Tài liệu Tỷ lệ sử dụng natri benzoat và kali sorbat trong sản phẩm bún ở các cơ sở sản xuất tại tỉnh Tây Ninh - Phan Văn Hiếu Thảo: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 71
TỶ LỆ SỬ DỤNG NATRI BENZOAT VÀ KALI SORBAT
TRONG SẢN PHẨM BÚN Ở CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT TẠI TỈNH TÂY NINH
Phan Văn Hiếu Thảo*, Phan Bích Hà**, Lê Vinh**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Natri benzoat (E 211) và Kali sorbat (E 202) là hai chất bảo quản thực phẩm được phép sử
dụng hiện nay. Mặc dù đó là chất bảo quản thực phẩm nhưng để đảm bảo an toàn, các chất bảo quản này phải
được dùng trong liều lượng cho phép. Tuy nhiên, vì mục đích lợi nhuận trong kinh doanh và thiếu hiểu biết về
ATVSTP, các cơ sở sản xuất đã lạm dụng chất bảo quản nhằm kéo dài thời gian sử dụng cho sản phẩm. Chúng
tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ sử dụng Natri benzoat và Kali sorbat trong sản phẩm bún tại
các cơ sở sản xuất ở tỉnh Tây Ninh.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ sử dụng Natri benzoat và Kali sorbat đúng theo quy định trong sản phẩm bún tại
các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và mối l...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 768 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ sử dụng natri benzoat và kali sorbat trong sản phẩm bún ở các cơ sở sản xuất tại tỉnh Tây Ninh - Phan Văn Hiếu Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 71
TỶ LỆ SỬ DỤNG NATRI BENZOAT VÀ KALI SORBAT
TRONG SẢN PHẨM BÚN Ở CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT TẠI TỈNH TÂY NINH
Phan Văn Hiếu Thảo*, Phan Bích Hà**, Lê Vinh**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Natri benzoat (E 211) và Kali sorbat (E 202) là hai chất bảo quản thực phẩm được phép sử
dụng hiện nay. Mặc dù đó là chất bảo quản thực phẩm nhưng để đảm bảo an toàn, các chất bảo quản này phải
được dùng trong liều lượng cho phép. Tuy nhiên, vì mục đích lợi nhuận trong kinh doanh và thiếu hiểu biết về
ATVSTP, các cơ sở sản xuất đã lạm dụng chất bảo quản nhằm kéo dài thời gian sử dụng cho sản phẩm. Chúng
tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ sử dụng Natri benzoat và Kali sorbat trong sản phẩm bún tại
các cơ sở sản xuất ở tỉnh Tây Ninh.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ sử dụng Natri benzoat và Kali sorbat đúng theo quy định trong sản phẩm bún tại
các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và mối liên quan giữa các đặc điểm của cơ sở sản xuất và sản phẩm
bún có chứa Natri benzoat và Kali sorbat vượt tiêu chuẩn quy định.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2015. 71
mẫu bún từ 71 cơ sở sản xuất tại tỉnh Tây Ninh được kiểm nghiệm hàm lượng Natri benzoat và Kali sorbat bằng
kỹ thuật sắc ký lỏng. Sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn phỏng vấn trực tiếp 71 người chủ cơ sở về kiến thức sử dụng
chất bảo quản trong sản xuất bún.
Kết quả: Tỷ lệ bún có chứa chất bảo quản trên địa bàn tỉnh là 23%. Chất bảo quản được sử dụng chủ yếu là
Natri benzoat. Hàm lượng Natri benzoat trong bún dao động từ 50,9-1696,9 mg/kg. 7% mẫu bún có hàm lượng
Natri benzoat cao hơn so với tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế. Địa điểm sản xuất, thâm niên hoạt động và diện
tích cơ sở của cơ sở sản xuất có liên quan đến tỷ lệ sử dụng chất bảo quản. Có mối liên quan giữa diện tích cơ sở
sản xuất và tỷ lệ sử dụng chất bảo quản vượt tiêu chuẩn cho phép.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu cung cấp bức tranh tổng thể về tình hình sử dụng chất bảo quản có trong
sản phẩm bún của tỉnh Tây Ninh, nhằm cung cấp số liệu chính xác cho các cơ quan chức năng trong việc
xây dựng kế hoạch tuyên truyền, kiểm tra giám sát những cơ sở sản xuất bún nhằm hạn chế nguy cơ mất an
toàn thực phẩm.
Từ khóa: natri benzoate, kali sorbat, chất bảo quản, bún
ABSTRACT
PREVALENCE OF USING SODIUM BENZOATE AND POTASSIUM SORBATE
IN RICE VERMICELLI PRODUCTS AT PRODUCTION FACILITIES IN TAY NINH PROVINCE
Phan Van Hieu Thao, Phan Bich Ha, Le Vinh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 71 – 78
Background: Sodium benzoate (E 211) and Potassium sorbate (E 202) are two food preservatives permitted
for use today. Although these two subtances are non-toxic food preservatives, they must be used in permitted
levels to ensure food safety. However, for the sake of profit and lack of knowledge about food safety and hygiene,
production facilities have abused preservatives in order to extend the shelf – life of products. We conducted this
study to determine the rate of using sodium benzoate and potassium sorbate in rice vermicelli products at
production facilities in Tay Ninh province.
*Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tây Ninh **Viện Y tế Công cộng TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: CKI. Phan Văn Hiếu Thảo ĐT: 0986877986` Email: thaovylucky@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 72
Objectives: To determine the rate of using sodium benzoate and potassium sorbate in rice vermicelli
products comply with regulations established by the Ministry of Health at production facilities in Tay Ninh
province and the relationship between the characteristics of the production facility and the rice vermicelli product
containing sodium benzoate and potassium sorbate exceed the standard level.
Methods: This was a descriptive cross-sectional study carried out from January to August 2015. 71 rice
vermicelli samples from 71 production facilities in Tay Ninh province were tested for sodium benzoate and
potassium sorbate content by liquid chromatography method. “The owners” knowledge on using preservatives in
rice vermicelli production were evaluated through the designed questionnaire.
Results: The rate of rice vermicelli containing preservatives was 23%. The main additive used was sodium
benzoate. Sodium benzoate concentration in the products were in the range between 50.9 – 1696.9 mg/kg. 7% of
rice vermicelli samples had higher levels of sodium benzoate than the standards set by the Ministry of Health. The
place of production, the operation seniority and the area of the production facility were all significantly associated
with the use of preservatives. The statistical significant association was found between the area of production
facilities and the use of preservatives beyond the standard levels.
Conclusions: The research results provide an overall picture of using preservatives in rice vermicelli
products in Tay Ninh province. The accurate data presented are valuable for the authorities in developing the
propaganda plan, checking and supervising rice vermicelli production facilities for the purpose of limiting the risk
of food insecurity.
Keywords: sodium benzoate, potassium sorbate, preservatives, rice vermicelli
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bảo quản thực phẩm đóng vai trò rất quan
trọng trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm (ATVSTP), là công đoạn bắt buộc trong
quá trình chế biến thực phẩm, bằng cách sử
dụng các biện pháp ngăn chặn sự phát triển của
vi sinh vật, giữ cho thực phẩm không bị biến
chất, hư hỏng và có thể sử dụng được trong thời
gian dài. Hiện nay có rất nhiều cách bảo quản
thực phẩm, trong đó sử dụng chất bảo quản là
phổ biến nhất(1,2).
Vì tính chất quan trọng của chất bảo quản
thực phẩm trong nền công nghiệp thực phẩm,
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới
(FAO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các nhà
khoa học nhiều nước đã phải nghiên cứu, thử
nghiệm cẩn trọng để đưa ra danh mục các chất
hóa học an toàn dùng trong bảo quản thực
phẩm. Tại Việt Nam, Bộ Y tế cũng đã công bố
danh sách 18 chất hóa học bảo quản thực phẩm
được phép dùng trong bảo quản thực phẩm(2,4).
Natri benzoat (E 211) và Kali sorbat (E 202)
là hai chất bảo quản thực phẩm được phép sử
dụng hiện nay. Mặc dù, đó là chất bảo quản
thực phẩm không độc hại nhưng để đảm bảo
an toàn, hóa chất bảo quản phải được dùng
trong liều lượng cho phép. Khi dùng quá liều
lượng Natri benzoat và Kali sorbat cũng như
tân dược sẽ gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới
sức khỏe con người(4).
Danh mục chất bảo quản và cách thức, liều
lượng dùng trong khâu bảo quản thực phẩm
đều được pháp chế hóa trên quy mô quốc tế và
quốc gia nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe người
tiêu dùng. Tuy nhiên, vì mục đích lợi nhuận
trong kinh doanh và thiếu hiểu biết về
ATVSTP(2,4), các cơ sở sản xuất đã lạm dụng chất
bảo quản nhằm kéo dài thời gian sử dụng cho
sản phẩm, cũng như kéo dài thời gian tiêu thụ
trên thị trường.
Hiện nay có rất ít nghiên cứu về Natri
benzoat và Kali sorbat trong bảo quản thực
phẩm tại Việt Nam, đặc biệt là tỷ lệ sử dụng chất
bảo quản trong bún. Vì vậy nghiên cứu “Tỷ lệ sử
dụng Natri benzoat và Kali sorbat trong sản
phẩm bún ở các cơ sở sản xuất tại tỉnh Tây
Ninh” được thực hiện nhằm cung cấp số liệu cơ
bản cho các cơ quan chức năng để thực hiện tốt
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 73
công tác giám sát chất bảo quản sử dụng trong
thực phẩm.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ sử dụng Natri benzoat và
Kali sorbat đúng hàm lượng theo quy định
trong sản phẩm bún tại các cơ sở sản xuất trên
địa bàn tỉnh Tây Ninh và mối liên quan giữa
các đặc điểm của cơ sở sản xuất và sản phẩm
bún có chứa Natri benzoat và Kali sorbat vượt
tiêu chuẩn quy định.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các mẫu bún đã được chế biến, khối lượng
rời, có hoặc không bao gói sẵn và người chủ cơ
sở tại các cơ sở sản xuất bún trên địa bàn tỉnh
Tây Ninh từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2015.
