Tài liệu Tỷ lệ rối loạn Lipid máu và một số yếu tố liên quan ở người dân tại hai xã của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 161
TỶ LỆ RỐI LOẠN LIPID MÁU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở NGƯỜI DÂN TẠI HAI XÃ CỦA HUYỆN PHÚ VANG
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Ngô Thanh Thảo*, Nguyễn Thị Hường*, Trần Thị Thúy Hồng*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Trong những năm gần đây, rối loạn lipid máu ngày càng gia tăng nhanh chóng, hậu quả là tạo
thành các mảng xơ vữa gây tắc mạch, làm gia tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và đột quỵ, tăng các biến
chứng mạch máu khác, hậu quả nặng nề nhất là gây tử vong hoặc tàn phế.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ rối loạn lipid máu ở người dân tại hai xã của huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên
Huế năm 2018.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện trên 360 người dân từ 25 tuổi trở
lên tại hai xã của huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018.
Kết quả: Tỷ lệ rối loạn lipid máu là 61,1%. Trong đó, tỷ lệ tăng cholesterol toàn phần, lipoprotein tỷ trọng
thấp, triglycerid xấp xỉ nha...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ rối loạn Lipid máu và một số yếu tố liên quan ở người dân tại hai xã của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 161
TỶ LỆ RỐI LOẠN LIPID MÁU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở NGƯỜI DÂN TẠI HAI XÃ CỦA HUYỆN PHÚ VANG
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Ngô Thanh Thảo*, Nguyễn Thị Hường*, Trần Thị Thúy Hồng*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Trong những năm gần đây, rối loạn lipid máu ngày càng gia tăng nhanh chóng, hậu quả là tạo
thành các mảng xơ vữa gây tắc mạch, làm gia tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và đột quỵ, tăng các biến
chứng mạch máu khác, hậu quả nặng nề nhất là gây tử vong hoặc tàn phế.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ rối loạn lipid máu ở người dân tại hai xã của huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên
Huế năm 2018.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện trên 360 người dân từ 25 tuổi trở
lên tại hai xã của huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018.
Kết quả: Tỷ lệ rối loạn lipid máu là 61,1%. Trong đó, tỷ lệ tăng cholesterol toàn phần, lipoprotein tỷ trọng
thấp, triglycerid xấp xỉ nhau (lần lượt là 33,9%; 38,6%; 34,4%), tỷ lệ giảm lipoprotein tỷ trọng cao thấp nhất
chiếm 13,9%. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn lipid máu bao gồm: tuổi, tiền sử tăng huyết áp, thói quen hút
thuốc, uống rượu bia, ăn trái cây rau quả, cường độ hoạt động thể lực, thừa cân/béo phì.
Kết luận: Rối loạn lipid máu chiếm tỷ lệ cao: 61,1%. Các yếu tố liên quan đến rối loạn lipid máu bao gồm:
tuổi, tiền sử tăng huyết áp, hút thuốc, uống rượu bia, chế độ ăn rau trái cây, hoạt động thể lực, thừa cân/béo phì.
Từ khóa: rối loạn lipid máu, người dân từ 25 tuổi trở lên
ABSTRACT
PREVALENCE AND ASSOCIATED FACTORS OF DYSLIPIDEMIA OF PEOPLE IN TWO
COMMUNES OF PHU VANG DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE
Nguyen Thi Huong, Ngo Thanh Thao, Tran Thi Thuy Hong
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 162 - 169
Background: In recent years, dyslipidemia has been increasing rapidly, resulting in the formation of
atherosclerotic plaque, increasing the risk of cardiovascular complications and stroke, and increasing other
vascular complications. The most serious consequence is death or disability.
Objectives: Determining the prevalence of dyslipidemia of people ≥ 25 years old in two communes of Phu
Vang district, Thua Thien Hue province in 2018.
Methods: A cross-sectional study was carried out on 360 people ≥ 25 years old in two communes of Phu
Vang district, Thua Thien Hue province.
