Tài liệu Tỷ lệ mắc sốt rét và vẽ bản đồ dân di biến động tại tỉnh Đăk Nông và Đăk Lăk năm 2016: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 337
TỶ LỆ MẮC SỐT RÉT VÀ VẼ BẢN ĐỒ DÂN DI BIẾN ĐỘNG
TẠI TỈNH ĐẮK NÔNG VÀ ĐẮK LẮK NĂM 2016
Trịnh Hữu Toàn*, Nguyễn Công Trung Dũng*, Nguyễn Duy Sơn*, Đàm Văn Hào*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tại Việt Nam, từ năm 2011 cho đến nay bệnh nhân sốt rét có chiều hướng giảm trên các mặt:
số ca mắc, sốt rét ác tính và tử vong do sốt rét. Tuy nhiên, những kết quả của sự nỗ lực này bị tác động bởi nhiều
yếu tố khác nhau nhất là tình hình dân di biến động.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hiện mắc và một số đặc điểm dịch tễ học sốt rét của dân di biến động tại những
điểm vực nghiên cứu thuộc tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Vẽ bản đồ dân di biến động phân bố theo nơi ninh sống
và nơi ở trước khi di cư.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả kết hợp với vẽ bản đồ bằng hệ thống thông tin địa lý (GIS).
Kết quả: Nghiên cứu được tiến hành trên 1.604 người thuộc 4 huyện có hoạt động di biến động rất phổ biến ...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 30/06/2023 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ mắc sốt rét và vẽ bản đồ dân di biến động tại tỉnh Đăk Nông và Đăk Lăk năm 2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 337
TỶ LỆ MẮC SỐT RÉT VÀ VẼ BẢN ĐỒ DÂN DI BIẾN ĐỘNG
TẠI TỈNH ĐẮK NÔNG VÀ ĐẮK LẮK NĂM 2016
Trịnh Hữu Toàn*, Nguyễn Công Trung Dũng*, Nguyễn Duy Sơn*, Đàm Văn Hào*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tại Việt Nam, từ năm 2011 cho đến nay bệnh nhân sốt rét có chiều hướng giảm trên các mặt:
số ca mắc, sốt rét ác tính và tử vong do sốt rét. Tuy nhiên, những kết quả của sự nỗ lực này bị tác động bởi nhiều
yếu tố khác nhau nhất là tình hình dân di biến động.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hiện mắc và một số đặc điểm dịch tễ học sốt rét của dân di biến động tại những
điểm vực nghiên cứu thuộc tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Vẽ bản đồ dân di biến động phân bố theo nơi ninh sống
và nơi ở trước khi di cư.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả kết hợp với vẽ bản đồ bằng hệ thống thông tin địa lý (GIS).
Kết quả: Nghiên cứu được tiến hành trên 1.604 người thuộc 4 huyện có hoạt động di biến động rất phổ biến
của người dân gồm: Huyện Ea Súp và Buôn Đôn thuộc tỉnh Đắk Lắk; Huyện Tuy Đức và Đắk R’Lấp thuộc tỉnh
Đắk Nông. Tỷ lệ hiện mắc sốt rét là 0,25%, tỷ lệ nhiễm giao bào là 0,19%. Dân di biến động đến các điểm nghiên
cứu từ 50/63 tỉnh/thành trên cả nước. Một số tỉnh phía Bắc có tỷ lệ người dân di cư cao như: Cao Bằng, Thái
Bình, Hải Dương; khu vực miền Trung có các tỉnh như: Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định. Miền Nam và khu
vực Đông Nam Bộ có: Bình Phước, Đồng Nai; khu vực Tây Nguyên chủ yếu tại 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.
Thành phần dân tộc nhóm dân di biến động cũng rất đa dạng, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao với hơn 54,1%. Vị trí
cư trú tại nơi ở mới của dân di biến động cũng rất đa dạng: cụm dân cư hoặc phân bố rải rác. Có 80,3% người
dân có nghề chính là làm nông.
Kết luận: Tỷ lệ mắc sốt rét ở nhóm dân di biến động là 0,25%; Tỷ lệ nhiễm giao bào 0,19%. Lý do chính của
người dân di cư đến nơi ở mới vì tìm đất làm nông nghiệp với 80,3% và nghề nghiệp chính của họ chủ yếu dựa
vào nông nghiệp. Dân di biến động đến từ gần 50 tỉnh/thành phố. Vị trí cư trú rất đa dạng: cụm dân cư, rải rác
khắp nơi hoặc phân bố tại khu vực rừng gần biên giới với Campuchia.
Từ khóa: sốt rét, dân di biến dộng, bản đồ
ABSTRACT
PREVALENCE OF MALARIA AND MAPPING OF MOBILE AND MIGRANT POPULATIONS
IN DAK LAK AND DAK NONG PROVINCES IN 2016
Trinh Huu Toan, Nguyễn Công Trung Dung, Nguyen Duy Son, Dam Van Hao
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 336 – 344
Background: In Vietnam, from 2011 until now, malaria patients tend to decrease inthe following aspects:
numbers of cases, severe cases, and death due to malaria. However, the results of this effort are affected by many
different factors, especially in the situation of mobile and migrant populations (MMPs).
