Tài liệu Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét và một số yếu tố liên quan tại xã Đak Ơ, tại huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 192
TỶ LỆ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI XÃ ĐAK Ơ, TẠI HUYỆN BÙ GIA MẬP TỈNH BÌNH PHƯỚC
Nguyễn Văn Khởi*, Lê Thành Đồng*, Lê Thị Phương Mai**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Người dân sống ở vùng sốt rét lưu hành nặng thường có miễn dịch với bệnh sốt rét, người
mang ký sinh trùng (KST) sốt rét trong máu có mật độ thấp. Khi bị sốt rét triệu chứng lâm sàng thường không
rõ, người dân vẫn đi làm việc, sinh hoạt bình thường có thể đó là nguồn lây cho người khác trong cộng đồng. Xét
nghiệm KST sốt rét bằng kỹ thuật Real-Time PCR có thể phát hiện được những người mang KST sốt rét ở mật
độ thấp dưới ngưỡng phát hiện của kính hiển vi hoặc test chẩn đoán nhanh góp phần nâng cao hiệu quả trong
công tác phòng chống và loại trừ sốt rét tại địa phương.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ người dân nhiễm ký sinh trùng sốt rét và một số yếu tố liên quan tại
xã Đak Ơ, h...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 30/06/2023 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét và một số yếu tố liên quan tại xã Đak Ơ, tại huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 192
TỶ LỆ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI XÃ ĐAK Ơ, TẠI HUYỆN BÙ GIA MẬP TỈNH BÌNH PHƯỚC
Nguyễn Văn Khởi*, Lê Thành Đồng*, Lê Thị Phương Mai**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Người dân sống ở vùng sốt rét lưu hành nặng thường có miễn dịch với bệnh sốt rét, người
mang ký sinh trùng (KST) sốt rét trong máu có mật độ thấp. Khi bị sốt rét triệu chứng lâm sàng thường không
rõ, người dân vẫn đi làm việc, sinh hoạt bình thường có thể đó là nguồn lây cho người khác trong cộng đồng. Xét
nghiệm KST sốt rét bằng kỹ thuật Real-Time PCR có thể phát hiện được những người mang KST sốt rét ở mật
độ thấp dưới ngưỡng phát hiện của kính hiển vi hoặc test chẩn đoán nhanh góp phần nâng cao hiệu quả trong
công tác phòng chống và loại trừ sốt rét tại địa phương.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ người dân nhiễm ký sinh trùng sốt rét và một số yếu tố liên quan tại
xã Đak Ơ, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 399 đối tượng tại hộ gia đình.
Kết quả nghiên cứu: Kết quả phân tích cho thấy, tỷ lệ nhiễm KST sốt rét phát hiện bằng phương pháp giêm
sa soi kính hiển vi chiếm (2,26%), trong đó KST sốt rét do P. falciparum (88,89%), P. vivax (11,11%). Phát hiện
KST sốt rét bằng kỹ thuật Real-Time PCR tỷ lệ nhiễm (18,05%). Trong đó, KST sốt rét do P. falciparum
(84,72%), P. vivax (12,50%) và KST sốt rét phối hợp P. falciparum + P.vivax (2,78%). Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa tỷ lệ nhiễm KST sốt rét với giới tính, giao lưu biên giới và tiền sử đã từng mắc sốt rét p <0,05.
Kết luận: Tăng cường giám sát, phát hiện trường hợp bệnh sốt rét và truyền thông nâng cao nhận thức của
người dân về phòng chống bệnh sốt rét tại các vùng sốt rét lưu hành nặng.
Từ khóa: ký sinh trùng sốt rét
ABSTRACT
RATE OF INFECTION WITH MALARIA PARASITE AND SOME RELATED FACTORS
IN DAK O COMMUNE, BU GIA MAP DISTRICT, BINH PHUOC PROVINCE
Nguyen Van Khoi, Le Thanh Dong, Le Thi Phuong Mai
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 192 – 198
Background: People who live in severe malaria often have immunity to malaria, and people with malaria
parasite in the blood have low density infections. When having malaria, clinical symptoms are often unknown,
people still go to work, normal activities, which may be a source of transmission of other people in the community.
The malaria parasite test by Real-Time PCR technique can detect those carrying malaria parasite at low density
below of the detection threshold of the microscope or rapid diagnostic test contributing to improving effectiveness
in preventing and eliminating malaria in the locality.
