Tài liệu Tỷ lệ suy dinh dưỡng trước mổ và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư dạ dày tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 157
TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRƯỚC MỔ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2018
Đoàn Duy Tân*, Lý Nhã Đam**, Phạm Thị Lan Anh***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Ước tính có khoảng 1 triệu trường hợp ung thư dạ dày (UTDD) mắc mới và hơn 74% trong số
đó tử vong mỗi năm trên toàn cầu, tại Việt Nam UTDD là loại ung thư thường gặp đứng thứ 3 ở cả 2 giới. Suy
dinh dưỡng (SDD) trước mổ là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến chỉ định điều trị cũng như sự hồi phục
của bệnh nhân nói chung và của bệnh nhân hậu phẫu UTDD nói riêng.
Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ SDD ở bệnh nhân ung thư dạ dày tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố
Hồ Chí Minh.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tiến hành trên 96 bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Y Dược
thành phố Hồ Chí Minh từ 16/04/2018 đến 20/06/2018, được phỏng vấn mặt đối mặt bằng bộ công cụ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 101 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ suy dinh dưỡng trước mổ và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư dạ dày tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 157
TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRƯỚC MỔ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2018
Đoàn Duy Tân*, Lý Nhã Đam**, Phạm Thị Lan Anh***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Ước tính có khoảng 1 triệu trường hợp ung thư dạ dày (UTDD) mắc mới và hơn 74% trong số
đó tử vong mỗi năm trên toàn cầu, tại Việt Nam UTDD là loại ung thư thường gặp đứng thứ 3 ở cả 2 giới. Suy
dinh dưỡng (SDD) trước mổ là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến chỉ định điều trị cũng như sự hồi phục
của bệnh nhân nói chung và của bệnh nhân hậu phẫu UTDD nói riêng.
Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ SDD ở bệnh nhân ung thư dạ dày tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố
Hồ Chí Minh.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tiến hành trên 96 bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Y Dược
thành phố Hồ Chí Minh từ 16/04/2018 đến 20/06/2018, được phỏng vấn mặt đối mặt bằng bộ công cụ soạn sẵn.
Thông tin thu thập gồm: tình trạng dinh dưỡng (SGA, NRS – 2002, MAC, BMI), đặc điểm dân số xã hội và
bệnh lý, xét nghiệm cận lâm sàng.
Kết quả: Theo phương pháp SGA, NRS – 2002, MAC, BMI, albumin huyết thanh thì nghiên cứu ghi nhận
tỷ lệ SDD lần lượt là: 51%, 39,6%, 25%, 25%, 40,6%. Tỷ lệ suy giảm số lượng tế bào lympho trong máu ngoại
vi: 27,1%. Thiếu máu chiếm tỷ lệ 42,7%. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
TTDD theo phương pháp SGA với nhóm tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, phương thức điều trị ung thư
trước đây, vị trí ung thư, albumin huyết thanh, phương pháp NRS – 2002 (p < 0,05). SDD ở bệnh nhân UTDD
đang ở mức cao.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng SDD theo SGA ở bệnh nhân UTDD cao nên điều tra
khẩu phần ăn của bệnh nhân, can thiệp dinh dưỡng tốt hơn.
Từ khoá: suy dinh dưỡng, ung thư dạ dày, SGA
ABSTRACT
PREOPERATIVE MALNUTRITION RATE AND RELATED FACTORS IN STOMACH CANCER
PATIENTS IN HO CHI MINH CITY UNIVERSITY MEDICAL CENTER 2018
Doan Duy Tan, Ly Nha Dam, Pham Thi Lan Anh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 157-162
Background: Globally, there are about 1 million new cases of stomach cancer and 74 % of which decease
every year. In Vietnam, stomach cancer is the third common cancer seen in both genders. Preoperative
malnutrition is an important factor, which affects the indications for treatment as well as the patient’s recovery in
general or the recovery of post-stomach cancer surgery patients to be specific.
Objective: To evaluate the malnutrition rate in the stomach cancer patients in Ho Chi Minh city university
medical center.
* Bộ môn Sức khoẻ Cộng đồng - Khoa Y Tế Công Cộng - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
**Khoa Y Tế Công Cộng - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Bộ môn Dinh dưỡng – Thực phẩm, Khoa Y Tế Công Cộng - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS Đoàn Duy Tân ĐT: 0969747510 Email: doanduytaan@ump.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 158
Methods: The cross-sectional study was performed on 96 patients at the Ho Chi Minh city university
medical center from April 16th, 2018 to June 20th, 2018. The patients are put in a face-to-face interview with a
prepared instrument. The collected data includes nutrittional status (SGA, NRS – 2002, MAC, BMI),
sociological and pathological characteristics, laboratory findings.
