Tài liệu Tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm siêu vi viêm gan B (hbsag dương tính) tại tỉnh Bình Thuận năm 2018: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 92
TỶ LỆ PHỤ NỮ MANG THAI NHIỄM SIÊU VI VIÊM GAN B (HBsAg DƯƠNG TÍNH)
TẠI TỈNH BÌNH THUẬN NĂM 2018
Trần Thị Hữu An*, Phạm Văn Chương*, Đỗ Huy Sơn*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Việt Nam có trên 12% dân số dương tính với HBsAg và là một trong những nước có tỷ suất
chết do ung thư gan theo tuổi năm 2012 cao nhất thế giới. Việc phòng tránh lây nhiễm dọc viêm gan siêu vi B từ
mẹ dương tính với HBsAg trong khi mang thai có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giảm số mắc và chết do bệnh
viêm gan siêu vi B.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm siêu vi viêm gan B tại Bình Thuận và một số yếu tố
liên quan.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang 500 phụ nữ mang thai được chọn theo phương pháp chọn mẫu phân
tầng. Các yếu tố liên quan được thu thập với bộ câu hỏi soạn sẵn. Xét nghiệm HBsAg và HBeAg thực hiện theo
phương pháp ELISA.
Kết quả: Tỷ lệ phụ nữ mang thai dương tính với HBsA...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm siêu vi viêm gan B (hbsag dương tính) tại tỉnh Bình Thuận năm 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 92
TỶ LỆ PHỤ NỮ MANG THAI NHIỄM SIÊU VI VIÊM GAN B (HBsAg DƯƠNG TÍNH)
TẠI TỈNH BÌNH THUẬN NĂM 2018
Trần Thị Hữu An*, Phạm Văn Chương*, Đỗ Huy Sơn*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Việt Nam có trên 12% dân số dương tính với HBsAg và là một trong những nước có tỷ suất
chết do ung thư gan theo tuổi năm 2012 cao nhất thế giới. Việc phòng tránh lây nhiễm dọc viêm gan siêu vi B từ
mẹ dương tính với HBsAg trong khi mang thai có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giảm số mắc và chết do bệnh
viêm gan siêu vi B.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm siêu vi viêm gan B tại Bình Thuận và một số yếu tố
liên quan.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang 500 phụ nữ mang thai được chọn theo phương pháp chọn mẫu phân
tầng. Các yếu tố liên quan được thu thập với bộ câu hỏi soạn sẵn. Xét nghiệm HBsAg và HBeAg thực hiện theo
phương pháp ELISA.
Kết quả: Tỷ lệ phụ nữ mang thai dương tính với HBsAg là 10,8%. Trong số phụ nữ mang thai dương tính
với HBsAg, tỷ lệ dương tính với HBeAg là 40,7%. Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa HBsAg
dương tính với lần mang thai và tiền sử gia đình mắc bệnh viêm gan B.
Kết luận: Bình Thuận có tỷ lệ phụ nữ mang thai dương tính với HBsAg ở mức cao so với thế giới. Cần tầm
soát phụ nữ mang thai lần thứ hai trở lên và có tiền sử gia đình mắc bệnh viêm gan B để dự phòng lây nhiễm từ
mẹ sang con.
Từ khóa: viêm gan siêu vi B, phụ nữ mang thai
ABSTRACT
PREVALENCE OF HBsAg-POSITIVE AMONG PREGNANT WOMENLIVING IN BINH THUAN PROVINCE
Tran Thi Huu An, Pham Van Chuong, Do Huy Son
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 92 - 99
Background: About 12% of the Vietnamese population is positive for HBsAg and is one of the countries
with the highest death rate due to liver cancer in 2012. Prevention HBV direct-transmission from pregnant
women who were positive for HBsAg to their newborns is undoubtedly important to decrease morbidity and
mortality caused by HBV.
Objective: To determine the prevalence of HBsAg among pregnant women living in Binh Thuan province
and factors related to it.
Methods: Five hundred pregnant women were enrolled by stratified sampling in a cross-sectional study
conducted in 2018. A designed questionnaire was used to obtain the data on the characteristics of participants.
HBsAg and HBeAg were detected using ELISA methods with test kits from Fortress Diagnostics, UK.
Results: Prevalence of HBsAg among participants was 10.8% (95% CI: 8.1-13.5%) out of which 40.7%
(95% CI: 17.6-53.8%) were positive for HBeAg. By multivariate logistics regression analysis, HBsAg
seropositivity was found to be significantly related to the pregnancy times (adjusted OR: 2.5; 95% CI: 1.1- 5.0;
p<0.05) and family history of hepatitis B (adjusted OR: 3.3; 95% CI: 1.4- 10.0; p <0.01).
