Tài liệu Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đến 6 tháng và các yếu tố liên quan tại bệnh viện MêKông: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 166
TỶ LỆ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ HOÀN TOÀN ĐẾN 6 THÁNG
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN MÊKÔNG
Lê Thị Hoàng Uyên*, Võ Minh Tuấn**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp tự nhiên mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, bảo vệ sức
khỏe bà mẹ và trẻ em, nhưng hầu hết các bà mẹ Việt Nam chưa thực hiện tốt nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đến
6 tháng tuổi. Mục tiêu nghiên cứu là xác định tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi ở những trẻ
được sinh tại Bệnh viện Mêkông và những yếu tố liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện ở những phụ nữ có con trong độ tuổi 6 đến 8
tháng được sinh và tiêm ngừa tại Bệnh viện MêKông. Phỏng vấn các yếu tố dịch tễ, tình trạng hôn nhân, đặc
điểm công việc, đặc điểm cuộc sinh,cách thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ; so sánh giữa nhóm nuôi con bằng sữa
mẹ hoàn toàn đến 6 tháng và...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đến 6 tháng và các yếu tố liên quan tại bệnh viện MêKông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 166
TỶ LỆ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ HOÀN TOÀN ĐẾN 6 THÁNG
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN MÊKÔNG
Lê Thị Hoàng Uyên*, Võ Minh Tuấn**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp tự nhiên mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, bảo vệ sức
khỏe bà mẹ và trẻ em, nhưng hầu hết các bà mẹ Việt Nam chưa thực hiện tốt nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đến
6 tháng tuổi. Mục tiêu nghiên cứu là xác định tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi ở những trẻ
được sinh tại Bệnh viện Mêkông và những yếu tố liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện ở những phụ nữ có con trong độ tuổi 6 đến 8
tháng được sinh và tiêm ngừa tại Bệnh viện MêKông. Phỏng vấn các yếu tố dịch tễ, tình trạng hôn nhân, đặc
điểm công việc, đặc điểm cuộc sinh,cách thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ; so sánh giữa nhóm nuôi con bằng sữa
mẹ hoàn toàn đến 6 tháng và nhóm không nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn.
Kết quả: Khảo sát 386 bà mẹ từ tháng 12/2016 đến 03/2017, tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đến 6
tháng tuổi là 27,2%. Các yếu tố liên quan bao gồm: tuổi mẹ > 35 tuổi (PR = 4,1; KTC 95%: 1,0-16,6), bé trước
được cho bú > 24 tháng (PR = 7,13; KTC 95%: 1,0 – 49,7), thời điểm bắt đầu cho bú mẹ > 1 giờ (PR = 0,1; KTC
95%: 0,06 – 0,32), thời gian mẹ đi làm lại > 6 tháng (PR = 2,2; KTC 95%: 1,0 – 4,6), mẹ tự vắt và dự trữ sữa (PR
= 2,9; KTC 95%: 1,6 – 5,4).
Kết luận: Tỷ lệ bú nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi tại bệnh viện Mêkông còn thấp, 27,2%.
Hướng dẫn cách vắt sữa và dự trữ sữa cho các bà mẹ cho con bú, tạo điều kiện để các bà mẹ vắt và dự trữ sữa ở
nơi làm việc, giúp đỡ và hướng dẫn các bà mẹ bú sớm trong 1 giờ sau sanh
Từ khóa: nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn (NCBSMHT).
ABSTRACT
PREVALENCE AND RISK FACTORS OF EXCLUSIVE BREASTFEEDING IN FIRST 6 MONTHS AT
MEKONG HOSPITAL
Le Thi Hoang Uyen, Vo Minh Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 166- 173
Objectives: Breastfeeding is the natural method which bringsvarious economic benefits as well as protects
marternal and infant health. However, most of Vietnamese mothers have not skillfully practicedthe process of
exclusive breastfeeding over first 6 months. Our study figures out the prevalence of exclusive breastfeeding in first
6 months and related factors at Mekong hospital.
Methods: A cross – sectional study was conducted among women who had given birth at Mekong Hospital.
All the participants were recrusted after 6-8 months of their childbirth. Subjects were face-to-face
interviewedwhen they had their children vaccinated at the hospital. The questionnaire included social factors,
characteristics during the delivery and feeding models. We compared the odd of the factors between the two
groups: with and without first 6 months exclusive breastfeeding.