Objectives: To identify prevalence and some epidemiological characteristics of MMPs in the study sites
in Dak Lak and Dak Nong provinces. Mapping MMPs according to their current addresses and living places
before migrating.
Methods: Descriptive cross-sectional study combined with mapping method by GIS was designed.
Results: The research was conducted on 1,604 people in 4 districts with MMPs including: Ea Sup and Buon
*Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Công Trung Dũng ĐT: 0917026879 Email: nguyendung0917@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 338
Don districts of Dak Lak province; Tuy Duc and Dak R’Lap districts of Dak Nong province. The morbidity rate of
malaria was 0.25%, gametocyte rate was 0.19%. MMPs came from 50/63 provinces. There were high migration
rates in the Northern provinces (Cao Bang, Thai Binh and Hai Duong); inthe Central provinces (Thanh Hoa,
Nghe An and Binh Dinh); inthe Southern areas(Binh Phuoc and Dong Nai); inthe Highlands (mainly in Dak Lak
and Dak Nong provinces). MMPs among the ethnic minority composition were also very diverse, Kinh accounted
for a high proportion with over 54.11%. Location of residence of the MMPs wasalso very diverse: residential
clusters or scattered distribution. 80.33% ofMMPshada major job as farmers.
Conclusion: The prevalence of malaria in MMPswas0.25%; Infection rate was0.19%. The main reason for
migration was to find agricultural land with 80.33% and their main occupation was mainly based on agriculture.
MMPs came from nearly 50 provinces/cities. Residence location was diverse: setting residential clusters,
scattering everywhere or distributingin forest areas near the border with Cambodia.
Keywords: malaria, MMPs, mapping
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sốt rét là nguyên nhân gây tử vong
đứng thứ 5 trong các bệnh truyền nhiễm toàn
cầu, một số quốc gia trên thế giới xem đây là vấn
đề y tế công cộng chính của quốc gia mình(4). Tại
Việt Nam, từ năm 2011 cho đến nay bệnh nhân
sốt rét có chiều hướng giảm trên các mặt: số ca
mắc, sốt rét ác tính và tử vong do sốt rét. Tuy
nhiên, những kết quả của sự nỗ lực này bị tác
động bởi nhiều yếu tố khác nhau đặc biệt là tình
hình di biến động, đầu tiên phải kể đến ĐắkLắk
và Đắk Nông thuộc vùng Tây nguyên có đường
biên giới chung với Campuchia(1).
Nhằm mô tả một cách khái quát về tình hình
dân di biến động và một số đặc điểm dịch tễ học
liên quan giữa nguy cơ mắc sốt rét và các đặc
điểm di biến dộng của nhóm dân này tại 2 tỉnh
ĐắkLắk, Đắk Nông; từ đó đề xuất một số biện
pháp phòng chống sốt rét thích hợp cho người
dân. Chúng tôi tiến hành thực hiện hoạt động
điều tra này với mục tiêu như sau:
Xác định tỷ lệ hiện mắcvà một số đặc điểm
dịch tễ học sốt rét củadân di biến động tại
những điểm vực nghiên cứu thuộc tỉnh Đắk
Lắk và Đắk Nông.
Vẽ bản đồ dân di biến động phân bố theo nơi
ninh sống và nơi ở trước khi khi di cư.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Những người di cư từ địa phương khác đến
sống tại cộng đồng ít nhất một tuần trở lên và
trong độ tuổi từ 15 - 60 tuổi.
Địa điểm nghiên cứu
Huyện Tuy Đức (Đắk Nông): xã Quảng Trực
(vùng V), xã Đắk Buk So (vùng V).
Huyện Đắk R’Lấp (Đắk Nông): xã Đắk Ru
(vùng IV), xãĐắk Sin (vùng V).
Huyện Buôn Đôn (ĐắkLắk): Krông Na
(vùng V), Ea Huar (vùng IV).
Huyện Ea Súp (ĐắkLắk): xã Cư M’Lan, xã
Cư K’Bang (thuộc vùng V - theo phân vùng dịch
tễ sốt rét năm 2014).
Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 10/2016 - 11/2016.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả kết hợp với
phương pháp vẽ bản đồ bằng hệ thống thông tin
địa lý.
Cỡ mẫu
Ước tính có khoảng từ 300 - 600 dân di biến
động/xã, khoảng 45% - 60% trong số đó sẽ được
chọn để phỏng vấn. Do đó, làm tròn ta có
khoảng 200 - 250 dân di biến động tại mỗi xã sẽ
được chọn cho phỏng vấn và lấy lam máu. Với
cỡ mẫu này là đầy đủ để thực hiện các mục tiêu
nghiên cứu.
