Tỷ lệ sử dụng thực phẩm chức năng của phụ nữ đến khám tại Trung tâm y tế huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, năm 2017

Tài liệu Tỷ lệ sử dụng thực phẩm chức năng của phụ nữ đến khám tại Trung tâm y tế huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, năm 2017: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 29 TỶ LỆ SỬ DỤNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CỦA PHỤ NỮ ĐẾN KHÁM TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TUY AN, TỈNH PHÚ YÊN, NĂM 2017 Nguyễn Thị Thùy Duyên*, Tạ Thị Kim Ngân** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Hiện nay ngày càng có nhiều người quan tâm và sử dụng thực phẩm chức năng, do vậy để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà sản xuất kinh doanh đã đưa ra thị trường nhiều loại thực phẩm chức năng khác nhau với mục đích sử dụng khác nhau. Tuy nhà nước đã có nhiều quy định pháp luật về việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng nhưng thực tế vẫn còn nhiều bất cập. Điều này làm cho các nhà kinh doanh lợi dụng kẽ hở để lách luật, đưa ra thị trường nhiều loại thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, gây hoang mang cho người tiêu dùng khi mua sắm và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi sử dụng. Nghiên cứu này cung cấp cơ sở tham khảo để đưa ra các hướng dẫn thích hợp cho sức khoẻ người dân ...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ sử dụng thực phẩm chức năng của phụ nữ đến khám tại Trung tâm y tế huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 29 TỶ LỆ SỬ DỤNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CỦA PHỤ NỮ ĐẾN KHÁM TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TUY AN, TỈNH PHÚ YÊN, NĂM 2017 Nguyễn Thị Thùy Duyên*, Tạ Thị Kim Ngân** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Hiện nay ngày càng có nhiều người quan tâm và sử dụng thực phẩm chức năng, do vậy để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà sản xuất kinh doanh đã đưa ra thị trường nhiều loại thực phẩm chức năng khác nhau với mục đích sử dụng khác nhau. Tuy nhà nước đã có nhiều quy định pháp luật về việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng nhưng thực tế vẫn còn nhiều bất cập. Điều này làm cho các nhà kinh doanh lợi dụng kẽ hở để lách luật, đưa ra thị trường nhiều loại thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, gây hoang mang cho người tiêu dùng khi mua sắm và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi sử dụng. Nghiên cứu này cung cấp cơ sở tham khảo để đưa ra các hướng dẫn thích hợp cho sức khoẻ người dân bằng cách phân tích nhận thức sử dụng và nhu cầu của phụ nữ về thực phẩm chức năng. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ sử dụng thực phẩm chức năng của phụ nữ đến khám tại Trung tâm y tế huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên năm 2017. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn phỏng vấn 373 phụ nữ đến khám tại Trung tâm y tế huyện Tuy An năm 2017. Kết quả: Tỷ lệ sử dụng thực phẩm chức năng là 23,1%, trong đó có 87% phụ nữ hài lòng về hiệu quả của thực phẩm chức năng và 52,3% phụ nữ tiếp tục sử dụng thực phẩm chức năng. Kết luận: Người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ sản phẩm trước khi mua và mua những thực phẩm chức năng rõ nguồn gốc của nhà sản xuất uy tín. Từ khóa: thực phẩm chức năng, đánh giá, nhu cầu sử dụng, phụ nữ, khám bệnh. ABSTRACT THE PROPORTION OF USING FUNCTIONAL FOODS OF WOMEN TO EXAMINE AT THE HEALTH CENTER OF TUY AN DISTRICT, PHU YEN PROVINCE IN 2017 Nguyen Thi Thuy Duyen, Ta Thi Kim Ngan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1 - 2018: 29 - 36 Background: More people currently interests in and use functional foods, so to adapt the needs of consumers, manufacturers have introduced various functional foods for different purposes and clients. Although the government has many legal regulations on production and trading of functional foods, there are still many inadequacies in reality. Businessmen use loophole to break the law and many functional foods those unknown origin, poor quality were come onto the market. This causes panic and anxiety for consumers to buy and affect their health while using functional foods. This study was performed to provide a reference base for suggesting proper guidelines for the health of the people by analyzing perception and identifying needs of women on health functional foods. Objectives: To determine the proportion of using functional foods of women to examine at the health center of Tuy An district, Phu Yen province in 2017 Methods: This is a cross sectional descriptive study, using questionnaires to directly interview 373 * BS Y học dự phòng, ĐH Y Dược TPHCM, ** Khoa YTCC, ĐH Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Thùy Duyên ĐT: 01676207002 Email:thuyduyen.yhdp11.yds@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 30 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản women who came to the health center of Tuy An district, Phu Yen province in 2017 Results: The proportion of using functional foods was 23.1%, in which 87% of women were satisfied with efficiency of functional foods and 52.3% of women were going to continue to use functional foods. Conclusion: Consumers should thoroughly find out products before buying and should buy functional foods with specific original source of reputable manufacturers. Keywords: Functional foods, evaluation and demand, women, examine. ĐẶT VẤN ĐỀ Thực phẩm chức năng (TPCN) là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học(7). Hiện nay nhu cầu sử dụng TPCN ngày càng tăng cùng với sự quan tâm về chất lượng sống. Tại Việt Nam, số người sử dụng TPCN ngày càng tăng. Chỉ tính những người sử dụng TPCN qua kênh bán hàng đa cấp cho thấy: năm 2005 có khoảng 1 triệu người ở 23 tỉnh (1,1% dân số) sử dụng TPCN, năm 2010 đã tăng lên 5.700.000 người ở khắp 63 tỉnh, thành phố (chiếm 6,6% dân số) sử dụng TPCN(2). Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà sản xuất kinh doanh đã đưa ra thị trường nhiều loại TPCN khác nhau với mục đích sử dụng khác nhau cho các đối tượng khác nhau. Tuy nhà nước đã có nhiều quy định pháp luật về việc sản xuất, kinh doanh TPCN nhưng vẫn còn nhiều bất cập trong thực tiễn. Điều này đã làm cho các nhà sản xuất kinh doanh lợi dụng kẽ hở để lách luật, đưa ra thị trường nhiều loại TPCN không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, bán hàng đa cấp, sai phạm về quảng cáo TPCN, vi phạm luật khám chữa bệnh v.vgây tâm lý hoang mang, lo sợ cho người tiêu dùng khi mua TPCN và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu sử dụng không đúng cách hay dùng TPCN