Results: From September 2016 to March 2017, 386 women were interviewed, the rate of first-six-month
exclusive breastfeeding was 27,2%. Some factors were found associated with this rate including mother age over
* Bệnh viện Phụ sản Mêkông ** Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Võ Minh Tuấn ĐT: 0909727199 Email: vominhtuan@ump.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 167
35 (PR = 4.1; 95% CI: 1.0-16.6), history of breastfeeding more than 24 months for her previous child (PR = 7.13;
95% CI: 1.0 – 49.7), initiation of breastfeeding 1 hour later after childbirth (PR = 0.1; 95% CI: 0.06 – 0.32),
return working more than 6 months after childbirth (PR = 2.2; 95% CI: 1.0 – 4.6), suction and store breastmilk
(PR = 2.9; 95% CI: 1.6 – 5.4).
Conclusions: The rate of first-six-month- exclusive breastfeeding was low at Mekong hospital. To initiate
breastfeeding during the first hour of childbirth and store breastmilk for busy mother might be the
recomemdations for mothers who would like to keep exclusive breastfeeding in first 6 months.
Key words: exclusive breastfeeding.
ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU
Nuôi con bằng sữa mẹ là biện pháp tự nhiên
mang nhiều lợi ích về kinh tế, bảo vệ sức khỏe bà
mẹ và trẻ em. Sữa mẹ chứa hàng trăm thành
phần dinh dưỡng và các yếu tố bảo vệ giúp tăng
cường khả năng miễn dịch cho cơ thể của bé, đặc
biệt sữa non. Bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ giúp
phát triển mối quan hệ gần gũi yêu thương, gắn
bó tình cảm mẹ con. Ngoài ra việc nuôi con bằng
sữa mẹ có thể tiết kiệm cho nhà nước hàng triệu
đô la Mỹ vào việc sản xuất, vận chuyển phân
phối các sản phẩm, thực phẩm dùng để chữa trị,
phục hồi cho các trẻ em bị suy dinh dưỡng(7).
Mặc dù lợi ích như vậy, hầu hết các bà mẹ ở Việt
Nam chưa thực hiện tốt việc cho bé bú mẹ hoàn
toàn đến 6 tháng tuổi.
Theo UNICEF ước tính 1,3 triệu trẻ chết
hàng năm bởi không được nuôi con bằng sữa mẹ
hoàn toàn trong vòng sáu tháng đầu(8). Tổng Cục
thống kê Việt Nam thực hiện năm 2010 chỉ có
39,7% trẻ được bú sữa mẹ lần đầu tiên trong 1
giờ đầu sau sanh và chỉ có 17% trẻ được bú sữa
mẹ hoàn toàn cho đến 6 tháng đầu.
Từ khi nhận được công văn sở y tế qui định
về việc hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ tại các
cơ sở y tế ban hành ngày 19/12/2013, Bệnh viện
MêKông (BVMK) đã thực hiện các chương trình
nhằm nâng cao tỷ lệ cho bé bú sữa mẹ như: sản
phụ được da kề da thường qui đối với sinh
thường, nhân viên y tế hướng dẫn cho con bú
sớm ngay sau sinh tại phòng hậu sản gần. Tuy
nhiên, các trẻ sinh mổ không được da kề da
thường qui và bé cách ly khỏi mẹ trong thời gian
6 giờ ở phòng hồi sức. Tại các khoa hậu sản,
nhân viên y tế hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ
(NCBSM) trong thời gian nằm viện. Bệnh viện tổ
chức các lớp hướng dẫn NCBSM mỗi tuần cho
các sản phụ và thân nhân. Cho đến thời điểm
hiện tại, BVMK chưa có nghiên cứu nào để khảo
sát các bà mẹ sinh tại BVMK có thực hiện tốt việc
NCBSM hay không. Do đó chúng tôi tiến hành
nghiên cứu để xác định tỷ lệ cũng như các khó
khăn và thuận lợi của việc NCBSM ở những sản
phụ sinh con tại BVMK.
Câu hỏi nghiên cứu “Tỉ lệ trẻ bú mẹ hoàn
toàn cho đến 6 tháng tuổi ở những trẻ được sinh
tại Bệnh viện Phụ Sản MêKông bao nhiêu?
Những yếu tố nào liên quan đến việc trẻ được
bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi?”.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ bà mẹ cho con bú mẹ hoàn
toàn đến 6 tháng tuổi ở những sản phụ sinh tại
Bệnh viện MêKông trong khoảng thời gian từ
tháng 05/2016 đến tháng 08/2016.
Khảo sát yếu tố liên quan đến việc trẻ được
bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi tại Bệnh viện
Mêkông
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang.
Dân số nghiên cứu
Phụ nữ có con 6-8 tháng tuổi tại BVMK đưa
con đến tiêm ngừa tại phòng khám Nhi và
không có chống chỉ định cho con bú sữa mẹ,
đồng thuận tham gia nghiên cứu.
