Tài liệu Tỷ lệ stress và các yếu tố liên quan ở công nhân giày da tại một công ty thuộc tỉnh Bình Dương năm 2017: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 475
TỶ LỆ STRESS VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở CÔNG NHÂN GIÀY DA TẠI
MỘT CÔNG TY THUỘC TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2017
Nguyễn Thị Thùy Dương*, Vương Thuận An*, Lê Thị Xuân Quỳnh*, Não Thị Mỹ Trang*,
Vũ Khôi Nguyên*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Ngày nay, khi đặc điểm của nhiều quá trình lao động đang thay đổi nhanh chóng khiến cho
người lao động không kịp thích nghi và đã bị stress dưới nhiều dạng khác nhau. Stress xảy ra thường xuyên có
tác hại khá nghiêm trọng tới sức khỏe người lao động. Thậm chí trong trường hợp nặng, stress kéo dài có thể dẫn
đến những vấn đề về tâm lý và rối loạn tâm thần. Do đó, việc giảm hoặc loại bỏ stress nghề nghiệp tại nơi làm
việc sẽ có lợi cho sức khỏe tinh thần của người công nhân.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ stress và các yếu tố liên quan ở công nhân giày da tại công ty thuộc
tỉnh Bình Dương năm 2017.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: C...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ stress và các yếu tố liên quan ở công nhân giày da tại một công ty thuộc tỉnh Bình Dương năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 475
TỶ LỆ STRESS VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở CÔNG NHÂN GIÀY DA TẠI
MỘT CÔNG TY THUỘC TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2017
Nguyễn Thị Thùy Dương*, Vương Thuận An*, Lê Thị Xuân Quỳnh*, Não Thị Mỹ Trang*,
Vũ Khôi Nguyên*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Ngày nay, khi đặc điểm của nhiều quá trình lao động đang thay đổi nhanh chóng khiến cho
người lao động không kịp thích nghi và đã bị stress dưới nhiều dạng khác nhau. Stress xảy ra thường xuyên có
tác hại khá nghiêm trọng tới sức khỏe người lao động. Thậm chí trong trường hợp nặng, stress kéo dài có thể dẫn
đến những vấn đề về tâm lý và rối loạn tâm thần. Do đó, việc giảm hoặc loại bỏ stress nghề nghiệp tại nơi làm
việc sẽ có lợi cho sức khỏe tinh thần của người công nhân.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ stress và các yếu tố liên quan ở công nhân giày da tại công ty thuộc
tỉnh Bình Dương năm 2017.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả, cỡ mẫu tính theo công thức ước
lượng một tỷ lệ. Sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên hệ thống để chọn mẫu và bộ câu hỏi soạn sẵn để
thu thập số liệu.
Kết quả: Khảo sát được thực hiện ở 394 công nhân giày da của công ty. Có 26,9% công nhân bị stress nghề
nghiệp, trong đó tỷ lệ stress ở công nhân sản xuất trực tiếp chiếm 30,6%, gián tiếp là 13,1%. Có mối liên quan có
ý nghĩa thống kê giữa stress nghề nghiệp với nhu cầu công việc, vấn đề kiểm soát công việc, sự hỗ trợ trong công
việc và môi trường làm việc (p <0,05).
Kết luận: Vẫn còn nhiều yếu tố trong công việc ảnh hưởng đến tình trạng căng thẳng khi làm việc ở người
công nhân, cụ thể như khối lượng công việc, thời gian làm việc kéo dài, áp lực trong công việc, sự hỗ trợ của
người quản lý và môi trường làm việc có nhiều bụi, nóng, ồn. Vì vậy, cần giảm bớt áp lực công việc bằng cách
phân bố lại khối lượng công việc phù hợp, có thời gian nghỉ giữa các ca làm việc khoảng 5 đến 10 phút, cải thiện
môi trường lao động.
Từ khóa: stress, căng thẳng trong công việc, công nhân giày da
ABSTRACT
PREVALENCE OF STRESS AMONG LEATHER SHOE WORKERS AND RELATED FACTORS AT A
COMPANY IN BINH DUONG PROVINCE IN 2017
Nguyen Thi Thuy Duong, Vuong Thuan An, Le Thi Xuan Quynh, Nao Thi My Trang,
Vu Khoi Nguyen
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 475 - 482
Background: Nowadays, workers suffer from various kinds of stress as a consequence of rapidly changing in
working condition characteristics. Repeatedly suffer from stress greatly adversely influence health, it can result in
psychological problems and mental disorders if prolonged. Therefore, reducing or eliminating occupational stress
in the workplace will be beneficial to the mental health of workers.
