Tài liệu Tỷ lệ rối loạn tăng huyết áp thai kỳ và các yếu tố liên quan ở thai phụ sau hỗ trợ sinh sản tại Bệnh viện Mỹ Đức: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 69
TỶ LỆ RỐI LOẠN TĂNG HUYẾT ÁP THAI KỲ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở THAI PHỤ SAU HỖ TRỢ SINH SẢN TẠI BỆNH VIỆN MỸ ĐỨC
Hồ Cao Cường*, Phạm Dương Toàn*, Vương Thị Ngọc Lan**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Rối loạn tăng huyết áp thai kỳ (RL THATK) là một trong những nguyên nhân hàng đầu của
bệnh tật, tử vong mẹ và thai nhi trên toàn thế giới. Thai kỳ sau hỗ trợ sinh sản (HTSS) tăng nguy cơ RL
THATK. Chưa có nghiên cứu ở Việt Nam tìm hiểu RL THATK ở thai kỳ sau HTSS.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến các RL THATK của phụ nữ có thai từ HTSS tại bệnh
viện Mỹ Đức.
Phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu cắt ngang thực hiện tại Bệnh viện Mỹ Đức, TP Hồ Chí
Minh từ tháng 08/2017 đến tháng 04/2018. Thai phụ có thai sau HTSS đến sinh hoặc chấm dứt thai kỳ vì bệnh
lý từ 12 tuần trở lên tại Bệnh viện Mỹ Đức được nhận vào nghiên cứu. Kết cục chính là tỷ lệ RL THATK.
Kết q...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ rối loạn tăng huyết áp thai kỳ và các yếu tố liên quan ở thai phụ sau hỗ trợ sinh sản tại Bệnh viện Mỹ Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 69
TỶ LỆ RỐI LOẠN TĂNG HUYẾT ÁP THAI KỲ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở THAI PHỤ SAU HỖ TRỢ SINH SẢN TẠI BỆNH VIỆN MỸ ĐỨC
Hồ Cao Cường*, Phạm Dương Toàn*, Vương Thị Ngọc Lan**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Rối loạn tăng huyết áp thai kỳ (RL THATK) là một trong những nguyên nhân hàng đầu của
bệnh tật, tử vong mẹ và thai nhi trên toàn thế giới. Thai kỳ sau hỗ trợ sinh sản (HTSS) tăng nguy cơ RL
THATK. Chưa có nghiên cứu ở Việt Nam tìm hiểu RL THATK ở thai kỳ sau HTSS.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến các RL THATK của phụ nữ có thai từ HTSS tại bệnh
viện Mỹ Đức.
Phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu cắt ngang thực hiện tại Bệnh viện Mỹ Đức, TP Hồ Chí
Minh từ tháng 08/2017 đến tháng 04/2018. Thai phụ có thai sau HTSS đến sinh hoặc chấm dứt thai kỳ vì bệnh
lý từ 12 tuần trở lên tại Bệnh viện Mỹ Đức được nhận vào nghiên cứu. Kết cục chính là tỷ lệ RL THATK.
Kết quả: Có 610 bệnh nhân được nhận vào nghiên cứu. Tỷ lệ RL THATK là 7,5%. Song thai là yếu tố nguy
cơ liên quan đến các RL THATK (OR=2,04, KTC 95%, 1,05 – 4,04).
Kết luận: Tỷ lệ RL THATK ở phụ nữ có thai từ HTSS tại Bệnh viện Mỹ Đức là 7,5%. Song thai là yếu tố
liên quan với RL THATK.
Từ khóa: rối loạn tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, hỗ trợ sinh sản
ABSTRACT
THE PREVALENCE AND ASSOCIATED FACTORS OF HYPERTENSIVE DISORDERS DURING
PREGNANCY IN WOMEN HAVING ASSISTED REPRODUCTIVE TECHNIQUES TREATMENT AT
MY DUC HOSPITAL
Ho Cao Cuong, Pham Duong Toan, Vuong Thi Ngoc Lan
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 69 - 74
Introduction: Hypertensive disorder is one of the most common causes for maternal and neonatal morbidity
and mortality. Pregnancy following assisted reproductive techniques (ART) treatment has been reported having
increase risk of hypertensive disorders. There is no study to investigate the rate of hypertensive disorders in ART
pregnancies in Vietnamese women.
