Tài liệu Tỷ lệ stress ở học sinh trường THPT Lê Trung Kiên, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên và các yếu tố liên quan: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 65
TỶ LỆ STRESS Ở HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÊ TRUNG KIÊN
HUYỆN ĐÔNG HÒA, TỈNH PHÚ YÊN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Nguyễn Thành Trung*, Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Stress là một phần bình thường của cuộc sống. Mọi người có thể dễ dàng đối phó với các yếu tố
gây stress để thích nghi với các khó khăn xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, stress cũng mang lại kết
quả tiêu cực cho mọi người; đặc biệt, ở thanh thiếu niên có những thay đổi đặc biệt về tâm sinh lý.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ học sinh THPT có biểu hiện stress và các yếu tố liên quan.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 584 học sinh THPT Lê Trung
Kiên, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên năm 2018 được lựa chọn ngẫu nhiên. Bộ câu hỏi có cấu trúc được sử dụng
để thu thập thông tin đối tượng nghiên cứu. Kiểm định chi bình phương để xét mối liên quan giữa stress với các
yếu tố bản...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ stress ở học sinh trường THPT Lê Trung Kiên, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên và các yếu tố liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 65
TỶ LỆ STRESS Ở HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÊ TRUNG KIÊN
HUYỆN ĐÔNG HÒA, TỈNH PHÚ YÊN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Nguyễn Thành Trung*, Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Stress là một phần bình thường của cuộc sống. Mọi người có thể dễ dàng đối phó với các yếu tố
gây stress để thích nghi với các khó khăn xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, stress cũng mang lại kết
quả tiêu cực cho mọi người; đặc biệt, ở thanh thiếu niên có những thay đổi đặc biệt về tâm sinh lý.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ học sinh THPT có biểu hiện stress và các yếu tố liên quan.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 584 học sinh THPT Lê Trung
Kiên, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên năm 2018 được lựa chọn ngẫu nhiên. Bộ câu hỏi có cấu trúc được sử dụng
để thu thập thông tin đối tượng nghiên cứu. Kiểm định chi bình phương để xét mối liên quan giữa stress với các
yếu tố bản thân, môi trường học tập của đối tượng nghiên cứu. Mô hình hồi quy đa biến dùng để kiểm soát các
yếu tố gây nhiễu.
Kết quả: 29,45% học sinh tại trường THPT Lê Trung Kiên có biểu hiện stress. Trong số đó, 5,31% biểu
hiện stress nặng. Học sinh nữ có biểu hiện stress cao hơn 1,33 lần so với nam. Những sinh viên gặp vấn đề trong
việc kết bạn và gặp vấn đề về cảm xúc có tỷ lệ biểu hiện stress cao hơn so với những người không gặp vấn đề gì.
Bên cạnh đó, áp lực học tập có liên quan đáng kể đến tình trạng stress của học sinh với p <0,05.
Kết luận: Tỷ lệ có biểu hiện stress chiếm gần 1/3 dân số mục tiêu. Có mối liên quan giữa tình trạng stress
học sinh với các yếu tố giới tính, căng thẳng trong kết bạn, gặp vấn đề về tình cảm và áp lực học tập. Điều này
cho thấy vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Các biện pháp can thiệp mang lại
hiệu quả chưa cao. Do đó, việc cải thiện can thiệp các đặc điểm của thanh thiếu niên nên được xem xét.
Từ khóa: stress, học sinh, PSS, ESSA
ABSTRACT
PREVALENCE OF STRESS AND ASSOCIATED FACTORS OF HIGH SCHOOL STUDENTS AT DONG
HOA DISTRICT, PHU YEN PROVINCE IN 2018
Nguyen Thanh Trung, Huynh Ho Ngoc Quynh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 65-69
Background: Stress is a normal part of life. People can easily deal with stressors to adapt with difficult
situations that happen during their daily life. However, stress also brings negative effect on people; especially, in
adolescents who has special changes on psycho and physiology.
Objectives: Determining the prevalence of stress among high school students and associated factors.
Methods: A cross-sectional study was conducted among 584 high school students at Le Trung Kien high
school, Dong Hoa district, Phu Yen province in 2018. Participants were randomly selected and invited in survey.
Structured-questionnaires were applied to collect information from participants. Chi square test was used to
examine the relationship between stress and associated factors; including personal and learning environment.
Multivariate regression analysis was applied to control confounders.