giả. Trong gia đình, phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong quyết định chi tiêu và thường là người đưa ra các quyết định mua sắm các sản phẩm dinh dưỡng. Họ cũng quan tâm sức khỏe, sắc đẹp bản thân, chăm sóc sức khỏe gia đình và chi tiêu nhiều hơn. Do vậy nhu cầu sử dụng và tỷ lệ sử dụng TPCN của phụ nữ cao hơn. Ngoài ra, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng TPCN của phụ nữ: môi trường, nhận thức của người phụ nữ, điều kiện kinh tế. Tuy nhiên những nghiên cứu về việc sử dụng TPCN ở phụ nữ lại khá ít ở Việt Nam. Vì thế, nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định tỷ lệ sử dụng TPCN và đánh giá sự hài lòng cũng như nhu cầu về TPCN của phụ nữ; từ đó cung cấp cơ sở tham khảo cho cơ sở y tế có những hướng dẫn sử dụng TPCN thích hợp cho người dân. Nghiên cứu cũng cung cấp thông tin cho những cơ sở sản xuất TPCN cải thiện chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cắt ngang mô tả, phỏng vấn trực tiếp phụ nữ tuổi từ 19 trở lên đến khám tại trung tâm y tế huyện Tuy An. Cỡ mẫu được tính dựa vào kết quả nghiên cứu trước đó của Lim Heesook, Kim Tae-Hee Kim thực hiện tại Bệnh viện Đại học Soonchunhyang, Bucheon, Hàn Quốc năm 2014, cỡ mẫu dự kiến là 373 phụ nữ(4). Trong nghiên cứu này chúng tôi phỏng vấn toàn bộ những người phụ nữ từ 19 tuổi trở lên, đến khám tại trung tâm y tế huyện Tuy An vào thời điểm nghiên cứu (tháng 6 năm 2017) cho đến khi đủ cỡ mẫu ước lượng, được 373 người. Dữ liệu được thu thập bằng bộ câu hỏi soạn sẵn có cấu trúc gồm 4 phần: đặc điểm cá nhân (13 câu hỏi), nhận thức về TPCN (4 câu hỏi), sử dụng TPCN (8 câu hỏi), đánh giá sự hài lòng về TPCN và nhu cầu TPCN (6 câu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 31 hỏi). Dữ kiện được xử lý bằng phần mềm Epidata 3.1 và STATA 12.0. Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt bởi hội đồng khoa học đào tạo của khoa Y tế công cộng, đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh và cuộc phỏng vấn được thực hiện khi có sự đồng ý của những phụ nữ tham gia nghiên cứu. KẾT QUẢ Những phụ nữ tham gia nghiên cứu có độ tuổi từ 19 trở lên, tất cả đều là người dân tộc Kinh, phần lớn là không theo đạo (84,2%), có trình độ học vấn thấp hơn trung học phổ thông là 62,7%, nghề nghiệp chủ yếu là nội trợ và nông dân (47,9%). Trong nghiên cứu này có 184 người không rõ thu nhập chiếm 49,3% và phần lớn đối tượng có thu nhập từ 2 triệu đồng/tháng trở xuống (16,9%). Điều kiện kinh tế gia đình hầu hết ở mức trung bình chiếm 83,7%. Hầu hết các đối tượng đều đã kết hôn (92,8%). Tình trạng sức khỏe của đa số phụ nữ trong nghiên cứu này là bình thường và tốt chiếm tỷ lệ lần lượt là 57,6% và 21,7%. Có 74,8% phụ nữ tham gia vào nghiên cứu chưa từng mắc bệnh trước đó. Khám thai/sinh con là lý do chủ yếu của các phụ nữ đến Trung tâm y tế (42,1%), 26,9% phụ nữ đến khám vì bệnh phụ khoa. Trong nghiên cứu này, phụ nữ mãn kinh chiếm tỷ lệ 15,8%. Tỷ lệ sử dụng TPCN Đa số phụ nữ trong nghiên cứu này là không quan tâm đến TPCN hoặc là rất ít quan tâm chiếm tỷ lệ lần lượt là 38,8% và 25,7%, và không hiểu biết gì về TPCN cũng chiếm đa số là 65,1%. Số phụ nữ tin vào hiệu quả khoa học của TPCN chiếm tỷ lệ 53,1%. Đa số phụ nữ biết về TPCN từ tivi/radio chiếm tỷ lệ 49,1% và người quen là 42,6%. Bảng 1. Nhận thức của đối tượng về TPCN (n=373) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Mức độ quan tâm đến TPCN Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Rất nhiều Nhiều Có quan tâm Rất ít Không quan tâm 20 11 101 96 145 5,4 3,0 27,1 25,7 38,8 Mức độ hiểu biết về TPCN Hiểu chính xác về loại và hiệu quả TPCN Chỉ biết về loại TPCN Chỉ biết về hiệu quả TPCN Không hiểu gì 18 58 54 243 4,8 15,6 14,5 65,1 Mức độ tin cậy về mặt hiểu quả, khoa học của TPCN Rất tin cậy Tin cậy Hơi/khá tin cậy Không đáng tin cậy Không biết 20 75 103 23 152 5,4 20,1 27,6 6,2 40,7 Nguồn cung cấp thông tin TPCN Tivi/radio Internet Sách báo/tờ rơi Người quen Bác sĩ/dược sĩ/NVYT Nhân viên bán sản phẩm 183 82 14 159 22 36 49,1 22,0 3,8 42,6 5,9 9,7 Bảng 2. Tỷ lệ sử dụng TPCN (n=373) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Sử dụng TPCN Có 86 23,1 Không 151 40,5 Đã từng 136 36,4 Tỷ lệ hiện có sử dụng TPCN của phụ nữ trong nghiên cứu này là 23,1%. Có 40,5% phụ nữ chưa từng dùng TPCN và 36,4% phụ nữ là đã từng dùng TPCN trong quá khứ. Bảng 3. Thông tin liên quan đến sử dụng TPCN (n=222) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Loại TPCN đã/đang sử dụng Vitamin (A,B,C,D,E,) Calcium, magnesium, kẽm, sắt Linh chi, nhân sâm Sản phẩm làm đẹp Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt nội tiết tố, phụ khoa Khác(Thuốc bổ cho sức khỏe (bổ não, mát gan)) 90 79 84 33 14 19 40,5 35,6 37,8 14,9 6,3 8,6 Số loại TPCN đã/đang sử dụng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 32 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) 1 2 3 Khác(từ 4 đến 6 loại TPCN) 115 57 36 14 51,8 25,7 16,2 6,3 Thời gian sử dụng TPCN Không nhớ rõ ≤ 3 tháng Từ trên 3 tháng - ≤ 5tháng Từ trên 5 tháng - ≤ 12 tháng Trên 12 tháng 18 76 32 61 35 8,1 34,2 14,4 27,5 15,8 Lý do sử dụng TPCN Làm đẹp Chữa bệnh/phòng bệnh Bổ sung các chất cần thiết Điều hòa nội tiết tố/điều hòa kinh nguyệt Thấy nhiều người khen dùng tốt nên dùng 123 78 99 51 15 55,4 35,1 44,6 23 6,8 Nơi mua sản phẩm Nhà thuốc tây Đặt mua qua internet Khác 193 18 11 86,9 8,1 5,0 Kết quả nghiên cứu cho thấy có 222 phụ nữ hiện có sử dụng TPCN hay đã từng sử dụng trong quá khứ. Các loại TPCN bổ sung vitamin, khoáng chất, linh chi nhân sâm là những loại TPCN được sử dụng nhiều nhất, chiếm tỷ lệ lần lượt là 40,5%, 35,6%, 37,8%. Đa số đối tượng chỉ dùng một sản phẩm, chiếm tỷ lệ là 51,8%. Có 34,2% đối tượng sử dụng từ 3 tháng trở xuống, chiếm tỷ lệ cao nhất. Phụ nữ sử dụng TPCN chủ yếu là để làm đẹp và bổ sung các chất cần thiết, có tỷ lệ lần lượt là 55,4% và 44,6%. Hiệu thuốc tây là nơi mua sản phẩm TPCN của hầu hết các đối tượng (86,9%). Và khi mua sản phẩm, họ dựa trên 3 tiêu chí chủ yếu là có hiệu quả (70,7%), được nhiều người quen giới thiệu (39,2%) và giá rẻ/hợp lý có tỷ lệ lần lượt là (33,3%). Đánh giá của đối tượng về TPCN và nhu cầu phát triển TPCN Bảng 4. Đánh giá của đối tượng về TPCN và nhu cầu phát triển TPCN (n=222) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Mức độ hài lòng về hiệu quả TPCN Hài lòng Khá hài lòng Không hài lòng 77 116 29 34,7 52,3 13,0 Mức độ hài lòng về giá bán TPCN Hài lòng Khá hài lòng Không hài lòng 78 130 14 35,1 58,6 6,3 Tác dụng phụ Không có tác dụng phụ Đau đầu Rối loạn tiêu hóa Dị ứng da 162 18 40 2 73,0 8,1 18,0 0,9 Tiếp tục sử dụng Có Không 116 106 52,3 47,7 Phát triển TPCN cho phụ nữ Cần thiết Không cần thiết Không biết 207 2 