Aim: To investigate the prevalence and associated factors of hypertensive disorders during pregnancy in
women having ART treatment.
Method: This was a cross-sectional study performed at My Duc Hospital, Ho Chi Minh City from August
2017 to April 2018. Women who were pregnant following ART treatment delivering or terminating their
pregnancies from ≥12 weeks of gestion at My Duc Hospital were recruited to the study. Main outcome was the
prevalence of hypertensive disorders.
Results: A total of 610 pregnant women was recruited to the study. Hypertensive disorders occurred
in 7.5% of patients. Twins was the associated factor for hypertensive disorders in pregnancy (OR=2.04,
95% CI, 1.05 – 4.04).
**Bệnh viện Mỹ Đức **Bộ môn Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Hồ Cao Cường ĐT: 0983788919 Email: bscuong35@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 70
Conclusion: The prevalence of hypertensive disorders in pregnancy was 7.5% at My Duc Hospital. Twins
is an associated factor for hypertensive disorders in pregnancy.
Keywords: hypertensive disorders in pregnancy, pre-ecclampsia, assisted reproductive techniques
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ (RL
THATK) chiếm 5 – 10% trong tất cả các thai
kỳ(1,3). Ở Việt Nam, tỷ lệ tiền sản giật (TSG) –
sản giật từ 5,5 – 8,35%(2,7). RL THATK được xếp
vào nhóm thai kỳ nguy cơ cao và là một trong
những nguyên nhân hàng đầu của tỷ lệ bệnh tật
tử vong mẹ và thai nhi trên toàn thế giới, chủ
yếu do sinh non(1,3). Các biến chứng khác ở mẹ
là xuất huyết não, suy thận, suy gan, vỡ gan,
phù phổi, hội chứng HELLP, sản giật, nhau
bong non.
Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (HTSS) trên thế giới
và tại Việt Nam không ngừng phát triển, dẫn
đến số thai kỳ sau HTSS ngày một tăng cao.
Nghiên cứu những thai kỳ sau HTSS cho thấy
nhóm phụ nữ hiếm muộn có nhiều yếu tố nguy
cơ liên quan với RL THATK vì thường các bệnh
nhân hiếm muộn lớn tuổi, đa thai sau điều trị
hiếm muộn và có các bệnh lý nội ngoại khoa đi
kèm(9). Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam vẫn
chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về RL THATK
trong các thai kỳ sau HTSS. Do đó, chúng tôi đã
thực hiện nghiên cứu tại Bệnh viện Mỹ Đức với
mục tiêu xác định tỷ lệ và các yếu tố liên quan
đến các RL THATK của phụ nữ có thai từ HTSS
tại Bệnh viện Mỹ Đức. Nghiên cứu của chúng tôi
nhằm cung cấp thông tin cho việc quản lý thai
kỳ ở các thai phụ thực hiện HTSS.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các phụ nữ có thai sau HTSS đến sinh
tại Bệnh viện Mỹ Đức từ tháng 08/2017 đến
tháng 04/2018 đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tiêu chuẩn nhận
Phụ nữ có thai từ kỹ thuật HTSS
Tuổi thai ≥ 12 0/7 tuần.
Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Theo dõi thai và sinh tại Bệnh viện Mỹ Đức.
Tiêu chuẩn loại
Thai lưu trước 12 0/7 tuần.
Sẩy thai trước 12 0/7 tuần.
Chấm dứt thai kỳ do dị tật bẩm sinh trước 12
0/7 tuần.
Thai trứng.
Cách chọn mẫu
Toàn bộ các thai phụ có thai từ HTSS đến
sinh tại Bệnh viện Mỹ Đức trong thời gian
nghiên cứu.
Cỡ mẫu
Được tính theo công thức ước lượng một tỷ
lệ trong một quần thể. Cỡ mẫu tính được là 610
phụ nữ có thai từ HTSS.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Mỹ
Đức, từ 01/08/2017 đến 30/04/2018.
