Tỷ lệ nhiễm giun đũa chó mèo trên trẻ em tại xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ

Tài liệu Tỷ lệ nhiễm giun đũa chó mèo trên trẻ em tại xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 561 TỶ LỆ NHIỄM GIUN ĐŨA CHÓ MÈO TRÊN TRẺ EM TẠI XÃ THẠNH AN, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ Nguyễn Tấn Vinh*, Đặng Văn Chính*, Lê Thị Ngọc Ánh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: nghiên cứu được tiến hành nhằm cung cấp thêm các bằng chứng giúp việc điều trị và phòng ngừa bệnh nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo (Toxocara spp.) trên trẻ em trong cộng đồng được hiệu quả. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ trẻ em từ 5-15 tuổi nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo, tỉ lệ nhiễm cần điều trị và các yếu tố liên quan đến nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo tại xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, Tp. Cần Thơ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện với cỡ mẫu 193 trẻ từ 5 đến 15 trên địa bàn xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ, được chọn bằng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Nghiên cứu tiến hành lấy mẫu máu của trẻ để xét nghiệm và phỏng vấn trực tiếp cha/mẹ trẻ về các yếu tố ...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ nhiễm giun đũa chó mèo trên trẻ em tại xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 561 TỶ LỆ NHIỄM GIUN ĐŨA CHÓ MÈO TRÊN TRẺ EM TẠI XÃ THẠNH AN, HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ Nguyễn Tấn Vinh*, Đặng Văn Chính*, Lê Thị Ngọc Ánh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: nghiên cứu được tiến hành nhằm cung cấp thêm các bằng chứng giúp việc điều trị và phòng ngừa bệnh nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo (Toxocara spp.) trên trẻ em trong cộng đồng được hiệu quả. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ trẻ em từ 5-15 tuổi nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo, tỉ lệ nhiễm cần điều trị và các yếu tố liên quan đến nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo tại xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, Tp. Cần Thơ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện với cỡ mẫu 193 trẻ từ 5 đến 15 trên địa bàn xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ, được chọn bằng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Nghiên cứu tiến hành lấy mẫu máu của trẻ để xét nghiệm và phỏng vấn trực tiếp cha/mẹ trẻ về các yếu tố tiếp xúc của trẻ qua bộ câu hỏi được soạn sẵn. Nghiên cứu cứu đã được chấp thuận của Hội đồng Đạo đức-Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh số: 193/ĐHYD-HĐ, ngày 19/5/2017. Kiểm định chi bình phương được sử dụng để phân tích mối liên quan giữa các biến số trong nghiên cứu với mức ý nghĩa p <0,05. Kết quả: Tỉ lệ trẻ bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo (Toxocara spp.) là 71% (137/139). Trong đó, tỉ lệ trẻ nhiễm cần điều trị là 30% (41/137), số còn lại trẻ nhiễm ở thể không triệu chứng, không cần điều trị, chỉ theo dõi, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. Kết quả nghiên cứu còn tìm thấy những trẻ bị nhiễm Toxocara spp. có tỉ lệ tăng BCAT cao hơn 1,63 lần (p= 0,02, PR=1,63, KTC 95% (1,04–2,56)) và tăng nồng độ IgE toàn phần cao hơn 2,45 lần (p= 0,001, PR=2,45, KTC 95% (1,52–3,93)) so với nhóm trẻ không bị nhiễm. Có mối liên quan giữa học vấn của trẻ với nhiễm Toxocara spp., trong đó trẻ học cấp hai có tỉ lệ nhiễm giun đũa chó mèo cao hơn 1,64 lần so với trẻ học lớp mẫu giáo (p=0,01, PR=1,64, KTC 95% (1,09-2,46)). Ngoài ra, các yếu tố gia đình từng nuôi chó mèo, số lượng chó mèo hiện đang nuôi 4-6 con là yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ trẻ nhị nhiễm giun đũa chó mèo. Và những gia đình ăn rau sống được rửa sạch thường xuyên tại nhà là yếu tố làm giảm tỉ lệ nhiễm Toxocara spp. (với p <0,05). Kết luận: Tỷ lệ nhiễm Toxocara spp. ở trẻ em là 71,0%. Trong đó, có 30% trẻ cần điều trị (trong 10 trẻ nhiễm thì chỉ có 3 trẻ cần điều trị). Cần tăng cường truyền thông các kiến thức phòng chống lây nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo cho trẻ em và phụ huynh như: rửa sạch rau sống trước khi ăn, hạn chế nuôi nhiều chó mèo trong nhà, hạn chế không cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo, tiêm ngừa giun sán chó mèo định kỳ 6 tháng/lần. Từ khóa: giun đũa chó mèo, nhiễm Toxocara spp., trẻ em ABSTRACT PREVENTION OF TOXOCARIASIS IN CHILDREN AT THACH AN COMMUNE, VINH THANH DISTRICT, CAN THO CITY Nguyen Tan Vinh, Dang Van Chinh, Le Thi Ngoc Anh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 561 – 571 Background: Determining prevalence of Toxocariasis in children is needed by testing for antibodies to Toxocara spp. in order to supply more evidence for effective treatment and prevention in the community. Objectives: To determine the proportion of children from 5 to 15 years old infected with Toxocara spp. and Viện Y tế Công cộng TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Tấn Vinh ĐT: 0988602579 Email: vinhnguyeniph@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 562 the proportion of infection cases need treatment. To find out factors related to Toxocariasis at Thach An commune, Vinh Thanh district, Can Tho city. Methods: A cross-sectional study was conducted on 193 children aged 5 to 15 years. Clinical data were examined by doctors; blood samples were collected to test for antibodies to Toxocara spp., IgE and total eosinophils peripheral; and a drafted questionnaire was used to interview parents of infected children. Results: The percentage of children infected with Toxocara spp. was 71% (137/139). Among those, the proportion of infection cases need treatment was 30% (41/137), the rest were asymptomatic infection, no need for treatment, only monitoring, limiting exposure to risk factors. The study results also found that children infected with Toxocara spp. had 1.63 times higher rate of increase of eosinophils (p = 0.02, PR = 1.63, 95% CI (1.04–2.56)) and 2.45 times of increase of total IgE concentration (p = 0.001, PR = 2.45, 95% CI (1.52–3.93)) than uninfected children. There was an association between children' education with Toxocara spp. infection, in which secondary school children had 1.64 times higher infection prevalence than children in kindergarten (p = 0.01, PR = 1.64, 95% CI (1.09-2.46)). In addition, the factors as family used to breed cats and dogs, currently rearing 4 – 6 dogs and cats were the risk factors that affected to the increase of infected rate. And eating regularly washed raw vegetables at home was the factor that helped to reduce the infection prevalence (p <0.05). Conclusions: The prevalence of Toxocariasis (serum (+)) in children was 71.0%. In particular, the rate of infected children need treatment was 30.0% (among 10 infected children, only 3 need treatment). It is necessary to strengthen propaganda about preventing children from be infected Toxocara spp. from cats/ dogs, such as: washing vegetables cleanly before eating, limiting the number of dogs/ cats reared at home, limiting directly touching dogs/ cats, taking medicines for dogs/ cats to preventing infection with Toxocara spp. Keywords: toxocara spp. in dogs/cats, toxocariasis, children ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh giun đũa chó, mèo ở người được gây ra bởi ấu trùng Toxocara canis hoặc hiếm gặp hơn là Toxocara cati (Toxocara spp.) do ngẫu nhiên ăn phải trứng có ấu trùng qua tay bị nhiễm bẩn do tiếp xúc trực tiếp với chó/mèo, hoặc do ăn phải rau hoặc đất bị nhiễm trứng Toxocara spp. Bệnh có thể xuất hiện khắp nơi trên thế giới nhất là tại các quốc gia có khí hậu nhiệt đới, có nền kinh tế kém hoặc đang phát triển. Hiện nay, việc chẩn đoán ca bệnh nhiễm Toxocara spp. ở người chưa có tiêu chuẩn vàng dẫn đến khó khăn cho việc chẩn đoán xác định. Theo định nghĩa ca bệnh nhiễm giun đũa chó, mèo của Bộ Y tế (Quyết định số 4283/QĐ-BYT ngày 08/8/2016) thì ca bệnh xác định gồm các tiêu chí: dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng; kháng thể anti-Toxocara spp. dương tính hoặc tìm thấy ấu trùng hoặc giun đũa trưởng thành hoặc phát hiện đoạn gen đặc hiệu bằng kỹ thuật PCR(1). Việc chẩn đoán xác định trên cơ sở phát hiện ấu trùng hoặc giun đũa chó mèo trưởng thành trong mô xét nghiệm phải tiến hành sinh thiết lấy mô chứa ấu trùng là khó khăn và phức tạp, thậm chí có thể gây biến chứng cho người bệnh. Để đơn giản hơn, việc chẩn đoán hiện nay thường dựa vào đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm huyết thanh. Tuy nhiên, biểu hiện lâm sàng của bệnh thường không điển hình, sự hiện diện của kháng thể kháng Toxocara spp. cũng không nói lên tình trạng đang mắc hay đã mắc bệnh dẫn đến khó chẩn đoán xác định chính xác ca bệnh nhiễm cần hoặc không cần điều trị. Theo hướng dẫn Pawlowski ZS (2002) đưa ra chẩn đoán ca bệnh gồm 5 tiêu chí: (1) Đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân liên quan nhiễm Toxocara spp., (2) Dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng trên từng thể bệnh, (3) Kháng thể anti-Toxocara spp IgG dương tính, (4) Bạch cầu ái toan trong máu ngoại biên tang, (5) Nồng độ IgE toàn phần tang (bình thường IgE <130 IU/mL)(8). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 563 Chúng tôi nhận thấy các tiêu chuẩn này phù hợp có thể ứng dụng trên thực hành lâm sàng và chẩn đoán các thể bệnh trên cộng đồng. Theo nghiên cứu của Magnaval JF năm 2001 cho thấy trẻ em có nguy cơ bị nhiễm Toxocara spp. cao hơn người lớn(6). Do đó, nghiên cứu này được thực hiện trên đối tượng là trẻ em từ 5-15 tuổi dựa trên chẩn đoán các trường hợp nhiễm phải điều trị và các trường hợp nhiễm không cần điều trị chỉ tiến hành theo dõi theo đề xuất của Pawlowski ZS. Mục tiêu Xác định tỉ lệ trẻ em từ 5-15 tuổi nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo (Toxocara spp.) tại xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, Tp. Cần Thơ. Xác định tỉ lệ trẻ em từ 5-15 tuổi nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo (Toxocara spp.) cần điều trị tại xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, Tp. Cần Thơ. Xác định mối liên quan giữa nhiễm Toxocara spp. với các đặc tính của mẫu (nhóm tuổi, giới, trình độ học vấn, BMI), tăng BCAT, tăng nồng độ IgE tổng và các yếu tố tiếp xúc của trẻ. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tiêu chí chọn vào Trẻ từ 5-15 tuổi đang học mẫu giáo (lớp lá lớn), cấp I, cấp II trên địa bàn xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ có mặt tại địa phương trong thời gian tiến hành lấy mẫu. Phụ huynh hoặc người giám hộ của trẻ có mặt tại địa phương trong thời gian nghiên cứu. Có sự đồng ý tham gia của trẻ và phụ huynh hoặc của người giám hộ hợp pháp của trẻ khi tham gia nghiên cứu. Tiêu chí loại ra Trẻ đang bị các bệnh cấp tính hoặc mạn tính như tim mạch, viêm gan, thận, dạ dày, tâm thần. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Thời gian, địa điểm Được thực hiện từ 7/2016 đến tháng 8/2017 tại xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, Tp. Cần Thơ. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Sử dụng công thức ước lượng 1 tỉ lệ với α= 0,05, d=0,05 và p=0,15 (tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo ở trẻ em từ 5-15 tuổi theo nghiên cứu tại Bình Định năm 2011-2012(12) tính được cỡ mẫu n=191. Thực tế thực hiện được 193 mẫu. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống từ danh sách 741 học sinh theo thứ tự tăng dần theo số lớp lá - lớp 9 (5-15 tuổi) và tăng dần theo ký hiệu lớp A, B, C, D tại trường tiểu học Thạnh An và trường trung học cơ sở Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, Tp. Cần Thơ, với khoảng cách mẫu k=3. Phương pháp thực hiện Trước khi lấy mẫu máu xét nghiệm, những trẻ tham gia nghiên cứu sẽ được cân đo cân nặng, chiều cao và được bác sĩ khám lâm sàng và ghi nhận các dấu hiệu hô hấp (ho, hen xuyễn), da liễu (phát ban, nổi mề day, ngứa), các rối loạn tiêu hóa (đau bụng, chán ăn, ăn uống kém), đau đầu. Phỏng vấn cha/mẹ của trẻ bằng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp bao gồm các yếu tố tiếp xúc và dịch tễ (tuổi, giới tính, tình trạng sổ giun cho chó mèo, sổ giun cho trẻ, số lượng chó mèo hiện đang nuôi, sự hiện diện của chó mèo trong nhà, việc chơi, nghịch đất cát của trẻ, ăn rau sống và rửa tay trước khi ăn, sau khi tiếp xúc). Mẫu máu được lấy bởi kỹ thuật viên xét nghiệm có chứng chỉ hành nghề và được tập huấn trước khi tiến hành lấy mẫu, các mẫu máu sau khi thu thập sẽ được trữ lạnh và vận chuyển về phòng xét nghiệm. Xét nghiệm miễn dịch ELISA được thực hiện trên máy ELISA Immunomate-Serion/German. Nồng độ IgE toàn phần được đo bằng máy phân tích Elecsys và Cobas 8000 hãng Roche tại Trung tâm chẩn đoán y khoa MEDIC – Hòa Hảo TP. Hồ Chí Minh. Xét nghiệm chỉ số bạch cầu ái toan được thực hiện tại Phòng xét nghiệm của Viện Y tế Công cộng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 564 TP. Hồ Chí Minh. Kiểm soát sai lệch thông tin Thiết kế bộ câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu, cấu trúc chặt chẽ. Thực hiện nghiên cứu thử nhằm chỉnh sửa bộ câu hỏi trước khi thực hiện chính thức. Tập huấn điều tra viên trước khi tiến hành thu thập số liệu. Giám sát quá trình lấy mẫu, phỏng vấn, kiểm tra chặt chẽ trong quá trình thu thập số liệu, kiểm tra và bổ sung số liệu đầy đủ ngay sau khi phỏng vấn. Việc xét nghiệm các chỉ tiêu được thực hiện tại các phòng xét nghiệm có uy tín. Y đức Nghiên cứu đã được chấp thuận của Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y Sinh Học – Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh số: 193/ĐHYD-HĐ, ngày 19 tháng 5 năm 2017. Một số các chỉ số chính trong nghiên cứu Các mức độ tăng bạch cầu ái toan (BCAT) phân theo Franklin năm 1998 như sau: Tỷ lệ BCAT bình thường: 40-350 µl máu. Các mức độ tăng BCAT: nhẹ (350-1500 µl máu), trung bình (>1500-5000 µl máu), cao (>5000 µl máu). Nồng độ IgE tổng tăng: IgE tăng khi ≥130 U/mL. Huyết thanh dương tính khi xét nghiệm ELISA giá trị mẫu ≥ 0,3OD (optical density: OD). Tỷ lệ nhiễm Toxocara spp: tỷ lệ nhiễm ấu trùng Toxocara spp.. được xác định thông qua xét nghiệm ELISA dương tính: Tỷ lệ phải điều trị: Tỷ lệ nhiễm ấu trùng Toxocara spp. cần phải điều trị được tính theo đề xuất của Pawlowski gồm thể ấu trùng di chuyển nội tạng không hoàn chỉnh (iVLM) và thể ẩn/thể thông thường: Thể ấu trùng di chuyển nội tạng không hoàn chỉnh (iVLM): trong nghiên cứu này thể iVLM được xác định khi trẻ tham gia nghiên cứu có cả 5 dấu hiệu: (1) ít nhất 1 dấu hiệu tiếp xúc, (2) có ít nhất