Tỷ lệ nhiễm và tính gia đình của bệnh giun kim ở trẻ học mẫu giáo

Tài liệu Tỷ lệ nhiễm và tính gia đình của bệnh giun kim ở trẻ học mẫu giáo: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 19 TỶ LỆ NHIỄM VÀ TÍNH GIA ĐÌNH CỦA BỆNH GIUN KIM Ở TRẺ HỌC MẪU GIÁO Lưu Mỹ Phụng*, Nhữ Thị Hoa*, Tăng Kim Hồng** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm và tính gia đình của bệnh giun kim ở trẻ mẫu giáo xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM, năm học 2012 – 2013. Đối tượng-Phương pháp: Cắt ngang mô tả, chẩn đoán giun kim bằng kỹ thuật Graham. Tính gia đình của bệnh được đánh giá dựa trên tỷ lệ các gia đình có ít nhất một thành viên bị nhiễm, mức độ nặng của tính gia đình (tỷ lệ gia đình có ≥ 50% số thành viên bị nhiễm) và các yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm của gia đình trẻ bệnh. Kết quả: 23,8% trẻ mẫu giáo nhiễm giun kim. Có 29,5% gia đình trẻ bệnh có thành viên đồng nhiễm, trong đó nhiễm nặng chiếm 39,4%, nhóm người nhà ≤ 10 tuổi nhiễm nhiều hơn nhóm > 10 tuổi (p < 0,03). Tỷ lệ dương tính lần lượt tăng 9,85...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ nhiễm và tính gia đình của bệnh giun kim ở trẻ học mẫu giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 19 TỶ LỆ NHIỄM VÀ TÍNH GIA ĐÌNH CỦA BỆNH GIUN KIM Ở TRẺ HỌC MẪU GIÁO Lưu Mỹ Phụng*, Nhữ Thị Hoa*, Tăng Kim Hồng** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm và tính gia đình của bệnh giun kim ở trẻ mẫu giáo xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM, năm học 2012 – 2013. Đối tượng-Phương pháp: Cắt ngang mô tả, chẩn đoán giun kim bằng kỹ thuật Graham. Tính gia đình của bệnh được đánh giá dựa trên tỷ lệ các gia đình có ít nhất một thành viên bị nhiễm, mức độ nặng của tính gia đình (tỷ lệ gia đình có ≥ 50% số thành viên bị nhiễm) và các yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm của gia đình trẻ bệnh. Kết quả: 23,8% trẻ mẫu giáo nhiễm giun kim. Có 29,5% gia đình trẻ bệnh có thành viên đồng nhiễm, trong đó nhiễm nặng chiếm 39,4%, nhóm người nhà ≤ 10 tuổi nhiễm nhiều hơn nhóm > 10 tuổi (p < 0,03). Tỷ lệ dương tính lần lượt tăng 9,85 và 6,1 lần ở các thành viên có thói quen mút tay, cắn móng tay ≤ 10 tuổi và > 10 tuổi (p < 0,004 và p < 0,009). Trẻ bệnh không rửa hậu môn mỗi sáng sớm làm tăng khả năng nhiễm cho các thành viên ≤ 10 tuổi trong gia đình, nhưng không liên quan đến nhóm > 10 tuổi. Nếu trẻ bệnh được mẹ trực tiếp chăm sóc sẽ giảm được sự lây nhiễm trong gia đình (OR = 0,27, p < 0,03). Kết luận và đề xuất: tỷ lệ nhiễm ở trẻ mẫu giáo và đồng nhiễm trong gia đình khá cao chứng tỏ việc kiểm soát nhiễm giun kim không chỉ giới hạn ở trẻ mẫu giáo, trường mẫu giáo mà đòi hỏi sự tham gia tích cực hơn nữa từ các thành viên sinh hoạt trong cùng không gian với trẻ bệnh. Do đó, nên cung cấp thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng về bệnh giun kim nhằm đưa kiến thức phòng ngừa giun kim trở thành kiến thức phổ biến cho người dân, từng bước loại trừ bệnh. Từ khóa: tính gia đình, giun kim. ABSTRACT PREVALENCE AND FAMILIAL CHARACTER OF ENTEROBIASIS AMONG KINDERGARTEN CHILDREN IN TAN AN HOI COMMUNE, CU CHI DISTRICT, HO CHI MINH CITY, 2012 Luu My Phung, Nhu Thi Hoa, Tang Kim Hong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 3- 2018: 19 - 25 