Tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường ở thai phụ tại bệnh viện nhân dân Gia Định

Tài liệu Tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường ở thai phụ tại bệnh viện nhân dân Gia Định: Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 8 TỶ LỆ PHẾT TẾ BÀO CỔ TỬ CUNG BẤT THƯỜNG Ở THAI PHỤ   TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH  Lương Thanh Hà*, Lê Hồng Cẩm**, Bành Thanh Lan**  TÓM TẮT  Mở đầu: Phết tế bào cổ tử cung (PTBCTC) là xét nghiệm dùng để sàng lọc phát hiện sớm ở giai đoạn tiền  ung thư cổ tử cung để có thể điều trị ngăn không cho bệnh thành ung thư xâm lấn. Pap là xét nghiệm được đề  nghị trong quy trình khám thai, tuy nhiên, trên thực tế bác sĩ hiếm khi thực hiện vì nguy cơ ra huyết âm đạo.  Mục tiêu: Xác định tỉ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường và các yếu tố liên quan ở thai phụ tại bệnh viện  Nhân Dân Gia Định.  Đối  tượng  – Phương  pháp  nghiên  cứu: Nghiên  cứu  được  thực hiện  theo  thiết  kế nghiên  cứu  cắt  ngang. Phụ nữ có thai 3 tháng đầu đến phá thai tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định ở khoa kế hoạch hoá gia  đình trong thời gian từ tháng 3 năm 2011 đến tháng 7 năm 2011...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường ở thai phụ tại bệnh viện nhân dân Gia Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 8 TỶ LỆ PHẾT TẾ BÀO CỔ TỬ CUNG BẤT THƯỜNG Ở THAI PHỤ   TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH  Lương Thanh Hà*, Lê Hồng Cẩm**, Bành Thanh Lan**  TÓM TẮT  Mở đầu: Phết tế bào cổ tử cung (PTBCTC) là xét nghiệm dùng để sàng lọc phát hiện sớm ở giai đoạn tiền  ung thư cổ tử cung để có thể điều trị ngăn không cho bệnh thành ung thư xâm lấn. Pap là xét nghiệm được đề  nghị trong quy trình khám thai, tuy nhiên, trên thực tế bác sĩ hiếm khi thực hiện vì nguy cơ ra huyết âm đạo.  Mục tiêu: Xác định tỉ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường và các yếu tố liên quan ở thai phụ tại bệnh viện  Nhân Dân Gia Định.  Đối  tượng  – Phương  pháp  nghiên  cứu: Nghiên  cứu  được  thực hiện  theo  thiết  kế nghiên  cứu  cắt  ngang. Phụ nữ có thai 3 tháng đầu đến phá thai tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định ở khoa kế hoạch hoá gia  đình trong thời gian từ tháng 3 năm 2011 đến tháng 7 năm 2011. Chọn mẫu  thuận  tiện  trong  thời gian  nghiên cứu, thai phụ được khám và làm PTBCTC theo phương pháp truyền thống, bệnh phẩm đọc và phân  loại theo hệ thống Bethesda.  Kết quả: Khảo sát 826 thai phụ tại bệnh viện Nhân dân Gia định, tỉ lệ PTBCTC bất thường ở thai phụ là  0,2%, trong đó có 2 trường hợp  là ASCUS. Tỉ  lệ ra huyết âm đạo chiếm 20,6% trong đó đa số  là ra máu  ít.  Chúng tôi không xác định được mối liên quan giữa PTBCTC với các yếu tố đặc điểm của dân số nghiên cứu.  