Tài liệu Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 74
TỶ LỆ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH
Trương Thị Quỳnh Hoa*, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đái tháo đường thai kỳ là một rối loạn chuyển hóa thường gặp, chiếm tỷ lệ 2 - 20% trong thai
kỳ, co xu hướng ngày càng nhiều tại Việt Nam. ĐTĐTK có liên quan đến việc gia tăng bệnh suất và tử suất ở cả
thai phụ và thai nhi trong và sau sanh.
Phương pháp : Nghiên cứu cắt ngang trên 369 sản phụ đơn thai từ 24 - 28 tuần đến khám thai tại bệnh viện
Đa khoa tỉnh Bình Định trong khoảng thời gian từ tháng 8/2015 đến tháng 3/2016. Tất cả sản phụ có làm xét
nghiệm dung nạp 75 gam glucose – 2 giờ theo tiêu chí chẩn đoán của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ năm 2015.
Kết quả: Tỷ lệ ĐTĐTK của thai phụ đến khám thai tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định là 20,9%; KTC
95% (0,16 – 0,25). Các yếu tố độc lập liên quan đế...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 74
TỶ LỆ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH
Trương Thị Quỳnh Hoa*, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đái tháo đường thai kỳ là một rối loạn chuyển hóa thường gặp, chiếm tỷ lệ 2 - 20% trong thai
kỳ, co xu hướng ngày càng nhiều tại Việt Nam. ĐTĐTK có liên quan đến việc gia tăng bệnh suất và tử suất ở cả
thai phụ và thai nhi trong và sau sanh.
Phương pháp : Nghiên cứu cắt ngang trên 369 sản phụ đơn thai từ 24 - 28 tuần đến khám thai tại bệnh viện
Đa khoa tỉnh Bình Định trong khoảng thời gian từ tháng 8/2015 đến tháng 3/2016. Tất cả sản phụ có làm xét
nghiệm dung nạp 75 gam glucose – 2 giờ theo tiêu chí chẩn đoán của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ năm 2015.
Kết quả: Tỷ lệ ĐTĐTK của thai phụ đến khám thai tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định là 20,9%; KTC
95% (0,16 – 0,25). Các yếu tố độc lập liên quan đến nguy cơ ĐTĐTK, trong mẫu nghiên cứu ghi nhận là: (1)Tiền
sử gia đình có người trực hệ bị ĐTĐ, làm tăng nguy cơ mắc ĐTĐTK lên 2,08 lần, với OR = 2,0; KTC 95% (1,0 –
4,0); p= 0,03. (2) Tiền sử thai lưu làm tăng nguy cơ mắc ĐTĐTK lên 15,1 lần, với OR = 15,1; KTC 95% (1,5 –
151,0); p= 0,02.
Kết luận: ĐTĐTK cần được quan tâm nhiều hơn để có thể phát hiện sớm, từ đó có kế hoạch quản lý để giảm
nguy cơ cho thai phụ và thai nhi.
Từ khóa: đái tháo đường thai kỳ, nghiên cứu cắt ngang, thử nghiệm dung nạp glucose đường uống.
ABSTRACT
PREVALENCE OF GESTATIONAL DIABETES MELLITUS AND ITS RISK FACTORS
AT GENERAL HOSPITAL IN BINH DINH PROVINCE
Truong Thi Quynh Hoa, Huynh Nguyen Khanh Trang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 74 - 79
Objective: Gestational diabetes mellitus (GDM) is a common metabolic disorder, accounting for 2-20%
during pregnancy. GDM can lead to adverse outcomes in pregnancy, associated with increased morbidity and
mortality in both the mother and the fetus.
Methods: cross-sectional study on 369 women with singleton pregnancies of 24-28 weeks to antenatal care at
General Hospital in Binh Dinh province in the period from August 2015 to March 2016. All pregnant women
have tested 75 grams of glucose intolerance - 2 hours according to diagnostic criteria of the American Diabetes
Association, 2015.