Results: The rate of dyslipidemia was 61.1%. The rate of total cholesterol, low density lipoprotein and
triglyceride increased approximately the same (33.9%, 38.6%, 34.4%, respectively), the lowest high density
lipoprotein reduction rate accounted for 13.9%. Some of related factors of dyslipidemia were age, history of
hypertension, smoking habits, alcohol consumption, fruit and vegetable intake, intensity of physical activity,
overweight/obesity.
Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế, Đại học Huế.
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Thị Hường ĐT: 0982056265 Email: nthuong@huemed-univ.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 162
Conclusions: The rate of dyslipidemia was 61.1%. Some of related factors of dyslipidemia were age, history
of hypertension, smoking habits, alcohol consumption, fruit and vegetable intake, physical activity,
overweight/obesity.
Keywords: dyslipidemia, people ≥ 25 years old
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, các bệnh không lây nhiễm ngày
càng gia tăng và để lại hậu quả vô cùng
nghiêm trọng. Trong số tử vong do bệnh
không lây nhiễm, tử vong chủ yếu là do các
bệnh tim mạch.
Rối loạn lipid máu (RLLM) là một trong
những nguy cơ độc lập của bệnh tim mạch
thông qua xơ vữa động mạch, cần được kiểm
soát chặt chẽ(2).
Trên thế giới, những nghiên cứu gần đây
cho thấy tỷ lệ rối loạn lipid máu cao. Nghiên
cứu của Fu-Liang Zhang tại Đông Bắc Trung
Quốc năm 2016 cho thấy tỷ lệ rối loạn lipid
máu là 62,1%(10). Tỷ lệ rối loạn lipid máu chung
là 87,7% trong nghiên cứu của Camacho PA tại
Colombia năm 2018(2).
Tại Việt Nam, các nghiên cứu gần đây cho
thấy khoảng 60-70% đối tượng có tình trạng rối
loạn lipid máu. Năm 2017, nghiên cứu của Phan
Thị Huyền Trang và cộng sự tại Khánh Hòa cho
thấy 78,3% đối tượng rối loạn ít nhất một thành
phần; ở nam giới có tỷ lệ rối loạn lipid máu cao
hơn nữ giới, tương ứng 41,3% và 37,0%(7).
Ở Thừa Thiên Huế, tỷ lệ rối loạn lipid máu
khá cao. Nghiên cứu của Đoàn Phước Thuộc
trên người dân từ 20 tuổi trở lên đang sống tại
thành phố Huế và một số huyện thuộc tỉnh Thừa
Thiên Huế năm 2010 cho kết quả tỷ lệ rối loạn
lipid máu là 36%(3). Tại huyện Phú Vang tỉnh
Thừa Thiên Huế, đa số các nghiên cứu trước đây
tập trung vào nhóm đối tượng có nguy cơ cao
như đái tháo đường, tăng huyết áp. Trong khi
đó, rối loạn lipid máu trên cộng đồng chưa được
quan tâm nghiên cứu nhiều.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ rối loạn lipid máu ở người
dân tại hai xã của huyện Phú Vang tỉnh Thừa
Thiên Huế.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Là người dân từ 25 tuổi trở lên đang sinh
sống (có hộ khẩu thường trú) tại xã Phú Mậu và
xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên
Huế đến thời điểm nghiên cứu và đồng ý tham
gia vào nghiên cứu. Ngoại trừ những người
không có đăng ký cư trú và những người trong
tình trạng không tỉnh táo, khó tiếp xúc, câm điếc,
rối loạn tâm thần ảnh hưởng trí lực hay chậm
phát triển về trí tuệ.
Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 07/2018 đến tháng 05/2019.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu:
n = Z2(1-α/2)
p (1 - p)
d2
Trong đó:
n: Cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu.
Z(1-α/2): giới hạn khoảng tin cậy ở mức xác
suất 95%, tương ứng 1,96.
p: tỷ lệ người dân bị rối loạn lipid máu. Theo
nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Linh, tỷ lệ người
dân bị RLLM là 69,4%(4) nên ta chọn p=0,694.
d: là xác suất sai lệch của mẫu nghiên cứu so
với quần thể (d=0,05).