Results: According to the SGA, NRS – 2002, MAC, BMI and the blood albumin, the rates of malnutrition
are respectively: 51%, 39.6%, 25%, 25%, 40.6%. The rate of lymphocytopenia is 27.1%. Anemia has a
proportion of 42.7%. The study finds that there is a statistical connection between stomach cancer by SGA and
age groups, academic levels, occupations, previous treatment methods, cancer sites, blood alubumin, NRS – 2002
method (p < 0.05). The rate of malnutrition in stomach cancer patients is currently high.
Conclusion: The study finds that the malnutrition rate in stomach cancer patients is high, so investigate the
patient’s eating portions and intervene the nutrition better.
Keywords: malnutrition, stomach cancer, SGA
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ước tính có khoảng 1 triệu trường hợp
UTDD mắc mới và hơn 74% trong số đó tử vong
mỗi năm trên toàn cầu(8), tại Việt Nam UTDD là
loại ung thư thường gặp đứng thứ 3 ở cả 2
giới(10). Suy dinh dưỡng (SDD) trước mổ là một
yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến chỉ định điều
trị cũng như sự hồi phục của bệnh nhân nói
chung và của bệnh nhân hậu phẫu UTDD nói
riêng. Các bộ công cụ SGA, NRS – 2002, MNA,
PG-SGA, MAC kết hợp với các xét nghiệm cận
lâm sàng đang được sử dụng rộng rãi để đánh
giá TTDD ở bệnh nhân UTDD(4,5,12,13), tuy nhiên
chưa có bất kì công cụ nào được xem là tiêu
chuẩn vàng trên nhóm đối tượng này.
Phương pháp đánh giá tổng thể chủ quan
SGA (Subjective Global Assessment) được
Desky và cộng sự xây dựng là bộ công cụ khá
hiệu quả, không xâm lấn, nhanh chóng và ít tốn
kém, ngoài những câu hỏi tương ứng NRS –
2002, SGA có phần đánh giá dựa trên việc thăm
khám lâm sàng, vì vậy hiện đang được sử dụng
nhiều trong nghiên cứu cũng như trên lâm sàng
trong việc đánh giá TTDD trên đối tượng bệnh
nhân UTDD(4). Tỷ lệ SDD trước mổ ở bệnh nhân
UTDD dao động trong từ 31% đến 87%(1,16,17,19).
SDD không những làm giảm chất lượng cuộc
sống, sức đề kháng của cơ thể, mà còn ảnh
hưởng tới hệ miễn dịch làm gia tăng tỷ lệ biến
chứng sau mổ như nhiễm trùng (24% - 30%), xì
rò vết mổ (35 – 52%), tăng thời gian nằm viện (14
– 40 ngày) và chi phí điều trị cao hơn(3,6,14,19). Phát
hiện sớm các bệnh nhân SDD trước mổ để có
những can thiệp kịp thời là một yếu tố giúp
giảm các biến chứng sau mổ(3,11).
Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ
Chí Minh mở thêm khoa hoá trị vào năm 2011,
số lượng bệnh nhân ung thư đến khám và diều
trị ngày càng tăng đặc biệt là bệnh nhân
UTDD. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài này
nhằm xác định tỷ lệ SDD trước mổ và tìm hiểu
những yếu tố ảnh hưởng đến TTDD ở bệnh
nhân UTDD. Từ đó, nhấn mạnh tầm quan
trọng của việc phát hiện sớm tình trạng SDD
trên bệnh nhân nhằm can thiệp dinh dưỡng
sớm hơn góp phần cải thiện tiên lượng và chất
lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện
trên 96 bệnh nhân UTDD có chỉ định phẫu thuật
(nhập viện trong vòng 24 – 48h) tại khoa Ngoại
Tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố
Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian 16/04/2018
đến 20/06/2018.
Phương pháp thu thập số liệu
Sau khi đã được giải thích mục tiêu nghiên
cứu, bệnh nhân thoả tiêu chí đưa vào được yêu
cầu kí xác nhận vào phiếu đồng ý tham gia
nghiên cứu, thông tin được thu thập qua phỏng
vấn mặt đối mặt dựa trên bộ câu hỏi sẵn có,
thăm khám tại giường và ghi nhận dữ liệu thứ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 159
cấp từ hồ sơ bệnh án: chẩn đoán bệnh, các xét
nghiệm cận lâm sàng, các nghiên cứu viên được
tập huấn bới các chuyên gia dinh dưỡng.