Lựa chọn phỏng vấn: Những người sống tại
cộng đồng ít nhất một tuần đến một tháng và độ
tuổi từ 15 - 60 tuổi.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 339
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu theo cụm. Dân di biến động di cư
đến và sống tại các khu định cư và các cụm. Tại
một số vùng, nhóm dân này ở cùng thôn với dân
địa phương do đó rất khó để ước tính chính xác
số người hoặc số hộ di cư. Với những lý do nêu
trên, những xã/thôn/hộ gia đình và các cá thể tại
các khu vực nghiên cứu sẽ không được chọn
theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
Phương pháp thu thập số liệu
Hồi cứu số liệu về tình hình sốt rét, đặc điểm
dân cưvà dân di biến động.
Điều tra hộ gia đình sử dụng phương pháp
phỏng vấn trực tiếp để thu thập số liệu về nhân
khẩu học và một số đặc điểm của người dân.
Xét nghiệm lam máu tìm KST sốt rét và Test
chẩn đoán nhanh KSTSR: Mỗi xã (200-250 người)
tương đương với 40-60 hộ gia đình.
Quan sát, mô tả, thu thập số liệu về dân di
biến động(3).
Vẽ bản đồ: Sử dụng thiết bị di động cầm tay
có cài đặt sẵn ứng dụng KLL Collect. KLL
Collect là một ứng dụng miễn phí nằm trong
kho ứng dụng CH Play cho phép vẽ bản đồ dân
di biến động,định vị GPS các vị trí, chụp, thu
thập số liệu về dân di biến động ngay trên thiết
bị cầm tay(2).
Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu được thống kê phân tíchbằngphần
mềm Stata 10.0.
KẾT QUẢ
Tỷ lệ hiện mắc và một số đặc điểm dịch tễ học
sốt rét của dân di biến động
Tỷ lệ hiện mắc sốt rét của dân di biến động tại
các điểm nghiên cứu
Điều tra cắt ngang nhóm dân di biến động
cho thấy: Phát hiện 4 trường hợp nhiễm KSTSR
tại xã Quảng Trực (trong đó có 3 trường hợp
nhiễm P.falciparum và 1 trường hợp nhiễm
P.vivax), các xã còn lại không phát hiện trường
hợp nào nhiễm KSTSR. Tỷ lệ nhiễm KSTSR
chung là 0,25%; tỷ lệ nhiễm giao bào chung là
0,19%. Tỷ lệ nhiễm KSTSR tại xã Quảng Trực là
1,98%; tỷ lệ nhiễm giao bào tại xã Quảng Trực là
1,49% (Bảng 1).
Bảng 1: Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) tại các điểm nghiên cứu
Tỉnh Đắk Nông Đắk Lắk
Tổng Huyện Tuy Đức Đắk R’Lấp Buôn Đôn Ea Sup
Xã Đắk Buk So Quảng Trực Đắk Sin Đắk Ru Ea Huar Krông Na Cư M’Lan Cư KBang
n 202 202 200 200 200 200 200 200 1604
KSTSR 0 04 (1,98%) 0 0 0 0 0 0 04 (0,25%)
P.f 0 03 (1,49%) 0 0 0 0 0 0 03 (0,19%)
P.v 0 01 (0,50%) 0 0 0 0 0 0 01 (0,06%)
Phối hợp 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Giao bào 0 03 (1,49%) 0 0 0 0 0 0 03 (0,19%)
Một số đặc điểm dịch tễ học sốt rét của dân di
biến động
Kết quả điều tra tại 8 xã cho thấy: Về giới
tính thì số lượng nữ nhiều hơn nam chiếm tỷ lệ
58,3% so với tỷ lệ nam là 41,7%. Về phân bố các
nhóm tuổi cho thấy: Độ tuổi từ 15-29 chiếm tỷ lệ
36,9%; độ tuổi 30-39 chiếm tỷ lệ 25,1% và độ tuổi
từ 40 trở lên chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 38,0%. Tỷ
lệ mù chữ chung tại 8 xã là 16,4%, tuy nhiên tỷ lệ
này có sự chênh lệch khá nhiều tại mỗi xã: xã
Đắk Sin có tỷ lệ mù chữ thấp nhất với tỷ lệ 0,5%
trong khi đó 2 xã có tỷ lệ mù chữ cao là xã Cư
M’Lan và Cư K’Bang thuộc huyện Ea Súp tỉnh
Đắk Lắk với tỷ lệ tương ứng là 45,0% và 46,5%
(Bảng 2).
Dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất tại các
điểm nghiên cứuvới 54,1%, dân tộc Kinh phân
bố nhiều tại các điểm di biến động thuộc các xã
như: Đắk Buk So (86,0%), Quảng Trực (61,4%),
Đắk Sin (91,0%), Đắk Ru (77,5%), Ea Huar
(71,5%). Các dân tộc khác chiếm tỷ lệ lớn như
dân tộc Dao (12,8%) tập trung nhiều ở 2 xã Cư
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 340
M’Lan và Cư K’Bang; dân tộc M’Nông chiếm tỷ
lệ 10,7% phân bố chủ yếu tại xã Krông Na; dân
tộc H’Mông chiếm tỷ lệ 9,9% tập trung chủ yếu
tại xã Cư K’Bang; các dân tộc khác chiếm tỷ lệ ít
hơn và phân bố rải rác (Bảng 3).
