Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn tại thời điểm xuất viện và các yếu tố liên quan

Tài liệu Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn tại thời điểm xuất viện và các yếu tố liên quan: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 226 TỶ LỆ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ HOÀN TOÀN TẠI THỜI ĐIỂM XUẤT VIỆN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Lâm Kim Hường*, Nguyễn Anh Tuấn**, Bùi Quang Vinh** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị cho trẻ bú mẹ sớm và bú mẹ hoàn toàn trong 3 ngày đầu hậu sản có tính quyết định đến thời gian bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn tại thời điểm xuất viện và các yếu tố liên quan. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tiến hành tại bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ từ tháng 1- 4/2016. Sản phụ sau sinh thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu được theo dõi từ sau sinh đến thời điểm xuất viện, thông tin ghi nhận bằng bộ câu hỏi bà mẹ tự điền về những đặc điểm dịch tễ học mẹ, con, kinh tế - xã hội, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ. Các yếu tố liên quan đến tình hình bú mẹ tại thời điểm xuất viện được xác định bằng phân tích ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn tại thời điểm xuất viện và các yếu tố liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 226 TỶ LỆ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ HOÀN TOÀN TẠI THỜI ĐIỂM XUẤT VIỆN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Lâm Kim Hường*, Nguyễn Anh Tuấn**, Bùi Quang Vinh** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị cho trẻ bú mẹ sớm và bú mẹ hoàn toàn trong 3 ngày đầu hậu sản có tính quyết định đến thời gian bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn tại thời điểm xuất viện và các yếu tố liên quan. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tiến hành tại bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ từ tháng 1- 4/2016. Sản phụ sau sinh thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu được theo dõi từ sau sinh đến thời điểm xuất viện, thông tin ghi nhận bằng bộ câu hỏi bà mẹ tự điền về những đặc điểm dịch tễ học mẹ, con, kinh tế - xã hội, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ. Các yếu tố liên quan đến tình hình bú mẹ tại thời điểm xuất viện được xác định bằng phân tích hồi qui đa biến với mức có ý nghĩa p<0,05. Kết quả: Trong số 672 trường hợp tại thời điểm xuất viện, có 309 sản phụ sau sinh (46%) nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, sau khi khống chế các yếu tố gây nhiễu, những yếu tố có liên quan đến tình hình cho con bú mẹ hoàn toàn tại thời điểm xuất viện: mẹ khám thai ở cơ sở y tế công, mẹ được nhân viên y tế giúp cho trẻ bú sớm và mẹ được gia đình giúp đỡ những ngày đầu hậu sản tại bệnh viện. Kết luận: Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn tại thời điểm xuất viện khá thấp, dự báo tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn tại thời điểm 6 tháng sẽ không cao. Nhiều biện pháp tích cực hơn cần được thực hiện để nâng cao tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn tại địa phương cũng như tại Việt Nam nhằm mang lại những lợi ích bền vững và lâu dài cho trẻ. Từ khóa: bú mẹ hoàn toàn, các yếu tố liên quan. ABSTRACT PREVALENCE OF EXCLUSIVE BREASTFEEDING AT HOSPITAL DISCHARGE AND FACTORS ASSOCIATED Lam Kim Huong, Nguyen Anh Tuan, Bui Quang Vinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 226 - 231 Background: World Health Organization recommends breastfeeding early and exclusive breastfeeding during the first 3 days postpartum period are critical to exclusive breastfeeding in the first 6 months. Objectives: To determine prevalence of exclusive breastfeeding at hospital discharge and factors associated. Methods: A cross sectional survey was carried out at Can Tho hospital of obstetrics and gynecology from January to April 2016. Postpartum mothers were eligible for sampling is monitored from birth to the time after discharge, the information recorded by the mothers themselves filled questions about the epidemiological characteristics of mothers and children, economic - social, practice of breastfeeding. Multiple logistic regression was use to identify the independent predictors at hospital discharge with significant level of 0.05. Results: Among 672 women at hospital discharge, with 309 women (46%) exclusive breast feeding. The predictors, independently associated with practice of exclusive breastfeeding, were pregnancy examination at * Bệnh viện Phụ sản, TP Cần Thơ, ** Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: Ths. Bs. Lâm Kim Hường ĐT: 0919656270 Email: lamkimhuong81@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 227 public health services, medical staff help for breastfeeding mothers and family help for breastfeeding mothers. Conclusions: Prevalence of exclusive breastfeeding at hospital discharge were low, the forecast rate of breastfeeding breastfed at 6 months will be limited. Many more positive methods should be taken to raise the proportion of children are exclusively breastfed at the local as well as in Vietnam in order to bring the benefits of sustainable and long term for children. Key words: exclusive breastfeeding, factors associated. ĐẶT VẤN ĐỀ Đối với trẻ sơ sinh, việc không được bú mẹ có liên quan với sự gia tăng của bệnh lý nhiễm trùng, bao gồm viêm tai giữa, viêm dạ dày ruột và viêm phổi, cũng như nguy cơ cao bị béo phì, bệnh đái tháo đường type 1 và type 2, bệnh bạch cầu, và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh(3). Trong số những trẻ sinh non, không được bú mẹ có liên quan với tăng nguy cơ viêm ruột hoại tử(1). Bú mẹ hoàn toàn trong 3 ngày đầu hậu sản có tính quyết định đến thời gian bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Tại Việt Nam, tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn trong 3 ngày đầu sau sinh (2013) là 54%(13). Tuy nhiên có đến 17,1% bà mẹ gặp phải các vấn đề khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn: với các nguyên nhân về vú (vú đau, nhiễm trùng hoặc tắc tia sữa) và một số khó khăn khác như trẻ ngậm bắt vú không tốt, mẹ không đủ sữa và trẻ gặp vấn đề về bú như nôn/trớ(2). ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Các sản phụ đến sinh tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ trong khoảng thời gian từ tháng 01/2016 đến tháng 04/2016. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả tại bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ với cỡ mẫu được tính là 382 sản phụ sinh ngã âm đạo trong khoảng thời gian từ tháng 01/2016 đến tháng 04/2016 (thực tế 672 mẫu), đồng ý tham gia nghiên cứu, không có bệnh lý cần can thiệp sau sinh như băng huyết sau sinh, tiền sản giật nặng,Ngoài ra bé không có chỉ định nhập khoa sơ sinh cũng như không có dị tật hay chống chỉ định liên quan đến động tác bú nút. Biến số nghiên cứu là tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn tại thời điểm xuất viện. Dữ liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 19.0. KẾT QUẢ Có 672 cặp mẹ - con thỏa điều kiện nghiên cứu được thu thập thông tin và phân tích số liệu. Bảng 1: Thực hành nuôi con tại thời điểm xuất viện (N=672) Thực hành nuôi con tại thời điểm xuất viện N (%) Ngày xuất viện (ngày điều trị): Trung bình ± ĐLC (ngày) 3 ngày 4 ngày ≥5 ngày 3,8 ± 0,8 279 (41,5) 274 (40,8) 119 (17,7) Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn tại thời điểm xuất viện Có Không 309 (46,0) 363 (54,0) Cách nuôi con bằng sữa lúc xuất viện: Bú mẹ và sữa công thức Bú mẹ Bú sữa công thức 332 (49,4) 318 (47,3) 22 (3,3) Thức uống khác ngoài sữa (sữa mẹ và sữa công thức): Không uống gì thêm Nước Mật ong Khác 571 (85,0) 75 (11,2) 15 (2,2) 11 (1,6) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 228 Thực hành nuôi con tại thời điểm xuất viện N (%) Khó khăn khi cho con bú (N=502): Bầu vú cứng, đỏ da, đau nhiều Sữa mẹ xuống ít Bầu vú bị sưng, nứt, chảy máu Bầu vú bị tụt vào trong Trẻ không chịu bú Trẻ quấy khóc khi bú Khác 2 (0,4) 8 (1,6) 19 (3,8) 51 (10,2) 105 (20,9) 134 (26,7) 183 (36,4) Lý do bú mẹ kèm sữa công thức (N=354): Nghĩ rằng sau sinh sữa chưa xuống Nghĩ rằng không đủ sữa Đau vết may tầng sinh môn Nghĩ rằng sữa công thức đầy đủ dinh dưỡng hơn sữa mẹ Vú nhỏ không đủ sữa Sốt sau sinh Mệt mỏi khi con bú mẹ hoàn toàn 153 (43,2) 145 (41,0) 23 (6,5) 14 (3,9) 12 (3,4) 6 (1,7) 1 (0,3) Khó khăn từ gia đình khi nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn: Có Không 6 (0,9) 666 (99,1) Gia đình giúp đỡ cho trẻ bú: Có Không 449 (66,8) 223 (33,2) Bảng 2: Các yếu tố dịch tễ học mẹ liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn tại thời điểm xuất viện (N=672) Đặc điểm Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn tại thời điểm xuất viện OR (KTC 95%) p Có n (%) Không n (%) Tuổi mẹ: ≤30 tuổi > 30 tuổi 201 (42,9) 108 (52,9) 267 (57,1) 96 (47,1) 0,67 (0,48-0,93) 1 0,017 Nghề nghiệp: Kinh doanh Không 35 (52,2) 274 (45,3) 32 (47,8) 331 (54,7) 1,32 (0,79-2,19) 1 0,279 Khu vực sinh sống: Thành thị Nông thôn 110 (44,4) 199 (46,9) 138 (55,6) 225 (53,1) 0,90 (0,66-1,24) 1 0,517 Trình độ học vấn: Từ cấp 2 trở xuống Từ cấp 3 trở lên 161 (47,5) 148 (44,4) 178 (52,5) 185 (55,6) 1,13 (0,84-1,53) 1 0,428 Bảng 3: Các yếu tố về đặc điểm của con liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn tại thời điểm xuất viện (N=672) Đặc điểm Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn tại thời điểm xuất viện OR (KTC 95%) p Có n (%) Không n (%) Giới tính: Trai Gái 178 (47,3) 131 (44,3) 198 (52,7) 165 (55,7) 1,13 (0,83-1,54) 1 0,426 Tuổi thai: < 37 tuần 37 – 42 tuần > 42 tuần 23 (41,8) 286 (46,5) 0 (0,0) 32 (58,2) 329 (53,5) 2 (100) 1 1,21 (0,69-2,12) 0 1 0,505 0,999 Cân nặng lúc sinh: Nhẹ cân Đủ cân 18 (46,2) 291 (46,0) 21 (53,8) 342 (54,0) 1,01 (0,53-1,93) 1 0,982 Bảng 4: Phân tích đa biến hồi quy logistic các yếu tố liên quan với nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn tại thời điểm xuất viện (N=672) Các yếu tố Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn tại thời điểm xuất viện Hồi qui logistic đa biến Có n (%) Không n (%) OR (KTC 95%) p Địa điểm khám thai Cơ sở y tế công Phòng khám tư 146 (56,6) 163 (39,4) 112 (43,4) 251 (60,6) 1,98 (1,40-2,78) 1 <0,001 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 229 Các yếu tố Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn tại thời điểm xuất viện Hồi qui logistic đa biến Có n (%) Không n (%) OR (KTC 95%) p Nhân viên y tế giúp mẹ cho trẻ bú Có Không 252 (49,7) 57 (34,5) 255 (50,3) 108 (65,5) 1,66 (1,12-2,48) 1 0,012 Gia đình giúp đỡ cho trẻ bú Có Không 176 (39,2) 133 (59,6) 273 (60,8) 90 (40,4) 0,42 (0,29-0,59) 1 <0,001 BÀN LUẬN Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn tại thời điểm xuất viện Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tại thời điểm xuất viện tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn là 46%, cao so với kết quả của Huỳnh Văn Tú (19,8%)(10), và thấp hơn kết quả nghiên cứu của Qiu (2009) có 50,3% bà mẹ cho con bú mẹ hoàn toàn(12). Sự thiếu kiến thức của bà mẹ về định nghĩa của bú mẹ hoàn toàn. Một số bà mẹ lại không có ý định cho bú mẹ hoàn toàn hoặc không biết thời gian tối ưu cho trẻ bú mẹ hoàn toàn. Một số ý kiến khác cho rằng: "Bên cạnh sữa mẹ, nước là cần thiết" và "bú sữa mẹ là tốt, nhưng rất khó để thực hành"(9). Bên cạnh đó sự hiểu lầm về bú mẹ hoàn toàn là "ngay sau khi sinh sữa mẹ không có hoặc