Tiêu chuẩn nhận vào
Chọn mẫu bún thành phẩm cung cấp đến
người tiêu dùng tại các cơ sở sản xuất đã đăng
ký công bố chất lượng ATVSTP và người chủ cơ
sở sản xuất đường đồng ý tham gia phỏng vấn
và trả lời bảng câu hỏi.
Tiêu chuẩn loại ra
Chủ cơ sở sản xuất chế biến không đồng ý
trả lời hoặc trả lời không hết bảng câu hỏi, không
có mặt 2 lần tại thời điểm khảo sát.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu
Chọn toàn bộ 71 cơ sở sản xuất bún trên địa
bàn tỉnh Tây Ninh theo danh sách quản lý ở các
huyện và thành phố. Mỗi cơ sở sản xuất lấy 01
mẫu bún thành phẩm. Do đó chúng tôi thực
hiện phỏng vấn 71 chủ cơ sở sản xuất và lấy 71
mẫu bún thành phẩm để kiểm nghiệm hàm
lượng Natri benzoat và Kali sorbat.
Phương pháp và kỹ thuật chọn mẫu
Tại mỗi cơ sở sản xuất bún, chọn ngẫu nhiên
1 mẫu bún thành phẩm trong lô sản phẩm sản
xuất trong ngày cán bộ điều tra đến nghiên cứu.
Đồng thời tiến hành phỏng vấn người chủ cơ sở
thông qua bộ câu hỏi soạn sẵn.
Một số khái niệm trong nghiên cứu
Bún
Là loại thực phẩm dạng sợi tròn, nhỏ, trắng
mềm, được làm từ tinh bột gạo tẻ, tạo sợi qua
khuôn và được luộc chín trong nước sôi.
Natri benzoat và Kali sorbat
Là chất được phép dùng trong bảo quản
thực phẩm với liều lượng quy định.
Hàm lượng Natri benzoat và Kali sorbat có
trong mẫu được xác định bằng kiểm nghiệm và
biểu thị bằng đơn vị tính là mg/kg. Sản phẩm đạt
khi chứa hàm lượng Natri benzoat hoặc Kali
sorbat ≤1000 mg/kg, hay tổng 2 chất trên trong
sản phẩm ≤1000 mg/kg. Sản phẩm không đạt khi
chứa hàm lượng Natri benzoat hoặc Kali sorbat
>1000 mg/kg hay tổng 2 chất trên trong sản
phẩm >1000 mg/kg(1).
Thu thập dữ liệu
Mẫu bún
Chọn ngẫu nhiên mẫu bún sợi nhỏ tại cơ sở
chế biến, trọng lượng mẫu tối thiểu là 250g. Sau
đó mã hóa mẫu và gửi đến Labo kiểm nghiệm
thuộc Trung tâm Y tế Dự phòng Tây Ninh trong
ngày lấy mẫu để kiểm nghiệm. Labo kiểm
nghiệm đạt ISO/IEC 17025:2005 và có năng lực
kiểm nghiệm Natri benzoat và Kali sorbat trong
bún bằng sắc ký lỏng đầu dò UV với giới hạn
phát hiện của phương pháp là 5 mg/kg cho cả
hai chất bảo quản.
Người đại diện cơ sở sản xuất
Phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt thông qua
bộ câu hỏi soạn sẵn. Đồng thời, quan sát đặc
điểm về vệ sinh của cơ sở sản xuất, nguồn nước,
xem xét qua các hồ sơ kết quả kiểm nghiệm, hồ
sơ công bố phù hợp ATTP, giấy xác nhận tham
gia tập huấn ATVSTP. Bộ câu hỏi soạn sẵn gồm
29 câu hỏi với 2 phần. Phần đặc điểm chung của
cơ sở sản xuất gồm họ tên chủ cơ sở, tuổi, giới
tính, trình độ học vấn, thời gian sản xuất, địa
điểm cơ sở, bảng tên cơ sở, cơ sở có đủ điều kiện
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 74
ATVSTP, chủ cơ sở có tham gia lớp tập huấn
kiến thức về ATVSTP, diện tích khu vực sản
xuất, nguồn nước sử dụng, có biết thông tin về
chất bảo quản, nguồn cung cấp chất bảo quản,
nhãn mác, hạn sử dụng, chủ cơ sở có biết công
dụng của chất bảo quản, có biết tác hại của chất
bảo quản khi vượt mức cho phép, có biết hàm
lượng cho phép của Natri benzoate, Kali sorbat
trong bún, sử dụng chất bảo quản cho vào bún
như thế nào. Phần đặc điểm chung của sản
phẩm gồm công bố chất lượng sản phẩm, đóng
gói sản phẩm, kết quả kiểm nghiệm Natri
benzoate, Kali sorbat trong bún, đánh giá kết quả.