Phương pháp tiến hành
Thai phụ có thai sau HTSS đến sinh hoặc
chấm dứt thai kỳ vì bệnh lý từ 12 tuần trở lên tại
Bệnh viện Mỹ Đức được tư vấn và nhận vào
nghiên cứu. Bệnh nhân được phỏng vấn, ghi
nhận thông tin từ sổ khám thai và dữ liệu bệnh
viện, được khám lâm sàng để ghi nhận thông tin
về RL THATK. Kết thúc thu thập số liệu khi
bệnh nhân xuất viện.
Kết cục nghiên cứu
Kết cục chính là tỷ lệ RL THATK khi có ≥ 1
lần được chẩn đoán là có tăng huyết áp (≥ 140/90
mmHg) được ghi nhận từ hồ sơ khám thai, đo
huyết áp tại thời điểm sinh, ngay sau sinh.
Huyết áp được đo 2 lần cách nhau 4 giờ.
Kết cục phụ là các yếu tố liên quan đến tỷ lệ
RL THATK.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 71
Quản lý và phân tích số liệu
Phần mềm thống kê SPSS 20.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 08/2017 đến tháng 04/2018, có 615
bệnh nhân được sàng lọc, 5 ca chuyển viện nên
không tham gia vào nghiên cứu, 610 ca được
nhận vào nghiên cứu.
Đặc điểm dịch tễ của đối tượng tham gia
nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ của đối tượng tham gia
nghiên cứu
Đặc điểm Tần số (n = 610) Tỷ lệ (%)
Nơi ở
TP. HCM 202 33,1
Tỉnh 408 66,9
Dân tộc
Kinh 588 96,4
Hoa 16 2,6
Khác 6 1,0
Tuổi – năm
< 30 165 27,0
30 - < 35 256 42,0
35 - < 40 127 20,8
≥ 40 62 10,2
Nghề nghiệp
Công nhân viên 217 35,6
Nội trợ 143 23,4
Kinh doanh 84 13,8
Công nhân 47 7,7
Khác 119 19,5
BMI - kg/m
2
< 18,5 57 9,3
18,5 – 22,9 378 62,0
23 – 26,9 147 24,0
≥ 27 28 4,7
Đặc điểm TTTON và sản khoa
Bảng 2. Các đặc điểm TTTON và sản khoa
Đặc điểm Tần số (n = 610) Tỷ lệ (%)
Chỉ định TTTON
Chồng 184 30,1
Giảm dự trữ buồng trứng 120 19,7
Rối loạn phóng noãn 139 22,8
Bệnh lý ống dẫn trứng 91 14,9
Khác 76 12,5
Nguồn trứng sử dụng
Xin trứng 74 12,3
Đặc điểm Tần số (n = 610) Tỷ lệ (%)
Trứng tự thân 536 87,7
Kỹ thuật TTTON
IVM 63 10,3
ICSI 547 89,7
IVF 0 0
Loại chuyển phôi
Phôi tươi 116 19,0
Phôi trữ 494 81,0
Tiền sử sản khoa
Chưa mang thai lần nào 266 42,6
Đã từng sinh đủ tháng 98 16,3
Đã từng sinh non tháng 22 3,7
Đã từng sẩy thai 224 37,4
Tiền sử nội khoa
Bình thường 520 85,3
PCOS 46 7,5
Đái tháo đường 23 3,8
Cường giáp 16 2,6
THA trong thai kỳ trước 4 0,6
Rối loạn lipid máu 1 0,2
Đái tháo đường trong thai kỳ này
Có 145 24,2
Không 465 75,8
Tỷ lệ rối loạn tăng huyết áp thai kỳ
Có 7,5% bệnh nhân có RL THATK.
