Tài liệu Tỷ lệ phù hoàng điểm ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 và các yếu tố liên quan: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 30
TỶ LỆ PHÙ HOÀNG ĐIỂM Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Huỳnh Thanh Hùng *, Trần Quang Khánh **
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phù hoàng điểm (PHĐ) là biến chứng mạch máu nhỏ thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường
(ĐTĐ) típ 2. Tại Việt Nam, các số liệu thống kê về PHĐ khá ít, chỉ có vài số liệu trong những nghiên cứu chung
về bệnh võng mạc đái tháo đường (BVMĐTĐ) mà không có nghiên cứu dịch tễ chuyên biệt về PHĐ.
Mục tiêu: xác định tỷ lệ PHĐ ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 với thời gian mắc bệnh trên 10 năm và các yếu tố liên
quan.
Phương Pháp: Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả. Mẫu gồm 202 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 với thời gian mắc
bệnh ≥ 10 năm đến khám tại phòng khám nội tiết bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TPHCM, từ tháng 10/2015 đến
tháng 4/2016. Tất cả bệnh nhân được kiểm tra thị lực, khám sinh hiển vi với kính Volk và chụp đáy mắt hình nổi
1 vùng sau nhỏ giãn đồng tử. Gh...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ phù hoàng điểm ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 và các yếu tố liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 30
TỶ LỆ PHÙ HOÀNG ĐIỂM Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Huỳnh Thanh Hùng *, Trần Quang Khánh **
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phù hoàng điểm (PHĐ) là biến chứng mạch máu nhỏ thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường
(ĐTĐ) típ 2. Tại Việt Nam, các số liệu thống kê về PHĐ khá ít, chỉ có vài số liệu trong những nghiên cứu chung
về bệnh võng mạc đái tháo đường (BVMĐTĐ) mà không có nghiên cứu dịch tễ chuyên biệt về PHĐ.
Mục tiêu: xác định tỷ lệ PHĐ ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 với thời gian mắc bệnh trên 10 năm và các yếu tố liên
quan.
Phương Pháp: Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả. Mẫu gồm 202 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 với thời gian mắc
bệnh ≥ 10 năm đến khám tại phòng khám nội tiết bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TPHCM, từ tháng 10/2015 đến
tháng 4/2016. Tất cả bệnh nhân được kiểm tra thị lực, khám sinh hiển vi với kính Volk và chụp đáy mắt hình nổi
1 vùng sau nhỏ giãn đồng tử. Ghi nhận tình trạng PHĐ và BVMĐTĐ (không tăng sinh, tăng sinh). Các yếu tố
nguy cơ của PHĐ được ghi nhận để phân tích sự liên quan.
Kết quả: Tỷ lệ PHĐ ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 ≥ 10 năm là 20,29%, trong đó ở nhóm điều trị insulin là 26%
và không điều trị insulin là 13,04%. Tỷ lệ BVMĐTĐ là 58% bao gồm: BVMĐTĐ không tăng sinh là 54,5% và
BVMĐTĐ tăng sinh là 3,5%. Bệnh nhân bị PHĐ có 18,3% thị lực ≤ 3/10 (Snellen). Phân tích hồi quy logistic
cho thấy PHĐ trong mẫu nghiên cứu có liên quan đến tiền căn có rối loạn chuyển hóa lipid và giảm Hemoglobin.
Một số yếu tố khác như huyết áp tâm thu, đường huyết đói, HbA1C, Cholesterol, LDLc có liên quan trong phân
tích đơn biến nhưng lại không đạt ý nghĩa trong phân tích đa biến.
Kết luận: Tỷ lệ PHĐ ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 ≥ 10 năm khá cao. Tiền căn có rối loạn chuyển hóa lipid và
giảm Hemoglobin là yếu tố liên quan mạnh của PHĐ trong mẫu nghiên cứu.