một dấu hiệu triệu chứng bệnh, (3) xét nghiệm ELISA dương tính, (4) bạch cầu ái toan >1500 - 5000 tế bào/mm3, (5) IgE tổng ≥130 U/mL. Thể ẩn (thông thường): trong đề tài này thể ẩn được xác định thông qua các dấu hiệu sau: (a) có hoặc không có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ, (b) có ít nhất một dấu hiệu triệu chứng, (c) xét nghiệm ELISA dương tính, (d) bạch cầu ái toan tăng từ 350-1500 tế bào/mm3, (e) IgE tổng ≥130 U/mL. BMI của trẻ: được đánh giá dựa vào Z-Score theo tuổi theo hướng dẫn của WHO. Tính Z- Score dựa vào phần mềm WHO AnthroPlus: suy dinh dưỡng (gầy): khi Z-Score <-2 SD; bình thường: -2 SD≤ Z-Score ≤ 1 SD; béo phì: khi có chỉ số Z-Score > 1SD. Nhập liệu và phân tích thống kê Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata Epi Data 3.02 và phân tích bằng Stata 13.0. Thống kê mô tả: biến định lượng dùng trung bình, độ lệch chẩn, giá trị nhỏ nhất, lớn nhất. Biến định tính dùng tần suất (n) và tỷ lệ (%). Thống kê phân tích: kiểm định chi bình phương được sử dụng để phân tích mối liên quan giữa các đặc tính của mẫu, tăng BCAT, nồng độ IgE toàn phần, các yếu tố tiếp xúc của trẻ với nhiễm Toxocara spp. Số đo kết hợp được sử dụng trong nghiên cứu là tỉ số tỉ lệ hiện mắc (PR) với mức ý nghĩa p<0,05 và khoảng tin cậy 95%. KẾT QUẢ Các đặc tính của mẫu nghiên cứu Trong số những trẻ tham gia nghiên cứu, có 58,5% trẻ ở độ tuổi 11 – 15, tỉ lệ nam và nữ gần bằng nhau lần lượt là 48,7%, 51,3%. Tỉ lệ trẻ có học vấn cấp II chiếm phần lớn (46,6%). Tỉ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng là 17,6% và béo phì là 12,4% (Bảng 1). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 565 Bảng 1: Đặc tính của mẫu nghiên cứu (n=193) Các đặc tính của mẫu Tần số (n) Tỷ lệ (%) Nhóm tuổi 5-10 tuổi 80 41,5 11-15 tuổi 113 58,5 Giới Nam 94 48,7 Nữ 99 51,3 Học vấn Mẫu giáo (lớp lá) 25 13,0 Cấp I 78 40,4 Cấp II 90 46,6 BMI Suy dinh dưỡng 34 17,6 Bình thường 135 70,0 Béo phì 24 12,4 Các dấu hiệu và triệu chứng về da liễu, tiêu hóa, hô hấp mắc phải của trẻ Bảng 2: Các dấu hiệu và triệu chứng mắc phải của trẻ (n=193) Dấu hiệu và triệu chứng mắc phải Tần số (n) Tỷ lệ (%) Các dấu hiệu về da liễu 46 23,8 Các dấu hiệu về tiêu hóa 99 51,3 Các dấu hiệu hô hấp 85 44,0 Đau đầu 105 54.4 Có một trong những triệu chứng trên 166 86,0 Tỉ lệ trẻ có dấu hiệu mắc các bệnh da liễu là 23,8%, tiêu hóa 51,3%, hô hấp 44,0%, đau đầu là 54,4%. Như vậy có tới 86,0% trẻ có ít nhất một trong các dấu hiệu và triệu chứng trên (Bảng 2). Các yếu tố tiếp xúc của trẻ Bảng 3: Các yếu tố tiếp xúc của trẻ (n=193) Yếu tố tiếp xúc Tần số (n) Tỷ lệ (%) Nhà có nuôi chó hoặc mèo (đã từng hoặc hiện tại có nuôi) 170 88,1 Có tiếp xúc với chó, mèo 96 49,7 Không rửa tay sau khi tiếp xúc với chó, mèo 57 29,5 Chơi đùa có tiếp xúc với đất, cát 118 61,1 Không rửa tay sau khi nghịch đất hoặc tiếp xúc đất, cát 51 31,7 Ăn rau sống 91 47,2 Không rửa tay trước khi ăn 94 48,7 Có tiếp xúc với 1 trong các yếu tố trên 189 97,9 Có đến 88,1% trẻ là ở nhà đã từng hoặc hiện có nuôi chó, mèo. Trẻ có tiếp xúc với chó,mèo 49,7%, Chơi đùa có tiếp xúc với đất, cát là 61,1%, có ăn rau sống chiếm tỉ lệ 47,2%. Các yếu tố không rửa tay sau khi tiếp xúc chó, mèo; sau khi tiếp xúc đất cũng như rửa tay trước khi ăn chiếm tỉ lệ lần lượt là 29,5%, 31,7% và 48,7%. Xét về có tiếp xúc với một trong các yếu tố trên có tới 189 trẻ (97,9%) có tiếp xúc (Bảng 3). Các đặc điểm cận lâm sàng của trẻ Bảng 4: Đặc điểm cận lâm sàng của trẻ (n=193) Xét nghiệm Tần số (n) Tỷ lệ (%) Bạch cầu ái toan (EOS) Bình thường (<350) 113 58,6 Tăng nhẹ (350-1500) 74 38,3 Tăng trung bình (>1500-5000) 6 3,1 Tăng cao (>5000) 0 0 IgE toàn phần Bình thường 95 49,2 Tăng 98 50,8 Có 38,3% trẻ có BCAT tăng nhẹ và 3,1% tăng trung bình. Tỉ lệ trẻ có nồng độ IgE toàn phần tăng là 50,8% (Bảng 4). Tỉ lệ trẻ nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo, các thể nhiễm và tỉ lệ cần điều trị Bảng 5: Mô tả các thể nhiễm Toxocara spp. (n=193) Nhiễm Toxocara spp. Tần số (n) Tỷ lệ (%) Nhiễm Toxocara spp. (huyết thanh IgG (Elisa)) Dương tính 137 71,0 Âm tính 56 29,0 Các thể nhiễm (n = 137) Thể ầu trùng di chuyển nội tạng không hoàn chỉnh (iVLM) 6 4,4 Thể thông thường/thể ẩn 35 25,6 Thể không triệu chứng 96 70,0 Điều trị (n =137) Cần điều trị 41 30,0 Không cần điều trị 96 70,0 Kết quả phân tích cho thấy có 137 trẻ (71,0%) bị nhiễm Toxocara spp. (ELISA dương tính). Trong đó thể không triệu chứng chiếm cao nhất với 96 mẫu (70,0%), thấp nhất là thể AT di chuyển nội tạng không hoàn chỉnh với 6 mẫu (4,4%). Tỷ lệ nhiễm cần điều trị theo khuyến cáo của Pawlowski là 30,0% (Bảng 5). Mối liên quan giữa các đặc tính mẫu với nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo Trong các biến số về đặc tính của trẻ chỉ có học vấn là có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với nhiễm Toxocara spp. Những trẻ có học