Tài liệu Tỷ lệ sử dụng dịch vụ tại phòng khám đa khoa khu vực trên địa bàn tỉnh Bình Dương và các yếu tố liên quan: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 246
TỶ LỆ SỬ DỤNG DỊCH VỤ TẠI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA KHU VỰC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Lục Duy Lạc*, Nguyễn Văn Chinh*, Phạm Anh Tùng*, Phạm Tiến Phương*, Trần Tấn Tài*,
Nguyễn Thị Diệu Hương**, Lê Thị Ngọc Dung***
Tác giả liên hệ:
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Khảo sát nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân tại phòng khám đa khoa khu vực (PKĐKKV)
là việc làm không thể thiếu cung cấp những chứng cứ cho việc ra quyết định điều chỉnh quy mô hoạt động
PKĐKKV theo quy định của Bộ Y tế.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ sử dụng dịch vụ tại PKĐKKV trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2017 và các yếu
tố liên quan.
Phương pháp Thiết kế cắt ngang mô tả được sử dụng trong việc phỏng vấn bằng bộ câu hỏi tự điền 548
người dân từ 18 tuổi trở lên sinh sống xung quanh 19 PKĐKKV tại Bình Dương.
Kết quả: Tỷ lệ người dân đã từng sử dụng dịch vụ tại PKĐKKV là 60%. Những yếu tố tăng kh...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ sử dụng dịch vụ tại phòng khám đa khoa khu vực trên địa bàn tỉnh Bình Dương và các yếu tố liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 246
TỶ LỆ SỬ DỤNG DỊCH VỤ TẠI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA KHU VỰC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Lục Duy Lạc*, Nguyễn Văn Chinh*, Phạm Anh Tùng*, Phạm Tiến Phương*, Trần Tấn Tài*,
Nguyễn Thị Diệu Hương**, Lê Thị Ngọc Dung***
Tác giả liên hệ:
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Khảo sát nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân tại phòng khám đa khoa khu vực (PKĐKKV)
là việc làm không thể thiếu cung cấp những chứng cứ cho việc ra quyết định điều chỉnh quy mô hoạt động
PKĐKKV theo quy định của Bộ Y tế.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ sử dụng dịch vụ tại PKĐKKV trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2017 và các yếu
tố liên quan.
Phương pháp Thiết kế cắt ngang mô tả được sử dụng trong việc phỏng vấn bằng bộ câu hỏi tự điền 548
người dân từ 18 tuổi trở lên sinh sống xung quanh 19 PKĐKKV tại Bình Dương.
Kết quả: Tỷ lệ người dân đã từng sử dụng dịch vụ tại PKĐKKV là 60%. Những yếu tố tăng khả năng sử
dụng dịch vụ tại PKĐKKV như có bệnh mạn tính, có bảo hiểm y tế (BHYT), người thích nhận dịch vụ khám
chữa bệnh, dịch vụ tiêm chủng và những người dân có ý kiến để cải thiện nhằm thu hút người bệnh; tuy nhiên,
những người thích nhận thông tin truyền thông giáo dục sức khỏe chỉ sử dụng dịch vụ tại PKĐKKV chỉ bằng
0,77 lần so với những người không thích nhận dịch vụ này; tất cả những sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống
kê (p<0,05).
Kết luận: Cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh và truyền thông giáo dục sức khỏe tại các PKĐKKV chưa đạt
nhu cầu và đòi hỏiở người dân.
Từ khóa: phòng khám đa khoa khu vực, sử dụng dịch vụ
ABTRACT
THE PREVALENCE OF SERVICE USING AT REGIONAL CLINIC DEPARTMENTS IN BINH DUONG
PROVINCE AND RELATED FACTORS
Luc Duy Lac, Nguyen Van Chinh, Pham Anh Tung, Pham Tien Phuong, Tran Tan Tai,
Nguyen Thi Dieu Huong, Le Thi Ngoc Dung
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 246-253
Background: Surveying the demand for the service using of people at regional clinic department (RCD) is
indispensable to provide evidence for the decision to adjust the action scale of regional polyclinic department
according to regulations of the Ministry of Health.
Objectives: This study aims to identify the prevalence of service using at regional clinic department in Binh
Duong Province in 2017 and to explore some related factors.
Methods: A cross-sectional study was conducted among 548 people (≥ 18 years old) living around 19
regional clinic departments in Binh Duong by interviewing with a prepared questionnaire.
Results: The proportion of people who used the service at RCD is 60%. Some factors make an increase in
*Sở Y tế Bình Dương **Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh Bình Dương
***Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bình Dương
Tác giả liên lạc: ThS Nguyễn Văn Chinh ĐT: 0988341427 Email: Vanchinhcc@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 247
people’s ability to use the service in regional polyclinic departments such as: having a chronic disease, having
health insurance, people who like to receive medical examination and treatment services, vaccination services at
the RCD and people who give feedback to improve the services at RCD. However, people who prefer to receive
health education and communication information using clinic services only 0.77 times compared with people who
do not like to receive this service, difference with statistical significance (p < 0.05).
Conclusions: Providing medical examination and treatment and health education services in RCD that
have not enough for the demand of people.
Keyword: regional clinic department, service using
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại Bình Dương, với 19 phòng khám đa khoa
khu vực (PKĐKKV) thì 18 đơn vị có tổ chức mô
hình hoạt động lồng ghép với trạm y tế (02 đơn
vị còn là cơ sở thực hiện nhiệm vụ khám chữa
bệnh của 02 trung tâm y tế huyện), không đơn vị
nào được giao chỉ tiêu điều trị nội trú. Việc
thành lập các PKĐKKV trên địa bàn đã đáp ứng
được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân,
phù hợp trong bối cảnh dân số tăng cơ học cao.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh của y tế ngoài
công lập đã chia sẽ, đảm nhiệm hoạt động khám
chữa bệnh ban đầu cho y tế công lập.
Từ năm 2017, Bộ Y tế ban hành các văn bản
về rà soát, tổ chức hoạt động các PKĐKKV
(Công văn: Số 5251/BYT-KCB ngày 18/9/2017, số
618/BYT-KCB ngày 25/01/2018); qua đó, việc
điều chỉnh, sắp xếp mô hình hoạt động các
PKĐKKV trên địa bàn theo yêu cầu của Bộ Y tế
là nhiệm vụ một trong những nhiệm vụ trọng
tâm của ngành. Qua rà soát tài liệu cho thấy
nghiên cứu thực hiện trong năm 2017 về hoạt
động khám chữa bệnh cho thấy những
PKĐKKV hoạt động không hiệu quả tập trung
tại những khu vực có y tế ngoài công lập phát
triển hoặc có vị trí không thuận lợi(1). Ngoài ra,
để có những cơ sở cho việc điều chỉnh quy mô
hoạt động thì việc rà soát quy hoạch, kiểm tra
tình hình hoạt động của các PKĐKKV qua các
năm là việc làm đã thực hiện.Việc khảo sát nhu
cầu sử dụng dịch vụ của người dân tại các cơ sở
này là việc làm không thể thiếu cung cấp những
chứng cứ cho việc ra quyết định điều chỉnh quy
mô hoạt động PKĐKKV theo quy định của Bộ Y
tế. Do vậy, nghiên cứu được tiến hành qua việc
khảo sát thực trạng sử dụng các dịch vụ y tế,
những nhu cầu và các yếu tố thúc đẩy người dân
sử dụng dịch vụ tại các PKĐKKV; đây là những
thông tin có giá trị trong việc nâng cao năng lực
PKĐKKV phù hợp với nhu cầu, đòi hỏi của
người dân trong việc sử dụng dịch vụ y tế trên
địa bàn tỉnh Bình Dương.
Mục tiêu
Xác định tỷ lệ sử dụng dịch vụ tại PKĐKKV
trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2017 và các
yếu tố liên quan.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế cắt ngang mô tả được sử dụng trong
việc phỏng vấn người dân về việc sử dụng dịch
vụ tại PKĐKKV (sử dụng dịch vụ ghi nhận qua
khai báo của người dân khi sử dụng bất kỳ dịch
vụ nào đang triển khai trong năm qua như khám
chữa bệnh, phục hồi chức năng, tiêm chủng mở
rộng và truyền thông giáo dục sức khỏe v.v.),
ước tính tỷ lệ sử dụng dịch vụ trong nghiên cứu
là 55%, sai số cho phép là 5%, sai lầm loại I là 5%,
hệ số thiết kế là 1,4, cỡ mẫu cần thiết cho nghiên
cứu là 534 người dân. Nhân viên y tế tuyến tỉnh
là thành viên của đoàn kiểm tra hoạt động khám
chữa bệnh tại PKĐKKV tiến hành phỏng vấn
bằng bộ câu hỏi soạn sẵn người dân cư ngụ
xung quanh PKĐKKV (có 19 PKĐKKV, mỗi
PKĐKKV nghiên cứu 30 người dân sinh sống
xung quanh nên số người ước tính tham gia
nghiên cứu là 570 người); cách thức chọn người
dân như sau: từ PKĐKKV đi về hướng bên trái
khoảng 1 km chọn hộ đầu tiên (mỗi hộ chỉ
phỏng vấn 1 người được chọn phỏng vấn là
người tiếp xúc đầu tiên từ 18 tuổi trở lên, có khả
năng trả lời câu hỏi), sau đó cách hộ chọn 1 hộ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 248
(nếu là khu nhà trọ thì mỗi phòng trọ được coi là
1 hộ, nếu hộ gia đình không có ai ở nhà thì sẽ
chọn hộ liền kề), trường hợp gặp ngõ/hẻm sẽ đi
về hướng bên phải (nếu gặp ngõ/hẻm cụt thì
quay lại) và chọn đủ 30 người.