*Trường Cao đẳng Y tế Bình Thuận
Tác giả liên lạc: TS. Đỗ Huy Sơn ĐT: 0903100802 Email: sondh@tcdyt.binhthuan.gov.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 93
Conclusions: The prevalence of HBsAg among pregnant women living in Binh Thuan province was
relatively high compared with the worldwide rate. Particularly, early screening for HBV infection in pregnant
women who have more than one pregnancy or having a family history of hepatitis B should be more prioritized to
prevent HBV transmission.
Keywords: HBsAg, pregnant women
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính có
khoảng 170 triệu người đang bị viêm gan siêu vi
B mạn tính toàn cầu, trong đó Việt Nam có
khoảng 12% dân số dương tính với HBsAg(4). Tỷ
suất chết do ung thư gan chuẩn hóa theo tuổi
năm 2012 của Việt Nam nằm trong nhóm cao
nhất thế giới, ước tính xấp xỉ 23,7/100000 dân(4).
Kháng nguyên HBsAg là dấu chứng của nhiễm
siêu vi mạn tính nếu kháng nguyên này tồn tại
kéo dài hơn 6 tháng. Ngoài ra, kháng nguyên
HBeAg là bằng chứng cho thấy siêu vi đang
nhân lên trong cơ thể. Máu và dịch thể của
người có HBeAg dương tính là nguồn lây nhiễm
rất cao. Nguy cơ tiến triển thành viêm gan mạn
tính thay đổi tùy theo độ tuổi lúc người bệnh bắt
đầu nhiễm siêu vi viêm gan B: 80-90% nếu bị
nhiễm ở tuổi nhũ nhi, 30-50% nếu bị nhiễm lúc
nhỏ hơn 5 tuổi và dưới 5% nếu bị nhiễm lúc đã
trưởng thành. Như vậy, việc phòng tránh lây
nhiễm viêm gan siêu vi B ở trẻ em dưới 5 tuổi, kể
cả lây nhiễm dọc từ mẹ đã nhiễm siêu vi viêm
gan B mạn tính trong khi mang thai và sinh nở,
có ý nghĩa rất quan trọng trong việc làm giảm số
mắc và chết do bệnh viêm gan siêu vi B.
Ở Bình Thuận, cho đến nay, chưa có công bố
nào về tình hình lây nhiễm siêu vi viêm gan B ở
phụ nữ có thai trong khi đây là những dữ liệu
nền tảng để đề xuất giải pháp nhằm giảm tỷ lệ
lây nhiễm siêu vi viêm gan B cho phụ nữ mang
thai, giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh bị lây nhiễm siêu vi
viêm gan B theo đường mẹ truyền sang con ở
Bình Thuận. Do đó, đề tài “Tỷ lệ phụ nữ mang
thai nhiễm siêu vi viêm gan B (HBsAg dương
tính) tại tỉnh Bình Thuận năm 2018” được thực
hiện với mong muốn tìm ra tỷ lệ HBsAg (+) ở
phụ nữ mang thai tại Bình Thuận và khảo sát
một số yếu tố liên quan.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ phụ nữ mang thai dương tính
với HBsAg và tỷ lệ phụ nữ mang thai dương
tính với HBeAg tại tỉnh Bình Thuận năm 2018.
Xác định mối liên quan giữa tình trạng
HBsAg dương tính với độ tuổi, nơi cư trú, nghề
nghiệp, trình độ học vấn, lần mang thai và tiền
sử gia đình mắc bệnh viêm gan B.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chí chọn mẫu
Phụ nữ mang thai có hộ khẩu thường trú tại
các địa phương trong cụm; thai kỳ bình thường;
đến khám thai hoặc sinh con tại bệnh viện trong
thời gian triển khai nghiên cứu; đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Tiêu chí loại trừ
Có tiền sử tai biến sản khoa
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Điều tra cắt ngang.
Cỡ mẫu
Tính theo công thức nhằm xác định 1 tỷ lệ
của dân số:
n = Z2 1-α/2 x p(1-p)/d2 x DE
Với Z 1-α/2 = 1,96; d = 0,05.
p = 0,2 (tỷ lệ HBsAg(+) ở phụ nữ mang thai
dự kiến).
DE (hiệu ứng thiết kế) = 2.
Vậy n (cỡ mẫu tối thiểu) = 492. Trong nghiên
cứu này cỡ mẫu là 500 phụ nữ mang thai.