Kết luận: Cần cân nhắc làm PTBCTC trên phụ nữ mang thai.  ABSTRACT  THE PREVALENCE OF ABNORMAL PAP SMEAR AMONG PREGNANT WOMEN AT NHAN DAN  GIA DINH HOSPITAL IN 2011  Luong Thanh Ha, Le Hong Cam, Banh Thanh Lan   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014:8 ‐ 13  Background: Pap smear is a cytologic screening test used to detect early precancerous changes of the cervix  so  that  these conditions can be managed or  treated  to prevent disease progression due  to  invasive cancer. Pap  smear  is  not  contra‐indicated  during  pregnancy,  however,  gynaecologists  rarely  do  it  due  to  the  concern  of  vaginal bleeding after pap test.  Objective:  To  determine  the  prevalence  of  abnormal  pap  smear  and  associated  factors  among  pregnant  women at Nhan Dan Gia Dinh hospital.  Material  and Methods:  This was  a  cross–sectional  study  conducted  on  826  pregnant women  having  abortions  in  the  first‐trimester  of  pregnancy  at Nhan Dan Gia Dinh  hospitalfrom March  to  July  2011. Pap  smears were performed by using the Ayre sticks to scrap the cells from the cervix and fix them to a glass slide.  Results were interpreted following the Bethesda system.  Results:  The  prevalence  of  abnormal  pap  smear was  0.2% with  only  2  cases  of ASCUS  classification.  Cervical bleeding due to pap smear taken occurred in 20.6% and most of them were mild.  Conclusions: The prevalence of abnormal pap smear in pregnant women is low; however, the cervical  bleeding after pap test  is high, therefore, the  indication  for doing pap smear  in pregnant women should be  carefully considered.   * Bệnh viện Từ Dũ    ** Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP HCM  Tác giả liên lạc. PGS Lê Hồng Cẩm  ĐT: 0913 645517 Email: lehongcam61@yahoo.com   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 9 MỞ ĐẦU  Ung thư cổ tử cung là bệnh ác tính thường  gặp  ở  phụ  nữ.  Đây  là  nguyên  nhân  gây  tử  vong đứng hàng thứ 2 sau ung thư vú(14). Một  phần ba ung  thư cổ  tử cung xảy  ra  ở độ  tuổi  sinh sản(5). Tuổi trung bình chẩn đoán ung thư  cổ tử cung khi có thai 30‐35 tuổi(5). Tỉ lệ phết tế  bào  cổ  tử  cung  (PTBCTC)  bất  thường  khác  nhau tùy dân số, tuy nhiên có khoảng 1% ‐ 8%  PTBCTC  bất  thường  phát  hiện  trong  thai  kỳ(8,10,15). Khoảng 1% ung  thư cổ  tử cung được  chẩn đoán  trong  thai kỳ(17). Phụ nữ mang  thai  nếu  PTBCTC  bất  thường  thì  có  khoảng  84%  nhiễm HPV  (Human Papilloma Virus)(13). Ước  tính có khoảng 1/1000‐1/5000 ca  thai phụ mắc  ung thư cổ tử cung(13,18). Như vậy ung thư cổ tử  cung khi có thai là loại ung thư thường gặpvà  cũng là nguyên nhân gây tử vong cao(8). Nhiều  nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ mang thai có  cơ hội chẩn đoán ung thư cổ tử cung giai đoạn  1  gấp  3  lần  so  với  nhóm  lứa  tuổi  sinh  sản(1),  Triệu chứng của ung  thư cổ  tử cung  trên  thai  phụ cũng giống như phụ nữ không mang thai.  