Objective: To determine prevalence and familial character of enterobiasis among kinder garden children in Tan An Hoi Commune, Cu Chi District, Ho Chi Minh City from September 2012 to December 2012. Method: A descriptive and cross sectional study. Enterobiasis was diagnosed via Graham’s technique. The familial character of enterobiasis was assessed via proportion of families having at least one member infected, the strength of familial character (rate of families with ≥ 50% of family members infected) and factors related to the infection within the household were also studied. Result: Prevalence rate among kindergarten children is 23.8%. About 29.5% of families of infected kindergarten children have at least one other member co-infected, of whom 39.4% are heavily infected, prevalence * Bộ môn Ký Sinh – Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ** Bộ môn Dịch tễ học cơ bản – Dân số học – Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: BS. Lưu Mỹ Phụng ĐT: 0907580948 Email: luu.myphung@yahoo.com.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 20 in family members of ≤ 10 years old is higher than that of the rest (p < 0.03). Positivity among members of ≤ 10 years and those > 10 years of age with habit of finger sucking, nail biting are 9.85 (p < 0.004) and 6.1 times (p < 0.009) as high as those without this behavior, respectively. The act of not washing the anal area every early morning in the infected kindergarten kids will increase the infectivity to household members of ≤ 10 year old. but not to the > 10 year old group. If the children with enterobiasis are directly cared by their mother, then transmission to their family members will be lower (OR = 0.27, p < 0.03). Conclusion and recommendations: Relatively high prevalence in kindergarten children and co-infection among their family members imply that pinworm control must not be restricted to kindergarten children, but active participation from household members of the infected children is also needed. Therefore, dissemination of knowledge on pinworm prevention to communities via mass media is necessary in order to gradually eliminate the disease. Key words: familial, enterobiasis. ĐẶT VẤN ĐỀ Giun kim Enterobius vermicularis là loại giun hình ống ký sinh ở ruột già. Sự phổ biến của bệnh trong cộng đồng, đặc biệt ở trẻ mẫu giáo, đã cho phép xem bệnh giun kim là một vấn đề sức khoẻ cần được quan tâm. Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm giun kim dao động từ 4,49% – 47%, có vùng lên đến 73,5%, chủ yếu tập trung ở nhóm 3 - 6 tuổi(4,7,8). Sự phổ biến rộng rãi của bệnh xuất phát từ chu trình phát triển trực tiếp ngắn của giun kim: trứng giun kim chứa sẵn phôi nên có khả năng lây nhiễm ngay, thêm vào đó trứng được đẻ ở rìa hậu môn nên dễ phát tán trong không gian sinh hoạt của bệnh nhân đồng thời có khả năng lây nhiễm rất cao vào các thành viên trong gia đình và đặc điểm này dẫn đến tính gia đình của bệnh. Việc khảo sát tính gia đình sẽ góp phần không nhỏ trong việc kiểm soát bệnh giun kim. Các khảo sát về nhiễm giun kim trên trẻ học mẫu giáo tại huyện Củ Chi năm 2008 và 2009 đã ghi nhận tỷ lệ dương tính lần lượt là 22,75% và 30,7%, trong đó bao gồm xã Tân An Hội(5,3), mặc dù chiến lược xổ giun định kỳ đã được áp dụng mỗi 6 tháng tại các trường mẫu giáo. Vì thế, bên cạnh những bất cập về điều kiện vệ sinh, về kiến thức liên quan đến nhiễm giun kim vẫn còn tồn đọng trong cộng đồng xã Tân An Hội, không thể không nghĩ đến tính gia đình/tập thể của bệnh. Vậy tính gia đình được thể hiện ra sao đối với tỷ lệ nhiễm giun kim tại xã Tân An Hội? Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Xác định tỷ lệ nhiễm và tính gia đình của bệnh giun kim ở trẻ mẫu giáo xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM, năm học 2012 – 2013. Mục tiêu chuyên biệt Xác định tỷ lệ nhiễm giun kim ở trẻ học mẫu giáo tại xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, TP. HCM, năm học 2012 – 2013. Xác định tỷ lệ nhiễm giun kim ở các thành viên trong gia đình có trẻ mẫu giáo bị nhiễm giun kim tại xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, TP. HCM, năm học 2012 – 2013. Xác định các yếu tố liên quan đến tính gia đình của bệnh giun kim ở trẻ mẫu giáo xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh, năm học 2012 – 2013. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Trẻ học tại tất cả các trường mẫu giáo xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, TP. HCM năm học 2012-2013. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Các bước tiến hành Chuẩn bị dụng cụ, tập huấn. Họp phụ huynh. Tiến hành xét nghiệm cho trẻ mẫu giáo. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 21 Phát và thu bảng thu thập thông tin cho gia đình trẻ bệnh, lấy mẫu Graham cho gia đình trẻ bệnh. Trả kết quả cho gia đình trẻ bệnh. Điều trị cho trẻ mẫu giáo và gia đình trẻ bệnh. Xử lý số liệu Phần mềm Stata 10.0. Thống kê mô tả: tần số, tỷ lệ đối với các biến định tính. Thống kê phân tích: với độ tin cậy 95%, phép kiểm χ2 để khảo sát mối liên quan của từng yếu tố thuận lợi đến tính gia đình của bệnh. Thể hiện mức độ khác biệt bằng OR. Phân tích hồi quy logistic để khử nhiễu khi xét các yếu tố liên quan đến tính gia đình của bệnh. KẾT QUẢ Tỷ lệ nhiễm Tỷ lệ nhiễm giun kim ở trẻ học mẫu giáo tại xã Tân An Hội là 23,8%. Tỷ lệ nhiễm giun kim ở các thành viên trong gia đình có trẻ nhiễm giun kim Đối với gia đình của trẻ mẫu giáo bị nhiễm giun kim, 29,5% hộ có ít nhất 1 thành viên cùng bị nhiễm giun kim trong đó khoảng 39,4% hộ có ≥ 50% mẫu Graham dương tính. Đối với các thành viên trong gia đình trẻ bệnh, tỷ lệ các thành viên dưới 10 tuổi nhiễm giun kim (25,4%) nhiều hơn các thành viên trên 10 tuổi (13,9%) với p < 0,03. Sự phân bố tính gia đình theo hành vi của các thành viên trong gia đình trẻ bệnh Bảng 1: Phân tích đơn biến sự phân bố tính gia đình theo hành vi của các thành viên ≤ 10 tuổi trong gia đình trẻ bệnh (n = 63). Nhiễm / ≤ 10 tuổi Kiểm định χ 2 (+) (-) p OR [KTC 95%] Mút tay, cắn móng tay Có 10 (58,8) 07 (41,2) 0,0002 9,5 [2,2-42,3] Không 06 (13,0) 40 (87,0) Ngậm đồ chơi Có 05 (55,6) 04 (44,4) 0,02 4,9 [0,9-28,3] Không 11 (20,4) 43 (79,6) Rửa tay trước khi ăn Không 05 (62,5) 03 (37,5) 0,01 6,7 [1,1-47,8] Có 11 (20,0) 44 (80,0) Rửa hậu môn buổi sáng Không 06 (42,9) 08 (57,1) 0,09 2,9 [0,7-12,2] Có 10 (20,4) 39 (79,6) Tẩy giun Thường xuyên (-) 12 (25,0) 36 (75,0) 0,9 0,9 [0,2-4,7] Thường xuyên (+) 04 (26,7) 11 (73,3) Bảng 2: Phân tích đa biến mối liên quan giữa tính gia đình và các hành vi nguy cơ của các thành viên ≤ 10 tuổi trong gia đình (n = 63). Tình trạng nhiễm giun của trẻ ≤ 10 tuổi OR p [KTC 95%] Mút tay, cắn móng tay 9,85 0,004 [2,1 – 46,1] Ngậm đồ chơi 2,79 0,30 [0,4 – 19,2] Rửa tay trước khi ăn 2,60 0,33 [0,4 – 18,1] Rửa hậu môn 1,64 0,57 [0,3 – 9,3] Tẩy giun 2,83 0,26 [0,5 – 17,3] Phân tích đơn biến sự phân bố tính gia đình trên các thành viên ≤ 10 tuổi sống chung với trẻ bệnh cho thấy hành vi mút tay - cắn móng tay, không rửa tay trước khi ăn làm tăng nhiễm giun kim gấp 9,5 và 6,7 lần so với các nhóm còn lại. Chưa tìm thấy mối liên quan với các hành vi khác. Kết quả phân tích đa biến chỉ phát hiện sự liên quan giữa tỷ lệ nhiễm với hành vi mút tay - cắn móng tay của các thành viên ≤ 10 tuổi trong gia đình trẻ bệnh, cao gấp 9,85 lần so với trẻ ≤ 10 tuổi không có hành vi trên (p < 0,004). Các hành vi khác chưa thể hiện sự khác biệt giữa các nhóm. Chưa tìm thấy sự khác biệt về sự phân bố tính gia đình theo hành vi của các thành viên > 10 tuổi sống chung với trẻ bệnh. Nhưng khi kiểm soát các yếu tố rửa tay trước ăn, rửa hậu môn và tẩy giun định kỳ, tính gia đình tăng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 22 gấp 6,1 lần ở nhóm thành viên > 10 tuổi có thói quen cắn móng tay so với nhóm > 10 tuổi còn lại (p < 0,009). Bảng 3: Phân tích đa biến mối liên quan giữa tính gia đình và hành vi của các thành viên > 10 tuổi trong gia đình trẻ bệnh (n = 194). Tình trạng nhiễm giun của các thành viên > 10 tuổi OR p [KTC 95%] Cắn móng tay 6,10 0,009 [1,6 – 23,6] Rửa tay trước khi ăn 1,59 0,52 [0,4 – 6,4] Rửa hậu môn 0,67 0,46 [0,2 – 1,9] Tẩy giun 2,51 0,14 [0,7 – 8,5] Các yếu tố liên quan đến tính gia đình của nhiễm giun kim Sự phân bố tính gia đình theo các đặc điểm của trẻ bệnh (trẻ mẫu giáo bị nhiễm giun kim) Khi kiểm soát các thuộc tính lớp, giới, phân hiệu, học vấn người chăm sóc và số người trong gia đình trẻ mẫu giáo bị nhiễm giun kim, nếu người chăm sóc trẻ không phải là mẹ, tỷ lệ nhiễm trong gia đình sẽ tăng gấp 3,77 lần những gia đình có trẻ mẫu giáo dương tính được mẹ chăm sóc (bảng 4). Trong phân tích đa biến, nếu không rửa hậu môn mỗi buổi sáng cũng như không tẩy giun định kỳ cho trẻ mẫu giáo, tỷ lệ nhiễm trong gia đình sẽ lần lượt gấp 2,68 và 2,82 lần so với các gia đình có trẻ bệnh nhưng được vệ sinh vùng hậu môn thường xuyên và tẩy giun định kỳ (bảng 5). Khi kiểm soát vấn đề tẩy giun, những trẻ mẫu giáo bị nhiễm giun kim nhưng không rửa hậu môn mỗi sáng, khả năng nhiễm cho anh chị em ≤ 10 tuổi trong nhà cao gấp 4,8 lần so với nhóm có vệ sinh vùng hậu môn (bảng 6). Bảng 4: Phân tích đa biến mối liên quan giữa tính gia đình và các thuộc tính của trẻ bệnh (n = 112). Tình trạng nhiễm giun của gia đình trẻ bệnh phân bố theo OR p [KTC 95%] Lớp 0,44 0,15 [0,1 – 1,4] Giới 0,47 0,11 [0,2 – 1,2] Phân hiệu 0,78 0,57 [0,3 – 1,9] Người chăm sóc 3,77 0,03 [1,2 – 12,2] Học vấn người chăm sóc 0,58 0,32 [0,2 – 1,7] Số người trong gia đình 0,93 0,88 [0,4 – 2,4] Bảng 5: Phân tích đa biến mối liên quan giữa tính gia đình và thực hành ở trẻ bệnh (n = 112). Tình trạng nhiễm giun của gia đình trẻ bệnh OR p [KTC 95%] Trẻ bệnh không được rửa hậu môn/ sáng 2,68 0,037 [1,1 – 6,7] Trẻ bệnh không được tẩy giun 2,82 0,034 [1,1 – 7,3] Bảng 6: Phân tích đa biến mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm trong