Tài liệu Tỷ lệ suy yếu, đặc điểm các tiêu chí thành phần chẩn đoán suy yếu theo tiêu chuẩn fried và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh động mạch vành mạn tính: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 48
TỶ LỆ SUY YẾU, ĐẶC ĐIỂM CÁC TIÊU CHÍ THÀNH PHẦN CHẨN ĐOÁN
SUY YẾU THEO TIÊU CHUẨN FRIED VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI MẮC BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN TÍNH
Huỳnh Trung Quốc Hiếu*, Nguyễn Văn Tân*, Phạm Hòa Bình*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Suy yếu (Frailty syndrome), một hội chứng lão khoa, biểu hiện trạng thái dễ bị tổn thương với
các yếu tố về thể chất, xã hội và môi trường. Tuy nhiên việc đánh giá suy yếu trên NCT Việt Nam mắc bệnh động
mạch vành (ĐMV) mạn tính hiện chưa được quan tâm. Chúng tôi khảo sát tỷ lệ suy yếu ở NCT mắc bệnh ĐMV
mạn tính nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc và nâng cao sức khỏe của NCT.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ suy yếu, mô tả các tiêu chí thành phần chẩn đoán suy yếu theo tiêu chuẩn Fried và
các yếu tố liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả, thực hiện trên 295 bệnh nhân cao tuổi (>65 tuổi) nhập viện do
bệnh ĐMV mạn tính tại bệnh ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ suy yếu, đặc điểm các tiêu chí thành phần chẩn đoán suy yếu theo tiêu chuẩn fried và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh động mạch vành mạn tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 48
TỶ LỆ SUY YẾU, ĐẶC ĐIỂM CÁC TIÊU CHÍ THÀNH PHẦN CHẨN ĐỐN
SUY YẾU THEO TIÊU CHUẨN FRIED VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI MẮC BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN TÍNH
Huỳnh Trung Quốc Hiếu*, Nguyễn Văn Tân*, Phạm Hịa Bình*
TĨM TẮT
Đặt vấn đề: Suy yếu (Frailty syndrome), một hội chứng lão khoa, biểu hiện trạng thái dễ bị tổn thương với
các yếu tố về thể chất, xã hội và mơi trường. Tuy nhiên việc đánh giá suy yếu trên NCT Việt Nam mắc bệnh động
mạch vành (ĐMV) mạn tính hiện chưa được quan tâm. Chúng tơi khảo sát tỷ lệ suy yếu ở NCT mắc bệnh ĐMV
mạn tính nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sĩc và nâng cao sức khỏe của NCT.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ suy yếu, mơ tả các tiêu chí thành phần chẩn đốn suy yếu theo tiêu chuẩn Fried và
các yếu tố liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mơ tả, thực hiện trên 295 bệnh nhân cao tuổi (>65 tuổi) nhập viện do
bệnh ĐMV mạn tính tại bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh, từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017. Sử dụng
tiêu chuẩn Fried để đánh giá suy yếu. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng để đo lường mối liên
quan giữa suy yếu và các biến độc lập.
Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng tham gia nghiên cứu là 74,82 tuổi (ĐLC=7,2); 54,58 % nam giới. Tỉ
lệ suy yếu, tiền suy yếu, khơng suy yếu là: 54,93%; 35,93%; 9,15%. Tỉ lệ các tiêu chí thành phần chẩn đốn suy
yếu theo tiêu chuẩn Fried: yếu cơ 74,58%, chậm chạp 69,15%, hoạt động thể lực kém 67,12%, kiệt sức 57,92%,
sụt cân khơng tự chủ 7,8%. Các yếu tố liên quan với suy yếu: tuổi, chỉ số khối cơ thể (BMI), rối loạn lipid máu,
suy tim. Trong đĩ tuổi cao và BMI thấp là yếu tố nguy cơ độc lập liên quan đến suy yếu.
Kết luận: Tỉ lệ suy yếu xác định bằng tiêu chuẩn Fried trong nghiên cứu của chúng tơi khá tương đồng với
các báo cáo khác trên thế giới và y văn, nên cĩ thể sử dụng tiêu chuẩn Fried để đánh giá suy yếu trên NCT mắc
bệnh ĐMV mạn tính.
