Tỷ lệ nhiễm streptococcus nhóm B âm đạo - Trực tràng ở phụ nữ mang thai 35-37 tuần tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nam Bình Thuận

Tài liệu Tỷ lệ nhiễm streptococcus nhóm B âm đạo - Trực tràng ở phụ nữ mang thai 35-37 tuần tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nam Bình Thuận: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 86 TỶ LỆ NHIỄM STREPTOCOCCUS NHÓM B ÂM ĐẠO - TRỰC TRÀNG Ở PHỤ NỮ MANG THAI 35- 37 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NAM BÌNH THUẬN Hồ Ngọc Sơn*, Vũ Thị Nhung** TÓM TẮT Streptococcus nhóm B (GBS) được xem là tác nhân hàng đầu gây bệnh lý nhiễm trùng sơ sinh sớm. Năm 2010, CDC cập nhật về khuyến cáo sử dụng kháng sinh dự phòng và được WHO phổ biến như một chiến lược tầm soát mang tính toàn cầu nhằm phòng ngừa bệnh lý nhiễm trùng sơ sinh sớm. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu về vấn đề này đặc biệt là ở các BV Tỉnh của nước ta để có chứng cứ về tình trạng thai phụ nhiễm GBS tại đây. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Thiết cứu nghiên cứu cắt ngang trên 230 thai phụ có thai từ 35- 37 tuần tại Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Nam Bình Thuận thỏa điều kiện chọn mẫu trong thời gian từ 9/2015 đến 3/2016. Trong khi khám phụ khoa, họ được lấy bệnh phẩm ở âm đạo v...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ nhiễm streptococcus nhóm B âm đạo - Trực tràng ở phụ nữ mang thai 35-37 tuần tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nam Bình Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 86 TỶ LỆ NHIỄM STREPTOCOCCUS NHÓM B ÂM ĐẠO - TRỰC TRÀNG Ở PHỤ NỮ MANG THAI 35- 37 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NAM BÌNH THUẬN Hồ Ngọc Sơn*, Vũ Thị Nhung** TÓM TẮT Streptococcus nhóm B (GBS) được xem là tác nhân hàng đầu gây bệnh lý nhiễm trùng sơ sinh sớm. Năm 2010, CDC cập nhật về khuyến cáo sử dụng kháng sinh dự phòng và được WHO phổ biến như một chiến lược tầm soát mang tính toàn cầu nhằm phòng ngừa bệnh lý nhiễm trùng sơ sinh sớm. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu về vấn đề này đặc biệt là ở các BV Tỉnh của nước ta để có chứng cứ về tình trạng thai phụ nhiễm GBS tại đây. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Thiết cứu nghiên cứu cắt ngang trên 230 thai phụ có thai từ 35- 37 tuần tại Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Nam Bình Thuận thỏa điều kiện chọn mẫu trong thời gian từ 9/2015 đến 3/2016. Trong khi khám phụ khoa, họ được lấy bệnh phẩm ở âm đạo và trực tràng để nuôi cấy định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm GBS âm đạo- trực tràng ở các thai phụ là 17,8%, trong đó nhiễm ở âm đạo là 6,1% và ở trực tràng là 16,9%. Tỷ lệ nhiễm GBS liên quan có ý nghĩa thống kê với biểu hiện lâm sàng viêm âm đạo của thai phụ. GBS nhạy cảm cao với các kháng sinh: Augmentine, Vancomycine. Nhạy cảm trung bình với Penicillin, Ampicillin. GBS kháng cao với kháng sinh Erythromycin, Clindamycin. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm GBS âm đạo- trực tràng ở thai phụlà 17,8%. Những thai phụ này được cho kháng sinh dự phòng khi vào chuyển dạ. Không có trường hợp nhiễm trùng sơ sinh nào xày ra trong nhóm đối tượng này. Từ khóa: Streptococcus nhóm B (GBS), nhiễm trùng sơ sinh, kháng sinh dự phòng. ABSTRACT THE RATE OF GBS VAGINAL AND RECTAL INFECTIONAMONG PREGNANT WOMEN AT 35-37 WEEKS OF GESTATION AT SOUTH BINH THUAN LOCAL GENERAL HOSPITAL Ho Ngoc Son, Vu Thi Nhung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 86 - 91 Background: Group B streptococci (GBS) is the first cause of the early neonatal infection. In 2010, CDC updated recommendation on the use of prophylactic antibiotics and WHO publicized as a strategic common global screening for prevention of early neonatal infection. However, it is necessary to do some researches on that topic especially at provincial hospital in VN for having data on GBS infection. Methodology: A cross – sectional study was carried out on 230 pregnant women at 35-37 age of gestation from September 2015 to March 2016 in Binh Thuan Local General Hospital. Those participants were recruited on criteria. During gynecologic examination, specimens from their vagina and rectum were taken for culture and antibiogram. Results: The rate of GBS vaginal and rectal infection among pregnant women is 17.8% of which related to the location of vagina is 6.1% and in relation to the location of rectum is 16.9%. GBS infection rate has statistically significant related to clinical vaginitis. GBS was highly sensitive to Augmentin, Vancomycin. They * BV. ĐKKV Nam Bình Thuận **Hội phụ sản TP.HCM Tác giả liên lạc: BSCK2.Hồ Ngọc Sơn ĐT: 0918.082.009 Email: dr.ngocson67@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 87 had medium sensitivity to Penicillin, Ampicillin and high resistance to Erythromycin, Clindamycin. Conclusion: The rate of Group B streptococci vagina and rectum infection is 17.8%. Those who affected with GBS had received antibiotic prophylaxis when they had had labor. None of them had early neonatal infection. Key words: Group B streptococci, neonatal infection, antibiotic prophylaxis. ĐẶT VẤN ĐỀ Streptococcus nhóm B (GBS) được xem là tác nhân hàng đầu gây bệnh lý nhiễm trùng sơ sinh (NTSS) sớm.Trên thế giới, tại các nước phát triển đã có những tiến bộ đáng kể trong công tác phòng chống NTSS sớm do GBS. Vào năm 2010, CDC cập nhật, khuyến cáo sử dụng kháng sinh (KS) dự phòng và được Tổ chức y tế thế giới phổ biến như một chiến lược mang tính toàn cầu(3). Trong nước cũng đã có những nghiên cứu tầm soát tỷ lệ nhiễm GBS trong thai kỳ, trên đối tượng vào chuyển dạ, ối vỡ non, sinh non nhưng chưa được áp dụng rộng rãi ở các khoa sản bệnh viện. Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Nam Bình Thuận có ghi nhận là 87 trường hợp NTSS sớm trong năm 2014. Nhưng do chưa có xét nghiệm vi sinh, vì vậy khó xác định được nguyên nhân gây NTSS sớm. Để có chứng cứ về tình trạng thai phụ nhiễm GBS tại đây và để giúp bệnh viện có kế hoạch tầm soát và phòng ngừa cho mẹ và thai nhi theo khuyến cáo của CDC, nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định “Tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo - trực tràng ở phụ nữ mang thai 35– 37 tuần và các yếu tố liên quan” tiến hành tại BVĐKKV Nam Bình Thuận. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính Xác định tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo - trực tràng ở phụ nữ mang thai 35- 37 tuần tại Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực (BV ĐKKV) Nam Bình Thuận. Mục tiêu phụ Khảo sát một số yếu tố liên quan đến nhiễm GBS ở các thai phụ bị nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo - trực tràng. Khảo sát kết quả kháng sinh đồ ở những thai phụ nhiễm GBS về tỷ lệ nhạy và kháng thuốc của GBS. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu cắt ngang Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại BV ĐKKV Nam Bình Thuận. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2015 đến tháng 3/2016. Cỡ mẫu Chọn mục tiêu chính của đề tài là xác định tỷ lệ nhiễm GBS ở phụ nữ mang thai 35- 37 tuần, nên cỡ mẫu được tính theo công thức: 2 1 /2 2 Z p 1 p n d Chọn: α = 0,05 Z(1-α/2) = 1,96;d = 0,05; p = 18,1% (theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Vĩnh Thành(10) Thế vào công thức có: N= 227,8. chọn 230 ĐTNC cho nghiên cứu này. Dân số mục tiêu Thai phụ đến khám thai tại BV ĐKKV Nam Bình Thuận. Dân số chọn mẫu Thai phụ đến khám thai tại BV ĐKKV Nam Bình Thuận có tuổi thai từ 35- 37 tuần. Tiêu chuẩn chọn mẫu Thai sống, tuổi thai: từ 35-37 tuần Không sử dụng KS trong vòng 2 tuần trước thời điểm khám thai. Không đặt thuốc âm đạo hoặc rửa âm đạo trong vòng 48 giờ trước thời điểm khám thai. Chưa được khám âm đạo trước khi lấy mẫu Tiêu chuẩn loại trừ Không xác định được tuổi thai. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 88 Thai phụ bị tâm thần hoặc rối loạn ý thức. Vỡ ối, hoặc đã có dấu hiệu chuyển dạ sinh. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện các thai phụ đến khám thai tại phòng khám tiền sản, có đầy đủ tiêu chuẩn chọn mẫu, không có tiêu chuẩn loại trừ sẽ được chọn vào nghiên cứu và đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương thức tiến hành nghiên cứu Thu thập số liệu Những thai phụ được nhận vào lô nghiên cứu sẽ được giải thích chi tiết về mục đích của nghiên cứu. Tiến hành phỏng vấn theo phiếu thu thập thông tin. Lấy mẫu bệnh phẩm âm đạo - trực tràng Thai phụ nằm trên bàn khám phụ khoa ở tư thế sản phụ khoa, bộc lộ phần hội âm. Dùng một que tăm bông phết bệnh phẩm ở 1/3 dưới âm đạo, qua lỗ âm đạo khoảng 2cm, xoay tăm bông 1-2 vòng quanh trục, không cần mỏ vịt để bộc lộ âm đạo. Tiếp theo sử dụng tăm bông thứ 2 lấy bệnh phẩm ở trực tràng, đưa nhẹ tăm bông vào lỗ hậu môn, qua khỏi cơ vòng hậu môn, xoay 1-2 vòng quanh trục rồi lấy tăm bông ra. Đặt 2 tăm bông vào 2 ống nghiệm vô trùng chứa 4ml môi trường tăng sinh vi khuẩn (môi trường dung dịch Stuart), ghi rõ vị trí lấy (ống nghiệm này được lưu giữ ở nhiệt độ phòng tại khoa Xét Nghiệm của BV và gởi đến Trung Tâm Chẩn Đoán Y Khoa Hòa Hảo TP.HCM để nuôi cấy, định danh GBS và làm KS đồ trong vòng 48 giờ). Phương pháp xử lý số liệu Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm Epidata10. Dùng phép kiểm Fisher’s exact, hồi qui đơn biến và hồi qui đa biến để kiểm định mối tương quan giữa các biến số. Các phép kiểm sử dụng mức ý nghĩa P ≤ 0,05. KẾT QUẢ Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ của đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) ( n= 230 ) Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%) Nhóm tuổi (tuổi) ≤ 20 8 3,5 21-30 123 53,5 31-40 92 40,0 >40 7 3,0 Dân tộc Kinh 225 97,8 Thiểu số 5 2,2 Nghề nghiệp Nông 116 50,4 CNV 31 13,4 Buôn bán 22 9,6 Nội trợ 32 13,9 Khác 29 12,6 Trình độ học vấn Mù chữ- tiểu học 29 12,6 Trung học cơ sở 114 49,6 Trung học phổ thông 52 22,6 Trung cấp, cao đẳng, Đại học và sau đại học 35 15,2 Kinh tế gia đình Hộ nghèo 01 0,4 Trung bình 210 91,3 Khá giả và giàu 19 8,3 Bảng 2. Tỷ lệ nhiễm GBS âm đạo - trực tràng Vị trí nhiễm Số thai phụ nhiễm % KTC95% Âm đạo 14 6,1 Trực tràng 27 11,7 Âm đạo- trực