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng phương
pháp SGA, phân loại SGA của tác giả
Detsky(5,12,13,17)
Không nguy cơ SDD: SGA – A: điểm số từ 9
– 12 điểm theo thang điểm SGA.
Nguy cơ SDD: SGA – B: điểm số từ 4 – 8 theo
thang điểm SGA.
SDD nặng: SGA – C: điểm số đạt từ 0 – 3
điểm theo thang điểm SGA.
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng BMI - Tổ chức
Y tế thế giới
Chỉ số nhân trắc: đo chiều cao cân nặng: sử
dụng cân Tanita với độ chính xác dến 0,1kg.
Chiều cao: dùng thước dây có độ với đơn vị
centimet, thước sẽ 0 cm khi chạm đất: SDD nặng:
<16 kg/m2, SDD nhẹ và vừa: 16 – 18,4 kg/m2,
Bình thường: 18,5 – 24,9 kg/m2, Thừa cân – béo
phì: 25 – 29,9 kg/m2, Béo phì: ≥ 30 kg/m2
Tình trạng dinh dưỡng theo albumin huyết
thanh
Bình thường: khi albumin huyết thanh trong
khoảng 3,5 – 5,2 g/dL, SDD nhẹ - trung bình: khi
albumin huyết thanh từ 2,8 đến 3,4 g/dL, SDD
nặng: khi albumin huyết thanh < 2,8 g/dL
Tình trạng dinh dưỡng theo NRS – 2002(12,17)
Có nguy cơ SDD: khi bệnh nhân ≥ 3 điểm,
không có nguy cơ SDD: khi bệnh nhân < 3 điểm
theo NRS – 2002.
Tình trạng dinh dưỡng theo MAC(12)
SDD nặng - MAC < BPV 5, SDD nhẹ - vừa:
MAC thuộc BPV 5 – 10, không SDD: MAC >
BPV 10.
Xét nghiệm cận lâm sàng
Nồng độ hemoglobin: không thiếu máu: >12
g/dL, thiếu máu nhẹ: 9 – 12 g/dL, thiếu máu vừa
và thiếu máu nặng: < 9 g/dL;
Tế bào lympho/mm3: bình thường: khi số
lượng tế bào lympho/mm3 trong máu ngoại vi
>1500, giảm nhẹ: khi số lượng tế bào
lympho/mm3 trong máu ngoại vi 900-1500,
giảm nặng: khi số lượng tế bào lympho/mm3
trong máu ngoại vi < 900.
Phân tích thống kê
Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1, phân
tích số liệu bằng phần mềm Stata 13.0
Thống kê mô tả
Phân bố tần số và tỷ lệ phần trăm của các
biến số định tính: đặc điểm mẫu nghiên cứu:
giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, nghề
nghiệp, phương thức điều trị, vị trí ung thư, tình
trạng dinh dưỡng theo SGA, NRS, BMI, MAC,
xét nghiệm cận lâm sàng.
Thống kê phân tích
Phân tích đơn biến: sử dụng kiểm định chi
bình phương để so sánh hai tỷ lệ (suy dinh
dưỡng với các đặc tính: nhóm tuổi, trình độ học
vấn, phương thức điều trị, ) và Fisher so sánh
hai tỷ lệ với bảng 2x2, >20% các ô có vọng trị < 5.
Kiểm định có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
Lượng hóa mối liên quan giữa tình trạng dinh
dưỡng theo SGA với các đặc tính: nhóm tuổi,
trình độ học vấn, phương thức điều trị, bằng
tỉ số tỷ lệ hiện mắc PR và khoảng tin cậy 95%.