Objectives: To determine the percentage of stress and its related factors in shoe and leather workers at a
company in Binh Duong province in 2017.
*Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thị Thùy Dương ĐT: 0979913608 Email: nguyenthithuyduong@iph.org.vn
nguyenduong8989@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 476
Methods: A cross-sectional study with simple random sampling was applied, using a structured
questionnaire to interview. Evaluating stress in workers using the Workplace Stress Survey by the American
Institute of Stress (AIS). Evaluating the factors that contribute to stress in workers using questionnaire "Stress at
Work Survey" of the Unite the Union.
Results: The survey was conducted in 394 shoe and leather workers. In those, 26.9% suffered from
occupational stress, this percentage in direct-workers was 30.6% and 13.1% in the indirect laborer. There was a
statistically significant association between occupational stress and job demand, job control, job support, and work
environment (p <0.05).
Conclusion: Stress-derives factors such as large workload, too long working time, high working pressure,
managerial support, low-quality working conditions remain problems. Hence it is truly necessary to reduce the
work pressure by suitably redistributing workload, arranging a 5-10 minutes break between working shifts, as
well as improving the working environment.
Keywords: stress, stress in work, shoe and leather workers
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay khi đặc điểm của nhiều quá trình
lao động đang thay đổi nhanh chóng khiến cho
người lao động không kịp thích nghi và đã bị
stress dưới nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên,
người lao động vẫn còn chủ quan khi bị stress
tấn công, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, chán nản,
cáu kỉnh, khó tập trung và gây ra các bệnh lý
nguy hiểm như bệnh tim, cao huyết áp, rối loạn
cơ xương, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người
lao động. Đồng thời, họ có thể sử dụng hay lạm
dụng các chất kích thích như uống rượu bia, hút
thuốc lá và sử dụng các chất gây nghiện. Thậm
chí trong trường hợp nặng, stress kéo dài có thể
dẫn đến những vấn đề về tâm lý và rối loạn tâm
thần(11). Do đó, việc giảm hoặc loại bỏ stress nghề
nghiệp tại nơi làm việc sẽ có lợi cho sức khỏe
tinh thần của người công nhân(2,3).
Hiện nay, tại Việt Nam ngành sản xuất giày
da là một trong ba ngành mang lại kim ngạch
xuất khẩu lớn nhất với khoảng trên 500.000
người lao động. Hơn nữa công nhân ngành này
phải làm việc trong môi trường khá căng thẳng
và khắc nghiệt chịu tác động của bụi da, hóa
chất độc hại và áp lực công việc dễ khiến+ công
nhân phải đối diện với nguy cơ bị các bệnh nghề
nghiệp, chưa đảm bảo sức khỏe và quyền lợi cho
công nhân. Nghiên cứu tại Brazil cho thấy hầu
hết công nhân ngành giày da có mức độ stress từ
vừa phải tới cao, có 54,1% stress mức độ vừa
phải và 28,6% stress mức độ cao(4). Tuy nhiên, đa
số các nghiên cứu về stress chỉ tập trung trên đối
tượng lao động trí óc như nhân viên y tế, giáo
viên, trong khi trên đối tượng công nhân đặc biệt
là công nhân giày da vẫn chưa được quan tâm,
chưa có nhiều nghiên cứu về stress thực hiện
trên đối tượng này.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang mô tả
trên đối tượng là công nhân giày da tại công ty
TNHH Shyang Hung Cheng tỉnh Bình Dương
năm 2017.
Cỡ mẫu được tính theo công thức:
2
)2/1(
2 )1(
d
ppZ
n
p được chọn là 0,207 dựa theo nghiên cứu tại
Hải Phòng năm 2012.
Sai số ước lượng mong muốn d =0,04. Như
vậy n=394 người.
Sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên
hệ thống.
Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn
cấu trúc đã được thiết kế sẵn. Đánh giá mức độ
stress ở công nhân bằng thang đo “Workplace
Stress Survey” của Viện Stress Mỹ (AIS)(8). Đánh
giá các yếu tố liên quan trong công việc gây ra
stress ở công nhân bằng bộ câu hỏi “Stress at
Work Survey” của Liên đoàn Lao động Anh
(Unite the Union).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 477
KẾT QUẢ
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Tổng số đối tượng được phỏng vấn là 394
người, trong đó người có độ tuổi từ 30-34 tuổi
chiếm tỷ lệ cao nhất (27,7%), tiếp theo là nhóm
từ 25-29 tuổi (25,6%), thấp nhất là nhóm tuổi từ
18-24 tuổi (11,2%). Trong số đối tượng được
phỏng vấn thì đa số đối tượng nữ chiếm 81,2%
và đã lập gia đình chiếm 77,4%, độc thân chiếm
21,6%. Đối tượng đã tốt nghiệp THCS chiếm tỷ
lệ cao nhất (39,9%), thấp nhất là tốt nghiệp trung
cấp trở lên (3,3%) và biết đọc biết viết (4,3%). Đa
số công nhân thực hiện các công việc trực tiếp
sản xuất (78,7%) và khoảng một nửa số công
nhân có thời gian làm việc trên 8 giờ/ngày
(59,9%) (Bảng 1).
