Tỷ lệ hiện mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần học sinh trung học cơ sở tại 5 tỉnh năm 2015

Tài liệu Tỷ lệ hiện mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần học sinh trung học cơ sở tại 5 tỉnh năm 2015: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 586 TỶ LỆ HIỆN MẮC CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI 5 TỈNH NĂM 2015 Nguyễn Thị Hồng Diễm*, Chu Văn Thăng** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Học sinh là tương lai của đất nước, sức khỏe của học sinh hôm nay quyết định đến sức khỏe dân tộc trong tương lai. Chăm sóc sức khỏe tâm thần (SKTT) đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển trí tuệ của học sinh. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hiện mắc các vấn đề sức khoẻ tâm thần ở học sinh trung học cơ sở (THCS) tại 5 tỉnh thuộc miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên năm 2015. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên với 6.639 học sinh của 20 trường học THCS tại Vĩnh Phúc, Hà Nam, Bình Định, An Giang, Gia Lai. Kết quả: Tỉ lệ học sinh có biểu hiện SKTT chung là 14,0%; học sinh nghi ngờ có vấn đề SKTT là 15,6%. Phân tích theo giới cho thấy tỷ lệ học sinh nam có vấn đề sức khỏe tâm thần chun...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ hiện mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần học sinh trung học cơ sở tại 5 tỉnh năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 586 TỶ LỆ HIỆN MẮC CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI 5 TỈNH NĂM 2015 Nguyễn Thị Hồng Diễm*, Chu Văn Thăng** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Học sinh là tương lai của đất nước, sức khỏe của học sinh hôm nay quyết định đến sức khỏe dân tộc trong tương lai. Chăm sóc sức khỏe tâm thần (SKTT) đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển trí tuệ của học sinh. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hiện mắc các vấn đề sức khoẻ tâm thần ở học sinh trung học cơ sở (THCS) tại 5 tỉnh thuộc miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên năm 2015. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên với 6.639 học sinh của 20 trường học THCS tại Vĩnh Phúc, Hà Nam, Bình Định, An Giang, Gia Lai. Kết quả: Tỉ lệ học sinh có biểu hiện SKTT chung là 14,0%; học sinh nghi ngờ có vấn đề SKTT là 15,6%. Phân tích theo giới cho thấy tỷ lệ học sinh nam có vấn đề sức khỏe tâm thần chung là 17,4% và học sinh nữ là 10,8%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ học sinh có vấn đề và nghi ngờ có vấn đề SKTT ở khía cạnh quan hệ xã hội là cao nhất (13,2 % và 26,5%), tiếp đến là ở khía cạnh quan hệ bạn bè (13,5% và 21,6% ). Học sinh nam có vấn đề về quan hệ xã hội và quan hệ bạn bè cao (16,8% và 15,0%) và cao hơn học sinh nữ, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05); học sinh nữ có vấn đề về quan hệ bạn bè cao nhất (12,1%). Kết luận: Nhìn chung thực trạng các vấn đề SKTT của học sinh năm 2015 tương đối cao, học sinh nam có vấn đề SKTT cao hơn nữ. Hai nhóm rối loạn sức khoẻ tâm thần thường gặp nhất ở nghiên cứu là nhóm về giao tiếp xã hội và quan hệ bạn bè. Từ khóa: vấn đề sức khỏe tâm thần học sinh ABSTRACT PREVALENCE OF MENTAL HEALTH PROBLEMS AMONG SECONDARY SCHOOL STUDENTS IN 5 PROVINCES IN VIETNAM IN 2015 Nguyen Thi Hong