Tỷ lệ mẫn cảm với thức ăn ở trẻ dưới 5 tuổi qua ghi nhận của cha mẹ trẻ tại Trường Mầm non Hoa Mai, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tài liệu Tỷ lệ mẫn cảm với thức ăn ở trẻ dưới 5 tuổi qua ghi nhận của cha mẹ trẻ tại Trường Mầm non Hoa Mai, quận Cầu Giấy, Hà Nội: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 258 TỶ LỆ MẪN CẢM VỚI THỨC ĂN Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI QUA GHI NHẬN CỦA CHA MẸ TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI, QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI Phạm Thu Hiền*, Lưu Thị Mỹ Thục*, Đỗ Mạnh Hùng* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ mẫn cảm ở trẻ dưới 5 tuổi, qua đó đề xuất các giải pháp can thiệp, Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 497 trẻ có độ tuổi dưới 5 tuổi tại trường mầm non Hoa Mai, Cầu Giấy, Hà Nội. Kết quả: Có 9,26% trẻ đã từng mẫn cảm với thức ăn, tỷ lệ các loại thức ăn trẻ bị mẫn cảm như sau: Các loại hạt: lạc 1,4%, vừng 1,61%, đậu nành 2,41%, hạt khác 0,6%, mẫn cảm với trứng gà 3,02%, thực phẩm chứa trứng là 2,41%, mẫn cảm với sữa bò là 2,01%, với thực phẩm chứa sữa bò là 2,41%, mẫn cảm với các sản phẩm ngũ cốc (bột mì, bánh mì, mì tôm): 1,41% mẫn cảm với cá 1,81%, với giáp xác 3,82%. Kết luận: Nghiên cứu cũng cho thấy được bức tranh về tỷ lệ mẫn cảm với từng loại thức ăn ở trẻ bao gồm các loại thức ăn đ...

pdf4 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ mẫn cảm với thức ăn ở trẻ dưới 5 tuổi qua ghi nhận của cha mẹ trẻ tại Trường Mầm non Hoa Mai, quận Cầu Giấy, Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 258 TỶ LỆ MẪN CẢM VỚI THỨC ĂN Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI QUA GHI NHẬN CỦA CHA MẸ TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI, QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI Phạm Thu Hiền*, Lưu Thị Mỹ Thục*, Đỗ Mạnh Hùng* TĨM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ mẫn cảm ở trẻ dưới 5 tuổi, qua đĩ đề xuất các giải pháp can thiệp, Phương pháp nghiên cứu: Mơ tả cắt ngang 497 trẻ cĩ độ tuổi dưới 5 tuổi tại trường mầm non Hoa Mai, Cầu Giấy, Hà Nội. Kết quả: Cĩ 9,26% trẻ đã từng mẫn cảm với thức ăn, tỷ lệ các loại thức ăn trẻ bị mẫn cảm như sau: Các loại hạt: lạc 1,4%, vừng 1,61%, đậu nành 2,41%, hạt khác 0,6%, mẫn cảm với trứng gà 3,02%, thực phẩm chứa trứng là 2,41%, mẫn cảm với sữa bị là 2,01%, với thực phẩm chứa sữa bị là 2,41%, mẫn cảm với các sản phẩm ngũ cốc (bột mì, bánh mì, mì tơm): 1,41% mẫn cảm với cá 1,81%, với giáp xác 3,82%. Kết luận: Nghiên cứu cũng cho thấy được bức tranh về tỷ lệ mẫn cảm với từng loại thức ăn ở trẻ bao gồm các loại thức ăn được chế biến từ hạt, ngũ cốc, trứng, sữa, cá, giáp xác Từ khĩa: Mẫn cảm, thức ăn, trẻ dưới 5 tuổi ABSTRACT RATE OF CHILDREN UNDER 5 YEARS OLD PRESENTING FOOD SENSITIVITY ACCORDING TO PARENTS’ EVALUATION AT HOA MAI KINDER GARTEN, HANOI Pham Thu Hien, Luu Thi My Thuc, Do Mạnh Hung * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 22 - No 4- 2018: 258 – 261 Objectives: In order to determine the rate of food sensitivity