Results: 29.45% high school students at Le Trung Kien high school had stress. Among them, 5.31% had
*Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thành Trung ĐT: 0349677442 Email: trungnt1005@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 66
severe stress. Female students had 1.33 times stress higher than male. Students who have problems in making
friends and emotional problems had high rate of stress compare to those who not get any problems. Besides,
academic pressure was significantly associated with students’ stress situation at p<0.05.
Conclusions: Nearly one third of participants suffered from stress. Stressors were identified that relevant to
gender, emotional problems, peer relationship problems and academic pressures. It can be seen that mental health
issues were not noticed as needed. Current interventions activities were not effectively worked. Therefore,
improving current interventions which consider adolescent characteristics should be considered.
Key words: stress, high school students, PSS, ESSA
ĐẶT VẤN ĐỀ
Stress là trạng thái căng thẳng của cơ thể con
người phản ứng trước một sự thay đổi đòi hỏi
thích nghi từ môi trường sống. Tất cả mọi người
đã, đang và sẽ đối mặt với stress, cả tích cực lẫn
tiêu cực. Stress là một hiện tượng bình thường
trong cuộc sống, đôi khi chúng ta có thể vượt
qua một cách dễ dàng, nhưng có lúc chúng ta
cảm thấy khó khăn thậm chí bất lực trong việc
ứng phó với nó. Áp lực tinh thần từ nhiều mặt
ảnh hưởng rất lớn đến khả năng học tập và định
hướng tương lai của trẻ vị thành niên sau này.
Những đặc trưng của cấp học và sự thay đổi về
tâm sinh lý của lứa tuổi khiến nhiều em học sinh
cảm thấy áp lực.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới,
ngày nay, cứ 4 người thì có 1 người sẽ cần được
chăm sóc sức khỏe tâm thần(9). Hàng năm, có
khoảng 20% số trẻ vị thành niên có những vấn
đề về sức khỏe tâm thần, các vấn đề sức khỏe
tâm thần nói chung và stress nói riêng đang tỏ ra
ngày càng nghiêm trọng. Do đó, vấn đề này đã
và đang nhận được sự quan tâm nhiều hơn của
các nhà khoa học trên khắp thế giới. Tại Việt
Nam, kết quả từ các cuộc khảo sát SAVY1 (2005)
và SAVY2 (2009) đại diện cho thanh thiếu niên
và thanh thiếu niên trong độ tuổi 14-24 cho thấy
tỷ lệ tìm cách tự tử (0,5% so với 1%) và tự gây ra
thương tổn cho bản thân (2,8 % so với 7,5%) đã
tăng đáng kể(10). Chính vì thế nghiên cứu được
thực hiện nhằm xác định tỷ lệ học sinh PTTH có
stress và mối liên quan giữa tình trạng này với
các yếu tố gia đình, môi trường học tập.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Đối tượng nghiên cứu
584 học sinh THPT Lê Trung Kiên năm học
2017-2018.
Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 3/2018 – tháng 6/2018.
Phương pháp và bộ công cụ
Phỏng vấn gián tiếp bằng bộ câu hỏi tự điền.
Trong đó, thang đo PSS-10 dùng để đánh giá
mức độ biểu hiện stress do học sinh tự cảm
nhận, thang đo ESSA sẽ khảo sát được các yếu tố
liên quan đến biểu hiện stress ở học sinh.
Kiểm soát sai lệch
Chọn đúng đối tượng theo mục tiêu nghiên
cứu và theo tiêu chí chọn mẫu. Thiết kế bộ câu
hỏi đúng mục tiêu, rõ ràng về từ ngữ, ngắn gọn,
dễ hiểu, dễ trả lời, cấu trúc chặt chẽ. Sử dụng bộ
câu hỏi PSS-10 và ESSA đã được đánh giá cao về
độ tin cậy và giá trị tại Việt Nam.
Phân tích và xử lý số liệu
Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và xử
lý số liệu bằng phần mêm Stata 13.
Kiểm định chi bình phương để xét mối liên
quan giữa stress với các yếu tố khác.