Diem, Chu Van Thang * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 586 – 591 Background: Students are the future of the country, today's students' health determines future national health. Mental health care plays an extremely important role in the intellectual development of students. Objectives: To determine the prevalence of mental health problems among secondary school students in 5 provinces of the North, Central, South and Central Highlands in 2015. Methods: A cross-sectional descriptive study was conducted on 6,639 students of 20 secondary schools in Vinh Phuc, Ha Nam, Binh Dinh, An Giang and Gia Lai. Results: The percentage of students with general mental health manifestations was 14.0%; students suspected of having mental health problems was 15.6%. Gender analysis shows that the proportion of male students with general mental health problems was 17.4% and the proportion in female students was 10.8%, the difference was statistically significant. The rates of students having and suspected of having mental health problems in social relationship were the highest (13.2% and 26.5%, respectively), followed by in friend *Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế Trường Đại học Y Hà Nội Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Thị Hồng Diễm ĐT: 0905165239 Email: hongdiemmoh@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 587 relationship (13.5 % and 21.6%, respectively). The rates of male students with social and friend relationship problems were high (16.8% and 15.0%, respectively), which were higher than those of female students, the differences were statistically significant (p <0.05). The rate of female students with friend relationship problems was the highest (12.1%). Conclusions: In general, the prevalence of metal health problems among secondary school students in 2015 was relatively high, which was partly due to the development of the society. The two most common groups of mental health disorders in the research were social and friend relationships. Keywords: mental health problems of students ĐẶT VẤN ĐỀ Sức khỏe tâm thần (SKTT) là một trạng thái không chỉ không có rối loạn hay dị tật tâm thần mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái, vui tươi yêu đời. Học sinh là tương lai của đất nước, sức khỏe của học sinh hôm nay quyết định đến khuynh hướng sức khỏe dân tộc trong tương lai. Để tương lai được bền vững thì chúng ta phải tạo điều kiện cho các em phát triển hài hòa, toàn diện về cả thể chất lẫn tâm thần. Chăm sóc SKTT tạo điều kiện cho việc phát triển trí tuệ, tăng cường khả năng cân bằng tâm lý, tình cảm, thích nghi với môi trường sống, với các mối quan hệ gia đình, bạn bè và xã hội. Sức khỏe tâm thần có vấn đề sẽ dẫn đến rối loạn hành vi, mất kiểm soát và có những hành vi sai lệch gây ảnh hưởng đến cá nhân, gia đình và xã hội. Học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi vị thành niên, đây là giai đoạn chuyển tiếp của sự phát triển từ tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành, giai đoạn nảy sinh nhiều rối nhiễu về tâm lý. Những thay đổi này vừa phức tạp, vừa đột biến. Ở giai đoạn này, các em phải chịu nhiều tác động tâm lý từ chính bản thân do sự phát triển của cơ thể, đồng thời chịu tác động rất nhiều từ bên ngoài như các