Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa và một số yếu tố liên quan ở người dân tại hai xã của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Tài liệu Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa và một số yếu tố liên quan ở người dân tại hai xã của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 169 TỶ LỆ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI DÂN TẠI HAI XÃ CỦA HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Đoàn Phước Thuộc*, Nguyễn Thị Hường*, Trương Thị Oanh** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Mắc hội chứng chuyển hóa đang được xem là một vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Những người mắc hội chứng chuyển hóa có nguy cơ tử vong cao gấp đôi, nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim và đột quỵ cao hơn khoảng ba lần và nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 cao hơn khoảng năm lần so với những người không mắc hội chứng chuyển hóa. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hội chứng chuyển hóa ở người dân tại hai xã của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế và tìm hiểu một số yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 360 người dân ≥ 25 tuổi đang cư trú tại hai xã của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018. Kết quả: 25% đối tượng nghiên cứu mắc hội chứng ...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa và một số yếu tố liên quan ở người dân tại hai xã của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 169 TỶ LỆ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI DÂN TẠI HAI XÃ CỦA HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Đoàn Phước Thuộc*, Nguyễn Thị Hường*, Trương Thị Oanh** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Mắc hội chứng chuyển hóa đang được xem là một vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Những người mắc hội chứng chuyển hóa có nguy cơ tử vong cao gấp đôi, nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim và đột quỵ cao hơn khoảng ba lần và nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 cao hơn khoảng năm lần so với những người không mắc hội chứng chuyển hóa. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hội chứng chuyển hóa ở người dân tại hai xã của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế và tìm hiểu một số yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 360 người dân ≥ 25 tuổi đang cư trú tại hai xã của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018. Kết quả: 25% đối tượng nghiên cứu mắc hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn IDF/AHA/NHLBI/WHF/IAS/IASO 2009, thành tố thường gặp nhất của hội chứng chuyển hóa là tăng huyết áp (45,8%). Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi, mức độ uống rượu bia, ăn trái cây và rau quả, hoạt động thể lực, chỉ số khối cơ thể và hội chứng chuyển hóa (p <0,05). Kết luận: Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn IDF/AHA/NHLBI/WHF/IAS/IASO (2009) là 25%. Các yếu tố liên quan đến hội chứng chuyển hóa bao gồm: tuổi, mức độ uống rượu bia, ăn trái cây và rau quả, hoạt động thể lực, chỉ số khối cơ thể. Từ khóa: hội chứng chuyển hóa, tỷ lệ, yếu tố nguy cơ ABSTRACT PREVALENCE AND FACTORS ASSOCIATED WITH METABOLIC SYNDROME AMONG DWELLER IN TWO COMMUNES OF PHU VANG DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE Nguyen Thi Huong, Truong Thi Oanh, Doan Phuoc Thuoc * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 169 – 176 Background: Metabolic syndrome is being considered a global public health problem. People with metabolic syndrome are twice as likely to die from, three times as likely to have a heart attack or stroke and five folds greater risk of developing type 2 diabetes compared with people without the syndrome. Objectives: Determining the prevalence of metabolic syndrome among dweller in two communes of Phu Vang district, Thua Thien Hue province and finding some factors that is related to metabolic syndrome. Method: Cross – sectional descriptive study on 360 persons is more than or equal to 25 years old living in two communes of Phu Vang district, Thua Thien Hue province. Results: The prevalence of metabolic syndrome by IDF/AHA/NHLBI/WHF/IAS/IASO (2009) criterias was 25%, metabolic syndrome gradually increase with age group, in females higher than in men. The most common factor was hypertension (45.8%). There was a significant difference between age, alcohol consumption, fruit and *Khoa Y tế Công Cộng, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế. Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế. Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Thị Hường ĐT: 0982056265 Email: nthuong@huemed-univ.edu.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 170 vegetable intake, physical activity, body mass index and metabolic syndrome (p<0.05). Conclusion: The prevalence of metabolic syndrome by IDF/AHA/NHLBI/WHF/IAS/IASO (2009) was 25%. Some of related factors to metabolic syndrome including: age, alcohol consumption, fruit and vegetable intake, physical activity, body mass index. Key words: metabolic syndrome, prevalence, risk factors ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng chuyển hóa (HCCH) là một nhóm các yếu tố nguy cơ chuyển hóa bao gồm: Rối loạn đường huyết, huyết áp tăng, nồng độ triglyceride tăng, giảm nồng độ cholesterol lipoprotein mật độ cao và béo phì (đặc biệt là béo phì trung tâm)(2). Những yếu tố này khi kết hợp với nhau làm tăng nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim và đột quỵ khoảng ba lần và nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 khoảng năm lần(1). Vì vậy, HCCH hóa được coi là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng, gây ảnh hưởng đến chất lượng sống và tốn kém đáng kể ngân sách y tế toàn dân. Trên thế giới, tỷ lệ HCCH trong dân số trưởng thành ước tính là 20,0% - 25,0% và đang ngày càng gia tăng(1). Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhiều quốc gia đang phải đối mặt với một tỷ lệ đáng kể HCCH, dao động từ 11,9% - 37,1%(6). Tại Việt Nam, một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc HCCH ngày càng tăng và được xem là vấn đề cần được quan tâm. Một số nghiên cứu tại Việt Nam đã cho thấy tỷ lệ mắc HCCH dao động từ 12,0% -16,5%(3,5,8). Tìm hiểu tỷ lệ HCCH và các yếu tố liên quan sẽ cho phép đánh giá tình hình mắc HCCH hiện tại ở người dân và đề ra một số can thiệp để giảm bớt gánh nặng của HCCH. Bên cạnh đó, những năm gần đây chưa có thêm nghiên cứu nào về HCCH trên đối tượng người dân ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vì những lý do đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tỷ lệ hội chứng chuyển hóa và một số yếu tố liên quan ở người dân tại hai xã của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỷ lệ hội chứng chuyển hóa ở người dân tại hai xã của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến hội chứng chuyển hóa của đối tượng nghiên cứu. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Người dân từ 25 tuổi trở lên tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đồng ý tham gia nghiên cứu và không nằm trong tiêu chuẩn loại trừ như những người bị câm điếc, rối loạn tâm thần ảnh hưởng trí lực hay chậm phát triển trí tuệ. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 1/2019 đến tháng 4/2019. Cỡ mẫu Áp dụng theo công thức tính cỡ mẫu: n = Z2(1-α/2) Z(1-α/2): Giới hạn khoảng tin cậy ở mức xác suất 95%, tương ướng 1,96. p: Tỷ lệ người mắc HCCH (sử dụng p tham chiếu là 0,165(8). e: Độ chính xác mong muốn chọn e = 0,04. Thay vào công thức ta tính được cỡ mẫu tối thiểu cần thiết là 331. Để dự phòng mất mẫu chúng tôi lấy thêm 8%. Như vậy cỡ mẫu cần nghiên cứu là 358 người. Thực tế chúng tôi tiến hành nghiên cứu 360 người. Phương pháp chọn mẫu Áp dụng phương pháp ngẫu nhiên theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 Chọn 2 xã thuộc huyện Phú Vang là Phú Mậu và Phú Mỹ. Mỗi xã chọn ngẫu nhiên 3 thôn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 171 để tham gia nghiên cứu. Giai đoạn 2 Chọn người dân trong mỗi thôn. Tiến hành lập danh sách người dân ≥25 tuổi tại mỗi thôn (Dựa vào danh sách của cán bộ dân số). Mỗi thôn chọn 60 người dân tham gia nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu Sử dụng trang thiết bị để đo đạc các chỉ số nhân trắc (cân nặng, chiều cao, vòng bụng), đo huyết áp. Phương pháp đo cân nặng Sử dụng cân sức khỏe Nhơn Hòa đã được đối chiếu với các cân khác, đặt cân ở vị trí cân bằng, đảm bảo kim đang đứng ở vị trí số không. Yêu cầu đối tượng nghiên cứu cởi bỏ giày dép, quần áo nặng, mũ và các vật có trọng lượng trên người. Hướng dẫn đối tượng đứng đúng tư thế: Đứng nhẹ nhàng lên cân, hai chân đặt theo hình chữ V sao cho trọng tâm của cơ thể rơi vào điểm giữa của cân, mũi bàn chân hướng về phía mặt số, không che lấp mặt số, đối tượng đứng yên bình thường trên cân, không nhún, đứng thẳng. Khi kim đồng hồ ổn định không còn dao động thì đọc kết quả. Khi đọc kết quả mắt phải nhìn vuông góc với mặt số. Cân nặng lấy chính xác đến 0,5 kg. Phương pháp đo chiều cao Dùng thước dính vào tường phẳng. Đối tượng nghiên cứu cởi bỏ giày dép, mũ, bối tóc, tóc buộc quá chỏm đầu. Hướng dẫn đối tượng đứng đúng tư thế: Đầu để thẳng, xương chẩm chạm vào thước đo, không nghiêng sang bên, không cúi xuống hoặc ngửa ra sau. Hai xương bả vai chạm vào thước đo, hai tay để xuôi, mông chạm thước đo, đầu gối thẳng, hai bàn chân khép kín vào nhau, hai gót chân đặt sát thước đo. Trục của cơ thể theo phương thẳng đứng trùng với trục của thước đo. Đặt thước êke thăng bằng chính giữa chỏm đầu đối tượng và vuông góc với thước đo, đọc chiều cao tại chỗ giao nhau giữa mép dưới của thước êke và thước đo. Kết quả được tính bằng đơn vị cm, số đo chiều cao lấy chính xác đến 0,5 cm. Phương pháp đo chu vi vòng bụng Dùng thước dây không giãn. Điểm đo là điểm giữa khoảng cách từ điểm thấp nhất của xương sườn đến mào chậu trước trên. Đối tượng đứng thẳng hai chân chụm, điều tra viên đứng nghiêng sang bên theo chiều vuông góc với đối tượng, dùng thước dây đo ngang qua điểm đo vòng bụng và đo ở kỳ thở ra thông thường của đối tượng, đọc số đo chính xác đến 0,5 cm Phương pháp đo huyết áp Đối tượng tham gia ngồi nghỉ ngơi 15 phút trước khi đo. Đo huyết áp bằng máy đo đồng hồ hiệu Alpka 2. Đo ở tư thế ngồi, tay để ngang tim, không nên nói chuyện trong khi đo. Lấy mẫu máu để xét nghiệm bilan lipid, glucose máu lúc đói (dặn dò đối tượng nghiên cứu nhịn