Thời gian người dân di biến động đến các xã
tại các điểm nghiên cứu trung bình 5,9 năm, với
thời gian ngắn nhất là mới đến khoảng 1 tháng
và dài nhất là 10 năm. Xã Đắk Buk So có thời
gian di biến động đến sinh sống thấp nhất với 4,78
năm và cao nhất là xã Đắk Ru là 7,15 năm (Bảng 4).
Kết quả điều tra cho thấy lý do chủ yếu tác
động đến hoạt động di cư của người dân là tìm
nguồn đất để làm nông nghiệp (80,2%). Di cư
cùng với người thân trong gia đình chiếm tỷ lệ
12,7%; buôn bán chiếm 3,1% và làm thuê chỉ
chiếm 1,4%. Nguyên nhân di dân để làm thuê
chiếm tỷ lệ rất thấp (1,4%) có thể do quy mô sản
xuất nông nghiệp chưa lớn mạnh dẫn đến chưa
hình thành nhu cầu thuê mướn nhân công làm
mùa vụ nông nghiệp như các địa phương khác
tại các tỉnh Tây Nguyên (Bảng 5).
Bảng 2: Đặc điểm về giới, tuổi, trình độ học vấn của nhóm đối tượng nghiên cứu
Xã Đắk Buk So Quảng Trực Đắk Sin Đắk Ru Ea Huar Krông Na Cư M’Lan Cư KBang Tổng
n 202 202 200 200 200 200 200 200 1604
Giới tính
Nam 102(50,5%) 87(43,1%) 85(42,5%) 81(40,5%) 79(39,5%) 75(37,5%) 76 (38,0%) 84(42,0%) 669(41,7%)
Nữ 100(49,5%) 115(56,9%) 115(57,5%) 119(59,5%) 121(60,5%) 125(62,5%) 124(62,0%) 116(58,0%) 935(58,3%)
Nhóm tuổi
15–29 79(31,1%) 102(50,5%) 37(18,5%) 61(30,5%) 66(33,0%) 81(40,5%) 81(40,5%) 85(42,5%) 593(36,9%)
30–39 51(25,3%) 59(29,2%) 57(28,5%) 43(21,5%) 57(28,5%) 35(17,5%) 50(25,0%) 51(25,5%) 403(25,1%)
40 tuổi 72(35,6%) 41(20,3%) 106(53,0%) 96(48,0%) 77(38,5%) 84(42,0%) 69(34,5%) 64(32,0%) 609(38,0%)
Trình độ học vấn
Mù chữ 04(2,0%) 07(3,5%) 01(0,5%) 21(10,5%) 22(11,0%) 25(12,5%) 90(45,0%) 93(46,5%) 263(16,4%)
Biết chữ 198(98,0%) 195(96,5%) 199(99,5%) 179(89,5%) 178(89,0%) 175(87,5%) 110(55,0%) 107(53,5%) 1341(83,6%)
Bảng 3: Thành phần dân tộc tại các điểm nghiên cứu
Xã Đắk Buk So Quảng Trực Đắk Sin Đắk Ru Ea Huar Krông Na Cư M’Lan Cư K’Bang Tổng
n 202 202 200 200 200 200 200 200 1604
Kinh 174(86,0%) 124(61,4%) 182(91,0%) 155(77,5%) 143(71,5%) 89(44,5%) 0(0%) 1(0,5%) 868(54,1%)
Dao 7(3,5%) 7(3,5%) 0(0%) 0(0%) 2(1,0%) 12(6,0%) 95(47,5%) 83(41,5%) 206(12,8%)
M’Nông 1(0,5%) 40(19,8%) 0(0%) 30(15,0%) 31(15,5%) 68(34,0%) 1(0,5%) 1(0,5%) 172(10,7%)
H’Mông 0(0%) 0(0%) 0(0%) 2(1,0%) 2(1,0%) 0(0%) 52(26,0%) 103(51,5%) 159(9,9%)
Nùng 2(1,0%) 0(0%) 2(1,0%) 0(0%) 7(3,5%) 0(0%) 39(19,5%) 3(1,5%) 53(3,3%)
Tày 10(5,0%) 15(7,4%) 6(3,0%) 4(2,0%) 0(0%) 1(0,5%) 11(5,5%) 1(0,5%) 48(3,0%)
Khác 8(4,0%) 16(7,9%) 10(5,0%) 9(4,5%) 15(7,5%) 30(15,0%) 2(1,0%) 8(4,0%) 98(6,1%)
Bảng 4: Thời gian sinh sống của dân di biến động tại nơi ở mới
Xã Đắk Buk So Quảng Trực Đắk Sin Đắk Ru Ea Huar Krông Na Cư M’Lan Cư K’Bang Tổng
n 202 202 200 200 200 200 200 200 1604
Trung bình ±Độ lệch
chuẩn
4,78
± 2,95
5,15
± 2,71
5,39
± 3,22
7,15
± 1,95
5,32
± 3,18
7,25
± 2,53
5,95
2,43
6,20
± 2,03
5,90
± 2,73
Giá trị thấp nhất–cao
nhất
0 -10 0 -10 0 -10 0 -10 0 -10 0 -9 0 -10 0 -10 0 -10
Bảng 5: Lý do chính người dân di cư
Xã Đắk Buk So Quảng Trực Đắk Sin Đắk Ru Ea Huar Krông Na Cư M’Lan Cư K’Bang Tổng
