Tỷ lệ hạn chế chức năng và bệnh đi kèm trênngười cao tuổi suy tim mạn tại Bệnh viện Thống Nhất

Tài liệu Tỷ lệ hạn chế chức năng và bệnh đi kèm trênngười cao tuổi suy tim mạn tại Bệnh viện Thống Nhất: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 111 TỶ LỆ HẠN CHẾ CHỨC NĂNG VÀ BỆNH ĐI KÈM TRÊNNGƯỜI CAO TUỔI SUY TIM MẠN TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT Nguyễn Văn Tân*, Nguyễn Thanh Vy*, Đặng Thanh Huyền** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tình trạng chức năng là khả năng của một người có thể đảm nhiệm các công việc và hoàn thành các vai trò xã hội gắn liền với cuộc sống hàng ngày, qua phạm vi các hoạt động từ đơn giản đến phức tạp. Đo lường tình trạng chức năng được sử dụng với nhiều mục đích được các bác sĩ áp dụng những công cụ này để thiết lập cơ sở đánh giá, theo dõi điều trị, hay cho mục đích chẩn đoán. Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu tình trạng chức năng ở người cao tuổi suy tim mạn tại Việt Nam. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hạn chế chức năng (ADL, IADL) và tỷ lệ bệnh đi kèm trên bệnh nhân cao tuổi được chẩn đoán suy tim mạn. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Qua 180 bệnh nhân trong nghiên cứu có tỷ lệ ...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ hạn chế chức năng và bệnh đi kèm trênngười cao tuổi suy tim mạn tại Bệnh viện Thống Nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 111 TỶ LỆ HẠN CHẾ CHỨC NĂNG VÀ BỆNH ĐI KÈM TRÊNNGƯỜI CAO TUỔI SUY TIM MẠN TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT Nguyễn Văn Tân*, Nguyễn Thanh Vy*, Đặng Thanh Huyền** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tình trạng chức năng là khả năng của một người có thể đảm nhiệm các công việc và hoàn thành các vai trò xã hội gắn liền với cuộc sống hàng ngày, qua phạm vi các hoạt động từ đơn giản đến phức tạp. Đo lường tình trạng chức năng được sử dụng với nhiều mục đích được các bác sĩ áp dụng những công cụ này để thiết lập cơ sở đánh giá, theo dõi điều trị, hay cho mục đích chẩn đoán. Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu tình trạng chức năng ở người cao tuổi suy tim mạn tại Việt Nam. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hạn chế chức năng (ADL, IADL) và tỷ lệ bệnh đi kèm trên bệnh nhân cao tuổi được chẩn đoán suy tim mạn. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Qua 180 bệnh nhân trong nghiên cứu có tỷ lệ hạn chế ADL chiếm 26,7% và hạn chế IADL chiếm 85%. Trong các hoạt động ADL, hoạt động bị hạn chế nhiều nhất là tắm rửa chiếm 21,1%. Bên cạnh đó, hoạt động ít bị hạn chế nhất là tiêu tiểu tự chủ chiếm 2,8%.Tỷ lệ bệnh nhân bị hạn chế ADL ở mức trung bình cao nhất chiếm 10,0%. Đa số bệnh nhân tham gia nghiên cứu bị hạn chế khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày chiếm tỷ lệ 73,9%, mất chức năng IADL chiếm tỷ lệ 11,1%. Tỷ lệ hạn chế IADL hay gặp là đi mua sắm chiếm 83,3% kế đến chuẩn bị bửa ăn chiếm 81,7%. Trong các bệnh đi kèm thì đáng chú ý có gần 90% bệnh nhân có tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là bệnh mạch vành với 78,3%, thiếu máu mạn với 67,2%. Đa số bệnh nhân có từ 3–4 bệnh kèm theo chiếm tỷ lệ cao nhất với 58,8%. Kết luận: Hạn chế chức năng và các bệnh kèm theo từ 3 bệnh trở lên chiếm tỷ lệ khá cao ở NCT suy tim mạn. Do đó, cần phải có những chương trình giáo dục sức khỏe cũng như chương trình can thiệp trong tương lai. Từ khóa: Hoạt động cơ bản hàng ngày (ADL), hoạt động sinh hoạt hàng ngày (IADL), người cao tuổi (NCT) ABSTRACT PROPORTION OF COMORBIDITIES AND FUNCTIONAL IMPAIRMENTS IN ELDERLY PEOPLE WITH CHRONIC HEART FAILURE AT THONGNHATHOSPITAL Nguyen Van Tan, Nguyen