Results: The prevalence of GDM at the General Hospital in Binh Dinh Province 20.9%; 95% CI (0.16 to
0.25). In our study, independent factors related to risks of GDM were: (1) diabetes closed family member increases
the risk of GDM up 2.08 times, with OR = 2, 0; 95% CI (1.0 to 4.0); p = 0.03. (2) A history of stillbirth increases
the risk of GDM up 15.1 times, with OR = 15.1; 95% CI (1.5 to 151.0); p = 0.02.
Conclusion: GDM should be paid more attention for early detection, from which health providers make
management plans to reduce the risks of mothers and fetus.
Keywords: Gestational diabetes mellitus, cross-sectional study, oral glucose tolerance test
* Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, ** Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh - BV Hùng Vương
Tác giả liên lạc: PGS.Huỳnh Nguyễn Khánh Trang ĐT: 0903882015 Email: pgs.huynhnguyenkhanhtrang@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 75
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) đang gia
tăng nhanh trên toàn cầu. Theo Galtier F.
(2010)(6), trong một tổng quan từ các nghiên cứu
trên thế giới cho thấy tần suất ĐTĐTK thay đổi
từ 2%- 20%. Có sự khác nhau ở các quốc gia về tỷ
lệ ĐTĐTK tùy thuộc vào quần thể dân cư nghiên
cứu, tiêu chuẩn chẩn đoán và chiến lược tầm
soát được áp dụng. Theo Sacks (2012)(19) tỷ lệ
ĐTĐTK ở Mỹ 24,3%, Thái Lan 23%, Úc 15,3%,
trong khi đó ở Nhật 1,6%, Trung Quốc 6,8% và
Ấn Độ 17,7%.
Tại Việt Nam, mặc dù chưa có thống kê đầy
đủ về tỷ lệ mắc ĐTĐTK trên toàn quốc, nhưng
qua một số nghiên cứu từ 1997 đến nay cho thấy
tỷ lệ ĐTĐTK có chiều hướng gia tăng. Tỷ lệ này
tăng từ 2,1% đến 39% tùy thuộc vào cách tầm
soát, tiêu chuẩn chẩn đoán và dân số nghiên cứu
khác nhau(14).
Trong thời gian qua, mặc dù bệnh viện đã
thực hiện khá tốt công tác chăm sóc và quản lý
thai, tuy nhiên việc sàng lọc ĐTĐTK cho các
thai phụ cho đến nay vẫn chưa được thực
hiện. Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định
hằng năm số thai phụ đến sinh khoảng 7000
trường hợp, thực tế chúng tôi ghi nhận có một
tỷ lệ nhất định các thai phụ có mức đường
huyết cao ảnh hưởng xấu đến mẹ và con.
Nhưng thật sự tỷ lệ ĐTĐTK tại bệnh viện là
bao nhiêu thì vẫn chưa có câu trả lời.
Từ thực tế tại tỉnh Bình Định, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Tỷ lệ đái tháo đường
thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện đa
khoa tỉnh Bình Định” với câu hỏi: tỷ lệ đái tháo
đường thai kỳ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình
Định là bao nhiêu? Các yếu tố tiền sử gia đình
đái tháo đường, các yếu tố tiền sử sản khoa (sinh
con to, thai lưu, sinh non, sinh dị tật) và thai kỳ
hiện tại (tuổi mẹ, chỉ số khối cơ thể) có liên quan
đến đái tháo đường thai kỳ như thế nào?
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ ĐTĐTK tại Bệnh viện đa khoa
tỉnh Bình Định.
Khảo sát các yếu tố nguy cơ liên quan
ĐTĐTK: tiền sử gia đình ĐTĐ, tiền sử sinh con ≥
4000 gram, sinh non, thai lưu, dị tật và thai kỳ
hiện tại: tuổi thai phụ, chỉ số khối cơ thể trước
khi mang thai.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang.
Chọn mẫu: Sản phụ khám thai tại bệnh viện
đa khoa tỉnh Bình Định trong khoảng thời gian
từ tháng 8/2015 đến tháng 3/2016, thỏa các tiêu
chuẩn chọn mẫu.