mối quan hệ xã hội, gia đình, nhà trường. Các tác động ấy gây ra nhiều thay đổi trong tâm tư, tình cảm của các em, nếu những thay đổi đó không được kiểm soát sẽ gây ra những rối loạn tâm lý cho trẻ. Việt Nam đang trong quá trình phát triển hội nhập quốc tế, kinh tế - xã hội biến đổi nhanh, lối sống gấp gáp, điều này đã dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng. Các bậc phụ huynh không còn thời gian để quan tâm đến tâm lý của trẻ. Áp lực học tập, thi cử cũng như các mối quan hệ khác giới khiến cho trẻ luôn bị căng thẳng. Tất cả những điều trên đều ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ, đặc biệt là đối với lứa tuổi dậy thì, lứa tuổi đang có những thay đổi tâm sinh lý đặc biệt. Sức khỏe tâm thần học đường hiện nay vẫn là chủ đề mới, sự quan tâm mới chỉ là bước đầu. Do vậy nghiên cứu về tình trạng sức khỏe tâm thần của học sinh là rất cần thiết, từ đó góp phần đề xuất các biện pháp can thiệp thích hợp, kịp thời. Nghiên cứu chọn 5 tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nam, Bình Định, An Giang, Gia Lai thuộc các miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên để tiến hành nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỷ lệ hiện mắc các vấn đề sức khoẻ tâm thần ở học sinh trung học cơ sở tại 5 tỉnh thuộc miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên năm 2015. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Học sinh trung học cơ sở (từ lớp 6 đến lớp 9) tại các trường học được lựa chọn vào nghiên cứu từ tháng 6/2015 đến tháng 12/2015. Nghiên cứu đã lựa chọn chủ đích 5 tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nam, Bình Định, An Giang, Gia Lai thuộc miền Bắc, miền Trung, miền Nam và Tây Nguyên. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu điều tra Đơn vị chọn mẫu là học sinh. Số học sinh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 588 mỗi tỉnh được nghiên cứu được tính theo công thức tính cỡ mẫu ước tính một tỷ lệ trong quần thể là: n= Z2(1-/2) Trong đó: Với độ tin cậy 95% thì Z(1-/2) = 1,96; p= 0,1 (tỷ lệ học sinh có vấn đề sức khỏe tâm thần từ nghiên cứu của Trần Tuấn và cs)(7),  = 0,2. Số học sinh cần được điều tra mỗi tỉnh, thành phố là 865, chọn hệ số chọn mẫu là 1,5, cỡ mẫu học sinh mỗi tỉnh tính được là 1.300 học sinh. Tổng số học sinh 5 tỉnh điều tra là 1.300 x 5 = 6.500 học sinh. Kỹ thuật chọn mẫu Chọn mẫu theo nhiều bậc. Tại mỗi tỉnh, số học sinh được lựa chọn vào nghiên cứu theo các bước sau: Bước 1: Tại mỗi khu vực nghiên cứu, chọn chủ đích 1 tỉnh, miền Bắc lựa chọn 02 tỉnh Bước 2: Tại mỗi tỉnh nghiên cứu, chọn 1 quận và 1 huyện đại diện cho tỉnh nghiên cứu. Tổng cộng có 10 quận, huyện trong 5 tỉnh cần nghiên cứu. Bước 3: Tại mỗi quận, huyện lựa chọn, chọn ngẫu nhiên 02 trường trung học cơ sở, tổng cộng có 20 trường trong 5 tỉnh cần điều tra. Bước 4: Tại mỗi trường chọn ngẫu nhiên mỗi khối lớp 02 lớp, ước tính mỗi lớp có 40-45 học sinh, điều tra toàn bộ học sinh của các lớp được chọn. Thực tế đã điều tra 6.639 học sinh. Kỹ thuật thu thập số liệu Học sinh tự điền theo bộ câu hỏi có sẵn. Công cụ thu thập số liệu Sử dụng bộ câu hỏi tự điền SDQ cho học sinh để tự đánh giá các câu hỏi liên quan đến 5 vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em. Bảng hỏi SDQ25 (Strengths and Difficulties Questionnaire 