Bảng 1: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu (n=394)
Đặc điểm
Tần số
(n)
Tỷ lệ (%)
Giới tính
Nam 74 18,8
Nữ 320 81,2
Nhóm tuổi
Từ 18 - 24 tuổi
Từ 25 - 29 tuổi
Từ 30 - 34 tuổi
Từ 35 - 39 tuổi
Từ 40 tuổi trở lên
44
101
109
74
66
11,2
25,6
27,7
18,8
16,7
Trình độ học
vấn
Biết đọc biết viết 17 4,3
Tiểu học 125 31,7
Trung học cơ sở 157 39,9
Trung học phổ thông
Trung cấp trở lên
82
13
20,8
3,3
Tình trạng hôn
nhân
Độc thân
Đã lập gia đình
Ly thân/ ly dị/ Góa
85
305
04
21,6
77,4
1,0
Công việc
Công việc gián tiếp
Công việc trực tiếp
84
310
21,3
78,7
Tuổi nghề
< 5 năm
Từ 5 – 9 năm
Từ 10 năm trở lên
182
133
79
46,2
33,7
20,1
Thời gian làm
việc trong ngày
≤ 8 giờ
> 8 giờ
158
236
40,1
59,9
Tỷ lệ stress nghề nghiệp của công nhân
Qua Bảng 2 cho thấy tỷ lệ stress ở công nhân
giày da tại công ty là 26,9% .
Bảng 2: Tỷ lệ stress nghề nghiệp của công nhân
Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Mức độ stress Mức độ nhẹ
Mức độ vừa
Mức độ nặng
288
106
0
73,1
26,9
0,0
Stress ở công
nhân
Có
Không
106
288
26,9
73,1
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
stress với công việc (p<0,05), theo đó những
người làm các công việc trực tiếp có tỷ lệ stress
bằng 2,34 lần so với những người làm công việc
gián tiếp (với p=0,001; KTC95%= 1,32 – 4,16)
(Bảng 3).
Bảng 3: Tỷ lệ stress nghề nghiệp của công nhân theo
đặc điểm công việc
Đặc điểm
Stress ở công nhân
PR
(KTC 95%)
p Có
n (%)
Không
n (%)
Công việc
Gián tiếp
Trực tiếp
11 (13,1)
95 (30,7)
73 (86,9)
215 (69,3)
1
2,34 (1,32 – 4,16)
0,001
Mối liên quan giữa stress ở công nhân với các
yếu tố trong công việc
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
stress với khối lượng công việc, thời gian làm
việc, công việc đơn điệu/ lặp đi lặp lại, phân
phối công việc (p <0,05), theo đó những người
thường xuyên và luôn luôn làm việc với khối
lượng công việc nhiều lần lượt có tỷ lệ stress
bằng 9,2 lần và 16,5 lần so với những người hiếm
khi làm việc với khối lượng công việc nhiều,
những người thường xuyên và luôn luôn làm
việc trong thời gian kéo dài liên tục có tỷ lệ stress
bằng khoảng 6 lần so với những người hiếm khi
làm việc trong thời gian kéo dài liên tục (Bảng 4).