quá ít". Nhận thức này đã được báo cáo bởi các bà mẹ, ông bà, bạn bè, và thậm chí cả một số cán bộ y tế; nhiều bà mẹ tương lai đã mua một hộp sữa công thức và mang nó đến bệnh viện trước khi sinh. Điều này có thể giúp giải thích lý do tại sao hơn 80% số trẻ sơ sinh nhận được sữa công thức cho trẻ sơ sinh như một thức ăn đầu tiên(9). Tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn thấp ở Trung Quốc trong các cuộc thảo luận nhóm được các bà mẹ cố gắng giải thích rằng "lượng sữa không đủ" là một trong những lý do chính được đề cập(10). Trong các nghiên cứu khác, "hội chứng thiếu sữa mẹ" cũng đã được coi là một rào cản quan trọng để bú mẹ thành công(15). Bởi vì người mẹ thường không thể đo lường được lượng sữa, các bà mẹ thường thiếu tự tin về việc liệu con của họ có đủ no hay vẫn còn đói, các bà mẹ vẫn ưa thích cho sữa công thức bổ sung cho con sau khi cho bú mẹ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy có 49,4% trẻ bú mẹ kèm sữa công thức, một số lý do mẹ cho trẻ uống thêm sữa công thức vì mẹ nghĩ rằng sau sinh sữa chưa xuống, mẹ không đủ sữa vì thế trẻ không chịu bú, quấy khóc khi bú. Trong hầu hết các trường hợp, theo dõi số lượng và màu sắc của nước tiểu trong tã và tần số của nhu động ruột là một chỉ số hiệu quả hơn so với cảm xúc của mẹ(15). Việc cân trẻ sơ sinh mỗi ngày ở bệnh viện và mỗi vài ngày sau khi xuất viện có thể trấn an các bà mẹ và cải thiện sự tự tin của họ về bú sữa mẹ. Do thực tế hầu hết các bà mẹ trì hoãn việc khởi đầu cho con bú, cho ăn thức ăn không phải sữa mẹ trước khi cho trẻ bú mẹ rất phổ biến và thức ăn này vẫn được tiếp tục bổ sung vì nghĩ mẹ không đủ sữa, đồng nghĩa với việc bà mẹ đã không hiểu rõ về sinh lý bài tiết sữa mẹ. Như vậy, trong chương trình giáo dục tiền sản nên hướng dẫn cho bà mẹ về sinh lý bài tiết, bài xuất sữa mẹ và tầm quan trọng của việc bú mẹ thường xuyên. Mặt khác, do quảng cáo về sữa công thức trẻ em một cách rộng rãi mà thiếu kiểm soát nên các bậc cha mẹ thường tin rằng có rất nhiều lợi ích, chẳng hạn như sữa công thức rất bổ dưỡng hoặc thậm chí vượt trội so với sữa mẹ, dẫn đến việc nhiều bà mẹ xem đó như là thức ăn bổ sung thêm ngoài sữa mẹ. Thêm vào đó sự tràn lan không kiểm soát được sản phẩm sữa công thức dưới dạng quà biếu, hàng dùng thử, có thể do sự siết chặt quản lý tuân theo nghị định 21/2006/NĐ-CP, nghị định 100/2014/NĐ-CP còn khá lỏng lẻo nên tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn thường là thấp hơn ở bà mẹ nhận được sữa công thức miễn phí khi ra viện(8), cụ thể các công ty sữa này có thể dễ dàng phân phát các Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 230 quảng cáo và sản phẩm đến các gia đình và thuyết phục họ dùng sản phẩm sữa công thức thay cho việc cho con bú mẹ và từ đó sức khỏe của trẻ sẽ gặp các nguy cơ(1). Điều này ảnh hưởng trực tiếp và tiêu cực đối với khoảng thời gian bà mẹ duy trì cho con bú, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ cho con bú mẹ hoàn toàn (vì nghe theo quãng cáo của hãng sữa nên giảm việc cho con bú). Một nghiên cứu được tiến hành từ năm 1972 đến năm 2000 tại Mỹ chỉ ra rằng khi các quãng cáo về nuôi trẻ bằng sữa công thức xuất hiện ngày càng nhiều trên các tạp chí dành cho cha mẹ thì tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn bị giảm(12). Bên cạnh đó, một số lý do trẻ được cho ăn/uống thức ăn khác ngoài sữa mẹ được các bà mẹ đề cập đến là sau sinh sữa chưa xuống nên sẽ không đủ sữa cho con (50%), kết quả này là thấp hơn so với 62% trẻ được thêm sữa công thức vì mẹ thiếu sữa, 74% bà mẹ bổ sung thêm nước vì sợ trẻ khát và 47% là làm sạch miệng sau khi bú(Error! Reference source not found.). Các yếu tố liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn tại thời điểm xuất viện Địa điểm khám thai: Việc khám thai định kỳ ngoài tác dụng theo dõi sức khỏe thai nhi, bà