n 202 202 200 200 200 200 200 200 1604
Tìm đất để làm
nông
123
(60,9%)
187
(92,5%)
142
(71,0%)
175
(87,5%)
157
(78,5%)
151
(75,5%)
182
(91,0%)
171
(85,5%)
1288
(80,2%)
Đi cùng gia đình
30
(14,9%)
07
(3,5%)
17
(8,5%)
22
(11,0%)
34
(17,0%)
48
(24,0%)
16
(8,0%)
29
(14,5%)
203
(12,7%)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 341
Xã Đắk Buk So Quảng Trực Đắk Sin Đắk Ru Ea Huar Krông Na Cư M’Lan Cư K’Bang Tổng
n 202 202 200 200 200 200 200 200 1604
Buôn bán
12
(5,9%)
06
(3,0%)
24
(12,0%)
03
(1,5%)
03
(1,5%)
0
(0%)
01
(0,5%)
0
(0%)
49
(3,1%)
Làm thuê
13
(6,4%)
0
(0%)
06
(3,0%)
0
(0%)
04
(2,0%)
0
(0%)
0
(0%)
0
(0%)
23
(1,4%)
Khai thác lâm sản
02
(1,0%)
0
(0%)
0
(0%)
0
(0%)
01
(0,5%)
0
(0%)
0
(0%)
0
(0%)
03
(0,2%)
Khác
22
(10,9%)
02
(1,0%)
11
(5,5%)
0
(0%)
01
(0,5%)
01
(0,5%)
01
(0,5%)
0
(0%)
38
(2,4%)
Bảng 6: Nghề nghiệp chính của dân di biến động
Xã Đắk Buk So Quảng Trực Đắk Sin Đắk Ru Ea Huar Krông Na Cư M’Lan Cư K’Bang Tổng
n 202 202 200 200 200 200 200 200 1604
Làm nông
125
(61,9%)
195
(96,5%)
150
(75,0%)
160
(80,0%)
170
(85,0%)
168
(84,0%)
198
(99,0%)
167
(83,5%)
1333
(83,1%)
Làm thuê
13
(6,4%)
0
(0%)
3
(1,5%)
7
(3,5%)
6
(3,0%)
6
(3,0%)
0
(0%)
21
(10,5%)
56
(3,5%)
Làm vườn
7
(3,5%)
0
(0%)
1
(0,5%)
9
(4,5%)
1
(0,5%)
1
(0,5%)
0
(0%)
5
(2,5%)
24
(1,5%)
Khai thác lâm sản
9
(4,5%)
0
(0%)
0
(0%)
0
(0%)
0
(0%)
0
(0%)
0
(0%)
1
(0,5%)
10
(0,6%)
Công nhân cao su
0
(0%)
1
(0,5%)
3
(1,5%)
03
(1,5%)
1
(0,5%)
0
(0%)
0
(0%)
0
(0%)
8
(0,5%)
Làm mùa vụ
1
(0,5%)
0
(0%)
0
(0%)
0
(0%)
0
(0%)
3
(1,5%)
0
(0%)
3
(1,5%)
7
(0,4%)
Chăn nuôi
2
(1,0%)
0
(0%)
0
(0%)
0
(0%)
0
(0%)
0
(0%)
0
(0%)
0
(0%)
2
(0,1%)
Khác
45
(22,2%)
06
(3,0%)
43
(21,5%)
21
(10,5%)
22
(11,0%)
22
(11,0%)
2
(1,0%)
3
(1,5%)
164
(10,3%)
Bảng 7: Tỷ lệ người dân có đi rừng - rẫy - giao lưu biên giới
Xã Đắk Buk So Quảng Trực Đắk Sin Đắk Ru Ea Huar Krông Na Cư M’Lan Cư K’Bang Tổng
n 202 202 200 200 200 200 200 200 1604
Có đi rừng - rẫy - giao lưu biên giới
Có 134(66,3%) 196(97,0%) 130(65,0%) 73(36,5%) 129(64,5%) 100(50,0%) 131(65,5%) 99(49,5%) 992(61,9%)
Không 68(33,7%) 6(3,0%) 70(35,0%) 127(65,5%) 7135,5%) 100(50,0%) 69(34,5%) 101(50,5%) 612(38,1%)
Bảng 8: Chu kỳ đi rẫy/rừng và thời gian ngủ rẫy/rừng trung bình
Xã
Đắk Buk
So
Quảng Trực Đắk Sin Đắk Ru Ea Huar Krông Na Cư M’Lan Cư K’Bang Tổng
Chu kỳ đi rẫy/rừng (đơn vị tính: ngày/lần)
n 134 196 130 73 129 100 131 99 992
Trung bình±Độ lệch
chuẩn
3,38
±0,87
5,10
±0,94
3,74
±3,55
2,61
±0,09
6,46
±1,02
2,01
±0,30
2,04
±0,10
2,46
±0,33
3,70
±0,27
Giá trị thấp nhất-cao nhất 0-60 1-60 1-60 1-5 1-60 1-30 1-7 1-30 0-60
Thời gian ngủ rẫy/rừng trung bình
n 134 196 130 73 129 100 131 99 992
Trung bình±Độ lệch
chuẩn
1,40
±0,42
1,41
±0,23
1,63
±0,23
1,58
±0,08
1,83
±0,24
0,87
±0,15
0,94
±0,09
0,86
±0,81
1,33
±0,09
Giá trị thấp nhất-cao nhất 0-30 0-15 0-20 0-4 0-20 0-11 0-6 0-5 0-30
Làm nông là nghề nghiệp chủ yếu của nhóm
dân di biến động chiếm tỷ lệ 83,1%, các nghề
khác chiếm tỷ lệ thấp (Bảng 6).