Objectives: To determine the proportion of people infected with the malaria parasite and some related factors
in Dak O commune, Bu Gia Map district, Binh Phuoc province.
Study method: Cross-sectional study was carried out with 399 people at household.
Results: Analysis results showed that malaria parasite infection rate was detected by giemsa microscope
(2.26%), in which, malaria parasite caused by P. falciparum (88.89%), P. vivax (11.11%). Detection of malaria
*Viện Sốt rét – Ký Sinh Trùng – Côn Trùng TP. Hồ Chí Minh **Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Văn Khởi ĐT: 0908 678 229 Email: nguyenvankhoi2004@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 193
parasite by Real-Time PCR technique, infection rate (18.05%). In particular, malaria parasite caused by P.
falciparum (84.72%), P. vivax (12.50%) and malaria parasite in combination with P. falciparum + P.vivax
(2.78%). The difference was statistically significant between malaria parasite infection rate and sex, border
exchange and history of malaria p <0.05.
Conclusion: Strengthen surveillance and detection of malaria cases and communication to raise people's
awareness about malaria prevention in areas of severe malaria endemic.
Key words: malaria parasite
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một trong những quốc gia có
Chương trình Phòng chống sốt rét (PCSR) thành
công, đạt được nhiều thành tựu to lớn từ năm
1991 khi chuyển từ chương trình tiêu diệt sốt rét
sang phòng chống sốt rét. Tỷ lệ mắc mới đã
giảm liên tục từ 2,8 ca/1.000 dân (năm 1991)
xuống chỉ còn 0,08 ca/1.000 dân (năm 2017).
Bệnh nhân tử vong do sốt rét giảm mạnh từ
4.646 ca (năm 1991), từ năm 2015 - 2017 tổng số
có 12 ca và đến nay không còn dịch sốt rét xảy
ra. Phạm vi lưu hành bệnh sốt rét đã thu hẹp, tập
trung chủ yếu tại các tỉnh khu vực miền Trung -
Tây Nguyên và một số tỉnh miền Đông Nam
Bộ(10-12).
Theo kết quả phân vùng dịch tễ sốt rét can
thiệp năm 2014, Bình Phước có số xã thuộc vùng
sốt rét lưu hành (SRLH) nặng chiếm 31,53%,
SRLH vừa 20,72%, SRLH nhẹ 34,94%, là tỉnh có
SRLH nặng nhất các tỉnh khu vực Nam Bộ - Lâm
Đồng(1). Hàng năm số bệnh nhân sốt rét đều
giảm nhưng ở một số địa phương trong tỉnh nơi
có sốt SRLH nặng bệnh gia tăng, sốt rét kháng
thuốc. Tuy nhiên, biện pháp phát hiện bệnh
nhân sốt rét trên thực tế chủ yếu là phát hiện tại
các cơ sở y tế bằng phương pháp nhuộm giêm sa
soi kính hiển vi hoặc test chẩn đoán nhanh, khi
người dân bị sốt hoặc có triệu chứng bị sốt rét
mới đến các cơ sở y tế để khám, xét nghiệm và
điều trị. Ở các cộng đồng vùng SRLH, nhiều
người mang ý sinh trùng (KST) sốt rét trong
máu, do đó đều có miễn dịch cao với bệnh sốt
rét, nên khi bị sốt rét các triệu chứng lâm sàng
thường không rõ, họ vẫn đi làm việc, sinh hoạt
bình thường có thể đó là nguồn lây cho người
khác trong cộng đồng. Xét nghiệm KST sốt rét
bằng kỹ thuật Real-Time PCR có ưu điểm là phát
hiện KST sốt rét ở mật độ thấp dưới ngưỡng
phát hiện của kính hiển vi hoặc test chẩn đoán
nhanh. Với thực tế nêu trên, ở cộng đồng vùng
sốt rét lưu hành nặng như ở huyện Bù Gia Mập,
tỉnh Bình Phước tỷ lệ người dân nhiễm KST sốt
rét không triệu chứng trong cộng đồng là bao
nhiêu? Nhằm cung cấp những thông tin cần
thiết cho chiến lược phòng chống và loại trừ sốt
rét, chúng tôi thực hiện đề tài “Tỷ lệ nhiễm ký
sinh trùng sốt rét và một số yếu tố liên quan tại
xã Đak Ơ, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước”.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ người dân nhiễm ký sinh
trùng sốt rét và một số yếu tố liên quan tại xã
Đak Ơ, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả thành viên trong gia đình của người
dân đang sinh sống, làm việc tại xã Đak Ơ,
huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu cứu được thực hiện vào tháng 5-
8/2018 tại xã Đak Ơ, huyện Bù Gia Mập, tỉnh
Bình Phước và tại labo của Viện Sốt rét – KST –
CT TP. Hồ Chí Minh.