Từ khố: suy yếu, bệnh động mạch vành mạn tính, người cao tuổi, Fried
ABSTRACT
PREVALENCE OF FRAILTY, COMPONENTS OF FRIED FRAILTY PHENOTYPE AND ITS
ASSOCIATED FACTORS IN OLDER HOSPITALISED PATIENTS WITH CHRONIC CORONARY
ARTERY DISEASE
Huynh Trung Quoc Hieu, Nguyen Van Tan, Pham Hoa Binh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 48 - 54
Background: Frailty syndrome, a geriatric syndrome, manifesting vulnerability to physical, social and
environmental factors. However, the assessment of Frailty in the elderly in Vietnam with chronic coronary artery
disease is not interested. We investigated the prevalence of Frailty in elderly patients with chronic coronary artery
disease in order to meet the needs of health care and improvement of the elderly.
Objectives: Determine prevalence of frailty, describes components of Fried frailty phenotype and its associated
factors.
Methods: Cross-sectional study, performed in 295 elderly patients (> 65 years) hospitalized due to chronic
* Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. Huỳnh Trung Quốc Hiếu ĐT: 0973555567 Email: quochieu@ump.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 49
coronary artery disease at Thong Nhat Hospital, Ho Chi Minh City, from September 2016 to April 2017. Frailty
was assessed using Fried frailty phenotype. Multivariate linear regression analysis was used to measure the
association between Frailty and independent variables.
Results: Mean age of participants was 74.82 years (SD = 7.2); 54.58% male. Using the Fried frailty criteria,
the percentages of non-frail, pre-frail and frail participants were 9.15%; 35.93%; 54.93%. The prevalence of
components of Fried frailty phenotype participants were: Low grip strength 74.58%; Low walking speed 69,15%;
Low physical activity 67.12%; Exhaustion 57.92%; Weight loss 7.8%. Factors associated with frailty: age, body
mass index (BMI), dyslipidemia, heart failure. In that high age and low BMI are independent risk factors related
to frailty.
Conclusions: The prevalence of frailty determined by Fried frailty phenotype in our study is quite similar to
other reports in the world and literature, so the Fried frailty phenotype can be used to assess Frailty in elderly
patients with the Chronic coronary artery disease.
Keywords: frailty, chronic coronary artery disease, elderly, Fried
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy yếu hay Hội chứng dễ bị tổn thương
(Frailty syndrome) là một hội chứng lão khoa,
xảy ra do sự tích tụ của quá trình suy giảm chức
năng nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể, biểu
hiện là trạng thái dễ bị tổn thương với các yếu tố
về thể chất, xã hội và mơi trường(6). Tỉ lệ suy yếu
trong dân số ngày càng tăng nhất là trong hồn
cảnh lão hĩa của dân số tồn cầu và vì thế suy
yếu cũng trở thành chủ đề nghiên cứu chính
trong lý thuyết và thực hành lão khoa.
Bệnh động mạch vành (ĐMV) là một trong
những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong
số những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch nhập
viện ở Hoa Kỳ, Châu Âu và trên thế giới. Số
bệnh nhân cao tuổi ( 65 tuổi) và rất cao tuổi ( 80
tuổi) mắc bệnh ĐMV đang gia tăng trong xã hội
của chúng ta với một tỉ lệ rất lớn(9).
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã được tiến
hành nhằm xác định tỉ lệ và các yếu tố nguy cơ
liên quan đến suy yếu ở NCT mắc bệnh ĐMV.
Tuy nhiên cho đến nay ở Việt Nam suy yếu vẫn
cịn là một vấn đề khá mới và chúng tơi chưa ghi
nhận báo cáo số liệu về tỉ lệ suy yếu trên NCT
mắc bệnh ĐMV. Nhằm cĩ thêm dữ liệu về suy
yếu trên NCT Việt Nam, cũng như gĩp phần
thơng báo những điểm cần lưu ý để chăm sĩc
bệnh nhân bệnh ĐMV thêm hiệu quả, nên chúng
tơi tiến hành thực hiện nghiên cứu về tình trạng
suy yếu trên bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh ĐMV.
Kết quả nghiên cứu cũng là tiền đề cho các
nghiên cứu liên quan sâu rộng hơn sau này.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỉ lệ suy yếu theo tiêu chuẩn Fried ở
bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh ĐMV mạn tính.
Mơ tả đặc điểm các tiêu chí thành phần chẩn
đốn suy yếu và một số yếu tố liên quan trên
bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh ĐMV theo tiêu
chuẩn Fried.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang với phương pháp
chọn mẫu thuận tiện, thực hiện từ tháng 9/2016
đến tháng 4/2017 trên 295 bệnh nhân NCT (>65
tuổi) tại Trung tâm Tim Mạch bệnh viện Thống
Nhất Tp. Hồ Chí Minh.
Cỡ mẫu nghiên cứu được tính dựa vào cơng
thức ước lượng một trung bình với khoảng tin
cậy 95%, sử dụng tỷ lệ ước tính NCT cĩ suy yếu
là 19% theo nghiên cứu của tác giả Gharacholou
và cộng sự năm thực hiện năm 2012 tại Hoa Kỳ.
Cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu là 237 người.
Sau khi dự tính tình trạng thiếu mẫu cĩ thể xảy
ra với ước đốn khoảng 10%, cỡ mẫu tính được
gồm 270 đối tượng.
Dân số mục tiêu là tất cả bệnh nhân cao tuổi
(≥ 65 tuổi) nhập viện do bệnh ĐMV mạn tính tại
Trung Tâm Tim Mạch bệnh viện Thống Nhất
thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 9/2016 đến
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 50
tháng 4/2017. Từ dân số mục tiêu chọn ra những
trường hợp được chẩn đốn là bệnh ĐMV mạn
tính dựa trên thăm khám lâm sàng kết hợp các
test thăm dị: ĐTĐ lúc nghỉ, ĐTĐ gắng sức, SA
tim gắng sức, MSCT hoặc chụp ĐM(3, 15). Chúng
tơi loại ra khỏi nghiên cứu những trường hợp
sau: bệnh nhân cĩ hội chứng vành cấp; bệnh
nhân cĩ di chứng thần kinh sau cơn đột quỵ;
bệnh Parkinson nặng; sa sút trí tuệ; bệnh nhân
khơng thể vận động, đi lại; chống chỉ định vận
động và hoạt động thể lực của bác sĩ điều trị;
bệnh nội khoa cấp tính; khơng đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Năm 2000, Fried`s Frailty Phenotype hay
thường được gọi là chỉ số CHS đã được Fried và
đồng nghiệp đề xuất gồm năm tiêu chí: sụt cân
khơng chủ ý, tình trạng yếu cơ, kiệt sức (sức bền
và năng lượng kém), sự chậm chạp, và mức hoạt
động thể lực thấp.
Các tiêu chí thành phần
Sụt cân khơng chủ ý 4,5 kg hoặc giảm 5%
trọng lượng cơ thể so với năm trước.
Tình trạng yếu cơ: cơ lực tay thấp hơn so với
mức cơ bản (đã điều chỉnh theo giới và chỉ số
khối cơ thể).
Kiệt sức (Sức bền và năng lượng kém): Tự
báo cáo về tình trạng kiệt sức, xác định bằng hai
câu hỏi trong thang điểm tự báo cáo trầm cảm
CES–D (Center for Epidemiologic Studies
Depression Scale).
Sự chậm chạp: nhỏ hơn mức cơ bản đã được
điều chỉnh theo giới tính và chiều cao đứng, dựa
trên thời gian đi bộ 5m.
Mức hoạt động thể lực thấp: Tổng số kilocalo
tiêu hao trong mỗi tuần được tính tốn dựa trên
bộ câu hỏi các hoạt động trong tuần qua.
Đối tượng nghiên cứu đáp ứng ba trong số
năm tiêu chí thì xác định là cĩ suy yếu
(Frailty), từ một đến hai tiêu chí là tiền suy
yếu (Pre-frailty), khơng cĩ tiêu chí nào là
khơng cĩ suy yếu(4).
Chúng tơi trực tiếp hỏi bệnh sử, tiền sử và
khám lâm sàng kỹ lưỡng bệnh nhân khi nhập
viện, theo dõi bệnh nhân sau khi xuất viện. Xem
xét kết quả chụp ĐMV sau đĩ tiến hành thu thập
các dữ liệu theo tiêu chuẩn Fried. Mỗi bệnh nhân
cần 10 – 15 phút để cân, đo sức mạnh bàn tay, tốc
độ đi bộ, hỏi hai câu hỏi liên quan tới “kiệt sức”
và bảng câu hỏi về hoạt động thể lực.
Khám lâm sàng: nhằm đánh giá tình trạng
chung, dấu hiệu sinh tồn, tình trạng bệnh tim
mạch, đánh giá mức độ đau thắt ngực theo Hiệp
hội Tim mạch Canada (Canadian Cardiovascular
Society - CCS). Thu thập thơng tin cá nhân, đánh
giá theo bộ câu hỏi soạn sẵn. Số liệu được xử lý
mỗi ngày, để cung cấp lại thơng tin ngay khi cĩ
phát hiện sai sĩt.
Nhập liệu bằng phần mềm Epi Data và phân
tích theo phần mềm STATA 11.0. Kiểm tra bảng
câu hỏi và kết quả từng đối tượng ngay trong
ngày, nếu cần thiết trở lại gặp đối tượng khảo sát
lần 2.