Xuất  huyết  âm  đạo  là  triệu  chứng  phổ  biến  nhất chiếm (43% ‐54%), trong khi đó có từ 30%  ‐  50%  phụ  nữ  mang  thai  không  có  triệu  chứng(12). Từ năm 1943 tầm soát ung thư cổ tử  cung được  làm như một phần trong chăm sóc  tiền sản ở Đan Mạch. Ở Mỹ, từ năm 1960 tầm  soát ung thư cổ tử cung được làm cho phụ nữ  mang thai đến khám thai lần đầu nếu trước đó  họ  không  được  tầm  soát. Theo Hiệp  hội  Sản  Phụ  Khoa Hoa  Kỳ  (ACOG)  2002  thai  kỳ  trở  thành  thời  điểm  thích  hợp  cho  sàng  lọc  ung  thư  CTC,  đặc  biệt  đối  với  những  phụ  nữ  không thường xuyên khám sức khỏe(3,4,9). Theo  Trung Tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật  Hoa Kỳ 2006, PTBCTC nên được làm cho phụ  nữ mang thai.  Trong  hoàn  cảnh  thực  tế  hiện  nay  của  ta,  PTBCTC vẫn là phương tiện đơn giản, rẻ tiền và  hiệu quả để tầm soát ung thư CTC, tuy nhiên đa  số bác sĩ đều không  thực hiện do  tình  trạng ra  huyết âm đạo sau khi làm PTBCTC. Câu hỏi đặt  ra là có nên xem khám thai là cơ hội để sàng lọc  ung  thư CTC hay không. Tuy nhiên,  để  trả  lời  cho câu hỏi này cần  đánh giá  tỷ  lệ bất  thường  PTBCTC  ở  nhóm  phụ  nữ  này  có  đủ  cao  hay  không? Những biến cố ngoại ý xảy ra là cao hay  thấp? Chính vì vậy chúng  tôi  thực hiện nghiên  cứu này.  Mục tiêu chính  Xác định  tỉ  lệ phết  tế bào cổ  tử cung bất  thường  ở  thai  phụ  tại  bệnh  viện Nhân Dân  Gia Định.  Mục tiêu phụ  Xác định mối liên quan giữa tuổi, tuổi quan  hệ tình dục lần đầu, tình trạng kinh tế xã hội và  tiền căn sản phụ khoa với phết tế bào cổ tử cung  bất thường.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thiết kế nghiên cứu  Nghiên  cứu  được  thực  hiện  theo  thiết  kế  nghiên  cứu  cắt  ngang  thực  hiện  tháng  3  năm  2011 đến tháng 7 năm 2011 tại bệnh viện Nhân  Dân Gia Định.  Đối tượng nghiên cứu  Dân số mục tiêu  Phụ nữ có thai tại thành phố Hồ Chí Minh.  Dân số nghiên cứu  Phụ nữ có thai 3 tháng đầu đến phá thai tại  bệnh viện Nhân Dân Gia Định ở khoa kế hoạch  hoá gia đình.  Dân số chọn mẫu  Phụ nữ có thai 3 tháng đầu đến phá thai tại  bệnh viện Nhân Dân Gia Định ở khoa kế hoạch  hoá gia đình trong thời gian từ tháng 3 năm 2011  đến tháng 7 năm 2011.  Cỡ mẫu  Mục  đích  của  nghiên  cứu  là  xác  định  tỉ  lệ  phết tế bào tử cung bất thường ở thai phụ, nên  cỡ mẫu được tính theo công thức sau:  Công thức:   N = z2 (1‐/2) p (1‐p)/d2  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 10 Trong đó:  α = 0,05 với độ tin cậy 95%.  Z  trị số  từ phân phối chuẩnZ2  (1‐/2)giá  trị  ngưỡng của độ tin cậy.  Z (1‐/2) = 1,96  Tỉ lệ bệnh ước tính trong quần thể p=0,4(6).  Sai số cho phép: d=1% = 0,25.  