Cỡ mẫu
Tính cỡ mẫu theo công thức ước tính một tỷ
lệ trong quần thể với độ chính xác tuyệt đối
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 168
2
2
α/21 1
d
pp
n
p = tỷ lệ ước lượng bệnh trong quần thể. Tỷ
lệ thay đổi theo các nghiên cứu, do vậy chọn p =
0,50 để có được cỡ mẫu lớn nhất; Z= 1,96; d = 0,05
n = 386.
Phương pháp thu thập số liệu
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn phòng theo ngày
trong tuần. Có 3 phòng khám tiêm ngừa Nhi,
mỗi ngày chọn tất cả các đối tượng thỏa điều
kiện trong một phòng để phỏng vấn và luân
phiên phòng theo thứ tự thời gian đến khi thu
thập đủ mẫu.
Các bước tiến hành
Bước 1: Tiến hành phỏng vấn thử bảng câu
hỏi (Pilot Study) trên 10 đối tượng nghiên cứu để
chỉnh sửa bảng câu hỏi phù hợp, dễ hiểu. Thông
tin 10 mẫu này không lấy vào số liệu nghiên cứu.
Bước 2: Sàng lọc và thu nhận đối tượng
nghiên cứu. Chúng tôi mời tham gia nghiên
cứu tất cả bà mẹ đưa bé đến tiêm ngừa có con
từ 6 đến 8 tháng, trong quá trình các bà mẹ
chờ đến số thứ tự, thỏa điều kiện trong cùng
một phòng khám.
Bước 3: Mời tham gia nghiên cứu và ký
bảng đồng thuận tham gia nghiên cứu. Nếu bà
mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ được mời
đến phòng Tư Vấn Sinh Sản để phỏng vấn và
kí bảng đồng thuận, sau khi đã hoàn tất việc
tiêm ngừa (trong thời gian chờ theo dõi 30
phút sau tiêm ngừa).
Bước 4: Tiến hành phỏng vấn và thu thập
số liệu. Người phỏng vấn sẽ hỏi trực tiếp đối
tượng nghiên cứu theo bảng câu hỏi, câu trả
lời sẽ được người phỏng vấn điền vào bảng
thu thập số liệu.Thời gian phỏng vấn kéo dài
khoảng 10 - 15 phút.
Bước 5: Nhập, làm sạch và phân tích số liệu.
Xử lý số liệu
Bằng phần mềm thống kê stata. Phân tích
gồm 2 bước:
Bước 1: Mô tả và phân tích đơn biến bằng hồi
quy Logistic.
Bước 2: Phân tích đa biến bằng hồi quy
Logistic nhằm kiểm soát các yếu tố gây nhiễu.
Sử dụng khoảng tin cậy 95%.
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ tháng 12/2016 đến tháng
03/2017, chúng tôi chọn theo phương pháp ngẫu
nhiên đơn và phỏng vấn được 386 trường hợp.
Bảng 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.
Đặc điểm Tần số
(N=386)
Tỷ lệ (%)
Nhóm tuổi < 25 29 7,51
25 - 35 323 83,68
> 35 34 8,81
Địa chỉ: Hồ Chí Minh 354 91,71
Khác 32 8,29
Dân tộc: Kinh 385 99,74
Khác 1 0,26
Nghề nghiệp
Công nhân viên chức 210 54,40
Buôn bán 55 14,25
Lao động tự do 41 10,62
Nội trợ, thất nghiệp 80 20,73
Trình độ học vấn
Đại học và sau đại học 266 68,91
Cấp I - II 29 7,51
Cấp III 91 23,58
Công việc phải trực đêm
Không 381 98,70
Có 5 1,30
Tình trạng hôn nhân
Sống chung với chồng 379 98,19
Không sống với chồng 7 1,81
Số lần sinh: 1 238 61,66
2 128 33,16
≥ 3 20 5,18
Nghề chồng
Buôn bán 75 19,43
Công nhân viên chức 225 58,29
Lao động tự do 79 20,47
Không sống với chồng 7 1,81
Nhóm tuổi chồng < 25t 11 2,85
25 - 35t 266 68,91
> 35t 105 27,20
Mẹ đơn thân 4 1,04
Số người sống chung < 2 23 5,96
≥ 2 363 94,04
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 169
Đặc điểm Tần số
(N=386)
Tỷ lệ (%)
Thời gian cho bé bú lần trước
Dưới 6 tháng 33 8,55
6 tháng đến < 12 tháng 52 13,47
12 đến < 24 tháng 56 15,51
≥ 24 tháng 7 1,81
Chưa sinh con 238 61,66
Đa số sản phụ sinh con lần đầu và có độ tuổi
từ 25 đến 35 tuổi, dân tộc Kinh và cư ngụ tại
TP.HCM. Chủ yếu các bà mẹ làm công nhân
viên chức (54,4%) và có trình độ học vấn từ cấp
III trở lên (98,7%).
Bảng 2. Đặc điểm cuộc sinh.