Thay vào công thức ta tính được cỡ mẫu tối
thiểu cần thiết là 326. Để đề phòng có thể do mất
mẫu, từ chối tham gia nghiên cứu hoặc do phiếu
phỏng vấn không đạt chúng tôi lấy dự phòng
thêm 10%, ta có cỡ mẫu cuối cùng là 360.
Phương pháp chọn mẫu
Áp dụng phương pháp chọn mẫu 2 giai đoạn:
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 163
Giai đoạn 1
Chọn 2 xã thuộc huyện Phú Vang là Phú
Mậu và Phú Mỹ. Mỗi xã chọn ngẫu nhiên 3 thôn
để tham gia nghiên cứu.
Giai đoạn 2
Chọn người dân trong mỗi thôn. Tiến hành
lập danh sách người dân từ 25 tuổi trở lên tại
mỗi thôn (Dựa vào danh sách của cán bộ dân
số). Mỗi thôn chọn 60 người dân tham gia
nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên hệ thống.
Phương pháp thu thập thông tin
Lấy mẫu máu để xét nghiệm bilan lipid
(nhịn đói ít nhất trên 8 giờ) tại trạm y tế hai xã
Phú Mậu và Phú Mỹ. Xét nghiệm máu được
thực hiện tại Bệnh viện Trường Đại học Y
Dược Huế.
Đo đạc các chỉ số nhân trắc: cân nặng,
chiều cao.
Phỏng vấn về các hành vi sức khỏe (hút
thuốc, uống rượu bia, ăn trái cây rau quả, hoạt
động thể lực) và tiền sử bệnh lý của đối tượng
nghiên cứu (ĐTNC) bằng bộ công cụ soạn sẵn
(đã được tập huấn cho người thu thập số liệu).
Định nghĩa một số biến nghiên cứu
Chẩn đoán rối loạn lipid máu theo NCEP
ATP III (2001) (Bảng 1).
Bảng 1: Đánh giá rối loạn lipid máu theo NCEP
ATPIII 2001
Thành phần Nồng độ mg/dl (mmol/l) Đánh giá nguy cơ
Cholesterol
toàn phần
< 200 (5,2) Tốt
200-239 (5,2-6,2) Cao giới hạn
≥ 240 (6,2) Cao
Lipoprotein tỷ
trọng cao
< 40 (1) Thấp
> 60 (1,6) Cao
Lipoprotein tỷ
trọng thấp
< 100 (2,6) Tối ưu
100-129 (2,6-3,4) Gần tối ưu
130-159 (3,4-4,2) Cao giới hạn
160-189 (4,2-5) Cao
≥ 190 (5) Rất cao
Triglycerid
< 150 (1,7) Bình thường
150-199 (1,7-2,3) Cao giới hạn
200-499 (2,3-5,7) Cao
≥ 500 (5,7) Rất cao
Nguồn: Third Report of the National Cholesterol
Education Program (2001)(6)
Chia làm 2 nhóm: Có RLLM, không RLLM.
Có RLLM khi có một hoặc nhiều thông số
lipid bị rối loạn (nồng độ CT ≥200 mg/dl hoặc
nồng độ TG ≥ 150 mg/dl hoặc nồng độ LDL-C
≥100 mg/dl hoặc nồng độ HDL-C ≤ 40 mg/dl
hoặc phối hợp)(10); hoặc đã từng được chẩn đoán
bởi cán bộ y tế trước đó, hiện tại vẫn còn bị
RLLM; hoặc đang dùng thuốc điều trị theo chỉ
định của cán bộ y tế. RLLM chia làm 2 nhóm:
RLLM đơn thuần khi có 1 thành phần lipid
máu bị rối loạn (tăng TG hoặc tăng LDL-C hoặc
tăng CT hoặc giảm HDL-C).
RLLM phối hợp khi có 2 thành phần lipid
máu trở lên bị rối loạn (tăng 1 thành phần CT
hoặc LDL-C hoặc TG có kèm theo giảm HDL-C;
hoặc tăng 2, 3 thành phần CT, LDL-C, TG có kèm
theo giảm HDL-C hoặc không giảm HDL-C).
Chỉ số khối cơ thể (BMI)
BMI = cân nặng/chiều cao2 (kg/m2).