Vậy n=  752  +  10% PTBCTC không  đạt yêu  cầu vậy N = 827 thai phụ.   Phương pháp chọn mẫu  Vì mục đích nghiên cứu  là  tìm  tỉ  lệ phết  tế  bào bất  thường  ở  thai phụ  tại bệnh viện Nhân  Dân Gia Định nên chọn mẫu thuận tiện kế tiếp.  Thai phụ được chọn theo tuần tự theo thời gian  đến  khám  bệnh,  đối  tượng  đồng  ý  tham  gia  nghiên cứu, thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu cho đến  khi đủ số lượng mẫu nghiên cứu.  Tiêu chuẩn nhận vào  Phụ nữ có thai muốn phá thai, tuổi thai ≤ 14  tuần vô kinh.  Không quan hệ  tình dục,  thụt  rửa âm  đạo,  đặt thuốc trong 24 giờ trước đó.  Không có tình trạng viêm nhiễm âm đạo cấp  tính, tình trạng xuất huyết âm đạo cổ tử cung.  Đồng ý tham gia nghiên cứu. Có địa chỉ và  số điện thoại rõ ràng để liên lạc khi cần.   Tiêu chuẩn loại trừ  Có bệnh lý cấp cứu sản phụ khoa.  Cách tiến hành  Chúng  tôi  mời  thai  phụ  tham  gia  nghiên  cứu,  thai phụ  được hỏi  theo bảng  thu  thập  số  liệu. Sau khi hỏi, thai phụ được khám phụ khoa  và làm PTBCTC. Toàn bộ PTBCTC được nhuộm  Papanicolaou  và  đọc  kết  quả  theo  phân  loại  Bethesda  2001  tại  khoa  Giải  phẫu  bệnh,  bệnh  viện Nhân Dân Gia Định. Có 30 lam được chọn  ngẫu  nhiên  gửi  về  bộ  môn  Giải  phẫu  bệnh  ĐHYD Thành Phố Hồ Chí Minh  đọc  lại. Phân  tích kết quả tính hệ số kappa bằng 1.  Phương pháp xử lý số liệu  Số liệu được nhập và mã hóa theo quy ước.  Xử  lý  số  liệu  bằng  phần mềm  SPSS  16.0.  Sử  dụng thống kê mô tả tần suất, phần trăm, trung  bình để mô  tả đặc điểm đối  tượng nghiên cứu.  Tìm yếu  tố  liên quan bằng phép kiểm chi bình  phương, nếu vọng  trị  <  5  thì dùng phép kiểm  Fisher. Kết quả  trình bày dưới dạng bảng, biểu  đồ. Tính toán thống kê với độ tin cậy 95%.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  Trong  thời  gian  từ  tháng  3  năm  2011  đến  tháng 7 năm 2011, chúng tôi đã thu nhận được  826  thai  phụ  đủ  điều  kiện  để  tham  gia  vào  nghiên  cứu.  Không  có  trường  hợp  PTBCTC  không  đạt yêu  cầu  chẩn  đoán, kết quả nghiên  cứu như sau:  Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên  cứu: (n= 826)  Bảng 1. Đặc điểm nhân khẩu xã hội  Đặc điểm Tần suất (n=826) Tỷ lệ % 1.Tuổi trung bình 29,9 2.Nhóm tuổi 18 – 24 257 31,1 25 – 29 184 22,3 30 – 34 223 27 35 – 40 106 12,8 ≥ 41 56 6,8 3.Tôn giáo Không tôn giáo 460 55,7 Phật giáo 338 40,9 Thiên chúa giáo 28 3,4 4. Tình trạng hôn nhân Chưa kết hôn 108 13,1 Kết hôn 707 85,6 Ly thân/ ly hôn/ góa 11 1,3 5. Trình độ văn hóa Mù chữ 5 0,6 Tiểu học 76 9,1 Trung học cơ sở 204 24,7 Trung học phổ thông/nghề 302 36,6 Đại học 228 27,6 Sau đại học 12 1,5 6. Nghề nghiệp Nội trợ 85 10,3 Học sinh/ sinh viên 86 10,4 Công chức 290 35,1 Công nhân 176 21,3 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 11 Bảng 2: Phân bố tiền căn sản phụ khoa của các đối  tượng nghiên cứu  Đặc điểm Tần suất (n=826) Tỷ lệ % Tuổi giao hợp lần đầu trung bình 20,7 ± 0,1 < 16 tuổi 33 4 16 – 18 tuổi 157 19 > 18 tuổi 636 77 Số lần mang thai trung bình 1,5 ± 0,04 Có thai ≤ 2 lần 680 82,3 Có thai > 2 lần 146 17,7 Số con hiện có trung bình 1,08 ±0,03 ≤ 2 con 788 95,4 > 2 con 38 4,6 Tuổi giao hợp sớm < 18 tuổi chiếm tỷ lệ 23%.  