Việc tính cỡ mẫu ban đầu là 570 nhằm mục
đích thuận tiện cho việc lấy mẫu (xung quanh
mỗi PKĐKKV phỏng vấn 30 người); tuy nhiên,
trong quá trình thu thập dữ kiện, có một số
phòng khám lấy đủ cỡ mẫu dự kiến, có 8 phòng
khám lấy thiếu 02 mẫu, 01 phòng khám lấy thiếu
3 mẫu, 03 phòng khám thiếu 1mẫu. Nên cỡ mẫu
thu được là 548 mẫu đủ ước lượng được tỷ lệ
mong muốn theo mục đích ước lượng ban đầu.
Tất cả các dữ kiện được nhập bằng phần
mềm Epidata 3.0 và xử lý bằng phầm mềm Stata
10.0. Tất cả dữ liệu được trình bày bằng tần số và
tỷ lệ %, sử dụng phép kiểm chi bình phương để
so sánh tỷ lệ sử dụng dịch vụ ở những đặc điểm
khác nhau (dân số học, bệnh mạn tính, dịch vụ
ưa thích và ý kiến đề xuất giải pháp nâng cao
chất lượng), giá trị PR được sử dụng để đo
lường mức độ liên quan, với p<0,05 xác định có
mối liên quan. Các thông tin người dân cung cấp
hoàn toàn tự nguyện, không ghi nhận tên, địa
chỉ người phỏng vấn; tất cả dữ kiện thu được chỉ
sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
KẾT QUẢ
Tỷ lệ nam giới trong nghiên cứu chỉ chiếm
35,1%, người trên 64 tuổi chiếm 15,1% (Bảng 1).
những người nghỉ hưu trong nghiên cứu là 6%,
trong khi những người ghi nhận là sống phụ
thuộc/thất nghiệp chiếm đến 14,4%; tuy vậy,
những người có thu nhập dưới 2 triệu/tháng chỉ
chiếm 0,4%; những người có hộ khẩu thường trú
là 76,8% và tỷ lệ có BHYT trong nghiên cứu là
78,5%.
Bảng 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu (n=548)
Đặc điểm Tần số (tỷ lệ%)
Nam giới 192(35,1)
Nhóm tuổi
18-24 20(3,7)
25-34 98(17,8)
35-44 125(22,8)
45-54 103(18,8)
55-64 119(21,7)
>64 83(15,1)
Nghề
nghiệp
Có nghề 436(79,6)
Phụ thuộc/thất nghiệp 79(14,4)
Nghỉ hưu 33(6,0)
Thu nhập dưới 2 triệu 2(0,4)
Hộ khẩu thường trú 421(76,8)
Có BHYT 430(78,5)
Hầu hết trên địa bàn có PKĐKKV đều có cơ
sở y tế ngoài công lập hoạt động với quy mô từ
phòng khám đa khoa trở lên (Bảng 2). Trong đó,
tại cùng địa bàn xã/phường có PKĐKKV thì 50%
PKĐKKV có 1 cơ sở y tế ngoài công lập quy mô
từ phòng khám đa khoa trở lên trong cùng địa
bàn xã/phường đó, số liệu này trên cùng địa bàn
huyện/thị/thành phố là 8 cơ sở y tế ngoài công
lập quy mô từ phòng khám đa khoa trở lên.
Bảng 2. Số lượng đơn vị y tế tư nhân trên địa bàn có
PKĐKKV (n=19)
Số lượng Trung vị(khoảng tứ
vị)
Cơ sở y tế tư nhân quy mô từ PKĐK
trở lên trên địa bàn xã/phường có
PKĐKKV
1(0-4)
Cơ sở y tế tư nhân quy mô từ PKĐK
trở lên trên địa bàn huyện có
PKĐKKV
8(1-21)
Biểu đồ 1. Tỷ lệngười dân đã từng sử dụng dịch vụ trong năm qua tại PKĐKKV (n=548)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 249
Tỷ lệ người dân đã từng sử dụng dịch vụ tại
PKĐKKV là 60% (Biểu đồ 1).