Từ khóa: Đái tháo đường típ 2, phù hoàng điểm
ABSTRACT
PREVALENCE AND ASSOCIATED FACTORS OF DIABETIC MACULAR EDEMA
AMONG PATIENTS WITH TYPE 2 DIABETES
Huynh Thanh Hung, Tran Quang Khanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 2 - 2017: 30 - 35
Background: diabetic macular edema (DME) is a common micro vascular complication in patients with type
2 diabetes. In Vietnam, the statistics of DME is quite small, only a few figures in the general studies of diabetic
retinopathy (DR) but without specific epidemiological studies of DME.
Objectives: To estimate the prevalence of DME in a population of type 2 diabetics and to evaluate the
associated factors underlying its development.
Method: This is a cross-sectional study. 202 patients were selected from diabetic population attending in
Nguyen Tri Phuong hospital from 10/2015 to 4/2016. All the diabetics underwent test the visual acuity, retinal
examination by using slit-lamp biomicroscopy combined with Volk lens and single-field fundus photography. Risk
factors also were recorded to analyze their associations with DME.
* Bệnh viện Nguyễn Tri Phương ** Bộ môn Nội tiết, Khoa Y, Đại Học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Huỳnh Thanh Hùng ĐT: 0914380388 Email: drthanhhung1988@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Nội Tiết 31
Result: The prevalence of DME was 20.29%, 26% in the group taking insulin and 13.04% in the group not
taking insulin. The prevalence of any DR was 58% including: non-proliferative DR 54.5% and proliferative DR
3.5%. Visual acuity (VA): 18.3% patients with DME had VA ≤ 3/10 (Snellen). The multivariate logistic
regression analysis showed that DME was significantly associated with the antecedent of dyslipidemia and low
hemoglobin.
Conclusions: The prevalence of DME in over 10 year’s type 2 diabetics is quite high. The antecedent of
dyslipidemia and low hemoglobin are the two most important risk factors associated with DME in this study.
Keywords: Type 2 diabetes, macular edema
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phù hoàng điểm (PHĐ) và bệnh võng mạc
đái tháo đường (BVMĐTĐ) là biến chứng
mạch máu nhỏ thường gặp ở bệnh nhân đái
tháo đường (ĐTĐ) típ 2(2,3). Theo một phân tích
gộp 35 nghiên cứu từ năm 1980 đến 2008, tỷ lệ
hiện mắc của BVMĐTĐ nói chung là 34,6%,
BVMĐTĐ tăng sinh là 6,96%, còn tỷ lệ PHĐ là
6,81%(9). Đối với PHĐ, ở bệnh nhân típ 1 và típ
2 có thời gian mắc bệnh dưới 5 năm, tỷ lệ hiện
mắc là 0% và 3%; còn ở bệnh nhân mắc bệnh
trên 15 năm, tỷ lệ PHĐ lên đến khoảng 20% ở
bệnh nhân típ 1, 25% ở bệnh nhân típ 2 có điều
trị insulin và 14% ở bệnh nhân típ 2 không
điều trị insulin(5). Tỷ lệ hiện mắc và các yếu tố
nguy cơ của BVMĐTĐ đã được nghiên cứu
rộng rãi ở nhiều vùng và chủng tộc khác nhau
trên thế giới, trong khi đó dữ liệu về PHĐ
tương đối khan hiếm và không nhất quán vì
sử dụng các tiêu chí và phương pháp chẩn
đoán khác nhau. Theo một nghiên cứu thực
hiện tại bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM
năm 2008 trên 512 bệnh nhân ĐTĐ típ 2: tỉ lệ
biến chứng tại mắt chung là 54,7%, trong đó,
đục thủy tinh thể 38,5%, BVMĐTĐ 28,7%, phù
hoàng điểm 3,3%(7). Tại Việt Nam, các số liệu
thống kê về PHĐ khá ít, chỉ có vài số liệu
trong những nghiên cứu chung về BVMĐTĐ
mà không có nghiên cứu dịch tễ chuyên biệt
về PHĐ. Việc phát hiện và điều trị sớm PHĐ
là một chiến lược hiệu quả dự phòng giảm thị
lực ở bệnh nhân ĐTĐ(6). Muốn xây dựng được
những kế hoạch trên thực tiễn cần dựa trên
nền tảng điều tra cơ bản về PHĐ tại Việt Nam.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân ĐTĐ type 2 đến khám tại phòng
khám nội tiết bệnh viện Nguyễn Tri Phương
TPHCM từ tháng 10/2015 đến tháng 04/2016.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân trên 18 tuổi đã được chẩn đoán
ĐTĐ típ 2 bởi bác sĩ nội tiết. Thời gian mắc bệnh
ĐTĐ ≥ 10 năm. Bệnh nhân đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Mộng thịt độ 3-4. Giác mạc sẹo, đục, phù.