Chia làm 2 nhóm: Có thừa cân/béo phì và
không thừa cân/béo phì.
Có thừa cân/béo phì khi BMI ≥25,0 kg/m2(1).
Thói quen hút thuốc
Có hút thuốc, không hút thuốc. Có hút thuốc
là hiện tại đang hút thuốc.
Thói quen uống rượu bia
Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới
(TCYTTG) về các yếu tố nguy cơ của các bệnh
không lây nhiễm, ĐTNC được chia làm 3 nhóm
dựa trên lượng cồn trung bình uống trong 30
ngày trước đó(9).
Uống rượu bia ở mức độ có hại: tiêu thụ
trung bình ≥60 g cồn/ngày ở nam và ≥40 g
cồn/ngày ở nữ.
Uống rượu bia ở mức độ có nguy cơ cao: tiêu
thụ trung bình khoảng 40-59,9 g cồn/ngày ở nam
và 20-39,9 g cồn/ngày ở nữ.
Uống rượu bia ở mức độ cho phép: nếu
không thỏa mãn hai tiêu chí trên.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 164
Phương pháp ước lượng số gam cồn tiêu thụ
ĐTNC được hỏi về số lần uống rượu bia
trong 30 ngày và số ly chuẩn trong mỗi lần uống.
Lượng cồn trung bình uống trong mỗi ngày
được tính:
[(số lần uống rượu bia trong 30 ngày) x (số ly
chuẩn trong mỗi lần uống)]/30.
Một ly chuẩn tương đương 10 g cồn (tương
đương 285 ml bia hoặc 30 ml rượu mạnh hoặc
120 ml rượu nhẹ).
Thói quen ăn trái cây và rau quả
ĐTNC được đánh giá về số lượng khẩu
phần rau và trái cây được ăn trong một tuần
bình thường. Theo phân loại của TCYTTG về các
yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm,
ĐTNC được chia làm 2 nhóm dựa vào trung
bình số khẩu phần rau và/hoặc trái cây ăn trong
1 tuần bình thường(1).
Ăn đủ rau và trái cây: Ăn từ 5 khẩu phần rau
và trái cây trở lên.
Ăn không đủ rau và trái cây: Ăn ít hơn 5
khẩu phần rau và trái cây.
Một khẩu phần rau và trái cây tương
đương 80g.
Cường độ hoạt động thể lực
Được đo và phân loại dựa trên Bộ câu hỏi về
hoạt động thể lực toàn cầu của TCYTTG(9). Bộ
công cụ này thu thập thông tin về hoạt động thể
lực trong 1 tuần thông qua 3 hoạt động:
Hoạt động thể lực tại nơi làm việc.
Di chuyển từ nơi này sang nơi khác.
Hoạt động giải trí.
Để thuận lợi trong đánh giá và phân tích, 3
hoạt động trên được tiếp tục chia làm 5 cấu phần
nhỏ hơn:
Làm việc nặng.
Làm việc trung bình.
Di chuyển từ nơi này sang nơi khác.
Hoạt động giải trí mạnh.
Hoạt động giải trí trung bình.
Điều tra viên sẽ giải thích cho ĐTNC biết thế
nào là hoạt động cường độ nặng, trung bình, các
loại phương tiện di chuyển được chấp nhận và
chỉ ghi nhận nếu các hoạt động/di chuyển đó
kéo dài tối thiểu 10 phút liên tục. Tất cả khoảng
thời gian cho mỗi hoạt động trên sẽ được chuyển
đổi sang phút.
Tiếp theo, khối lượng hoạt động được tính
toán bằng cách tính nhu cầu năng lượng của
từng hoạt động bằng mức độ chuyển hóa năng
lượng – METs. Một MET được xác định là năng
lượng mất đi do ngồi yên và tương đương với
mức tiêu thụ 1 kcal/kg/giờ. MET-phút cho biết
tổng khối lượng hoạt động trong tuần, được tính
bằng cách lấy thời gian (tính bằng phút) dành
cho từng hoạt động trong một tuần nhân với các
giá trị MET tương ứng cho mỗi mức độ hoạt
động đó (Bảng 2).