Trong số những người đã sử dụng trong
năm qua, thì có đến 50% số người có số lần sử
dụng dịch vụ khám chữa bệnh từ 3 lần/năm trở
xuống [trung bình là 5,34 lần/năm với độ lệch
chuẩn là 5,88 lần/năm] (Bảng 3). Tuy nhiên, 50%
người dân có số lần sử dụng dịch vụ khám chữa
bệnh tại PKĐKKV là 2 lần/năm trở xuống (trung
bình là 3,21 lần/năm).
Bảng 3. Số lần khám chữa bệnh trung bình trong
năm(n=329)
Số lần sử dụng dịch vụ Trung vị(khoảng tứ vị)
Của những người đã từng
sử dụng
3(2-7)
Chung 2(0-4)
Bảng 4. Lý do sử dụng dịch vụ tại PKĐKKV (n=329)
Lý do sử dụng dịch vụ tại PKĐKKV Tần số (tỷ lệ%)
Gần nhà, thuận tiện 309(93,9)
Chi phí khám chữa bệnh thấp 159(48,3)
BHYT đăng ký tại đây 89(27,1)
Tiêm chủng 38(11,6)
Khác 8(2,4)
Trong số những người đã từng sử dụng dịch
vụ tại PKĐKKV, thì lý do phổ biến nhất là gần
nhà và thuận tiện (93,9%), lý do chi phí khám
chữa bệnh thấp hơn các nơi khác là 48,3%, lý do
đăng ký BHYT tại PKĐKKV là 27,1%, lý do sử
dụng dịch vụ tiêm chủng mở rộng là 11,6% và
các lý do khác chiếm dưới 3% (Bảng 4).
Những dịch vụ mà người dân đã từng sử
dụng tại các PKĐKKV phổ biến nhất là điều trị
các bệnh thông thường (79,0%), điều trị bệnh
mạn tính (24,6%), tiêm chủng mở rộng (21,6%),
xét nghiệm (19,2%); trong khi tỷ lệ nhận các
thông tin về truyền thông giáo dục sức khỏe chỉ
chiếm 12,8%, điều trị bệnh bằng YHCT chiếm
12,8%, các dịch vụ khám thai, đỡ đẻ và cấp cứu
ban đầu chỉ chiếm dưới 4% (Bảng 5). Những
người sử dụng dịch vụ đều có tỷ lệ hài lòng rất
cao khoảng trên 90%, các dịch vụ như cấp cứu,
khám thai, tiêm chủng mở rộng có tỷ lệ hài
lòng khi sử dụng dịch vụ chỉ khoảng 75%.
Bảng 5. Những dịch vụ đã sử dụng và sự hài lòng
khi sử dụng dịch vụ (n=329)
Dịch vụ Dịch vụ [Tần
số(tỷ lệ %)]
Hài lòng [Tần
số (tỷ lệ %)]
Cấp cứu 11(3,3) 8(72,7)
Khám thai 12(3,7) 9(75,0)
Đẻ 3(0,9) 3(100)
Điều trị bệnh thông thường 260 (79,0) 230(88,8)
Điều trị bệnh mạn tính 81(24,6) 77(95,1)
Điều trị bằng YHCT 42(12,8) 37(88,1)
Xét nghiệm 63(19,2) 60(95,2)
Nhận thông tin tuyên truyền 42(12,8) 40(95,2)
Tiêm chủng mở rộng 71(21,6) 53(75,7)
Trong số những người chưa sử dụng dịch vụ
tại PKĐKKV thì lý do phổ biến là chưa mắc bệnh
(64,8%), thích khám tuyến trên (47,5%), thích
khám tại các cơ sở y tế ngoài công lập (16,9%),
đăng ký BHYT tại nơi khác chiếm (16,0%),
không đủ trang thiết bị (13,2%); các lý do như
trình độ nhân viên y tế thấp và không đủ thuốc
chiếm là lượt 6,4%, 3,2% (Bảng 6).