Tỷ lệ người dân có đi rừng/rẫy/giao lưu biên
giới chung tại các điểm nghiên cứulà 61,9%. Tỷ
lệ này cao nhất tại xã Quảng Trực với 97,0% và
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 342
thấp nhất tại xã Đắk Ru với tỷ lệ 36,5%(Bảng 7).
Chu ky đi rẫy/rừng của người dân hay trung
bình sau bao nhiêu ngày thì người dân đi vào
rẫy 1 lần tính chung cho các địa điểm nghiên
cứu là 3,70 ngày/lần. Chu kỳ đi rẫy/rừng ngắn
nhất là 0 ngày tương ứng với người dân đi vào
rẫy hàng ngày và không ngủ lại đêm ở rẫy. Chu
kỳ đi rẫy/rừng cao nhất là 60 ngày tương ứng
với 2 tháng người dân vào rừng/rẫy 1 lần. Thời
gian ngủ lại ở rẫy/rừng trung bình là 1,33 ngày.
Thấp nhất là 0 ngày hay người dân làm rẫy và
không ngủ lại ở rẫy/rừng; cao nhất là 30 ngày
tương ứng với người dân vào rừng/rẫy làm việc
ở đó 1 tháng mới quay về (Bảng 8).
Bản đồ dân di biến động tại các điểm nghiên
cứu
Nơi sinh sống gần đây nhất của người dân
trước khi di cư đến điểm nghiên cứurất phong
phú,có gần 50 tỉnh/thành trong cả nước được
ghi nhận là người dân đã từng sinh sống tại
nơi đó trước khi di cư.Những tỉnh/thành có số
lượng người di cư chiếm tỷ lệ cao nhất:
ĐắkLắk (16,52%) phân bố chủ yếu tại 2 xã Đắk
Buk So và Quảng Trực; tại 2 xã Ea Huar và
Krông Na dân di đến 2 xã này từ một số xã
gần 2 xã này và một số huyện khác trong tỉnh
này.Cao Bằng (14,65%), phân bố chủ yếu ở hai
xã Cư M’Lan và Cư K’Bang; Đắk Nông
(10,41%) phân bố nhiều tại 2 xã Quảng Trực và
Đắk Ru, phần lớn người dân di cư từ các
huyện như Cư Jút, một số xã của huyện Đắk
R’Lấp, xã Quảng Tâm và Quảng Tân thuộc
huyện Tuy Đức. Thái Bình (9,79%) phân bố
chủ yếu tại xã Ea Huar. Các tỉnh còn lại phân
bố tại các điểm nghiên cứuvới tỷ lệ thấp và rải
rác (Hình 1).
Dân di biến động tại xã Đắk Buk So phân bố
rải rác trên trục đường chính của xã, có những
cụm dân cư xa trung tâm xã theo hướng Đông-
Tây. Phần lớn tập trung theo khu vực gần trung
tâm xã (Hình 2).
Dân di biến động tại xã Quảng Trực phân bố
thành 6 cụm dân cư qua ảnh định vị trên vệ tinh,
địa bàn phân bố rộng, nhóm dân cư nằm bên
phía tây trên bản đồ là khu vực rừng do bộ đội
biên phòng quản lý. Hầu hết các cụm dân di
biến động đều nằm cách xa khu vực trung tâm
xã (Hình 3).
Hình 1: Bản đồ các tỉnh có dân di biến động đến các
điểm nghiên cứu
Hình 2: Vị trí dân di biến động tại Đắk Buk So qua
hình ảnh vệ tinh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 343
Hình 3: Vị trí dân di biến động tại Quảng Trực qua
hình ảnh vệ tinh
Dân di biến động tại xã Đắk Sin phân bố rãi
rác ở trung tâm xã và hình thành 1 cụm lớn tại
khu vực phía tây bắc của xã và giáp với xã Đạo
Nghĩa thuộc huyện Đắk R’Lấp (Hình 4).