Bảng 2: Giá trị MET tương ứng cho từng hoạt động
Hoạt động Giá trị MET
Tại nơi làm việc
Mức độ mạnh: MET = 8,0
Mức độ trung bình: MET = 4,0
Di chuyển Đi bộ hoặc đi xe đạp: MET = 4,0
Giải trí
Mức độ mạnh: MET = 8,0
Mức độ trung bình: MET = 4,0
Cường độ hoạt động thể lực được TCYTTG
chia làm 3 mức với tiêu chuẩn cụ thể như sau(1):
Cao: Khi một người đạt được bất kỳ tiêu
chuẩn nào dưới đây:
Hoạt động cường độ mạnh ít nhất 3
ngày/tuần đạt tối thiểu ít nhất 1.500 MET-
phút/tuần,
Có 7 ngày hoặc hơn hoạt động thể lực dạng
kết hợp với hình thức đi bộ, cường độ trung
bình hoặc mạnh đạt tối thiểu ít nhất 3.000 MET-
phút mỗi tuần.
Trung bình: Một người không đáp ứng các
tiêu chí cho nhóm “cao”, nhưng đáp ứng bất kỳ
tiêu chuẩn sau đây:
3 ngày hoặc hơn hoạt động cường độ mạnh
trong ít nhất 20 phút mỗi ngày,
5 ngày trở lên hoạt động cường độ vừa phải
hoặc đi bộ trong ít nhất 30 phút mỗi ngày,
5 ngày hoặc hơn hoạt động thể lực dạng kết
hợp với hình thức đi bộ, hoạt động thể lực
cường độ trung bình hoặc mạnh đạt tối thiểu ít
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 165
nhất 600 MET-phút mỗi tuần.
Thấp: Một người không đáp ứng bất kỳ tiêu
chuẩn nào đã đề cập bên trên.
Xử lý số liệu và trình bày kết quả
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả (tỷ lệ,
tần suất) và thống kê phân tích (test Chi-square
để so sánh sự khác biệt giữa 2 hay nhiều tỷ lệ).
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Về ĐTNC, tỷ lệ nam và nữ xấp xỉ nhau
(43,1% và 56,9%). Hơn một nửa ĐTNC (55,8%)
nằm trong nhóm tuổi từ 45-64 tuổi.
Trình độ học vấn của ĐTNC vẫn còn thấp;
nhóm học vấn trên trung học phổ thông (THPT)
thấp hơn 10 lần so với nhóm THPT trở xuống.
Đa số ĐTNC đang kết hôn (89,4%).
Nghề nghiệp của ĐTNC chủ yếu là nông
dân (48,9%).
Tỷ lệ rối loạn lipid máu ở người dân tại hai
xã của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế là
61,1% (Bảng 3).
Bảng 3: Tỷ lệ rối loạn lipid máu của đối tượng
nghiên cứu (n=360)
Rối loạn lipid máu Tần số Tỷ lệ %
Có 220 61,1
Không 140 38,9
Trong tổng số ĐTNC, tỷ lệ tăng CT, LDL-
C, TG xấp xỉ nhau (lần lượt là 33,9%; 38,6%;
34,4%), tỷ lệ giảm HDL-C thấp nhất chiếm
13,9% (Bảng 4).
Bảng 4: Phân bố tình trạng rối loạn lipid máu của đối
tượng nghiên cứu
Rối loạn lipid máu Tần số Tỷ lệ %
Tăng CT 122 33,9
Giảm HDL-C 50 13,9
Tăng LDL-C 139 38,6
Tăng TG 124 34,4
Các yếu tố liên quan đến rối loạn lipid máu của
đối tượng nghiên cứu
Tỷ lệ RLLM tăng dần theo nhóm tuổi từ 25-
64 tuổi, sau đó giảm ở nhóm tuổi ≥65 tuổi có ý
nghĩa thống kê. Có mối liên quan giữa RLLM và
nhóm tuổi của ĐTNC (p <0,05) (Bảng 5).
Tỷ lệ RLLM ở nam giới là 66,5% cao hơn nữ
giới (57,1%). Sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p >0,05) (Bảng 5).