Bảng 6. Lý do không sử dụng dịch vụ tại PKĐKKV
(n=219)
Lý do không sử dụng dịch vụ tại
PKĐKKV
Tần số (tỷ lệ%)
Không khám ra bệnh 0(0)
Không chữa khỏi bệnh 0(0)
Mọi người đồn chất lượng không tốt 0(0)
Không có Bác sỹ 1(0,5)
Không đủ thuốc 7(3,2)
Thủ tục rườm rà 8(3,7)
Trình độ NVYT thấp 14(6,4)
Không đủ trang thiết bị 29(13,2)
BHYT nơi khác 35(16,0)
Thích khám tư nhân 37(16,9)
Thích khám tuyến trên 104(47,5)
Không mắc bệnh 142(64,8)
Lý do khác 7(3,2)
Bảng 7. Những dịch vụ thích sử dụng/muốn nhận từ
PKĐKKV (n=548)
Dịch vụ thích sử dụng/muốn nhận
từ PKĐKKV
Tần số(tỷ lệ%)
Khám chữa bệnh 403(73,5)
Nhận thông tin truyền thông giáo dục
sức khỏe
253(46,2)
Tiêm chủng 90(16,4)
Khám thai 9(1,6)
Đỡ đẻ 2(0,4)
Khác 12(2,2)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 250
Những dịch vụ như khám chữa bệnh và
nhận thông tin truyền thông giáo dục sức khỏe
là những dịch vụ người dân thích sử dụng hoặc
mong muốn nhận từ PKĐKKV (lần lượt 73,5%
và 46,2%) (Bảng 7). Trong khi đó nhận dịch vụ
tiêm chủng chỉ có 16,4% người dân muốn
nhận/sử dụng tại PKĐKKV; tỷ lệ thích sử dụng
hoặc muốn nhận các dịch vụ như khám thai, đỡ
đẻ và các dịch vụ khác chỉ chiếm dưới 2%.
Để PKĐKKV triển khai thêm các hoạt động
nhằm thu hút người bệnh thì các hoạt động như
mua sắm thêm trang thiết bị (22,8%), tuyển thêm
các nhân lực có chất lượng (14,6%) là các hoạt
động người dân quan tâm nhất, các lý do khác
chiếm dưới 2% (Bảng 8). Tuy nhiên, tỷ lệ người
không có ý kiến chiếm đến 58%.
Bảng 8. Những hoạt động cần triển khai để thu hút
người bệnh (n=548)
Hoạt động cần triển khai Tần số(tỷ lệ%)
Mua sắm thêm trang thiết bị 125(22,8)
Tuyển nhân lực chất lượng 80(14,6)
Đầu tư cơ sở vật chất 12(2,2)
Thái độ nhân viên 9(1,6)
Khám chữa bệnh 5(0,9)
Truyền thông giáo dục sức khỏe 4(0,73)
Tiêm chủng mở rộng 2(0,4)
Khám thai 1(0,2)
Đỡ đẻ 1(0,2)
Điều trị YHCT/PHCN 1(0,2)
Không ý kiến 383(69,9)
Bảng 9. Các yếu tố liên quan đến sử dụng dịch vụ tại PKĐKKV
Các yếu tố Đã sử dụng [Tần số (tỷlệ%)] PR (KTC95%) P
Nhóm tuổi 25-34* 67(68,4) 1,24(0,82-1,89) 0,31
Nhóm tuổi 35-44* 62(49,6) 0,90(0,58-1,39) 0,64
Nhóm tuổi 45-54* 60(58,3) 1,06(0,69-1,62) 0,79
Nhóm tuổi 55-64* 72(60,5) 1,10(0,72-1,68) 0,66
Nhóm tuổi trên 64* 57(68,7) 1,24(0,82-1,90) 0,30
Giới nam 104(54,2) 0,86(0,73-0,99) 0,047
Thường trú 255(60,6) 1,04(0,88-1,22) 0,65
Thu nhập dưới 2 triệu 2(100) 1,67(0,70-3,98) 0,25
Sống phụ thuộc/thất nghiệp 51(64,6) 1,12(0,93-1,33) 0,23
Nghỉ hưu 26(78,9) 1,36(1,12-1,65) 0,002
Từ 1 đến 10 năm 85(59,0) 1,11(0,69-1,78) 0,65
Trên 10 năm 235(60,7) 1,15(0,73-1,80) 0,55
Có bệnh mạn tính 111(73,5) 1,33(1,17-1,52) <0,001
Có BHYT 274(63,7) 1,37(1,11-1,67) <0,001
Thích khám chữa bệnh 268(66,5) 1,58(1,29-1,93) <0,001
Thích nhận thông tin 131(51,8) 0,77(0,67-0,89) <0,001
Thích nhận dịch vụ tiêm chủng 70(77,8) 1,38(1,20-1,57) <0,001
Có ý kiến về hoạt động PKĐKKV 115(69,7) 1,25(1,09-1,42) 0,001
*: So sánh với nhóm 18-24 tuổi
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p>0,05) giữa các nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu,
thời gian cư ngụ tại địa phương với việc sử dụng
dịch vụ tại PKĐKKV. Những người có thu nhập
dưới 2 triệu/tháng có tỷ lệ sử dụng dịch vụ tại
PKĐKKV cao gấp 1,67 lần so với những người