Thanh Vy, Dang Thanh Huyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 111 - 118 Background: Functional is the ability of a person to undertake tasks and fulfill the social roles associated with everyday life, across a range of activities ranging from simple to complex. Functional status measurements were used for a variety of purposes by physicians applying these tools to establish the basis for assessment, follow- up, or for diagnostic purposes. Up to now, there have been no studies of functional status in elderly people with chronic heart failure in Vietnam. Objectives: To determine functional restriction rate (ADL, IADL) and incidence of associated disease in elderly patients with chronic heart failure. Methods: cross-sectional descriptive study. * Bộ môn Lão khoa – Đại học Y Dược TP.HCM, ** Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Văn Tân ĐT: 0903739273 Email: nguyenvtan10@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 112 Results: Over 180 patients in the study had ADL impairment rate of 26.7% and 85% having IADLs impaired. In ADL activities, the most impaired activity was bathing, which accounted for 21.1%. In addition, the least impaired activity was continence with 2.8%. The proportion of patients with ADL impairment at the highest level was 10.0%. Most of the patients who participated in the study were impaired to their ability to perform daily activities accounting for 73.9%, losing IADL function at 11.1%. The most common type of IADL that is impaired is shopping accounting for 83.3%, followed by food preparation 81.7%. In the comorbidities, it is notable that nearly 90% of subjects with hypertension occupy the highest rate, followed by coronary artery disease with 78.3%, chronic anemia disease with 67.2%. The majority of patients included in the study included 3-4 patients with the highest rate of 58.8%. Conclusion: Functional impairment and diseases associated with 3 or more diseases account for a relatively high proportion of elderly people with chronic heart failure. There is a need for health education programs as well as future intervention programs. Key words: basic Activity of daily living (ADL), instrument activity of daily living (IADL), the elderly patient ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, tuổi thọ của dân số tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam ngày càng tăng. Hệ quả sự già hóa dân số là sự gia tăng tần suất lưu hành các bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim mạch. Các nghiên cứu dịch tễ cho thấy tần suất hiện mắc và mới mắc của suy tim tương ứng là 15,7 – 19,3 trên 1000 người/năm(5, 19). Suy tim ảnh hưởng đến 6 triệu người ở Hoa Kỳ và có liên quan tới tăng nguy cơ tử vong, tái nhập viện và làm giảm chất lượng cuộc sống. Khoảng 80% bệnh nhân suy tim cần được hỗ trợ về các hoạt động sinh hoạt hằng ngày (IADL), bao gồm giúp đỡ các việc nhà (ví dụ như nấu ăn, làm vệ sinh), mua sắm, lái xe và quản lý thuốc, quản lí tiền. Điều này gây khó khăn cho người bệnh, như suy giảm khả năng để thực hiện IADL, đặc biệt là hạn chế quản lý thuốc sẽ ảnh hưởng đáng kể đến nguy cơ tử vong, tàn tật và tái nhập viện(12). Kết quả khảo sát dinh dưỡng và sức khỏe Quốc gia tại Hoa Kỳ cho thấy có sự gia tăng tỷ lệ bệnh nhân suy tim khi trên 80 tuổi(20). Hơn nữa, cùng tồn tại đa bệnh và hạn chế chức năng làm tăng tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân cao tuổi suy tim mạn(9, 13, 17). Vấn đề tình trạng hạn chế chức năng trên bệnh nhân cao tuổi suy tim đã và đang được nghiên cứu nhiều ở các quốc gia trên thế giới, việc nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng nhằm hiểu được mối liên quan của tình trạng hoạt động chức năng hàng ngày trên bệnh nhân cao tuổi suy tim mạn, từ đó hướng đến kế hoạch quản lý chăm sóc sức khỏe người cao tuổi suy tim mạn một cách thiết thực hơn, và lên kế hoạch hỗ trợ chức năng cho người cao tuổi sau khi xuất viện hay trong cộng đồng. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định tỷ lệ hạn chế chức năng (ADL, IADL) và tỷ lệ bệnh đi kèm trên bệnh nhân cao tuổi được chẩn đoán suy tim mạn. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân cao tuổi (≥65 tuổi) được chẩn đoán suy tim mạn điều trị tại khoa Tim Mạch Cấp Cứu và Can Thiệp, khoa Nội Tim Mạch bệnh viện Thống Nhất từ tháng 8/2016 đến tháng 6/2017. Phương pháp nghiên cứu Mô tả và cắt ngang. Tiêu chuẩn chọn mẫu Bệnh nhân cao tuổi (≥65 tuổi) được chẩn đoán suy tim mạn theo tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim của Hội Tim Châu Âu năm 2016(15). Đồng ý tham gia nghiên cứu Tiêu chuẩn loại trừ Suy tim cấp. Phương pháp thống kê Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 113 Xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 13.0 Các dữ liệu trong nghiên cứu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình (X), độ lệch chuẩn (SD), giá trị trung vị (Median). So sánh 2 tỷ lệ (biến số định tính) bằng chi bình phương (x2), khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 với độ tin cậy 95%. Tình trạng chức năng: là biến định tính, được phân làm 3 nhóm: độc lập (không hạn chế), hạn chế chức IADL, hạn chế ADL. Định nghĩa hạn chế chức năng: là không thể tự làm ít nhất một hoạt động chức năng trong thang điểm. Bảng 1. Chỉ số Katz cho hoạt động cơ bản hàng ngày Các hoạt động Độc lập (1 điểm) KHÔNG giám sát, hướng dẫn hoặc hỗ trợ Phụ thuộc (0 điểm) CÓ sự giám sát, hướng dẫn hoặc hỗ trợ Tắm Điểm: Hoàn toàn tự tắm hoặc chỉ cần giúp một phần nhỏ trên cơ thể: đầu, vùng sinh dục hoặc chi yếu Cần giúp tắm nhiều hơn một phần cơ thể, giúp vào hoặc ra bồn tắm hoặc tắt mở vòi sen. Cần giúp tắm hoàn toàn Mặc quần áo Điểm: Lấy quần áo từ tủ hoặc ngăn kéo, mặc quần áo và áo khoác, tự cài nút. Có thể giúp xỏ dây giày Cần giúp mặc quần áo hoặc giúp hoàn toàn. Đi vệ sinh Điểm: Tự đi đến toilet, đi vào và ra, mặc lại quần áo, tự vệ sinh vùng sinh dục Cần giúp di chuyển đến toilet, rửa sạch hoặc dùng bô hoặc ghế lổ Di chuyển Điểm: Tự di chuyển vào và ra khỏi giường hoặc ghế. Có thể chấp nhận dụng cụ hỗ trợ cơ học. Cần giúp di chuyển từ giường ra ghế hoặc cần giúp di chuyển hoàn toàn Tiêu tiểu tự chủ Điểm: Hoàn toàn kiểm soát việc đi tiểu hoặc tiêu Tiêu tiểu không tự chủ một phần hoặc hoàn toàn Ăn uống Điểm: Tự lấy múc thức ăn. Có thể người khác chuẩn bị bữa ăn Cần giúp một phần hoặc hoàn toàn trong việc ăn uống hoặc cần nuôi ăn tĩnh mạch. Bảng 2. Thang điểm hoạt động sinh hoạt hàng ngày Lawton Khả năng sử dụng điện thoại Điểm Mở điện thoại, tìm và bấm số Bấm một vài số quen thuộc Nghe điện thoại được nhưng không gọi được Không sử dụng điện thoại được 1 1 1 0 Đi mua sắm Điểm Tự mua sắm một cách độc lập Tự mua những món đồ nhỏ Cần người đi theo khi mua sắm Hoàn toàn không thể đi mua sắm 1 0 0 0 Chuẩn bị bữa ăn Điểm Tự lên kế hoạch, chuẩn bị và nấu ăn đầy đủ Nấu đầy đủ các bữa ăn nếu có sẵn nguyên liệu Hâm nóng thức ăn được làm sẵn hoặc chuẩn bị bữa ăn nhưng không đủ Cần phải chuẩn bị sẵn và phục vụ các bữa ăn 1 0 0 0 Giữ nhà Điểm Ở nhà một mình, thỉnh thoảng cần trợ giúp (công việc nặng) Làm các công việc nhẹ hàng ngày như rửa chén, dọn giường ngủ Làm các công việc nhẹ hàng ngày nhưng không gọn gàng Cần giúp đỡ trong tất cả các việc nhà Không làm bất cứ công việc nhà nào 1 1 1 1 0 Giặt đồ Điểm Hoàn toàn tự giặt đồ Giặt các món đồ nhỏ, quần ngắn, vớ. Người khác thực hiện tất cả việc giặt 1 1 0 Hình thức di chuyển Điểm Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 114 Khả năng sử dụng điện thoại Điểm Tự di chuyển trên các phương tiện công cộng hoặc tự lái xe Tự đi lại bằng taxi Đi lại bằng phương tiện cộng cộng khi được hỗ trợ hoặc có người đi kèm Đi lại giới hạn bằng taxi hay xe riêng với sự hỗ trợ của người khác Không ra khỏi nhà 1 1 1 1 0 Quản lý thuốc men Điểm Tự uống thuốc đúng liều và đúng giờ Tự uống thuốc đã được phân sẵn Không thể tự uống thuốc 1 0 0 Khả năng quản lý tài chính Điểm Tự quản lý các vấn đề tài chính (quỹ, viết séc, trả hóa đơn, đến ngân hàng), nhận và giữ các nguồn thu Quản lý mua sắm hàng ngày nhưng cần giúp khi đến ngân hàng, mua các món đồ lớn,.. Không có khả năng quản lý tiền 1 1 0 Nguồn: Lawton MP, 1969, Gerontologist, 9(3): 179–186(10). Hạn chế ADL chia làm 3 nhóm: nặng 1–2 điểm, trung bình 3–4 điểm, nhẹ 5 điểm. Hạn chế IADL chia làm 2 nhóm: Hạn chế IADL ≤7 điểm, mất chức năng IADL 0 điểm. Số bệnh kèm theo: là biến định lượng được mã hóa thành biến định tính, đượcphân thành 3 nhóm:1–2 bệnh, 3–4 bệnh, ≥5 bệnh. Các bệnh đi kèm Bệnh đi kèm là bệnh mạn tính cùng tồn tại trong một cá nhân, ghi nhận cụ thể tại thời điểm nhận vào nghiên cứu. Bệnh đi kèm trên bệnh nhân cao tuổi suy tim mạn là biến định tính bao gồm các giá trị là tăng huyết áp, bệnh mạch vành mạn, bệnh tai biến mạch máu não, bệnh mạch máu ngoại biên, đái tháo đường, bệnh thận mạn, bệnh rối loạn lipid máu, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), thiếu máu mạn, bệnh rung nhĩ. KẾT QUẢ Trong thời gian từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017, nghiên cứu này đã thu nhận được 180 bệnh nhân suy tim mạn điều trị nội trú tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu để tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu này có sự phân bố giới tính giữa nam và nữ bằng nhau với tỷ lệ là 1:1. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 81,6 ± 8,2. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu thuộc nhóm tuổi từ 75–84 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 39,4. Hầu hết đối tượng tham gia nghiên cứu đang sống với người thân chiếm 96,7%. Tình trạng hạn chế ADL Bảng 3. Phân loại các hoạt động ADL bị hạn chế theo giới tính Loại hoạt động hạn chế Giới nam n =90 Giới nữ n =90 Tổng số n =180 P Tắm rửa 17 (18,9) 21 (23,3) 38 (21,1) 0,465 Ăn uống 1 (1,1) 5 (5,6) 6 (3,3) 0,097 Mặc quần áo 7 (7,8) 9 (10) 16 (8,9) 0,6 Đi vệ sinh 8 (8,9) 14 (15,6) 22 (12,2) 0,172 Tiêu tiểu tự chủ 2 (2,2) 3 (3,3) 5 (2,8) 0,5 Di chuyển 8 (8,9) 14 (15,6) 36 (20) 0,062 Bảng 4. Phân loại mức độ hạn chế ADL theo giới tính Mức độ hạn chế Giới nam n =90 Giới nữ n =90 Tổng số n =180 P Độc lập 68 (75,6) 64 (71,1) 132 (73,3) 0,401 Nhẹ 9 (10,0) 7 (7,8) 16 (8,9) Trung bình 9 (10,0) 9 (10,0) 18 (10,0) Nặng 4 (4,44) 10 (11,1) (7,8) Trong các hoạt động ADL, hoạt động bị hạn chế nhiều nhất là tắm rửa chiếm 21,1% trong đó nam giới bị hạn chế chiếm 18,9% thấp hơn so với nữ giới chiếm 23,3%. Bên cạnh đó hoạt động ít bị hạn chế nhất là tiêu tiểu tự chủ chiếm 2,8%. Trong mẫu nghiên cứu, hơn ¼ đối tượng bị hạn chế khả năng thực hiện các hoạt động cơ bản hàng ngày.Tỷ lệ đối tượng bị hạn chế ở mức trung bình cao nhất chiếm 10,0%, trong đó nam và nữ bị hạn chế ngang nhau chiếm tỷ lệ 10,0%. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 115 Tình trạng hạn chế IADL Đa số đối tượng tham gia nghiên cứu bị hạn chế khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày chiếm tỷ lệ 73,9%, mất chức năng IADL chiếm tỷ lệ 11,1%. Trong mẫu nghiên cứu, tỷ lệ loại bị hạn chế IADL hay gặp là đi mua sắm chiếm 83,3% kế đến chuẩn bị bửa ăn chiếm 81,7%. Trong khi đó, hoạt động giặt quần áo bị hạn chế chiếm tỷ lệ 42,2% với nam giới hạn chế chiếm 34,4% và nữ giới bị hạn chế chiếm 50% (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p =0,035) (Bảng 5). Bảng 5. Phân loại các hoạt động IADL bị hạn chế theo giới tính Loại hoạt động hạn chế Giới nam n =90 Giới nữ n =90 Tổng số n =180 P Sử dụng điện thoại 14 (15,6) 23 (25,6) 37 (20,6) 0,097 Đi mua sắm 72 (80) 78 (86,7) 150 (83,3) 0,230 Chuẩn bị bửa ăn 71 (78,9) 76 (84,4) 147 (81,7) 0,335 Giữ nhà 37 (41,1) 47 (52,2) 84 (46,7) 0,135 Giặt quần áo 31 (34,4) 45 (50,0) 76 (42,2) 0,035 Hình thức di chyển 22 (24,4) 19 (21,1) 41 (22,8) 0,594 Quản lý thuốc 36 (40,0) 48 (53,3) 84 (46,7) 0,073 Quản lý tài chính 52 (57,8) 54 (60,0) 106 (58,9) 0,762 Đặc điểm bệnh đi kèm của đối tượng nghiên cứu Trong các bệnh đi kèm của đối tượng nghiên cứu, đáng chú ý có gần 90% đối tượng có tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là bệnh mạch vành với 78,3%, thiếu máu mạn với 67,2%. Trong đó tỷ lệ nam giới bị thiếu máu mạn là 44,4% và nữ giới chiếm 90%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0,001. Bảng 6. Các bệnh kèm theo của đối tượng nghiên cứu phân bố theo giới tính (n=180) Bệnh đi kèm Giới nam n =90 Giới nữ n =90 Tổng số n =180 P Tăng huyết áp 81 (90) 79 (87,78) 160 (88,9) 0,635 Đái tháo đường 25 (27,8) 30 (33,3) 55 (30,6) 0,418 Bệnh thận mạn 14 (15,6) 22 (24) 36 (20) 0,136 Mức độ bệnh thận mạn Giai đoạn 3 8 (57,1) 12 (54,6) 20 (11,1) 0,878 Giai đoạn 4,5 6 (42,7) 10 (45,5) 16 (8,9) Bệnh mạch vành 73 (73) 68 (75,6) 141 (78,3) 0,366 Bệnh mạch máu ngoại biên 9 (10) 6 (6,7) 14 (7,8) 0,418 Tai biến mạch máu não 17 (18,9) 11 (12,2) 28 (15,6) 0,217 Rung nhĩ 23 (25,56) 22 (24,4) 45 (25) 0,863 Rối loạn lipid máu 20 (22,2) 16 (17,8) 36 (20,0) 0,456 COPD 11 (12,2) 4 (4,4) 15 (8,3) 0,059 Thiếu máu mạn 40 (44,4) 81 (90) 121 (67,2) <0,001 Đặc điểm tổng bệnh đi kèm Đa số đối tượng tham gia nghiên cứu có từ 3–4 bệnh kèm theo chiếm tỷ lệ cao nhất với 58,8%, nhóm <3 bệnh và nhóm ≥5 bệnh có tỷ lệ như nhau với 20,6%. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 116 BÀN LUẬN Tình trạng hạn chế hoạt động cơ bản hàng ngày và sinh hoạt hàng ngày Trong nghiên cứu chúng tôi, hạn chế chức năng ADL chiếm 26,7%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn trong nghiên cứu sức khỏe và hưu trí (the Health and Retirement Study: HRS) và nghiên cứ NHANES (National Health and Nutrition Examination Survey) tại Hoa Kỳ. Hạn chế ADL đã được tìm thấy gần 17% bệnh nhân suy tim trong nghiên cứu sức khỏe và hưu trí và trong 11% bị hạn chế ADL trên các bệnh nhân suy tim trong dữ liệu nghiên cứu NHANES(7, 20). Điều này có thể lý giải do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên những bệnh nhân có tình trạng bệnh nặng, có đa bệnh đi kèm, tuổi trung bình cao hơn so với 2 nghiên cứu được thực hiện ở những bệnh nhân tương đối khỏe sống trong cộng đồng chung nên khả năng hạn chế ADL thấp hơn. Xét về từng loại các hoạt động cơ bản hàng ngày thì hoạt động tắm rửa bị hạn chế chiếm cao nhất với 21,1% kế đến hoạt động di chuyển chiếm 20%. Trong đó hoạt động ăn uống và tiêu tiểu tự chủ ít bị hạn chế hơn chiếm tỷ lệ lần lượt là 3,3% và 2,8%. Nghiên cứu chúng tôi có tỷ lệ hạn chế cao hơn cả 2 tác giả Anna S(2) và tác giả Michael LA(12). So với nghiên cứu của tác giả Anna S và cộng sự thì tỷ lệ hạn chế chức năng chiếm cao nhất cũng là hoạt động tắm rữa chiếm 17,6% và kế đến là mặc quần áo chiếm 10,9%, tác giả cũng thấy rằng tỷ lệ hoạt động ăn uống và tiêu tiểu tự chủ bị hạn chế chiếm tỷ lệ thấp hơn đều là 6,2%(2).Sự khác biệt này có thể liên quan đến tuổi