Đục thủy tinh thể độ 3-4. Bệnh lý dịch kính: đục,
xuất huyết nặng. Đã điều trị laser quang đông
hay phẫu thuật dịch kính. Bệnh nhân đã được
chẩn đoán thoái hóa hoàng điểm liên quan tuổi,
bệnh mạch máu võng mạc không do ĐTĐ (tăng
huyết áp, xơ vữa động mạch).
Cỡ mẫu
n = Z2(1-α/2) x p(1-p) / d2 = 162.
Với p = 11,94%(8).
Quy trình lấy mẫu
Tất cả các bệnh nhân sau khi thu thập các dữ
kiện đối với từng bệnh nhân như: tuổi, giới tính,
tiền căn bệnh lý (ĐTĐ, sử dụng insulin, tăng
huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, bệnh tim
mạch). Sau đó bệnh nhân được đo cân nặng,
chiều cao, vòng eo, vòng hông, huyết áp cánh
tay bằng máy đo huyết áp cơ. Thu thập các cận
lâm sàng (được thực hiện tại bệnh viện Nguyễn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 32
Tri Phương) trong vòng 03 tháng so với thời
điểm khám mắt: tổng phân tích tế bào máu,
đường huyết đói, HbA1c, Creatinin máu,
Cholesterol, HDLc, LDLc, Triglycerides, tổng
phân tích nước tiểu, tỷ số albumin/creatinin
nước tiểu.
Khám mắt: bệnh nhân được đo thị lực
(không kính và qua kính lỗ). Mỗi mắt được nhỏ
giãn với tropicamide 0,5% và phenylephrine
0,5%. Khám đáy mắt bằng kính sinh hiển vi với
kính Volk. Chụp đáy mắt hình nổi một vùng 2
mắt. Bác sĩ chuyên khoa mắt chẩn đoán các bệnh
nhân bị phù hoàng điểm qua khám lâm sàng kết
hợp đánh giá hình chụp đáy mắt.
Phân tích thống kê
Biến số định tính trình bày dưới dạng tỷ lệ
phần trăm. Biến số định lượng phân phối chuẩn
trình bày dưới dạng trung bình và độ lệch
chuẩn. Biến số định lượng và phân phối không
chuẩn trình bày dưới dạng trung vị và khoảng tứ
phân vị. Phép kiểm T so sánh hai số trung bình
của biến định lượng phân phối bình thường.
Phép kiểm Mann-Whithney so sánh hai số trung
bình của biến định lượng phân phối không bình
thường. Phép kiểm Chi bình phương, Fisher
exact kiểm định mối tương quan giữa các biến
định tính. Khảo sát mối liên quan giữa các yếu tố
và bệnh võng mạc ĐTĐ bằng phương pháp hồi
quy logistic. Sự khác biệt được xem là có ý nghĩa
thống kê khi p < 0,05. Nghiên cứu sử dụng phần
mềm thống kê STATA 12.0.
KẾT QUẢ
Trong khoảng thời gian từ tháng 10/2015 đến
tháng 4/2016, có 211 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 đồng ý
tham gia nghiên cứu, trong đó có 8 bệnh nhân bị
loại khỏi nghiên cứu vì đục thủy tinh thể nặng
không soi được 2 mắt, 1 bệnh nhân bị loại vì đã
laser võng mạc. Còn lại 202 bệnh nhân khám
mắt được đưa vào phân tích.