25 items) do Robert Goodman thuộc Viện Tâm thần London xây dựng(6). Bảng hỏi SDQ được dùng để đánh giá vấn đề SKTT dựa trên 5 hình thái: vấn đề SKTT trong biểu hiện cảm xúc, biểu hiện hành vi, biểu hiện sự tăng động, khó khăn trong quan hệ xã hội và quan hệ bạn bè. Tổng điểm để đánh giá 5 hình thái SKTT trên được tính từ 0-10 điểm. Tổng số điểm từ 4-10 điểm là có vấn đề SKTT, riêng hình thái quan hệ xã hội tổng điểm từ 0-4 điểm là có vấn đề SKTT; tổng số điểm từ 16-40 được đánh giá là có vấn đề SKTT chung (tính tổng điểm 20 câu, không tính điểm giao tiếp xã hội). Tại Việt Nam, bộ câu hỏi SDQ cũng được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu như nghiên cứu “Khảo sát sức khỏe tâm thần học sinh trường học Hà Nội” do Ngô Thanh Hồi - Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương thực hiện(3) và nhiều nghiên cứu khác. Như vậy, sử dụng bảng hỏi SDQ 25 để đánh giá SKTT học sinh là hoàn toàn khả thi và phù hợp. Do đó trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi SDQ dành cho học sinh tự điền. Cách đánh giá cụ thể như sau: Bảng hỏi SDQ 25 để đánh giá SKTT học sinh về 5 khía cạnh (Bảng 1): Biểu hiện cảm xúc: Buồn rầu, thất vọng, cáu gắt, tức giận, suy nhược, sợ hãi, lo lắng, mất quan tâm thích thú, ngại giao tiếp bạn bè (câu 3; 8; 13; 16; 24). Biểu hiện hành vi: Mất tự chủ, mất trật tự, vi phạm nội quy, bỏ học, gây hấn (câu 5; 7; 12; 18; 22). Biểu hiện sự tăng động của trẻ: Căng thẳng, bồn chồn, luôn ngọ nguậy, hấp tấp, không thể tập trung chú ý để làm một việc gì đến nơi đến chốn (câu 2; 10; 15; 21; 25). Khó khăn trong quan hệ bạn bè: Cách biệt, thích một mình, ít quan hệ, thiếu hòa hợp, không được các bạn yêu mến (câu 6; 11; 14; 19; 23). Khó khăn trong quan hệ xã hội: Không thân ái thân thiện, không tình nguyện, không chia sẻ, không giúp đỡ mọi người, bàn quan vô cảm với xung quanh (câu 1; 4; 9; 17; 20). Tiêu chí đánh giá Đánh giá kết quả theo thang điểm SDQ có 3 cách lựa chọn: Không đúng = 0 điểm. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 589 Đúng một phần = 1 điểm. Các câu đúng một phần đều được cho 1 điểm, riêng câu 7, 11, 14, 21, 25 trên thang SDQ sẽ thay đổi: không đúng=2 điểm, chắc chắn đúng = 0 điểm. Chắc chắn đúng = 2 điểm. Đánh giá sức khỏe tâm thần chung: Tính tổng điểm 20 câu, không tính điểm giao tiếp xã hội. Tổng điểm các vấn đề SKTT được chia làm 3 mức đánh giá: Bình thường: không gặp khó khăn về SKTT. Nghi ngờ: nghi ngờ, chưa chắc chắn. Có vấn đề SKTT: có khó khăn về SKTT. Bảng 1: Thang điểm đánh giá SKTT học sinh trên bộ câu hỏi SDQ Bình thường Nghi ngờ Có vấn đề SKTT SKTT chung 0 - 11 điểm 12 - 15 điểm 16 - 40 điểm Vấn đề cảm xúc 0 - 4 điểm 5 điểm 6 - 10 điểm Vấn đề hành vi 0 - 2 điểm 3 điểm 4 - 10 điểm Sự tăng động 0 - 5 điểm 6 điểm 7 - 10 điểm Quan hệ bạn bè 0 - 3 điểm 4 điểm 5 - 10 điểm Quan hệ xã hội 6 - 10 điểm 5 điểm 0 - 4 diểm Phân tích và xử lý số liệu Số liệu được nhập và làm sạch bằng phần mềm Epi data 3.1 và được xử lý trên phần mềm Stata phiên bản 10.0. Kiểm định Chi bình phương (χ2) được sử dụng để tìm sự khác biệt giữa các nhóm, giá trị p<0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 2: Đặc điểm của học sinh THCS (từ lớp 6 đến lớp 9) năm 2015 tham gia nghiên cứu (n=6.639) Giới tính Số lượng Tỷ lệ % Nam 3.233 48,7 Nữ 3.406 51,3 Tổng 6.639 