Bảng 4: Mối liên quan giữa stress với nhu cầu công việc (n=394)
Nhu cầu công việc
Stress ở công nhân PR
(KTC 95%)
Có n (%) Không n (%) p
Khối lượng công việc nhiều
Hiếm khi/ Không bao giờ
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
Luôn luôn
4 (4,8)
32 (17,0)
33 (17,0)
37 (78,7)
80 (95,2)
156 (83,0)
42 (56,0)
10 (21,3)
1
3,6 (1,26-10,11)
9,2 (3,27-26,08)
16,5 (5,89-46,38)
0,016
<0,001
<0,001
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 478
Nhu cầu công việc
Stress ở công nhân PR
(KTC 95%)
Có n (%) Không n (%) p
Thời gian làm việc kéo dài
Hiếm khi/ Không bao giờ
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
Luôn luôn
14 (9,0)
44 (28,4)
43 (57,3)
05 (62,5)
142 (91,0)
111 (71,6)
32 (42,7)
03 (37,5)
1
3,16 (1,73-5,77)
6,39 (3,5-11,68)
6,96 (2,51-19,33)
<0,001
<0,001
<0,001
Công việc đơn điệu/lặp đi lặp lại
Hiếm khi/ Không bao giờ
Thỉnh thoảng
Thường xuyên/ Luôn luôn
43 (17,9)
38 (33,6)
25 (61,0)
197 (82,1)
75 (66,4)
16 (39,0)
1
1,88 (1,21-2,90)
3,40 (2,08-5,57)
0,005
<0,001
Phân phối công việc không công bằng
Hiếm khi/ Không bao giờ
Thỉnh thoảng
Thường xuyên/ Luôn luôn
52 (17,2)
33 (55,9)
21 (63,6)
250 (82,8)
26 (44,1)
12 (36,4)
1
3,25 (2,1-5,02)
3,70 (2,23-6,13)
<0,001
<0,001
Mối liên quan giữa stress với vấn đề kiểm soát
công việc
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
stress với áp lực công việc, sự giám sát trong
công việc (p <0,05), theo đó những người
thường xuyên/luôn luôn bị áp lực công việc
lần lượt có tỷ lệ stress bằng 19,89 lần so với
những người hiếm khi bị áp lực trong công
việc, những người thường xuyên/luôn luôn bị
giám sát trong công việc có tỷ lệ stress bằng
3,63 lần so với những người hiếm khi bị giám
sát trong công việc, những người thường
xuyên/luôn luôn làm việc với kỷ luật khắt khe
của công ty có tỷ lệ stress bằng 3,54 lần so với
những người hiếm khi phải làm việc với kỷ
luật khắt khe của công ty (Bảng 5).
Bảng 5: Mối liên quan giữa stress với vấn đề kiểm soát công việc (n=394)
Kiểm soát công việc
Stress ở công nhân PR
(KTC 95%)
p
Có n (%) Không n (%)
Sự giám sát trong công việc
Hiếm khi/ Không bao giờ
Thỉnh thoảng
Thường xuyên/ Luôn luôn
24 (12,6)
29 (29,6)
53 (50,0)
167 (87,4)
69 (70,4)
53 (50,0)
1
1,9 (1,54-2,36)
3,63 (2,36-5,58)
0,002
<0,001
Áp lực công việc
Hiếm khi/ Không bao giờ
Thỉnh thoảng
Thường xuyên/ Luôn luôn
03 (3,0)
16 (11,9)
87 (54,7)
97 (97,0)
119 (88,1)
72 (45,3)
1
4,45 (2,96-6,71)
19,89 (8,77-45,1)
0,029
<0,001
Kỷ luật công ty khắt khe
Hiếm khi/ Không bao giờ
Thỉnh thoảng
Thường xuyên/ Luôn luôn
35 (14,5)
30 (39,0)
41 (54,0)
206 (85,5)
47 (61,4)
35 (46,0)
1
1,89 (1,54-2,33)
3,54 (2,38-5,43)
<0,001
<0,001
Mối liên quan giữa stress với sự hỗ trợ trong
công việc
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
stress với (p<0,05), theo đó những người làm
việc thường xuyên không được người quản lý
hỗ trợ có tỷ lệ stress bằng 6,74 lần những người
được quản lý hỗ trợ, những người thường xuyên
nhận được mức lương chưa thỏa đáng có tỷ lệ
stress bằng 5,06 lần những người nhận được
mức lương thỏa đáng (Bảng 6).
Bảng 6: Mối liên quan giữa stress với sự hỗ trợ trong công việc (n=394)
Sự hỗ trợ trong công việc
Stress ở công nhân PR
(KTC 95%)
p
Có n (%) Khôngn (%)
Người quản lý không hỗ trợ
Hiếm khi/ Không bao giờ
Thỉnh thoảng
Thường xuyên/ Luôn luôn
26 (10,5)
39 (44,3)
41 (70,7)
222 (89,5)
49 (55,7)
17 (29,3)
1
4,23 (2,57-6,94)
6,74 (4,13-11,02)
<0,001
<0,001
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 479
Sự hỗ trợ trong công việc
Stress ở công nhân PR
(KTC 95%)
p
Có n (%) Khôngn (%)
Trả lương chưa thỏa đáng
Hiếm khi/ Không bao giờ Thỉnh thoảng
Thường xuyên/ Luôn luôn
17 (9,8)
35 (28,2)
54 (56,3)
157 (90,2)
89 (71,8)
42 (43,7)
1
2,25 (1,77-2,87)
5,06 (3,12-8,22)
<0,001
<0,001
Thủ tục hành chính, y tế khó khăn
Hiếm khi
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
58 (18,5)
19 (57,6)
29 (60,4)
255 (81,5)
14 (42,4)
19 (39,6)
1
3,11 (1,85-5,22)
3,26 (2,09-5,09)
<0,001
<0,001
Mối liên quan giữa stress với mối quan hệ tại
nơi làm việc
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
stress và mối quan hệ với cấp trên (p <0,05), theo
đó những người có mối quan hệ không tốt với
cấp trên có tỷ lệ stress bằng 5,37 lần những
người có mối quan hệ tốt với cấp trên (Bảng 7).