Bảng 1. Đặc điểm của dân số nghiên cứu theo có PHĐ và không PHĐ
Đặc điểm không PHĐ (n=161) có PHĐ (n=41) P
Tuổi (năm) 63,04 ± 9,4 63,9 ± 9,2 0,591
Giới nữ n(%) 105 (65,2%) 25 (61%) 0,613
BMI (kg/m2) 24,3 ± 2,9 25,2 ± 3,7 0,113
Tỷ số vòng eo / vòng hông 0,97 ± 0,68 0,97 ± 0,07 0,544
Huyết áp tâm thu (mmHg) 134,4 ± 15,4 140,9 ± 15,9 0,017
Huyết áp tâm trương (mmHg) 79,07 ± 7,7 80 ± 9,2 0,509
Thời gian bị ĐTĐ (năm) 15,04 ± 5,03 16,05 ± 4,8 0,249
Tiền căn điều trị insulin n(%)
81 (50,3%) 29 (70,7%) 0,019
Số năm điều trị insulin (năm)
*
3 [2 - 5,5] 5 [1,5 - 7,5] 0,328
Tiền căn tăng huyết áp n(%) 122 (75,8%) 35 (85,4%) 0,188
Tiền căn RLCH lipid n(%) 116 (72%) 36 (87,8%) 0,037
Tiền căn bệnh tim mạch n(%) 7 (4,3%) 7 (17,1%) 0,004
Đường huyết đói (mmol/l) 9,5 ± 3,1 11,8 ± 4,1 0,001
HbA1c (%) 8,3 ± 1,9 9,8 ± 2,1
<0,001
HbA1c (%)
< 8% n(%) 83 (51,5%) 8 (19,5%)
≥ 8% n(%) 78 (48,5%) 33 (80,5%)
Hemoglobin (g/l) 130,7 ± 13,4 124,2 ± 12,9 0,005
Creatinin (µmol/l) 87,7 ± 22,7 101,2 ± 30,8 0,002
eGFR (ml/ph/1,73 m2) 71,07 ± 16,9 62,3 ± 17,4 0,004
Cholesterol (mmol/l) 4,6 ± 1,1 5,3 ± 1,4 0,005
HDLc (mmol/l) 1,2 ± 0,32 1,1 ± 0,3 0,341
LDLc (mmol/l) 2,3 ± 1 3,02 ± 1,2 <0,001
Triglicerides (mmol/l) 2,3 ± 1,06 2,5 ± 0,9 0,244
Tỷ số Albumin / Creatinin niệu (mg/mmol) 43,65 [16,73 - 41,64] 83,53 [27,35 - 78,44] 0,002
Tỷ số Albumin / Creatinin niệu
(mg/mmol)
≤ 30 n(%) 81 (50,3%) 13 (31,7%)
0,033
> 30 n(%) 80 (49,7%) 28 (68,3%)
Chú thích: trung bình ±1 độ lệch chuẩn, * trung vị [khoảng tứ phân vị], RLCH: rối loạn chuyển hóa
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Nội Tiết 33
Tỷ lệ PHĐ là 20,29%, trong đó tỷ lệ PHĐ
trong nhóm không điều trị insulin là 13,04% và
nhóm điều trị insulin là 26%. Tỷ lệ BVMĐTĐ là
58%, trong đó: BVMĐTĐ không tăng sinh là
54,5% và BVMĐTĐ tăng sinh là 3,5%.
Nhóm bị PHĐ có huyết áp tâm thu cao hơn;
có tiền căn điều trị insulin, rối loạn chuyển hóa
lipid và bệnh tim mạch nhiều hơn; có đường
huyết đói, HbA1c, Creatinin, Cholesterol, LDLc,
tỷ số Albumin/Creatinin niệu cao hơn; có
Hemoglobin, eGFR thấp hơn có ý nghĩa so với
nhóm không PHĐ.
Bảng 2. Tình trạng thị lực của bệnh nhân có và
không có PHĐ
Đặc điểm
không PHĐ
(n=161)
Có PHĐ
(n=41)
Tổng số mắt đo thị lực (mắt) 322 82
Thị lực sau
đeo kính
n(%)
<1/10 6 (0,01%) 1 (0,01%)
1/10 - 3/10 20 (6,21%) 15 (18,29%)
4/10 - 7/10 166 (51,55%) 42 (51,21%)
8/10 - 10/10 130 (42,23%) 24 (30,49%)
Có 18,3% số mắt ở nhóm bệnh nhân PHĐ có
thị lực ≤ 3/10, tỷ lệ này cao hơn gấp 3 lần nhóm
không PHĐ.