vấn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 566 cấp hai có tỉ lệ nhiễm giun đũa chó mèo cao hơn gấp 1,64 lần so với trẻ học lớp mẫu giáo (lớp lá lớn) với p=0,01., PR=1,64, KTC 95% (1,09-2,46) (Bảng 6). Bảng 6: Mối liên quan giữa các đặc tính mẫu với nhiễm Toxocara spp. (n=193) Đặc tính mẫu Nhiễm Toxocara spp. p PR (KTC 95%) Dương tính n (%) Âm tính n (%) Nhóm tuổi 5-10 tuổi 53 (66,3) 27 (33,7) 0,22 1 11-15 tuổi 84 (74,3) 29 (25,7) 1,12 (0,92-1,35) Giới tính Nam 65 (69,1) 29 (30,9) 0,58 1 Nữ 72 (72,7) 27(27,3) 1,05 (0,87-1,26) Học vấn Mẫu giáo (lớp lá lớn) 14 (56,0) 11 (44,0) 1,0 Cấp 1 50 (64,1) 28 (35,9) 0,39 1,21 (0,77-1,88) Cấp 2 73 (81,1) 17 (18,9) 0,01 1,64 (1,09-2,46) BMI Suy dinh dưỡng 21 (61,8) 13 (38,2) 1 Bình thường 100 (74,1) 35 (25,9) 0,20 1,19 (0,90-1,59) Thừa cân, béo phì 16 (66,7) 8 (33,3) 0,70 1,07 (0,73-1,59) Mối liên quan giữa tăng BCAT với nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo Bảng 7: Mối liên hệ giữa tăng BCAT với nhiễm Toxocara spp. (n=193) Nhiễm Toxocara spp. Tăng BCAT p PR (KTC 95%) Có n (%) Không n (%) Âm tính 16 (28,6) 40 (71,4) 0,02 1 Dương tính 64 (46,7) 73 (53,3) 1,63 (1,04-2,56) Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhiễm Toxocara spp. với tăng BCAT, với p <0,05. Theo đó ở nhóm trẻ bị nhiễm Toxocara spp. có tỉ lệ tăng BCAT cao gấp 1,63 lần so với nhóm trẻ không nhiễm (với p= 0,02, PR=1,63, KTC 95% (1,04–2,56) (Bảng 7). Mối liên quan giữa tăng nồng độ IgE toàn phần với nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo Bảng 8: Mối liên hệ giữa tăng nồng độ IgE toàn phần với nhiễm Toxocara spp. (n=193) Nhiễm Toxocara spp. Tăng nồng độ IgE toàn phần p PR (KTC 95%) Có n (%) Không n (%) Âm tính 14 (25,0) 42 (75,0) 0,001 1 Dương tính 84 (61,3) 53 (38,7) 2,45 (1,52 - 3,93) Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhiễm Toxocara spp. với tăng nồng độ IgE toàn phần, với p <0,05. Theo đó ở nhóm trẻ bị nhiễm Toxocara spp. có tỉ lệ tăng nồng độ IgE toàn phần cao gấp 2,45 lần so với nhóm trẻ không nhiễm (với p=0,001, PR=2,45, KTC 95% (1,52–3,93) (Bảng 8). Mối liên quan giữa các yếu tố tiếp xúc của trẻ với nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo Các yếu tố tiếp xúc gồm từng nuôi chó mèo, số lượng chó, mèo hiện đang nuôi, rửa rau sống sạch tại nhà là có liên quan có ý nghĩa thống kê với nhiễm Toxocara spp. Trong đó, những gia đình từng nuôi chó, mèo có tỷ lệ trẻ nhiễm Toxocara spp. cao gấp 1,47 lần so với những gia đình chưa từng nuôi chó, mèo với p=0,01, PR=1,47, KTC 95% (1,07-2,03)). Những gia đình đang nuôi chó, mèo từ 4-6 con có tỷ lệ trẻ bị nhiễm Toxocara spp. cao hơn 1,28 lần so với những nhà hiện chỉ nuôi từ 1-3 con, với p=0,02, PR=1,28, KTC 95% (1,10-1,50). Và những gia đình ăn rau sống được rửa sạch thường xuyên có tỷ lệ trẻ bị nhiễm Toxocara spp. chỉ bằng 0,77 lần so với những gia đình ăn rau sống chưa bao giờ được rủa sạch tại nhà, với p= 0,01, PR=0,77, KTC 95% (0,52-1,08) (Bảng 9). Kết quả không tìm thấy mối liên quan giữa các yếu tố (gồm vị trí cho phép chó mèo thường nằm; xổ giun cho chó, mèo định kỳ 6 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 567 tháng; nhà có sân vườn hoặc bãi đất trống, rửa tay trước khi ăn; rửa tay sau khi tiếp xúc chó, mèo; chơi đùa tiếp xúc với đất; rửa tay sau khi tiếp xúc với đất) với nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo (với p >0,05). Bảng 9: Mối liên quan giữa các yếu tố tiếp xúc của trẻ với nhiễm Toxocara spp. (n=193) Đặc điểm Nhiễm Toxocara spp. p PR (KTC95%) Dương tính n (%) Âm tính n (% ) Từng nuôi chó, mèo Không 12 (50,0) 12 (50,0) 0,01 1 Có 125 (74,0) 44 (26,0) 1,47 (1,07-2,03) Số lượng chó mèo hiện đang nuôi (n=153) 1-3 con 78 (70,9) 32 (29,1) 1 4- 6 con 32 (91,4) 3 (8,6) 0,002 1,28 (1,10-1,50) >6 con 3 (37,5) 5 (62,5) 0,16 0,52 (0,21-1,30) Vị trí cho phép chó mèo thường nằm (n=153) Ngoài sân vườn 82 (67,2) 40 (32,8) 0,13 1 Nơi dễ tiếp xúc với người 55 (77,5) 16 (22,5) 1,15 (0,96-1,37) Xổ giun cho chó, mèo định kỳ 6 tháng (n=153) Không 95 (74,2) 33 (25,8) 0,81 1 Có 18 (72,0) 7 (28,0) 0,97 (0,74-1,26) Nhà có sân vườn hoặc bãi đất trống Không 16 (76,2) 5 (23,8) 0,57 1 Có 121 (70,4) 51 (29,6) 0,92 (0,71-1,19) Rau sống được rửa sạch tại nhà Chưa bao giờ 11 (75,0) 1 (25,0) 1 Đôi khi 21 (75,0) 7 (25,0) 0,15 0,81 (0,62-1,07) Thường xuyên 105 (68,6) 48 (31,4) 0,001 0,77 (0,52-1,08) Rửa tay trước khi ăn Chưa bao giờ 20 (71,4) 8 (28,6) 1 Đôi khi 51 (77,3) 15 (22,7) 0,56 1,08 (0,82-1,41) Thường xuyên 66 (66,7) 33 (33,3) 0,62 0,93 (0,56-0,90) Tiếp xúc, đùa giỡn với chó, mèo Chưa bao giờ 63 (65,0) 34 (35,0) 1 Đôi khi 49 (77,8) 14 (22,2) 0,07 1,19 (0,98-1,45) Thường xuyên 25 (75,8) 8 (24,2) 0,21 1,16 (0,91-1,48) Rửa tay sau khi tiếp xúc chó, mèo Chưa bao giờ 12 (66,7) 6 (33,3) 1 Đôi khi 32 (82,1) 7 (17,9) 0,25 1,23 (0,85-1,76) Thường xuyên 58 (71,6) 23 (28,4) 0,69 1,07 (0,75-1,53) Chơi đùa tiếp xúc với đất Chưa bao giờ 57 (76,0) 18 (24,0) 1 Đôi khi 56 (67,5) 27 (32,5) 0,23 0,88 (0,72-1,08) Thường xuyên 24 (68,6) 11 (31,4) 0,43 0,92 (0,69-1,16) Rửa tay sau khi tiếp xúc với đất Chưa bao giờ 13 (76,5) 4 (23,5) 1 Đôi khi 23 (67,6) 11 (32,4) 0,49 0,88 (0,62-1,25) Thường xuyên 77 (70,0) 33 (30,0) 0,55 0,91 (0,68-1,22) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 568 BÀN LUẬN Đặc tính của mẫu nghiên cứu: Trong thời gian nghiên cứu thu thập được 193 trẻ tại các trường mẫu giáo, cấp 1 và cấp 2 tại xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, Tp. Cần Thơ thỏa tiêu chí chọn mẫu đưa vào nghiên cứu. Tuổi của trẻ được phân thành 2 nhóm là trẻ em nhỏ từ 5-10 tuổi, trẻ em lớn từ 11-15 tuổi chiếm tỉ lệ lần lượt là 41,5% và 58,5%. Về giới tính tỉ lệ trẻ nam và nữ trong nghiên cứu gần bằng nhau. Tỉ lệ trẻ bị béo phì là 12,4% và suy dinh dưỡng là 17,6%. Các dấu hiệu và triệu chứng về da liễu, tiêu hóa, hô hấp mắc phải của trẻ Nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy có 23,8%-54,4% trẻ bị các dấu hiệu và triệu chứng về da liễu, tiêu hóa, hô hấp và đau đầu. Theo nghiên cứu của Magnaval JF 2011 cho thấy tại Ireland, trên những trẻ bị nhiễm Toxocara spp. thường có các triệu chứng lâm sàng như sốt, chán ăn, đau đầu, bụng đau, buồn nôn, nôn, thờ ơ, khó ngủ và rối loạn hành vi, viêm họng, viêm phổi, ho, khò khè, đau chân tay, viêm hạch bạch huyết và gan to(6). Các yếu tố tiếp xúc của trẻ Kết quá nghiên cứu cho thấy có đến 97,9% trẻ có tiếp xúc với một trong các yếu tố như nhà có nuôi chó mèo; có tiếp xúc với chó mèo; không rửa tay sau khi tiếp xúc với chó, mèo; chơi đùa có tiếp xúc với đất, cát; không rửa tay sau khi nghịch đất hoặc tiếp xúc đất, ăn rau sống và không rửa tay trước khi ăn. Trẻ thường rất năng động, quá trình đùa giỡn, vui chơi dễ tiếp xúc với đất, cát trong khi kiến thức và thực hành về vệ sinh cơ thể còn nhiều hạn chế. Theo nghiên cứu của Mário LT và cộng sự (2008) cho thấy có 28% (7/25) mẫu cát được lấy từ các công viên, trường học, quãng trường có dương tính với trứng giun đũa chó Toxocara canis(7). Theo nghiên cứu của Bùi Văn Tuấn và cộng sự (2012) cho thấy nhóm bệnh nhân có nuôi chó, mèo trong gia đình và thường xuyên chăm sóc, vuốt ve, bồng chó, mèo có huyết thanh chẩn đoán Toxocara spp. dương tính cao gấp 1,9 - 2,8 lần so với nhóm không nuôi chó, mèo(2). Tỷ lệ trẻ nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo (huyết thanh Toxocara spp dương tính) Tỉ lệ trẻ bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó, mèo (có huyết thanh Toxocara spp dương tính) trong nghiên cứu của chúng tôi là 71,0%. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Sviben M và cộng sự (2009) tại Croatia với tỉ lệ trẻ 3-18 tuổi dương tính với giun đũa chó (Toxocara canis) 31%(10). Điều này có thể là do nghiên cứu của Sviben M chỉ thực hiện trên giun đũa chó và tuổi của trẻ cũng lớn hơn nghiên cứu của chúng tôi. Bên cạnh đó, kết quả của chúng tôi cũng cao hơn nghiên cứu của Trần Trọng Dương tại Bình Định (2012) với tỉ lệ nhiễm là 15,8%(12). Điều này là do nghiên cứu Trần Trọng Dương thực hiện trên cả đối tượng người lớn và trẻ em. Ngoài ra, tỉ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó, mèo khác nhau giữa các nghiên cứu cũng có thể là do các vùng địa lý và thói quen nuôi chó mèo và trẻ tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ khác nhau. Tại nơi nghiên cứu của chúng tôi có nền kinh tế nông nghiệp, đa số người dân nuôi nhiều chó mèo, hầu hết nhà dân đều có sân vườn đất, cát quanh nhà và có thói quen ăn rau sống thường xuyên do đó đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó, mèo cao. Tỷ lệ trẻ nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo cần điều trị Hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam việc chẩn đoán ca bệnh nhiễm Toxocara spp. trên người gặp nhiều khó khăn do người chỉ là ký chủ tình cờ nhiễm phải ấu trùng không phát triển thành giun đũa chó, mèo hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, triệu chứng lâm sàng của bệnh đa dạng, không đặc hiệu. Theo nghiên cứu của Trần Vinh Hiển, cách chính xác nhất để chẩn đoán bệnh nhiễm KST là tìm được các giai đoạn phát triển của chúng trong bệnh phẩm. Tuy nhiên, đối với KST còn non, chưa trưởng thành thì không thể tìm được trứng, hoặc chúng định vị sâu trong nội tạng, hoặc chúng lạ chỗ, lạc chủ, hoặc chúng là KST của thú nhưng tình cờ, ngẫu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 569 nhiên nhiễm qua người, rất khó hoặc không tìm được trứng thì chỉ còn chẩn đoán bằng phương pháp miễn dịch học(13). ELISA là một trong những kỹ thuật phổ biến để chẩn đoán phát hiện kháng thể Toxocara spp. trong huyết thanh. Tuy nhiên, kỹ thuật này có thể dương tính chéo với các trường hợp nhiễm giun, sán khác(5). Mặt khác, sự hiện diện của kháng thể kháng Toxocara spp. cũng không nói lên tình trạng đang mắc hay đã mắc bệnh trước đó. Pawlowski