Bảng 7: Mối liên quan giữa stress với mối quan hệ tại nơi làm việc (n=394)
Stress ở công nhân PR
(KTC 95%)
p
Có n (%) Không n (%)
Không được tôn trọng
Hiếm khi/ Không bao giờ
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
43 (15,6)
30 (36,6)
33 (91,7)
233 (84,4)
52 (63,4)
03 (8,3)
1
2,35 (1,47-3,74)
5,88 (3,74-9,26)
<0,001
<0,001
Phân biệt đối xử
Hiếm khi/ Không bao giờ
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
73 (21,9)
23 (47,9)
10 (83,3)
261 (78,1)
25 (52,1)
02 (16,7)
1
2,19 (1,37-3,50)
3,81 (7,97-7,38)
<0,001
<0,001
Mối quan hệ với cấp trên
Tốt/ Rất tốt
Bình thường
Không tốt
32 (12,2)
11 (30,6)
63 (65,6)
230 (87,8)
25 (69,4)
33 (34,4)
1
2,5 (1,26-4,96)
5,37 (3,51-8,22)
<0,001
<0,001
Mối liên quan giữa stress ở công nhân với các
yếu tố trong công việc
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhu
cầu công việc với stress ở công nhân, vấn đề
kiểm soát công việc, sự hỗ trợ trong công việc,
mối quan hệ nơi làm việc, những thay đổi nơi
làm việc, môi trường làm việc (p <0,05), theo đó
công nhân càng khó thích nghi với nhu cầu công
việc, vấn đề kiểm soát công việc, sự hỗ trợ trong
công việc, mối quan hệ nơi làm việc và môi
trường làm việc thì có tỷ lệ stress càng tăng. Khi
điểm của yếu tố nhu cầu công việc tăng thêm
một đơn vị thì tỷ lệ stress ở công nhân tăng 1,37
lần với KTC =1,37 – 1,46 (Bảng 8).
Bảng 8: Mối liên quan giữa stress ở công nhân với các yếu tố trong công việc (n=394)
Đặc điểm
Stress ở công nhân PR
(KTC 95%)
p
Có (TB ± ĐLC) Không (TB ± ĐLC)
Nhu cầu công việc 16 ± 2,33 12,2 ± 2,1 1,37 (1,29 – 1,46) <0,001
Kiểm soát công việc 18,6 ± 2,6 13,5 ± 2,8 1,33 (1,29 – 1,38) <0,001
Sự hỗ trợ trong công việc 16,0 ±2,5 11,4 ± 2,6 1,35 (1,30 – 1,41) <0,001
Mối quan hệ tại nơi làm việc 15,7 ± 2,4 14,6 ± 1,9 1,21 (1,13 – 1,30) <0,001
Môi trường làm việc 29,4 ± 4,8 24,5 ± 5,1 1,15 (1,11 – 1,18) <0,001
BÀN LUẬN
Nhìn chung kết quả khảo sát phù hợp với
đặc điểm của người lao động, có độ tuổi từ 20
đến 59 tuổi, trình độ học vấn mức trung học cơ
sở chiếm nhiều nhất. Trong số 394 người lao
động được phỏng vấn thì có tới 320 người là
nữ giới chiếm tỷ lệ 81,2% và đa số công nhân
đã lập gia đình chiếm 77,4%. Kết quả tương tự
với nghiên cứu trên công nhân ngành may
mặc tại khu vực phía Nam (KVPN) có 89% là
lao động nữ(13). Sự phân bố nữ giới chiếm đa số
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 480
cũng là phù hợp với cơ cấu giới tính ở ngành
nghề giày da may mặc. Theo kết quả Tổng
điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam của Tổng
cục thống kê thì tuổi kết hôn trung bình lần
đầu của nam giới năm 2009 là 26,2% và nữ giới
là 22,8%(11), và trong nghiên cứu này thì đa số
công nhân là từ 25-34 tuổi cho nên tỷ lệ kết
hôn như trên là hoàn toàn hợp lý.