Số thai phụ chưa đủ con là 95,4%  Bảng 3: Phân bố theo số bạn tình của vợ và chồng  Số bạn tình Tần suất (n=826) Tỷ lệ % Số bạn tình của vợ 1 người 807 97,7 2 người 18 2,2 3 người 1 0,1 Số bạn tình của chồng 1 người 798 96,6 2 người 18 2,2 3 người 10 1,2 Tỉ  lệ  phụ  nữ  có  một  bạn  tình  khá  cao  97,7%.  Có  18  trường  hợp  có  2  bạn  tình,  1  trường hợp có số bạn tình  là 3. Tỉ  lệ chồng có  số bạn tình ≥ 2 là 3,4%.  Tỉ  lệ phết  tế bào cổ  tử cung bị chảy máu  là  170  trường hợp  (20,6%). Tỉ  lệ  ra máu  ít  chiếm  20%, kế tiếp là ra máu mức độ vừa 0,5%, không  có trường hợp nào ra máu nhiều. Thai phụ than  phiền  ra máu  khi  PTBCTC  là  22  trường  hợp,  chiếm tỉ lệ 2,7%.  Tỉ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường  Theo  phân  loại  của  Bethesda,  ở  nghiên  cứu  trên 826 thai phụ đi phá thai 3 tháng đầu thì tỉ lệ  PTBCTC lành tính và biến đổi viêm là 826 (99,8%).  Có 2 trường hợp ASCUS chiếm tỉ lệ 0,2 %.  Đặc điểm 2 trường hợp ASCUS khi làm phết  tế bào cổ tử cung trong mẫu nghiên cứu  Bệnh nhân thứ 1 (mã số lam C2278.11)  Thai phụ  32  tuổi, para  2012, nghề nghiệp  công chức, trình độ đại học, tuổi thai 8 tuần 3  ngày. Thai phụ  có  quan  hệ  tình dục  lần  đầu  năm  20  tuổi  và  chỉ  có  1  bạn  tình. Ngừa  thai  bằng  phương  pháp  giao  hợp  gián  đoạn,  thu  nhập mức  trung  bình  và  tiền  căn  chưa  làm  PTBCTC. Khám phụ khoa ghi nhận CTC láng,  PTBCTC  có  chảy  máu  mức  độ  ít.  Kết  quả  PTBCTC là ASCUS.  Bệnh nhân thứ 2 (mã số lam c2762.11)  Thai  phụ  23  tuổi,  nghề  nghiệp  công  nhân,  học trung học cơ sở, chưa kết hôn, chưa có thai  lần nào. Quan hệ tình dục  lần đầu năm 22 tuổi  và  chỉ  có  1  bạn  tình,  ngừa  thai  bằng  phương  pháp  giao hợp  gián  đoạn,  thu  nhập  thấp,  tiền  căn  chưa  làm  PTBCTC,  khám  phụ  khoa  ghi  nhận CTC láng, không ra huyết âm đạo khi làm  PTBCTC, tuổi thai 7 tuần.  BÀN LUẬN  Đặc điểm dân số nghiên cứu  Tuổi  Thai  phụ  tham  gia  nghiên  cứu  từ  18‐25  (31,1%),  từ  26‐30  tuổi  (22,3%),  từ  31‐35  tuổi  (27%),  từ  36‐40  tuổi  (12,8%),  ≥  41  tuổi  (6,8%).  Như  vậy,  tuổi  trung  bình  trong  nghiên  cứu  chúng tôi là 29,9 cao hơn nghiên cứu của tác giả  Khaengkhor  P(6)  là  27,09  tuổi,  cao  hơn  nghiên  cứu  của  tác  giả  là Ngaojaruwong(11)  là  26  tuổi  nhưng kết quả này phù hợp với lứa tuổi sinh đẻ  của phụ nữ là từ 25‐35 tuổi.  