Kết quả được trình bày dưới dạng tần suất, tỉ
lệ %, trung bình ± độ lệch chuẩn (cĩ phân phối
chuẩn), trung vị và khoảng tứ vị 25%-75% (cĩ
phân phối khơng chuẩn), dùng phép kiểm chi
bình phương để so sánh 2 biến định tính, sử
dụng mơ hình hồi quy Logistic đa biến phân tích
các yếu tố nguy cơ liên quan đến sự xuất hiện
của suy yếu với ngưỡng ý nghĩa p < 0.05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu trên 295 bệnh nhân cao tuổi
bệnh ĐMV mạn tính tại bệnh viện Thống Nhất
Thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 9 năm 2016
đến tháng 3 năm 2017 cĩ 161 bệnh nhân nam
chiếm 54,58 %, cao hơn so với 134 bệnh nhân nữ
chiếm 45,42%. Tỉ lệ nam/nữ là 1,20.
Bảng 1: Một số đặc điểm chung của các đối tượng
nghiên cứu
Biến số Tần số Tỉ lệ %
Tuổi (TB ± ĐLC) 74,82 ± 7,2
Chỉ số BMI (TB ± ĐLC) 22,3 ± 2,87 (15-34,1)
Cịn làm việc 9 3,52
Sống một mình 5 1,69
Số ngày nằm viện (TB ± ĐLC) 12,49 ± 4,8
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 51
Tuổi trung bình của nghiên cứu là 74,82 tuổi,
chỉ số BMI trung bình của các đối tượng nghiên
cứu là 22,3 ± 2,87.
Biểu đồ 1: Tỉ lệ suy yếu theo tiêu chuẩn Fried
Theo tiêu chuẩn Fried: chúng tơi ghi nhận
162 bệnh nhân cĩ suy yếu chiếm tỉ lệ 54,92%;
106 bệnh nhân cĩ tiền suy yếu chiếm tỉ lệ
35,93% và 27 bệnh nhân khơng cĩ suy yếu
chiếm tỉ lệ 9,15%.
Trong các tiêu chí thành phần của suy yếu
theo tiêu chuẩn Fried thì giảm sức cơ (đo bằng
lực bĩp bàn tay) là thường gặp nhất, xuất hiện
ở 220 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 74,58%, tiếp theo
là chậm chạp (đo bằng tốc độ đi bộ 5m) gặp ở
204 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 69,15%, hoạt động
thể lực kém chiếm tỉ lệ 67,12% xuất hiện ở 198
bệnh nhân. Trong nghiên cứu của chúng tơi
chỉ cĩ 23 bệnh nhân (7,8%) thỏa tiêu chí sụt
cân khơng tự chủ.
Biểu đồ 2: Đặc điểm các tiêu chí thành phần trong
xác định suy yếu theo tiêu chuẩn của Fried
Bảng 2: Suy yếu và các yếu tố liên quan
Biến số Suy yếu, n (%) p
Khơng Tiền suy yếu Cĩ
Giới tính Nữ 15 (55,56) 52 (49,06) 67 (41,36) 0,251
Nam 12(44,44) 54 (50,94) 95 (58,64)
Nhĩm tuổi 65-74tuổi 24 (88,89) 71 (66,98) 58 (35,8) <0,001
75-84 tuổi 3 (11,11) 32 (30,19) 73 (45,06)
>85 tuổi 0 3 (2,83) 31 (19,14)
Nhĩm BMI < 18,5 0 5 (4,72) 21 (12,96) 0,016
18,5 - 22,9 14 (51,85) 49 (46,23 ) 88 (54,32 )
23 - < 25 9 (33,33) 31 (29,25 ) 39 (24,07 )
>=25 4 (14,81) 21 (19,81 ) 14 (8,64)
Hồn cảnh gia đình Sống chung 27 (100) 104 (98,11) 159 (98,15) 0,774
Sống một mình 0 2 (1,89) 3 (1,85)
Hút thuốc Khơng 26 (96,30) 101 (95,28) 159 (98,15) 0,402
Cĩ 1 (3,70) 5 (4,72) 3 (1,85 )
Tăng huyết áp Khơng 0 7 (6,6) 10 (6,17) 0,399
Cĩ 27 (100) 99 (93,4) 152 (93,83)
Rối loạn lipid máu Khơng 0 9 (8,49) 25 (15,43) 0,032
Cĩ 27 (100) 97 (91,51) 137 (84,57)
Đái tháo đường Khơng 16 (59,26) 74 (69,81) 116 (71,60) 0,433
Cĩ 11 (40,74) 32 (30,19) 46 (28,40)
Bệnh thận mạn Khơng 27 (100) 102 (96,23) 151 (93,21) 0,247
Cĩ 0 4 (3,77) 11 (6,79)
Suy tim Khơng 26 (92,86) 113(96,58) 132(88) 0,03
Cĩ 2(7,41) 4(3,42) 18(12)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 52
Bảng 3: Các yếu tố liên quan đến suy yếu qua phân
tích hồi quy đa biến
Biến Nhĩm PR p KTC 95%
Nhĩm
tuổi
65-74 tuổi 1
75-84 tuổi 3,59 <0,001 2,08 – 6,19
≥ 85 tuổi 14,83 <0,001 4,27 - 51,57
Nhĩm
BMI
< 18,5 1
18,5 - 22,9 0,59 0,3 0,19 – 1,68
23 - < 25 0,43 0,147 0,14 – 1,34
≥ 25 0,19 0,009 0,054 – 0,66
BÀN LUẬN
Trong số 295 bệnh nhân tham gia nghiên
cứu, chúng tơi ghi nhận cĩ 162 bệnh nhân được
chẩn đốn suy yếu theo tiêu chuẩn Fried chiếm
tỉ lệ 54,92%; 106 bệnh nhân thuộc nhĩm tiền suy
yếu chiếm tỉ lệ 35,93% và 27 bệnh nhân khơng cĩ
suy yếu chiếm tỉ lệ 9,15%.