Cỡ mẫu và chọn mẫu
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng
một tỷ lệ với độ chính xác tương đối:
p
pp
n
2 /2)-(1
2 )1(Z
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 194
Cỡ mẫu tính được là n = 384 người, các đối
tượng được chọn vào nghiên cứu bằng phương
pháp ngẫu nhiên hệ thống. Trong quá trình điều
tra các đối tượng dân di biến động từ nơi khác
đến không có trong danh sách chọn mẫu có nhu
cầu xét nghiệm KST sốt rét, nhóm nghiên cứu đã
đưa những đối tượng này vào nghiên cứu nên
tổng số mẫu điều tra là 399 người.
Phương pháp thu thập số liệu
Phỏng vấn đối tượng nghiên cứu theo bộ câu
hỏi được soạn sẵn và thu thập mẫu máu bằng
lam kính nhuộm giêm sa soi kính hiển vi và giấy
thấm Whatman xét nghiệm phát hiện KST sốt rét
bằng kỹ thuật Real-Time PCR.
Đối với những đối tượng là trẻ em điều tra
viên phỏng vấn cha, mẹ, anh, chị hoặc người
thân khác trong gia đình.
Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu thu thập được làm sạch và nhập vào
máy tính được quản lý bằng phần mềm Epidata
3.1 và phân tích bằng phần mềm Stata 12.
KẾT QUẢ
Đặc tính chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1: Đặc tính chung của đối tượng nghiên cứu
(n=399)
Đặc tính chung Tần số Tỷ lệ %
Giới tính
Nam 171 42,86
Nữ 228 57,14
Nhóm tuổi
≤ 5 05 1,25
6 - 15 81 20,30
16 – 65 295 73,93
≥66 18 4,51
Dân tộc
Kinh 122 30,58
Xtieng 258 64,66
Tày, Nùng, Mơ
Nong
13
3,26
Dân tộc khác 06 1,50
Nghề
nghiệp
Làm rẫy, rừng 206 51,63
Khác 193 48,37
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số đối
tượng được khảo sát là nữ giới chiếm 57,14%,
nam giới chiếm 42,86% và nhóm tuổi từ 16-65
chiếm 73,93%. Đối tượng khảo sát người dân tộc
Xtieng chiếm đa số 64,66%, dân tộc Kinh chiếm
30,58% và các dân tộc khác. Nghề nghiệp của các
đối tượng tại nơi tiến hành khảo sát chủ yếu là
làm rừng, rẫy chiếm 51,63% và những nghề khác
chiếm 48,37% (Bảng 1).
Bảng 2: Tiền sử mắc sốt rét của đối tượng nghiên
cứu (n=399)
Tiền sử mắc sốt rét Tần số Tỷ lệ %
Qua lại biên giới
Có 61 15,29
Không 338 84,71
Đã từng mắc sốt
rét
Có 112 28,07
Không 287 71,93
Số lần mắc sốt rét
1 lần 63 56,25
2 lần 22 19,64
≥3 lần 27 24,11
Sốt rét lâm sàng
Có 07 1,75
Không 392 98,25
Những đối tượng có giao lưu biên giới Việt
Nam – Campuchia chiếm 15,29%, trong số
những đối tượng được khảo sát. Tiền sử mắc sốt
rét và một số yếu dịch tễ liên quan đến đối
tượng cho thấy, đã từng mắc sốt rét trước đây
chiếm 28,07%, đã từng mắc sốt rét một lần chiếm
56,25%, hai lần 19,64% và từ 3 lần trở lên chiếm
24,11% và sốt rét lâm sàng chiếm 1,75% (Bảng 2).