Kết cục thai kỳ của các đối tượng tham gia
nghiên cứu
Bảng 3. Các đặc điểm kết về cục thai kỳ của đối
tượng tham gia nghiên cứu
Đặc điểm Tần số (n
=610)
Tỷ lệ
(%)
Trung
bình
Tuổi thai chấm dứt thai kỳ
- tuần
36 ± 3,9
< 28 0/7 32 5,3
28 0/7 – 31 6/7 16 2,6
32 0/7 – 36 6/7 192 31,5
≥ 37 0/7 370 60,6
Số thai tại thời điểm chấm dứt thai kỳ
Đơn thai 348 57,0
Song thai 262 43,0
Kết cục thai kỳ
Con đủ tháng, khoẻ 371 60,8
Con đủ tháng, chết 1 0,2
Con đủ tháng, bệnh lý 2 0,3
Con non tháng, khoẻ 151 24,7
Con non tháng, chết 18 3,0
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 72
Đặc điểm Tần số (n
=610)
Tỷ lệ
(%)
Trung
bình
Con non tháng, bệnh lý 53 8,7
Thai lưu đủ tháng 0 0,0
Thai lưu nhỏ 2 0,3
Sẩy thai 12 – 20 tuần 12 2,0
Chỉ định chấm dứt thai kỳ
Do bệnh lý 243 39,8
Chủ động không do bệnh
lý
209 34,2
Chuyển dạ tự nhiên 158 26,0
Phương pháp chấm dứt thai kỳ
Mổ lấy thai 565 92,6
Sinh ngả âm đạo 36 5,9
Gắp thai 9 1,5
Các yếu tố liên quan với rối loạn tăng huyết áp
thai kỳ
Chúng tôi thực hiện phân tích đơn biến các
yếu tố liên quan về các đặc điểm dịch tễ và lâm
sàng của đối tượng tham gia nghiên cứu với
các RL THATK. Các yếu tố có P < 0,25 được
đưa vào phân tích đa biến để tìm yếu tố tiên
lượng độc lập, loại bỏ các yếu tố gây nhiễu và
đồng tác. Cuối cùng, song thai là yếu tố duy
nhất liên quan đến RL THATK.
BÀN LUẬN
Lý do chọn hướng nghiên cứu
Các RL THATK được xếp vào nhóm thai kỳ
nguy cơ cao và hiện tại vẫn là một trong những
nguyên nhân hàng đầu của tỷ lệ bệnh tật và tử
vong mẹ và thai nhi trên toàn thế giới giới(1,10).
Nhóm phụ nữ hiếm muộn đã được chứng minh
là nhóm có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh
lý RL THATK như: lớn tuổi, THA mạn, đái tháo
đường, đa thai(3). Do đó việc nghiên cứu tìm
hiểu tần suất mắc các RL THATK của phụ nữ có
thai sau HTSS và các yếu tố liên quan nhằm đưa
ra các khuyến cáo cho công tác dự phòng các
biến chứng trong thai kỳ cho nhóm đối tượng
nguy cơ cao này chính là cấp thiết.
Tỷ lệ RL THATK
Tỷ lệ RL THATK trong nghiên cứu của
chúng tôi tương đương với nghiên cứu Wang
YA năm 2016 với tỷ lệ 6,4%(10). Tương tự, kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với 1
nghiên cứu đoàn hệ của tác giả Opdahl S năm
2015 có tỷ lệ RL THATK trong nhóm đơn thai là
5,9%, nhóm song thai là 12,6%(6). Sự tương đồng
trên giữa nghiên cứu của chúng tôi và 2 nghiên
cứu của tác giả Wang YA và Opdahl S được giải
thích là vì cả ba nghiên cứu đều thực hiện trên
đối tượng là phụ nữ có thai sau HTSS. Dân số
nghiên cứu của tác giả Wang YA gồm 596.520
phụ nữ, trong đó có 3,6% là phụ nữ có thai sau
HTSS(10). Tương tự tác giả Opdahl S thực hiện
nghiên cứu trên dân số 47.088 phụ nữ có thai sau
HTSS(6).
