Tỷ lệ đau bụng kinh trên nữ sinh từ 12 đến 15 tuổi và các yếu tố liên quan tại huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre

Tài liệu Tỷ lệ đau bụng kinh trên nữ sinh từ 12 đến 15 tuổi và các yếu tố liên quan tại huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 174 TỶ LỆ ĐAU BỤNG KINH TRÊN NỮ SINH TỪ 12 ĐẾN 15 TUỔI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI HUYỆN BA TRI TỈNH BẾN TRE Văn Thị Uyên*, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang** TÓM TẮT Mở đầu: Đau bụng kinh nguyên phát chiếm tỷ lệ 60 – 90%, là vấn đề phụ khoa thường gặp nhất ở thiêu nữ trẻ có kinh nguyệt, ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội, gây lãng phí hàng triệu giờ lao động và học tập mỗi năm. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 561 nữ sinh đã có kinh nguyệt, đang học lớp 7, 8, 9, sinh sống tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre trong khoảng thời gian từ tháng 01/2016 đến tháng 04/2017. Kết quả: Tỷ lệ đau bụng kinh là 54,6% với KTC 95%(50,5- 58,7), p = 0,05. Một số yếu tố ghi nhận có liên quan đến tình trạng đau bụng kinh: (1) Trên 13 tuổi với OR = 3,6 (KTC 95%[1,89 - 6,87]; p= 0,000). (2) Có kinh lần đầu lúc 11- 13 tuổi OR = 0,52 (KTC 95%[ 0,28 - 0,96], p= 0,04). (3) Lượng kinh nhiề...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ đau bụng kinh trên nữ sinh từ 12 đến 15 tuổi và các yếu tố liên quan tại huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 174 TỶ LỆ ĐAU BỤNG KINH TRÊN NỮ SINH TỪ 12 ĐẾN 15 TUỔI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI HUYỆN BA TRI TỈNH BẾN TRE Văn Thị Uyên*, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang** TÓM TẮT Mở đầu: Đau bụng kinh nguyên phát chiếm tỷ lệ 60 – 90%, là vấn đề phụ khoa thường gặp nhất ở thiêu nữ trẻ có kinh nguyệt, ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội, gây lãng phí hàng triệu giờ lao động và học tập mỗi năm. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 561 nữ sinh đã có kinh nguyệt, đang học lớp 7, 8, 9, sinh sống tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre trong khoảng thời gian từ tháng 01/2016 đến tháng 04/2017. Kết quả: Tỷ lệ đau bụng kinh là 54,6% với KTC 95%(50,5- 58,7), p = 0,05. Một số yếu tố ghi nhận có liên quan đến tình trạng đau bụng kinh: (1) Trên 13 tuổi với OR = 3,6 (KTC 95%[1,89 - 6,87]; p= 0,000). (2) Có kinh lần đầu lúc 11- 13 tuổi OR = 0,52 (KTC 95%[ 0,28 - 0,96], p= 0,04). (3) Lượng kinh nhiều OR = 7,56 (KTC 95%[1,53 - 4,29], p = 0,000). (4) Mẹ bị đau bụng kinh OR = 3,04 (KTC 95% [2,05 - 4,49], p = 0,000). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy cần có sự quan tâm nhiều hơn về kinh nguyệt và các rối loạn ảnh hưởng liên quan kinh nguyệt ở học sinh phổ thông cơ sở trong tương lai. Từ khóa: Đau bụng kinh, rói loạn kinh nguyệt, tuổi dây thì. ABSTRACT PREVALENCE OF DYSMENORRHEA AMONG HIGH SCHOOL GIRLS AGED 12 AND 15 YEARS AND FACTORS RELATED IN BA TRI DISTRICT, BEN TRE PROVINCE Van Thi Uyen, Huynh Nguyen Khanh Trang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 174 - 178 Background: Primary dysmenorrhea is accounted for 60-90%, and also the most common gynecological problem in young women with menstrual periods, it results in economic and social consequences, wasting millions of hours of labor and learning every year. Methods: Cross-sectional study of 561 participants who are enrolled in grade 7,8 and 9 high school and having at least one time of menstrual period , in Ba Tri district, Ben Tre province between January 2016 and April 2017. Results: The prevalence of dysmenorrhoea was 54.6% with 95% CI (50.5- 58.7), p = 0.05. Some of the factors associated with dysmenorrhea are: (1) over 13 years of age with OR = 3.6, 95% CI [1.89 - 6.87]; p = 0.000. (2) First menstrual period at 11-13 years OR = 0.52, 95% CI [0.28-0.96], p = 0.04. (3) Severe blood loss during menstrual periods OR = 7.56, 95% CI [1.53-4.29], p = 0.000. (4) Mothers with dysmenorrhoea OR = 3.04, 95% CI [2.05 - 4.49], p = 0.000. Conclusion: More attention should be paid to menstruation and related affective disorders in secondary school students in the future. Key words: dysmenorrhea, menstrual rhythm, teenage. * Bệnh viện đa khoa Hạnh Phúc-An Giang ** Bệnh viện Hùng Vương Tác giả liên lạc: PGS.TS. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang ĐT: 0903882015 Email: tranghnk08@gmail.com. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 175 ĐẶT VẤN ĐỀ Bình thường ở phụ nữ khỏe mạnh lúc hành kinh chỉ thấy hơi khó chịu và có cảm giác nặng vùng bụng dưới, nhưng ở một số chị em phụ nữ mỗi lần hành kinh là mỗi lần trải qua một kỳ đau đớn do bị đau bụng kinh, điều này đã làm cho không ít phụ nữ và người thân của họ cảm thấy lo lắng. Đau bụng kinh nguyên phát chiếm tỷ lệ 60 – 90%, là vấn đề phụ khoa thường gặp nhất ở những phụ nữ có kinh nguyệt, ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội, gây lãng phí hàng triệu giờ lao động và học tập mỗi năm. Vì thế, vấn đề đau bụng kinh ở lứa tuổi thanh thiếu niên nên được sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội(1,7). Tại Hoa Kỳ, đau bụng kinh là nguyên nhân lớn nhất gây vắng mặt thường xuyên ở học đường. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh đau bụng kinh ảnh hưởng đến học hành, thể dục thể thao, các hoạt động xã hội(4,10). Nghiên cứu trên các bé gái Ấn Độ có kinh nguyệt từ 13-19 tuổi, có 67,2% các bé gái bị đau bụng kinh, trong đó 25% phải kiêng làm việc, 60% phải nghỉ ngơi tại giường, ngủ không yên giấc và giảm sự thèm ăn, có 17,24% phải bỏ tiết học(9). Ở Thụy Sỹ, có đến 47,8% các cô gái bị đau bụng kinh nghiêm trọng phải ở nhà và 66,5% giảm các hoạt động thể dục thể thao của họ. Có không đến 50% trường hợp tham khảo ý kiến bác sĩ và tỷ lệ được điều trị đúng cách thì rất thấp(5). Nghiên cứu của Võ Kim Cát Tuyền trên 384 nữ sinh trường trung học cơ sở Dưỡng Điểm tỉnh Tiền Giang, ghi nhận tuổi có kinh lần đầu trung bình là 12,46 1,11. Có 90,9% nữ sinh tham gia nghiên cứu được nghe thông tin về kinh nguyệt trước lần có kinh đầu tiên(11). Có nhiều nghiên cứu về đặc điểm đau bụng kinh trong nước và trên thế giới. Tuy nhiên kết