Nếu mối liên quan trong phân tích đơn
biến giữa tỉ lệ stress với các biến số nền, áp lực
học tập và các hoạt động ngoài trường lớp có
giá trị p<0,1 thì biến số sẽ được đưa vào mô
hình đa biến.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 67
Vấn đề y đức
Nghiên cứu dựa trên sự tự nguyện tham gia
của đối tượng nghiên cứu. Đối tượng có quyền
từ chối tham gia nghiên cứu. Đối tượng tham gia
nghiên cứu được giải thích rõ ràng mục tiêu
nghiên cứu, nhấn mạnh tính bảo mật thông tin
khi tham gia.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Phân bố đặc tính của mẫu nghiên cứu
(n=584)
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ %
Giới tính
Nam
Nữ
231
353
39,55
60,45
Tuổi trung bình (độ lệch
chuẩn)
17±1
Khối lớp
Lớp 10
Lớp 11
Lớp 12
201
170
212
34,59
29,11
36,30
Học lực
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
96
310
164
14
16,44
52,08
28,08
2,40
Có chức vụ trong lớp 155 26,54
Ở nhà với ba mẹ 538 92,12
Có tôn giáo 183 31,34
Bảng 1 cho thấy tỷ lệ nữ gấp gần 1,5 lần nam
(60,45% so với 39,55%). Độ tuổi trung bình là
17±1 tuổi. Tỷ lệ học sinh ở 3 khối lớp chênh lệch
không đáng kể. Học lực khá chiếm tỷ lệ cao nhất
(52,08%). Đa số học sinh đang ở chung với cha
mẹ (92,12%) và không theo tôn giáo (68,66%).
Bảng 2: Các yếu tố liên quan đến đối tượng nghiên
cứu (n=584)
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ %
Mức độ áp lực học tập: Nhẹ
Trung bình
Nặng
178
174
232
30,48
29,79
39,73
Có đi học thêm 547 93,66
Có thời gian tự học 463 79,28
Có cảm thấy căng thẳng trong việc trang
trải tiền học
353 60,45
Có cảm thấy căng thẳng trong kết bạn 261 44,69
Có gặp vấn đề về tình cảm 243 41,61
Ba mẹ có bất hòa 161 27,57
Kết quả khảo sát cho thấy đa số học sinh cảm
thấy rất áp lực với việc học (39,73%); đa phần có
học thêm (93,66%). Việc trang trải chi phí học tập
và vấn đề kết bạn, tình cảm cũng gây căng thẳng
cho đối tượng tham gia nghiên cứu. Có 27,57%
học sinh báo cáo về vấn đề bất hòa giữa ba mẹ.
Kết quả phân tích cho thấy có khoảng 1/3 đối
tượng nghiên cứu có biểu hiện stress; trong đó
mức độ nặng là 5,31% (Bảng 3).
Bảng 3: Phân loại stress của đối tượng nghiên cứu
(n=584)
Đặc điểm Tần số Tỉ lệ %
Có stress 172 29,45
Stress mức độ nhẹ 141 24,14
Stress mức độ nặng 31 5,31
Bảng 4. Mô hình đa biến về tình trạng stress và các
yếu tố liên quan (n=584)
Đặc tính mẫu
p thô
PR thô
p hiệu
chỉnh
PR hiệu chỉnh
(KTC 95%)
Giới tính
(1)
0,002 0,64 0,038 0,75(0,57-0,98)
Chỗ ở
(2)
0,027 2,02 0,064 0,57(0,31-1,03)
Tôn giáo
(3)
0,018 0,73 0,076 0,93(0,86-1)
Căng thẳng
trong việc trang
trải tiền học
(4)
0,003
1,51 0,235 1,17(0,9-1,51)
Căng thẳng
trong kết bạn
(4)
<0,001
2,09 <0,001 1,62(1,26-2,09)
Gặp vấn đề về
tình cảm
(4)
<0,001
1,61 0,02 1,33(1,05-1,68)
Ba mẹ bất hòa
(4)
0,006 1,44 0,06 1,25(0,99-1,58)
Mức độ áp lực
học tập
(5)
<0,001
3,64 <0,001 2,77(1,83-4,19)
(1)“nam” so với “nữ”
(2)“ở nhà với ba mẹ” so với “khác”
(3)“có tôn giáo” so với “không tôn giáo”
(4)“có” so với “không”
(5)“mức độ nặng” so với “mức độ nhẹ”
Từ kết quả phân tích đơn biến mối liên quan
giữa biểu hiện stress và các yếu tố khác thu được
p thô và PR thô như bảng trên. Đưa về mô hình
hồi quy đa biến sẽ được kết quả sau khi hiệu
chỉnh cho thấy giới tính có liên quan tới tỷ lệ
stress và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p=0,038). Cụ thể, học sinh nam có biểu hiện
stress bằng 0,75 lần so với học sinh nữ (PR=0,75,
KTC 95%: 0,57-0,98), tương đương học sinh nữ
có stress nhiều gấp 1,33 lần so với học sinh nam.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 68
Tỷ lệ stress tăng 1,62 lần khi học sinh có căng
thẳng trong kết bạn (p<0,001, PR=1,62, KTC 95%:
1,26-2,09) và tăng 1,33 lần khi có vấn đề về tình
cảm (p=0,02, PR=1,33, KTC 95%: 1,05-1,68).