Nhập và xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm EpiData phiên bản 3.0
để nhập liệu và phần mềm Stata 10.0 để xử lý
thống kê.
KẾT QUẢ
Đặc tính của mẫu nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm của người chủ cơ sở (n=71)
Đặc điểm
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tuổi
(TB ± SD) 47,9±8,6
< 50 tuổi 38 53,5
≥ 50 tuổi 33 46,5
Giới
Nam 41 57,8
Nữ 30 42,2
Trình độ học vấn
≤Cấp 1 13 18,3
Cấp 2 42 59,2
≥Cấp 3 16 22,5
Tập huấn kiến thức VSATTP
Có tập huấn 62 87,3
Không tập huấn 9 12,7
Thông tin về chất bảo quản
Có biết 57 80,3
Không biết 14 19,7
Hàm lượng cho phép Natri benzoat trong thực phẩm
Có biết 16 22,5
Không biết 55 77,5
Hàm lượng cho phép Kali sorbat trong thực phẩm
Có biết 0 0
Không biết 71 100
Kết quả khảo sát 71 cơ sở sản xuất bún trên
địa bàn tỉnh Tây Ninh. Cho thấy chủ cơ sở là
nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ (57,8% so với 42,2%).
Tuổi trung bình của đối tượng tham gia nghiên
cứu là 47,9 tuổi. Phần lớn đối tượng nghiên cứu
có trình độ học vấn là cấp 2, chiếm tỷ lệ 59,2%.
Đa số chủ cơ sở sản xuất đã được tập huấn kiến
thức về VSATTP (87,3%); 80,3% đối tượng biết
các thông tin về chất bảo quản thực phẩm. Có
16/71 đối tượng biết hàm lượng cho phép của
Natri benzoat trong thực phẩm là <1000 ppm,
chiếm tỷ lệ 22,3%. Điều đáng quan tâm trong
nghiên cứu là 100% chủ cơ sở sản xuất không
biết hàm lượng cho phép của Kali sorbat trong
thực phẩm (Bảng 1).
Bảng 2: Đặc điểm của cơ sở sản xuất bún trong
nghiên cứu (n=71)
Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Địa điểm sản xuất
Thị trấn/phường 24 33,8
Xã 47 66,2
Thời gian hoạt động của cơ sở sản xuất
(TB ± SD) 10±6,9
< 10 năm 41 57,8
≥10 năm 30 42,2
Bảng tên cơ sở
Có 6 8,5
Không 65 91,5
Cơ sở có đủ điều kiện VSATTP
Có 50 70,4
Không 21 29,6
Diện tích khu vực sản xuất (m
2
)
≤40 m
2
48 67,6
>40 m
2
23 32,4
Các cơ sở chủ yếu tập trung ở khu vực xã,
chiếm tỷ lệ cao gấp 2 lần so khu vực thị trấn
(66,2% so với 33,8%). Thời gian hoạt động trung
bình của các cơ sở là 10 năm. Trong các cơ sở
tham gia nghiên cứu chỉ 6 cơ sở sản xuất có bảng
hiệu, chiếm tỷ lệ 8,5%, 70,4% cơ sở có giấy chứng
nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn VSATTP. Phần lớn cơ
sở sản xuất có quy mô sản xuất nhỏ (diện tích
≤40 m2), chiếm tỷ lệ 67,6% (Bảng 2).
Phần lớn sản phẩm bún trong nghiên cứu
không được đóng gói thành phẩm (94,4%), bên
cạnh đó 100% sản phẩm bún này đã không được
công bố chất lượng sản phẩm. Trong 71 cơ sở
sản xuất bún tham gia nghiên cứu, có 16 cơ sở đã
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 75
sử dụng chất bảo quản trong sản phẩm, chiếm tỷ
lệ 22,5%. Trong đó, 93,8% cơ sở đã sử dụng chất
bảo quản là Natri benzoat, ngoài ra chỉ 1 cơ sở
sản xuất đã sử dụng cả 2 chất bảo quản Kali
sorbat và Natri benzoat (6,2%) (Bảng 3).