Tỉ lệ suy yếu giữa các nghiên cứu là rất khác
nhau, dao động từ 4% đến 59,1%, tùy thuộc vào
cộng đồng dân số nghiên cứu và tiêu chuẩn định
nghĩa được sử dụng(5). Các nhà khoa học ước
tính tỉ lệ suy yếu trên các bệnh nhân mắc bệnh
tim mạch là từ 10 đến 60%(1, 18). Tỉ lệ suy yếu trên
các bệnh nhân điều trị nội trú là từ 15 đến 50%(14).
Như vậy tỉ lệ suy yếu trong nghiên cứu của
chúng tơi cũng khơng quá khác biệt so với các
nghiên cứu khác trên thế giới.
Nghiên cứu của chúng tơi cĩ tỉ lệ suy yếu
(54,92%) cao hơn so với nghiên cứu của tác giả
Purser và cộng sự thực hiện năm 2006 với tỉ lệ
suy yếu là 27%. Tác giả Singh và cộng sự thực
hiện nghiên cứu năm 2011 báo cáo tỉ lệ suy yếu
trên bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh ĐMV là
21%(16), nghiên cứu của tác giả Gharacholou và
cộng sự(6) thực hiện năm 2012 cũng đã báo cáo tỉ
lệ suy yếu là 19%. Sự khác biệt này cĩ thể là do
hầu hết bệnh nhân tham gia vào các nghiên cứu
trên đã được chụp và điều trị tái thơng ĐMV qua
da (PCI) qua đĩ điều trị và kiểm sốt tốt bệnh
ĐMV, gĩp phần làm giảm nguy cơ xuất hiện các
biến cố bất lợi về sức khỏe.
Trong các tiêu chí thành phần của suy yếu
theo tiêu chuẩn của Fried thì giảm sức cơ (đo
bằng lực bĩp bàn tay) và chậm chạp là 02 tiêu chí
thường gặp nhất, xuất hiện ở 220 bệnh nhân
chiếm tỉ lệ 74,58% và 204 bệnh nhân chiếm tỉ lệ
69,15%, hoạt động thể lực kém chiếm tỉ lệ 67,12%
xuất hiện ở 198 bệnh nhân. Trong nghiên cứu
của chúng tơi chỉ cĩ 23 bệnh nhân (7,8%) thỏa
tiêu chí sụt cân khơng tự chủ.
Tiêu chí chậm chạp và giảm sức cơ (đo bằng
lực bĩp bàn tay) cũng là tiêu chí thường gặp nhất
và là yếu tố cĩ khả năng dự báo tỉ lệ tử vong
trong nghiên cứu của Singh và cộng sự năm 2011
thực hiện trên 629 bệnh nhân bệnh ĐMV, tại
Hoa Kỳ, với tỉ lệ lần lượt là 41% và 33%(16).
Thống kê của tác giả Nguyễn Xuân Thanh
năm 2015 thực hiện trên 461 bệnh nhân cao tuổi
điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão Khoa Trung
Ương cũng chỉ ra sự chậm chạp (thơng qua test
đi bộ 5m) là thường gặp nhất ở NCT được chẩn
đốn suy yếu (55,5%)(12).