Đặc điểm Tần số (N=386) Tỷ lệ (%)
Cách sinh
Ngả âm đạo 208 53,89
Sinh mổ 178 46,11
Da kề da sau sinh
Không 167 43,26
Có 219 56,74
Băng huyết sau sinh
Không 380 98,45
Có 6 1,55
Truyền máu sau sinh
Không 384 99,48
Có 2 0,52
Nhiễm trùng sau sinh
Không 376 97,41
Có 10 2,59
Mẹ sốt sau sinh
Không 376 97,41
Có 10 2,59
Mẹ dùng thuốc không thể cho bé bú sau sinh
Không 382 98,96
Có 4 1,04
Mẹ bị mất ngủ, lo lắng
Không 269 69,69
Có 117 30,31
Giới tính
Trai 206 53,37
Gái 180 46,63
Cân nặng lúc sinh
< 2500 g 8 2,07
2500 g - 3500 g 311 80,57
> 3500 g 67 17,36
Tuổi thai lúc sinh
Non tháng 21 5,44
Đủ tháng 365 94,56
Bé bị cách ly
Không 175 45,34
Có 211 54,66
Tỷ lệ sinh mổ và sinh ngả âm đạo, tỷ lệ da kề
da sau sinh gần tương đương, tỷ lệ biến chứng
sau sinh rất thấp < 3%. Chủ yếu trẻ sinh ra đủ
tháng và cân nặng > 2500g. Đặc điệt trong
nghiên cứu 54,6% trẻ bị cách ly với mẹ sau sinh.
Bảng 3. Đặc điểm nuôi con bằng sữa mẹ 6 tháng đầu
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Cách cho bú sữa mẹ (N = 386)
Không bú mẹ 29 7,51
Bú mẹ hoàn toàn 133 34,46
Bú mẹ chủ yếu 95 24,61
Bú mẹ kết hợp 129 33,42
Phân bố nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
(N = 133)
1 tháng 2 1,50
2 tháng 3 2,26
3 tháng 4 3,01
4 tháng 2 1,50
5 tháng 17 12,78
≥ 6 tháng 105 78,95
Khi khảo sát cách bà mẹ cho bé bú sữa mẹ
chúng tôi ghi nhận có 4 cách bú mẹ: trẻ bú mẹ
hoàn toàn và trẻ được bú mẹ kết hợp chiếm tỷ lệ
cao nhất là 34,46% và 33,42%, kế đến trẻ được bú
mẹ chủ yếu chiếm 24,61%. Chúng tôi cũng ghi
nhận có 29 trường hợp trẻ hoàn toàn không
được bú sữa mẹ sau sinh.
Trong đó cách cho bú sữa mẹ được định
nghĩa như sau:
Bú sữa mẹ hoàn toàn: là khi trẻ chỉ bú sữa
mẹ trực tiếp hoặc gián tiếp (vắt sữa của mẹ hoặc
của người phụ nữ khác) và không dùng bất cứ
loại thức ăn nước uống nào khác, ngoại trừ
vitamin, khoáng chất và thuốc chữa bệnh.
Bú sữa mẹ chủ yếu: khi trẻ nhận được nguồn
dinh dưỡng chủ yếu từ sữa mẹ. Nghĩa là ngoài
sữa mẹ, trẻ có thể dùng thêm chất lỏng như nước
lọc, nước trái câycác loại thức uống không có
chất dinh dưỡng, không kèm sữa công thức.
Bú mẹ kết hợp: là khi trẻ nhận được nguồn
dinh dưỡng từ sữa mẹ và bổ sung thêm các loại
sữa khác ngoài sữa mẹ hoặc ăn dặm trước 6
tháng.
Không bú sữa mẹ: khi trẻ nhận được nguồn
dinh dưỡng hoàn toàn từ sữa ngoài, không nhận
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 170
từ sữa mẹ hoặc bà mẹ bắt đầu ngưng cho con bú
mẹ trong vòng 1 tuần đầu sau sinh.
Bú sữa mẹ: khi trẻ được bú sữa mẹ trực tiếp
hoặc gián tiếp.
Tuy nhiên, trong nhóm bà mẹ cho trẻ bú sữa
mẹ hoàn toàn chỉ có 105/133 trường hợp vẫn tiếp
tục NCBSM hoàn toàn 6 tháng. Như vậy tỷ lệ
NCBSM hoàn toàn đến 6 tháng trong nghiên cứu
của chúng tôi là 105/386 trường hợp chiếm 27,2%
dân số nghiên cứu với KTC 95%: 22,7-31,7.
Bảng 4. Các vấn đề khi nuôi con bằng sữa mẹ (N =
386).