Hình 4: Vị trí dân di biến động tại Đắk Sin qua hình
ảnh vệ tinh
Dân di biến động tại xã Đắk Ru phân bố chủ
yếu tại 2 khu vực: phía tây nam của xã và phía
nam của xã,hai khu vực này đều nằm cách xa
trung tâm xã(Hình 5).
Dân di biến động trên địa bàn xã Ea Huar
phân bố rãi rác ở phía bắc xã và gần với một
nhóm dân di biến động tại xã Krông Na, ngoài
ra có một cụm nhỏ nằm ở phía tây của xã và
nằm rất xa trung tâm xã (Hình 6).
Hình 5: Vị trí dân di biến động tại Đắk Ru qua hình
ảnh vệ tinh
Hình 6: Vị trí dân di biến động tại Ea Huar qua hình
ảnh vệ tinh
Dân di biến động trên địa bàn xã Krông Na
phân bố rãi rác ở khu vực quanh trung tâm xã và
gần với một nhóm dân di biến động tại xã Ea
Huar, ngoài ra có một cụm nằm rãi rác ở phía
bắc của xã và nằm cách xa trung tâm xã (Hình 7).
Dân di biến động tại xã Cư M’Lan tập trung
tại thôn mới được thành lập (thôn Bình Lợi),
thôn này nằm cách trung tâm xã 20 km về
hướng đông (Hình 8).
Dân di biến động tại xã Cư K’Bang tập trung
một số thôn mới được thành lập đó làthôn
14,15,16. Cả 3 thôn này vị trí gần nhau trên bản
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 344
đồ, ở phía Tây của xã, cách trung tâm xã 15 km
(Hình 9).
Hình 7: Vị trí dân di biến động tại Ea Huar qua hình
ảnh vệ tinh
Hình 8: Vị trí dân di biến động tại Cư M’Lan qua
hình ảnh vệ tinh
Hình 9: Vị trí dân di biến động tại Cư K’Bang qua
hình ảnh vệ tinh
BÀN LUẬN
Tỷ lệ nhiễm KSTSR ở nhóm dân di biến
động hiện tại ở mức thấp, qua điều tra cho thấy
tỷ lệ nhiễm KSTSR chung là 0,25%; Tỷ lệ nhiễm
giao bào chung là 0,19%. Tất cả các trường hợp
được phát hiện nhiễm KSTSR đều ở xã Quảng
Trực, các điểm nghiên cứu khác không phát hiện
trường hợp nào nhiễm KSTSR. Điều này cũng
phản ánh qua hồi cứu số liệu bệnh nhân sốt rét
tại các điểm nghiên cứu, bệnh nhân sốt rét từ
năm 2013 - 2016 liên tục giảm và giảm khá
mạnh, riêng ở xã Quảng Trực có sự biến động về
bệnh nhân sốt rét năm 2016 so với năm 2015.
Dân di biến động đến từ nhiều tỉnh thành
trong cả nước, có gần 50 tỉnh thành trong cả
nước được ghi nhận người dân sinh sống tại
nơi đó trước khi di cư đến điểm nghiên cứu.
Người dân đến từ cả 3 miền trong cả nước
(Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên). Một số tỉnh
phía Bắc có tỷ lệ người dân di cư cao như Cao
Bằng, Thái Bình, Hải Dương. Khu vực miền
Trung có các tỉnh như: Thanh Hóa, Nghệ An,
Bình Định. Miền Nam và khu vực Đông Nam
Bộ có: Bình Phước, Đồng Nai. Khu vực Tây
Nguyên chủ yếu tại 2 tỉnh Đăk Lăk và Đăk
Nông người dân di biến động qua lại và một
số nơi khác trong tỉnh di cư đến.
Vị trí cư trú tại nơi ở mới của dân di biến
động cũng rất đa dạng. Có một số điểm người
dân đến sinh sống gần nhau tạo thành cụm dân
cư như: Xã Cư M’Lan, Cư K’Bang. Một số điểm
nghiên cứu khác cư trú rải rác khắp nơi trên địa
bàn xã, một số khác đi cư đến khu vực rừng gần
biên giới với Campuchia để sinh sống như tại xã
Quảng Trực(2).