đã đề xuất 5 dấu hiệu để chẩn đoán các thể trong nhiễm giun đũa chó, mèo gồm: Đặc điểm dịch tễ, triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng, huyết thanh dương tính, tăng bạch cầu ái toan và tăng IgE toàn phần. Các thể nhiễm cần điều trị gồm: Hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng (VLM), hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng không hoàn chỉnh (iVLM), nhiễm Toxocara spp. thể thông thường/thể ẩn và thể nhiễm không cần điều trị là nhiễm Toxocara spp. không triệu chứng(8). Tiêu chẩn định nghĩa ca bệnh của Pawlowski dễ áp dụng trên lâm sàng để chỉ định điều trị. Theo đó, nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy tỉ lệ trẻ nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo cần điều trị là 30%, trong đó gồm 4,4% thuộc thể Thể AT di chuyển nội tạng không hoàn chỉnh và 25,6% thuộc thể thông thường/thể ẩn. Kết quả này gần tương đồng với nghiên cứu của Lê Đình Vĩnh Phúc (2016) là 23,4%(4). Mối liên quan giữa các đặc tính của mẫu với nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo Nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi, giới tính, BMI với nhiễm Toxocara spp.. Tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt có có ý nghĩa thống kê giữa học vấn của trẻ với nhiễm Toxocara spp. Trong đó, trẻ học cấp 2 có tỉ lệ nhiễm cao hơn trẻ học lớp mẫu giáo (với p<0,05). Điều này có thể là do nhóm trẻ mẫu giáo còn nhỏ nên gia đình và nhà trường thường sẽ quan tâm chăm sóc tích cực, việc ăn uống, vui chơi đều được người lớn chăm sóc nên hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. Ngược lại, với nhóm trẻ lớn, đã học cấp 2, trẻ đã tự chăm sóc được bản thân tuy nhiên sự hiểu biết, ý thức cũng như thực hành giữ vệ sinh cá nhân của trẻ còn hạn chế. Mặt khác, trẻ còn phụ giúp cha mẹ trong các công việc làm vườn tại gia đình nên dễ tiếp xúc với các nguy cơ lây nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo. Mối liên quan giữa nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo với tăng BCAT, tăng nồng độ IgE toàn phần BCAT trong máu ngoại biên và nồng độ IgE toàn phần là các thông số lâm sàng quan trọng liên quan đến đáp ứng miễn dịch trong bệnh lý nhiễm Toxocara sp. Kết quả của chúng tôi cho thấy trong số 137/139 trẻ (71%) bị nhiễm Toxocara spp. có 64/137 trẻ (46,7%) có BCAT tăng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tuy nhiên theo nghiên cứu của Sviben M và cộng sự (2009) cho thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa chó (Toxocara canis) cao ở những trẻ em mắc bệnh bạch cầu ái toan. Do đó xét nghiệm kiểm tra bệnh giun đũa chó phải được loại trừ trong chẩn đoán phân biệt với bệnh bạch cầu ái toan ở trẻ em(10). Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy trong số những trẻ có trẻ có huyết thanh dương tính có 61,3% trẻ có nồng độ IgE toàn phần tăng (≥130 IU/mL). Tỷ lệ này khá tương đồng với nghiên cứu Lê Đình Vĩnh Phúc (2016) là 67,5%(4). So với kết quả nghiên cứu của Dattoli và cộng sự, ở ngưỡng cắt IgE toàn phần ≥150 IU/mL, tỷ lệ này là 59,6%(3). Theo nghiên cứu của Pawlowski báo cáo nồng độ IgE đặc hiệu của kháng nguyên Toxocara spp. tăng trong một nửa số bệnh nhân nghiên cứu(8). Mối liên quan giữa các yếu tố tiếp xúc của trẻ với nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo Chó, mèo là vật chủ của Toxocara spp., trứng theo phân thải ra môi trường xung quanh làm ô nhiễm nguồn đất, cát, nước, rau và là nguồn lây nhiễm trực tiếp hay gián tiếp khi con người vô tình nuốt phải qua đường tiêu hóa. Trong nghiên cứu này, các gia đình từng nuôi chó mèo có tỉ lệ trẻ có huyết thanh dương tính với giun đũa chó mèo cao hơn so với các gia đình không nuôi. Bên cạnh đó số lượng chó mèo hiện đang Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 570 nuôi từ bốn con trở lên cũng là một yếu tố nguy cơ và có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Tỷ lệ trứng Toxocara spp. trong đất tăng lên ở những gia đình có nuôi chó so với những gia đình không nuôi chó đã được tìm thấy trong nghiên cứu của Trần Trọng Dương(12). Theo nghiên cứu của Nguyên Hồ Phương Liên cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm Toxocara spp., ở những người từng nuôi chó/mèo cao gấp 1,57 lần so với những người chưa từng nuôi(8). Ngoài ra, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc ăn rau sống thường xuyên được rửa sạch tại nhà là yếu tố bảo vệ trẻ không bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo. Theo nghiên cứu của Trần Thị Hồng (2007) cho thấy tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau rất cao (94,4%). Trong đó, nhiễm ký sinh trùng đa bào chủ yếu là nhiễm ấu trùng Toxocara spp.