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Thời điểm bắt đầu bú sữa mẹ
Không 29 7,51
Trong 1 giờ đầu 149 38,60
1- 48 giờ đầu 176 45,60
Sau 48 giờ sau sinh 32 8,29
Lý do bú trễ
Mệt và đau 62 16,06
Không có sữa 63 16,32
Không cho bú 5 1,3
Bé dưỡng nhi 84 21,76
Bé không biết bú 6 1,55
Lý do khác 17 4,40
Bé bú sớm 149 38,69
Nhân viên y tế hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ
Không 25 6,48
Có 361 93,52
Mẹ tự vắt sữa
Không 186 48,19
Có 200 51,81
Vắt sữa tại nơi làm việc khi đi làm trước 6 tháng sau sinh
Không 39 10,1
Có 38 9,84
Chưa đi làm 309 80,05
Thời gian đi làm lại sau sinh
≤ 6 tháng 77 19,95
> 6 tháng 243 62,95
Ở nhà 66 17,10
Mẹ mắc bệnh về vú thời kỳ hậu sản
Không 232 60.10
Đau vú 46 11,92
Tắc sữa 73 18,91
Nứt vú 19 4,91
Áp xe vú 16 4,15
Có 92,49% trẻ trong nghiên cứu của chúng
tôi được bú sữa mẹ, nhưng chỉ 38,6% trẻ bắt đầu
được bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu và lý do
trẻ bắt đầu bú mẹ trễ thường gặp nhất là do bé
gởi dưỡng nhi, 21,76%.
Một trong những yếu tố quan trọng khi
NCBSM là bà mẹ có thực hiện vắt sữa hay
không, kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi
có tỷ lệ các bà mẹ có thực hiện vắt sữa (52%)
Ngoài ra trong nghiên cứu chúng tôi có 77 bà mẹ
phải đi làm sớm trước 6 tháng thì chỉ có 50%
trường hợp có thực hiện vắt sữa tại nơi làm việc
để đảm bảo nguồn sữa cho trẻ. Hầu hết bà mẹ
(80,05%) được nghỉ ở nhà đến hơn 6 tháng nên
có đủ thời gian cần thiết để thực hiện NCBSM
hoàn toàn 6 tháng đầu đời của trẻ.
Khi nuôi con bằng sữa mẹ, các bà mẹ có thể
gặp một số vấn đề về vú sau sinh, khoảng 60,1%
trường hợp.
Phân tích mối liên quan
Qua phân tích hồi quy đa biến mối liên quan
giữa các biến số và việc NCBSM hoàn toàn 6
tháng đầu chỉ còn 5 yếu tố liên quan có ý nghĩa
thống kê bao gồm:
Tuổi của bà mẹ > 35 tuổi giúp tăng khả năng
NCBSM hoàn toàn 6 tháng đầu lên 4,1 lần so với
nhóm bà mẹ có độ tuổi < 25 tuổi, với P < 0,05.
Nhóm bà mẹ đã từng NCBSM ≥ 24 tháng
trong những lần mang thai trước đây giúp tăng
khả năng NCBSM hoàn toàn 6 tháng đầu lên 7,13
lần so với nhóm bà mẹ trước đây chỉ NCBSM < 6
tháng, với P < 0,05.
So với nhóm trẻ được bú mẹ sớm trong 1 giờ
đầu sau sinh thì nhóm trẻ được cho bú mẹ trễ
sau 1 giờ sau sinh làm giảm khả năng NCBSM
hoàn toàn 6 tháng đầu 7,7 lần, với P<0,05.