Tỷ lệ RL THATK trong nghiên cứu của
chúng tôi cao hơn so với một nghiên cứu hồi cứu
cắt ngang cỡ mẫu lớn (112.386 phụ nữ có thai)
của tác giả Ye C năm 2014 được thực hiện tại
Trung Quốc, trên đối tượng phụ nữ có thai tự
nhiên(11) (7,5% so với 5,2 %). Điều này được giải
thích là do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện
trên đối tượng nghiên cứu là phụ nữ có thai sau
HTSS. Phụ nữ có thai sau HTSS đã được chứng
minh là nguy cơ RL THATK cao hơn so với đối
tượng phụ nữ có thai tự nhiên(6). Ngược lại, tỷ lệ
RL THATK của chúng tôi thấp hơn so với một số
nghiên cứu đến từ Châu Phi như nghiên cứu cắt
ngang của tác giả Muti M và cộng sự năm 2015,
được thực hiện trên nhóm thai phụ có thai sau
HTSS và thai tự nhiên, thực hiện tại Zimbabwe,
cỡ mẫu 393.450 thai kỳ sau HTSS và tự nhiên,
trong đó có 12.105 thai kỳ sau HTSS, kết quả tỷ
lệ RL THATK chung cả 2 nhóm thai phụ là
19,4%(5). Một nghiên cứu khác của tác giả
Tessema GA (2015) được thực hiện ở Bắc
Ethiopia – Châu Phi, cỡ mẫu 490 thai kỳ, với tỷ lệ
RL THATK là 8,4 %(9).
Điều này được giải thích là vì nghiên cứu
của tác giả Muti M(5), Tessema GA(9) đều được
thực hiện trên đối tượng là phụ nữ da màu. Theo
ACOG năm 2013 và Tổ chức Y tế Thế giới năm
2011 thì phụ nữ da màu là đối tượng nguy cơ
trung bình dẫn đến các RL THATK(1,3).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 73
Yếu tố liên quan đến rối loạn tăng huyết áp
thai kỳ
Tuổi mẹ
Các kết quả nghiên cứu của các tác giả Wang
YA năm 2016(10), Tessema GA năm 2015(9), đều
kết luận tuổi mẹ ≥ 35 tuổi không phải là yếu tố
nguy cơ gây RL THATK, tương đồng với nghiên
cứu của chúng tôi. Theo kết quả nghiên cứu của
Hu R năm 2015(4) và Ye C năm 2014(11), cho thấy
tuổi mẹ ≥ 35 tuổi được ghi nhận là yếu tố liên
quan độc lập làm tăng nguy cơ RL THATK. Cả 2
nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê với P <
0,001. Trong nghiên cứu của chúng tôi, số thai
phụ ở nhóm tuổi 35 – < 40 và ≥ 40 đều có tăng
nguy cơ RL THATK lần lượt là 1,03 và 1,65 lần,
(OR = 1,03; KTC 95%, 0,39 – 2,07 và OR = 1,65;
KTC 95%, 0,49 – 5,30), tuy nhiên qua phân tích
hồi quy đa biến, chúng tôi nhận thấy mối liên
quan này không có ý nghĩa thống kê.
Chỉ số khối cơ thể
Trong các nghiên cứu của các tác giả Hu R
năm 2015(4), Ye C năm 2014(11), Wang YA năm
2016(10) thì chỉ số BMI ≥ 24 trở lên làm tăng nguy
cơ RL THATK có ý nghĩa thống kê với P < 0,001.
Tuy nhiên qua phân tích hồi quy đa biến, chúng
tôi tìm thấy mối liên quan này không có ý nghĩa
thống kê.