tràng 41 17,8 0,12 – 0,22 Bảng 3. Tóm tắt của phân tích đơn biến Biến số OR KTC95% P Nghề nghiệp 1,1 0,88-1,37 0,4 Địa chỉ 0,92 0,4- 2,1 0,9 Dân tộc 7,38 1,19-4 5,68 0,03 Số lần sinh 1,84 0,76-4,41 0,17 Tiền căn sinh non 1,55 0,15-15,28 0,7 Tiền căn sinh con NTSS sớm 4,79 0,65-35,1 0,12 Vệ sinh sau tiểu tiện 0,63 0,59-1,92 0,2 Vệ sinh sau đại tiện 1,07 0,59-1,91 0,8 Triệu chứng lâm sàng viêm âm đạo 55,7 7,5-413,7 0,001 Giao hợp trong thai kỳ 4,84 1,65-14,2 0,004 Bảng 4. Phân tích hồi qui đa biến Biến số OR KTC 95% P Dân tộc 3,41 0,5-23,15 0,2 Tuổi thai 1,92 0,86-4,27 0,1 Giao hợp trong thai kỳ 2,36 0,72-7,71 0,2 Triệu chứng lâm sàng viêm âm đạo 42,74 5,66-332,49 0,001 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 89 Kết quả kháng sinh đồ Khảo sát kháng sinh đồ trên 41 thai phụ nhiễm GBS, có kết quả sau: GBS nhạy cảm rất cao với các KS: Amox/clavulanic 100%; Vancomycin 100%. GBS nhạy cảm trung bình với KS: Penicillin 46,3% ; Ampicillin 39%. GBS kháng cao với các KS: Clindamycin, Erythromycin, (92 – 93%). Bảng 5. Đặc điểm trẻ SS của thai phụ nhiễm GBS Đặc điểm Số trường hợp Tỷ lệ (%) Tuổi thai lúc sinh ≤37 tuần 02 5,1 ≥ 38 tuần 37 94,9 Phương pháp sinh Mổ lấy thai chủ động 05 12,8 Sinh thường 34 87,2 Sử dụng KS dự phòng (n=34) Ampicillin 30 76,9 Cefotaxim 04 23,1 NTSS sớm 00 BÀN LUẬN BV huyện Đức Linh được nâng cấp lên BV hạng II vào năm 2008 và đổi tên thành BV ĐKKV Nam Bình Thuận. Nghiên cứu này được tiến hành tại BV ĐKKV Nam Bình Thuận. Huyện Đức Linh là 1 huyện miền núi, giao thông nội huyện kém phát triển. BV còn nhiều khó khăn về nhân lực, cơ sở vật chất và đặc biệt là hệ thống xét nghiệm (XN) chưa phát triển nên chưa cấy vi sinh. Trong nghiên cứu này, mẫu bệnh phẩm cấy tìm GBS phải chuyển đến Trung Tâm Chẩn Đoán Y Khoa Hòa Hảo để làm XN. Độ tuổi trung bình của các thai phụ tham gia trong nghiên cứu này là 29,7 ± 5,7 tuổi. Đa số ĐTNC làm nghề nông chiếm tỷ lệ 50,4%,có trình độ trung học cơ sở (49,6%). Vẫn còn 4 ĐTNC mù chữ chiếm tỷ lệ 1,82%. Tỷ lệ nhiễm GBS âm đạo – trực tràng ở ĐTNC trong nghiên cứu này là 17,8%, trong đó GBS ở âm đạo là 6,1% và ở trực tràng là 16,9%. Các nghiên cứu chỉ lấy bệnh phẩm ở âm đạo và không sử dụng môi trường cấy dinh dưỡng chọn lọc, cho tỷ lệ nhiễm GBSthấp hơn như 4,5% trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Khanh(9) 4,5%, của Aya Goto và cs(4) là 4,4%. Các nghiên cứu thực hiện đúng theo chỉ dẫn của CDC 2002 về cách lấy mẫu âm đạo – trực tràng, có sử dụng môi trường nuôi cấy chọn lọc (Todd- Hewitt)cho tỷ lệ nhiễm GBS tương đồng với nghiên cứu này như của Nguyễn Thị Vĩnh Thành(10) là 18,1%; của Kovavisarach E(6) là 18,1%. Theo y văn có khoảng 10% - 30% thai phụ bị nhiễm GBS trong âm đạo hoặc trực tràng. Nhiễm GBS trong thời kỳ mang thai có thể thoáng qua, từng đợt, hay kéo dài. Nếu bị nhiễm GBS trong thai kỳ trước sẽ tăng nguy cơ nhiễm ở lần mang thai tiếp theo. Tỷ lệ nhiễm ở phụ nữ mang thai thay đổi tùy thuộc vào dân số nghiên cứu, địa lý, tuổi, dân tộc, kỹ thuật lấy bệnh phẩm, kỹ thuật nuôi cấy, đặc biệt là trên nhiều môi trường trung gian hay chọn lọc.Tỷ lệ nhiễm GBS âm đạo- trực tràng cao nhất ở người da đen 30 – 40%(3,7). Trong nghiên cứu này, nhóm ĐTNC > 40 tuổi có tỷ lệ nhiễm GBS là 42,9%. Nhóm ĐTNC ≤ 20 tuổi có tỷ lệ nhiễm là 25%. Tuy nhiên, sự khác biệt liên quan giữa nhiễm GBS và tuổi mẹ không có ý nghĩa thống kê (p = 0,3). Nghiên cứu của