Tình trạng hôn nhân  Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  có  13,1%  thai  phụ  chưa  kết  hôn,  có  thai  ngoài  ý muốn,  chứng tỏ tình trạng quan hệ trước hôn nhân rất  phổ biến. Những thai phụ nàytuổi còn trẻ nên ít  có khả năng bị ung thư CTC so với phụ nữ lớn  tuổi hơn.  Về học vấn  đa  số  thai phụ  có  trình  độ học  vấn  từ  cấp  3  đến  đại học  là  65%, Thai phụ  có  trình  độ học vấn nhưng  lại  thiếu kiến  thức về  tránh  thai hiệu quả,  chứng  tỏ  chương  trình kế  hoạch gia đình chưa được thực hiện tốt.   Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 12 Nghề nghiệp  Nghề nghiệp quyết định thu nhập do đó sẽ  ảnh hưởng  đếnvấn  đề  chăm  sóc  sức  khỏe  cho  người phụ nữ  trong  đó  có  đi  khám phụ  khoa  định kỳ để tầm soát ung thư CTC.  Số lần mang thai – số con hiện có  Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  số  lần  mang thai trung bình 1,5 lần, các thai phụ chưa  từng  có  thai  là  20,6%,  chưa  từng  có  con  là  26,3%. So với nghiên cứu của tác giả Bùi Hồng  Nhu năm 2003 số lần mang thai trung bình cao  hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng  tôi  là  3,9  (2).  So  với  năm  2003  thì  số  lần mang  thai  trung bình từ 3,9 xuống còn 1,5 đã giảm nhiều,  nhưng tỉ lệ có thai ngoài ý muốn vẫn còn cao.  Theo  nghiên  cứu  Khaengkhor  năm  2011(6)  Ngaojarumong(11)  cho  thấy  số  lần mang  thai  càng  nhiều  thì  nguy  cơ  PTBCTC  bất  thường  càng cao. Nghiên cứu chúng tôi chưa tìm được  mối liên quan giữa số lần mang thai và số con  với PTBCTC bất thường.  Tuổi quan hệ tình dục lần đầu, số bạn tình của  vợ và chồng  Theo kết quả bảng 2, tuổi quan hệ  tình dục  nhỏ nhất  là 14  tuổi,  số  trường hợp  có quan hệ  tình  dục  trước  18  tuổi  chiếm  23%,  tuổi  trung  bình bắt đầu quan hệ  tình dục  là 20  tuổi. Theo  Nguyễn  Thiện  Trưởng(16),  tuổi  trung  bình  có  quan hệ tình dục lần đầu đã hạ xuống 17,8 tuổi ‐  sớm hơn so với  thanh niên cùng  lứa  tuổi  trong  điều tra cách đây 5 năm là 19,6 tuổi. Theo nghiên  cứu của Khaengkhor P có đến 71%  thai phụ có  quan hệ tình dục dưới 20 tuổi, còn trong nghiên  cứu của chúng tôi thì có 23 % thai phụ có quan  hệ  tình  dục  dưới  18  tuổi.  Chúng  ta  biết  rằng  quan hệ  tình dục  sớm  là yếu  tố  liên quan  đến  ung  thư  CTC,  như  vậy  kết  quả  PTBCTC  của  chúng tôi thấp hơn tác giả Khaengkhor P là hợp  lý.  Số  bạn  tình  càng  nhiều,  càng  có  nguy  cơ  nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục,  trong đó vai  trò của HPV gây ung  thư CTC đã  được chứng minh. Trong nghiên cứu của chúng  tôi số thai phụ có hơn bạn tình chỉ chiếm 2,1 %,  chúng  tôi chưa  tìm  thấy mối  liên quan giữa số  bạn tình và tỷ lệ PTBCTC bất thường vì số ca bất  thường chỉ có 2 trường hợp.  