có thu nhập từ 2 triệu/tháng trở lên nhưng sự
khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Tương tư, không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p>0,05) về sử dụng dịch vụ tại
PKĐKKV đối với những người có nghề nghiệp
với những người sống phụ thuộc/thất nghiệp
nhưng những người nghỉ hưu có tỷ lệ sử dụng
dịch vụ tại PKĐKKV cao gấp 1,36 lần và sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Những người có bệnh mạn tính (tim mạch,
đái tháo đường, tăng huyết áp, dạ dày v.v.) có tỷ
lệ sử dụng dịch vụ cao gấp 1,33 lần so với những
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 251
người không có bệnh mạn tính, những người có
BHYT sử dụng dịch vụ tại PKĐKKV cao gấp
1,37 lần so với những người không có BHYT;
những người thích nhận dịch vụ khám chữa
bệnh và dịch vụ tiêm chủng tại PKĐKKV có tỷ lệ
sử dụng dịch vụ lần lượt cao gấp 1,58 và 1,38 lần
so với những người không thích nhận dịch vụ
này; tương tự, những người dân có ý kiến để cải
thiện nhằm thu hút người bệnh (các dịch vụ như
khám chữa bệnh, khám thai, đỡ đẻ, tiêm chủng,
truyền thông GDSK và tuyển nhân lực chất
lượng, mua sắm thêm trang thiết bị v.v.) có tỷ lệ
sử dụng dịch vụ cao gấp 1,25 lần so với những
người không ý kiến; tuy nhiên, những người
thích nhận thông tin truyền thông giáo dục sức
khỏe chỉ sử dụng dịch vụ tại PKĐKKV chỉ bằng
0,77 lần so với những người không thích nhận
dịch vụ này; tất cả những sự khác biệt này đều
có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
BÀN LUẬN
Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ tại
PKĐKKV là khá thấp, mặc dù định nghĩa sử
dụng dịch vụ trong nghiên cứu bao gồm tất cả
các dịch vụ đang cung ứng thuộc các lĩnh vực
khám chữa bệnh, y tế dự phòng. Đặc biệt tỷ lệ
nhận các thông tin về truyền thông giáo dục sức
khỏe chỉ chiếm 12,8%; rà soát các quy định trong
các chiến dịch tổng vệ sinh môi sinh môi trường
hằng năm cho thấy, 100% hộ gia đình được vãng
gia và cung cấp các tài liệu truyền thông; từ kết
quả này cho thấy, các mục tiêu trong các chiến
dịch y tế vẫn chưa đạt yêu cầu, mặc dù có thể có
những sai lệch hồi tưởng của người dân trong
khai báo nhận dịch vụ từ PKĐKKV nhưng tỷ lệ
này là rất thấp so với các yêu cầu ở các chương
trình y tế cũng đang triển khai.
Theo các báo cáo hằng năm tại Sở Y tế Bình
Dương cho thấy, tổng số lượt khám chữa bệnh
trung bình mỗi năm trên toàn địa bàn là 6 triệu
lượt người, trung bình mỗi người dân sử dụng
khoảng 3 lượt khám chữa bệnh/năm (dân số
năm 2017 ước đạt là 2.015.997 người), kết quả
trong nghiên cứu này cho thấy số lượt sử dụng
dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tại
PKĐKKV không có sự khác biệt so với các số
liệu quản lý được về khám chữa bệnh của người
dân, mặc dù tỷ lệ là những người có bệnh mạn
tính, cần sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ở
nghiên cứu này chiếm khoảng gần 30%; các dịch
vụ khám thai, đỡ đẻ và cấp cứu ban đầu chỉ
chiếm rất thấp. Ngoài ra, số liệu khám chữa
bệnh trung bình của mỗi người dân tại Bình
Dương quản lý được chưa bao gồm số liệu khám
chữa bệnh tại các phòng khám đa khoa/phòng
khám chuyên khoa ngoài công lập nên số liệu
khám chữa bệnh trung bình tại PKĐKKV trong
nghiên cứu này có thể không cao hơn những số
liệu đã được công bố.