Những bà mẹ có thực hành vắt sữa mẹ sẽ
giúp tăng khả năng NCBSM hoàn toàn 6 tháng
đầu lên 2,96 lần so với nhóm không vắt sữa
mẹ với P < 0,05. Bà mẹ đi làm lại trễ ≥ 6 tháng
giúp tăng khả năng NCBSM hoàn toàn lên 2,18
lần so với những bà mẹ đi làm lại sớm < 6
tháng, với P < 0,05.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 171
Bảng 5. Mối liên quan giữa các yếu tố và nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng
Biến số BMHT 6 tháng (N = 105) Không BMHT 6 tháng (N=281) PR* KTC 95% P
*
Nhóm tuổi
< 25t 5 (17,24) 24 (82,76) 1
25 - 35t 87 (26,93) 236 (73,07) 1,99 0,63-6,28 0,243
> 35t 13 (38,24) 21 (61,76) 4,10 1,01-16,6 0,048
Thời gian cho con bú lần trước
< 6 tháng 4 (12,12) 29 (87,88) 1
6 - < 12tháng 19 (36,54) 33 (63,46) 2,60 0,72-9,37 0,145
12 - < 24tháng 18 (32,14) 38 (67,86) 3,31 0,93-11,8 0,066
≥ 24 tháng 3 (42,86) 4 (57,14) 7,13 1,02-49,7 0,047
Sinh lần đầu 61 (25,63) 177 (74,37) 2,30 0,71-7,39 0,163
Thời điểm bắt đầu bú
≤ 1 giờ đầu 70 (46,98) 79 (53,02) 1
> 1 giờ đầu 35 (14,77) 202 (85,23) 0,13 0,06-0,32 0,000
Mẹ tự vắt sữa
Không 34 (18,28) 152 (81,72) 1
Có 71 (35,5) 129 (64,5) 2,96 1,63-5,37 0,000
Thời gian mẹ đi làm lại
< 6 tháng 14 (18,18) 63 (81,82) 1
≥ 6 tháng 67 (27,57) 176 (72,43) 2,18 1,03-4,62 0,041
Mẹ ở nhà 24 (36,36) 42 (63,64) 1,72 0,71-4,19 0,233
*Multivariate Logistic Regression
BÀN LUẬN
Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng
đầu
Tỷ lệ NCBSM hoàn toàn 6 tháng đầu sau
sinh trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn
mong đợi. Mặc dù vậy, tỷ lệ NCBSM hoàn toàn 6
tháng đầu ở nghiên cứu của chúng tôi lại cao
hơn nhiều so với các nghiên cứu tại TP.HCM
trước đó. Theo nghiên cứu được công bố năm
2014 OCED phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới về
tỷ lệ NCBSM hoàn toàn 6 tháng đầu ở các nước
Châu Á, tỷ lệ của Việt Nam vào năm 2011 là
17%, thấp thứ 3 trong số 22 nước tham gia
nghiên cứu(9). Báo cáo này cũng nêu ra yếu tố
góp phần dẫn tới tỷ lệ thấp như vậy là thiếu sự
hỗ trợ từ bệnh viện, từ các thực hành chăm sóc,
các chính sách và thái độ của bà mẹ cho rằng
mình không đủ sữa cho trẻ bú. Nghiên cứu định
tính của tác giả Almroth, S. và Quang, N. D tiến
hành năm 2008(1), phỏng vấn sâu 118 đối tượng
bao gồm cha, mẹ, ông bà, người lớn tuổi và nhân
viên y tế ở thành thị và nông thôn miền Nam
nước ta đã rút ra được một số nguyên nhân làm
cho việc NCBSM hoàn toàn tại nước ta trở lên
không phổ biến như: sự hiểu biết kém và ít được
đánh giá cao về NCBSM của ngay cả nhân viên y
tế và những người được phỏng vấn rằng
NCBSM là cách tốt nhất cho dinh dưỡng của trẻ
6 tháng đầu đời, việc bắt đầu cung cấp nước sớm
cho trẻ như là qui tắc và đa số trẻ được cung cấp
thêm sữa và nước kèm theo sữa mẹ, tuy nhiên
khi người mẹ đi làm họ cũng tìm cách để không
cản trở việc NCBSM hoàn toàn.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn
các tác giả khác tại TP.HCM có thể là do:
Đối tượng nghiên cứu chúng tôi chủ yếu cư
ngụ ở khu vực trung tâm thành phố, các bà mẹ
chọn sanh ở BVPSMK đa phần từ quận Tân
Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp, Quận
1 đây là các quận có nền kinh tế phát triển và
mức sống cao.
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có trình
độ văn hóa đa phần trên cấp III (92,49%).
Nghề nghiệp phổ biến nhất trong nghiên
cứu chúng tôi là công nhân viên chức, đây là
một yếu tố thuận lợi cho việc tiếp cận thông
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 172
tin về chăm sóc sức khỏe cũng như vấn đề
chăm sóc trẻ em.
Tại bệnh viện chúng tôi nghiên cứu,
thường xuyên có các lớp tư vấn NCBSM trước
sinh, khuyến khích bú sớm và da kề da ngay
sau sinh thường và điều trị, xử trí các vấn đề
về vú sau sinh.
Tuy nhiên, tỷ lệ của chúng tôi vẫn không cao
so với các nước khác trong khu vực Châu Á.
Như vậy việc NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng
đầu tại TP.HCM cũng như tại Việt Nam đang
gặp khó khăn khiến cho tỷ lệ này không cao dù
có cả chính sách hỗ trợ về thời gian nghỉ hậu sản
và điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi. Từ đó đưa
ra câu hỏi nguyên nhân thật sự của khó khăn
trong NCBSM ở TP.HCM là gì.