Bảng 3. Phân tích hồi quy đơn biến các yếu tố liên
quan đến PHĐ
Yếu tố p OR (KTC 95%)
Huyết áp tâm thu 0,019 1,02 (1,004 - 1,04)
Tiền căn điều trị insulin 0,021 2,38 (1,13 - 5,004)
Tiền căn RLCH lipid 0,043 2,79 (1,03 - 7,56)
Tiền căn bệnh tim mạch 0,008 4,52 (1,49 - 13,76)
Đường huyết đói <0,001 1,19 (1,08 - 1,31)
HbA1c <0,001 1,408 (1,19 - 1,66)
HbA1c ≥ 8 % so với < 8 % <0,001 4,39 (1,91 - 10,08)
Hemoglobin 0,007 0,96 (0,94 - 0,99)
Creatinin 0,004 1,019 (1,006 - 1,03)
eGFR 0,005 0,97 (0,94 - 0,99)
Cholesterol 0,002 1,56 (1,18 - 2,07)
LDLc 0,001 1,73 (1,25 - 2,39)
Tỷ số Albumin / Creatinin
niệu
0,095 1,003 (0,98 - 1,006)
> 30 so với ≤ 30 mg/mmol 0,035 2,18 (1,05 - 4,51)
Qua phân tích hồi quy logistic đơn biến cho
thấy: huyết áp tâm thu, đường huyết đói,
HbA1c, Creatinin, Cholesterol, LDLc càng cao
làm tăng khả năng mắc PHĐ. Trong đó, HbA1c
≥ 8% tăng 4,39 lần khả năng mắc PHĐ, HbA1c
tăng 1% làm tăng 1,4 lần khả năng mắc PHĐ;
Cholesterol và LDLc tăng 1 mmol/l làm tăng khả
năng mắc PHĐ tương ứng là 1,56 và 1,73 lần.
Hemoglobin, eGFR càng giảm thì khả năng mắc
PHĐ càng cao nhưng tỷ số chênh không
nhiều.Khi có tiền căn điều trị insulin thì khả
năng mắc PHĐ tăng 2,38 lần, đối với RLCH lipid
là 2,79 lần và nhất là khi có tiền căn bệnh tim
mạch khả năng mắc PHĐ tăng tới 4,52 lần. Khi
phân tích với tỷ lệ albumin/creatinin niệu là biến
định lượng: tỷ lệ này tăng có xu hướng làm tăng
khả năng mắc PHĐ nhưng không đạt ý nghĩa
thống kê. Ngược lại phân tích dưới nhóm cho
thấy, tiểu đạm đại thể làm tăng 2,18 lần khả năng
mắc PHĐ.
Bảng 4. Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố liên
quan đến PHĐ
Yếu tố p OR (KTC 95%)
Tuổi 0,494 0,98 (0,93 - 1,03)
Giới 0,239 2,41 (0,55 - 10,49)
Huyết áp tâm thu 0,093 1,02 (0,99 - 1,05)
Tiền căn điều trị insulin 0,691 1,20 (0,48 - 2,95)
Tiền căn RLCH lipid 0,028 3,94 (1,16 - 13,35)
Tiền căn bệnh tim mạch 0,089 3,39 (0,83 - 13,82)
Đường huyết đói 0,201 1,11 (0,94 - 1,31)
HbA1c (≥ 8% so với < 8%) 0,472 1,12 (0,83 - 1,51)
Hemoglobin 0,002 0,94 (0,908 - 0,98)
Creatinin 0,603 0,98 (0,94 - 1,03)
eGFR 0,533 0,97 (0,91 - 1,04)
Cholesterol 0,797
0,901 (0,408 -
1,98)
LDLc 0,262 1,66 (0,68 - 4,06)
Tỷ số Albumin / Creatinin
niệu (> 30 so với ≤ 30
mg/mmol)
0,797 1,12 (0,46 - 2,73)
Khi phân tích đa biến có hiệu chỉnh thêm
yếu tố tuổi và giới cho thấy chỉ còn các yếu tố là
tiền căn RLCH lipid và Hemoglobin là có ý
nghĩa thống kê. Các yếu tố còn lại mặc dù có ý
nghĩa trong mô hình phân tích đơn biến nhưng
không còn ý nghĩa trong mô hình đa biến, dù
vẫn có khuynh hướng làm tăng tỷ lệ mắc PHĐ.