đói ít nhất trên 8 giờ) tại trạm y tế hai xã Phú Mậu và Phú Mỹ. Xét nghiệm máu được thực hiện tại trường Đại học Y Dược Huế. Phỏng vấn đối tượng nghiên cứu theo bộ câu hỏi STEP của WHO đã được chuẩn hóa dành cho người Việt Nam (đã được tập huấn cho người thu thập số liệu) để đánh giá các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm. Định nghĩa về biến số chính trong nghiên cứu HCCH HCCH được xác định theo tiêu chuẩn IDF/AHA/NHLBI/WHF/IAS/IASO (2009). HCCH được xác định khi có từ 3 yếu tố trở lên trong 5 yếu tố sau đây(2): 1. Vòng bụng lớn: nam ≥ 90 cm; nữ ≥ 80 cm. 2. Triglyceride (TG) tăng: ≥ 150 mg/dL hoặc đang điều trị. 3. HDL cholesterol (HDL-C) giảm: nam <40 mg/dL; nữ <50 mg/dL hoặc đang điều trị. 4. Huyết áp tăng: tâm thu ≥130 mmHg hoặc tâm trương ≥85 mmHg hoặc đang điều trị. 5. Tăng glucose máu lúc đói: ≥100 mg/dL hoặc đang điều trị. Chỉ số khối cơ thể BMI = cân nặng/chiều cao2: Phân loại dựa Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 172 theo tiêu chuẩn đánh giá BMI dành cho người châu Á. Sử dụng 4 giá trị: Gầy: BMI <18,5 kg/m2. Bình thường: 18,5 kg/m2≤ BMI <23 kg/m2. Thừa cân: 23 kg/m2 ≤ BMI <25 kg/m2. Béo phì: BMI ≥25 kg/m2. Hút thuốc lá Có 2 giá trị là có hút thuốc lá/không hút thuốc lá. Có hút thuốc lá là hiện tại đang hút thuốc lá. Mức độ uống rượu bia Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) về các yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm, đối tượng nghiên cứu được phân thành 3 nhóm dựa trên lượng cồn trung bình uống trong 30 ngày trước đó(9): Uống rượu bia ở mức độ có hại: tiêu thụ trung bình ≥60 g cồn/ngày ở nam, và ≥40 g cồn/ngày ở nữ. Uống rượu bia ở mức độ có nguy cơ cao: tiêu thụ trung bình khoảng 40 - 59,9g cồn/ngày ở nam, và 20 – 39,9g cồn/ngày ở nữ. Uống bia rượu ở mức độ cho phép: nếu không thỏa mãn 2 tiêu chí trên. Phương pháp ước lượng số gam cồn tiêu thụ Đối tượng nghiên cứu được hỏi về số lần uống rượu bia trong 30 ngày, và số đơn vị cồn trong mỗi lần uống. Lượng cồn trung bình uống trong 30 ngày được tính: [(số lần uống rượu bia trong 30 ngày) x (số đơn vị cồn trong mỗi lần uống)] / 30. 1 đơn vị cồn tương đương 10 gram cồn (tương đương 285ml bia hoặc 30ml rượu mạnh hoặc 120ml rượu nhẹ). Trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng hai giá trị: Uống rượu bia ở mức độ có nguy cơ cao và có hại; uống rượu bia ở mức độ cho phép. Ăn trái cây và rau quả Sử dụng nội dung đánh giá về dinh dưỡng trong bộ công cụ khảo sát các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm (STEP) của TCYTTG(9). Đối tượng nghiên cứu được đánh giá về số lượng khẩu phần rau và trái cây được ăn trong một tuần bình thường. Dựa theo phân loại của TCYTTG về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm, đối tượng nghiên cứu được phân thành 2 nhóm dựa trên trung bình số khẩu phần rau và/hoặc trái cây ăn trong 1 tuần: Ăn ít trái cây và rau quả: Ăn ít hơn 5 khẩu phần rau quả và trái cây. Ăn đủ trái cây và rau quả: Ăn từ 5 khẩu phần rau quả và trái cây trở lên. Một khẩu phần tương đương 80 gam. Hoạt động thể lực Được đo và phân loại dựa theo TCYTTG (Global Physical Activity Questionnaire)(9). Bộ công cụ này thu thập thông tin về hoạt động thể lực trong 1 tuần thông qua 3 hoạt động: Hoạt động thể lực tại nơi làm việc; di chuyển từ nơi này sang nơi khác; hoạt động giải trí. Điều tra viên sẽ giải thích cho đối tượng nghiên cứu biết thế nào là hoạt động cường độ nặng, trung bình, các loại phương tiện di chuyển được chấp nhận và ghi nhận nếu