nhóm các thành viên ≤ 10 tuổi với thực hành ở trẻ bệnh (TB) (n = 63). Tình trạng nhiễm giun ở các thành viên ≤ 10 tuổi OR p [KTC 95%] Trẻ bệnh không được rửa hậu môn/ sáng 4,80 0,03 [1,2 – 19,3] Trẻ bệnh không được tẩy giun 2,93 0,15 [0,7 – 12,8] Sự phân bố tính gia đình theo đặc điểm sinh hoạt của gia đình trẻ bệnh Không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ nhiễm của tính gia đình với các biến nền nhà, cách thức vệ sinh nhà và tình trạng ngủ chung của trẻ. Tỷ lệ nhiễm của tính gia đình ở nhóm không giặt chăn gối, không rửa đồ chơi và không cắt móng tay cho bé thường xuyên lần lượt cao gấp 3,3 lần (p = 0,007), 2,8 (p = 0,02) và 3,4 lần (p = 0,02) so với gia đình giặt chăn gối, rửa đồ chơi và cắt móng tay cho bé thường xuyên (bảng 7). Bảng 7: Phân tích đơn biến mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm trong gia đình với các đặc điểm sinh hoạt của gia đình trẻ bệnh (n =112) Gia đình bị nhiễm Kiểm định χ 2 (+) (-) p OR [KTC 95%] Nền nhà Khác gạch bông 09 (30,0) 21 (70,0) 0,94 1,04 [0,4-2,8] Gạch bông 24 (29,3) 58 (70,7) Ngủ chung giường Có 32 (29,1) 78 (70,9) 0,50 0,4 [0,005-33,2] Không 01 (50,0) 01 (50,0) Vệ sinh nhà Quét trước lau 33 (29,7) 78 (70,3) 0,52 kxđ * Lau trước quét 00 (0,00) 1 (100,0) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 23 Gia đình bị nhiễm Kiểm định χ 2 (+) (-) p OR [KTC 95%] Giặt chăn gối Thường xuyên (-) 15 (48,4) 16 (51,6) 0,007 3,3 [1,2-8,6] Thường xuyên (+) 18 (22,2) 63 (77,8) Rửa đồ chơi Thường xuyên (-) 15 (45,5) 18 (54,5) 0,02 2,8 [1,1-7,3] Thường xuyên (+) 18 (22,8) 61 (77,2) Cắt móng tay Thường xuyên (-) 10 (52,6) 09 (47,4) 0,02 3,4 [1,1-10,6] Thường xuyên (+) 23 (24,7) 70 (75,3) * kxđ: không xác định Khi phân tích đa biến, tính gia đình chưa thể hiện mối liên quan về mặt thống kê đối với các đặc điểm sinh hoạt của gia đình trong nhiễm giun kim. BÀN LUẬN Tỷ lệ nhiễm giun kim ở trẻ học mẫu giáo Khảo sát cho thấy 23,8% trẻ mẫu giáo tại xã Tân An Hội có mẫu Graham dương tính, tương tự báo cáo của Lương Thúy Vân năm 2008 (22,75%), Hồ Quốc Cường và Nguyễn Trương Tường Duy năm 2009 (23,8%)(5,3) cùng thực hiện tại Củ Chi, nhưng thấp hơn các kết quả ở Tây Nguyên. Sự khác biệt này có thể là do điều kiện vệ sinh trường lớp và vệ sinh cá nhân ở miền núi kém hơn(4,2). Ngoài ra, tiêu chuẩn chẩn đoán cũng tác động đến kết quả như Trương Quang Ánh thực hiện xét nghiệm giun kim 3 lần đã tìm thấy 39,49% trẻ dương tính, cao hơn kết quả khảo sát trong nghiên cứu(9). Một số trường hợp nhiễm giun kim nhưng chưa đến chu kỳ sinh sản, không thải trứng ở rìa hậu môn dẫn đến kết quả Graham âm tính giả. Theo GC Cook(1), quệt hậu môn 1 lần chỉ phát hiện 50% số trường hợp nhiễm giun kim trong khi quệt hậu môn 3 lần, tỷ lệ lên đến 90%. Tỷ lệ nhiễm giun kim của các thành viên trong gia đình có trẻ nhiễm giun kim (n = 257) Do đa số mẫu được thu thập từ các thành viên trên 10 tuổi (chủ yếu là cha, mẹ) nên ít nhiều làm giảm tỷ lệ nhiễm trong gia đình trẻ bệnh. Tỷ lệ này còn bị ảnh hưởng bởi chất lượng lam Graham do người nhà tự lấy mẫu vì vậy sai sót kỹ thuật là không thể tránh khỏi. Nghiên cứu cho thấy 29,5% hộ gia đình tham gia có ít nhất một thành viên dương tính trong đó 39,4% gia đình nhiễm nặng (hộ có ≥ 50% mẫu Graham dương tính). Khoảng 45,6% hộ gia đình có ≤ 