Tỷ lệ KST sốt rét phát hiện bằng phương
nhuộm giêm sa soi kính hiển vi và kỹ thuật
Real-Time PCR
Bảng 3: Tỷ lệ KST sốt rét phát hiện bằng phương
pháp nhuộm giêm sa soi kính hiển vi (n=399)
Xét nghiệm KST sốt rét bằng kính
hiển vi
KST sốt rét
Tần số Tỷ lệ %
Kết quả xét
nghiệm
Dương tính (+) 09 2,26
Âm tính (-) 390 97,74
Tỷ lệ nhiễm KST
sốt rét theo loài
P. falciparum 08 88,89
P. vivax 01 11,11
Nhiễm PH 00 0,0
Kết quả xét nghiệm KST sốt rét bằng chuẩn
vàng giêm sa tỷ lệ đối tượng tại cộng đồng bị
nhiễm KST sốt rét chiếm 2,26%. Trong đó, nhiễm
KSTSR do P. falciparum chiếm 88,89%, P. vivax
11,11%, chưa phát hiện đối tượng nhiễm KST sốt
rét nhiễm phối hợp (Bảng 3).
Kết quả xét nghiệm KST sốt rét bằng kỹ
thuật Real-Time PCR tại điểm nghiên cứu cho
thấy, tỷ lệ người dân nhiễm KST sốt rét chiếm
18,05%. Trong đó, nhiễm KST sốt rét do P.
falciparum chiếm 84,72%, P. vivax 12,50%, nhiễm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 195
KST sốt rét phối hợp P. falciparum + P. vivax
chiếm 2,78% (Bảng 4).
Bảng 4: Tỷ lệ KST sốt rét phát hiện bằng kỹ thuật
Real-Time PCR (n=399)
Xét nghiệm KST sốt rét bằng Real-
Time PCR
KST sốt rét
Tần số Tỷ lệ %
Kết quả xét
nghiệm
Dương tính (+) 72 18,05
Âm tính (-) 327 81,95
Tỷ lệ nhiễm KST
sốt rét theo loài
P. falciparum 61 84,72
P. vivax 09 12,50
P. falciparum + P. vivax 02 2,78
Mô tả một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm
KST sốt rét được phát hiện bằng Real-Time
PCR
Qua kết quả điều tra Bảng 5 cho thấy, tỷ lệ
nhiễm KST sốt rét không triệu chứng ở nam
giới cao hơn nữ giới 1,87 lần, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê p <0,05 và tỷ lệ nhiễm KST sốt
rét giữa các nhóm tuổi, dân tộc, nghề nghiệp
khác nhau không có ý nghĩa thống kê p >0,05.
Bảng 5: Phân bố KSTSR theo đặc tính chung của đối tượng nghiên cứu (n=399)
Đặc tính
chung
Nhiễm KST sốt rét
OR KTC P
Có (%) Không (%)
Giới tính
Nam 40 (23,39) 131 (76,61)
1,87 1,08-3,24 0,026
Nữ 32 (14,04) 196 (85,96)
Nhóm tuổi
≤ 5 01 (20,0) 04 (80,0) 1
6 - 15 19 (23,46) 62 (76,54) 1,23 0,13-11,64 0,86
16 – 65 49 (16,61) 246 (83,39) 0,80 0,09-7,28 0,84
≥ 66 03 (16,67) 15 (83,33) 0,80 0,06-9,92 0,86
Dân tộc
Kinh 19 (15,57) 103 (84,43)
0,71 0,38-1,30 0,25
Xtieng 53 (20,54) 205 (79,46)
Nghề nghiệp
Làm rẫy, rừng 42 (20,39) 164 (79,61)
1,39 0,81-2,42 0,21
Khác 30 (15,54) 163 (84,46)
Bảng 6: Phân bố KSTSR theo yếu tố dịch tễ và tiền sử mắc sốt rét (n = 750)
Tiền sử mắc sốt rét
Nhiễm KST sốt rét
OR KTC 95% P
Có (%) Không (%)
Qua lại biên giới
Có 20 (32,79) 41 (67,21)
2,68 1,37-5,11 0,001
Không 52 (15,38) 286 (84,62)
Đã từng mắc sốt rét
Có 27 (24,11) 85 (75,89)
1,71 0,95-3,01 0,049
Không 45 (15,68) 242 (84,32)
Số lần mắc sốt rét
1 lần 16 (25,40) 47 (74,60) 1
>1 lần 09 (40,91) 13 (59,09) 2,03 0,73-5,65 0,17
3 lần 04 (14,81) 23 (85,19) 0,51 0,15-1,70 0,27
Kết quả Bảng 6 cho thấy, tỷ lệ nhiễm KST sốt
rét ở những đối tượng có giao lưu biên giới gấp
2,68 lần những người không giao lưu biên giới,
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (OR=2,68; KTC:
1,37-5,11; p=0,001). Ở những đối tượng đã từng
mắc sốt rét và số lần mắc khác biệt không có ý
nghĩa thống kê p >0,05.