hoạt động/các di chuyển đó kéo dài tối thiểu 10 phút liên tục. Tất cả khoảng thời gian cho mỗi hoạt động trên sẽ được chuyển đổi sang phút. Tiếp theo, khối lượng hoạt động được tính toán bằng cách tính nhu cầu năng lượng của từng đợt hoạt động bằng mức độ chuyển hóa năng lượng – METs (Metabolic Equivalents). Bảng 1: Giá trị MET tương ứng cho từng hoạt động Hoạt động Giá trị MET Tại nơi làm việc Mức độ mạnh: MET = 8,0 Mức độ trung bình: MET = 4,0 Di chuyển Đi bộ hoặc đi xe đạp: MET = 4,0 Giải trí Mức độ mạnh: MET = 8,0 Mức độ trung bình: MET = 4,0 Một MET được xác định là năng lượng mất đi do ngồi yên và tương đương với mức tiêu thụ 1 kcal/kg/giờ. MET – phút cho biết tổng khối lượng hoạt động trong tuần, và được tính bằng cách lấy thời gian (tính bằng phút) dành cho từng hoạt động trong một tuần nhân với các giá trị MET tương ứng cho mỗi hoạt động Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 173 đó (Bảng 1). Để sử dụng mức độ vận động thể lực là biến phân loại, TCYTTG đề nghị 3 mức với tiêu chuẩn cụ thể như sau: Cao Vận động thể lực mức độ mạnh ít nhất 3 ngày/tuần để đạt được ít nhất 1.500 MET- phút/tuần. Kết hợp đi bộ, các hoạt động thể lực nặng, trung bình trong ít nhất 7 ngày để đạt được ít nhất 3.000 MET-phút/tuần. Trung bình Không đạt tiêu chuẩn vận động thể lực ở mức độ Cao, nhưng đạt được một trong các tiêu chuẩn sau: Hoạt động thể lực mức độ mạnh ít nhất 20 phút mỗi ngày trong ít nhất 3 ngày/tuần. Hoạt động thể lực mức độ trung bình hoặc đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày trong ít nhất 5 ngày/tuần. Kết hợp đi bộ, các hoạt động thể lực nặng, trung bình ít nhất 5 ngày để đạt được ít nhất 600 MET-phút/tuần. Thấp Không đạt 2 tiêu chuẩn Cao và Trung bình. Trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng hai giá trị: Hoạt động thể lực ở mức độ thấp và trung bình; hoạt động thể lực ở mức độ cao. Xử lý và phân tích số liệu Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Mô tả thông tin chung của đối tượng nghiên cứu và tỷ lệ HCCH bằng tần số và tỷ lệ. Mô tả mối liên quan giữa HCCH và một số yếu tố nguy cơ bằng test 2, sau khi phân tích đơn biến các yếu tố liên quan sẽ đưa vào phân tích hồi quy đa biến, chọn mức ý nghĩa của kiểm định thống kê = 0,05. KẾT QUẢ Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành trên 360 đối tượng ≥25 tuổi, trong đó tỷ lệ nữ chiếm 56,9%; nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 55 – 64 tuổi (29,4%); hơn ½ đối tượng có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên (60,6%) và gần ½ đối tượng có nghề nghiệp là nông dân, lao động phổ thông (48,9%). Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa của đối tượng nghiên cứu Bảng 2: Tỷ lệ HCCH theo tiêu chuẩn IDF/AHA/NHLBI/WHF/IAS/IASO (2009) Hội chứng chuyển hóa Tần số Tỷ lệ (%) Có 90 25,0 Không 270 75,0 Tổng cộng 360 100,0 Trong số các đối tượng nghiên cứu, có ¼ đối tượng mắc HCCH (Bảng 2). Bảng 3: Tỷ lệ mắc từng thành tố của HCCH theo tiêu chuẩn IDF/AHA/NHLBI/WHF/IAS/IASO (2009) (n = 360) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Huyết áp tăng 165 45,8 HDL-C giảm 127 35,3 Triglyceride tăng 124 34,4 Vòng bụng lớn 77 21,4 Trong số các thành tố chẩn đoán HCCH, thành tố thường gặp nhất của HCCH là tăng huyết áp (45,8%); tiếp theo là HDL-C giảm (35,3%); TG tăng (34,4%); tăng glucose máu lúc đói (22,8%). Vòng bụng lớn là yếu tố ít gặp nhất (21,4%) trong các thành tố chẩn đoán HCCH (Bảng 3). Các yếu tố liên quan đến hội chứng chuyển hóa của đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu cho thấy nhóm tuổi liên quan có ý nghĩa thống kê với HCCH (p-value <0,05). Trong khi đó, không có mối liên quan giữa giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp với HCCH (p-value >0,05) (Bảng 4). Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa hút thuốc lá, mức độ uống rượu bia, ăn trái cây và rau quả, hoạt động thể lực, BMI có ý nghĩa thống kê với HCCH (p-value <0,05) (Bảng 5). Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy: tuổi, mức độ uống rượu bia, ăn trái cây Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 174 và hoa quả, hoạt động thể lực, BMI liên quan có ý nghĩa thống kê với HCCH (p-value <0,05). Trong khi đó, chưa thấy mối liên quan giữa hút thuốc lá với HCCH (p-value > 0,05) (Bảng 6). Bảng 4: Liên quan giữa các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu và HCCH Hội chứng chuyển hóa Đặc điểm chung Có Không p-value Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 37 23,9 118 76,1 0,667 Nữ 53 25,9 152 74,1 Nhóm tuổi 25-34 2 4,4 43 95,6 < 0,001 35-44 10 15,6 54 84,4 45-54 25 26,3 70 73,7 55-64 39 36,8 67 63,2 ≥ 65 14 28,0 36 72,0 Trình độ học vấn Mù chữ và tiểu học 43 30,3 99 69,7 0,162 THCS và THPT 39 21,1 146 78,9 Cao đẳng, ĐH, sau ĐH 8 24,2 25 75,8 Nghề nghiệp Nông dân, lao động phổ thông 38 21,6 138 78,4 0,092 Buôn bán 12 25,0 36 75,0 Cán bộ công nhân viên 10 22,2 35 77,8 Nội trợ/ở nhà/nghỉ hưu/già 30 32,9 61 67,1 Tổng 90 25,0 270 75,0 Bảng 5: Liên quan giữa các hành vi sức khỏe, BMI của đối tượng nghiên cứu và HCCH Hội chứng chuyển hóa Các hành vi sức khỏe Có Không p-value Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Hút thuốc lá Có 34 32,7 70 67,3 0,032 Không 56 21,9 200 78,1 Mức độ uống rượu bia Mức độ nguy cơ cao và có hại 13 40,6 19 59,4 0,032 Mức độ cho phép 77 23,5 251 76,5 Ăn trái cây, rau quả Ăn ít 77 27,5 203 72,5 0,040 Ăn đủ 13 16,2 67 83,8 Hoạt động thể lực Thấp và trung bình 56 29,8 132 70,2 0,028 Cao 34 19,8 138 80,2 BMI Nhẹ cân 1 2,4 40 97,6 <0,001 Bình thường 47 22,3 164 77,7 Thừa cân 19 28,8 47 71,2 Béo phì 23 54,8 19 45,2 Tổng 90 25,0 270 75,0 Bảng 6: Bảng phân tích hồi quy đa biến logistic các yếu tố liên quan đến HCCH Yếu tố OR KTC 95% p-value Tuổi 25 – 34 1 35 – 44 4,5 0,8 - 25,3 0,091 45 – 54 10,3 1,9 - 55,3 0,007 55 – 64 16,9 3,1 - 90,8 0,001 ≥ 65 12,7 2,2 - 74,3 0,005 Hút thuốc lá Không 1 Có 1,5 0,9 - 2,9 0,117 Mức độ uống rượu bia Mức độ cho phép 1 Mức độ nguy cơ cao và có hại 1,8 1,0 - 3,8 0,038 Ăn trái cây và rau quả Ăn đủ 1 Ăn không đủ 1,7 1,1 - 3,3 0,042 Hoạt động thể lực Cao 1 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 175 Yếu tố OR KTC 95% p-value Thấp và trung bình 1,7 1,0 - 2,8 0,04 BMI Nhẹ cân 1 Bình thường 8,7 1,1 - 67,5 0,038 Thừa cân 13,1 1,6 - 106,8 0,017 Béo phì 41,3 4,9 - 348,7 0,001 BÀN LUẬN Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa ở người dân tại hai xã của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế HCCH là vấn đề sức khỏe cần được quan tâm. Xã hội ngày càng phát triển thì xu thế mắc bệnh ngày càng gia tăng. Trên thế giới, xu thế gia tăng của HCCH được ghi nhận ở hầu hết các quốc gia. Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhiều quốc gia đang phải đối mặt với một tỷ lệ đáng kể HCCH, dao động từ 11,9% - 37,1%(6). Tại Hàn Quốc, tỷ lệ mắc HCCH năm 2013 – 2015 là 20,3%(4). Tại Việt Nam, một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc HCCH ngày càng tăng và được xem là vấn đề cần được quan tâm. Một số nghiên cứu tại Việt Nam đã cho thấy tỷ lệ mắc HCCH ngày càng gia tăng. Năm 2013, nghiên cứu của Đỗ Văn Lương và cộng sự cho thấy tỷ lệ mắc HCCH theo tiêu chuẩn NCEP – ATP III là 12,6%(3). Năm 2015, nghiên cứu của Trịnh Kiến Trung cho thấy tỷ lệ mắc HCCH là 16,5% (theo tiêu chuẩn ATP III hiệu chỉnh cho người Châu Á)(8). Năm 2019, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ mắc HCCH của người dân huyện Phú Vang là 25%. Điều đó cho thấy, xu thế mắc HCCH ngày càng gia tăng. Do đó, cần có chiến lược dự phòng để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh. Trong phân tích tỷ lệ riêng cho từng thành tố trong hội chứng chuyển hóa, gần ½ đối tượng nghiên cứu mắc tăng huyết áp (45,8%), tiếp theo là giảm HDL-C (35,3%). Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Đỗ Văn Lương và cộng sự năm 2013 cũng cho thấy 2 thành tố của HCCH thường gặp nhất là HDL-C giảm (49,8%) và tăng huyết áp (36,9%)(3). Một số yếu tố liên quan đến hội chứng chuyển hóa của đối tượng nghiên cứu HCCH là sản phẩm của sự kết hợp giữa nhiều yếu tố: tuổi tác, hành vi lối sống và thừa cân béo phì. Tuổi càng tăng thì nguy cơ mắc HCCH ngày càng cao. Tuổi cao có thể ảnh hưởng khác nhau trong cơ chế bệnh sinh, do đó làm cho tỷ lệ mắc HCCH gia tăng theo độ tuổi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tuổi là yếu tố liên quan đến HCCH với p <0,05. Những nghiên cứu trong và ngoài nước cho kết quả tương tự như nghiên cứu của chúng tôi. Nghiên cứu của Đỗ Văn Lương và cộng sự cũng cho thấy tuổi càng cao tỷ lệ mắc HCCH có xu hương gia tăng(3). Nghiên cứu của Ranasinghe P cũng cho thấy xu thế gia tăng theo tuổi(6). Thói quen sinh hoạt có liên quan chặt chẽ đến HCCH. Trong nghiên cứu của chúng tôi, uống rượu bia ở mức độ có hại và nguy cơ; ăn rau và trái cây không đủ theo khuyến cáo; hoạt động thể lực thấp và trung bình có liên quan với hội chứng chuyển hóa. Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu trong nước và trên thế giới. Điều này cho thấy để thực hiện phòng chống bệnh không lây nhiễm nói chung và hội chứng chuyển hóa nói riêng cần duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy thói quen sinh hoạt không lành mạnh là yếu tố gia tăng nguy cơ mắc HCCH. Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu của Kan Sun và cộng sự cũng cho thấy kết quả tương tự với những người uống nhiều đồ uống có cồn (>35 g rượu/ngày) có liên quan đến tăng nguy cơ mắc HCCH, gấp 1,84 lần so với người không uống đồ uống có cồn(7). Nghiên cứu của Zhang Y và Zhang D-z năm 2018 cũng cho thấy kết quả tương tự: Tiêu thụ rau có liên quan nghịch với HCCH (RR = 0,89, KTC 95% (0, 85 – 0,93); p <0,001), tiêu thụ trái cây có liên quan nghịch với HCCH (RR = 0,81, KTC 95% (0,75 - 0,88); p <0,001) và tiêu thụ rau và trái cây cũng liên quan nghịch với HCCH (RR = 0,75, KTC 95% (0,63 – 0,90); p = 0,002)(10). Nghiên cứu Đỗ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 176 Văn Lương và cộng sự năm 2013 cho thấy những người hoạt động thể lực ở mức trung bình có tỷ lệ mắc HCCH cao gấp 2,4 lần so với đối tượng hoạt động thể lực ở mức nặng (p<0,05), đối tượng hoạt động thể lực ở mức nhẹ có tỷ lệ mắc HCCH cao gấp 13,9 lần so với đối tượng hoạt động thể lực ở mức nặng (p <0,01)(3). Điều đó cho thấy, duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh có ý nghĩa rất lớn trong dự phòng HCCH và các vấn đề liên quan đến HCCH. Béo phì là yếu tố nguy cơ của HCCH. Sự tích tụ mỡ nhất là mỡ nội tạng có liên quan đến đề kháng insulin là cơ chế rất quan trọng của HCCH. Kết quả nghiên cứu cho thấy BMI là yếu tố liên quan đến HCCH với p <0,05. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với tác giả Đỗ Văn Lương và cộng sự (2013)(3), Trịnh Kiến Trung(8) và Kan Sun(7). KẾT LUẬN Qua nghiên cứu trên 360 người dân từ 25 tuổi trở lên ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn IDF/AHA/NHLBI/WHF/IAS /IASO (2009) là 25,0%. Trong đó, thành tố thường gặp nhất của hội chứng chuyển hóa là huyết áp tăng (45,8%); tiếp theo là HDL cholesterol giảm (35,3%); triglyceride tăng (34,4%); tăng glucose máu lúc đói (22,8%); vòng bụng lớn là yếu tố ít gặp nhất (21,4%). Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi, mức độ uống rượu bia, ăn trái cây và rau quả, hoạt động thể lực và chỉ số khối cơ thể với hội chứng chuyển hóa (p<0,05). Do đó, những người tuổi càng lớn, có thói quen sử dụng rượu bia mức độ có hại, ăn không dầy đủ trái cây và rau xanh, hoạt động thể lực mức thấp, thừa cân/béo phì cần thực hiện các chương trình sàng lọc và triển khai các chương trình phòng ngừa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alberti G, Zimmet P, Shaw J, Grundy SM (2006). The IDF consensus worldwide definition of the metabolic syndrome. International Diabetes Federation, pp.1-23. 2. Alberti K, Eckel R H, Grundy SM, Zimmet PZ, et al (2009). Harmonizing the metabolic syndrome: a joint interim statement of the international diabetes federation task force on epidemiology and prevention; national heart, lung, and blood institute; American heart association; world heart federation; international atherosclerosis society; and international association for the study of obesity. Circulation, 120(16):1640- 1645. 3. Đỗ Văn Lương, Trần Đình Thoan, Lương Văn Minh và cộng sự (2015). Thực trạng mắc hội chứng chuyển hóa và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại huyện Vũ Thư, Thái Bình năm 2013. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 11(2):17-22. 4. Huha JH, Kangb DR, Jangb JY, Shinc JH, et al (2018). Metabolic syndrome epidemic among Korean adults: Korean survey of Cardiometabolic Syndrome. Atherosclerosis, 277:47-52. 5. Huỳnh Văn Minh, Đoàn Phước Thuộc và cộng sự (2008). Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ hội chứng chuyển hóa trên nhân dân Thừa Thiên Huế và trên những đối tượng có nguy cơ cao. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Y học Thực hành, 616+617:594-610. 6. Ranasinghe P, Mathangasinghe Y, Jayawardena R, Hills A, et al (2017). Prevalence and trends of metabolic syndrome among adults in the asia-pacific region: a systematic review. BMC Public Health, 17(1):101. 7. Sun K, Ren M, Liu D, Wang C, et al (2014). Alcohol consumption and risk of metabolic syndrome: a meta-analysis of prospective studies. Clinical Nutrition, 33(4):596-602. 8. Trịnh Kiến Trung (2015). Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ 40 tuổi trở lên tại thành phố Cần Thơ. Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y Hà Nội. 9. WHO (2008). WHO STEPS Surveillance Manual. WHO Library Cataloguing in Publication Data. WHO, pp.511-542. 10. Zhang Y, Zhang D (2018). Associations of vegetable and fruit consumption with metabolic syndrome. A meta-analysis of observational studies. Public Health Nutrition, 21(9):1693-1703. Ngày nhận bài báo: 15/08/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_hoi_chung_chuyen_hoa_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_o_nguo.pdf
Tài liệu liên quan