Về độ tuổi, kết quả nghiên cứu cho thấy đa
số công nhân có độ tuổi nằm trong khoảng từ
25-34 tuổi chiếm 53,3%, cao gấp đôi so với báo
cáo điều tra Lao động và việc làm Việt Nam
năm 2016 (24,5%)(10). Kết quả cho thấy đối
tượng lao động chủ yếu của công ty là lao
động trẻ. Độ tuổi từ 40 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ
thấp (16,7%).
Trong số các đối tượng được khảo sát thì
hầu hết công nhân đều thực hiện công việc
trực tiếp sản xuất và hơn một nửa phải làm
việc tăng ca ngoài giờ. Điều này cũng là phù
hợp với tình hình hoạt động của các công ty
lao động sản xuất. Đa số công nhân làm việc
tại công ty trong thời gian dưới 10 năm (chiếm
khoảng 80%), kết quả này tương đương với
nghiên cứu trên công nhân giày da tại Hải
Phòng của Nguyễn Thị Thùy Linh, trong đó có
gần một nửa làm việc tại công ty dưới 5 năm
(chiếm 46,2%)(6). Số công nhân có thâm niên từ
10 năm trở lên chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ có
20,1%. Thời gian làm việc tại công ty càng dài
thì số công nhân càng giảm dần. Điều này có
thể do công việc khá đơn điệu, lao động triền
miên, áp lực công việc quá nhiều, hoặc do
lương bổng chưa thỏa đáng chưa đủ sức thực
sự thu hút công nhân gắn bó lâu dài với công
việc, khiến cho công nhân thường xuyên
thuyên chuyển công việc qua những nơi có thu
nhập tốt hơn.
Về trình độ học vấn, hầu hết công nhân
mới tốt nghiệp THPT trở xuống (chiếm 96,6%),
cao hơn so với báo cáo điều tra Lao động và
việc làm Việt Nam của Tổng cục thống kê
(chiếm 80,1%)(10). Trong đó, tốt nghiệp THCS
chiếm tỷ lệ cao nhất (39,9%), trình độ trung
cấp trở lên chiếm tỷ lệ rất thấp (3,3%) chủ yếu
là nhân viên văn phòng, vẫn còn 17 đối tượng
chưa tốt nghiệp tiểu học chỉ ở mức biết đọc
biết viết.
Những kết quả này hoàn toàn phù hợp với
thực tế của ngành giày da là đòi hỏi công nhân
có độ tuổi trẻ, công việc phù hợp với lao động
nữ, công việc thủ công dòi hỏi sự khéo léo và
nhanh nhẹn là chính và không nhất thiết đòi
hỏi người lao động có trình độ học vấn cao.
Tỷ lệ stress nghề nghiệp ở công nhân
Qua nghiên cứu cho thấy tỷ lệ stress ở
công nhân giày da tại công ty là 26,9%. Tỷ lệ
stress ở nhóm công nhân sản xuất trực tiếp,
cao gấp 2,34 lần so với nhóm gián tiếp. Kết quả
của nghiên cứu cao gần tương tự với kết quả
được thực hiện trên công nhân giày da sản
xuất trực tiếp tại Hải Phòng năm 2012 của
Nguyễn Thị Thùy Linh(7), tỷ lệ stress là 20,7%.
Có thể do nghiên cứu tiến hành trên công ty
nước ngoài có kỷ luật công ty khắt khe hơn,
thường xuyên bị áp lực thúc đẩy liên tục trong
công việc cho nên tỷ lệ stress có sự chênh lệch
cao hơn. Nghiên cứu tại khu vực phía Nam
trên công nhân dệt may của Trịnh Hồng Lân
cũng đã cho thấy công nhân các công ty nước
ngoài có tỷ lệ stress cao hơn so với công ty
trong nước(13). Nghiên cứu về stress trên 17.727
công nhân giày da Brazil cho thấy kết quả tỷ lệ
stress cao hơn nhiều. Có tới 31,7% công nhân
có stress mức độ cao và 54,1% có stress mức độ
vừa(4). Trong nghiên cứu này sử dụng thang đo
đánh giá mức độ PSS-10 phân loại mức độ
stress vừa phải là từ 13-20 điểm và stress mức
độ cao là từ 20 điểm trở lên trong thang đo 40
điểm. Có thể việc sử dụng hai thang đo khác
nhau cũng góp phần tạo nên sự khác biệt về tỷ
lệ stress ở công nhân giày da. Kết quả của các
nghiên cứu tuy có sự khác biệt do khác nhau
về quốc gia, thời gian nghiên cứu, đối tượng
và phương pháp nghiên cứu nhưng cũng đã
cho thấy một cái nhìn bao quát về tình trạng
stress tương đối cao ở nhóm đối tượng công
nhân hiện nay.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 481
Mối liên quan giữa stress ở công nhân với
nhu cầu công việc
Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa
nhu cầu công việc với stress ở công nhân.