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bình Phước là một tỉnh nằm phía Đông Nam
bộ, phía bắc và phía tây giáp Campuchia đa số
người dân sinh sống dựa vào các cây công
nghiệp như cao su, điều, cà phê, mì và khai thác
lâm sản. Đây cũng là tỉnh có sự giao lưu dân cư
rất lớn, có tốc độ tăng trưởng dân số cao thứ tư
trên toàn quốc. Tuy nhiên tình hình sốt rét hiện
nay của tỉnh chủ yếu tập trung chủ yếu là xã
Đak Ơ, huyện Bù Gia Mập là một điểm nóng sốt
rét của tỉnh, nhiều đối tượng đi rừng, ngủ rẫy
thu hoạch mùa củng như khai thác lâm sản và
trồng cây công nghiệp. Qua điều tra ngẫu nhiên
399 đối tượng tại xã Đak Ơ, ghi nhận được một
số kết quả như sau:
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối tượng
được khảo sát là nữ giới chiếm 57,14%, nam giới
chiếm 42,86% và nhóm tuổi từ 16-65 chiếm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 196
73,93%. Mặc dù nhóm tuổi của đối tượng từ 16-
65 đây là những người trong độ tuổi lao động,
thường xuyên vắng nhà, điều tra viên phải lựa
chọn thời điểm phù hợp (đến nhà vào buổi tối,
đến nơi làm việc) để đối tượng tham gia trả lời
phỏng vấn và lấy máu xét nghiệm KST sốt rét
chiếm 73,93% trong tổng số đối tượng được
khảo sát. Đối tượng khảo sát người dân tộc
Xtiêng chiếm đa số 64,66%, dân tộc Kinh chiếm
30,58% và các dân tộc khác. Nghề nghiệp của các
đối tượng tại nơi tiến hành khảo sát chủ yếu là
làm rừng, rẫy chiếm 51,63% và những nghề khác
chiếm 48,37%. Đối tượng có giao lưu biên giới
Việt Nam – Campuchia chiếm 15,29% và đã
từng mắc sốt rét trước đây chiếm 28,07%. Trong
đó, số đối tượng đã từng mắc sốt rét một lần
chiếm 56,25%, hai lần 19,64% và từ 3 lần trở lên
chiếm 24,11% và sốt rét lâm sàng chiếm 1,75%.
Tỷ lệ KST sốt rét phát hiện bằng phương
nhuộm giêm sa soi kính hiển vi và kỹ thuật
Real-Time PCR
Tỷ lệ đối tượng tại cộng đồng bị nhiễm KST
sốt rét được phát hiện bằng chuẩn vàng giêm sa
chiếm 2,26%. Trong đó, nhiễm KST sốt rét do P.
falciparum chiếm 88,89%, P. vivax 11,11%, chưa
phát hiện đối tượng nhiễm KST sốt rét nhiễm
phối hợp. Tỷ lệ người dân nhiễm KST sốt rét
trong nghiên cứu này thấp hơn kết quả nghiên
cứu của Phạm Vĩnh Thanh (2015) ở huyện Nam
Trà My, tỉnh Quảng Nam là 7,8% và nghiên cứu
của Nguyễn Hồng Vân ở Ninh Thuận là 14,40%.
Thấp hơn kết quả nghiên cứu của Jung Mi Kang
và cộng sự (2017) về phát hiện KSTSR bằng kính
hiển vi tại Myanmar là 23,20% và thấp hơn kết
quả nghiên cứu của Lek D và cộng sự (2016)
đánh giá tỷ lệ nhiễm KSTSR ở Campuchia bằng
kính hiển vi chiếm 2,74%(4,7,8,9).
Tỷ lệ KST sốt rét được phát hiện bằng kỹ
thuật Real-Time PCR trong nghiên cứu này thấp
hơn nghiên cứu của Phạm Vĩnh Thanh 22,60%
và nghiên cứu của Nguyễn Hồng Vân là 29,14%
các nghiên cứu được thực hiện tại các vùng sốt
rét lưu hành nặng của tỉnh Ninh Thuận và
Quảng Nam(8,9).