Lý thuyết liên quan đến sự mất điều hịa
năng lượng trong điều kiện mất ổn định hằng
định nội mơi và được biểu hiện ra lâm sàng:
giảm sức mạnh cơ bắp, giảm mức dung nạp với
gắng sức, giảm tốc độ vận động và xa hơn làm
giảm hoạt động thể chất, dễ mệt mỏi hay kiệt
sức. Nên chú ý rằng tình trạng mất cơ tiến triển
cĩ thể bị che đậy bởi sự gia tăng song song khối
lượng mỡ, cĩ thể dẫn đến béo phì nhưng thực
chất là thiếu cơ. Về nguyên nhân, thực tế nguồn
gốc mất năng lượng của suy yếu phù hợp với các
bệnh lý di truyền cĩ đột biến AND tại mơ cơ và
mơ tế bào thần kinh trung ương. Hậu quả sự suy
giảm năng lượng cĩ thể khởi phát từ tình trạng
dị hĩa và thơng thường là chứng biếng ăn do
tuổi, cả hai đều giảm dinh dưỡng nhập vào mà
khơng liên quan mức độ tiêu thụ năng lượng từ
hoạt động thể chất. Những hồn cảnh này, kết
hợp việc mất điều hịa năng lượng như trên và
thêm vào mất khối lượng cơ, sẽ biểu hiện lâm
sàng là sụt cân(11).
Trong nghiên cứu của chúng tơi suy yếu cĩ
mối liên quan rõ rệt với tuổi (p < 0,001). Tuổi
càng tăng thì tỉ lệ xuất hiện suy yếu càng tăng.
Quá trình lão hĩa được định nghĩa là sự suy
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 53
giảm và suy thối chức năng tại tế bào, mơ và cơ
quan. Điều này dẫn đến mất cân bằng nội mơi
và giảm khả năng thích ứng với yếu tố căng
thẳng từ bên trong và bên ngồi, gia tăng khả
năng bị bệnh và tử vong. Suy yếu là tình trạng
lâm sàng làm tăng khả năng dễ tổn thương và
giảm khả năng duy trì nội mơ mà cĩ đặc tính
chính là giảm dự trữ hệ thống chức năng sinh lý
theo tuổi(17, 19). Như vậy cả suy yếu và quá trình
lão hĩa đều dẫn đến hậu quả chung là giảm cân
bằng nội mơi. Do vậy trong nhiều nghiên cứu đã
chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa suy yếu và
tuổi. Kết quả của chúng tơi cũng khơng nằm
ngồi quy luật này, tuổi trung bình của nhĩm
bệnh nhân suy yếu là cao nhất, tiếp theo là tiền
suy yếu, và khơng suy yếu.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, chúng
tơi nhận thấy suy yếu cĩ mối liên quan với chỉ số
khối cơ thể (p = 0,002 < 0,05). NCT thường gắn
liền với những thay đổi về trọng lượng cơ thể.
Trọng lượng cơ thể thường cĩ khuynh hướng
gia tăng trong suốt tuổi thọ đến năm 70-80 tuổi,
sau đĩ trọng lượng cơ thể giảm dần. Hơn nữa, cả
suy dinh dưỡng, thiếu cân cũng như béo phì đều
là những yếu tố nguy cơ bất lợi về sức khỏe ở
NCT. Tuổi cao cũng cĩ liên quan đến sự thay đổi
thành phần cơ thể, trong đĩ cĩ mất khối lượng
cơ và tăng khối lượng chất béo. Ngồi ra, giảm
khối lượng mỡ dưới da, trong khi đĩ tình trạng
thâm nhiễm mỡ vào gan, các nội tạng thường
tăng theo độ tuổi. Sự gia tăng khối lượng chất
béo tổng thể và sự mất khối lượng cơ khơng phụ
thuộc vào sự thay đổi trọng lượng.
Trong nghiên cứu này chúng tơi nhận thấy
cĩ mối liên quan giữa rối loạn lipid máu với suy
yếu. Kết quả này là phù hợp với y văn về bệnh
ĐMV cũng như các kết quả nghiên cứu về suy
yếu trên bệnh nhân bệnh ĐMV trên thế giới. Các
bệnh nhân suy yếu cĩ nguy cơ tử vong cao hơn 6
lần và suy yếu là một yếu tố nguy cơ tử vong độc
lập ở những người khơng cĩ bệnh XVĐM lâm
sàng trước đĩ. Nghiên cứu của tác giả Julio
Núđez và cộng sự năm 2017, nghiên cứu tác
động của suy yếu trên 270 bệnh nhân bệnh ĐMV
tại Tây Ban Nha, đã báo cáo tỉ lệ bệnh nhân cĩ
rối loạn lipd máu là 66,7%(13).