Tỷ lệ RLLM ở nhóm ĐTNC có trình độ học
vấn mù chữ và tiểu học là 61,3%; nhóm THCS và
THPT là 61,1%; nhóm cao đẳng (CĐ), đại học
(ĐH), sau ĐH là 60,6%. Sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p >0,05) (Bảng 5).
Tỷ lệ RLLM ở nhóm ĐTNC có tiền sử THA
là 73,4% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với
nhóm ĐTNC không có tiền sử tăng huyết áp
(THA) (56,8%). Có mối liên quan giữa RLLM và
tiền sử THA của ĐTNC (p <0,05) (Bảng 6).
Bảng 5: Rối loạn lipid máu và các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm chung
Rối loạn lipid máu
Tổng p Có Không
Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %
Nhóm tuổi
25-34 20 44,4 25 55,6 45
<0,001
35-44 30 46,9 34 53,1 64
45-54 54 56,8 41 43,2 95
55-64 86 81,1 20 18,9 106
≥ 65 30 60,0 20 40,0 50
Giới tính
Nam 103 66,5 52 33,5 155
0,071
Nữ 117 57,1 88 42,9 205
Trình độ học
vấn
Mù chữ và tiểu học 87 61,3 55 38,7 142
0,997 THCS và THPT 113 61,1 72 38,9 185
Cao đẳng, đại học, sau ĐH 20 60,6 13 39,4 33
Tổng 220 61,1 140 38,9 360
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 166
Bảng 6: Liên quan giữa rối loạn lipid máu và tiền sử tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu
Tiền sử tăng huyết áp
Rối loạn lipid máu
Tổng p Có Không
Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %
Có 69 73,4 25 26,6 94
0,004
Không 151 56,8 115 43,2 266
Tổng 220 61,1 140 38,9 360
Bảng 7: Liên quan giữa rối loạn lipid máu và các hành vi sức khỏe của đối tượng nghiên cứu
Các hành vi sức khỏe
Rối loạn lipid máu
Tổng p Có Không
Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %
Thói quen hút thuốc
Có 72 69,2 32 30,8 104
0,044
Không 148 57,8 108 42,2 256
Mức độ uống rượu bia
Mức độ cho phép 195 59,5 133 40,5 328
0,039
Mức độ nguy cơ và có hại 25 78,1 7 21,9 32
Thói quen ăn trái cây và rau quả
Ăn đủ 40 50,0 40 50,0 80
0,021
Ăn không đủ 180 64,3 100 35,7 280
Cường độ hoạt động thể lực
Cao 95 55,2 77 44,8 172
0,029
Trung bình và thấp 125 66,5 63 33,5 188
Tổng 220 61,1 140 38,9 360
Tỷ lệ RLLM ở nhóm ĐTNC có thói quen hút
thuốc là 69,2% cao hơn có ý nghĩa thống kê so
với nhóm ĐTNC không có thói quen này
(57,8%). Có mối liên quan giữa RLLM và thói
quen hút thuốc của ĐTNC (p <0,05) (Bảng 7).
Tỷ lệ RLLM ở nhóm ĐTNC có thói quen
uống rượu bia ở mức độ nguy cơ và có hại là
78,1% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm
ĐTNC uống rượu bia ở mức độ cho phép
(59,5%). Có mối liên quan giữa RLLM và thói
quen uống rượu bia của ĐTNC (p <0,05).
Tỷ lệ RLLM ở nhóm ĐTNC có thói quen ăn
không đủ trái cây, rau quả là 64,3% cao hơn có ý
nghĩa thống kê so với nhóm ĐTNC ăn đủ trái
cây, rau quả (50,0%). Có mối liên quan giữa
RLLM và thói quen ăn trái cây, rau quả của
ĐTNC (p <0,05).
Tỷ lệ RLLM ở nhóm ĐTNC HĐTL cường độ
trung bình và thấp là 66,5% cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với nhóm ĐTNC HĐTL cường độ
cao (55,2%). Có mối liên quan giữa RLLM và
cường độ HĐTL của ĐTNC (p <0,05).