Biện pháp phát hiện trường hợp bệnh tại
cộng có vai trò quan trọng trong công tác phòng
chống và loại trừ sốt rét nhằm giúp phát hiện các
trường hợp không được phát hiện bởi phát hiện
thụ động (phát hiện qua hệ thống giám sát) tại
các cơ sở y tế và các trường hợp nhiễm KST sốt
rét không triệu chứng trong cộng đồng không
được phát hiện. Người dân sinh sống lâu trong
vùng SRLH nặng, nhiều người mang ký sinh
trùng sốt rét trong máu, có miễn dịch với bệnh
sốt rét nên khi bị bệnh các triệu chứng lâm sàng
sốt rét thường không rõ, họ vẫn đi làm việc, sinh
hoạt như bình thường là nguồn lây cho người
khác trong cộng đồng. Theo nghiên cứu của Lê
Thành Đồng, Nguyễn Văn Nam, Tạ Thị Tĩnh,
Đoàn Hạnh Nhân (1997) tỉ lệ người dân có
kháng thể chống sốt rét theo phương pháp
kháng thể huỳnh quang gián tiếp (IFA) chiếm
65% và nghiên cứu của Hoàng Thị Mai Anh,
Trịnh Ngọc Hải, Phạm Nguyễn Thúy Vy (2012)
đáp ứng miễn dịch đối với P. falciparum ở hai xã
vùng sốt rét lưu hành nặng của tỉnh Bình Phước
nhóm tuổi 15-45 tuổi chiếm 90,7%(3,6).
Điều tra cắt ngang được thực hiện bởi các
nhân viên y tế đến từng hộ gia đình, nơi làm
việc, trường học hoặc các địa điểm khác. Nhiều
trường hợp do người dân thường xuyên đi làm
ở rẫy, rừng vắng nhà nhân viên y tế tìm gặp đối
tượng vào lúc sáng sớm trước hoặc vào chiều tối
sau giờ làm việc về nhà. Những trường hợp phát
hiện nhiễm KST sốt rét tại cộng đồng được cấp
thuốc điều theo phác đồ do Bộ Y tế ban hành.
Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm của việc phát
hiện chủ động KST sốt rét tại cộng đồng, bên
canh đó cũng có những hạn chế về nguồn lực,
thuốc, vật tư hóa chất khi tiến hành xét nghiệm
KST sốt rét hàng loạt các thành viên trong gia
đình và khả năng tiếp cận đối tượng nguy cơ
nhiễm KST sốt rét ở một thời điểm nhất định.
Mô tả một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm
KST sốt rét được phát hiện bằng Real-Time
PCR
Tỷ lệ KST sốt rét được phát hiện bằng Real-
Time PCR ở nam giới cao hơn nữ giới 1,87 lần,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 197
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (OR=1,87; KTC:
1,08-3,24; p=0,026) và tỷ lệ nhiễm KST sốt rét
giữa các nhóm tuổi khác nhau không có ý nghĩa
thống kê nhóm tuổi 6-15 tuổi có tỷ lệ nhiễm
chiếm 23,46% trong tổng số 81 người có độ tuổi
từ 6-15 tuổi, nhóm 16-65 tuổi có tỷ lệ nhiễm KST
sốt rét chiếm 16,61% trong tổng số 295 người độ
tuổi từ 16-65 tuổi. Tỷ lệ nhiễm KST sốt rét giữa
các dân tộc, cũng như nghề nghiệp của các đối
tượng được khảo sát sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê p>0,05. Những đối tượng thường
đi rừng, rẫy có tỷ lệ mắc sốt rét gấp 1,39 lần
nhóm không đi rừng, rẫy nhưng sự khác biệt
của hai nhóm không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ
nhiễm KST sốt rét ở đối tượng đi rừng, rẫy của
nghiên cứu này thấp hơn nghiên cứu của Lê
Thành Đồng và cộng sự thực hiện tại Bình
Thuận và Quảng Bình (2005) nhóm đối tượng đi
rừng, ngủ rẫy mắc sốt rét là 77,40%(5).