KẾT QUẢ
Bảng 1. Đặc điểm dân số xã hội, bệnh lý (n=96)
Đặc tính Tần số Tỷ lệ %
Giới
Nam 65 67,7
Nữ 31 32,3
Nhóm tuổi
< 60 tuổi 49 51,0
≥ 60 tuổi 47 49,0
Trình độ học vấn
Không biết chữ 3 3,1
Cấp 1 52 54,2
Cấp 2 17 17,7
Cấp 3 11 11,5
Cấp 3 trở lên 13 13,5
Nghề nghiệp
Công nhân 5 5,2
Công chức, viên chức 12 12,5
Nội trợ 13 13,5
Nghỉ hưu 46 47,9
Khác (làm nông, buôn bán, tự do,) 20 20,8
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 160
Đặc tính Tần số Tỷ lệ %
Phương thức điều trị trước đây (n = 96)
Chưa điều trị trước đó 82 85,4
Đã được điều trị 14 14,6
Hóa trị 13 92,9
Đã từng phẫu thuật UTDD 4 30,8
Vị trí ung thư (n = 96)
Tâm vị 6 6,3
Đáy vị 4 4,2
Thân vị 34 35,4
Hang vị 49 51
Môn vị 3 3,1
Bảng 2. Đánh giá chức năng cơ thể(n=96)
Các chỉ số Tần số Tỷ lệ %
Số lượng lympho/mm
3
Không giảm (> 1500/mm
3
) 70 72,9
Giảm nhẹ (900 – 1500/mm
3
) 24 25
Giảm nặng (< 900/ mm
3
) 2 2,1
Hemoglobin
Không giảm (≥ 12,2 g/dL) 55 57,3
Giảm (< 12,2 g/dL) 41 42,7
Bảng 3. Đánh giá trình trạng dinh dưỡng(n=96)
Đặc tính Tần số Tỷ lệ %
Phương pháp SGA
SGA – A 47 49
SGA – B 44 45,8
SGA – C 5 5,2
Phương pháp NRS – 2002
Có nguy cơ SDD 38 39,6
Không có nguy cơ SDD 58 60,4
MAC
Không SDD 72 75
SDD mức độ vừa 14 14,6
SDD mức độ nặng 10 10,4
BMI
Thừa cân – béo phì 13 13,5
Không SDD 59 61,5
SDD mức độ nhẹ 12 12,5
SDD mức độ vừa 4 4,2
SDD mức độ nặng 8 8,3
Albumin huyết thanh
Không SDD 57 59,4
SDD mức độ nhẹ - TB 31 32,3
SDD mức độ nặng 8 8,3
Bảng 4. Mối liên quan giữa TTDD theo SGA và các đặc điểm cần khảo sát
Các đặc tính SGA p PR
(KTC 95%) SDD n (%) Không SDD n (%)
Nhóm tuổi 0,014
< 60 tuổi 19 (38,8) 30 (61,2) 1
≥ 60 tuổi 30 (63,8) 17 (36,2) 1,65 (1,09 – 2,49)
Trình độ học vấn
Cấp 1 34 (61,8) 21 (38,2) 1
Cấp 2 10 (58,8) 7 (41,2) 0,003 0,65 (0,44 – 0,96)
Cấp 3 trở lên 5 (20,8) 19 (79,2) 0,42 (0,19 – 0,92)
Phương thức điều trị trước đây 0,005
Chưa từng điều trị 37 (45,1) 45 (54,9) 1
Đã từng điều trị 12 (85,7) 2 (14,3) 1,90 (1,38 – 2,62)
Vị trí ung thư 0,002
Tâm phình vị 4 (40,0) 6 (60,0) 1
Thân vị 10 (29,4) 24 (70,6) 1,65 (1,01 – 2,68)
Hang môn vị 35 (67,3) 17 (32,7) 2,71 (1,02 – 7,19)
BÀN LUẬN
Nghiên cứu ghi nhân sự phân bố về giới tính
không đồng đều, trong đó bệnh nhân nam cao
gấp 2 lần nữ, tương đương với nhiều nghiên cứu
khác như nghiên cứu của Đặng Văn Thởi (nam
gấp 4 lần nữ), Trịnh Hồng Sơn (nam gấp 3 lần
nữ)(17). Lý do nam giới mắc bệnh nhiều hơn có
thể được lý giải bởi mức tiêu thụ đồ uống có cồn,
hút thuốc lá tại Việt Nam khá cao, chính những
hành vi này đã được chứng minh là yếu tố nguy
cơ của UTDD(2,7).
Với tỷ lệ nhiễm H.pylori trong dân số Việt
Nam lên đến hơn 70%, hang môn vị được ghi
nhận là vị trí ung thư xảy ra nhiều nhất trong
báo cáo của tác giả Trịnh Hồng Sơn (72%), Vũ
Quang Toản (67,8%)(17,18). Khi bệnh nhân bị
nhiễm H.pylori sẽ tác động tới quá trình điều hòa
ngược làm tăng tiết acid trong một thời gian dài,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 161
gây nên hiện tượng teo niêm mạc, dị sản và
chuyển sản vùng hang – môn vị. Đây chính là
những tế bào tiền thân ác tính của ung thư.