50% thành viên trong nhà tham gia nghiên cứu. Các yếu tố này cho phép suy diễn 29,5% trong kết quả khảo sát là ước lượng non. Số liệu cho thấy sự vượt trội ở các thành viên 10 tuổi (25,4%) so với > 10 tuổi (13,9%) (p<0,03), phù hợp kết quả khảo sát của Pezzani tại Mansilla, Argentina: 29,12% đối tượng nhiễm giun kim, với 41,42% ở những người con, cao hơn 14,28% ở cha mẹ (p=0,001), trong đó mẹ nhiễm nhiều hơn bố do chăm sóc, gần gũi con hơn. Tính tập thể đã phản ánh logic cho đặc điểm trong chu trình phát triển của giun kim. Sự phân bố tính gia đình theo hành vi của các thành viên trong gia đình trẻ bệnh Đối với những thành viên ≤ 10 tuổi trong gia đình trẻ bệnh, kết quả phân tích đa biến trong bảng 2 kết luận nhóm trẻ ≤ 10 tuổi nếu có hành vi mút tay – cắn móng tay, sẽ có khả năng nhiễm giun kim cao gấp 9,85 lần so với trẻ không mút tay – cắn móng tay (p < 0,004). Trong gia đình có trẻ nhiễm giun kim, nếu vệ sinh cá nhân không đảm bảo, mầm bệnh sẽ phát tán khắp nơi, các trẻ nhỏ khác thường chơi chung, ăn chung, ngủ chung với trẻ bệnh, lại có thói quen mút tay, cắn móng tay, nên khả năng nhiễm bệnh là rất cao. Về hành vi rửa tay trước khi ăn, phân tích đơn biến (bảng 1) cho thấy sự khác biệt giữa nhóm có hoặc không rửa tay trước khi ăn với OR là 6,7 [1,1-47,8] (p < 0,01) nhưng không được ghi nhận trong phân tích đa biến. Tương tự, mối liên quan giữa nhiễm giun kim và các yếu tố ngậm đồ chơi, rửa hậu môn, tẩy giun của trẻ chưa được Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 24 phát hiện trong cả bảng đơn biến, đa biến (bảng 1 và bảng 2) và đều bộc lộ một điểm chung là khoảng tin cậy đều rộng, gợi ý đến sai số do cơ hội. Phải chăng cỡ mẫu chưa đủ để khảo sát vấn đề này? Kết quả phân tích đa biến, bảng 3, đã phát hiện khả năng nhiễm E. vermicularis ở những đối tượng > 10 tuổi cắn móng tay cao hơn nhóm còn lại 6,1 lần (p < 0,009). Khe giữa móng tay là “nơi trú ngụ khá kín đáo ”của trứng giun kim. Vì vậy, cắn móng tay sẽ tạo thuận lợi cho trứng giun kim xâm nhập vào đường tiêu hoá. Tỷ lệ và mật độ nhiễm ở các đối tượng > 10 tuổi không đáng kể, họ không giữ vai trò quan trọng trong việc phát tán trứng vào môi trường, qua đó việc rửa hậu môn mỗi sáng sớm cũng như việc tẩy giun định kỳ của họ sẽ không chi phối rõ ràng đến tình trạng nhiễm của chính họ; chủ yếu người lớn bị lây nhiễm mầm bệnh thải ra từ trẻ nhỏ. Hành vi mút tay – cắn móng tay của các thành viên trong gia đình trẻ bệnh có liên quan với tỷ lệ nhiễm của họ nhưng không thấy vai trò của ngậm đồ chơi. Có lẽ do xác suất trứng giun kim bám trên đồ chơi không cao như ở móng tay. Thật vậy, nghiên cứu tại trường mầm non Đại học Y Thái Nguyên, Phạm Thị Hiển đã phát hiện trứng giun kim hiện diện trong móng tay, sàn nhà, bàn ghế – đồ chơi với tỷ lệ lần lượt là 29,91%, 20%, 17,5%(6). Các yếu tố liên quan đến tính gia đình của nhiễm giun kim Sự phân bố tính gia đình theo các đặc điểm của trẻ bệnh (trẻ mẫu giáo bị nhiễm giun kim) Sau khi kiểm soát khả năng tương tác, gây nhiễu, bảng 4 đã phát hiện nếu trẻ bệnh không được mẹ chăm sóc trực tiếp, tính gia đình của bệnh giun kim sẽ tăng gấp 3,77 lần (p < 0,03). Sự chăm sóc của mẹ có thể chu đáo hơn như thường xuyên vệ sinh đồ ngủ, đồ chơi, tắm rửa cho trẻ mỗi sáng sẽ góp phần loại bỏ mầm bệnh, vì thế các thành