Cở mẫu tính theo công thức:
2
2
)2/1(
d
)P1(PZ
N
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu dẫn đường trong
30 bệnh nhân, có 5 trường hợp ĐTĐTK do đó giá trị
p = 16,7%. Với: α = 0,05, Z(1-α/2) = 1,96 (độ tin cậy
95%) với d = khoảng dao động chấp nhận được 4%
nên d = 0,04.
Tính ra N = 334.
Nghiên cứu được thực hiện trên 369 thai
phụ. Dùng tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK sau
thử nghiệm dung nạp glucose 75 gr – 2 giờ đánh
giá kết quả dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán của
Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA- 2015)(2).
Tiêu chuẩn nhận : Nhớ rõ ngày kinh cuối
hoặc được siêu âm trong 3 tháng đầu để xác
định tuổi thai. Tuổi thai từ 24 - 28 tuần. Đồng ý
tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ Thai phụ đã được chẩn
đoán là ĐTĐ. Đang mắc các bệnh: cường giáp,
suy giáp, bệnh lý nội khoa nặng, sử dụng các
thuốc: corticoid, salbutamol, estrogen, thiazide.
Thai phụ đủ tiêu chuẩn sẽ được làm thử
nghiệm 75 gram Glucose – 2 giờ. Tiêu chuẩn
chẩn đoán ĐTĐTK theo ADA 2105.
Kết quả được xử lý với phần mềm thống kê
STATA 13.0
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 76
KẾT QUẢ
Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu (n=369)
Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Nhóm tuổi
< 25 tuổi 47 12,7
25 - 29 tuổi 162 43,9
≥ 30 tuổi 160 43,4
Khu vực
Nông thôn 104 28,2
Thành thị 265 71,8
Học vấn
Học vấn cấp 2 - 3 130 35,2
Cao đẳng 23 6,3
ĐH - SĐH 216 58,5
Nghề
nghiệp
Công nhân viên chức 218 59,1
Công nhân 23 6,2
Nội trợ 58 15,7
Nghề khác 70 19,0
Gia đình
có ĐTĐ
Có 56 15,2
Không 313 84,8
Số lần sinh
con
Chưa sinh 206 55,8
Sinh 1 lần 125 33,9
Sinh ≥ 2 lần 38 10,3
Sinh con ≥
4000 gr
Có 11 3,0
Không 358 97,0
Sinh non
Có 12 3,2
Không 357 96,8
Sinh con dị
tật
Có 5 1,4
Không 364 98,6
Tiền sử
ĐTĐTK
Có 1 0,3
Không 368 99,7
Tiền sử
thai lưu
Có 5 1,4
Không 364 98,6
Con so 206 55,8
Con rạ 163 44,2
Chỉ số BMI
(kg/m
2
)
≥ 25 23 6,2
< 25 246 93,8
Yếu tố
nguy cơ
Không có 226 77,5
Có 1 yếu tố 75 20,3
Có ≥ 2 yếu tố 8 2,2
Tỷ lệ ĐTĐTK trong nghiên cứu là 20,9%;
KTC 95% (0,16- 0,25).
Bảng 2. Tỷ lệ mắc ĐTĐTK của thai phụ trong nghiên
cứu theo ADA - 2010 với ADA - 2015 (n=369)
Tiêu chuẩn
đánh giá
ĐTĐTK
Số lượng (n) Tỷ lệ (%) KTC (95%)
ADA 2010 25 6,8 0,04 - 0,93
ADA 2015 77 20,9 0,16 - 0,25
Thai phụ có ≥ 2 yếu tố nguy cơ có số chênh
mắc ĐTĐTK gấp 7,5 lần so với thai phụ không
có nguy cơ với p = 0,007; KTC 95% (1,73 -
32,37).