(Tỷ lệ HBsAg(+) ở phụ nữ mang thai dự
kiến tỷ lệ HBsAg dương tính của người lớn ở
Bình Thuận theo Son Huy Do, 2014(4) là 15,3%
và Hứa Văn Danh, 2015(6) là 26,0% cho nên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 94
chúng tôi dự kiến p xấp xỉ bằng trung bình của
2 kết quả trên: p = 0,2).
Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu phân tầng theo huyện, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh.
Bình Thuận có 4 bệnh viện đa khoa tuyến
tỉnh được chọn làm 4 cụm lấy mẫu ở 9/10
huyện/thị xã/thành phố (trừ 1 huyện đảo không
thể tổ chức thu thập mẫu nghiên cứu vì lý do địa
lý). Tại mỗi cụm, những phụ nữ mang thai đáp
ứng yêu cầu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên
đơn vào mẫu nghiên cứu cho đến khi đủ số
lượng quy định. Số lượng mẫu được chọn tại các
huyện/thị xã/thành phố tỷ lệ theo dân số của mỗi
địa phương (Bảng 1).
Bảng 1: Kỹ thuật chọn mẫu
Cụm Địa phương trong cụm
Tỷ lệ dân số địa phương so
với dân số toàn tỉnh (%)
Số mẫu được chọn ở địa
phương (người)
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận
Phan Thiết 20,7 100
Hàm Thuận Nam 8,5 43
Hàm Thuận Bắc 14,4 73
Bệnh viện đa khoa khu vực phía Nam
Bình Thuận
Đức Linh 10,7 56
Tánh Linh 8,7 42
Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Bình
Thuận
Bắc Bình 10,0 50
Tuy Phong 12,0 61
Bệnh viện đa khoa khu vực La Gi
La Gi 9,0 40
Hàm Tân 6,0 35
Tổng cộng 100,0 500
Thu thập số liệu
Thông tin về các yếu tố liên quan được thu
thập bằng bộ câu hỏi soạn sẵn. Phụ nữ mang
thai tham gia nghiên cứu được lấy 3ml máu tĩnh
mạch theo cách thức thường quy, sau đó ly tâm
lấy huyết thanh, bảo quản và vận chuyển đến
phòng xét nghiệm đạt chuẩn quốc gia của Trung
tâm Y tế dự phòng tỉnh Bình Thuận để thực hiện
các xét nghiệm ELISA với máy đọc Elisa ELx800,
Biotek - Mỹ, máy rửa ELx50, Biotek - Mỹ, máy ủ
Elisa 37oC, PST-60HL plus - Đức, tủ An toàn sinh
học cấp 2, AC2-4S1 Esco - Mỹ và bộ sinh phẩm
chẩn đoán Fortress Diagnostics – Anh nhằm
phát hiện HBsAg, HBsAb, HBcAb. Các mẫu
huyết thanh dương tính với HBsAg được tiếp
tục xét nghiệm tìm kháng nguyên HBeAg.
Phân tích số liệu
Các thống kê mô tả được tính với khoảng tin
cậy 95% (KTC 95%).
Mối liên quan giữa các biến số được phân
tích bằng tỷ số chênh OR (Odds Ratio). P
hân tích đơn biến được thực hiện bằng kiểm
định Chi bình phương. Nếu số ô có vọng trị <5
vượt quá 20% tổng số các ô thì dùng kiểm định
Fisher exact bằng phần mềm R 3.5.1.
Phân tích đa biến hồi quy logistic thực hiện
bằng phần mềm SPSS (IBM SPSS Statistic
Subscription).
Các kiểm định thống kê được xem là có ý
nghĩa khi p-value <0,05.
KẾT QUẢ
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Trong thời gian từ tháng 1/2018 đến tháng
6/2018, có 500 phụ nữ mang thai được đưa vào
nghiên cứu.