Kết quả nghiên cứu ghi nhận có tới 42,7% các
đối tượng suy giảm nồng độ hemoglobin, tỷ lệ
này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của
Trịnh Hồng Sơn với tỷ lệ giảm nồng độ
hemoglobin là 40% (17), có thể là do triệu chứng
như xuất huyết tiêu hóa trên cũng rất thường
gặp ở bệnh nhân UTDD, điều trị bằng hóa trị, đã
từng phẫu thuật trước đó hay kết hợp của cả hai
phương thức điều trị trên giải thích một phần
cho tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Phẫu thuật
cắt một phần dạ dày tất yếu đã làm hạn chế sự
hấp thu dinh dưỡng, trong đó làm giảm hấp thu
sắt, vitamin B12, acid folic - là một trong những
nguyên liệu tạo hồng cầu cũng như tác dụng
phụ của phương thức hóa trị liệu có thể gây ra
các triệu chứng tiêu hóa (chán ăn, mệt mỏi, buồn
nôn) làm bệnh nhân giảm lượng ăn vào, hóa
trị liệu còn có thể gây độc tế bào, suy tủy xương,
ảnh hưởng đến quá trình tạo máu(9).
Trong vòng 48 giờ đầu nhập viện, tỷ lệ SDD
theo SGA trong nghiên cứu là 51%, trong đó
SDD nặng chiếm 5,2%. Tỷ lệ này thấp hơn so với
nghiên cứu của Ali Esfahani (87% SDD theo
SGA) nhưng tương đồng với nghiên cứu của
Trịnh Hồng Sơn với tỷ lệ SDD theo SGA là 48%
(trong đó SDD nặng chiếm 4%)(1,17). Sự chênh
lệch này vì có sự khác biệt về dịch tễ học và cách
lựa chọn đối tượng tham gia nghiên cứu.
Tỷ lệ SDD ghi nhận là 40,6%, cao hơn rất
nhiều so với tỷ lệ SDD theo albumin của Trịnh
Hồng Sơn là 8,4%(17). Điều này có thể được lý giải
vì albumin sẽ giảm theo giai đoạn bệnh và các
đối tượng khảo sát của tác giả Trịnh Hồng Sơn
đa phần đang ở giai đoạn I và II (chiếm tới
44,9%).
Bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên có tỷ lệ SDD
theo phương pháp SGA cao gấp 1,65 lần so với
nhóm bệnh nhân dưới 60 tuổi (p=0,014). Điều
này có thể lý giải bởi việc tăng dị hóa và giảm
đồng hóa ở những bệnh nhân lớn tuổi làm suy
giảm cơ, tồn tại tình trạng suy đa cơ quan, xuất
hiện các bệnh lý mạn tính khác đi kèm gây nên
tình trạng viêm mạn tính, từ đó hình thành nên
các cytokine tiền viêm làm thúc đẩy sự sụt cân,
tăng chuyển hóa và chán ăn ở bệnh nhân lớn
tuổi(12).
Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan khuynh
hướng có ý nghĩa thống kê giữa TTDD đánh giá
theo SGA với trình độ học vấn. Cụ thể ở những
đối tượng học cấp 2 có tỷ lệ SDD theo SGA giảm
đi 0,65 lần (p=0,003). Những đối tượng học cấp 3
trở lên có tỷ lệ SDD theo SGA giảm 0,42 lần
(p=0,003). Bệnh nhân có trình độ học vấn cao thì
thường có nhận thức đúng về tình trạng dinh
dưỡng của bản thân, đồng thời có khuynh
hướng thực hành dinh dưỡng tốt hơn so với
bệnh nhân có trình độ học vấn thấp.
Tình trạng dinh dưỡng đánh giá theo
phương pháp SGA và albumin huyết thanh có
mối liên quan có ý nghĩa thống kê p=0,002. Như
vậy, chỉ số albumin càng thấp thì nguy cơ bị
SDD càng cao theo phương pháp SGA. Albumin
huyết thanh trước giờ vẫn là một chỉ số được sử
dụng để đánh giá dinh dưỡng.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng SDD
theo SGA ở bệnh nhân UTDD cao nên điều tra
khẩu phần ăn của bệnh nhân, can thiệp dinh
dưỡng tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ali E, Mohammad HS, et al (2017).A new score for screening of
malnutrition in patients with inoperable gastric
adenocarcinoma. Japanese Journal of Clinical Oncology, 47 (6):pp.