Tiền căn khám phụ khoa   Mặc dù sống tại TP Hồ Chí Minh nhưng số  phụ nữ nhận  thức được  tầm quan  trọng khám  phụ khoa định kỳ còn khá thấp chỉ có 6%. Chưa  từng đi khám phụ khoa chiếm tỉ lệ rất cao 89,6%.  Trong nghiên  cứu  của  chúng  tôi  tỉ  lệ  thai phụ  chưa  từng khám phụ khoa chiếm  tỉ  lệ cao hơn  nhiều  so  với  nghiên  cứu  của  Bùi  Thị  Hồng  Nhu(2) tại TP. Hồ Chí Minh là 30,2%. Có thể giải  thích là do thai phụ trong nghiên cứu của chúng  tôi  còn  khá  trẻ,  trong  khi  các  nghiên  cứu  trên  thực hiện ở phụ nữ lớn tuổi.  Tỉ lệ PTBCTC bất thường ở thai phụ   Qua nghiên cứu cắt ngang trên 826 thai phụ  tại  bệnh  viện  Nhân  dân  Gia  định  từ  tháng  3/2011 đến tháng 7/2011, chúng tôi xác định tỉ lệ  PTBCTC  bất  thường  là  0,2%,  trong  đó  có  2  trường hợp bất thường đều là ASCUS.   Hiện tại chúng tôi chưa tìm thấy báo cáo nào  về PTBCTC  ở  đối  tượng phụ  nữ  có  thai  được  nghiên  cứu  tại  nước  ta  có  lẽ  vì  PTBCTC  làm  chảy máu âm đạo sau khi xét nghiệm, làm bệnh  nhân lo ngại nhất là khi đang có thai, nên bác sĩ  không thực hiện.  Nghiên cứu của tác giả Marielle A.E và cộng  sự(10),  nghiên  cứu  trong  2  năm  từ  6/1990  đến  12/1996. Tiến hành trong bệnh viện tại Hà Lan, tỉ  lệ PTBCTC bất thường trong 3 tháng đầu ở phụ  nữ mang thai là 35%. Tỉ lệ này cao nhiều hơn so  với nghiên cứu của chúng tôi, có thể do thiết kế  nghiên  cứu  của  tác giả Marielle A.E.  là nghiên  cứu đoàn hệ còn nghiên cứu chúng tôi là nghiên  cứu cắt ngang mặc dù cùng độ  tuổi 18‐49  tuổi,  cùng tuổi thai đến 14 tuần.  Nghiên cứu của Khangengkhor P(6) tại bệnh  viện  Thammasat  năm  2011  tỷ  lệ  PTBCTC  bất  thường  ở  thai  phụ  là  7%.  Tỷ  lệ  này  cao  hơn  nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi do tác giả  thực  hiện  PTBCTC  dựa  trên  dung  dịch  là  xét  nghiệm  có  độ  nhạy  cao  hơn  PTBCTC  truyền  thống.  Nghiên  cứu  của  chúng  tôi  có  kết  quả  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 13 PTBCTC gần như  của  tác giả Ngaojaruwong(11)  và cộng sự  tại Thái Lan năm 2005 PTBCTC bất  thường  là  0,8%  và  2008  là  0,4%.  Như  vậy  PTBCTC bất thường ở thai phụ là thấp.   KẾT LUẬN  Qua tiến hành nghiên cứu cắt ngang tại bệnh  viện Nhân Dân Gia  Định  từ  tháng  3/2011  đến  tháng 72011 trên thai phụ phá thai 3 tháng đầu  trong độ tuổi từ 18 ‐ 49, chúng tôi có kết quả sau:  Tỉ lệ PTBCTC bất thường là 0,2% trong đó có  2 ca ASCUS.   Tỉ  lệ  chảy máu  âm  đạo  sau  làm  PTBCTC  chiếm 20,6% trong đó đa số là ra máu ít.  Chúng  tôi  không  xác  định  được mối  liên  quan giữa PTBCTC với các yếu tố đặc điểm của  dân số nghiên cứu vì số trường hợp PTBCTC bất  thường chỉ có 2 thai phụ.  Kiến nghị: Chưa cần sàng lọc PTBCTC ở thai  phụ tại thời điểm hiện nay vì hiệu quả kém, cần  sàng lọc 400 người mới có 1 người ASCUS trong  khi việc chảy máu âm  đạo  ở  thai phụ  làm cho  đối tượng lo lắng.