Bảng 2: Đặc điểm của phụ nữ mang thai tại Bình
Thuận 2018 (n=500)
Yếu tố Tần suất Tỷ lệ (%)
Độ tuổi
< 20 57 11,4
21 – 25 157 31,4
26 – 30 168 33,6
31 – 35 84 16,8
> 36 34 6,8
Nơi cư trú
Tuy Phong 61 12,2
Bắc Bình 50 10,0
Hàm Thuận Bắc 73 14,6
Phan Thiết 100 20,0
Hàm Thuận Nam 43 8,6
La Gi 40 8,0
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 95
Yếu tố Tần suất Tỷ lệ (%)
Hàm Tân 35 7,0
Tánh Linh 42 8,4
Đức Linh 56 11,2
Nghề nghiệp
Nội trợ 187 37,4
Làm nông 136 27,2
Công nhân 111 22,2
Nghề khác 66 13,2
Trình độ học
vấn
Trung học phổ
thông trở lên
189 37,8
Trung học cơ sở 210 42,0
Tiểu học 101 20,2
Lần mang thai
Lần 1 214 42,8
Lần 2 185 37,0
Lần 3 trở lên 101 20,2
Tiền sử gia đình
có người mắc
bệnh VGSV B
Không 479 95,8
Có 21 4,2
Tuổi trung bình của 500 phụ nữ mang thai
đủ tiêu chuẩn tham gia trong nghiên cứu của
chúng tôi là 26,89 + 10,84, tuổi nhỏ nhất là 18 và
tuổi lớn nhất là 42, phần lớn tập trung ở độ tuổi
từ 21 đến 30 tuổi (65,0%). Mẫu nghiên cứu có tỷ
lệ phân bố về nơi cư trú phù hợp với tỷ lệ dân số
của mỗi địa phương so với dân số toàn tỉnh. Tỷ
lệ phụ nữ mang thai trong mẫu nghiên cứu làm
nội trợ là 37,4%, số ít hơn lần lượt làm nghề
nông, công nhân và nhóm có các nghề nghiệp
khác chiếm tỷ lệ thấp nhất, chỉ hơn 13%, bao
gồm buôn bán, nhân viên văn phòng, nhân viên
y tế, giáo viên và sinh viên. Phụ nữ mang thai có
trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên chiếm
tỷ lệ là 79,8% và hơn 50% số phụ nữ mang thai
được khảo sát đang mang thai lần thứ 2 trở lên.
Chỉ có chưa đến 5% số phụ nữ mang thai trong
mẫu nghiên cứu có tiền sử gia đình có người
mắc bệnh VGSV B (Bảng 2).
Tỷ lệ phụ nữ mang thai dương tính với HBsAg
và HBeAg
Tỷ lệ phụ nữ mang thai dương tính với
HBsAg là 10,8% (KTC 95%: 8,1-13,5). Trong số
phụ nữ mang thai dương tính với HBsAg, tỷ lệ
phụ nữ mang thai dương tính với HBeAg là
40,7% (KTC 95%: 17,6-53,8) (Hình 1).
Hình 1. Tỷ lệ dương tính với HBsAg và HBeAg của phụ nữ mang thai tại Bình Thuận 2018 (n=500)
Phân tích mối liên quan giữa tình trạng HBsAg
dương tính với một số yếu tố
Phân tích đơn biến cho thấy có mối liên quan
có ý nghĩa thống kê giữa HBsAg dương tính với
các yếu tố trình độ học vấn, lần mang thai và tiền
sử gia đình có người mắc bệnh viêm gan B. Phụ
nữ mang thai có trình độ học vấn tiểu học có tỷ
lệ dương tính với HBsAg cao gấp 2,4 lần so với
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 96
phụ nữ mang thai có trình độ trung học phổ
thông trở lên (p <0,05). Trong khi đó, nếu mang
thai lần thứ 2 hay lần thứ 3 trở lên, tỷ lệ dương
tính với HBsAg cao gấp 3,6 lần so với ở những
phụ nữ mang thai lần 1 (p <0,005). Phụ nữ mang
thai có tiền sử gia đình mắc bệnh viêm gan B
cũng có tỷ lệ dương tính với HBsAg cao gấp 3,4
lần so với phụ nữ mang thai không có tiền sử gia
đình mắc bệnh viêm gan B (p <0,05) (Bảng 3).
Về nơi cư trú, kết quả phân tích ở bảng 2 cho
thấy phụ nữ mang thai sống ở La Gi và Tuy
Phong có tỷ lệ dương tính với HBsAg cao hơn
phụ nữ mang thai sống ở các địa phương khác
trong tỉnh 2,2 lần (p <0,05) (Bảng 4).