in children under five and recommend interventional solutions. Methods: We conducted a cross-sectional study on 497 childrens under five at Hoa Mai kinder garten, Cau Giay, Hanoi. Results: Showed that 9.26% of the children had ever suffered from food sensitivity. Foods that caused food sensitivity in children included: Grain: peanut 1.4%, sesame 1.61%, soybean 2.41%, others 0.6%, chicken eggs: 3.02%, food containing egg: 2.41%, cow milk 2.01%, food containing cow milk: 2.41%, cereal products (flour, bread, noodle): 1.41%, fish 1.81%, crustacean 3.82%. Conclusion: The result of study to determine the rate of food sensitivity include: peanut, sesame soybean, chicken eggs food containing egg, cow milk, food containing cow milk, cereal products (flour, bread, noodle), fish crustacean to recommend interventional solutions. Keywords: Sensitivity, food, children under 5 years old. ĐẶT VẤN ĐỀ Mẫn cảm với thức ăn phổ biến ở trẻ em, theo nghiên cứu tại Thụy Điển cho thấy tỷ lệ mẫn cảm với thức ăn ở trẻ cĩ độ tuổi 7-8 tuổi là 21,3%(7). Các dấu hiệu của mẫn cảm thức ăn ảnh hưởng đến một hoặc nhiều bộ phận, cơ quan trong cơ thể, dấu hiệu phổ biến nhất là ở da như *Bệnh viện Nhi Trung Ương. Tác giả liên lạc: TS.BS Đỗ Mạnh Hùng, Email:hungdm.nip@gmail.com ĐT: 0913304075. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học 259 mề đay, phù mạch, Eczema, hệ hơ hấp, vùng dạ dày, ruột và trong màng nhầy khoang miệng(2,4,6). Mẫn cảm thức ăn bao gồm cả cĩ đáp ứng hoặc khơng đáp ứng miễn dịch khi tiến hành test chẩn đốndị ứng thức ăn qua trung gian là kháng thể IgE(3). Mẫn cảm thức ăn cịn làm hạn chế việc hấp thụ các chất dinh dưỡng do trẻ khơng thể ăn thức ăn hoặc khi ăn trẻ kèm theo các dấu hiệu bệnh lý. Tuy vậy, hiện ở nước ta vẫn chưa cĩ nghiên cứu nào đánh giá về thực trạng mẫn cảm ở trẻ em. Do vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ mẫn cảm ở thức ăn ở trẻ dưới 5 tuổi qua sự ghi nhận của các bậc cha mẹ, trên cơ sở đánh giá thực trạng và đề ra các chiến lược trong cơng tác chăm sĩc sức khỏe cho trẻ em. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỷ lệ mẫn cảm ở trẻ dưới 5 tuổi, qua đĩ đề xuất các giải pháp can thiệp. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Trẻ em dưới 5 tuổi tại trường mầm non Hoa Mai, Cầu Giấy, Hà Nội cùng cha/mẹ các em đang theo học tại đây. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mơ tả cắt ngang, nghiên cứu định lượng. Cỡ mẫu Cỡ mẫu được tính theo cơng thức pp m n 1 96.1 2 n = Cỡ mẫu. p = 0,213 giả định trẻ bị mẫn cảm với thức ăn (theo các tác giả Thụy Điển là 21,3%). Z = 1,96 (α = 0,05, độ tin cậy 95%, thu từ bảng Z). d = Tỷ lệ sai số cho phép trong nghiên cứu được giả định là: 0,04. Ta tính được cỡ mẫu tối thiểu cần cĩ là 403 trẻ, tuy vậy kết quả chúng tơi thu thập được 497 phụ huynh của các trẻ cĩ độ tuổi dưới 5 tuổi. KẾT QUẢ Bảng 1. Một số đặc điểm đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ % Giới Nam 240 48,29 Nữ 257 51,71 Tuổi < 12 tháng 81 16,3 12-24 tháng 103 20,72 24-36 tháng 42 8,45 36-48 tháng 74 14,89 >48 tháng 197 