Công nhân càng khó thích nghi với những nhu
cầu công việc thì tỷ lệ stress càng tăng. Với
những vấn đề về nhu cầu công việc thì nghiên
cứu tìm thấy sự khác biệt giữa stress với khối
lượng công việc, thời gian làm việc kéo dài,
thời gian nghỉ ngơi, công việc đơn điệu và
phải thực hiện nhiều công việc. Trong đó khối
lượng công việc nhiều và thời gian làm việc
kéo dài có sự khác biệt lớn nhất. Do đó đây là
vấn đề quan trọng gây ra stress tại nơi làm
việc cần phải được đặc biệt quan tâm. Các
nghiên cứu trên nhân viên y tế tại Nhơn Trạch,
Đồng Nai của Đỗ Nguyễn Nhựt Trần(5) và trên
giáo viên mầm non tại Lagi Bình Thuận của
Vũ Thị Thúy(105) cũng cho thấy khả năng stress
có liên quan đến khối lượng công việc và thời
gian nghỉ ngơi.
Mối liên quan giữa stress ở công nhân với
vấn đề kiểm soát công việc
Công nhân càng khó thích nghi với những
kiểm soát trong công việc thì tỷ lệ stress càng
tăng. Kết quả cũng tương tự với nghiên cứu
stress trên giáo viên THCS tại Ninh Sơn, Ninh
Thuận của Trần Thị Ái Huyên(12). Với vấn đề
kiểm soát công việc thì nghiên cứu cho thấy có
sự khác biệt giữa stress với áp lực công việc,
sự giám sát trong công việc và kỷ luật của
công ty. Trong đó áp lực công việc có sự khác
biệt lớn nhất, những người thường xuyên bị áp
lực trong việc có tỷ lệ stress bằng 17,6 lần so
với những người không bị áp lực trong công
việc. Đây cũng là vấn đề quan trọng ảnh
hưởng đến stress của công nhân tại công ty,
cần phải được quan tâm và khắc phục.
Mối liên quan giữa stress với mối quan hệ tại
nơi làm việc
Khi người công nhân không được tôn
trọng, bị phân biệt đối xử hoặc có mối quan hệ
không tốt với cấp trên thì có tỷ lệ stress tăng
lên. Kết quả cũng tương tự nghiên cứu stress
trên nhân viên điều dưỡng ở ba tuyến bệnh
viện Cần Thơ, Hậu Giang cho thấy mâu thuẫn
với cấp trên là một trong những yếu tố gây ra
stress tại nơi làm việc thường xuyên không
được tôn trọng tại nơi làm việc có tỷ lệ stress
bằng 5,88 lần so với những người được tôn
trọng. Những vấn đề về mối quan hệ cá nhân
không thuận lợi, không được tôn trọng tại nơi
làm việc sẽ khiến người công nhân có cảm giác
chán nản, tự cô lập bản thân và ít tương tác với
môi trường sống xung quanh. Kết quả cũng
tương tự nghiên cứu stress trên nhân viên điều
dưỡng ở ba tuyến bệnh viện Cần Thơ, Hậu
Giang cho thấy mâu thuẫn với cấp trên là một
trong những yếu tố gây ra stress tại nơi làm
việc(6).
Mối liên quan giữa stress với sự hỗ trợ trong
công việc
Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa sự hỗ trợ trong công việc
với stress ở công nhân, công nhân càng ít nhận
được sự hỗ trợ trong công việc thì tỷ lệ stress
càng tăng. Kết quả cũng tương tự với nghiên
cứu của tác giả Sheldon Cohen về “Tình trạng
kinh tế xã hội liên quan đến stress” cho thấy có
mối liên quan giữa stress với sự quan tâm hỗ
trợ từ cấp trên và những người có thu nhập
càng thấp thì có khả năng stress cao hơn(1).
Những cảm nhận về thu nhập thực sự sẽ trở
thành những gánh nặng to lớn cho người công
nhân, có tác động rất lớn trong việc tạo ra các
áp lực. Họ phải lo lắng gia đình mình sống ra
sao, tính toán thu nhập đó nên chi tiêu như thế
nào cho phù hợp, phải cố gắng làm thêm giờ
để có thêm thu nhập. Vì vậy mà khả năng bị
stress là khá cao.