475 - 479.
2. Bui Van T, Blizzard C.L., et al. (2016). Alcohol Consumption in
Vietnam, and the Use of 'Standard Drinks' to Measure Alcohol
Intake. Alcohol and alcoholism, 51 (2):pp. 186-95.
3. Choi WJ, Kim J (2016). Nutritional Care of Gastric Cancer
Patients with Clinical Outcomes and Complications: A Review.
Clinical Nutrition Research, 5 (2):pp. 65-78.
4. Detsky S, McLaughlin JR, Baker JP, Johnston N, Whittaker S, et
al (1987). What is subjective global assessment of nutritional
status?.Journal of parenteral and enteral nutrition, 11 (1):8-13.
5. Đặng Trần Khiêm (2011). Tình trạng dinh dưỡng chu phẩu và
kết quả sớm sau mổ các bệnh gan mật tụy tại bệnh viện Chợ
Rẫy. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí
Minh.
6. Garth AK., Newsome CM et al (2010). Nutritional status,
nutrition practices and post-operative complications in patients
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 162
with gastrointestinal cancer. Journal of human nutrtion and
dietetics, 23 (4):pp. 393-401.
7. Ho Van Minh et al. (2017). Prevalence of tobacco smoking in
Vietnam: findings from the Global Adult Tobacco Survey 2015.
International Journal of pulic health, 62 (Suppl 1):pp. 121-129.
8. Han BK, Jang JY, Kim H.J (2011). Clinical Significance of the
Pattern of Lymph Node Metastasis Depending on the Location
of Gastric Cancer. Journal Gastric Cancer, pp. 86-93.
9. Kim JH., Bae YJ., Jun K.H., Chin HM. (2018). The prevalence
and clinical significance of postgastrectomy anemia in patients
with early-stage gastric cancer: A retrospective cohort study.
International Journal of surgery, 52:pp. 61-66.
10. Le T Ngoan et al (2007). Cancer mortality pattern in Viet Nam.
Asian Pacific Journal of Cancer Prevention, 8 (4):pp. 535-538.
11. Loh KW et al. (2012). Unintentionnal weight loss is the most
important indicator of malnutrition among surgical cancer
patients. The Netherlands Journal of Medicine, 70 (8):tr. 365-369.
12. Lưu Ngân Tâm, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Doãn Uyên Vy
(2014). Những vấn đề cơ bản trong dinh dưỡng lâm sàng. Nhà
xuất bản Y Học, Hồ Chí Minh, tr. 21-561.
13. Lưu Ngân Tâm, Nguyễn Thùy An.(2011). Tình trạng dinh
dưỡng trước mổ và biến chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật
gan mật tụy tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y học TP.Hồ Chí
Minh, 15 (4):tr. 387-396.
14. Okamoto Y, Okano K. et al.(2009). Attenuation of the Systemic
Inflammatory Response and Infectious Complications After
Gastrectomy with Preoperative Oral Arginine and x-3 Fatty
Acids Supplemented Immunonutrition. Word J Surg,
33(9):pp.1815-21.
15. Phạm Đình Lựu (2012). Sinh lý học y khoa. Nhà xuất bản Y học,
Hồ Chí Minh, tr. 302 - 315.
16. Seung WR, Kim IH (2010). Comparison of different nutritional
assessments in detecting malnutrition among gastric cancer
patients. World Journal of Gastroenterology, 16(26):pp. 3310–3317.
17. Trịnh Hồng Sơn, Nguyễn Bá Anh, Lê Minh Hương (2013).
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trước mổ ung
thư dạ dày. Y học thực hành, 10 (884), tr. 3-7.
18. Vũ Quang Toản, Đoàn Hữu Nghị, et al. (2012). Bước đầu đánh
giá điều trị bệnh ung thư dạ dày giai đoạn muộn (IIB-IIIC: T4,
M0) bằng phẫu thuật và hóa trị bổ trợ phác đồ EOX. Tạp chí
Ung thư học Việt Nam, tr. 79-86.
19. Wu B.W., et al. (2009). Clinical application of subjective global
assessment in Chinese patients with gastrointestinal cancer.
World journal of Gastroenterology, 15 (28):pp. 3542-9.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ty_le_suy_dinh_duong_truoc_mo_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_benh.pdf