khác nhau của quần thể nghiên cứu, mức độ nghiêm trọng của bệnh ở quần thể nghiên cứu, phương pháp đánh giá và định nghĩa hạn chế chức năng của từng nghiên cứu hay do có sự khác biệt về cách thu thập thông tin, vì kết quả hoạt động tự chủ này phụ thuộc rất nhiều vào nhận định của NCT được phỏng vấn. Trong mẫu nghiên cứu, tỷ lệ bị hạn chế ở mức trung bình (3–4 điểm) cao nhất chiếm 10,0%, tỷ lệ hạn chế ở mức nặng (1–2 điểm) và nhẹ (5 điểm) chiếm tỷ lệ ít hơn lần lượt là 7,8% và 8,9%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với tác giả Anna S và cs, một nghiên cứu đa trung tâm tại Ba Lan, có tỷ lệ hạn chế chức năng chiếm 21,1% và mất chức năng chiếm 4,6%(2). Điều này có thể lý giải thứ nhất là nghiên cứu chúng tôi khảo sát trên những bệnh nhân nằm viện, đa số là những bệnh nhân có nhiều bệnh nặng, trong khi tác giả Anna S khảo sát trên trên những bệnh nhân ở cộng đồng trong đô thị và nông thôn khác nhau nên tình trạng bệnh cũng như những bệnh kèm theo sẽ ít hơn. Thứ 2 có thể do tình trạng kinh tế, y tế ở nước Ba Lan phát triển hơn nên bệnh nhân được hưởng lợi về sức khỏe hơn. Nghiên cứu của chúng tôi có 85% NCT suy tim mạn bị hạn chế chức năng IADL. Trong 8 hoạt động sinh hoạt hàng ngày thì hoạt động đi mua sắm bị hạn chế nhiều nhất chiếm 83,3%, kế đến là chuẩn bị bửa ăn chiếm 81,7%. Trong khi đó hoạt động sử dụng điện thoại và di chuyển ít bị hạn chế nhất chiếm tỷ lệ lần lượt 20,6% và 22,8%. Trong các hoạt động sinh hoạt thì hoạt động sử dụng thuốc là hoạt động ảnh hưởng nhiều đến tuân thủ điều trị cũng như kết quả điều trị. Trong nghiên cứu chúng tôi, tỷ lệ hoạt động uống thuốc bị hạn chế 84 người chiếm 46,7%. Có sự khác biệt so với tác giả Michael L và cộng sự nghiên cứu ở 179 trường hợp NCT có suy tim mạn thì tỷ lệ giặt ủi quần áo và giữ nhà chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 39,6% và 39,1%. Trong khi tỷ lệ ít bị hạn chế nhất là sử dụng điện thoại chiếm 1,7%(11). Cũng theo tác giả tỷ lệ hoạt động sử dụng thuốc bị hạn chế chiếm thấp hơn so với chúng tôi (5,6%). Sự khác biệt này có thể lý giải là dân số nghiên cứu của chúng tôi đa số là những NCT có tình trạng suy tim nặng, mắc bệnh đi kèm nhiều, việc chăm sóc sức khỏe không được tốt như các nước phát triển. Thêm vào đó sự khác biệt này còn có thể do cách thu thập thông tin khác nhau, do đây là thang điểm đánh giá chủ quan phụ thuộc vào người đánh giá cũng như người cung cấp thông tin. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 117 Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số đối tượng tham gia nghiên cứu bị hạn chế khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày chiếm tỷ lệ 73,3%, còn mất chức năng chiếm 11,7%. Tương tự kết quả nghiên cứu của tác giả Anna S, hầu như bệnh nhân suy tim mạn bị hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày với 63%(2). Hoạt động IADL là hoạt động cần thiết để 1 người có thể sống độc lập, qua kết quả cho thấy tình trạng hạn chế IADL khá cao nên cần có biện pháp hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng ở NCT suy tim mạn để họ có thể hòa nhập cuộc sống tốt hơn. Tình trạng đa bệnh lý đi kèm Trong nghiên cứu của chúng tôi thì tăng huyết áp là bệnh lý kèm theo có tỷ lệ cao nhất chiếm 88,9%. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Michael LA và cs, trong các bệnh đồng mắc với suy tim mạn thì tỷ lệ tăng huyết áp là 66,4% và nghiên cứu của tác giả Tanya RG có tỷ lệ là 73% tăng huyết áp(18). Tuy nhiên, kết quả này tương đồng với nghiên cứu của tác giả Khalil M có tỷ lệ bệnh tăng huyết áp của NCT suy tim mạn là 82,1%(8). Tuổi thọ trung bình của con người ngày càng tăng nhanh, làm cho số lượng NCT ngày càng nhiều. Những dự đoán về tăng trưởng dân số cho rằng tần suất tăng huyết áp chắc chắn sẽ gia tăng ở NCT. Và hậu quả của tăng huyết áp hay gặp chính là suy tim ở NCT, do đó tăng huyết áp là một trong những bệnh hay gặp nhất đi kèm với suy tim(16). Trong nghiên cứu của chúng tôi thì bệnh mạch vành mạn là bệnh đi kèm đứng hàng thứ 2 trên NCT suy tim mạn với 141 người chiếm 78,3%. Trong nghiên cứu của Khalil M thì bệnh mạch vành mạn cũng đứng hàng thứ 2 sau huyết áp và chiếm 59,3%(8). Điều này cũng tương tự nhưy văn đã chứng minh bệnh mạch vành mạn là nguyên nhân gây suy tim hay gặp nhất, do đó có thể nói bệnh mạch vành mạn là một trong những bệnh hay gặp nhất ở NCT suy tim mạn. Qua kết quả cho tỷ lệ khá cao bệnh nhân bị bệnh mạch vành mạn cho thấy bệnh mạch vành ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam và là một trong những nguyên nhân và yếu tố thúc đẩy đợt cấp hàng đầu của bệnh lý suy tim. Chúng tôi quan sát thấy tỷ lệ thiếu máu với 67,2%. Kết quả của chúng tôi cao hơn so với tác giả Frank E và tác giả Anna S. Trong nghiên cứu của tác giả Frank E và cs nghiên cứu trên 2.785 suy tim thì có 21,9% bị thiếu máu mạn(6). Còn theo tác giả Anna S thì tỷ lệ thiếu máu mạn là 47,6% ở NCT suy tim mạn(2). Nguyên nhân có thể do chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi kém hơn, đối tượng nghiên cứu chúng tôi là bệnh nhân có tình trạng suy tim nặng hơn bệnh nhân trong các nghiên cứu khác. Tuy nhiên điểm chung của các nghiên cứu ở Việt Nam đều cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở bệnh nhân có suy tim là xấp xỉ 50% trở lên(4, 14). Các nghiên cứu về tiên lượng tử vong trên bệnh nhân suy tim đều cho thấy thiếu máu là một yếu tố nguy cơ tử vong độc lập của suy tim, do đó thiếu máu là một bệnh lý kết hợp cần chú ý khi điều trị suy tim mạn. Đa bệnh tật đi kèm phổ biến ở NCT và tỷ lệ này cao hơn ở NCT bị suy tim mạn. Kết quả nghiên cứu chúng tôi về số lượng bệnh đi kèm ở NCT suy tim mạn thì đa số đối tượng tham gia nghiên cứu có từ 3 bệnh đi kèm trở lên chiếm 77,94%, trong đó nhóm từ 3–4 bệnh kèm theo chiếm tỷ lệ cao nhất với 58,8%, và nhóm từ 5 bệnh trở lên với tỷ lệ 20,6%. Nghiên cứu Braunstein JB và cộng sự đánh giá gánh nặng bệnh tật không phải là bệnh tim ở 22.630 bệnh nhân tại Hoa Kỳ. Họ nhận thấy rằng 40% bệnh nhân có ≥5 bệnh nhân đi kèm, 70% có ≥3 bệnh tật và chỉ có 4% không có bệnh đi kèm (không phải là bệnh tim)(3). Tương tự trong nghiên cứu của tácgiả Ahluwalia SC và cs nghiên cứu trên 9166 NCT suy tim mạn nhập viện tại Hoa Kỳ thì có 70,5% có từ 3 bệnh trở lên đi kèm, trong đó nhóm từ 3–4 bệnh đi kèm chiếm 41,2%, từ 5 bệnh đi kèm có 29,3%(1). Sự khác biệt này có thể lý giải do điều kiện y tế, chăm sóc sức khỏe của nước ta chưa phát triển, cũng như sự thiếu quan tâm đến bệnh tật, thói quen sinh hoạt không lành mạnh của người Việt Nam là những đặc Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 118 điểm thúc đẩy bệnh mạn tính càng tăng trên NCT ở nước đang phát triển của chúng ta. KẾT LUẬN Hạn chế chức năng và các bệnh kèm theo từ 3 bệnh trở lên chiếm tỷ lệ khá cao ở NCT suy tim mạn. Do đó, cần phải có những chương trình giáo dục sức khỏe cũng như chương trình can thiệp trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahluwalia SC, et al (2012), "Impact of comorbidity on mortality among older persons with advanced heart failure", J Gen Intern Med, 27(9), pp. 1228-1230. 2. Anna S, Barbara W, Andrzej W,Tomasz Z (2014), "Reduced functionality in everyday activities of patients with self-reported heart failure hospitalization — Population-based study results", International Journal of Cardiology, 176(2014), pp. 423–429. 