Tỷ lệ RLLM ở nhóm ĐTNC TC/BP là 79,6%
cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm ĐTNC
không TC/BP (53,2%). Có mối liên quan giữa
RLLM và tình trạng TC/BP của ĐTNC (p <0,05)
(Bảng 8).
Bảng 8: Liên quan giữa rối loạn lipid máu và tình
trạng thừa cân/béo phì của đối tượng nghiên cứu
Thừa
cân/béo phì
Rối loạn lipid máu
Tổng p
Có Không
Tần số
Tỷ lệ
%
Tần số
Tỷ lệ
%
Có 86 79,6 22 20,4 108
<0,001 Không 134 53,2 118 46,8 252
Tổng 220 61,1 140 38,9 360
BÀN LUẬN
Tỷ lệ rối loạn lipid máu ở người dân tại hai
xã của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
Nghiên cứu của chúng tôi trên đối tượng từ
25 tuổi trở lên cho thấy RLLM chiếm tỷ lệ cao là
61,1%; trong đó tỷ lệ tăng CT, LDL-C, TG xấp xỉ
nhau (lần lượt là 33,9%; 38,6%; 34,4%), tỷ lệ giảm
HDL-C thấp nhất chiếm 13,9%. Tại Việt Nam,
nghiên cứu của Đoàn Phước Thuộc trên đối
tượng từ 20 tuổi trở lên năm 2010 tại tỉnh Thừa
Thiên Huế thì tỷ lệ RLLM là 36%(3). Nghiên cứu
của Phan Thị Huyền Trang trên người dân ở địa
bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2017 cho thấy: 78,3%
đối tượng rối loạn ít nhất một thành phần; 54,0%
tăng CT; 55,8% tăng TG; 51,3% tăng LDL-C và
17,9% giảm HDL-C(7). Điều này chứng tỏ RLLM
tăng rất nhanh trong những năm vừa qua.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 167
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho kết quả tỷ lệ
RLLM cao hơn nhiều so với nghiên cứu của
chúng tôi. Năm 2016, nghiên cứu của Fu-Liang
Zhang trên 4.052 người dân từ 40 tuổi trở lên tại
Trung Quốc cho thấy tỷ lệ RLLM là 62,1%; với
33,5% có CT cao; 43,9% có TG cao; 0,6% LDL-C
cao và 8,8% HDL-C thấp(10). Tỷ lệ RLLM chung là
87,7% trong nghiên cứu của Camacho PA trên
6.628 cá nhân trong độ tuổi từ 35-70 ở Colombia
năm 2018(2).
Một số yếu tố liên quan đến rối loạn lipid máu
của đối tượng nghiên cứu
Tuổi
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối
liên quan giữa RLLM và tuổi của ĐTNC
(p<0,05). Nghiên cứu của Đoàn Phước Thuộc
năm 2010 cũng cho kết quả tương tự(3). Tuy
nhiên, nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Linh năm
2016 cho kết quả RLLM không liên quan với tuổi
và khi xét riêng theo từng giới thì cũng không có
sự liên quan với p <0,05(4).
Giới tính
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không
có mối liên quan giữa RLLM và giới tính của
ĐTNC (p >0,05). Nghiên cứu của Phan Thị
Huyền Trang năm 2017 cũng cho kết quả
tương tự(7).
Trình độ học vấn
Nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng không
có mối liên quan giữa RLLM và trình độ học vấn
của ĐTNC (p >0,05).
Tiền sử tăng huyết áp
Nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy mối liên
quan giữa RLLM và tiền sử THA của ĐTNC
(p<0,05). Nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Linh năm
2016 cũng cho kết quả tương tự(4).
Hút thuốc
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối
liên quan giữa RLLM và hút thuốc của ĐTNC
(p<0,05). Nghiên cứu của Jikang Shi năm 2018
cũng cho thấy kết quả tương tự(8).
Uống rượu bia
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối
liên quan giữa RLLM và uống rượu bia của
ĐTNC (p <0,05). Nghiên cứu của Yu-Jin Kwon
cho thấy: Uống rượu có liên quan đến nguy cơ
tăng TG máu và tăng LDL-C ở cả hai giới, tăng
CT ở nam giới nhưng nguy cơ hạ HDL-C ở cả
hai giới(5).