Đối tượng có giao lưu biên giới nhiễm KST
sốt rét gấp 2,68 lần những người không giao lưu
biên giới, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(OR=2,68; KTC: 1,37-5,11; p=0,001), kết quả
nghiên cứu này thấp hơn nghiên cứu của Hồ
Văn Hoàng và cộng sự ở huyện Hướng Hóa,
tỉnh Quảng Trị ở người có giao lưu biên giới có
tỷ lệ nhiễm KST sốt rét gấp 5,37 lần so với người
không có giao lưu biên giới (p <0,001). Ở những
đối tượng đã từng mắc sốt rét có tỷ lệ nhiễm KST
sốt rét cao gấp 1,71 lần những đối tượng chưa
từng mắc, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (OR=1,71; KTC: 0,95-3,01; p=0,049(2).
KẾT LUẬN
Tỷ lệ nhiễm KST sốt rét bằng phương pháp
nhuộm giêm sa soi kính hiển vi là 2,26% trong
đó KSTSR P. falciparum chiếm 88,89%, P. vivax
chiếm 11,11%, chưa phát hiện KST sốt rét nhiễm
phối hợp.
Tỷ lệ nhiễm KST sốt rét bằng kỹ thuật Real-
Time PCR là 18,05% trong đó KST sốt rét do P.
falciparum chiếm 84,72%, P. vivax chiếm 12,50%,
nhiễm phối hợp KST sốt rét P. falciparum + P.
vivax chiếm 2,78%.
Tỷ lệ nhiễm KST sốt rét ở nam giới cao hơn
nữ giới 1,87 lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(OR=1,87; KTC: 1,08-3,24; p=0,026).
Những người có giao lưu biên giới tỷ lệ
nhiễm KST sốt rét cao gấp 2,68 lần người không
giao lưu biên giới, sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (OR=2,68; KTC: 1,37-5,11; p=0,001).
KIẾN NGHỊ
Tăng cường công tác truyền thông giáo
dục sức khỏe nâng cao nhận thức của người
dân các biện pháp phòng chống sốt rét tại hộ
gia đình và biện pháp tự bảo vệ khi đi rừng,
rẫy, uống thuốc đủ liều lượng theo hướng dẫn
của nhân viên y tế.
Tăng cường công tác giám sát, phát hiện các
đối tượng nguy cơ mắc sốt rét và các đối tượng
nhiễm KST sốt rét không triệu triệu chứng lâm
sàng và điều trị theo phác đồ đã được Bộ Y tế
ban hành.
Cần có sự phối hợp giữa các tỉnh có đường
biên giới giữa Việt Nam – Campuchia và sự hỗ
trợ của quân y biên phòng trong quản lý người
dân giao lưu biên giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2015). Kết quả phân vùng tại Việt Nam năm 2014.
Quyết định số 3027/QĐ-BYT ngày 21/7/2015, pp.94-95.
2. Hồ Văn Hoàng, Nguyễn Duy Sơn (2012). Thực trạng bệnh sốt
rét và một số yếu tố ảnh hưởng đến phòng chống sốt rét tại
vùng biên giới Việt - Lào huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
năm 2010. Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 16(3):174-177.
3. Hoàng Thị Mai Anh, Trịnh Ngọc Hải, Phạm Nguyễn Thúy Vy
(2013). Mức độ đáp ứng miễn dịch đối với P. falciparum ở 2 xã
vùng sốt rét lưu hành nặng tỉnh Bình Phước. Y học Thành Phố.
Hồ Chí Minh, URL:
2013/Tap17_1_KSTrung.
4. Kang JM, et al (2017). Comparison of the diagnostic
performance of microscopic examination with nested
polymerase chain reaction for optimum malaria diagnosis in
Upper Myanmar. Malar J, pp.1765-1774.
5. Lê Thành Đồng, Lê Khánh Thuận, Nguyễn Tân (2005). Nghiên
cứu một số biện pháp khắc phục sốt rét gia tăng do di biến động
(đi rừng, ngủ rẫy) ở Bình Tân (Bình Thuận) và Sơn Trạch
(Quảng Bình). URL:
qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1069&ID=506.
6. Lê Thành Đồng, Nguyễn Văn Nam, Tạ Thị Tĩnh (1997). Áp
dụng kỹ thuật kháng thể huỳnh quang gián tiếp (IFA test) đánh
giá dịch tễ sốt rét tại huyện Vân Canh. Phòng Chống Bệnh Sốt Rét
và Bệnh Ký Sinh Trùng, 2:42-46.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 198
7. Lek D, PopovicJ, Ariey F, et al (2016). National Malaria
Prevalence in Cambodia: Microscopy versus Polymerase Chain
Reaction Estimates. Am J Trop Med Hyg, 95(3):588–594.