13 93,2 0,9 5,9 Lĩnh vực quan trọng nhất để phát triển TPCN Khắc phục hội chứng mãn kinh và cải thiện chất lượng cuộc sống Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ Dự phòng và làm chậm tiến triển của các bệnh thường gặp ở phụ nữ Kiểm soát cân nặng Làm đẹp 38 45 95 2 27 18,4 21,7 45,9 1,0 13,0 Tỷ lệ phụ nữ trong nghiên cứu này hài lòng về hiệu quả và giá bán của TPCN khá cao. Chỉ có 13% đối tượng không hài lòng về hiệu quả và 6,3% không hài lòng về giá bán của TPCN. Theo đánh giá của đối tượng có sử dụng TPCN thì sản phẩm TPCN họ sử dụng đa số là không có tác dụng phụ, chiếm tỷ lệ là 73%. Tỷ lệ phụ nữ có ý muốn tiếp tục sử dụng TPCN và không muốn dùng tiếp gần xấp xỉ nhau là 52,3% và 47,7%. Về nhu cầu phát triển Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 33 TPCN cho phụ nữ thì đa số (93,2%) đối tượng cho rằng cần thiết. Và lĩnh vực mà đa số phụ nữ cho rằng là quan trọng nhất để phát triển TPCN là dự phòng và làm chậm tiến triển các bệnh hay gặp ở phụ nữ (45,9%) và cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở phụ nữ (21,7%). Các yếu tố liên quan đến sử dụng TPCN Bảng 5. Các đặc điểm dân số liên quan đến sử dụng TPCN (n=373) Đặc tính mẫu Sử dụng TPCN P PR KTC 95% Có (n= 86) Không (n=287) Trình độ học vấn Dưới Trung học phổ thông (THPT) Từ THPT trở lên 31(13,3) 55(39,6) 203(86,7) 84(60,4) <0,001 2,98 2,0–4,4 Điều kiện kinh tế gia đình Nghèo/cận nghèo Trung bình Khá giả/giàu có 4 (22,2) 56 (18) 26 (60,5) 14 (77,8) 256 (82) 17 (39,5) <0,001 1 0,8 2,7 0,3–2,0 1,1–6,7 Nghề nghiệp Công nhân Cán bộ viên chức (gồm giáo viên) Nhân viên văn phòng Buôn bán Nông dân Thợ (may, làm tóc,) Không đi làm (nội trợ, nghỉ hưu, thất nghiệp, sinh viên) 8 (21,1) 24 (64,9) 14 (56) 8 (22,2) 13 (14) 7 (17,5) 12(11,5) 30 (78,9) 13 (35,1) 11 (44) 28 (77,8) 80 (86) 33 (82,5) 92 (88,5) <0,001 1 3,1 2,7 1,1 0,7 0,8 0,5 1,6–6,0 1,3–5,4 0,4–2,5 0,3–1,5 0,3–2,1 0,2–1,2 Thu nhập bình quân*** ≤ 2000000 Trên 2000000 – ≤ 3000000 Trên 3000000 – ≤ 4000000 Trên 4000000 8(12,7) 13(27,7) 18(45) 21(53,9) 55(87,3) 34(72,3) 22(55) 18(45,1) <0,001 ** 1 2,4 3,8 5,9 1,5–3,9 1,9–7,6 2,4–14,8 Tình trạng sức khỏe Tốt Bình thường Không tốt 30 (37) 43 (20) 13(16,9) 51(63) 172(80) 64(83,1) 0,003 1 0,54 0,45 0,3–0,9 0,2–0,9 Tiền sử bệnh tật Không bệnh Có bệnh 55(19,7) 31(33) 224(80,3) 63(67) 0,008 1,6 1,2–2,3 Lý do đến khám Tăng huyết áp/ tăng lipid máu/các bệnh tim mạch/ não/phụ khoa Khác 52(36,9) 34(14,7) 89(63,1) 198(85,3) <0,001 2,5 1,7–3,7 Mức độ quan tâm TPCN Rất nhiều Nhiều Có quan tâm Rất ít quan tâm 15 (75) 8 (72,7) 47(46,5) 9 (9,4) 5 (25) 3 (27,3) 54 (53,5) 87 (90,6) <0,001 1 0,97 0,6 0,1 0,6–1,5 0,4–0,9 0,06–0,2 Đặc tính mẫu Sử dụng TPCN P PR KTC 95% Có (n= 86) Không (n=287) Không quan tâm 7 (4,8) 138(95,2) 0,06 0,03-0,1 Mức độ hiểu biết về TPCN Có hiểu biết Không hiểu biết 69(53,1) 17(7,0) 61 (46,9) 226(93,0) <0,001 7,6 4,7–12,3 Mức độ tin cậy về mặt khoa học, hiệu quả của TPCN Rất tin cậy Tin cậy Hơi/khá tin cậy Không đáng tin cậy Không biết 14 (70) 32(42,7) 32(31,1) 2 (8,7) 6(4) 6 (30) 43 (57,3) 71 (68,9) 21 (91,3) 146(96) <0,001 1 0,6 0,4 0,1 0,06 0,4 – 0,9 0,3 – 0,7 0,03–0,5 0,02-0,1 **có tính khuynh hướng *** Có 184 đối tượng không rõ thu nhập Có mối liên quan giữa tỷ lệ sử dụng TPCN của phụ nữ và trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, điều kiện kinh