Những học sinh cảm thấy áp lực học tập mức độ
nặng sẽ cảm thấy stress gấp 2,77 lần học sinh có
áp lực mức độ nhẹ (p<0,001, PR=2,77, KTC 95%:
1,83-4,19).
BÀN LUẬN
Tỷ lệ biểu hiện stress trên đối tượng nghiên
cứu là 29,45%; trong đó stress mức độ nhẹ và
nặng lần lượt chiếm 24,14% và 5,31%. Kết quả
này thấp hơn so với nghiên cứu của các tác giả
Điền Ngọc Trang và Phùng Đức Nhật tiến hành
năm 2012 trên học sinh PTTH ở Đồng Nai với
cùng thang đo(4). Sự khác biệt này có thể do sự
khác biệt về thời điểm khảo sát cũng như đặc
điểm địa phương nghiên cứu. Tuy nhiên, kết
quả này lại thấp hơn nhiều so với kết quả từ
nghiên cứu của tác giả Võ Văn Thương tiến
hành năm 2016 trên học sinh THPT ở thành phố
Hồ Chí Minh(8). Sự khác biệt này có thể do điều
kiện và đối tượng nghiên cứu khác nhau. Đối
tượng nghiên cứu của chúng tôi học sinh ở cả 3
khối lớp; trong khi nghiên cứu trên chỉ tiến hành
trên học sinh lớp 12 – đây là đối tượng sắp phải
đối diện với kỳ thi lớn nhất của cuộc đời nên tỷ
lệ stress sẽ cao hơn. Tuy nhiên khi so sánh với
nghiên cứu gần đây của Al-Gelban K.S cũng trên
đối tượng học sinh THPT(1), thì kết quả của
nghiên cứu khá tương đồng.
Kết quả phân tích mối liên quan cho thấy
tỷ lệ học sinh nữ có tỷ lệ stress gấp 1,33 lần so
với nam. Kết quả này tương đồng với một số
kết quả nghiên cứu của các tác giả Hồ Hữu
Tính năm 2009(5) và Lê Thị Thảo Nhu năm
2016(7). Một nghiên cứu nước ngoài năm 2010
của tác giả RJ Valentino cùng cộng sự thực
hiện tại Mỹ nhận thấy rằng phụ nữ nhạy cảm
với hoóc môn stress CRF (Corticotropin-
Releasing Factor) hơn so với nam giới. Điều
này có thể góp phần giải thích tại sao nữ giới
dễ trầm cảm và căng thẳng hơn nam giới(2).
Mặt khác, học sinh gặp khó khăn khi kết bạn
cũng làm tăng stress lên 1,62 lần, điều này dễ
hiểu khi tiếp xúc với môi trường học tập lớn hơn
thì nhiều học sinh sẽ cảm thấy lo lắng, không tự
tin khi kết bạn mới và muốn duy trì mối quan hệ
với bạn cũ cũng tạo cho học sinh nhiều căng
thẳng. Điều này nghiên cứu có đồng quan điểm
với tác giả Phùng Đức Nhật khi học sinh thiếu
sự chia sẻ từ bạn bè dễ bị stress hơn(4). Một
nghiên cứu cắt ngang ở Colombia vào năm 2012
cũng cho rằng mức độ stress tăng lên khi thiếu
sự quan tâm từ bạn bè(3). Tiếp theo, khi học sinh
gặp phải vấn đề về tình cảm sẽ làm tăng nguy cơ
stress lên 1,33 lần, đương nhiên điều này dễ hiểu
khi học sinh gặp những tình trạng như: yêu đơn
phương, giận nhau với người yêu, vừa chia tay
với người yêu, có người yêu nhưng bị cha mẹ và
nhà trường ngăn cấm, khó khăn trong việc giải
quyết các vấn đề tình cảm với người thân, bạn
bè, người yêu, sẽ khiến cho căng thẳng về tâm lý
sẽ tăng lên. Trong khi đó cũng trong nghiên cứu
này, vấn đề đáng quan tâm là áp lực từ việc học
có liên quan rất lớn đến tình trạng stress của học
sinh. Đối với mức độ áp lực học tập nhẹ và trung
bình (đánh giá theo tổng điểm từ thang đo
ESSA) thì sự ảnh hưởng là không đáng kể, tuy
nhiên với áp lực học tập nặng (điểm tổng >58)
thì học sinh sẽ bị stress gấp 2,77 lần so với mức
độ áp lực nhẹ. Điều này nói lên học sinh tự đánh
giá nhưng vấn đề sau đây gây cho họ nhiều áp
lực như: điểm số, chương trình học quá nặng,
mặc cảm về kết quả học tập, thiếu tự tin về định
hướng trong tương lai, lo lắng vì tự đánh giá bản
thân và mọi người xung quanh. Rất nhiều
nghiên cứu cũng kết luận điều này(4,6).