100 Phân bố học sinh theo giới khá đồng đều, nam chiếm 48,7% và nữ chiếm 51,3% (Bảng 2). Thực trạng các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh THCS Bảng 3 cho thấy, phần lớn học sinh không có vấn đề về sức khỏe tâm thần chung (70,4%). Tỷ lệ học sinh nghi ngờ có vấn đề SKTT là 15,6% và có vấn đề về SKTT chung là 14,0%. Bảng 3: Tỉ lệ sức khỏe tâm thần chung của học sinh THCS trong năm 2015 (n=6.639) Mức độ đánh giá Số lượng Tỷ lệ % Có vấn đề SKTT chung 929 14,0 Nghi ngờ 1.036 15,6 Bình thường 4.674 70,4 Tổng 6.639 100 Bảng 4: Tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh THCS năm 2015 Không có vấn đề (%) Nghi ngờ (%) Có vấn đề (%) Vấn đề cảm xúc 86,6 7,0 6,4 Vấn đề hành vi 81,4 9,8 8,8 Vấn đề tăng động 89,5 6,5 4,0 Quan hệ bạn bè 64,9 21,6 13,5 Quan hệ xã hội 60,3 26,5 13,2 Tỉ lệ học sinh nghi ngờ và có vấn đề về quan hệ xã hội là cao nhất (26,5% và 13,2%). Tiếp đến là vấn đề về quan hệ bạn bè (21,6% và 13,5%), vấn đề hành vi (9,8% và 8,8%). Tỉ lệ nghi ngờ và có vấn đề về cảm xúc và tăng động là thấp nhất, khoảng trên dưới 7% (Bảng 4). Bảng 5: Tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh THCS theo giới năm 2015 Giới Vấn đề SKTT Số lượng Tỷ lệ % Tổng χ 2 (p) SKTT chung Nam 563 17,4 3.233 60,1 (< 0,05) Nữ 368 10,8 3.406 Vấn đề cảm xúc Nam 191 5,9 3.233 2,2 (>0,05) Nữ 232 6,8 3.406 Vấn đề hành vi Nam 407 12,6 3.233 112,9 (< 0,05) Nữ 177 5,2 3.406 Vấn đề tăng động Nam 207 6,4 3.233 95,6 (< 0,05) Nữ 58 1,7 3.406 Vấn đề bạn bè Nam 485 15,0 3.233 11,9 (< 0,05) Nữ 412 12,1 3.406 Vấn đề xã hội Nam 543 16,8 3.233 70,6 (< 0,05) Nữ 334 9,8 3.406 Vấn đề sức khỏe tâm thần chung ở giới nam cao hơn giới nữ (17,4% và 10,8%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Học sinh nam có vấn đề về quan hệ xã hội và quan hệ bạn bè cao (16,8% và 15,0%) và cao hơn học sinh nữ, khác biệt có ý Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 590 nghĩa thống kê; học sinh nữ có vấn đề về quan hệ bạn bè cao nhất (12,1%) (Bảng 5). BÀN LUẬN Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 6.639 học sinh THCS ở 5 tỉnh thuộc 4 vùng miền. Tỉ lệ học sinh nam và nữ là tương đồng (48,7% và 51,3%), kết quả này phù hợp với đặc điểm đối tượng nghiên cứu của các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu Đào Thị Tuyết (nam 51,8, nữ 48,2%)(1). Thực trạng vấn đề SKTT ở học sinh THCS năm 2015 Vấn đề SKTT chung Bảng 3 chỉ ra trong nghiên cứu này tỷ lệ học sinh có vấn đề SKTT là 14,0%, ở mức bình thường là 70,4%, nghi ngờ 15,6%. Phân tích theo giới cho thấy tỷ lệ học sinh nam có vấn đề sức khỏe tâm thần chung là 17,4% và học sinh nữ là 10,8%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu ở Anh năm 2003 chỉ ra rằng tỉ lệ chung trẻ em bị rối loạn tâm thần khoảng 15% (2). Theo nghiên cứu trên 2.863 hộ gia đình có trẻ em từ 7-17 tuổi ở Đức năm 2007 chỉ ra tỷ lệ chung trẻ em và vị thành niên có vấn đề sức khỏe tâm thần là 21,9%(5). Ở Việt Nam, Nguyễn Văn Thọ và cộng sự báo cáo tỷ lệ học sinh từ 6-14 tuổi có vấn đề SKTT ở các dạng khác nhau từ 10,4% - 24,3%(4). Nghiên cứu này có kết quả tương đương với nghiên cứu của Vũ Thị Hoàng Lan tại trường THCS Cầu Giấy năm 2011 cho thấy tỷ lệ học sinh nam có vấn đề SKTT là cao hơn nữ giới 15,8% và 11,4%(9). Các vấn đề SKTT được đánh giá trên thang SDQ Bảng 4 cho thấy