tế gia đình của họ. Những phụ nữ có trình độ học vấn từ THPT trở lên, nhân viên văn phòng, hay thu nhập càng cao, điều kiện kinh tế giàu có/khá giả có tỷ lệ sử dụng TPCN nhiều hơn so với những người có trình độ học vấn dưới THPT, hay là công nhân, hay thu nhập thấp, hay điều kiện kinh tế nghèo/cận nghèo. Có mối liên quan giữa tỷ lệ sử dụng TPCN và tình trạng sức khỏe hiện tại của đối tượng, tiền sử bệnh tật, mức độ quan tâm đến TPCN, mức độ hiểu biết về TPCN, mức độ tin cậy về mặt khoa học, hiệu quả của TPCN của phụ nữ. Những phụ nữ hiện có sức khoẻ tốt, hay đã từng mắc bệnh trước đây, hay có quan tâm đến TPCN, có hiểu biết về TPCN, hay rất tin về hiệu quả, khoa học của TPCN có tỷ lệ sử dụng TPCN nhiều hơn so với những đối tượng khác. BÀN LUẬN Tỷ lệ sử dụng TPCN Trong nghiên cứu này, người dân biết được thông tin về TPCN chủ yếu từ tivi/đài (49,1%), người quen giới thiệu (42,6%) và internet (22%). Kết quả này cũng khá tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Thuận năm 2015: người tiêu dùng tiếp cận thông tin, tìm hiểu về TPCN chủ yếu qua các kênh như internet (25%), qua giới thiệu của Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 34 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản bạn bè, người thân (21,67%); hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng (11,67%)(5). Tỷ lệ người được truyền thông về TPCN từ các kênh như báo/tạp chí chuyên ngành sức khỏe, nhân viên y tế, hội thảo/tập huấn y tế v.v ở hai nghiên cứu chưa cao. Vì thế, các cơ sở y tế, tổ chức chăm sóc sức khỏe cộng đồng cần tăng cường truyền thông kiến thức về TPCN cho người tiêu dùng. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ hiện có sử dụng TPCN của phụ nữ thấp hơn nghiên cứu của Lim và Kim là 41,4%(4). Sự khác biệt này có thể là do phụ nữ trong nghiên cứu này không quan tâm nhiều đến TPCN cũng như mức độ hiểu biết hay sự tin cậy vào TPCN cũng thấp hơn so với những người phụ nữ trong nghiên cứu ở Hàn Quốc. Bên cạnh đó, có thể là do thu nhập của phụ nữ trong nghiên cứu ở Hàn Quốc cao hơn thu nhập của nhóm phụ nữ của nghiên cứu này. Khi thu nhập càng cao, người dân có xu hướng quan tâm đến sức khỏe của mình hơn và bỏ nhiều tiền hơn cho việc mua TPCN để nâng cao sức khỏe. Do vậy tỷ lệ sử dụng TPCN của những phụ nữ trong nghiên cứu này cũng thấp hơn. Hầu hết các đối tượng đều đến hiệu thuốc tây để mua TPCN chiếm tỷ lệ 86,9%. Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Lim và Kim(4) là 17,3%. Sự khác biệt về nơi mua TPCN có thể là do người dân Việt Nam có thói quen hay sự tin tưởng khi mua thuốc hay TPCN ở tiệm thuốc tây hơn những cửa hàng thuốc/thực phẩm. Có hai lý do chủ yếu để sử dụng TPCN của những phụ nữ trong nghiên cứu này là làm đẹp (55,4%) và bổ sung các chất cần thiết (44,6%). Kết quả này khác với nghiên cứu của Park và Choi(6) là đa số phụ nữ sử dụng TPCN để tăng cường sức khỏe (45,5%) và bổ sung các chất cần thiết (17,7%). Lý do dẫn đến sự khác biệt này có thể là đối tượng của hai nghiên cứu khác nhau về văn hóa và sự quan tâm về sức khỏe. Đánh giá của đối tượng về TPCN và nhu cầu phát triển TPCN Tỷ lệ hài lòng về hiệu quả và giá bán TPCN là khá cao, chỉ có khoảng 13% đối tượng không hài lòng về hiệu quả sản phẩm và dưới 7% không hài lòng về giá bán TPCN. Kết quả này cũng giống với phát hiện trước đó của Lim và Kim là 10,5% không