Những lý do sử dụng dịch vụ tại PKĐKKV
cho thấy vẫn còn những nhu cầu nhất định của
một bộ phận người dân có nhu cầu sử dụng các
dịch vụ đang cung ứng tại PKĐKKV đặc biệt là
những người có BHYT, thu nhập không cao; do
vậy, việc tăng các dịch vụ cung ứng phù hợp với
nhu cầu của người dân là nội dung cần chú
trọng thực hiện để tăng tính tiếp cận của người
dân. Tuy nhiên, trong số những người không sử
dụng dịch vụ thì có đến gần 50% do thích khám
tuyến trên, 16,9% thích sử dụng dịch vụ tại đơn
vị y tế ngoài công lập, 13,2% cho rằng không đủ
trang thiết bị y tế và 6,4% cho rằng trình độ nhân
viên y tế thấp. Điều này phù hợp với các nghiên
cứu thực hiện trước đây(3,4,5) cũng như báo cáo
của ngân hàng thế giới(2) cho thấy “Trạm y tế vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe
ban đầu của người dân; cán bộ y tế thường
không đủ năng lực chuyên môn, thiếu kỹ năng
trong các lĩnh vực như sơ cứu, khám phát hiện
sớm quản lý các bệnh không lây nhiễm và ít có
cơ hội được đào tạo liên tục; danh mục thuốc cán
bộ y tế xã được phép kê đơn rất hạn chế; ít có
điều kiện thực hiện xét nghiệm và chẩn đoán
hình ảnh. Do vậy, bệnh nhân ít tin tưởng vào
chất lượng dịch vụ tại cơ sở chăm sóc sức khỏe
ban đầu và thường chọn lên tuyến trên mặc dù
bản thân họ phải chịu chi phí cao hơn và thủ tục
phiền toái hơn rất nhiều”. Đồng thời, theo các
báo cáo tổng kết gần đây của Sở Y tế Bình
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 252
Dương cho thấy “Nguồn nhân lực y tế vẫn còn
bất cập so với yêu cầu hoạt động của ngành; chủ
yếu là thiếu bác sĩ, đặc biệt là các chuyên khoa
sâu, hiếm; ngoài ra, thực hiện kỹ thuật theo phân
tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế tại tuyến y tế cơ sở
còn hạn chế, đặc biệt về ngoại khoa và sản khoa;
vì vậy chưa thu hút người dân đến khám chữa
bệnh tại tuyến y tế cơ sở”. Ngoài ra, cơ cấu tổ
chức và cách thức cung cấp dịch vụ của các
PKĐKKV chưa thể cạnh tranh với các cơ sở y tế
ngoài công lập; đây có thể là một trong những
nguyên nhân dẫn đến số lượng sử dụng dịch vụ
tại PKĐKKV (đặc biệt là các dịch vụ khám chữa
bệnh) thấp hơn so với kỳ vọng. Y tế ngoài công
lập đã chia sẽ, đảm nhiệm hoạt động khám chữa
bệnh ban đầu cho y tế công lập, lại có nhiều điều
kiện thuận lợi trong sự tiếp cận của người dân
với việc khám chữa bệnh như tổ chức khám
chữa bệnh 24/24 giờ, cả những ngày nghỉ lễ; cơ
cấu tổ chức phải có ít nhất 02 trong 04 chuyên
khoa nội, ngoại, sản, nhi(trong khi tại PKĐKKV
dao động từ 1-4 Bác sỹ; trình độ chuyên môn cán
bộ y tế còn nhiều hạn chế, hầu hết cán bộ khám
chữa bệnh có trình độ Bác sỹ đa khoa, chưa qua
đào tạo chuyên khoa, nên hầu như chưa thể triển
khai được các chuyên khoa)(1); đây là những
điểm mạnh so với y tế công lập (mặc dù y tế
công lập vẫn tổ chức khám chữa bệnh những
thời điểm trên nhưng với số lượng con người
hạn chế hơn); hơn nữa, các quy định về thông
tuyến bảo hiểm y tế tạo điều kiện cho người dân
có thể sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại bất
kỳ nơi nào họ thấy thuận tiện và hài lòng v.v.
Những dịch vụ mà người dân mong muốn
nhận được từ PKĐKKV gồm các dịch vụ khám
chữa bệnh, nhận thông tin truyền thông giáo
dục sức khỏe và dịch vụ tiêm chủng; điều này
cho thấy, ngoài các gói dịch vụ thuộc lĩnh vực
dự phòng thì người dân vẫn muốn nhận các
dịch vụ khám chữa bệnh tại các PKĐKKV
(chiếm khoảng 73,5% người dân); do vậy, ngoài
các rào cản, hạn chế trong cung cấp dịch vụ như
trang thiết bị, chủng loại thuốc, trình độ nhân
viên y tế là những nội dung căn bản cần phải
thực hiện đồng bộ để giành lại niềm tin của
người dân bởi lẽ có đến 22,8% người dân cho
rằng cần phải đầu tư thêm trang thiết bị, 14,6%
phải tuyển thêm nhân lực chất lượng.