Thành phần dân tộc nhóm dân dân di biến
động cũng rất đa dạng(1). Tuy nhiên, dân tộc
Kinh chiếm tỷ lệ cao với hơn 54,11% và phân bố
hầu hết tại các điểm nghiên cứu. Các dân tộc
khác chiếm tỷ tỷ lệ thấp hơn và cũng phân bố
đều tại các điểm nghiên cứu. Tuy nhiên có 2 dân
tộc H’Mông và Dao phân bố chủ yếu tại Cư
K’Bang (H’Mông) và Cư M’Lan (Dao) tạo thành
cụm dân cư lớn. Mục đích chính của người dân
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 345
di cư đến nơi ở mới đa số vì tìm đất làm nông
nghiệp với 80,33% và nghiệp nghiệp chính của
họ chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Thu nhập của
nhóm dân này trung bình ở mức 2,5
triệu/người/tháng, tuy nhiên thu nhập không
đều giữa các đối tượng điều tra, một số người
mới đến chưa đất canh tác nên chưa có thu nhập
trong khi đó có một số khác đến có điều kiện
mua đất nên có thu nhập tương đối ổn định và
một số khác đến với mục đích mua bán và làm
thuê nên đã có nguồn thu nhập. Nhà ở đa số là
nhà đơn giản chiếm tỷ lệ 87,28%. Về độ tuổi của
nhóm dân di cư phân bố hầu hết tất cả các nhóm
tuổi và về giới cũng phân bố tương đối đồng
đều.
Có 80,33% người dân có nghề chính là làm
nông, tuy nhiên có 61,85% người dân có hành vi
đi rẫy/rừng/ giao lưu biên giới, số còn lại làm
nông nghiệp tại nhà và làm hoa màu Chu kỳ
đi ngủ trên rẫy/rừng là 3,7 ngày đi một lần và
ngủ tại đó trung bình 1,3 đêm. Đặc biệt có
những trường hợp thời gian đi kéo dài khoảng 1
tháng. Khi ở rừng/rẫy có 53,73% người dân có sử
dụng màn và đa số là màn ngủ, riêng có một tỷ
lệ thấp 4,67% sử dụng võng kèm theo bọc võng
và 2,24% sử dụng vừa màn ngủ và bọc võng.
Về hành vi sử dụng màn trong cộng đồng
dân di biến động: Chỉ số người/màn trong cộng
đồng là 1,65 người/ màn, tỷ lệ người dân ngủ
màn là 77,31%. Với sự quan tâm đâu tư của
Chương trình Phòng chống sốt rét và Loại trừ
sốt rét Quốc gia và các dự án như Quỹ Toàn cầu,
RAI, ADB người dân đã được cấp màn khá
đầy đủ, do đó chỉ số màn trong dân là khá cao,
tuy nhiên tỷ lệ ngủ màn với 77,31% là chưa cao.
Mặc khác tỷ lệ ngủ màn khi đi rẫy/rừng còn khá
thấp, do đó để nâng cao tỷ lệ này rất cần công
tác tuyên truyền vận động người dân sử dụng
màn khi ở nhà và đặ biệt là khi đi rừng/rẫy/giao
lưu biên giới.
Một số yếu tố liên quan khác đến hành vi
phòng chống sốt rét của người dân như: Có
69,58% người dân tiếp nhận được thông tin
phòng chống sốt rét đến với họ, nguôn thông tin
họ nhận được chủ yếu từ nhân viên y tế và nơi
đi điều trị khi nghi ngờ bị sốt rét tại cơ sở y tế
công chiếm đến 85,91%.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ mắc sốt rét ở nhóm dân di biến động là
0,25%; tỷ lệ nhiễm giao bào 0,19%. Lý do chính
của người dân di cư đến nơi ở mới vì tìm đất
làm nông nghiệp với 80,3% và nghề nghiệp
chính của họ chủ yếu dựa vào nông nghiệp.
Dân di biến động đến từ gần 50 tỉnh/thành
phố trong cả nướcdi cư đến điểm nghiên cứu. Vị
trí cư trú tại nơi ở mới của dân di biến động
cũng rất đa dạng: cụm dân cư hoặc cư trú rải rác
khắp nơi trên địa bàn xã, một số khác di cư đến
khu vực rừng gần biên giới với Campuchia để
sinh sống.
KIẾN NGHỊ
Y tế địa phương cần tăng cường công tác
giám sát, quản lý các nhóm dân di biến động
nhằm phát hiện và điều trị bệnh sốt rét kịp thời
cho các nhóm dân di biến động.
Mở rộng phạm vi điều tra dân di biến động
đến các khu vực khác nhằm xây dựng được bản
đồ dân di biến động đầy đủ nhất phục vụ cho
công tác PCSR mang lại hiệu quả cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Văn Hoàng (2007). Di cư tự do, ngủ rẫy và nguy cơ gia
tăng sốt rét ở các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên, Kỷ yếu công
tình nghiên cứu khoa học 2001-2006, Viện Sốt rét - Ký sinh
trùng - Côn trùng Quy Nhơn. NXB Y học, pp.140-147.
2. Trịnh Hữu Toàn (2016). Bước đầu ứng dụng hệ thống thông
tin địa lý trong giám sát bệnh nhân sốt rét tại huyện Krông Pa,
tỉnh Gia Lai năm 2016. Y học Thực hành, 96:147-155.
3. Qayum A, Arya R, Kumar P, Lynn AM (2015). Socio-economic,
epidemiological and geographic features based on GIS-
integrated mapping to identify malarial hotspots. NCBI,
4. WHO (2015). World malaria report 2015. WHO, pp.1-24.
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ty_le_mac_sot_ret_va_ve_ban_do_dan_di_bien_dong_tai_tinh_dak.pdf