Bảng 3. Liên quan giữa số yếu tố nguy cơ với
ĐTĐTK
Số yếu tố
nguy cơ
ĐTĐTK
OR KTC (95%) p
Có n (%) Không n (%)
Không 52 (18,2) 234 (81,8) 1
1 yếu tố 20 (26,7) 55 (73,3) 1,6 (0,9 - 2,9) 0,1
≥ 2 yếu tố 5 (62,5) 3 (37,5) 7,5 (1,7 - 32,3) 0,0
Bảng 4. Liên quan giữa ĐTĐTK và các yếu tố nguy
cơ trong mô hình hồi quy đa biến
Đái tháo đường thai kỳ OR (KTC 95%) p
Nhóm tuổi
< 25 1
25 - 29 1,20 (0,4 – 3,2) 0,7
≥ 30 2,7 (0,9 – 7,7) 0,05
Tiền sử gia đình ĐTĐ 2,0 (1,0 – 4,0) 0,02
Tiền sử thai lưu 15,1 (1,5 – 151,0) 0,02
BMI ≥ 25 1,3 (0,4- 3,5) 0,59
Số lần sinh
1 lần 0,7 (0,4 - 1,5) 0,49
≥ 2 lần 1,2 (0,4 - 3,1) 0,64
Tiền sử sinh con ≥ 4000 gr 2,1 (0,5 - 8,0) 0,27
Tiền sử sinh con dị tật 1,6 (0,2 - 11,4) 0,6
Tiền sử sinh non 0,5 (0,1 - 2,8) 0,51
BÀN LUẬN
Thực hiện sàng lọc đại trà với tất cả các
thai phụ, bao gồm cả thai phụ có hay không có
các yếu tố nguy cơ với ĐTĐTK. Nếu chỉ chọn
đối tượng có yếu tố nguy cơ thì sẽ bỏ sót
khoảng 10% - 30% ĐTĐTK(4). Tổ chức Y tế Thế
giới cũng khuyến cáo nên sàng lọc đại trà cho
các thai phụ(4). ADA dựa trên kết quả của
HAPO nhấn mạnh rằng sàng lọc đại trà là
phương pháp tốt nhất để cải thiện kết quả thai
kỳ bởi vì sự tăng đường huyết có thể ảnh
hưởng đến thai nhi dù là thai phụ chưa tới
ngưỡng chẩn đoán ĐTĐTK(3).
Nghiên cứu chọn cách tiếp cận 1 bước theo
tiêu chuẩn chẩn đoán của ADA (2015). Kết quả
ghi nhận được tỷ lệ ĐTĐTK là 20,9%, còn nếu áp
dụng theo tiêu chuẩn chẩn đoán cũ ADA (2010)
thì tỷ lệ này là 6,8%, qua đó cho thấy nếu chẩn
đoán theo tiêu chuẩn trước đây thì sẽ bỏ sót
14,1% ĐTĐTK trong cộng đồng.
Tỷ lệ ĐTĐTK trong nghiên cứu của chúng
tôi 20,9% tương đồng với nghiên cứu của Trần
Sơn Thạch (2012), (20,4%)(9) tại bệnh viện Hùng
Vương, tầm soát đại trà. Tỷ lệ ĐTĐTK trong
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 77
nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên
cứu của Nguyễn Thùy Trang và cộng sự (2012),
(18,6%)(15) tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương,
tầm soát đại trà. Tỷ lệ ĐTĐTK trong nghiên cứu
của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của
Phạm Thị Mai và cộng sự (2011 - 2012), (30,3%)(1)
thực hiện sàng lọc đại trà, tại Bệnh viện Đại học
Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu
của Nguyễn Khoa Diệu Vân và cộng sự (2011,
2012), (39%)(14) tầm soát đại trà, thực hiện tại
Bệnh viện Bạch Mai. Theo Sack và cộng sự
(2012)(19) ghi nhận tỷ lệ ĐTĐTK theo tiêu chuẩn
chẩn đoán mới của Thái Lan (23%), Singapore
(25,1%) và ở Mỹ (24%).
Trong nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ ĐTĐTK ở
các thai phụ tăng theo số yếu tố nguy cơ, có 2
yếu tố nguy cơ trở lên cao hơn (62,5%) so với
nhóm thai phụ không có yếu tố nguy cơ (18,2%)
và 1 yếu tố nguy cơ (26,7%). Nghiên cứu của
Nguyễn Hoa Ngần (2010) tại Bệnh viện A Thái
Nguyên(12), cho thấy tỷ lệ ĐTĐTK tăng lần lượt
0%; 6,5%; 12,5% và 100% ở các nhóm thai phụ có
0, 1, 2, 3 và lớn hơn 3 yếu tố nguy cơ cao theo thứ
tự. Chính điều này lý giải tại sao tỷ lệ trong các
nghiên cứu có sự thay đổi từ 2 – 20%, là do đối
tượng nghiên cứu với số yếu tố nguy cơ có tỷ lệ
phân bố khác nhau trong các nghiên cứu.