Kadanali(5) cho thấy tỷ lệ nhiễm GBS ở 150 thai phụ tại Thổ Nhĩ Kỳ có mối liên quan có ý nghĩa giữa tuổi mẹ và tỷ lệ nhiễm GBS, trong đó nhiễm GBS ở nhóm thai phụ < 20 tuổi cao hơn hẳn các nhóm tuổi khác. Nghiên cứu của Kovavisarach E(6) tiến hành tại bệnh viện Rajavithi Thái Lan cho thấy nhóm thai phụ lớn tuổi là yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng tỷ lệ nhiễm GBS. Hiện nay, các nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy chưa thống nhất về mối liên quan giữa nhiễm GBS và tuổi của thai phụ. Tỷ lệ nhiễm GBS trong nhóm dân tộc thiểu số khá cao (60%). So với nhóm ĐTNC là dân tộc kinh thì tỷ lệ nhiễm GBSlà 16,9%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với phân tích hồi qui đơn biến (p = 0,03). Tuy nhiên, phân tích hồi qui đa biến cho thấy sự khác biệt lại không có ý nghĩa thống kê (p= 0,2). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 90 NTSS sớm do GBS ở thai kỳ trước là yếu tố tiên đoán cho nhiễm GBS trong thai kỳ này. Theo hướng dẫn sửa đổi của CDC 2010(3), NTSS sớm do GBS trong thai kỳ trước là yếu tố nguy cơ cần chỉ định dùng KS dự phòng ngăn ngừa bệnh lý NTSS sớm khi vào chuyển dạ. Biểu hiện lâm sàng viêm âm đạo trong mẫu nghiên cứu là 51,7%. Tỷ lệ nhiễm GBS trong nhóm này là 33,6%, cao hơn so với nhóm không có biểu hiện lâm sàng viêm âm đạo. Khi phân tích hồi qui đa biến cho thấy tỷ lệ nhiễm GBS liên quan đến yếu tố biểu hiện lâm sàng viêm âm đạo có ý nghĩa thống kê với p = 0,001, (OR 55,7, KTC 95%:7,5-413,7). Nghiên cứu của Catherine M.L và cộng sự (2010)(2) trên 215 phụ nữ cho tỷ lệ nhiễm GBS trong mẫu nghiên cứu là 22,8%. Nghiên cứu kết luận: Nhiễm GBS có liên quan với viêm âm đạo và sự thay đổi môi trường âm đạo bình thường là một yếu tố dự báo quan trọng đối với nhiễm GBS. Tỷ lệ có giao hợp trong vòng 1 tháng trước thời điểm tham gia nghiên cứu được ghi nhận khá cao chiếm tỷ lệ 70%. Tỷ lệ nhiễm GBS ở nhóm này là 23%. Điều này cho thấy giao hợp là yếu tố nguy cơ nhiễm GBS, với phân tích đơn biến thì sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P=0,004) nhưng khi phân tích hồi qui đa biến cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,2). Nghiên cứu của Meyn L.A(8) trên 1.248 thai phụ. Các yếu tố sau đây liên quan độc lập với việc nhiễm GBS ở mức có ý nghĩa P < 0,05: Có nhiều bạn tình trước sinh 4 tháng, có thường xuyên quan hệ tình dục trong suốt 4 tháng qua, có quan hệ tình dục trong vòng 5 ngày trước khi lấy mẫu. Kết quả cho thấy hoạt động tình dục là một yếu tố nguy cơ quan trọng liên quan tới nhiễm GBS. Trong 41 trường hợp có kết quả xét nghiệm GBS dương tính, có 39 trường hợp thai phụ nhập viện sinh con tại khoa sản BV ĐKKV Nam Bình Thuận trong đó có 34 thai phụ được sử dụng KS dự phòng khi chuyển dạ, hoặc vỡ ối. KS dùng chủ yếu là Ampicillin, có 4 thai phụ sử dụng Cefotaxim. Không có trẻ SS nào ghi nhận NTSS sớm trong thời gian nằm viện.Trong nghiên cứu này GBS nhạy cảm cao với các kháng sinh Amox/clavulanic (100%), Vancomycin (100%), Doxycyclin (97,5%). Các nghiên cứu đã chứng minh khoảng 50% trẻ SS sinh ngả âm đạo của thai phụ mang mầm bệnh GBS sẽ bị nhiễm GBS. Trong trường hợp không có bất kỳ sự can thiệp nào có khoảng 1%- 2% trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị nhiễm GBS sẽ phát triển NTSS sớm(3). KS dự phòng đường tĩnh mạch trong lúc chuyển dạ sinh giúp ngăn ngừa NTSS sớm, thời gian sử dụng KS trước sinh đường tĩnh mạch ≥ 4 giờ đã được nghiên cứu cho thấy có hiệu quả trong việc phòng ngừa lây nhiễm GBS và NTSS sớm(1,3). Hạn chế của nghiên cứu Các thai phụ ở các xã xa BV, điều kiện đi lại khó khăn, không nghe được thông tin, thời gian nghiên cứu ngắn, vì vậy đối tượng nghèo, dân tộc thiểu số tham gia rất ít trong mẫu nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu này chưa có tính đại diện cho cộng đồng. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang là thiết kế chưa đủ mạnh để tìm các yếu tố liên quan. Tuy nhiên, kết quả thu được của nghiên cứu này phần nào phản ánh khái quát về tình hình nhiễm GBS của các thai phụ tại BV ĐKKV Nam Bình Thuận. KẾT LUẬN Trong thời gian từ tháng 9/ 2015 đến tháng 3/2016. Với nghiên cứu cắt ngang trên 230 thai phụ có tuổi thai từ 35 – 37 tuần đến khám thai tại BV ĐKKV Nam Bình Thuận có kết quả như sau: Tỷ lệ nhiễm GBS âm đạo – trực tràng ở thai phụ trong nghiên cứu là 17,8%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ nhiễm GBS với thai phụ có biểu hiện triệu chứng lâm sàng của viêm âm đạo (OR 55,7, KTC 7,5-413,7) p = 0,001. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 91 GBS nhạy cảm cao với các kháng sinh: Amox/clavulanic 100%, Vancomycin 100%, Doxycyclin 97,5%. Penicillin, Ampicillin nhạy cảm 46,3%, không có trường hợp nào kháng. Kháng sinh Clindamycin, Erythromycin, Nalidixic acid có tỷ lệ kháng cao 92 – 93%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. American Academy of Pediatrics (1997), Revised guidelines for prevention of early-onset group B streptococcal infection, American Academy of Pediatrics Committee on Infectious Diseases and Committee on Fetus and Newborn. Pediatrics, Vol 99: 489- 585. 2. Catherine ML, Ashley EH, Martha FG (2010), Group B Streptococcus: prevalence in a non-obstetric population, J Low Genit Tract Dis, Vol 14(3): 162–166. 3. CDC (2010), Sexually transmitted diseases treatment guidelines, MMWR Vol 59: 18-36. 4. Goto A et al (2003), “Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở các thai phụ và các yếu tố liên quan trong 10 cộng đồng Tỉnh Nghệ An”, Nxb Y học Hà Nội. 5. Kadanali A, Altoparlak U, Kadanali (2005), Maternal carriage and neonatal colonization of group B Streptoccus in eastern Turkey: Prevalence, Risk factors and antimicrobial resistance; Int J Clin Pract, Vol 9(4): 437- 477. 6. Kovavisarach E, Ying WS, Kanjanahareutai S (2007), Risk factors related to group B streptococcal colonization in pregnant women in labor, J Med Assoc Thai, Vol 90(7): 1287- 1379. 7. McCracken GH (1973), Group B streptococci: The new challenge in neonatal infections, J Pediatr, Vol 82: 703- 709. 8. Meyn LA, Moore DM, Hillier SL, Krohn MA (2002), Association of sexual activity with colonization and vaginal acquisition of group B Streptococcus in nonpregnant women, Am J Epidemiol, Vol 155(10): 949-1006. 9. Nguyễn Thị Ngọc Khanh (2001), “Nhiễm khuẩn đường sinh dục ở phụ nữ có thai tại Hà Nội”,Tạp Chí Y học thực hành, Số 42, Tr.67- 70. 10. Nguyễn Thị Vĩnh Thành, Ngô Thị Kim Phụng (2009), “Tỷ lệ thai phụ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B tại bệnh viện Từ Dũ”,Tạp chí Y học TP.HCM, Tr: 82-86. Ngày nhận bài báo: 18/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 09/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_nhiem_streptococcus_nhom_b_am_dao_truc_trang_o_phu_nu.pdf
Tài liệu liên quan