vấn đề SKTT được chia thành 5 nhóm: Nhóm có tỷ lệ thấp nhất là nhóm có vấn đề SKTT trong biểu hiện tăng động 4,0%, biểu hiện cảm xúc là 6,4% và hành vi là 8,8%. Vấn đề cảm xúc như buồn rầu, thất vọng, lo lắng, thờ ơ với xung quanh, ít giao tiếp. Trẻ có vấn đề cảm xúc cũng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và sự tiếp thu kiến thức văn hóa, kiến thức xã hội kém. Kết quả nghiên cứu này thấp hơn nghiên cứu của Vũ Thị Hoàng Lan (14,07%)(9). Trong nhóm có vấn đề SKTT trong biểu hiện cảm xúc: nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam tương ứng là 6,8% và 5,9%. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu khác, vấn đề cảm xúc ở nữ thường cao hơn nam. Điều này lý giải ở mỗi giai đoạn phát triển, tâm sinh lý của các em cũng thay đổi. Bước vào lứa tuổi dậy thì, học sinh nữ tuổi dậy thì sớm hơn nam nên biểu hiện cảm xúc cũng có khác nhau. Vấn đề biểu hiện hành vi thể hiện như càn quấy, cư xử hung hãn với người khác hoặc động vật, phá hoại tài sản, ăn cắp, nói dối, hỗn láo với người lớn, bỏ nhà đi. Tỉ lệ có vấn đề biểu hiện hành vi trong nghiên cứu này là 8,8%, kết quả nghiên cứu thấp hơn kết quả của Ngô Thanh Hồi (9,23%)(3) và thấp hơn nghiên cứu của Vũ Thị Hoàng Lan (17,4%)(9). Trong nghiên cứu này tỷ lệ học sinh có vấn đề biểu hiện hành vi ở nam là 12,6% cao hơn so với nữ (5,2%). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Vũ Thị Hoàng Lan (nam: 24,1%, nữ: 10,2%). Tỷ lệ học sinh có vấn đề biểu hiện hành vi cao như vậy cho ta thấy thực trạng vấn đề bạo lực học đường thời gian gần đây gia tăng đáng kể, chính vì vậy ngành giáo dục nên xem xét đến việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào trong chương trình học. Các bài học đó sẽ góp phần giúp các em chế ngự được cảm xúc, hành vi trong môi trường nhà trường, gia đình. Vấn đề quan hệ xã hội thể hiện khi trẻ ít tiếp xúc với môi trường xung quanh, thờ ơ, vô cảm với mọi người, không chia sẻ, giúp đỡ hay tình nguyện tham gia các hoạt động. Tỷ lệ có vấn đề về mối quan hệ xã hội trong nghiên cứu này chiếm cao 13,2%, trong đó nam có vấn đề về quan hệ xã hội cao nhất trong 5 nhóm và cao hơn nữ (16,8% và 9,8%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả của Ngô Thanh Hồi (7,6%)(3). Nhóm có vấn đề trong quan hệ bạn bè là 13,5% kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả của Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 591 Nguyễn Văn Thọ (4,8%)(4) và thấp hơn nghiên cứu của Vũ Thị Hoàng Lan (25,4%)(9). Trong đó nhóm có vấn đề SKTT trong quan hệ bạn bè nam chiếm 16,8% và cũng cao hơn nữ (12,1%). Điều đáng chú ý là tỷ lệ hai nhóm có vấn đề về quan hệ bạn bè và có vấn đề về quan hệ xã hội là cao. Các thang điểm dùng để đánh giá quan hệ bạn bè và quan hệ xã hội nhằm đánh giá thái độ, hành vi tự nguyện của học sinh trong mối quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ và cư xử tốt với bạn bè. Tỷ lệ cao của hai rối loạn này có thể được giải thích bởi thực trạng hiện tại gia đình cha mẹ quá tập trung vào việc dạy văn hóa cho học sinh, làm tăng áp lực học hành, cũng như quản lý quá chặt chẽ của gia đình dẫn đến thiếu sự đầu tư vào việc bồi dưỡng kỹ năng sống cho trẻ, mở rộng các mối quan hệ xã hội cho học sinh(8). Nghiên cứu của chúng có kết quả có thấp hơn với kết quả điều tra thực trạng tâm