Bảng 3: Đặc điểm của sản phẩm bún trong nghiên
cứu (n=71)
Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Đóng gói
Có 4 5,6
Không 67 94,4
Công bố chất lượng sản phẩm
Có 0 0
Không 71 100
Cơ sở sử dụng chất bảo quản trong bún
Có 16 22,5
Không 55 77,5
Chất bảo quản được sử dụng trong bún
Natri benzoat 15 93,8
Kali sorbet 0 0
Natri benzoat và Kali sorbat 1 6,2
Natri benzoat, Kali Sorbat trong sản phẩm bún
Bảng 4: Hàm lượng Natri benzoat, Kali Sorbat có
trong bún (n=16)
Đặc điểm
Hàm lượng
(ppm) TB ± SD
Tần số
(n)
Hàm lượng Natri benzoat trong bún
(Min-Max)
679,2±528,9
(50,9-1696,9)
15
Hàm lượng Natri benzoat và
Kalisorbat trong bún
851,2 1
Trong đó:
Hàm lượng Kalisorbat
Hàm lượng Natri benzoat
458,3
392,9
Hàm lượng trung bình của Natri benzoat
trong bún là 679,2 ppm. Trong đó, mẫu bún có
hàm lượng Natri benzoat cao nhất là 1696,9
ppm, lớn hơn so với với hàm lượng cho phép
trong thực phẩm (1.000 ppm). Nghiên cứu chỉ
tìm được 1 sản phẩm bún chứa cả Kalisorbat và
Natri benzoat. Tổng hàm lượng chất bảo quản
trong mẫu bún (gồm Kalisorbat và Natri
benzoat) là 851,2 ppm (Bảng 4).
Qua kết quả kiểm nghiệm hàm lượng Natri
benzoat và Kalisorbat trong sản phẩm bún và
dựa vào tiêu chuẩn hàm lượng cho phép của
chất bảo quản trong thực phẩm, cho thấy có 5
sản phẩm bún chứa hàm lượng Natri benzoat
vượt mức cho phép, chiếm tỷ lệ 7,0%. Phần lớn
sản phẩm bún đã không sử dụng hoặc có sử
dụng Natri benzoat để bảo quản thực phẩm
nhưng trong giới hạn cho phép của Bộ Y tế
(93,0%). Không sản phẩm bún nào chứa hàm
lượng Kali sorbat cũng như tổng hàm lượng Kali
sorbat và Natri benzoat vượt tiêu chuẩn cho
phép (Bảng 5).
Bảng 5: Tỷ lệ mẫu bún chứa Natri benzoat, Kali
sorbat vượt tiêu chuẩn cho phép (n=71)
Đặc điểm
Tần số
(n)
Tỷ lệ
(%)
Đánh giá kết quả kiểm nghiệm Natri benzoat trong bún
Đạt 66 93,0
Không đạt 5 7,0
Đánh giá kết quả kiểm nghiệm Kalisorbat trong bún
Đạt 71 100
Không đạt 0 0
Đánh giá kết quả KN Natri benzoat và Kali sorbat trong bún
Đạt
Không đạt
71
0
100
0
Mối liên quan giữa đặc điểm của cơ sở sản xuất
và sản phẩm bún có chứa Natri benzoat
Bảng 6: Mối liên quan giữa địa điểm sản xuất, thời
gian hoạt động và diện tích khu vực sản xuất của cơ
sở sản xuất với bún có chứa Natri benzoat (n=71)
Đặc điểm
Bún chứa Natri
benzoat
P PR (KTC 95%)
Có (%) Không (%)
Địa điểm sản xuất
Thị trấn 9 (37,5) 15 (62,5) 0,031*
2,5 (1,07-5,93)
Xã 7 (14,9) 40 (85,1)
Thời gian hoạt động của cơ sở
<10 năm 13 (31,7) 28 (68,3) 0,031* 3,2 (1,1-10,2)
≥10 năm 3 (10,0) 27 (90,0)
Diện tích khu vực sản xuất
>40 m
2
12 (52,2) 11 (47,8) <0,001* 6,3 (2,3-17,3)
≤40 m
2
4 (8,3) 44 (91,7)
*: kiểm định Fisher
Cơ sở tại thị trấn có tỷ lệ sử dụng chất bảo
quản Natri benzoat trong bún cao gấp 2,5 lần
so với những cơ sở có địa điểm sản xuất tại xã.
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với
(p=0,031, KTC 95%=1,07-5,93). Thời gian hoạt
động của cơ sở sản xuất cũng ảnh hưởng đến
tình trạng sử dụng chất bảo quản Natri
benzoat trong bún. Cụ thể cơ sở có thời gian
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 76
sản xuất <10 năm, thì tỷ lệ sử dụng chất bảo
quản Natri benzoat cao gấp 3,2 lần so với
những cơ sở có thời gian sản xuất trên 10 năm.
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với
(p=0,031, KTC 95%=1,1-10,2). Những cơ sở sản
xuất có diện tích >40 m2, thì có tỷ lệ sử dụng
chất bảo quản Natri benzoat cao gấp 6,3 lần so
với những cơ sở có diện tích nhỏ hơn. Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,000, KTC
95%=2,3-17,3) (Bảng 6).