quả rất khác nhau từng nơi(4). Với câu hỏi: tỷ lệ đau bụng kinh trên học sinh từ 12 đến 15 tuổi tại huyện Ba Tri là bao nhiêu và một số yếu tố liên quan như thế nào? Chúng tôi tiến hành nghiên cứu khảo sát đặc điểm đau bụng kinh của nữ sinh cấp 2 tại huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỷ lệ đau bụng kinh và khảo sát các đặc điểm của đau bụng kinh ở nữ sinh cấp 2 huyện Ba Tri. 2. Khảo sát liên quan: (i) một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng đau bụng kinh. (ii) Tác động của đau bụng kinh trong học tập. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang. Chọn mẫu Nữ sinh sinh sống tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre trong khoảng thời gian từ tháng 01/2016 đến tháng 04/2017, thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu. Cở mẫu tính theo công thức 2 2 )2/1( d )P1(PZ N Trong đó: Theo nghiên cứu của Klein JR và Litt I (4), tỷ lệ đau bụng kinh là 59,7% . Tính được cỡ mẫu là 367. Vì chọn mẫu theo cụm, để loại trừ hiệu ứng thiết kế, chúng tôi chọn hệ số là 1,5 cỡ mẫu tối thiểu: N 367 x 1,5 551. Nghiên cứu thu nhận 561 trường hợp. Tiêu chuẩn chọn Các nữ sinh đang học tại các trường đang nghiên cứu và đang sống tại huyện Ba Tri. Nữ sinh các lớp 7, 8, 9 niên khoá 2016-2017. Đã có kinh nguyệt. Tiêu chuẩn loại trừ Không đồng ý tham gia phỏng vấn. Có khuyết tật bẩm sinh chậm phát triển tinh thần và vận động. Kỹ thuật chọn mẫu Chọn mẫu theo cụm. Huyện Ba Tri gồm có 23 xã và 01 thị trấn, tiến hành chọn mẫu theo các bước sau: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 176 Bước 1: chọn chủ định 09 xã và 01 thị trấn: Thị trấn Ba Tri, An Bình Tây, An Đức, Phú Lễ, Vĩnh An, Vĩnh Hòa, An Hòa Tây, An Thủy, Tân Thủy, Bảo Thuận. Bước 2: lập danh sách tất cả các trường cấp 2 tại 09 xã và thị trấn nói trên. Chọn ngẫu nhiên 05 trường cấp 2 trong danh sách này. Kết quả các trường được chọn là: Thị Trấn (thị trấn Ba Tri), An Bình Tây (xã An Bình Tây), Vĩnh Hòa (xã Vĩnh Hòa), Phú Lễ (xã Phú Lễ), Bảo Thuận (xã Bảo Thuận). Bước 3:Dựa vào số lượng nữ sinh của 05 trường, sau đó quyết đinh chọn số lượng nữ sinh của mỗi trường tùy theo phân bố số lượng. Bước 4: Lập danh sách tất cả các lớp trong mỗi khối 7, 8, 9 của các trường đã chọn. Phân tầng mỗi khối là một tầng. Cỡ mẫu mỗi tầng theo tỷ lệ phân bố của học sinh. Chọn ngẫu nhiên một số lớp trong mỗi tầng. Lấy hết tất cả nữ sinh đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu trong mỗi lớp cho đến khi đủ cỡ mẫu dự tính. Thực hiện thu nhận dữ liệu: trước tiên liên hệ với Hiệu trưởng của 05 trường cấp 2 tại huyện Ba Tri. Sau khi nhận được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu các trường nói trên. Các em học sinh được thông báo trước ngày và thời gian điều tra thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp. Thông tin được thu thập dựa vào bảng câu hỏi, chủ yếu là câu hỏi đóng. Phương pháp thống kê Thông tin được nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và xử lý bằng phần mềm Stata 10.0. KẾT QUẢ Đặc điểm dân số Tuổi trung bình học sinh trong nghiên cứu là 13,4 ± 1,1 năm. Tỷ lệ đau bụng kinh ở học sinh trong nghiên cứu là 54,6% (306/561) ; KTC 95% [50,5-58,7]. Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu (n=561) Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Tuổi 12 - <13 13 - < 14 14 - <15 15 147 151 140 123 26,2 26,8 25 22 Số học sinh lớp 7 8 9 189 181 191 33,7 32,3 34 Tuổi có kinh lần đầu 9 10 11 12 13 14 15 20 63 119 263 68 18 10 3,6 11,2 21,2 46,9 12,1 3,2 1,8 Lượng máu kinh Ít Trung bình Nhiều 106 371 84 18,9 66,1 15 Mẹ có đau bụng kinh Có Không 217 338 39,1 60,9 Đặc điểm đau bụng kinh Bảng 2. Đặc điểm của đau bụng kinh ở học sinh Đau bung kinh Số lượng Tỷ lệ (%) Mức độ đau Nhẹ Trung bình Nặng Rất nặng 73 178 49 6 23,8 58,2 16,0 2,0 Thời điểm đau so với kinh Trước khi có kinh Ngay khi có kinh Sauk hi có kinh 131 142 33 42,8 46,4 10,8 Đau bung kinh Phải nghỉ học Đi học được 66 240 21,6 78,4 Bảng 3. Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố liên quan của đau bụng kinh ở học sinh Yếu tố khảo sát OR KTC 95% P Tuổi ≥ 14 3,6 1,89-6,87 0,00 Kinh lần đầu 11 – 13 tuổi 0,52 0,28-0,96 0,04 Lương kinh trung bình 2,57 1,53-4,29 0,00 Lượng kinh nhiều 7,56 3,49-16,4 0,00 Mẹ có đau bụng kinh 3,04 2,05-4,49 0,00 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 177 BÀN LUẬN Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, học sinh trong độ tuổi từ 12 đến 15 tuổi có tỷ lệ đau bụng kinh là 54,6%, nhóm tuổi 14 - 15 tuổi có tỷ lệ đau bụng kinh cao hơn nhóm 12 - 13 tuổi. Theo nghiên cứu của tác giả Mai Trang (2003), tuổi có kinh lần đầu là 12,46 ± 1,11, đau bụng kinh thường xuất hiện trong vòng 6 tháng đến 12 tháng sau lần có kinh đầu tiên(6). Trong đó những lần có kinh đầu tiên hơn 60% các chu kỳ không rụng trứng hoặc kèm pha hoàng thể không đầy đủ và đau bụng kinh thường xảy ra trong chu kỳ kinh có rụng trứng, đều này cho thấy tỷ lệ đbk ở nhóm tuổi >= 14 trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nhóm còn lại là hoàn toàn phù hợp. Nghiên cứu cũng cho thấy học sinh lớp 9 có tỷ lệ đau bụng kinh cao nhất, do nằm trong nhóm 14 - 15 tuổi. Mặc khác, theo kết quả nghiên cứu của tác giả Hailemeskel cho thấy căng thẳng làm tăng nguy cơ đau bụng kinh(3). Đồng thời dựa vào giả thuyết về tâm học của tác giả Akerlund, chúng tôi thấy có thể do tâm lý học hành căng thẳng ở lớp học cuối cấp đã dẫn đến tỷ lệ đau bụng kinh ở các em học sinh lớp 9 cao hơn ở lớp 7 và lớp 8(2). Theo kết quả có 70,5% mẹ và con cùng đau bụng kinh, có 51,6 % mẹ và con cùng không đau bụng kinh, mẹ bị đau bụng kinh thì con có khuynh hướng bị đau bụng kinh nhiều hơn 2,3 lần, có ý nghĩa thống kê với p= 0,000. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Tinatin Gagua(10). Nghiên cứu của tác giả Widholm O cũng cho thấy có mối liên quan giữa mẹ và con gái về đau bụng kinh, cũng như hội chứng tiền kinh nguyệt(12). Nghiên cứu nhận thấy học sinh có kinh lần đầu trong độ tuổi trung bình từ 11 đến 13 tuổi là 80,2 %, tỷ lệ này phù hợp với nhiều nghiên cứu khác. Kết quả cho thấy những học sinh có kinh lần đầu lúc 11 đến 13 tuổi thì tỷ lệ đau bụng kinh giảm 21,2% so với những học sinh có kinh lần đầu sớm (nhỏ hơn hoặc bằng 10 tuổi), có ý nghĩa với p = 0,001. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những học sinh có kinh lần đầu sớm (nhỏ hơn hoặc bằng 10 tuổi) thì tỷ lệ đau bụng kinh mức độ nặng cao hơn 57,2% so với những học sinh có kinh lần đầu lúc 11- 13 tuổi. Nghiên cứu của tác giả Potur DC và Bilgin NC có mối liên hệ giữa dậy thì sớm và đau bụng kinh(8). Chúng tôi thấy có mối liên quan giữa lượng máu kinh với tỷ lệ đau bụng kinh, những học sinh có lượng kinh trung bình có tỷ lệ đau bụng kinh gấp 2,25 lần so với những học sinh có kinh lượng ít, những học sinh có kinh lượng nhiều bị đau bụng kinh nhiều hơn học sinh có kinh lượng trung bình và cao gấp 8,05 lần so với học sinh có kinh lượng ít, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Tương tự với nghiên cứu của tác giả Klein JR và Litt IF(4), nghiên cứu của chúng tôi cũng thấy có mối liên quan mạnh giữa lượng máu kinh với mức độ đau bụng kinh(4). Những học sinh có kinh lượng nhiều thì đau bụng mức độ nặng tăng gấp 19,9 lần so với học sinh có kinh lượng ít và trung bình (OR =19,9 với p=0,000). Qua phân tích kết quả nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng tỷ lệ bị đau bụng kinh ở học sinh khá cao, tác động không nhỏ đến học tập cũng như một số hoạt động khác trong cuộc sống. Các em sử dụng nhiều cách để giảm đau, nhưng hầu hết các em đều áp dụng theo những kinh nghiệm sẵn có, thiếu kiến thức đúng đắn về điều trị dẫn đến hiệu quả không cao. Trong khi đó, một số các em thì cố gắng chịu đựng cơn đau mà không áp dụng bất kỳ phương pháp giảm đau nào. Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi có 11 em học sinh đau mức trung bình nhưng cơn đau kéo dài hơn 3 ngày, 49 học sinh bị đau bụng kinh nặng và 6 học sinh bị đau bụng kinh rất nặng trong tổng số 306 học sinh bị đau bụng kinh. Đây là những đối tượng chúng tôi đặc biệt quan tâm. Chúng tôi tiến hành tham vấn và giới thiệu các em đến khám ở phòng khám sức khoẻ vị thành niên – trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản huyện Ba Tri để loại trừ những trường hợp đau bụng kinh thứ phát, kết quả thăm khám chưa ghi nhận trường hợp bất thường và hầu hết các em khi thăm khám đã được điều trị đau bụng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 178 kinh có hiệu quả. Qua trên, chúng tôi rút ra một số nhận định là đa phần các nữ sinh chưa nhận thức đúng về đau bụng kinh, đó là do sự tiếp cận thông tin của bản thân các em và gia đình còn hạn chế, mặc dù giáo dục giới tính đã được lồng ghép vào chương trình học, nhưng có lẽ vấn đề đau bụng kinh ít được đề cập đến hoặc sự truyền đạt thông tin đến các em là chưa đủ để các em có thể hiểu biết một cách đúng đắn và đầy đủ. Hạn chế Vì thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn nên có thể bị sai lệch thông tin do đối tượng trả lời chung chung, trả lời nhanh cho xong, hoặc chưa hiểu rõ câu hỏi đã trả lời, như vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Để khắc phục tình trạng trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thử để chỉnh sửa lại bộ câu hỏi cho rõ ràng dễ hiểu, chúng tôi tập huấn kỹ đội ngũ phóng viên hiểu rõ mục đích của nghiên cứu, sự quan trọng của số liệu thu thập được, để hạn chế sai lệch kết quả đến mức tối thiểu. Các học sinh lớp 8, 9 lúc điều tra xa thời điểm có kinh lần đầu nên gặp một số sai sót trong hồi tưởng. Do địa điểm nghiên cứu chỉ trong phạm vi 05 trường cấp 2 nên có thể chưa đạt được sự đồng nhất trên toàn huyện Ba Tri. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu cắt ngang trên 561 nữ sinh ở 5 trường trung học sơ sở tại huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre năm 2017. Nghiên cứu rút ra một số kết luận sau: Tỷ lệ đau bụng kinh là 54,6%. Một số yếu tố ghi nhận có liên quan đến đau bụng kinh là: trên 13 tuổi (OR = 3,6), có kinh lần đầu lúc 11- 13 tuổi (OR = 0,52), lượng kinh nhiều (OR = 7,56), mẹ bị đau bụng kinh (OR=3,04). TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Akerlund M (1979). “Pathophysiology of dysmenorrhea”. Acta Obstet Gynecol Scand Suppl, 87:pp.27-32. 2. Andrews C (1999). “Primary Dysmenorrhea, Lancaster General Hospital, Lancaster, Pennsylvania”. Am Fam Physician, 60(2):pp.489-496. 3. Hailemeskel S, Demissie A, Assefa N (2016). “Primary dysmenorrhea magnitude, associated risk factors, and its effect on academic performance: evidence from female university students in Ethiopia”. Int J Womens Health, 19(8):pp.489-496. 4. Klein JR, Litt IF (1981). “Epidemiology of adolescent dysmenorrhea”. Pediatrics, 68(5):pp.661-4. 5. Narring F, Yaron M, Ambresin AE. Arch Pediatr (2012). “Dysmenorrhea: a problem for the pediatrician”. J Manipulative Physiol Ther, 19(2):pp.125-30. 6. Nguyễn Thị Mai Trang (2003). “Tuổi có kinh lần đầu của nữ sinh trung học cơ sở và một số yếu tố ảnh hưởng”. Luận văn thạc sĩ, tr.38. 7. Nikjou R, Kazemzadeh R, Rostamnegad M, et al (2016). “The Effect of Lavender Aromatherapy on the Pain Severity of Primary Dysmenorrhea: A Triple-blind Randomized Clinical Trial”. Ann Med Health Sci Res, 6(4):pp.211-215. 8. Potur DC, Bilgin NC, Komurcu N (2014). “Prevalence of dysmenorrhea in university students in Turkey: effect on daily activities and evaluation of different pain management methods”. Pain Manag Nurs, 15(4):pp.768-77. 9. Sharma P, Malhotra C, Taneja DK, Saha R (2008). “Problems related to menstruation amongst adolescent girl”. Indian J Pediatr, 75(2):pp.125-9. 10. Tinatin Gagua, Besarion Tkeshelashvili, and David Gagua(2012). “Primary dysmenorrhea: prevalence in adolescent population of Tbilisi, Georgia and risk factors”. J Turk Ger Gynecol Assoc, 13(3):pp.162–168. 11. Võ Kim Cát Tuyền (2013). “Sự hiểu biết và thực hành vệ sinh kinh nguyệt của nữ sinh trường trung học cơ sở Dưỡng Điểm tỉnh Tiền Giang”. Tạp Chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 17(1):pp.7. 12. Widholm O (1979). “Dysmenorrhea during adolescence”. Acta Obstetricia et Gynecologica Scandinavica, pp.61–66. Ngày nhận bài báo: 6/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_dau_bung_kinh_tren_nu_sinh_tu_12_den_15_tuoi_va_cac_ye.pdf
Tài liệu liên quan