BÀN LUẬN
Khác với những nghiên cứu dịch tễ về PHĐ
trên thế giới vốn được khảo sát chung trên dân
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 34
số ĐTĐ típ 1, típ 2 hoặc cả hai mà không phân
chia từ đầu về thời gian mắc bệnh; nghiên cứu
của chúng tôi được thiết kế chuyên biệt trên đối
tượng có thời gian mắc bệnh trên 10 năm, cụ thể
thời gian mắc bệnh trung bình là 15,24 năm, ít
nhất là 10 năm và nhiều nhất là 40 năm. Vì vậy
việc so sánh tỷ lệ PHĐ so với nghiên cứu của các
tác giả khác sẽ có độ chênh nhất định do sự khác
nhau về thiết kế nghiên cứu.
Trong nghiên cứu dịch tễ WESDR IV do
Klein và cộng sự thực hiện năm 1980 - 1982 về
PHĐ ở bệnh nhân ≥ 30 tuổi, 1121 bệnh nhân
ĐTĐ típ 2 với thời gian mắc bệnh trung bình là
11,9 năm được đưa vào nghiên cứu, Ở bệnh
nhân ĐTĐ típ 2 dưới 5 năm, tỷ lệ PHĐ là 3% so
với 28% ở những bệnh nhân mắc bệnh trên 20
năm. Nghiên cứu thực hiện theo dõi đến năm
1992 cho thấy sau 10 năm, tỷ suất mới mắc của
PHĐ ở 3 nhóm bệnh nhân: ĐTĐ típ 1, ĐTĐ típ 2
điều trị insulin, ĐTĐ típ 2 không điều trị insulin,
lần lượt là 20,1%, 25,4%, 13,9%(5). Tỷ lệ trong
nghiên cứu WESDR có xu hướng khá tương
đồng với nghiên cứu của chúng tôi. Một nghiên
cứu năm 1999 của tác giả Nguyễn Thị Tuyết
Minh trên 250 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 tại bệnh
viện Chợ Rẫy với thời gian mắc bệnh trung bình
là 3,9 ± 0,3 năm, tầm soát bằng khám đáy mắt
sau nhỏ giãn bằng sinh hiển vi với kính Volk và
chụp mạch huỳnh quang (1/4 số bệnh nhân), tỷ
lệ PHĐ là 13,4%(8). Tuy nhiên nghiên cứu khảo
sát BVMĐTĐ nói chung mà không tập trung vào
PHĐ. Cũng như vậy nghiên cứu thực hiện tại
bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM năm 2008
trên 512 bệnh nhân ĐTĐ típ 2, thời gian mắc
bệnh trung bình là 3,9 ± 0,4 năm, sử dụng
phương pháp khám đáy mắt sau nhỏ giãn bằng
sinh hiển vi với kính Volk 90D quan sát 7 vùng
của võng mạc, tỷ lệ PHĐ là 3,3%(7). Có thể thấy tỷ
lệ PHĐ dao động khá nhiều qua các nghiên cứu.
Tóm lại, sự khác biệt về cách chọn bệnh, cỡ mẫu,
tiêu chí chẩn đoán và yếu tố nguy cơ có thể là
nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về tỷ lệ hiện
mắc của PHĐ trong các nghiên cứu.
Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có
khoảng 9% số mắt có thị lực ≤ 3/10; riêng trong
nhóm bệnh nhân bị PHĐ tỷ lệ này là 18,3%, cao
gấp 3 lần nhóm không bị PHĐ, nhấn mạnh thêm
vai trò của PHĐ ảnh hưởng đến tình trạng thị
lực của bệnh nhân. Từ những nghiên cứu của
các tác giả trước chúng ta có thể thấy trên bệnh
nhân ĐTĐ có thể có nhiều nguyên nhân gây
giảm thị lực và chúng có thể tương tác với nhau,
trong đó thường gặp là đục thủy tinh thể, PHĐ,
xuất huyết pha lê thể, bong võng mạc, glaucoma
tân mạch(1). Nghiên cứu của chúng tôi không tập
trung đánh giá các nguyên nhân gây giảm thị lực
trên mẫu nghiên cứu do đó không thể xác định
rõ từng nguyên nhân gây giảm thị lực riêng biệt,
điều này đòi hỏi một cỡ mẫu lớn hơn và các
nguyên nhân trên phải được đánh giá đầy đủ.
Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng tìm
các yếu tố liên quan có ý nghĩa đến PHĐ, qua
phân tích hồi quy logistic cho thấy: huyết áp tâm
thu, đường huyết đói, HbA1c, Creatinin,
Cholesterol, LDLc càng cao làm tăng khả năng
mắc PHĐ. Tuy nhiên khi phân tích đa biến cho
thấy chỉ còn các yếu tố là tiền căn rối loạn
chuyển hóa lipid và giảm Hemoglobin là có ý
nghĩa thống kê. Các yếu tố liên quan này cũng
khá tương đồng với kết quả trong nghiên cứu
của tác giả Ong Ming Jew, từ đó cũng nhấn
mạnh thêm vai trò của tình trạng thiếu máu đối
với PHĐ(4).
KẾT LUẬN
Tỷ lệ PHĐ ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có thời
gian mắc bệnh ≥ 10 năm là 20,29%. Tiền căn có
rối loạn chuyển hóa lipid và giảm Hemoglobin là
yếu tố liên quan mạnh của PHĐ trong mẫu
nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bourne RR, Stevens GA, White RA, Smith JL, Flaxman SR, et al
(2013), "Causes of vision loss worldwide, 1990-2010: a
systematic analysis". Lancet Glob Health, 1(6), 339-349.
2. Cheung N, Mitchell P, Wong TY (2010), "Diabetic retinopathy".
Lancet, 376 (9735), 124-136.
3. Ciulla TA, Amador AG, et al (2003), "Diabetic Retinopathy and
Diabetic Macular Edema". Pathophysiology, screening, and novel
therapies, 26(9), 2653-2664.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Nội Tiết 35
4. Jew OM, Peyman M, Chen TC, Visvaraja S (2012), "Risk factors
for clinically significant macular edema in a multi-ethnics
population with type 2 diabetes". Int J Ophthalmol, 5(4), 499-504.
5. Klein R, Klein BE, Moss SE, Davis MD, DeMets DL (1984), "The
Wisconsin epidemiologic study of diabetic retinopathy. IV.
Diabetic macular edema". Ophthalmology, 91(12), 1464-1474.
6. MacCuish AC (1993), "Early detection and screening for
diabetic retinopathy". Eye, 7(2), 254-259.
7. Nguyễn Thị Thu Thủy, Trần Anh Tuấn, Diệp Thị Thanh Bình
(2009), "khảo sát biến chứng tại mắt trên bệnh nhân đái tháo
đường điều trị tại bệnh viện đại học y dược TP.HCM". Y học
TP.Hồ Chí Minh, 13(1), 86-91.
8. Nguyễn Thị Tuyết Minh (1999), "Khảo sát lâm sàng bệnh võng
mạc tiểu đường tại bệnh viện Chợ Rẫy". Luân văn Thạc Sĩ - Đại
học Y Dược TPHCM.
9. Yau JW, Rogers SL, Kawasaki R., Lamoureux EL, Kowalski JW,
et al (2012), "Global prevalence and major risk factors of
diabetic retinopathy". Diabetes Care, 35(3), 556-564.
Ngày nhận bài báo: 18/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ty_le_phu_hoang_diem_o_benh_nhan_dai_thao_duong_tip_2_va_cac.pdf