Khi nghiên cứu mối liên quan giữa thực
hành vắt sữa mẹ và tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ
hoàn toàn 6 tháng, nghiên cứu của chúng tôi đã
chỉ ra rằng những bà mẹ có thực hành vắt sữa
mẹ sẽ giúp tăng khả năng NCBSM hoàn toàn 6
tháng đầu lên 2,96 lần so với nhóm không vắt
sữa mẹ. So với nghiên cứu của tác giả Tôn Thị
Anh Tú chỉ có 37,26% bà mẹ đồng ý với thái độ
vắt sữa do các bà mẹ sợ sữa lấy ra lạnh, dễ
nhiễm khuẩn, bé bú không tốt. Một nghiên cứu
khác của tác giả Mai Ngọc Xuân cũng cho thấy
bà mẹ có vắt sữa dự trữ có tỉ lệ trẻ bú mẹ hoàn
toàn 6 tháng gấp 1,31 lần (p<0,001). Các bà mẹ
trong nghiên cứu của chúng tôi đa số lại là có
con lần đầu nhưng tỷ lệ biết vắt sữa và trữ sữa
mẹ khá cao 51,8% là dấu hiệu thuận lợi cho việc
thực hiện NCBSM hoàn toàn 6 tháng đầu. Sự
khác biệt này có thể là do chúng tôi có lớp tập
huấn và tờ rơi về NCBSM trong đó có mục bảo
quản và dự trữ sữa.
Các vấn đề thường gặp khi nuôi con bằng sữa
mẹ
Khi so sánh với các nghiên cứu khác, tỷ lệ trẻ
bắt đầu bú mẹ sớm trong nghiên cứu của chúng
tôi cao hơn các nghiên cứu tương tự ở TPHCM
như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thi Nguyên
Thảo(4) tiến hành tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
(30%), tác giả Mai Ngọc Xuân(3) tiến hành tại
Bệnh viện Nhi Đồng 2 (24%) và tác giả Đinh Thị
Hải Yến(2) tiến hành tại Củ Chi (28%), tuy nhiên
tỷ lệ này lại thấp hơn so với nghiên cứu của tác
giả Tôn Thị Anh Tú(6) tiến hành tại Bệnh viện
Nhi Đồng 1 (69%) và số liệu toàn quốc từ Viện
Dinh Dưỡng Quốc Gia (62%).
Theo bảng kết quả nghiên cứu như trên của
tác giả Takahashi và cộng sự(5) công bố tháng 3
năm 2017, tỷ lệ bắt đầu bú mẹ sớm sau sinh tại
Việt Nam là 63,9% đứng thứ 4 trong 9 nước
Châu Á tham gia nghiên cứu và đứng thứ 9
trong tổng số 24 nước tham gia nghiên cứu. Từ
các số liệu về tỷ lệ trẻ bắt đầu bú mẹ sớm ở
nghiên cứu trên, nghiên cứu của chúng tôi và các
nghiên cứu khác tại TP.HCM cho thấy khoảng
cách tỷ lệ trẻ bắt đầu bú sớm ở các nghiên cứu tại
TP.HCM còn quá xa so với tỷ lệ của toàn quốc và
các nước khác. Đây là vấn đề cần được xem xét,
tìm nguyên nhân và hỗ trợ chặt chẽ ở các Bệnh
Viện trong TP.HCM, thúc đẩy thực hiện tập
huấn nhân viên y tế và có các chương trình chăm
sóc hướng dẫn cụ thể từ trước sinh và sau sinh
về NCBSM hoàn toàn và triển khai được hầu hết
các Bệnh Viện trong TP.HCM thực hiện 3
khuyến cáo toàn cầu về NCBSM: da kề da ngay
sau sinh dù sinh ngả âm đạo hay sinh mổ, hỗ trợ
trẻ bắt đầu bú mẹ sớm và hướng dẫn khuyến
khích bà mẹ NCBSM hoàn toàn 6 tháng đầu đời.
Tại BVMK luôn có tập huấn nội bộ nhân viên
hàng năm về NCBSM và tăng cường phổ biến
kiến thức về NCBSM từ phòng khám thai đến
các khoa có bà mẹ và trẻ nội trú nên hầu hết các
bà mẹ trong nghiên cứu của chúng tôi được
nhân viên y tế hướng dẫn NCBSM (93,52%).
Nhưng phải chăng sự giúp đỡ vẫn chưa đủ
chuyên nghiệp, chưa đồng bộ giữa các khoa
hoặc chưa thuyết phục được các bà mẹ có niềm
tin vào việc NCBSM hoàn toàn 6 tháng đầu, do
đó tỷ lệ này ở nghiên cứu của chúng tôi không
cao và các bà mẹ dễ dàng tìm đến sữa công thức
khi mà lý do không đủ sữa hoặc không có sữa
mẹ cho trẻ chiếm tỷ lệ cao nhất 45,2%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 173
Ưu điểm và nhược điểm
Đây là nghiên cứu không tốn nhiều kinh phí
và thời gian thực hiện nên mang tính khả thi cao,
dễ thực hiện trong môi trường bệnh viện và
ngoài cộng đồng.
Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi vẫn còn
một số hạn chế. Thiết kế cắt ngang là thiết kế
phù hợp để xác định một tỷ lệ bệnh đang lưu
hành trong dân số nhưng chỉ xác định các yếu tố
liên quan mà không đánh giá chính xác nguy cơ
của các phơi nhiễm. Việc chọn mẫu tại khoa
khám Nhi của Bệnh Viện, nơi đa số trẻ được sinh
ra tại viện đến khám và tiêm ngừa tuy nhiên
chưa đại diện tuyệt đối cho dân số trẻ sinh tại
Bệnh Viện MêKông vì còn hơn 50% trẻ sinh ra
không tiêm ngừa tại viện. Biến số mang tính chủ
quan như mất ngủ, lo lắng, kích thích sau sanh,
không thể đo lường chính xác được nên chúng
tôi phải chấp nhận thu thập dựa trên đánh giá
chủ quan của đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu
thu thập số liệu bằng hình thức phỏng vấn thông
qua bảng câu hỏi soạn sẵn nên người phỏng vấn
không quan sát trực tiếp mà chỉ ghi nhận lại
thông tin thông qua việc nhớ lại của các bà mẹ.
Như vậy sai lệch nhớ lại có thể xảy ra khi các bà
mẹ không nhớ chính xác thông tin.
KIẾN NGHỊ
Qua kết quả và mối liên quan ghi nhận
được từ nghiên cứu chúng tôi có một số kiến
nghị để nâng cao tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ
hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Hướng dẫn cách
vắt sữa và dự trữ sữa cho các bà mẹ cho con
bú. Tạo điều kiện thuận lợi để các bà mẹ có thể
vắt sữa và dự trữ sữa ở nơi làm việc, giúp đỡ
và hướng dẫn các bà mẹ bú sớm trong 1 giờ
sau sanh, tạo điều kiện để các bà mẹ được
nghỉ hậu sản ≥ 6 tháng sau sanh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Almroth S, Arts M, Quang ND, Hoa PT, Williams C (2008).
“Exclusive breastfeeding in Vietnam: an attainable goal”. Acta
Paediatr, 97(8):pp.1066-9.
2. Đinh Thị Hải Yến (2014). “Những yếu tố ảnh hưởng đến hành
vi nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tại
TP.HCM”. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, Dịch vụ y tế. Đại học Y
Dược thành phố Hồ Chí Minh.
3. Mai Ngọc Xuân (2014). “Tỉ lệ trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu và các yếu tố liên quan của bệnh nhi đến khám tại
Bệnh viện Nhi Đồng 2 Thành Phố Hồ Chí Minh”. Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ, Dịch vụ y tế. Đại Học Y Dược Tp. HCM.
4. Nguyễn Thị Nguyên Thảo (2014). “Khảo sát tình hình nuôi con
bằng sữa mẹ hoàn toàn và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng
công thức cho con trong 6 tháng đầu ở bệnh nhi nhập viện
Bệnh viện Nhi Đồng 1”. Luận văn tốt nghiệp Thạc Sỹ Y Khoa. Đại
Học Y Dược Tp. HCM.
5. Takahashi K, Ganchimeg T, Ota E, Vogel JP, Souza JP, et al
(2017). “Prevalence of early initiation of breastfeeding and
determinants of delayed initiation of breastfeeding: secondary
analysis of the WHO Global Survey”. Sci Rep, 7:pp.44868.
6. Tôn Thị Anh Tú, Nguyễn Thu Tịnh (2011). “Kiến thức – thái độ
- thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con
dưới 6 tháng tuổi tại bệnh viện nhi đồng I từ 1/12/2009 đến
30/4/2010”. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 15(1):pp.186-191.
7. Victora CG, Bahl R, Barros AJ, Franca GV, Horton S, et al.
(2016). “Breastfeeding in the 21st century: epidemiology,
mechanisms, and lifelong effect”. The Lancet, 387(10017):pp.475-
90.
8. WHO/UNICEF (1990). “Protecting, promoting and supporting
breastfeeding: the special role of maternity services. A joint
WHO/UNICEF statement”. Int J Gynaecol Obstet, 31(1):pp.171-
83.
9. World Health Organization (WHO) and Organisation for
Economic Co-operation and Development (OECD)(2014).
“Health at a Glance: Asia/Pacific 2014. Country note: Viet Nam.
Infants exclusively breastfed for first 6 months of life”. URL:
https://www.oecd.org/countries/vietnam/Health-at-
a-Glance-Asia-Pacific-2014-Note-VIETNAM.pdf
(Access 10.10.2017).
Ngày nhận bài báo: 01/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 166_2_9723_2164492.pdf