thần của một số nghiên cứu trước. Điều đáng chú ý ở nghiên cứu này là hai nhóm rối loạn sức khoẻ tâm thần thường gặp nhất là nhóm quan hệ nhóm bạn và giao tiếp xã hội. Thang điểm đánh giá quan hệ nhóm bạn và giao tiếp xã hội nhằm đánh giá hành vi tự nguyện, thái độ của trẻ, mối quan hệ và giao tiếp trong xã hội, sự quan tâm chia sẻ, giúp đỡ và cư xử với bạn bè. Tỉ lệ rối loạn ở hai nhóm này cao được giải thích là bởi vì hiện nay cha mẹ qua tập trung vào dạy văn hoá, làm sao cho con học giỏi tiến bộ gây áp lực nặng về học tập cho học sinh, đồng thời việc quản lý quá chặt của gia đình dẫn đến thiếu đầu tư vào bồi dưỡng kỹ năng sống cho trẻ, không mở rộng mối quan hệ bạn bè, tạo sân chơi vui chơi cho trẻ rèn luyện. Nhìn chung, thực trạng các vấn đề SKTT của học sinh năm 2015 còn tương đối cao, do sự phát triển của xã hội ảnh hưởng lớn đến vấn đề tinh thần, tâm thần của trẻ. KẾT LUẬN Tỉ lệ học sinh có biểu hiện SKTT chung là 14,0%; học sinh nghi ngờ có vấn đề SKTT là 15,6%. Phân tích theo giới cho thấy tỷ lệ học sinh nam có vấn đề sức khỏe tâm thần chung là 17,4% và học sinh nữ là 10,8%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ học sinh có vấn đề và nghi ngờ có vấn đề SKTT ở khía cạnh quan hệ xã hội là cao nhất (13,2 % và 26,5%), tiếp đến là ở khía cạnh quan hệ bạn bè (13,5% và 21,6% ). Học sinh nam có vấn đề về quan hệ xã hội và quan hệ bạn bè cao (16,8% và 15,0%) và cao hơn học sinh nữ, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05); học sinh nữ có vấn đề về quan hệ bạn bè cao nhất (12,1%). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Thị Tuyết (2014). Thực trạng SKTT và các yếu tố liên quan của học sinh trường Trung học cơ sở Tam Khương, Đống Đa, Hà Nội năm 2014. Luận văn Thạc sĩ Y tế Công cộng, Đại học Y tế công cộng. 2. Meltzer H, et al (2003). Mental health of children and adolescents in Great Britain. Int Rev Psychiatry. 15(1-2):185-7. 3. Ngô Thanh Hồi, Trần Thị Hồng Thu (2010). Khảo sát sức khỏe tâm thần học sinh trường học thành phố Hà Nội. Tạp chí Y học thực hành, 8(730):44-48. 4. Nguyễn Văn Thọ (2010). Khảo sát các vấn đề sức khỏe tâm thần học sinh cơ sở cơ sở tại thành phố Biên Hòa. Tạp chí Y học Quân sự, 35(3):33-37. 5. Ravens-Sieberer U, et al (2007). Mental health of children and adolescents in Germany. Results from the BELLA study within the German Health Interview and Examination Survey for Children and Adolescents (KiGGS). Bundesgesundheitsblatt Gesundheitsforschung Gesundheitsschutz, 50(5-6):871-8. 6. Robert Goodman (1997). Scoring the Self-Report Strengths and Difficulties Questionnaire. Institute of Psychiatry London. 7. Tran Tuan, Trudy Harpham và Nguyen Thu Huong (2005). Measuring social capital and mental health in Viet Nam: A validity study Young Lives- An International Study on Childhood Poverty, No. 12. Working Paper, London. 8. Vitolo YLC, et al (2005). Parental beliefs and child- rearing attitudes and mental health problem among school childen. Rev Saude Publica, 39(5):716-724. 9. Vũ Thị Hoàng Lan, Lương Ngọc Khuê và Nguyễn Thị Thúy Anh (2011). Thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan ở trường THCS Cầu Giấy Hà Nội. Tạp chí Y dược học Quân sự, 5:78-86. Ngày nhận bài báo: 15/08/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf586_6189_2212143.pdf