Bảng 3: Phân tích đơn biến mối liên quan giữa HBsAg dương tính và một số yếu tố của phụ nữ mang thai tại
Bình Thuận 2018 (n=500)
Yếu tố Tổng
HBsAg (+)
Tần suất Tỷ lệ % OR KTC95% p-value
Độ tuổi (*)
< 20 57 4 7,0 1,0
21 – 25 157 17 10,8 1,5 0,5 – 6,6 0,604
26 – 30 168 16 9,5 1,4 0,4 – 5,8 0,779
31 – 35 84 12 14,3 2,0 0,6 – 9,1 0,287
> 36 34 5 14,7 2,1 0,4 – 11,2 0,306
Nơi cư trú (*)
Đức Linh 56 6 10,7 1,0
Tuy Phong 61 11 18,0 1,8 0,6 – 5,3 0,477
Bắc Bình 50 4 8,0 0,8 0,2 – 3,4 0,749
Hàm Thuận Bắc 73 7 9,6 0,9 0,3 – 2,8 1,0
Phan Thiết 100 8 8,0 0,7 0,2 – 2,2 0,819
Hàm Thuận Nam 43 3 7,0 0,7 0,1 – 3,3 0,730
La Gi 40 7 17,5 1,8 0,6 – 5,7 0,594
Hàm Tân 35 2 5,7 0,5 0,1 – 3,2 0,704
Tánh Linh 42 6 14,3 1,4 0,4 – 4,7 0,871
Nghề nghiệp
Nội trợ 187 21 11,2 1,0
Làm nông 136 18 13,2 1,8 0,6 – 5,3 0,477
Công nhân 111 10 9,0 0,8 0,2 – 3,4 0, 749
Nghề khác 66 5 7,6 0,9 0,3 – 2,8 1,0
Trình độ học vấn
Trung học phổ thông trở
lên
189 15 7,9 1,0
Trung học cơ sở 210 21 10,0 1,3 0,6 – 2,7 0,602
Tiểu học 101 18 17,8 2,4 1,1 – 4,9 0,035
Lần mang thai
Lần 1 214 10 4,7 1,0
Lần 2 185 28 15,1 3,6 1,7 – 7,7 0,002
Lần 3 trở lên 101 16 15,8 3,8 1,7 – 8,8 0,005
Tiền sử gia đình có
người mắc bệnh
VGSV B
Không 479 47 9,8 1,0
Có 21 7 33,3 3,4 1,2 – 8,8 0,013
OR: Odds Ratio, KTC 95%: khoảng tin cậy 95%, Chi-square test (chisq.test) hoặc Fisher’s exact test, (*) by R 3.5.1
Bảng 4: Phân tích đơn biến mối liên quan giữa HBsAg dương tính và nơi cư trú (giữa Tuy Phong, La Gi và các
nơi khác) của phụ nữ mang thai tại Bình Thuận 2018 (n=500)
Nơi cư trú Tổng
HBsAg (+)
p-value
n % OR KTC 95%
Các huyện, thành phố khác của Bình Thuận 399 36 9,0 1,0
Tuy Phong và La Gi 101 18 17,8 2,2 1,2 – 4,0 0,0396
OR: Odds Ratio; KTC95%: khoảng tin cậy 95%; Chi-square test (chisq.test) by R 3.5.1
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 97
Bảng 5: Phân tích đa biến mối liên quan giữa HBsAg
dương tính và một số yếu tố của phụ nữ mang thai
tại Bình Thuận 2018 (n=500)
Yếu tố
HBsAg (+)
p-value
OR KTC 95%
Nơi cư trú 0,7 0,2 – 2,3 0,5070
Trình độ học vấn 7,0 0,9 – 57,1 0,0700
Lần mang thai 2,5 1,1 – 5,0 0,0400
Gia đình có người bệnh viêm
gan B
3,3 1,4 – 10,0 0,0090
KTC 95%: khoảng tin cậy 95%; Multivariate Logistic
Regression by IBM SPSS Statistic Subscription R2=0,1400,
Model p-value=0,0010
Theo kết quả phân tích đa biến hồi quy
logistic, có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa HBsAg dương tính với lần mang thai và
tiền sử gia đình mắc bệnh viêm gan B. Phụ nữ
mang thai lần thứ 2 hoặc thứ 3 trở lên có nguy cơ
dương tính với HBsAg cao gấp 2,5 lần so với
phụ nữ mang thai lần thứ nhất (p <0,05) và phụ
nữ mang thai có tiền sử gia đình mắc bệnh viêm
gan B cũng có nguy cơ dương tính với HBsAg
cao 3,3 lần so với phụ nữ mang thai không có
tiền sử gia đình mắc bệnh viêm gan B (p <0,01)
(Bảng 5).
