
quy luật này.
Trình độ học vấn và suy yếu
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trình độ
học vấn được chia làm 5 nhóm, trong đó nhóm
trình độ học vấn cấp 1 chiếm tỷ lệ cao nhất. Đây
cũng chính là nhóm có tỷ lệ suy yếu cao nhất,
với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Các nghiên cứu trên thế giới phần lớn chỉ ra mối
liên quan giữa trình độ học vấn thấp và suy yếu.
Người cao tuổi trình độ học vấn thấp có nguy
cơ xuất hiện suy yếu cao gấp ba lần những người
có trình độ học vấn cao trong nghiên cứu của tác
giả Hoogendijk. Nghiên cứu của tác giả kéo dài
13 năm nhằm đánh giá mối liên quan giữa trình
độ học vấn và suy yếu theo thời gian (2014)(4).
Nghiên cứu của Peters LL và cộng sự tiến
hành trên 5712 người cao tuổi, ghi nhận sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi khác
nhau theo thang đo GFI. Các đối tượng được
phân nhóm về trình độ học vấn như sau: nhóm
tiểu học, trung học và trình độ trên trung học. Kết
quả nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ suy yếu giảm dần
khi trình độ học vấn tăng dần và sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p ≤0,001(6). Nghiên cứu “Hội
chứng dễ bị tổn thương (fraity syndrome) và các
yếu tố liên quan trên NCT điều trị tại bệnh viện
Lão khoa Trung Ương” của tác giả Nguyễn Xuân
Thanh năm 2015 thực hiện trên 461 bệnh nhân ≥
60 tuổi, ghi nhận có mối liên quan rõ rệt giữa suy
yếu và trình độ học vấn (p<0,05)(10).
Chỉ số khối cơ thể BMI và suy yếu
Về chỉ số khối cơ thể, trong nghiên cứu của
chúng tôi, nhóm bệnh nhân có BMI gầy có tỷ lệ
suy yếu cao nhất. Và mối liên quan này có ý
nghĩa thống kê với p<0,05. Nghiên cứu của Reis
và cộng sự ghi nhận mối liên quan giữa nhóm
bệnh nhân thiếu cân và suy yếu(13).
Nghiên cứu của tác giả Peters LL và cộng sự
tiến hành trên trên 5712 NCT cộng đồng, ≥ 65
tuổi, tại Hà Lan, từ tháng 7 năm 2008 đến tháng
12 năm 2012 ghi nhận có mối liên quan giữa chỉ
số khối cơ thể và suy yếu ( p≤0,001)(6). Trong
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Thanh ghi
nhận mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể và
suy yếu không có ý nghĩa thống kê, dù nhóm
bệnh nhân thiếu cân có tỷ lệ suy yếu cao nhất.
Qua đó cho thấy chế độ dinh dưỡng là một
trong những yếu tố góp phần dẫn đến sự xuất
hiện suy yếu. Nâng cao nhận thức, hướng dẫn
người cao tuổi quan tâm dinh dưỡng, bổ sung
chế độ ăn đầy đủ chất là một trong những biện
pháp hữu ích góp phần dự phòng cũng như đảo
ngược tình trạng suy yếu.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ suy yếu NCT điều trị nội trú ở các khoa
Nội bệnh viện ĐHYD TP.HCM theo bộ câu hỏi
GFI là 66,34%. Nhóm tuổi, trình độ học vấn,
nhóm BMI có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
với tình trạng suy yếu theo bộ câu hỏi GFI.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Castell MV, et al (2013), "Frailty prevalence and slow walking
speed in person age 65 and older: implications for primary
care", BMC Fam Pract, 14, pp. 86.
2. Collard R, et al (2012), "Prevalance of Frailty in Community-
Dwelling Older Persons: A Systemic Review", Journal of the
American Geriatrics Society, 60(8), pp. 1487-1492.
3. Hồ Thị Kim Thanh, Nguyễn Thị Minh Hải (2015), Đánh giá hội
chứng dễ bị tổn thương ở người cao tuổi mắc đái tháo đường típ 2,
Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
4. Hoogendijk OE, et al (2014), "Explaining the association
between educational level and frailty in older adults: results
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 302
from a 13-year longitudinal study in the Netherlands", Ann
Epidemiol, 24 (7), pp. 538-544.e532.
5. Ineke HGJS, Gertrudis IJMK, Maryska LGJ, Laura D, Frank
JVMB, Marjan VDA (2014), "Four screening instruments for
frailty in older patients with and without cancer: a diagnostic
study", BMC Geriatrics, 14(26).
6. Lilian LP, Han B, Erik B, Joris PJS (2012), "Measurement
Properties of the Groningen Fraity Indicator in Home-Dwelling
and Institutionalized Elderly People", Jamda, (13), pp. 546-551.
7. Lilian LP, Johannes GMB, Han B, Beate W, Erik B, Joris PJS
(2015), "Predictive validity of a fraity measure GFI and a case
complexity measure IM-E-SA on healthcare costs in an elderly
population", Journal of Psychosomatic Research, (79), pp. 404-411.
8. Marinela O, Minerva G, Viorica N, Brinza I, Wim vdH (2014),
"The psychometric qualities of the Groningen Frailty Indicator
in Romanian community-dwelling old citizens", Family Practice,
31 (4), pp. 490-495.
9. Mello CA, Engstrom ME, Alves CL (2014), "Health-related and
sociodemographic factors associated with frailty in the elderly: a
systematic literature review", Cadernos de Saude Publica, 30, pp.
1143-1168.
10. Nguyễn Xuân Thanh (2015), Hội chứng dễ bị tổn thương
(frailty) và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi điều trị
tại bệnh viện Lão Khoa Trung Ương, Luận văn thạc sĩ y học, Đại
học Y Hà Nội.
11. Peters LL, Boter H, Burgerhof JGM, Slaets JPJ, Buskens E (2015),
"Construct validity of the Groningen Frailty Indicator
established in a large sample of home-dwelling elderly persons:
Evidence of stability across age and gender", Experimental
Gerontology, (69), pp. 129-141.
12. Ramon D, Erik VR, Anna B, Wim VDH, Luc DW (2012), "The
predictive validity of three self-report screening instruments for
identifying frail older people in the community", BMC Public
Health, 12, pp. 69.
13. Reis WM, et al (2014), "Pre-frailty and frailty of elderly residents
in a municipality with a low Human Development Index",
Revista Latino Americana de Enfermagem, 22 (4), pp. 654-661.
Ngày nhận bài báo: 22/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 24/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/3/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ty_le_suy_yeu_o_nguoi_cao_tuoi_dieu_tri_tai_cac_khoa_noi_ben.pdf