8. Nguyen Hong Van, van den EP, van Overmeir C, et al (2012)
"Marked Age-Dependent Prevalence of Symptomatic and
Patent Infections and Complexity of Distribution of Human
Plasmodium Species in Central Vietnam". Am J Trop Med Hyg,
87(6):989-995.
9. Pham Vinh Thanh, et al (2015). "Epidemiology of forest malaria
in Central Vietnam: the hidden parasite reservoir". Malar J, 14:1-
11.
10. Viện Sốt rét - KST - CT Trung ương (2015). Báo cáo tổng kết
công tác phòng chống sốt rét - Ký sinh trùng - côn trùng năm
2015 và triển khai kế hoạch 2016, Hà Nội.
11. Viện Sốt rét - KST - CT Trung ương (2016). Báo cáo tổng kết
công tác phòng chống sốt rét - Ký sinh trùng - côn trùng năm
2016 và triển khai kế hoạch 2017, Hà Nội.
12. Viện Sốt rét - KST - CT trung ương (2017). Báo cáo tổng kết công
tác phòng chống và loại trừ sốt rét năm 2017 và triển khai kế
hoạch năm 2018, Hà Nội.
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 199
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
THỰC HÀNH BỮA SÁNG CỦA SINH VIÊN Y3
ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2018-2019
Hoàng Yến Nhi*, Nguyễn Thị Hằng Nga*, Lê Xuân Hưng*, Lê Thị Giang*, Lê Đức Dũng*,
Nguyễn Thị Thùy Linh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức
khỏe và kết quả học tập của sinh viên. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về bữa sáng trong độ tuổi thanh
thiếu niên, đặc biệt là đối tượng sinh viên Y- những người có cơ hội tiếp cận đầy đủ hơn về những vấn đề sức
khỏe con người.
Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành và xác định một số yếu tố liên quan đến việc thực hành bữa
sáng của sinh viên Y3 Đại học Y Hà Nội năm 2018-2019.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 343 sinh viên Y3 Đại học Y Hà
Nội từ tháng 12/2018- 1/2019.
Kết quả: 66,5% tổng số đối tượng có kiến thức không đạt về bữa sáng, 54,3% có thái độ tiêu cực và 63,6%
không có thói quen tốt khi ăn sáng. Bên cạnh đó, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa tổng điểm thực
hành và các yếu tố sau: kiến thức, thái độ, lý do để ăn sáng, lý do không ăn sáng, thời gian thức dậy, chuyên
ngành, nơi ở, chi tiêu vào bữa sáng, thông tin từ phương tiện truyền thông đại chúng hoặc người thân và bạn bè
Kết luận: Tỉ lệ sinh viên Y3 Đại học Y Hà Nội đạt về tổng điểm kiến thức, thái độ, thực hành vẫn còn chưa
cao, chỉ chiếm 1/3-1/2 tổng số đối tượng.
Từ khóa: kiến thức -thái độ -thực hành, bữa sáng
ABSTRACT
KNOWLEDGE, ATTITUDE, PRACTICE AND SOME FACTORS RELATED
TO THE BREAKFAST PRACTICE OF MEDICAL JUNIOR STUDENTS IN HANOI 2018-2019
Hoang Yen Nhi, Nguyen Thi Hang Nga, Le Xuan Hung, Le Thi Giang, Le Duc Dung,
Nguyen Thi Thuy Linh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 199 – 207
Background: Breakfast is the most important meal of the day, which has direct impact on physical
conditions, study and other activities. However, there have been few studies on young adults’ breakfast, especially
on Medical students who have better knowledge about health problem.
Objectives: To describe knowledge, attitude and practice of medical junior students about breakfast and to
analyze some factors related to their breakfast practice in Hanoi 2018-2019.
Subjects and research methods: A cross-sectional study was conducted on 343 medical junior students in
Hanoi from December 2018 to January 2019.
Results: 66.5% of the total sample had poor knowledge about breakfast, 54.3% had negative attitude and
63.6% did not have good practice on having breakfast. Besides, there was a statistically significant difference
*Đại học Y Hà Nội
Tác giả liên lạc: ThS. Lê Xuân Hưng ĐT: 0911196443 Email: lexuanhung@hmu.edu.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ty_le_nhiem_ky_sinh_trung_sot_ret_va_mot_so_yeu_to_lien_quan.pdf