Qua nghiên cứu 295 bệnh nhân cao tuổi
mắc bệnh ĐMV mạn tính, chúng tơi nhận thấy
cĩ mối liên quan giữa suy yếu và bệnh suy
tim. Tỉ lệ bệnh nhân suy tim ở nhĩm suy yếu
là 12%, khơng suy yếu là 7,42% (với p=0,03).
Nghiên cứu của tác giả Juan Sanchis và cộng
sự(9) năm 2015 thực hiện trên 342 bệnh nhân
cao tuổi mắc bệnh ĐMV tại Tây Ban Nha, báo
cáo tỉ lệ suy tim ở nhĩm suy yếu là 23%,
khơng suy yếu là 11% (p=0,004).
Suy tim là một bệnh mãn tính tăng tần suất
theo tuổi, vì vậy sự tương tác giữa suy tim và
suy yếu là rất phức tạp và cần được quan tâm
đặc biệt. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng
minh được rằng, suy yếu là yếu tố nguy cơ độc
lập, cĩ liên quan nhiều nhất với các rối loạn chức
năng tim mạch(2, 8).
Qua phân tích hồi quy đa biến, nghiên cứu
của chúng tơi cho thấy tuổi cao và chỉ số khối cơ
thể thấp là cĩ khả năng dự đốn suy yếu theo
tiêu chuẩn Fried một cách độc lập. Tuổi thường
được xem là khơng thể thay đổi và là nguyên
nhân chính gây ra hầu hết các bệnh mạn tính và
suy yếu. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật gần
đây đã giúp các nhà khoa học gia tăng sự hiểu
biết về quá trình lão hĩa và từ đĩ cĩ thể làm
giảm kết cục sức khỏe bất lợi liên quan đến lão
hĩa. Các can thiệp cĩ thể làm chậm các nguy cơ
bất lợi về sức khỏe liên quan đến tuổi và do đĩ
làm giảm tình trạng bệnh tật ở NCT, gĩp phần
tích cực nâng cao sức khoẻ cộng đồng. Ngồi các
can thiệp về thuốc, thay đổi lối sống bao gồm
chế độ ăn uống và hoạt động thể chất cĩ thể tối
ưu hĩa sức khỏe và kéo dài tuổi thọ cho NCT.
Về mặt lý thuyết, dinh dưỡng là một yếu tố
liên quan chặt chẽ đến hội chứng suy yếu: tất cả
các tiêu chí suy yếu ít nhiều bị ảnh hưởng bởi
thĩi quen ăn uống kém, trong khi bản thân suy
yếu cĩ thể cĩ ảnh hưởng tiêu cực đến ăn uống,
và do đĩ ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng.
Thật vậy, các dữ liệu nghiên cứu cho thấy mối
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 54
liên quan giữa suy yếu và các thành phần cụ thể
của chế độ ăn uống, đĩ là lượng protein và năng
lượng, cũng như lượng vi chất dinh dưỡng. Hơn
nữa, các mơ hình chế độ ăn uống lành mạnh,
chẳng hạn như chế độ ăn uống vùng Địa Trung
Hải, cĩ liên quan đến việc phịng ngừa suy yếu.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu tình trạng suy yếu trên 295
bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh ĐMV điều trị tại
Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh,
chúng tơi kết luận như sau: tỉ lệ suy yếu, tiền suy
yếu, khơng suy yếu lần lượt là: 54,93%; 35,93%;
9,15%. Tỉ lệ các tiêu chí thành phần đánh giá suy
yếu theo tiêu chuẩn Fried: yếu cơ (đo bằng lực
bĩp bàn tay) 74,58%, chậm chạp (đo bằng tốc độ
đi bộ 5m) 69,15%, hoạt động thể lực kém 67,12%,
kiệt sức 57,92%, sụt cân khơng tự chủ 7,8%. Các
yếu tố liên quan với suy yếu trên bệnh nhân cao
tuổi mắc bệnh ĐMV mạn tính bao gồm: tuổi, chỉ
số khối cơ thể (BMI), tình trạng rối loạn lipid
máu, và bệnh suy tim. Trong đĩ tuổi cao và BMI
thấp là yếu tố nguy cơ độc lập liên quan đến sự
xuất hiện của suy yếu.
Tỉ lệ suy yếu xác định bằng tiêu chuẩn của
Fried trong nghiên cứu của chúng tơi khá tương
đồng với báo cáo khác trên thế giới và y văn, do
vậy cĩ thể sử dụng tiêu chuẩn Fried để đánh giá
suy yếu trên bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh ĐMV.
Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cho thấy
chúng ta cĩ thể tác động vào yếu tố tinh thần,
luyện tập thể lực, phục hồi chức năng, và đặc
biệt là dinh dưỡng để phịng ngừa, cũng như
đảo ngược suy yếu. Kết quả này phù hợp với xu
hướng chung hiện nay của thế giới là can thiệp
chủ yếu vào ba khía cạnh phục hồi chức năng,
dinh dưỡng, tâm lý trong phịng ngừa và điều trị
suy yếu ở NCT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Afilalo J, et al (2014), "Frailty assessment in the cardiovascular
care of older adults". Journal of the American College of Cardiology,
63 (8), pp.747-762.
2. Bellumkonda L, Tyrrell D, Hummel SL, Goldstein DR (2017),
"Pathophysiology of heart failure and frailty: a common
inflammatory origin?". Aging Cell, pp.n/a-n/a.
3. Cassar A, Holmes DR, Rihal CS, Gersh BJ (2009), "Chronic
Coronary Artery Disease: Diagnosis and Management". Mayo
Clinic Proceedings, 84 (12), pp.1130-1146.
4. Clegg A, Young J, Iliffe S, Rikkert MO, Rockwood K (2013),
"Frailty in elderly people". The Lancet, 381 (9868), pp.752-762.
5. Collard RM, Boter H, Schoevers RA, Oude Voshaar RC (2012),
"Prevalence of frailty in community-dwelling older persons: a
systematic review". J Am Geriatr Soc, 60 (8), pp.1487-92.
6. Gharacholou SM, et al (2012), “Comparision of frail patients
versus nonfrail patients ≥ 65 years of age undergoing
percutaneous coronary intervention”. The American Journal of
cardiology, 109(11), pp.1569-1575.
7. Hamerman D (1999), "Toward an understanding of frailty". Ann
Intern Med, 130 (11), pp.945-50.
8. Joseph SM, Rich MW (2017), "Targeting Frailty in Heart Failure".
Current Treatment Options in Cardiovascular Medicine,
19(4),pp.31.
9. Juan S, et al (2015), “Usefulness of clinical data and biomakers
for the identification of frailty after acute coronary syndromes”.
Canadian Journal of Cardiology, 31(12), pp. 1462-1468.
10. Murray CJ, Lopez AD (1997), "Mortality by cause for eight
regions of the world: Global Burden of Disease Study". The
lancet, 349 (9061), pp.1269-1276.
11. Nguyễn Văn Trí, Võ Thành Nhân (2010), Hội chứng lão hĩa,
NXB Y Học, tr.23-47.
12. Nguyễn Xuân Thanh (2015), Hội chứng dễ bị tổn thương (frailty
syndrome) và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi điều
trị tại bệnh viện lão khoa trung ương, Luận văn Thạc sĩ Y học,
Trường Đại học Y Hà Nội,
13. Núđez J, Ruiz V, Bonanad C, Miđana G, García-Blas S, Valero E,
Núđez E, Sanchis J (2017), "Percutaneous coronary intervention
and recurrent hospitalizations in elderly patients with non ST-
segment acute coronary syndrome: The role of frailty".
International Journal of Cardiology, 228, pp.456-458.
14. Parker SG, Fadayevatan R, Lee SD (2006), "Acute hospital care
for frail older people". Age Ageing, 35 (6), pp.551-2.
15. Phạm Gia Khải (2008), Xử trí Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn
tính (Đau thắt ngực ổn định), Khuyến cáo về các bệnh lý Tim
mạch và Chuyển hĩa, Tập 1, Hội Tim mạch học Việt Nam,
tr.329-351.
16. Singh M, Rihal CS, Lennon RJ, Spertus JA, Nair KS, Roger VL
(2011), "Influence of frailty and health status on outcomes in
patients with coronary disease undergoing percutaneous
revascularization". Circulation: Cardiovascular Quality and
Outcomes, 4 (5), pp.496-502.
17. Viđa J, et al. (2016), "Biology of frailty: Modulation of ageing
genes and its importance to prevent age-associated loss of
function". Molecular aspects of medicine,
18. von Haehling S, Anker SD, Doehner W, Morley JE, Vellas B
(2013), "Frailty and heart disease". International journal of
cardiology, 168 (3), pp.1745-1747.
19. Wilson D, Jackson T, Sapey E, Lord JM (2017), "Frailty and
sarcopenia: The potential role of an aged immune system".
Ageing Res Rev, 36, pp.1-10.
Ngày nhận bài báo: 18/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 19/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ty_le_suy_yeu_dac_diem_cac_tieu_chi_thanh_phan_chan_doan_suy.pdf