viên khác ít bị lây nhiễm hơn. Các yếu tố về lớp, giới, phân hiệu thường mang tính thuận lợi cho việc lan truyền bệnh giữa các trẻ học chung trường, lớp hơn là việc nhiễm giữa các thành viên trong gia đình trẻ. Về trình độ học vấn của người chăm sóc, trình độ cao chưa hẳn đã hiểu biết đúng về cách phòng ngừa giun kim. Do chu trình phát triển đặc thù, các biện pháp phòng tránh các loại giun khác – đã được tuyên truyền rất nhiều – không hiệu quả đối với giun kim. Đường lây truyền của giun kim là hậu môn – tay – miệng hoặc hít trứng từ không khí, đồng thời sự phát tán mầm bệnh vào không gian sinh hoạt rất dễ dàng vì trứng bám ở rìa hậu môn. Vai trò quyết định trong việc cắt đường lan truyền bệnh giun kim là rửa hậu môn đều đặn mỗi sáng sớm. Kết quả phân tích đa biến (bảng 5) đã bộc lộ được tỷ lệ nhiễm trên người nhà của trẻ lần lượt tăng 2,68 và 2,82 lần nếu việc rửa hậu môn mỗi sáng sớm và tẩy giun định kỳ không được thực hiện cho trẻ bệnh. Tuy nhiên, khi khảo sát sâu hơn theo từng nhóm ≤ 10 tuổi và > 10 tuổi, bảng 6 chỉ minh hoạ ý nghĩa thống kê của biện pháp rửa hậu môn ở trẻ bệnh đối với tình trạng Graham dương tính trên nhóm thành viên ≤ 10 tuổi sống chung nhà với trẻ (p < 0,03), chưa phát hiện mối liên quan nào về các thực hành này và tỷ lệ nhiễm trong nhóm > 10 tuổi. Một lần nữa, bản chất logic, khoa học trong chu trình phát triển của E. vermicularis lại được khẳng định. Các trẻ nhỏ thường sinh hoạt, tiếp xúc với nhau và với các nguồn ô nhiễm mầm bệnh thải ra từ trẻ bệnh nhiều hơn như cùng lê la trên sàn nhà, chơi chung đồ chơi. Bên cạnh đó, ý thức vệ sinh chưa cao, điều kiện vệ sinh chưa đảm bảo, nên các hành vi của trẻ nhỏ thường tạo thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập. Đối với trẻ lớn và người lớn, vấn đề vệ sinh chắc hẳn tốt hơn, do đó có vẻ độc lập hơn đối với thực hành rửa hậu môn ở trẻ. Sự phân bố tính gia đình theo đặc điểm sinh hoạt của gia đình trẻ bệnh Bảng 7 cho thấy có sự khác biệt về mặt thống kê của việc giặt chăn gối, rửa đồ chơi, cắt móng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 25 tay trong khảo sát đơn biến tuy nhiên những yếu tố này đều bị triệt tiêu trong kết quả đa biến. Các yếu tố ngủ chung với trẻ, quét nhà trước khi lau là thói quen hầu như tuyệt đối của người dân Việt Nam. Vì vậy, việc xử lý số liệu chắc hẳn bị tác động bởi sai số do cơ hội và được thể hiện qua độ rộng của các khoảng tin cậy. Ngoài ra, với tập quán quét nhà đơn thuần hoặc quét nhà trước khi lau chiếm đa số, khả năng phát tán mầm bệnh vào không khí dường như không bị ảnh hưởng bởi cấu trúc nền nhà. Phải chăng đây là lý do mà cấu trúc nền nhà không liên quan đến tính gia đình trong đánh giá này? Nếu mức độ thường xuyên trong giặt chăn gối, rửa đồ chơi, cắt móng tay thật sự không liên quan đến khả năng lây nhiễm cho các thành viên trong nhà, thiết nghĩ, phương thức nhiễm do hít trứng từ không khí cần được lưu ý hơn đối với trẻ lớn và người lớn sinh hoạt trong cùng không gian với trẻ. KẾT LUẬN Tỷ lệ nhiễm giun kim ở trẻ học mẫu giáo tại xã Tân An Hội là 23,8%, tỷ lệ này vẫn chưa thay đổi so với những năm trước đây, chứng tỏ việc kiểm soát giun kim khá phức tạp. Tỷ lệ nhiễm của gia đình trẻ bệnh khá cao 29,5%, với 39,4% gia đình có hơn phân nửa số thành viên bị nhiễm, thành viên ≤ 10 tuổi nhiễm nhiều hơn người > 10 tuổi. Thói quen mút tay, cắn móng tay ở các thành viên ≤ 10 tuổi cũng như > 10 tuổi trong gia đình trẻ bệnh làm tăng khả năng nhiễm giun kim lần lượt là 9,85 và 6,1 lần. Người chăm sóc trẻ mẫu giáo bị nhiễm giun kim là mẹ sẽ làm giảm tỷ lệ nhiễm cho các thành viên trong gia đình. Việc vệ sinh hậu môn cho trẻ mẫu giáo bị nhiễm giun kim có liên quan đến khả năng nhiễm ở các thành viên ≤ 10 tuổi nhưng không ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm ở các thành viên > 10 tuổi. KIẾN NGHỊ Các trường mẫu giáo nên chủ động tổ chức giáo dục tuyên truyền hàng năm cho phụ huynh về kiến thức và thực hành phòng ngừa nhiễm giun kim. Nên cung cấp thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng về bệnh giun kim nhằm đưa kiến thức phòng ngừa giun kim trở thành kiến thức phổ biến cho người dân, từng bước loại trừ bệnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Cook GC (1990), “Parasitic disease in clinical practice”, Springer – Verlag, London. 2. Giang Thùy Dương (2005-2006), “Tình hình nhiễm giun kim ở một số nhà trẻ, mẫu giáo phường Tân An, TP. Buôn Mê Thuột và xã EaDrơng, huyện CưMgar, tỉnh Daklak”, Luận văn tốt nghiệp, Khoa y dược, Trường Đại học Tây Nguyên, Buôn Mê Thuột. 3. Lương Thúy Vân, Nguyễn Đức Chỉnh & Trần Công Trưởng (2007 – 2008), “Hiệu quả của Mebendazole đơn liều trong việc kiểm soát nhiễm giun kim ở trẻ học mẫu giáo tại huyện Củ Chi, TP.HCM”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM. 4. Nguyễn Văn Dũng và Nguyễn Xuân Tuế (1996), “Tình hình nhiễm giun kim ở trẻ em TP. Buôn Mê Thuột lứa tuổi từ 1-10”, Đại học Tây Nguyên, Buôn Mê Thuột. 5. Nhữ Thị Hoa, Hồ Quốc Cường, Nguyễn Trương Tường Duy và Trần Xuân Mai, “Hiệu quả của giáo dục sức khỏe trong kiểm soát nhiễm giun kim ở trẻ mẫu giáo tại huyện Củ Chi TP.HCM từ 9/2008 đến 5/2009”, Hội nghị khoa học công nghệ kỹ thuật trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch 2010, Y học TP.HCM, Phụ bản tập 14 (2/2010), tr.206 – 211. 6. Phạm Thị Hiển và cộng sự, "Điều tra tỷ lệ nhiễm giun kim trên trẻ em ở ngoại cảnh tại trường mầm non Đại học Y Thái Nguyên bước đầu áp dụng các biện pháp can thiệp và đánh giá kết quả”, Nội san Khoa học - Công nghệ Y Dược miền núi 1999, tuyển tập công trình NCKH chuyên đề ký sinh trùng, Đại học Y Hà Nội, (1), tr.118 - 25. 7. Phạm Thị Hương Liên, Hoàng Tân Dân, Lê Thanh Phương, Đặng Hồng Sáu và La Tô Hòa (1997 – 2003), “Nghiên cứu tình hình nhiễm giun đường ruột ở trẻ em trường mầm non Việt – Bun, Hà Nội và đánh giá hiệu quả của Nasoko (Mebendazole) trong điều trị giun đường ruột”, Tạp chí y học thực hành, (477), tr.95 – 99. 8. Trần Thị Thanh Tâm và Nguyễn Thị Thảo Hiền (1994), “Phân tích dịch tễ học tỷ lệ nhiễm giun kim tại hai trường mầm non Linh Xuân – Q. Thủ Đức (ngoại thành TP.HCM)”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TP.HCM. 9. Trương Quang Ánh và Ngô Châm (2000), “Tình hình nhiễm giun ở nhà trẻ Hoa Mai TP Huế”, Bộ môn Ký sinh trùng, Đại học Y Huế, tr.61 - 67. Ngày nhận bài báo: 02/01/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/01/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/04/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_nhiem_va_tinh_gia_dinh_cua_benh_giun_kim_o_tre_hoc_mau.pdf
Tài liệu liên quan