BÀN LUẬN
Tỷ lệ phụ nữ mang thai dương tính với HBsAg
Theo một số báo cáo ở phía Bắc, tỷ lệ phụ nữ
có thai dương tính với HBsAg thay đổi từ 12,5%
đến 18%(11). Ở phía Nam, kết quả tầm soát 2860
sản phụ tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Long
Thành, Đồng Nai năm 2010 cho biết có 6,85%
dương tính với HBsAg(+)(3). Cũng tại Đồng Nai,
năm 2013, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thống
Nhất báo cáo có 10,09% thai phụ dương tính với
HBsAg trên 119 thai phụ đến khám tại bệnh
viện(7). Mặt khác, kết quả nghiên cứu 509 người
lớn từ 20-81 tuổi trong cộng đồng tại thị xã Lagi,
tỉnh Bình Thuận năm 2014(4) cho thấy tỷ lệ
dương tính với HBsAg là 15,3%. Như vậy, tỷ
phụ nữ mang thai dương tính với HBsAg 10,8%
(KTC 95%: 8,1-13,5) trong nghiên cứu của chúng
tôi là phù hợp, ở mức trung bình so với các kết
quả nghiên cứu khác trong nước, tuy nhiên tỷ lệ
này là cao theo phân loại của Tổ chức Y tế thế
giới nên cần phải có sự quan tâm đúng mức để
kiểm soát vấn đề này.
Tỷ lệ dương tính với HBeAg trong số phụ nữ
mang thai dương tính với HBsAg
Nghiên cứu tại thành phố Thẩm Dương,
Trung Quốc báo cáo năm 2013 cho thấy tỷ lệ
HBeAg (+) /HBsAg (+) ở phụ nữ mang thai khá
cao đến 67,1%(2). Ở phía Nam Việt Nam, tỷ lệ
HBeAg (+) /HBsAg (+) ở phụ nữ mang thai được
báo cáo tại Long Thành, Đồng Nai là 42,0%(3).
Một nghiên cứu trên 216 phụ nữ mang thai của
Bệnh viện đa khoa khu vực La Gi năm 2016 cũng
có kết quả tỷ lệ HBeAg (+)/ HBsAg cao đến
58,3%(8). Đối chiếu với các kết quả nghiên cứu
trong và ngoài nước, kết quả nghiên cứu của
chúng tôi ở Bình Thuận xác định có 40,7% (KTC
95%: 17,6-53,8) dương tính với HBeAg trong số
phụ nữ mang thai dương tính với HBsAg là phù
hợp. Hơn nữa, tỷ lệ này ở Bình Thuận cao so với
khu vực và thế giới.
Phân tích các yếu tố liên quan với HBsAg
dương tính ở phụ nữ mang thai
Độ tuổi
Nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê về tình trạng
HBsAg dương tính ở phụ nữ mang thai giữa các
độ tuổi mặc dù tỷ lệ HBsAg dương tính ở độ
tuổi từ 31 trở lên cao hơn độ tuổi từ 30 trở
xuống. Nghiên cứu trên 12.393 phụ nữ trong độ
tuổi sinh đẻ tại Hải Nam, Trung Quốc kết luận
tỷ lệ HBsAg dương tính cao nhất trong nhóm 30-
34 tuổi so với nhóm 25-29 và 20-24 tuổi(12). Tuy
nhiên, tương tự với kết quả nghiên cứu của
chúng tôi, các nghiên cứu ở Việt Nam tại Long
Xuyên(8), Long Thành(3) và La Gi(10) đều không
tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tình
trạng HBsAg dương tính ở phụ nữ mang thai
giữa các độ tuổi.
Nơi cư trú
Chưa có nghiên cứu nào trước đây về mối
liên quan giữa các địa phương trong tỉnh Bình
Thuận với tỷ lệ HBsAg dương tính ở phụ nữ
mang thai. Trong nghiên cứu này, mối liên quan
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 98
này cũng không có ý nghĩa thống kê khi phân
tích đơn biến và đa biến có thể là do số trường
hợp HBsAg dương tính phân bố ở 9 huyện, thị
xã thành phố chưa đủ lớn về mặt thống kê. Tuy
nhiên, kết quả phân tích cho thấy phụ nữ mang
thai ở huyện Tuy Phong và thị xã La Gi có tỷ lệ
dương tính với HBsAg cao hơn phụ nữ mang
thai ở các địa phương khác trong tỉnh (OR=2,2
(KTC 95%:1,2-4,0); p <0,05). Hai địa phương này
là địa bàn trọng điểm về nghề cá của tỉnh Bình
Thuận với phần lớn gia đình làm nghề đánh bắt
thủy hải sản. Kết quả này phù hợp với một
nghiên cứu tại thị xã La Gi báo cáo có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa nghề làm biển và
nghề khác (OR hiệu chỉnh: 3,5 (KTC 95%: 1,1-
10,1); p <0,05)(4). Điều này gợi ý tỷ lệ phụ nữ
mang thai dương tính với HBsAg trong số phụ
nữ là nội trợ nhưng có người thân trong gia đình
nghề làm biển ở các địa phương có đa số hộ gia
đình làm nghề biển có thể cao hơn so với phụ nữ
mang thai ở các địa phương khác trong tỉnh.