(11). Một số yếu tố khác (như rửa tay trước khi ăn; rửa tay sau khi tiếp xúc chó, mèo; chơi đùa tiếp xúc với đất; rửa tay sau khi tiếp xúc với đất, vị trí cho phép chó mèo thường nằm; xổ giun cho chó, mèo định kỳ 6 tháng; nhà có sân vườn hoặc bãi đất trống) chưa tìm thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo (p>0,05). Điều này có thể là do việc phỏng vấn các câu hỏi từ các phụ huynh hoặc người bảo hộ của trẻ nên các thông tin không phản ánh hết được các thói quen của trẻ khi thời gian trẻ đi học hoặc tham gia các sinh hoạt khác phụ huynh khó có thể kiểm soát được. KẾT LUẬN Tỉ lệ trẻ em từ 5-15 tuổi nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo (Toxocara spp.) tại xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, Tp. Cần Thơ là 71%. Trong đó, tỉ lệ trẻ nhiễm cần điều trị là 30% và 70% trẻ nhiễm ở thể không triệu chứng không cần điều trị, chỉ theo dõi và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. Có mối liên quan giữa nhiễm Toxocara spp. với tăng BCAT, tăng nồng độ IgE toàn phần (p <0,05). Trong đó, trẻ bị nhiễm Toxocara spp. có tỉ lệ tăng BCAT và tăng nồng độ IgE toàn phần cao hơn nhóm trẻ không bị nhiễm (p <0,05). Có mối liên quan giữa học vấn của trẻ với nhiễm Toxocara spp., trong đó trẻ học cấp hai có tỉ lệ nhiễm giun đũa chó mèo cao hơn so với trẻ học lớp mẫu giáo (p <0,05). Trong các yếu tố tiếp xúc được xét đến thì các yếu tố gia đình từng nuôi chó mèo, số lượng chó mèo hiện đang nuôi 4-6 con là yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ trẻ bị nhiễm giun đũa chó mèo. Và những gia đình ăn rau sống được rửa sạch thường xuyên tại nhà có tỷ lệ trẻ bị nhiễm Toxocara spp. chỉ bằng 0,77 lần so với những gia đình ăn rau sống chưa bao giờ được rủa sạch (p<0,05). KIẾN NGHỊ Cần tăng cường truyền thông kiến thức phòng chống lây nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo cho trẻ và phụ huynh như: rửa sạch rau sống trước khi ăn, hạn chế nuôi nhiều chó mèo trong nhà, hạn chế không cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo, tiêm ngừa giun sán chó mèo đầy đủ. Cần có nghiên cứu việc ô nhiễm trứng Toxocara spp. trong môi trường đất và trên rau sống tại địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2016). Ban hành tài liệu "Định nghĩa trường hợp bệnh truyền nhiễm”. Quyết định số 4283/QĐ-BYT, pp.32. 2. Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Văn Chương (2012) Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng giun Toxocara sp ở một số điểm tại Bình Định và Gia Lai. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 16(3):91-97. 3. Dattoli VC, Freire SM, et al (2011) "Toxocara canis infection is associated with eosinophilia and total IgE in blood donors from a large Brazilian centre". Trop Med Int Health, 16(4):514-517. 4. Lê Đình Vĩnh Phúc, Nguyễn Bảo Toàn, Lê Hữu Lợi (2016). "Đặc Điểm Dịch Tễ, Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Ở Bệnh Nhân Nhiễm Toxocara spp. Tại Trung Tâm Y Khoa Medic Thành Phồ Hồ Chí Minh Năm 2016". Tạp chí Y học Dự phòng, 27(1):148. 5. Lương Trường Sơn, Đặng Thị Nga, Nguyễn Ngọc Ánh, và cs (2013)." Tìm hiểu các yếu tố dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đối với những bệnh nhân nhiễm giun sán đến khám tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Thành phố Hồ Chí Minh". Y học Thành phố Hồ Chí Minh 17(1):87-94. 6. Magnaval JF, Glickman LT, Dorchies P, Morassin B (2001). Highlights of human toxocariasis. Korean Journal of Parasitology, 39:1–11. 7. Mário LT, et al (2008). "Prevalence of Toxocara canis infection in public squares of the Concórdia City, Santa Catarina, Brazil". Parasitol Latinoam, 63(n.1-2-3-4):69-71. 8. Nguyễn Hồ Phương Liên (2013). Tỷ lệ huyết thanh dương tính với Toxocara spp. ở người trưởng thành quận 12 tp. Hồ Chí Minh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 571 năm 2012. Luận văn tốt nghiệp Cao học. Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh - Y tế Công cộng. 9. Pawlowski Z (2001). "Toxocariasis in humans: clinical expression and treatment dilemma". J Helminthol, 75(4):299-305. 10. Sviben M, Avlek TVC, Missoni EM, Galinovi GM (2009). Seroprevalence of Toxocara canis infection among asymptomatic children with eosinophilia in Croatia. Journal of Helminthology, 83:369–371. 11. Trần Thị Hồng (2007). "Khảo sát ký sinh trùng trên rau sống bántại các siêu thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh". Y Học TP. Hồ Chí Minh, 11(2):82-88. 12. Trần Trọng Dương (2014). Nghiên cứu thực trạng, một số yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa chó trên người và hiệu quả điều trị bằng ALBENDAZOLE tại 2 xã thuộc huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định (2011-2012). Luận án tiến sĩ y học. Viện sốt rét - ký sinh trùng - Côn trùng Trung Ương. Ký sinh trùng - côn trùng y học, pp.63-90. 13. Trần Vinh Hiển, Trần Thị Kim Dung (2004)." Các bộ sinh phẩm chẩn đoán bệnh do ký sinh trùng". Y học Thành phố Hồ Chí Minh 2013, 8(01):59-67. Ngày nhận bài báo: 15/08/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf561_2154_2212140.pdf
Tài liệu liên quan