KẾT LUẬN
Tỷ lệ học sinh có biểu hiện stress ở THPT
Lê Trung Kiên khảo sát theo thang đo PSS-10
là đáng lưu tâm (29,45%). Có mối liên quan
giữa tình trạng stress học sinh với các yếu tố:
giới tính, căng thẳng trong kết bạn, gặp vấn đề
về tình cảm và áp lực học tập. Điều này cho
thấy rằng vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần
cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 69
Các chương trình can thiệp hiện hữu tuy có
nhưng hiệu quả chưa cao. Những hoạt động
chăm sóc sức khỏe học đường trong tương lai
cần chú trọng đến những biến đổi tâm sinh lý
của lứa tuổi để thiết kế các hoạt động can thiệp
hiệu quả hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Al-Amri HS, Al-Gelban KS, Mostafa OA (2009). “Prevalence of
Depression, Anxiety and Stress as Measured by the
Depression, Anxiety, and Stress Scale (DASS-42) among
Secondary School Girls in Abha, Saudi Arabia”. Sultan Qaboos
Univ Med J, 9 (2): 140-7.
2. Bangasser DA, Curtis A, Reyes BA et al (2010). “Sex differences
in corticotropin-releasing factor receptor signaling and
trafficking: potential role in female vulnerability to stress-
related psychopathology”. Mol Psychiatry, 15 (9): 896-904.
3. Cardenas SD, Arrieta Vergara K, Martinez FG (2013).
“Symptoms of Depression, Anxiety and Stress Among Dental
Students: Prevalence and Related Factors”. Rev Colomb
Psiquiatr, 42 (2): 173-81.
4. Điền Ngọc Trang, Phùng Đức Nhật, Nguyễn Nhất Chi Mai,
Nguyễn Thị Tuyết Vân (2014). “Tình trạng stress và các yếu tố
liên quan ở học sinh trường THPT Hà Nam, thành phố Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2012”. Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh,
18 (6): 639-647.
5. Hồ Hữu Tính (2009). “Thực trạng Stress lo âu và những liên
quan đến lo âu ở học sinh lớp 12 trường THPT Phan Bội Châu,
Phan Thiết, Bình Thuận tháng 4 – 2009”. Tạp chí Y Học TP. Hồ
Chí Minh, 14 (2): 180-187.
6. Kavitha HS, Kumar SD, Kulkarni P, Siddalingappa H,
Manjunath R (2016). “Depression, anxiety and stress levels
among medical students in Mysore, Karnataka, India”. Int J
Community Med Public Health, 3 (1): 359-362.
7. Lê Thị Thảo Nhu (2016). “Tỷ lệ stress và các yếu tố liên quan ở
học sinh khối 12 trường THPT Vĩnh Kim, huyện Châu Thành,
tỉnh Tiền Giang năm 2016”. Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế
công cộng, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, tr. 51.
8. Võ Văn Thương (2016).” Tỷ lệ stress, lo âu, trầm cảm và các
yếu tố liên quan của học sinh lớp 12 trường THPT Trần Quang
Khải, Quận 11, TPHCM, năm 2016”. Khóa luận Tốt nghiệp Cử
nhân Y tế Công cộng, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh,
trang 62.
9. World Health Organization (2011). "WHO highlights global
underinvestment in mental health care".
111007/en/,
10. World Health Organization (2011). "Fact sheet on adolescent
health”.
"
olescent_health/en/
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ty_le_stress_o_hoc_sinh_truong_thpt_le_trung_kien_huyen_dong.pdf