Y văn ghi nhận các yếu tố liên quan đến
ĐTĐTK bao gồm: tuổi ≥ 25, béo phì, tiền sử gia
đình trực hệ có người đái tháo đường, tiền sử có
ĐTĐTK, tiền sử hội chứng buồng trứng đa nang,
tiền sử sản khoa bất thường như thai chết lưu
không rõ lý do, thai dị dạng, thai to ≥ 4000 gr(7).
Ngoài ra có nhiều yếu tố khác đang bàn cãi như
hút thuốc lá, sinh nhiều lần, tăng cân nhiều trong
thai kỳ, đường niệu dương tính, tình trạng kinh
tế, môi trường sống.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chưa ghi
nhận tỷ lệ mắc ĐTĐTK liên quan tuổi thai phụ,
tuy nhiên xu hướng tuổi càng cao thì nguy cơ
càng nhiều. Theo ACOG(1), tuổi thai phụ là 1 yếu
tố nguy cơ đối với ĐTĐTK.
ĐTĐ típ 2 có xu hướng gia tăng kéo theo sự
gia tăng của ĐTĐTK. Trong nghiên cứu này,
chúng tôi lấy tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì dành
cho người Châu Á. Kết quả trong nghiên cứu
này cho thấy ĐTĐTK ở những thai phụ có chỉ số
BMI ≥ 25 cao hơn (26,1%) so với các thai phụ có
chỉ số BMI < 25 (20,5%). Tuy nhiên, mối liên
quan này chưa ghi nhận có ý nghĩa thống kê.
Tiền sử gia đình trực hệ (cha mẹ, anh chị em
ruột) bị ĐTĐ được xem là yếu tố nguy cơ cao của
ĐTĐ típ 2 và ĐTĐTK, chiếm 50%- 60% so với
nhóm thai phụ không có tiền sử gia đình ĐTĐ.
Kết quả phân tích trong mô hình hồi qui đa
biến với OR sau hiệu chỉnh là 2,08; KTC 95%
(1,08 - 4,00) và p = 0,03. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Ngô Thị
Kim Phụng (2004)(13), tỷ lệ mắc ĐTĐTK tăng 2,81
lần ở các thai phụ có tiền sử gia đình ĐTĐ với
OR = 2,81; KTC 95% (0,88-8,01)với p = 0,034. Tô
Thị Minh Nguyệt (2009)(20), có sự gia tăng tỷ lệ
ĐTĐTK ở nhóm thai phụ có tiền sử gia đình
ĐTĐ với OR = 3,84; KTC 95% (1,91 - 6,18) và p =
0,001. Tương tự nghiên cứu của tác giả Saad Siti
Rohana (2009)(18), nghiên cứu trên 674 thai phụ ở
quận Gombak, Malaysia (2008) thì ghi nhận
nguy cơ này tăng cao hơn với OR = 3,62; KTC
95% (2,44 - 5,36).
Trong nghiên cứu có ĐTĐTK ở những thai
phụ có tiền sử sinh con to chiếm 45,5% cao
hơn so với các thai phụ không có tiền sử sinh
con to (20,1%) nhưng sự khác biệt này không
có ý nghĩa thống kê và không có liên quan đến
ĐTĐTK với p = 0,057.