Đa thai
Trong nghiên cứu của chúng tôi, yếu tố đa
thai làm tăng nguy cơ RL THATK lên 2,04 lần
(PR= 2,04; KTC 95%, 1,05 – 4,04) có ý nghĩa thống
kê, với P < 0,05. Điều này cũng phù hợp với các
nghiên cứu của các tác giả Opdahl S và cộng sự
năm 2015(6), Qin J năm 2016(8) và Wang YA năm
2016(10). Yếu tố song thai qua nhiều nghiên cứu
cũng cho thấy nguy cơ TSG ở nhóm thai phụ
song thai tăng 2,93 lần (RR 2,93, KTC 95% 2,04 –
4,21) so với đơn thai, nguy cơ TSG của tam thai
tăng gấp 3 lần so với song thai(1). Sau khi phân
tích hồi quy đa biến về các mối liên quan giữa
các biến số và RL THATK, chúng tôi nhận thấy,
chỉ có 1 yếu tố duy nhất liên quan đến các RL
THATK đó là song thai tăng nguy cơ RL
THATK lên 2,04 lần, (OR = 2,04; KTC 95%, 1,05 –
4,04) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu
Cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi khá lớn,
có 610 thai phụ, đủ năng lực mẫu để tìm yếu tố
liên quan và quy trình đo huyết áp được chuẩn
hóa trong quá trình khám thai và sinh. Hạn chế
của nghiên cứu là không thể theo dõi huyết áp
bệnh nhân đến 12 tuần sau sinh.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ rối loạn tăng huyết áp thai kỳ ở phụ nữ
có thai từ HTSS tại Bệnh viện Mỹ Đức là 7,5%.
Song thai làm tăng nguy cơ rối loạn tăng huyết
áp thai kỳ 2,04 lần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American College of Obstetricians and Gynecologists Task
Force on Hypertension in Pregnancy (2013). “Hypertension in
pregnancy”. Obstet Gynecol, 122:1122–31.
2. Bạch Ngõ (2001). “Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng và điều trị tiền sản giật - sản giật tại Khoa sản Bệnh viện
Trung Ương Huế”. Luận văn thạc sĩ, Y học Trường Đại học Y
Dược Huế, tr.35.
3. Centers for Disease Control and Prevention (2015). “Fetal and
Perinatal Mortality”. National Vital Statistics Reports, 66: 1-75.
4. Hu R, Li Y, Di H, Li Z, Zhang C, Shen X (2015). “Risk factors of
hypertensive disorders among Chinese pregnant women”. J
Huazhong Univ Sci Technolog Med Sci, 35:801-7.
5. Muti M, Tshimanga M, Notion GT, Bangure D, Chonzi P (2015).
“Prevalence of pregnancy induced hypertension and pregnancy
outcomes among women seeking maternity services in Harare,
Zimbabwe”. BMC Cardiovasc Disord, 15:111.
6. Opdahl S, Henningsen AA, Tiitinen A, Bergh C, Pinborg A,
Romundstad PR (2015). “Risk of hypertensive disorders in
pregnancies following assisted reproductive technology: a
cohort study from the CoNARTaS group”. Hum Reprod,
30:1724–31.
7. Phan Lê Nam (2016). “Nghiên cứu nồng độ acid uric máu trong
bệnh lý tiền sản giật – sản giật và mối liên quan với những biến
chứng mẹ và kết quả thai nhi”. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú,
Trường Đại học Y Dược Huế, tr.43.
8. Qin J, Liu X, Sheng X, Wang H, Gao S (2016). “Assisted
reproductive technology and the risk of pregnancy-related
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 74
complications and adverse pregnancy outcomes in singleton
pregnancies: a meta-analysis of cohort studies”. Fertil Steril,
105:73-85.
9. Tessema GA, Tekeste A, Ayele TA (2015). “Preeclampsia and
associated factors among pregnant women attending antenatal
care in Dessie referral hospital, Northeast Ethiopia: a hospital-
based study”. BMC Pregnancy Childbirth, 29:15-73.
10. Wang YA, Chughtai AA, Farquhar CM, Pollock W, Lui K,
Sullivan EA (2016). “Increased incidence of gestational
hypertension and preeclampsia after assisted reproductive
technology treatment”. Fertil Steril, 105:920-926.
11. Ye C, Ruan Y, Zou L, Li G, Li C, Chen (2014). “The 2011 survey
on hypertensive disorders of pregnancy (HDP) in China:
prevalence, risk factors, complications, pregnancy and perinatal
outcomes”. PloS One, 9(6):e100180.
Ngày nhận bài báo: 30/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ty_le_roi_loan_tang_huyet_ap_thai_ky_va_cac_yeu_to_lien_quan.pdf