39,64 Địa dư Nội thành 484 97,38 Ngoại thành 13 2,62 Dân tộc Kinh 488 98,19 Khác 9 1,81 Tổng 497 100 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu chúng tơi thu thập được 497 trẻ, trong đĩ trẻ nam/nữ là 48,29% /51,71%. Độ tuổi trên 48 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất với 39,64%, tiếp đĩ là độ tuổi 12-24 tháng 20,72%, độ tuổi 36-48 tháng 14,89%, độ tuổi 24-36 tháng chiếm tỷ lệ nhỏ nhất với 8,45%. Đa số đối tượng nghiên cứu là khu vực nội thành với 97,38%, chủ yếu các đối tượng là dân tộc kinh với 98,19%. Hình 1. Tỷ lệ mẫn cảm với thức ăn ở trẻ Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ đã từng mẫn cảm với các loại thức ăn cĩ 46 trẻ chiếm 9,26%, chưa từng di ứng với bất kỳ loại thức ăn nào là 90,74%. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 260 Bảng 2. Các loại thức ăn trẻ mẫn cảm (N=497) Thức ăn trẻ mẫn cảm Số lượng Tỷ lệ % Lạc 7 1,41 Vừng 8 1,61 Đậu nành 12 2,41 Các loại hạt khác 3 0,60 Trứng gà 15 3,02 Thực phẩm chứa trứng 12 2,41 Sữa bị 10 2,01 Các sản phẩm sửa bị 12 2,41 Bột mỳ, bánh mỳ, mỳ tơm 7 1,41 Cá 9 1,81 Giáp xác 19 3,82 Thức ăn khác 8 1,61 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy lạc và các loại hạt chiếm tỷ lệ là 2,1%, trứng và các sản phẩm chưa trứng chiếm tỷ lệ 5,43%, sữa bị và các sản phẩm chứa sữa bị chiếm 4,42%, các dạng bột mì, bánh mì, mì tơm chiếm 1,41%, BÀN LUẬN Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cho thấy tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mẫn cảm với thức ăn là 9,26%. So sánh với các đồng nghiệp nước ngồi trước đĩ, tỷ lệ nghiên cứu của chúng tơi thấp hơn nhiều. Nghiên cứu tại Thụy Điển ở lứa tuổi 7-8 tuổi, mẫn cảm với thức ăn là 21,3%(7). Nghiên cứu tại Phần Lan ở trẻ 1-4 tuổi chiếm 21%(5) và nghiên cứu tại Na Uy ở trẻ 1 tuổi là 19%(1). Một nghiên cứu khác tại Thụy Điển tỷ lệ này là 26% ở trẻ cĩ độ tuổi dưới 8 tuổi(4). Nghiên cứu của chúng tơi cho thấy tỷ lệ mẫn cảm với lạc là 1,41%, vừng là 1,41% kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của các tác giả tại Thụy Điển lứa tuổi 7-8 cĩ mẫn cảm với lạc là 3,2, mẫn cảm với đậu nành là 0,6%(7). Tuy vậy kết quả nghiên cứu của chúng tơi tương đương với các đồng nghiệp tại Phần Lan ở đối tượng là trẻ 1-4 tuổi, trong đĩ trẻ mẫn cảm với các loại đậu: đậu Hà Lan, Lạc, đậu nành, đậu lăng là 1,1%(5). Trong nghiên cứu, trẻ mẫn cảm với trứng gà là 3,02%, các sản phẩm chứa trứng là 2,41%. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu tại Thụy Điển ở đối tượng trẻ 7-8 tuổi tỷ lệ dị ứng với trứng là 1,4%(7), tuy vậy kết quả của chúng tơi tương đương với nghiên cứu tại Phần Lan ở trẻ 1-4 tuổi, trong đĩ trẻ mẫn cảm với trứng là 2,8%(5). Trẻ mẫn cảm với các loại thức ăn được chế biến từ ngũ cốc như bột mỳ, bánh mỳ, mỳ tơm trong nghiên cứu là 1,41%, so với kết quả nghiên cứu tại Thụy Điển độ tuổi 7-8 tuổi, mẫn cảm với ngũ cốc là 1%(7), so sánh với kết quả nghiên cứu tại Phần Lan độ tuổi 1-4 tuổi, mẫn cảm với ngũ cốc là 2,6%(5). Mẫn cảm với cá ở trẻ trong nghiên cứu là 1,81%, mẫn cảm ở trẻ với giáp xác là 3,82%, kết quả này