Sinh non là một bệnh lý sản khoa do nhiều
nguyên nhân trong đó đái tháo đường cũng góp
phần vào. Theo y văn, tỷ lệ sinh non ở thai phụ
có ĐTĐTK là 26%(7). Trong nghiên cứu của
chúng tôi tỷ lệ ĐTĐTK ở thai phụ có tiền sử sinh
non cao hơn (25%) so với các thai phụ không có
tiền sử sinh non (20,7%) nhưng sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê với p = 0,72 và chưa
ghi nhận có liên quan đến ĐTĐTK.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có sự gia tăng
tử suất của thai nhi là do sự kiểm soát đường
huyết không tốt. Theo Lapolla A (2009)(10), tìm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 78
thấy sự liên quan giữa mức độ tăng đường huyết
đói với tử suất chu sinh 4% ở thai phụ có đái
tháo đường thai kỳ với nồng độ glucose huyết
thanh lúc đói nhỏ hơn 100mg/dl, 15% với nồng
độ glucose huyết thanh > 100mg/dlvà < 150mg/dl
và tử suất chu sinh là 24% với nồng độ glucose
huyết thanh ≥ 150mg/dl.
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
ĐTĐTK ở những thai phụ có tiền sử thai lưu cao
hơn (80%) so với các thai phụ không có tiền sử
thai lưu (20,1%). Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với OR = 15,9; KTC 95% (1,5 - 787,7) và
p = 0,008, có liên quan với ĐTĐTK. Mối liên
quan này vẫn giữ nguyên xu hướng khi đưa vào
phân tích trong mô hình hồi qui đa biến, với OR
sau hiệu chỉnh là 15,1 (1,5, 151,0) và p = 0,02.
Điều này có nghĩa là nguy cơ mắc phải ĐTĐTK ở
những thai phụ có tiền sử thai lưu 3 tháng cuối
không rõ lý do cao gấp 15,15 lần so với những
thai phụ không có tiền sử thai lưu 3 tháng cuối,
với OR = 15,1; KTC 95% (1,5 – 151,0) và p = 0,02.
Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu
của Ngô Thị Kim Phụng (2004)(13); Tô Thị Minh
Nguyệt (2009)(20); Phạm Thị Minh Trang (2012)(16);
Maryam R (2010)(11).
Các yếu tố khác trong nghiên cứu chúng tôi
chưa ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Hạn chế
Do là nghiên cứu cắt ngang, không chỉ ra
được mối liên quan nhân quả giữa ĐTĐTK và các
yếu tố nguy cơ. Tính đại diện cộng đồng cũng có
phần giới hạn do mẫu thực hiện chỉ trong bệnh
viện dù là bệnh viện đa khoa, để khắc phục chúng
tổ chức thực hiện việc lấy đủ mẫu.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 369 thai phụ có tuổi thai
24– 28 tuần từ tháng 8/2015 đến tháng 3/2016 tại
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định với tiêu chuẩn
chẩn đoán của ADA 2015, chúng tôi rút ra một
số kết luận:
1. Tỷ lệ ĐTĐTK của thai phụ đến khám thai
tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định là 20,9%;
KTC 95% (0,16 – 0,25).
2. Các yếu tố độc lập liên quan đến nguy cơ
ĐTĐTK, trong mẫu nghiên cứu ghi nhận là:
(1) Tiền sử gia đình có người trực hệ bị ĐTĐ,
làm tăng nguy cơ mắc ĐTĐTK lên 2,08 lần, với
OR = 2,0; KTC 95% (1,0 – 4,0); p= 0,03.
(2) Tiền sử thai lưu làm tăng nguy cơ mắc
ĐTĐTK lên 15,1 lần, với OR = 15,1; KTC 95% (1,5
– 151,0); p= 0,02.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. ACOG (2010), "Clinical management guideline for
Obstetrician - Gynecologists ". Obstet Gynecol, Number 30, pp 1
- 14.
2. American Diabetes Association (2015), "Standards of Medical
Care in Diabetes-2015". Diabetes Care, 38(Suppl 1), tr1-94.
3. Coustan DR, Lowe LP, Metzger BE, Dyer AR (2010), "The
Hyperglycemia and Adverse Pregnancy Outcome (HAPO)
study: paving the way for new diagnostic criteria for
gestational diabetes mellitus". Am J Obstet Gynecol, 202(6),
654,e651-656.
4. Đỗ Trung Quân (2013), "Bệnh nội tiết chuyển hóa". NXBGD, tr.