Nghề nghiệp
Năm 2013 các tác giả Ai Cập nghiên cứu trên
2.000 phụ nữ mang thai cho thấy không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm phụ
nữ mang thai có nghề nghiệp khác nhau về tình
trạng dương tính với HBsAg(5). Ở Việt Nam,
tương tự với các nghiên cứu ở Long Xuyên(6),
Thống Nhất(4) và La Gi(8), nghiên cứu của chúng
tôi cũng không tìm được mối liên quan giữa tình
trạng HBsAg dương tính và nghề nghiệp.
Trình độ học vấn
Nghiên cứu trên 180 phụ nữ mang thai tại
Nigeria có kết quả tỷ lệ HBsAg dương tính trong
phụ nữ mang thai mù chữ cao gấp hơn 3 lần so
với tỷ lệ này trong phụ nữ mang thai biết chữ,
nhưng không có ý nghĩa thống kê(9). Kết quả
phân tích đơn biến trong nghiên cứu của chúng
tôi cho thấy trình độ học vấn của phụ nữ mang
thai có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với
tình trạng HBsAg dương tính. Tuy nhiên khi
phân tích đa biến thì mối liên quan này không có
ý nghĩa thống kê. Kết quả của chúng tôi cũng
tương tự với kết quả nghiên cứu của các tác giả
tại Bệnh viện La Gi(10).
Lần mang thai
Các tác giả Nigeria báo cáo tỷ lệ HBsAg
dương tính trong phụ nữ mang thai lần thứ hai
trờ lên cao gấp hơn 3 lần so với phụ nữ mang
thai lần đầu nhưng không có ý nghĩa thống kê(9).
Theo kết quả phân tích đa biến của nghiên cứu
của chúng tôi, phụ nữ mang thai lần thứ hai trở
lên có nguy cơ dương tính với HBsAg cao gấp
2,5 lần (KTC 95%: 1,1-5,0); p <0,05) so với phụ nữ
mang thai lần đầu. Tuổi có thể là một nguyên
nhân để giải thích vấn đề này vì tỷ HBsAg có xu
hướng tăng theo tuổi(12). Một lý do khác là phụ
nữ đã qua một lần mang thai có phơi nhiễm với
các nguy cơ trong y tế như tiêm, truyền máu,
phẫu thuật cao hơn phụ nữ mới lần đầu mang
thai. Hơn nữa, do thời gian chung sống với
người chồng lâu dài hơn, phụ nữ mang thai lần
hai trở lên có thể có nguy cơ bị lây nhiễm HBV
từ người chồng cao hơn.
Tiền sử gia đình có ngưới mắc viêm gan siêu vi B
Một nghiên cứu tại Hồng Kông kết luận
tiền sử gia đình có bệnh viêm gan siêu vi B là
yếu tố có liên quan với tình trạng HBsAg
dương tính ở phụ nữ mang thai với OR hiệu
chỉnh là 5,4(1). Tại Bình Thuận, nghiên cứu của
Bệnh viện La Gi cũng có kết quả tương tự:
người có tiền sử gia đình có bệnh viêm gan
siêu vi B có nguy cơ dương tính với HBsAg
gấp 3 lần so với người không có tiền sử gia
đình có bệnh viêm gan siêu vi B với OR hiệu
chỉnh=3,0 (KTC 95%: 1,7-5,2); p <0,0001)(10).
Tỷ lệ phụ nữ mang thai trong mẫu nghiên
cứu của chúng tôi có tiền sử gia đình có người
mắc bệnh VGSV B chưa đến 5%. Số liệu này có
thể thấp hơn so với thực tế vì phần lớn người
nhiễm siêu vi viêm gan B thường không có triệu
chứng và cũng không đi khám, xét nghiệm để
biết tình trạng bệnh của mình.
Bằng phân tích đa biến hồi quy logistic,
nghiên cứu của chúng tôi tìm được mối liên
quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng HBsAg
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 99
dương tính và tiền sử gia đình có người mắc
bệnh viêm gan siêu vi với OR hiệu chỉnh: 3,3
(KTC 95%: 1,4-10,0); p <0,01). Như vậy, cần phải
chú ý ưu tiên thực hiện các biện pháp tầm soát
và dự phòng cho phụ nữ mang thai có tiền sử
gia đình mắc bệnh viêm gan B nhằm phòng
chống có hiệu quả sự lây nhiễm siêu vi viêm gan
B từ mẹ sang con.