cao hơn so với các tác giả tại Thụy Điển ở lứa tuổi 7-8 tuổi với 1,2%(7), cao hơn kết quả nghiên cứu của các đồng nghiệp tại Phần Lan ở độ tuổi 1-4, với tỷ lệ mẫn cảm với cá là 0,6%(5). Mẫn cảm với thức ăn khơng chỉ gây ra các tình trạng sức khỏe qua việc biểu hiện các dấu hiệu sau khi ăn, mà cịn là rào cản trong việc phịng chống suy dinh dưỡng ở trẻ. Qua kinh nghiệm khám và điều trị chúng tơi thấy rằng cĩ nhiều trường hợp trẻ suy dinh dưỡng được sinh ra trong những gia đình cĩ điều kiện trong việc tiếp cận với các loại dinh dưỡng, tuy nhiên do sự mẫn cảm với thức ăn cộng với sự thiếu hiểu biết của các bậc cha mẹ là nguyên nhân của việc suy dinh dưỡng ở trẻ. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu trên 497 trẻ dưới 5 tuổi, bằng việc ghi nhận của các bậc cha mẹ về mẫn cảm với thức ăn ở trẻ, kết quả cĩ 9,26% số trẻ đã từng mẫn cảm với thức ăn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy được bức tranh về tỷ lệ mẫn cảm với từng loại thức ăn ở trẻ bao gồm các loại thức ăn được chế biến từ hạt, ngũ cốc, trứng, sữa, cá, giáp xác. KIẾN NGHỊ Cần cĩ thêm các nghiên cứu về ảnh hưởng của mẫn cảm thức ăn với sức khỏe ở trẻ. Bên cạnh đĩ, các bà mẹ khi cho trẻ ăn cần chú ý đến việc trẻ mẫn cảm với thức ăn, qua đĩ bảo vệ sức khỏe và phịng ngừa suy dinh dưỡng bằng các loại thức ăn thay thế khác. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học 261 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Eggesbo M, Halvorsen R, Tambs K, Botten G (1999). Prevalence of parentally perceived adverse reactions to food in young children. Pediatr Allergy Immunol; 10:p.122-132. 2. Gupta RS, Springston EE, Smith B, Pongracic J, Holl JL, Warrier MR (2013). Parent report of physician diagnosis in pediatric food allergy. J Allergy Clin Immunol; 131:p.150-156. 3. Johansson SG, Bieber T, Dahl R, Friedmann PS, Lanier BQ, Lockey RF (2004).Revised nomenclature for allergy for global use: Report of the Nomenclature Review, p.4-10. 4. Ưstblom E, Lilja G, Pershagen G, van Hage M, Wickman M (2008). Phenotypes of food hypersensitivity and development of allergic diseases during the first 8 years of life. Clin Exp Allergy; 38:p.1325-1332. 5. Pyrhonen K, Nayha S, Kaila M, Hiltunen L, Laara E (2009). Occurrence of parent-reported food hypersensitivities and food allergies among children aged 1-4 yr. Pediatr Allergy Immunol; 20:p.328-338. 6. Roehr CC, Edenharter G, Reimann S, Ehlers I, Worm M, Zuberbier T (2004). Food allergy and non-allergic food hypersensitivity in children and adolescents. Clin xp Allergy; 34:p.1534-1541. 7. Winberg A, West CE, Strinnholm Å, Nordstrưm L, Hedman L, Rưnmark E (2015). Assessment of Allergy to Milk, Egg, Cod, and Wheat in Swedish Schoolchildren: A Population Based Cohort Study. PLoS one 10(7): 0131804. doi:10.1371/journal.pone.013180. Ngày nhận bài báo: 11/04/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/05/2018 Ngày bài báo được đăng: 30/06/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_man_cam_voi_thuc_an_o_tre_duoi_5_tuoi_qua_ghi_nhan_cua.pdf
Tài liệu liên quan