Mối liên quan giữa đặc điểm của cơ sở sản xuất
và sản phẩm bún chứa Natri benzoat vượt tiêu
chuẩn cho phép
Bảng 7: Mối liên quan giữa địa điểm sản xuất và
diện tích khu vực sản xuất của cơ sở với tỷ lệ bún
chứa Natri benzoat vượt tiêu chuẩn cho phép (n=71)
Đặc
điểm
Bún có chứa Natri
benzoat vượt tiêu chuẩn
cho phép P PR (KTC 95%)
Có (%) Không (%)
Địa điểm sản xuất
Thị trấn 4 (16,7) 20 (83,3) 0,042* 7,8 (0,9-66,3)
Xã 1 (2,1) 46 (97,9)
Diện tích khu vực sản xuất
> 40 m
2
4 (17,4) 19 (82,6) 0,035* 8,3 (1,1-70,5)
≤ 40 m
2
1 (2,1) 47 (92,9)
*: kiểm định Fisher
Cơ sở sản xuất có diện tích lớn hơn 40m2, thì
có tỷ lệ bún chứa Natri benzoat vượt tiêu chuẩn
cho phép cao hơn gấp 8,3 lần so với cơ sở có diện
tích <40m2. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
với (p=0,035, KTC 95%=1,1-70,5). Không có mối
liên quan giữa địa điểm sản xuất của cơ sở với tỷ
lệ bún chứa Natri benzoat vượt tiêu chuẩn cho
phép (Bảng 7).
BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu cho thấy độ tuổi trung bình
của chủ cơ sở trong nghiên cứu là 50 tuổi, phần
lớn đối tượng nghiên cứu là nam giới, và có
trình độ học vấn là cấp 2. Vì đây là nhóm ngành
nghề lao động thủ công, nên phần lớn đối tượng
là nam và có trình độ học vấn không cao là hoàn
toàn phù hợp. Địa điểm của các cơ sở trong
nghiên cứu tập trung chủ yếu ở khu vực xã, với
thời gian hoạt động trung bình là khoảng 10
năm. Đa phần các cơ sở sản xuất có diện tích
dưới 40 m2 và không có bảng hiệu. Vì hầu hết
các cơ sở trong nghiên cứu là cơ sở sản xuất nhỏ,
nên tỷ lệ sản phẩm được đóng gói chiếm tỷ lệ rất
thấp chỉ 5,6%, ngoài ra 100% sản phẩm từ các cơ
sở này không được công bố sản phẩm. Đặc điểm
này hoàn toàn phù hợp với tình hình sản xuất
thực phẩm tại Việt Nam, đa số các cơ sở chế biến
thực phẩm ở nước ta có quy mô vừa và nhỏ với
đặc điểm thiếu vốn đầu tư, mặt bằng sản xuất
hẹp, chế biến thủ công, thiết bị cũ và lạc hậu.
Nên việc tuân thủ các quy trình kỹ thuật chế
biến thực phẩm chưa được đầu tư thích hợp(3).
Ngoài ra, một lý do khác có thể vì đa phần cơ sở
trong nghiên cứu là cơ sở sản xuất nhỏ và ở khu
vực xã nên họ không quan tâm đến việc công bố
sản phẩm, cũng như đóng gói thành phẩm sản
phẩm. Vì vậy, giảm thiểu những sản phẩm chưa
được công bố chất lượng và không được bao gói
thành phẩm được bày bán trên thị trường nên
được quan đặc biệt tâm. Hầu hết cơ sở trong
nghiên cứu được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ
điều kiện ATVSTP (70,4%). Tỷ lệ này cao hơn so
với nghiên cứu của Nguyễn Văn Tập trên nhóm
nấu ăn gia đình, chỉ 44,8% đơn vị có chứng nhận
đủ điều kiện ATVSTP(6). Điều này cho thấy, mặc
dù đa phần các cơ sở sản xuất chỉ đạt quy mô
nhỏ (diện tích <40 m2) và có cơ sở tại xã, nhưng
đã quan tâm và chấp hành khá tốt các quy định
về ATVSTP của Bộ Y tế. Phần lớn chủ cơ sở sản
xuất có biết về chất bảo quản thực phẩm (80,3%),
tỷ lệ này cao hơn so với khảo sát của Nguyễn
Thanh Phong được thực hiện tại một số đô thị
phía Bắc(7). Điều này chứng minh rằng thông tin
về chất bảo quản thực phẩm đã thực sự phổ biến
trong các cơ sở sản xuất thực phẩm tại địa
phương. Cung cấp kiến thức cho đối tượng này
để họ có được nhận thức đúng và thực hành
đúng về ATVSTP là nhiệm vụ rất qua trọng, cần
được tiếp tục phát huy và duy trì tại địa phương.