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Abu‐Rustum  (1997).  ʺCervical  Carcinoma  in  Pregnancy:  Assessing the Diagnostic and Therapeutic Optionsʺ.Medscape  Womens Health. 2(6), pp. 3.  2. Bui Thi Hong Nhu (2003). ʺTầm soát ung thư cổ tử cung ở phụ  nữ quanh tuổi mãn kinh năm 2003ʺ. Luận văn Thạc sĩ Y học, tr.  41‐42.  3. Cheng  X,  et  al  (2000).  ʺ(Papanicolaou  test  in  pregnancy)ʺ.Zhongguo Yi Xue Ke Xue Yuan Xue Bao. 22(2), Pp.  174‐6.  4. Cumningham  Gary  F(2007).ʺNeoplastic  Diseasesʺ  William  Obstetric. pp 57‐59.  5. Hopkins  MP  (1992).  ʺThe  prognosis  and  managerment  of  cervical cancer associated with pregnancyʺ obstet Gynecol, 80.  pp. 9‐13.  6. Khaengkhor P, et al (2011). ʺPrevalence of abnormal cervical  cytology by liquid based cytology in the antenatal care clinic,  Thammasat University Hospitalʺ.J Med Thai. 94(2), pp. 152‐8.  7. Landis SH, et al.(1999). ʺcancer statisticsʺ.CA. cancer J Clin. 49  (5), pp. 8‐31.  8. Loomis DM (2009). ʺCervical cytology in vulnerable pregnant  womenʺ. Am Acad Nurse Pract. 21(5), pp. 287‐94.  9. Marielle  A.E(2001).  ʺ  Human  papillomavirus  and  natural  history  of  cervical  intraepithelial  neoplasia:  clinical  consequencesʺ. Erasmus University Rotterdam, 4, pp. 61‐71.  10. Martin‐Hirsch P, et al(2000). ʺCollection devices for obtaining  cervical  cytology  samplesʺ.Cochrane Database  Syst Rev.  2,pp  122‐24.  11. Ngaojaruwong  N,  et  al(2008).  ʺPrevalence  of  abnormal  Papanicolaou smear in pregnant women at Phramongkutklao  Hospitalʺ.Thai J Obstet Gynaecol. 16 pp. 179‐85.  12. Norstrom  A,  Jansson  I  (1997).  ʺCarcinoma  of  the  uterine  cervix in pregnancyʺ.Acta Obstet Gynecol Scand. 76, pp. 583‐9.  13. Palle C, Bangsboll S (2000). ʺCervical intraepithelial neoplasia  in pregnancyʺ.Acta Obstet Gynecol Scand. 79(4), pp. 306‐10.  14. Simcock (2007). ʺ Invasive cancer of the cervixʺ. 17(6), pp. 181‐ 187.  15. Traen  K,  et  al(2006).  ʺStage  Ib  cervical  cancer  during  pregnancy:  planned  delay  in  treatment‐‐case  reportʺ. Eur  J  Gynaecol Oncol. 27(6), pp. 615‐7.  16. Trần Văn Thuấn and Mona Byrkit (2011). ʺ Dự án tăng cường  dự phòng thứ cấp ung thư cổ tử cungʺ.Bệnh viện K.  17. Van Calsteren K, Vergote I, and F. Amant (2005). ʺCervical  neoplasia during pregnancy: diagnosis, management and  prognosisʺ.Best  Pract  Res  Clin Obstet Gynaecol.  19(4),  pp.  611‐30.  18. Vlahos G, Rodolakis A, Diakomanolis E (2002). ʺConservative  management of cervical intraepithelial neoplasia (CIN(2‐3)) in  pregnant womenʺ.Gynecol Obstet Invest, 2002. 2(54), pp. 78‐81.  Ngày nhận bài báo:       30/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   02/12/2013  Ngày bài báo được đăng:    05/01/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf8_9966_2178175.pdf
Tài liệu liên quan