274- 296; 527- 544.
5. Donald RC (2016), "Diabetes mellitus in pregnancy: Screen
and diagnosis". uptodate.
6. Galtier F (2010), "Definition, epidemiology, risk factors".
Diabetes Metab, 36(6), 628-651.
7. Gary FC (2014), "Diabetes Mellitus". Williams Obstetrics, 24th,
edition; Section XII, chapter 57.
8. Hillier TA (2008), "Screening for gestational diabetes mellitus:
a systematic review for the U.S. Preventive Services Task
Force." Ann Intern Med., 148(10):766-75.
9. Hirst JE, Thach ST, My An TD (2012), "Consequence of
gestational diabetes in an urban hospital in Viet Nam: A
prospective cohort study". Plod Med, 9 (7), e1001272.1001276.
10. Lapolla A, Dalfra MG, Fedele D (2009), "Management of
gestational diabetes mellitus". Diabetes Metab Syndr Obes, 2,
73-82.
11. Maryam R (2010), "Incidence of gestational diabetes mellitus
in pregnant women". Iranian Journal of Reproductive Medicine,
8(1), pp. 24-28
12. Ngô Thị Kim Phụng (2004), "Tầm soát đái tháo đường trong thai
kỳ tại quận 4 TP.Hồ Chí Minh". Luận án tiến sỹ Y học chuyên
nghành Sản phụ khoa, tr. 101-110.
13. Nguyễn Hoa Ngần, Nguyễn Kim Lương (2010), "Nghiên cứu
thực trạng đái tháo glucose thai kỳ ở phụ nữ được khám tại
bệnh viện A Thái Nguyên". Y học thực hành, 379 (10), tr. 46-49.
14. Nguyễn Khoa Diệu Vân, Thái Thị Thanh Thúy (2015),
"Nghiên cứu tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn
ADA năm 2011 và các yếu tố nguy cơ". Tạp chí nghiên cứu y
học 97 (5), tr 25 - 34.
15. Nguyễn Thùy Trang, Đỗ Quan Hà (2012), "Tỷ lệ mắc Đái tháo
đường thai nghén ở thai phụ quản lý tại BV Phụ sản Trung
ương năm 2012 và các yếu tố liên quan ". Tạp chí phụ sản tập
11 số 02, tháng 5-2013.
16. Phạm Thị Mai, Nguyễn Thị Vân Trang (2012), "Tỷ lệ đái tháo
đường trong thai kỳ ở thai phụ 24-39 tuần thai tại khoa phụ
sản bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh năm 2011-
2012." Y học thực hành (834), Số 7.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 79
17. Phạm Thị Minh Trang, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2012),
Khảo sát các yếu tố nguy cơ ở thai phụ đái tháo đường tại
bệnh viện Hùng Vương. Y học thành phố Hồ Chí Minh. Hội
nghị KHKT ĐHYD Tp HCM lần thứ 30. Phụ bản của tập 17.
Số 1 năm 2013, trang 72-77.
18. Saad S R (2009), "Risk Factors of Gestational Diabetes Mellitus in
Gombak District, Selangor- A Case-control Study". 5th
International Casemix Conference Malaysia 2010.Kuala
Lumpur.
19. Sacks DA, Hadden DR, Maresh M, Deerochanawong C, Dyer
AR, Metzger BE, et al. (2012), "Frequency of Gestational
Diabetes Mellitus at Collaborating Centers Based on IADPSG
Consensus Panel Recommended Criteria: The Hyperglycemia
and Adverse Pregnancy Outcome (HAPO) Study". Diabetes
Care, 35(3), 526-528.
20. Tô Thị Minh Nguyệt (2009), "Tỷ lệ đái tháo đường trong thai
kỳ và các yếu tố liên quan ở những thai phụ có nguy cơ cao tại
BV Từ Dũ". Y học TP. Hồ Chí Minh, 13 (1), tr. 92-93.
Ngày nhận bài báo: 18/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 09/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ty_le_dai_thao_duong_thai_ky_va_cac_yeu_to_lien_quan_tai_ben.pdf