KẾT LUẬN
Bình Thuận có tỷ lệ phụ nữ mang thai
dương tính với HBsAg khá cao, đến 10,8% (KTC
95%: 8,1-13,5). Tỷ lệ phụ nữ mang thai dương
tính với HBeAg trong số phụ nữ mang thai
dương tính với HBsAg là 40,7% (KTC 95%: 17,6-
53,8), khá cao so với thế giới. Tình trạng dương
tính với HBsAg ở phụ nữ mang thai có liên quan
với lần mang thai (OR hiệu chỉnh:2,5 (KTC 95%:
1,1-5,0); p <0,05) và tiền sử gia đình mắc bệnh
viêm gan B (OR hiệu chỉnh:3,3 (KTC 95%: 1,4-
10,0); p <0,01). Do đó, để giảm số mắc và chết do
viêm gan siêu vi B, cần quan tâm đúng mức đến
việc phòng chống lây nhiễm HBV từ mẹ sang
con, đặc biệt là phụ nữ mang thai lần thứ 2 trở
lên và phụ nữ mang thai có tiền sử gia đình mắc
bệnh viêm gan siêu vi B.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chan OK, Lao TT, Suen SSH, et al (2011). Correlation between
maternal hepatitis B surface antigen carrier status with social,
medical and family factors in an endemic area: have we
overlooked something? Infection, 39(5):419-426.
2. Ding Y, Sheng Q, Dou X, et al (2013). Chronic HBV infection
among pregnant women and their infants in Shenyang, China.
Virology Journal, pp.10-17.
3. Đinh Văn Phương, Ngô Thị Kim Phụng (2010). Tỷ lệ lây truyền
HBV từ mẹ sang con tại Bệnh viện Long Thành Đồng Nai từ
tháng 6/2008 đến 4/2009. Y học TP. Hồ Chí Minh, 14(2):29-35
4. Do Son Huy, Yamada H, Tanaka J, et al (2015). High
prevalences of hepatitis B and C virus infections among adults
living in Binh Thuan province, Vietnam. Hepatology Research,
45(3):259-268
5. El-Shabrawi M, Mohamed MF, et al (2013). Prevalence of
hepatitis virus infection among Egyptian pregnant women – a
single center study. International Journal of Tropical Disease and
Health, 3(2):157-168
6. Hứa Văn Danh (2015). Nhiễm virus viêm gan B ở người cao tuổi
đến khám tại bệnh viện thành phố Phan Thiết, Bình Thuận.
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược
thành phố Hồ Chí Minh.
7. Lưu Trần Linh Đa, Nguyễn Thị Hiền, Bùi Nam Trần, et al
(2013). Nghiên cứu tỷ lệ thai phụ nhiễm HBV và mối liên quan
với yếu tố nguy cơ tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất, Đồng
Nai. Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện Đa khoa Thống
Nhất, Đồng Nai.
8. Nguyễn Minh Trung, Trần Thị Lợi (2008). Tỷ lệ nhiễm siêu vi
viêm gan B ở thai phụ tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An
Giang. Y học TP. Hồ Chí Minh, 12(1):1-7.
9. Pennap GR, Osanga ET and Ubam A (2011). Seroprevalence of
HBsAg among pregnant women attending antenatal clinic in
Federal Medical Center Keffi, Nigeria. Research Jounal of Medical
Sciences, 5(2):80-82
10. Phạm Hiếu Nghĩa, Nguyễn Thị Xuân Thọ và Đào Ngọc Anh.
(2017). Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở thai phụ đến
khám tại Bệnh viện đa khoa khu vực la Gi tỉnh Bình Thuận năm
2016. Báo cáo tổng kết đề tài, Bệnh viện Đa khoa khu vực La Gi.
11. Phí Đức Long (2014). Đánh giá đáp ứng tạo kháng thể đối với
vắcxin phòng viêm gan B ở trẻ có mẹ mang HbsAg. Luận án
Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
12. Zhang Y, Fang W, Fang L, et al (2013). Hepatitis B surface
antigen prevalence among 12393 rural women of childbearing
age in Hainan province, China: a cross-sectional study.
Virology Journal, 10:25.
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tylephunumang_thai_nhiem_sieu_vi_viem_gan_b_hbsag_duong_tinh_4867_2212103.pdf