KẾT LUẬN
Vẫn còn nhiều yếu tố trong công việc ảnh
hưởng đến tình trạng căng thẳng khi làm việc ở
người công nhân, cụ thể như khối lượng công
việc, thời gian làm việc kéo dài, áp lực trong
công việc, sự hỗ trợ của người quản lý và môi
trường làm việc có nhiều bụi, nóng, ồn. Vì vậy,
cần giảm bớt áp lực công việc bằng cách phân
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 482
bố lại khối lượng công việc phù hợp, có thời
gian nghỉ giữa các ca làm việc khoảng 5 đến 10
phút, cải thiện môi trường lao động.
KIẾN NGHỊ
Đối với Ban lãnh đạo công ty
Để sự phù hợp giữa khả năng của đối tượng
với công việc được tốt hơn, công ty cần giảm bớt
áp lực công việc bằng cách phân bố lại khối
lượng công việc phù hợp hoặc người quản lý cần
linh động hỗ trợ, điều động thêm công nhân phụ
giúp lẫn nhau nhằm thực hiện tốt công việc và
cần phân phối công việc một cách công bằng,
nhất là đối với nhóm công việc chuẩn bị và quét
keo/ thành hình. Đồng thời, hiện nay thời gian
làm việc của công ty kéo dài liên tục cho nên cần
có thời gian nghỉ giữa các ca làm việc có thể
khoảng 5 đến 10 phút để công nhân có thể thư
giãn nghỉ ngơi, giải quyết các vấn đề cá nhân.
Công đoàn công ty cần có sự quan tâm đến
đời sống tinh thần cho công nhân, tương trợ
giúp đỡ lẫn nhau trong công việc hằng ngày.
Cần tạo điều kiện cho người làm việc dễ dàng
xin nghỉ phép, nghỉ ốm, có thể xin luân chuyển
giữa các ca làm việc và kỷ luật của công ty bớt
khắt khe hơn như cho phép đem đồ ăn thức
uống vào khu vực nghỉ ngơi.
Người quản lý, cấp trên nên khích lệ bằng lời
nói hoặc có khen thưởng cuối năm khi người
công nhân hoàn thành tốt công việc, nhằm tạo
tinh thần hăng hái trong công việc, đồng thời
cũng nên tạo mối quan hệ tốt với cán bộ công
nhân viên của mình.
Đối với cá nhân mỗi người công nhân
Khi cần thiết hãy yêu cầu giúp đỡ từ người
quản lý hoặc đồng nghiệp để có thể thích nghi
tốt hơn với môi trường làm việc. Rèn luyện lối
suy nghĩ tích cực và khả năng chịu áp lực trong
các tình huống công việc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cohen S, Doyle WJ, Andrew B (2006) “Socioeconomic Status Is
Associated With Stress Hormones”. Psychosomatic Medicine,
68(3):414-420
2. Chen WQ, Wong TW, Yu TS (2008). "Association of
occupational stress and social support with health-related
behaviors among chinese offshore oil workers". J Occup Health,
50(3):262-9.
3. Chen WQ, Wong TW, Yu TS (2009). "Influence of occupational
stress on mental health among Chinese off-shore oil workers".
Scand J Public Health, 37(7):766-73.
4. de Almelda L (2017). "Musculoskeletal disorders and stress
among footwear industry workers". Work, 56(1):67-73.
5. Đỗ Nguyễn Nhựt Trần, Nguyễn Hồng Hoa, Trần Thiện Thuần
(2008). "Stress và các yếu tố liên quan ở nhân viên y tế huyện
Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai năm 2008". Y học TP Hồ Chí Minh,
12(4):211 - 215.
6. Lê Thành Tài, Trần Ngọc Xuân, Trần Trúc Linh (2008). "Tình
hình stress nghề nghiệp của nhân viên điều dưỡng". Y học TP
Hồ Chí Minh, 12(4):216 - 220.
7. Nguyễn Thị Thùy Linh và cộng sự (2014). "Căng thẳng nghề
nghiệp trên công nhân nhà máy da giày Lê Lai 2 Hải Phòng
năm 2012". Y học Dự phòng, URL:
phong/2014/09/.
8. The American Institute of Stress. "Workplace Stress Survey".
URL: https://www.stress.org/test/workplace-stress-survey.
9. Trịnh Hồng Lân và cộng sự (2010). "Các yếu tố nguy cơ, tác hại
nghề nghiệp ở công nhân ngành may công nghiệp tại một số
tỉnh phía Nam". Y học TP Hồ Chí Minh, 14(1):217-221.
10. Vũ Thị Thúy (2012). Mức độ stress nghề nghiệp và các yếu tố
liên quan của giáo viên mầm non tại thị xã Lagi, tỉnh Bình
Thuận. Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế Công cộng, Đại học Y
dược TP. Hồ Chí Minh, pp.38-57.
11. World Health Organization (2004). Work Organization and
Stress. WHO, 8:18,19.
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 475_153_2212128.pdf