Khảo sát 71 cơ sở sản xuất bún có 16 cơ sở sử
dụng chất bảo quản, chiếm tỷ lệ 23%. Kết quả
tương đồng với nghiên cứu ở Quảng Bình, với tỷ
lệ sử dụng chất bảo quản trong thực phẩm chả,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 77
bún, thịt, bánh là 23,7%(8). Tuy nhiên, kết quả của
nghiên cứu này thấp hơn rất nhiều so với một
nghiên cứu khác tại Tây Ninh, có đến 99% thực
phẩm bao gồm chả lụa, bò viên, chả quế sử dụng
chất bảo quản(3). Từ những nghiên cứu trên cho
thấy, tỷ lệ sử dụng chất bảo quản trong các
chủng loại thực phẩm là khác nhau. Có 7% cơ sở
sản xuất bún có hàm lượng chất bảo quản vượt
mức cho phép. Trong đó chất Natri benzoat
được sử dụng phổ biến hơn chất Kali sorbat. Kết
quả này thấp hơn so với một nghiên cứu khác
thực hiện tại Tây Ninh với kết quả hơn ½ mẫu
chả, bò viên, chả quế chứa hàm lượng chất bảo
quản vượt mức cho phép(3). Đồng thời khi so
sánh với các địa phương khác cũng có kết quả
tương tự, tại Quảng Bình có 42,3% mẫu nem và
34,2% mẫu chả có hàm lượng chất bảo quản
vượt tiêu chuẩn, tuy nhiên trong nghiên cứu này
không xác định được mẫu bún nào có acid
sorbic(8). Tại Cần Thơ có 13,3% mẫu không đạt
tiêu chuẩn bao gồm nhiều loại thực phẩm nem
chả, bò viên(5). Một nghiên cứu khác tại Quảng
Bình có đến 50% mẫu thực phẩm sử dụng acid
sorbic có hàm lượng vượt giới hạn cho phép,
trong đó mẫu chả chiếm tỷ lệ cao nhất (77,8%)(8).
Từ các nghiên cứu trên cho thấy, tình trạng lạm
dụng chất bảo quản thực phẩm đang rất phổ
biến và tồn tại trên rất nhiều chủng loại thực
phẩm. Hàm lượng trung bình của Natri benzoat
trong bún là 679,2 ppm. Trong đó, mẫu bún có
hàm lượng Natri benzoat cao nhất là 1696,9
ppm, lớn hơn so với với hàm lượng cho phép
trong thực phẩm (1.000 ppm). Có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê giữa địa điểm sản xuất, thời
gian hoạt động và diện tích khu vực sản xuất của
cơ sở sản xuất với tỷ lệ bún có chứa Natri
benzoat. Những cơ sở sản xuất có thời gian hoạt
động >10 năm thì tỷ lệ sản phẩm bún chứa chất
bảo quản thấp hơn so với những cơ sở có thời
gian hoạt động ngắn hơn. Điều này nói lên rằng
những cơ sở có thời gian hoạt động lâu năm để
bảo vệ uy tín và thương hiệu đã tuân thủ
nghiêm ngặt quy định của Bộ Y tế về sử dụng
chất bảo quản trong thực phẩm, mặt khác ở
những cơ sở lâu năm khối lượng sản phẩm bán
ra sẽ ổn định, bán hết trong ngày ít có khả năng
tồn hàng cũ, đó cũng có thể là lý do những cơ sở
này hạn chế sử dụng chất bảo quản để kéo dài
thời hạn sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên, nghiên
cứu chưa tìm ra mối liên quan giữa thời gian
hoạt động của cơ sở và tỷ lệ sử dụng chất bảo
quản vượt mức cho phép. Ngoài ra, nghiên cứu
còn xác định được ở những cơ sở có diện tích
rộng và có cơ sở tại thị trấn thì có tỷ lệ sử dụng
chất bảo quản cao hơn so với các cơ sở ở khu vực
xã và diện tích nhỏ hơn. Lý giải cho vấn đề này
có thể những cơ sở ở khu vực xã là những làng
nghề truyền thống, là những cơ sở gia đình nên
diện tích hoạt động sẽ nhỏ. Để đảm bảo uy tín
gia đình và lưu giữ nghề truyền thống, sản
phẩm làm ra sẽ đảm bảo chất lượng và ít sử
dụng chất bảo quản. Ngoài ra, vì là cơ sở sản
xuất nhỏ nên lượng sản phẩm sản xuất trong
ngày ít, tiêu thụ hết trong ngày nên cơ sở này
không cần thiết phải sử dụng chất bảo quản.
Đồng thời, nghiên cứu cũng tìm ra mối liên quan
giữa diện tích cơ sở với tỷ lệ sử dụng chất bảo
quản vượt mức cho phép.
KẾT LUẬN
Các mẫu bún có chứa chất bảo quản trên địa
bàn tỉnh có tỷ lệ là 23%. Trong đó hóa chất được
các cơ sở sản xuất sử dụng chủ yếu là Natri
benzoat. Trong các cơ sở có sử dụng chất bảo
quản thực phẩm, có 5/16 mẫu bún có hàm lượng
Natri benzoat cao hơn so với tiêu chuẩn quy
định của Bộ Y tế. Địa điểm sản xuất, thâm niên
hoạt động và diện tích cơ sở của cơ sở sản xuất
có liên quan đến tỷ lệ sử dụng chất bảo quản.
Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tìm thấy mối liên
quan giữa diện tích cơ sở sản xuất và tỷ lệ sử
dụng chất bảo quản vượt tiêu chuẩn cho phép,
những cơ sở có diện tích sản xuất trên 40 m2 thì
có tỷ lệ sử dụng chất bảo quản vượt mức cho
phép cao hơn so với những cơ sở có diện tích
nhỏ hơn. Sản phẩm bún trong nghiên cứu không
nhãn mác, bao bì sản phẩm rất ít (6%), và không
công bố chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên không
có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thực
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 78
phẩm có nhãn mác, bao bì, công bố sản phẩm
với thực phẩm có chứa chất bảo quản. Chủ cơ sở
sản xuất rất quan tâm và có tìm hiểu về chất bảo
quản thực phẩm, với tỷ lệ đối tượng có giấy
chứng nhận ATVSTP khá cao (87%). Tuy nhiên,
kiến thức của đối tượng nghiên cứu về chất bảo
quản thực phẩm chưa đầy đủ, chỉ khu trú ở một
vài lĩnh vực. Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên
quan giữa kiến thức về chất bảo quản thực phẩm
của chủ cơ sở với tình trạng sử dụng chất bảo
quản của cơ sở sản xuất.
KIẾN NGHỊ
Cơ quan chức năng giáo dục kiến thức về
sự ảnh hưởng của Natri benzoat và Kali sorbat
đối với sức khỏe và những quy định khi sử
dụng các chất bảo quản thực phẩm cho chủ cơ
sở sản xuất, thông qua các chương trình tập
huấn định kỳ kiến thức ATVSTP. Tuyên
truyền qua loa đài phát thanh ở các chợ huyện,
chợ xã về tác hại của các chất bảo quản thực
phẩm, các sản phẩm thường chứa chất bảo
quản thực phẩm, để mọi người nâng cao cảnh
giác với những thực phẩm nguy cơ. Tăng
cường nhắc nhở, hướng dẫn, giải thích cho chủ
cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện các quy
định về sử dụng chất bảo quản thực phẩm
như: sử dụng hàm lượng chất bảo quản trong
giới hạn cho phép của Bộ Y tế; sử dụng chất
bảo quản rõ nguồn gốc, có nhãn mác và còn
hạn sử dụng thông qua các đợt thanh kiểm tra
ATVSTP. Công tác giám sát an toàn thực phẩm
cần được tăng cường, giám sát thường xuyên
nhằm phát hiện ra sự sai phạm của cơ sơ sản
xuất và xử lý nghiêm đối với các cơ sở lạm
dụng chất bảo quản để bảo quản thực phẩm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2012). Hướng dẫn việc quản lý chất phụ gia thực phẩm.
Thông tư 27/2012/TT-BYT, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2013). Hướng dẫn chỉ định tổ chức chứng nhận hợp
quy đối với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia
thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; vật liệu bao gói,
dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Thông tư 27/2012/TT-
BYT, Hà Nội.
3. Bùi Duy Trường (2014). Thực trạng sử dụng chất natri benzoat
và kali sorbat trong bảo quan một số thực phẩm tại các chợ Tỉnh
Tây Ninh. Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, pp.68-73.
4. EFSA (2003). Minutes of the 2nd Plenary meeting of the
Scientific Panel on food additives, flavourings, processing aids
and materials in contact with food, Brussels. URL:
https://www.efsa.europa.eu/sites/default/files/event/afc031209-
m.pdf.
5. Huỳnh Thị Thúy Hằng (2008). Khảo sát thực trạng sử dụng chất
bảo quản Acid Benzoic trong một số thực phẩm ở thành phố
Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ.
6. Nguyễn Văn Tập (2013). Kiến thức, thực hành về vệ sinh an
toàn thực phẩm của người chế biến thực phẩm ở các nhóm nấu
ăn gia đình tại Cần Giuộc, Long An. Y Học Thành phố Hồ Chí
Minh, https://123doc.org/document/4674411-kien-thuc-thuc-
hanh-an-toan-thuc-pham-o-nguoi-tham-gia-nhom-nau-an-gia-
dinh-tai-huyen-can-giuoc-tinh-long-an-nam-2013.htm.
7. Nguyễn Thanh Phong (2006). Điều tra kiến thức, thái độ và thực
hành về an toàn thực phẩm của bốn nhóm đối tượng tại một số
đô thị phía Bắc. Kỷ yếu hội nghị khoa học An toàn thực phẩm
lần thứ 5- 2009. Nhà xuất bản Hà Nội, pp.380 – 93.
8. Nguyễn Thị Thanh Hương (2012). Thực trạng và giải pháp nâng
cao năng lực quản lý việc sử dụng một số chất phụ gia trong chế
biến thực phẩm tại Quảng Bình. Luận án Tiến sỹ, Viện dinh
dưỡng Quốc gia.
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ty_le_su_dung_natri_benzoat_va_kali_sorbat_1078_2212102.pdf