mẹ được hướng dẫn chế độ ăn uống và luyện tập ra sao để cải thiện cân nặng và giúp thai nhi phát triển trí não tối ưu nhất, khám thai còn giúp mẹ tầm soát dị tật thai nhi để có thể đi đến những quyết định đúng đắn nên hay không nên chấm dứt thai kỳ khi có những bất thường xảy ra. Mặt khác, đối với những bà mẹ mang thai nhưng vẫn đang trong quá trình điều trị bệnh, việc khám thai định kỳ càng có ý nghĩa. Chúng tôi ghi nhận số bà mẹ khám thai tại phòng khám tư nhiều hơn khám tại cơ sở y tế công, nhưng khi phân tích mối liên quan giữa địa điểm khám thai với nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn tại thời điểm xuất viện lại ghi nhận những bà mẹ khám thai tại cơ sở y tế cho con bú mẹ hoàn toàn cao hơn, vì việc lựa chọn khám thai ở bệnh viện hay phòng khám tư còn tùy thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau của từng bà thai phụ. Khám thai ở bệnh viện phụ sản với đầy đủ trang thiết bị, xét nghiệm cần thiết đảm bảo mẹ và bé được kiểm tra sức khỏe chính xác nhất có thể, giá cả hợp lý cho cả phần khám, siêu âm và đặc biệt là bộ phận chăm sóc khách hàng làm nhiệm vụ tư vấn sức khỏe cho thai phụ, giúp hiểu rõ hơn các vấn đề khi mang thai cũng như tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Nhân viên y tế giúp mẹ cho trẻ bú và gia đình giúp đỡ mẹ cho trẻ bú: Bú mẹ hoàn toàn là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng chăm sóc y tế của môt quốc gia. Các tổ chức y tế trên thế giới đều khuyên bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng và tiếp tục cho bú mẹ đến 24 tháng tuổi(5, 14). Để có thể cho con bú mẹ hoàn toàn đúng cách, bà mẹ cần được sự hỗ trợ từ gia đình, xã hội và quan trọng là vai trò của nhân viên y tế trong việc hướng dẫn về kiến thức và thực hành, đặc biệt là sự tư vấn và hỗ trợ của nhân viên y tế những ngày đầu sau sinh góp phần giúp bà mẹ hiểu và cho con bú mẹ thành công(4). Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận bà mẹ được sự giúp đỡ của nhân viên y tế thì cho bú mẹ hoàn toàn những ngày đầu hậu sản cao hơn những bà mẹ không nhận được sự giúp đỡ này. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy sự hỗ trợ của nhân viên y tế và hướng dẫn cho con bú mẹ một cách đúng đắn giúp cải thiện về kiến thức, thực hành đúng cách và làm gia tăng tỷ lệ cho con bú mẹ hoàn toàn và tăng thời gian trẻ được bú mẹ(6). Vai trò của gia đình cũng góp phần vào thành công của bú mẹ hoàn toàn. Quyết định của bà mẹ thường bị ảnh hưởng bởi thái độ và ý kiến của người thân trong gia đình đối với việc cho con bú mẹ hoàn toàn. Nhiều nghiên cứu cho thấy thái độ của những người trong gia đình cũng tác động đến việc ngừng hay tiếp tục bú mẹ(6, 7). Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận trong những ngày đầu hậu sản, bà mẹ có được sự giúp đỡ từ gia đình lại cho con bú Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 231 mẹ hoàn toàn ít hơn, điều này có thể lý giải ngoài nhân viên y tế, gia đình và bạn bè cũng có tác động rất lớn đến việc thực hành bú mẹ. Các người mẹ, người chị thường chia sẻ kinh nghiệm nuôi con cho các bà mẹ, những kinh nghiệm này có thể đúng hoặc sai. Thực tế cho thấy tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn là thấp, đây là ảnh hưởng từ phong tục tập quán, những thói quen từ thế hệ trước, thường gặp là cho trẻ bú thêm sữa công thức vì sợ bé đói, và cho bé uống nước chín, cứ như vậy mà những thói quen sai lầm cứ thế duy trì từ thế hệ này qua thế hệ khác. Điều này khẳng định thêm một lần nữa về vai trò của nhân viên y tế và gia đình trong việc hỗ trợ bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn tại thời điểm xuất viện là 46%. Các yếu tố liên quan đến tăng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn tại thời điểm xuất viện là bà mẹ khám thai ở cơ sở y tế công, bà mẹ được nhân viên y tế giúp đỡ, với giảm tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn tại thời điểm xuất viện là bà mẹ được gia đình giúp đỡ cho trẻ bú trong thời gian nằm viện. Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn tại thời điểm xuất viện khá thấp, dự báo tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn tại thời điểm 6 tháng sẽ không cao. Nhiều biện pháp tích cực hơn cần được thực hiện để nâng cao tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn tại địa phương cũng như tại Việt Nam nhằm mang lại những lợi ích bền vững và lâu dài cho trẻ. Cảm ơn: Nhóm nghiên cứu chúng tôi xin chân thành cảm ơn Bác sĩ CKII Nguyễn Hữu Dự - Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ đã tạo điều kiện cho chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. Chúng tôi cũng xin cảm ơn Bác sĩ Đoàn Văn Hòa, CNĐD Nguyễn Hồng Như Phượng, ĐD Trần Thị Thu Hương (khoa sơ sinh – bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ) đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thu thập số liệu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alison S (2009), "The risks of not breastfeeding for mothers and infants". Rev Obstet Gynecol, 2(4), pp.222-231. 2. Alive & Thrive (2012), "Báo cáo điều tra ban đầu: báo cáo tóm tắt điều tra 11 tỉnh". Hà Nội, Việt Nam: Alive & Thrive. 3. Alive & Thrive, Bộ Y tế, UNICEF (2012), "Chính sách Pháp luật nhằm bảo về việc Nuôi con bằng sữa mẹ ở Việt Nam". tr.1-4. 4. Begum K, Dewey KG (2010), "Impact of early initiation of exclusive breastfeeding on newborn deaths". A&T Technical Brief(1), pp.1-6. 5. Berthold K, Susan B, Geoff C, et al (2005), "Global standard for the composition of infant formula: recommendations of an ESPGHAN coordinated international expert group". J Pediatr Gastroenterol Nutr, 41(5), pp.584-599. 6. Britton C, McCormick F, Renfrew M, Wade A, King SE (2007), "Support for breastfeeding mothers (Review)". Cochrane Database Syst Rev, 1, pp.CD001141. 7. Cynthia AM, Amy JH, Sheila WM, Suzanne CT (2013), "Maternal perceptions of partnersupport during breastfeeding". Int Breastfeed J, 8 (1), pp.1. 8. Deborah LK, Kristina MG (2008), "Marketing breastfeeding— reversing corporate influence on infant feeding practices". Journal of Urban Health, 85(4), pp.486-504. 9. Haoyue G, Qi W, Elizabeth H, Wolfgang S, Caroline S, Hans KB, Veronika S (2016), "Breastfeeding practices on postnatal wards in urban and rural areas of the Deyang region, Sichuan province of China". Int Breastfeed J, 11, pp.11. 10. Huỳnh Văn Tú (2010), "Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian nằm viện sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản-Nhi bán công Bình Dương". Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 14(2), tr.366-370. 11. Katherine AF, Brian GS (2006), "Infant feeding and the media: the relationship between Parents' Magazine content and breastfeeding, 1972-2000". Int Breastfeed J, 1, pp.10. 12. Liqian Q, Yun Z, Colin WB, Andy HL, Xing X (2009), "Initiation of breastfeeding and prevalence of exclusive breastfeeding at hospital discharge in urban, suburban and rural areas of Zhejiang China". Int Breastfeed J, 4, pp.1. 13. Viện Dinh dưỡng, UNICEF, Alive & Thrive (2014), "Đồng Bằng Sông Cửu Long: thông tin giám sát dinh dưỡng năm 2013". NXB Hà Nội, tr.29-34. 14. World Health Organization (2009), The physiologycal basis of breastfeeding. Infant and Young Child Feeding: Model Chapter for Textbooks for Medical Students and Allied Health Professionals, pp.9-17. 15. Zixin L, Guo Z, Lujiao H, Yu W, Lan Z, Katherine FK (2014), "Maternal reported indicators and causes of insufficient milk supply". J Hum Lact, 30(4), pp.466-473; quiz 511-462. Ngày nhận bài báo: 24/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_nuoi_con_bang_sua_me_hoan_toan_tai_thoi_diem_xuat_vien.pdf
Tài liệu liên quan