3. Braunstein JB, et al (2003), "Noncardiac comorbidity increases preventable hospitalizations and mortality among Medicare beneficiaries with chronic heart failure", J Am Coll Cardiol 42, pp. 1226-1259. 4. Chu Thị Giang (2009), Nghiên cứu tỷ lệ và đặc điểm thiếu máu ở bệnh nhân suy tim mạn tính, Luận văn thạc sỹ y học, Đại Học Y Hà Nội. 5. Curtis LH, et al. (2008), "Incidence and prevalence of heart failure in elderly person, 1994 - 2003", Arch Intern Med, 168(4), pp. 418-242. 6. Frank E, et al (2011), "Contribution of comorbidities to functional impairment is higher in heart failure with preserved than with reduced ejection fraction", Clin Res Cardiol 100(9), pp. 755-764. 7. Gure TR, Kabeto MU, Blaum CS, Langa KM (2008), " Degree of disability and patterns of caregiving among older Americans with congestive heart failure", J Gen Intern Med, 23, pp. 70-76. 8. Khalil M, et al (2015), "Burden of comorbidities and functional and cognitive impairments in elderly patients at the initial diagnosis of heart failure and their impact on total mortality", JACC Heart Fail, 3, pp. 542-550. 9. Lam CS, et al (2011), "Cardiac dysfunction and noncardiac dys- function as precursors of heart failure with reduced and preserved ejection fraction in the community", Circulation, 124(1), pp. 24-30. 10. Lawton MP, Brody EM (1969), "Assessment of older people: self- maintaining and instrumental activities of daily living", Gerontologist, 9(3), pp. 179-186. 11. Michael LA, et al (2014), "Executive dysfunction is independently associated with reduced functional independence in heart failure", J Clin Nurs, 23(5-6), pp. 829-836. 12. Michael LA, et al (2014), "Reduced cognitive function predicts functional decline in patients with heart failure over 12 months", European Journal of Cardiovascular Nursing 13(4), pp. 304–310. 13. Mogensen UM, et al (2011), "Clinical characteristics and major comorbidities in heart failure patients more than 85 years of age compared with younger age groups", Eur J Heart Fail 13, pp. 1216-1223. 14. Phạm Văn Bùi (2011), "Khảo sát chức năng thận và tình trạng thiếu máu trên bệnh nhân suy tim", Y Học TP. Hồ Chí Minh, 15(2), pp. 86-90. 15. Ponikowski P, et al (2016), "2016 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure: The Task Force for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure of the European Society of Cardiology (ESC). Developed with the special contribution of the Heart Failure Association (HFA) of the ESC", Eur J Heart Fail, 18(8), pp. 891-975. 16. Prisant LM (2005), Hypertension in the Elderly, New Jersey, Humana Press Inc, pp. 11-516. 17. Sanchez E, Vidan MT, Fernandez-Aviles F, Serra JA,Bueno H (2011), "Prevalence of geriatric syndromes and impact on clinical and functional outcomes in older patients with acute cardiac diseases", Heart 97, pp. 1602-1606. 18. Tanya RG, Mohammed UK, Caroline SB, Kenneth ML (2008), "Degree of disability and patterns of caregiving among older Americans with congestive heart failure", J Gen Intern Med 23(1), pp. 70-76. 19. Van Tol BAFV, Huijsmans RJ, Kroon DW, Schthorst M, Kwakkel G (2006), "Effects of exercise training on cardiac performance, exercise capacity and quality of life in patients with heart failure: a meta-analysis", Eur J Heart Fail, 8(8), pp. 841- 850. 20. Wong CY, Chaudhry SI, Desai MM, Krumholz HM (2011), "Trends in comorbidity, disability, and polypharmacy in heart failure ", Am J Med, 124(2), pp. 136-143. Ngày nhận bài báo: 18/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 19/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_han_che_chuc_nang_va_benh_di_kem_trennguoi_cao_tuoi_su.pdf
Tài liệu liên quan