Ăn trái cây rau quả
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối
liên quan giữa RLLM và ăn trái cây rau quả của
ĐTNC (p <0,05). Nghiên cứu của Đoàn Phước
Thuộc năm 2010 cũng cho kết quả tương tự(3).
Hoạt động thể lực
Nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy mối liên
quan giữa RLLM và hoạt động thể lực của
ĐTNC (p <0,05). Nghiên cứu của Đoàn Phước
Thuộc năm 2010 cũng cho kết quả tương tự(3).
Tình trạng thừa cân béo phì
Nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy mối
liên quan giữa RLLM và tình trạng thừa
cân/béo phì của ĐTNC (p <0,05). Nghiên cứu
của Đoàn Phước Thuộc năm 2010 cũng cho kết
quả tương tự(3).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 360 người dân từ 25 tuổi trở
lên, chúng tôi rút ra một số kết luận:
Tỷ lệ rối loạn lipid máu của đối tượng
nghiên cứu là 61,1%. Tỷ lệ tăng cholesterol
toàn phần, lipoprotein tỷ trọng thấp,
triglycerid xấp xỉ nhau (lần lượt là 33,9%;
38,6%; 34,4%), tỷ lệ giảm lipoprotein tỷ trọng
cao thấp nhất chiếm 13,9%.
Tuổi, tiền sử tăng huyết áp, thói quen hút
thuốc, uống rượu bia, ăn trái cây rau quả,
cường độ hoạt động thể lực, tình trạng thừa
cân béo phì.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng (2016). Điều tra quốc gia yếu tố
nguy cơ bệnh không lây nhiễm Việt Nam năm 2015, Hà Nội. Bộ
Y tế, pp.10-12.
2. Camacho PA (2018). The spectrum of the dyslipidemia in
Colombia. International Journal of Cardiology, 284:111-117.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 168
3. Đoàn Phước Thuộc (2010). Nghiên cứu tỷ lệ rối loạn lipid máu
và một số đặc điểm dịch tễ học của người dân ở Thừa Thiên
Huế năm 2010. Tạp chí Nội Tiết - Đái tháo đường. Kỷ yếu toàn
văn các đề tài khoa học Hội nghị Nội tiết Đái tháo đường toàn
quốc lần VI, ISSN 1859-4727, 6:656-663.
4. Huỳnh Ngọc Linh, Nguyễn Thành Trung, Trần Quang Khoa
(2016). Đặc điểm rối loạn lipid máu và các yếu tố liên quan ở
người từ 35 tuổi trở lên tại tỉnh Cà Mau năm 2015. Y học Dự
phòng, 4(177):1-12.
5. Kwon YJ, Kim SE, Park BJ, Bae JW (2016). High-risk drinking is
associated with dyslipidemia in a different way, based on the
2010–2012 KNHANES. Clinica Chimica Acta, 456:170-175.
6. National Cholesterol Education Program (NCEP) (2002). Third
Report of the National Cholesterol Education Program Expert
Panel on Detection, Evaluation and Treatment of High Blood
Cholesterol in Adults (Adults Treatment Panel III), final report.
National Institues of Health, 2:5215-5217.
7. Phan Thị Huyền Trang (2017). Đánh giá sơ bộ mắc rối loạn lipid
máu của người dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Y học Dự
phòng, 27(8): 47-54.
8. Shi J, Bai Y, Qiu S, Li Y (2018). Classified status of smoking and
quitting has different associations with dyslipidemia in
residents in northeast China. Clinica Chimica Acta, 486:209-213.
9. WHO (2008). WHO STEPS Surveillance Manual. WHO Library
Cataloguing in Publication Data. WHO, pp.511-542.
10. Zhang FL, Xing YQ, Wu YH, Yang Y (2017). The prevalence,
awareness, treatment, and control of dyslipidemia in northeast
China. Lipids in Health and Disease, pp.1-13.
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ty_le_roi_loan_lipid_mau_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_o_nguoi.pdf