hài lòng về hiệu quả TPCN và 6% không hài lòng về giá bán TPCN(5). Và khi được hỏi có ý muốn tiếp tục sử dụng sản phẩm hay không thì có tới 47,7% phụ nữ trả lời “không”, cao hơn nhiều so với Lim và Kim là 4,5%. Sự khác biệt này có thể là do sự nhầm lẫn của phụ nữ giữa thuốc chữa bệnh và TPCN, bởi vì trong nghiên cứu này có tới 60% phụ nữ không có hiểu biết gì về TPCN. Họ cho rằng TPCN là thuốc chữa bệnh cho nên sau khi dùng thấy có hiệu quả, sức khỏe tốt hơn, bệnh khá hơn thì ngưng việc sử dụng và sẽ không tiếp tục sử dụng sản phẩm nếu không có bệnh hoặc bệnh không tái phát để tiết kiệm chi tiêu. Nhu cầu phát triển TPCN ở phụ nữ trong nghiên cứu là khá cao: 93,2% phụ nữ cho rằng cần thiết. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Lim và Kim (28,6%)(4). Sự khác biệt này có thể là do phụ nữ trong nghiên cứu này có mong muốn về hiệu quả của TPCN khác với những phụ nữ trong nghiên cứu ở Hàn Quốc. Nói cách khác, những nhà sản xuất và kinh doanh TPCN cần chú ý phát triển những sản phẩm TPCN để đáp ứng nhu cầu của người dân. Các yếu tố liên quan đến sử dụng TPCN Trình độ học vấn có mối liên quan đến tỷ lệ sử dụng TPCN của phụ nữ. Những người phụ nữ có trình độ học vấn từ THPT trở lên sẽ có tỷ lệ sử dụng TPCN cao hơn những người có trình độ dưới THPT. Những người có trình độ học vấn cao có ý thức, quan tâm về sức khỏe của bản thân nhiều hơn, sẽ tìm hiểu nhiều hơn về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Họ có nhu cầu sử dụng các sản phẩm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 35 TPCN để làm đẹp, chăm sóc sức khỏe cao hơn nhóm có trình độ học vấn thấp hơn. Tỷ lệ sử dụng TPCN của phụ nữ có liên quan tới nghề nghiệp của họ. Những người phụ nữ là cán bộ viên chức và nhân viên văn phòng có khả năng sử sụng TPCN cao hơn công nhân. Bởi vì những người phụ nữ này có việc làm ổn định, mức thu nhập khá và ổn định nên họ có khả năng chi trả cho việc mua sắm các sản phẩm chăm sóc sức khỏe hơn. Một lý do nữa, có thể là do tính chất công việc mà những người phụ nữ này quan tâm nhiều hơn tới việc chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp của của bản thân, nên họ có nhu cầu sử dụng TPCN cao hơn. Thu nhập bình quân hàng tháng và điều kiện kinh tế gia đình đều có mối liên quan đến tỷ lệ sử dụng TPCN. Những người có điều kiện kinh tế gia đình ở mức khá giả sẽ có tỷ lệ sử dụng TPCN cao gấp nhiều lần so với những người khác. Điều này cũng tương đồng với phát hiện của Kim và Han(3). Điều này cũng dễ giải thích vì khả năng kinh tế của cá nhân hay gia đình có ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu mua sắm của phụ nữ. Trong nghiên cứu này, những người có tình trạng sức khỏe tốt và từng mắc bệnh trước đó thì đều có tỷ lệ sử dụng TPCN cao hơn những người có sức khỏe không tốt và chưa từng mắc bệnh trong quá khứ. Điều này có thể lý giải là những người có sức khỏe tốt (hay đã từng mắc bệnh) thường là những người quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn, có nhu cầu sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe nhiều hơn để duy trì và nâng cao sức khỏe bản thân. Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy rằng, những người đến khám vì bệnh tăng huyết áp/tăng lipid máu/các bệnh tim mạch/não/phụ khoa thì có tỷ lệ sử dụng TPCN cao hơn các bệnh khác. Có thể do các bệnh này là những bệnh mãn tính hoặc gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của phụ nữ, nên những phụ nữ này có tâm lý là TPCN là “thần dược”, có thể chữa hết bệnh của họ hoặc là nếu không bổ cái này thì bổ cái khác. Do vậy tỷ lệ sử dụng TPCN của phụ nữ đến khám nhóm bệnh này cao hơn. Kết quả còn chỉ ra rằng, những người có kiến thức tốt về TPCN có tỷ lệ sử dụng cao hơn người có kiến thức không tốt (p<0,001). Kết quả này cũng giống với nghiên cứu của Chung và Lee(1). Điều này có thể lý giải là những người có kiến thức tốt về TPCN thường là những người quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn nên có nhu cầu sử dụng TPCN nhiều hơn. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu Nghiên cứu xác định được tỷ lệ sử dụng TPCN của phụ nữ, tìm ra được các yếu tố liên quan đến việc sử dụng TPCN và đánh giá, nhu cầu của đối tượng về TPCN. Các kết quả có được từ đề tài nghiên cứu cung cấp thêm thông tin, làm cơ sở tham khảo để giúp cơ sở y tế của huyện đánh giá đúng tình hình và có những biện pháp, chương trình cung cấp kiến thức, hỗ trợ phụ nữ trong việc tìm hiểu, sử dụng các sản phẩm phù hợp và tốt cho sức khỏe của họ để giúp họ giải quyết những vấn đề rắc rối về sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống. Nghiên cứu này dựa vào hiểu biết hoặc câu trả lời của đối tượng để phân loại và xác định tỷ lệ sử dụng TPCN nên có thể sai lệch thông tin về phân loại thuốc hay TPCN. KẾT LUẬN Nghiên cứu này cho thấy đa số phụ nữ là không biết gì về TPCN, họ biết đến TPCN chủ yếu từ tivi, người thân, bạn bè, vì thế cần nâng cao hiểu biết của người dân về TPCN. Cụ thể là cần có những chương trình cung cấp kiến thức về TPCN cho phụ nữ để họ có những quyết định đúng đắn khi lựa chọn mua và sử dụng TPCN sao cho có lợi cho sức khỏe nhất. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 36 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chung HK, Lee HY (2011). Consumption of Health Functional Foods according to Age Group in Some Regions of Korea. Journal of the Korean Dietetic Association,17 (2): 190-205. 2. Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (2013). Quyết định Ban hành chiến lược phát triển Thực phẩm chức năng giai đoạn 2013 - 2020 và tầm nhìn 2030 (Số 468/QĐ- VAFF), tr13. 3. Kim SH, Han JH, Kim WH (2010). Health Functional Food Use and Related Variables Among the Middle-Aged in Korea. Korean Journal of Nutrition, 43(3): 294-303 4. Lim H, Kim TH, Lee HH (2016). A Study on Perception and Usage Status on Health Functional Foods in Women according to Menopause Status. Journal of Menopausal Medicine, 22: 20-30. 5. Nguyễn Thanh Thuận (2015). Nhận thức, thái độ và hành vi tiêu dùng thực phẩm chức năng của người dân tại TP.Tây Ninh. Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, trang 40-41. 6. Park KC, Choi YH, Kim WR, Choi YJ, Yoon KS (2014). Intake Status and Recognition of Health Functional Foods by Pre- and Post-Menopausal Women in Seoul and Gyeonggi Province. Journal of the Korean Society of Food Science and Nutrition, 43(7): 1112-1121. 7. Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010). Luật an toàn thực phẩm (Số 55/2010/QH12), ngày 17 tháng 06 năm 2010, chương I điều 2. Ngày nhận bài báo: 01/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_su_dung_thuc_pham_chuc_nang_cua_phu_nu_den_kham_tai_tr.pdf
Tài liệu liên quan