Những người quan tâm đến nâng cao chất
lượng khám chữa bệnh tại PKĐKKV (có ý kiến
nhằm cải thiện chất lượng khám chữa bệnh tại
đây), những người trả lời là “Thích khám chữa
bệnh và thích nhận dịch vụ tiêm chủng” thì có tỷ
lệ đã sử dụng dịch vụ cao hơn những người
không có ý kiến hoặc không thích nhận các dịch
vụ này. Điều này cho thấy, vẫn còn một bộ phận
người dân có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại
PKĐKKV cung ứng, đây là những người có
bệnh mạn tính, nữ giới và người có BHYT
(nhưng vẫn thấp hơn so với thực tế bởi vì tỷ lệ
tham gia BHYT của Bình Dương vào năm 2017
là 81,8% nhưng tỷ lệ sử dụng dịch vụ tại
PKĐKKV của người có BHYT trong nghiên cứu
này là 63,7%), đặc biệt là các dịch vụ khám chữa
bệnh. Tuy nhiên, những người thích nhận dịch
vụ truyền thông giáo dục sức khỏe lại có tỷ lệ sử
dụng dịch vụ thấp hơn, nhu cầu sử dụng dịch
vụ khám chữa bệnh, phục hồi chức năng của
nhóm người này đã mất sự tin tưởng và hầu
như chưa có nhu cầu sử dụng dịch vụ khám
chửa bệnh có thể có nhiều lý do như đã trình bày
ở trên.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ người sử dụng dịch vụ tại các
PKĐKKV là chưa cao; thói quen sử dụng dịch
vụ khám chữa bệnh tại PKĐKKV của người dân
chủ yếu là nữ, có BHYT và để khám chữa bệnh
thông thường, điều trị một số bệnh lý mãn tính.
Tỷ lệ nhận các thông tin truyền thông giáo dục
sức khỏe cũng là vấn đề bất cập bởi phần đông
người dân vẫn chưa nhận được dịch vụ này.
ĐỀ XUẤT
Địa phương cần tuyên truyền, vận động
người dân, tăng cường các giải pháp nhằm nâng
cao tỷ lệ khám chữa bệnh, khám chữa bệnh bằng
BHYT tại các PKĐKKV.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 253
Tăng cường trang bị các trang thiết bị hiện
đại, tăng đào tạo và thực hiện luân chuyển 2
chiều bác sỹ về công tác tại PKĐKKV/Trạm Y tế
nhằm nâng cao chất lượng nhân lực; đồng thời
triển khai các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của
người dân ở các địa phương khác nhau, gắn với
công tác truyền thông tới người dân khi thực
hiện các giải pháp này nhằm thay đổi nhận thức
và để người dân thay đổi niềm tin; từ đó cung
cấp dịch vụ hiệu quả hơn.
Nghiên cứu xây dựng, triển khai các phương
án xã hội hóa về y tế phù hợp với từng địa
phương nhằm hạn chế lãng phí cơ sở vật chất
(Phòng khám vệ tinh của Trung tâm Y tế, phòng
khám Bác sỹ gia đình, liên doanh liên kết, xã hội
hóa v.v.).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Thị Bích Thuận, Phạm Anh Tùng, Huỳnh Thanh Hà, Trần
Tấn Tài, Nguyễn Văn Chinh (2018). Hoạt động khám chữa bệnh
các PKĐKKV trên địa bàn tỉnh Bình Dương và các yếu tố liên
quan. Kỷ yếu nghiên cứu khoa học công nghệ &kỹ thuật ngành
y tế tỉnh Bình Dương lần thứ XVII. 77-81.
2. Ngân hàng thế giới. Hướng tới bao phủ sức khỏe toàn dân tại
Việt Nam. Nguồn từ:
5/pdf/122055-WorldBank-UHC-Viet-version-final-CMYK.pdf,
truy cập ngày 15/8/2018.
3. Lê Quang Cường, Lý Ngọc Kính, Khương Anh Tuấn (2011).
Nghiên cứu thực trạng quá tải, dưới tải của hệ thống bệnh viện
các tuyến và đề xuất giải pháp khắc phục, Viện chiến lược và
chính sách y tế. Nguồn từ:
cuu-thuc-trang-qua-tai-duoi-tai-cua--he-thong-benh-vien-cac-
tuyen-va-de-xuat-giai--phap-khac-phuc-t56-8128.html, truy cập
ngày 22/10/2017.
4. Trần Thị Thoa (2012). Thực trạng và tính công bằng trong tiếp
cận và sử dụng thuốc thiết yếu tại tuyến xã, Đại học Dược Hà
Nội. 49-56.
5. Trần Văn Hưởng (2012). Thực trạng sử dụng dịch vụ khám
chữa bệnh và hiệu quả mô hình chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi tại tuyến y tế cơ sở của Bình Dương. Đại học Y Hà Nội, p.43-
55.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ty_le_su_dung_dich_vu_tai_phong_kham_da_khoa_khu_vuc_tren_di.pdf