Tỷ lệ đã tiêm ngừa vaccin HPV ở nữ sinh từ 11-18 tuổi và các yếu tố liên quan tại quận Gò Vấp

Tài liệu Tỷ lệ đã tiêm ngừa vaccin HPV ở nữ sinh từ 11-18 tuổi và các yếu tố liên quan tại quận Gò Vấp: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 6 TỶ LỆ ĐÃ TIÊM NGỪA VACCIN HPV Ở NỮ SINH TỪ 11-18 TUỔI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI QUẬN GÒ VẤP Trần Thụy Nhã Phương*, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang** TÓM TẮT Mục tiêu: Human Papillomavirus (HPV) là tác nhân thường gặp nhất trong các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Vắc xin HPV được khuyến cáo sử dụng từ 9-11 tuổi, thời điểm tốt nhất là chưa có tiếp xúc quan hệ tình dục. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, trên 584 mẹ của các nữ sinh tuổi từ 11 – 18 tại các trường phổ thông thuộc quận Gò Vấp trong thời gian từ 03/2015 – 06 /2016. Kết quả: Tỷ lệ nữ học sinh đã tiêm ngừa vắc xin ngừa vi rút HPV là 10,45% KTC 95% (8,08-13,21); p=0,05. Một số yếu tố độc lập ghi nhận liên quan đến quyết định cho con tiêm ngừa: (1) Tuổi mẹ trên 40 với OR = 3,3 (KTC 95%(1,61-6,76), p=0,001. (2) Học vấn của mẹ trung học cơ sở (THCS) OR = 0,19 (KTC 95%(0,06- 0,58), p=0,0...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ đã tiêm ngừa vaccin HPV ở nữ sinh từ 11-18 tuổi và các yếu tố liên quan tại quận Gò Vấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 6 TỶ LỆ ĐÃ TIÊM NGỪA VACCIN HPV Ở NỮ SINH TỪ 11-18 TUỔI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI QUẬN GÒ VẤP Trần Thụy Nhã Phương*, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang** TÓM TẮT Mục tiêu: Human Papillomavirus (HPV) là tác nhân thường gặp nhất trong các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Vắc xin HPV được khuyến cáo sử dụng từ 9-11 tuổi, thời điểm tốt nhất là chưa có tiếp xúc quan hệ tình dục. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, trên 584 mẹ của các nữ sinh tuổi từ 11 – 18 tại các trường phổ thông thuộc quận Gò Vấp trong thời gian từ 03/2015 – 06 /2016. Kết quả: Tỷ lệ nữ học sinh đã tiêm ngừa vắc xin ngừa vi rút HPV là 10,45% KTC 95% (8,08-13,21); p=0,05. Một số yếu tố độc lập ghi nhận liên quan đến quyết định cho con tiêm ngừa: (1) Tuổi mẹ trên 40 với OR = 3,3 (KTC 95%(1,61-6,76), p=0,001. (2) Học vấn của mẹ trung học cơ sở (THCS) OR = 0,19 (KTC 95%(0,06- 0,58), p=0,004) và học vấn của mẹ trung học phổ thông (THPT) OR = 0,21 (KTC 95%(0,08-0,6), p=0,004): trình độ học vấn mẹ càng cao thì có con tiêm ngừa càng ít. (3) Mẹ từng điều trị HPV OR = 2,91 (KTC 95%(1,45-5,98), p=0,003): mẹ từng điều trị bệnh lý liên quan đến cổ tử cung (CTC) hoặc HPV có con tiêm ngừa HPV cao hơn. (4) Mẹ có nghe về HPV OR = 9,98 (KTC 95%(1,63-61,19), p=0,01): bà mẹ có nghe về HPV có con tiêm ngừa cao gấp 10 lần các bà mẹ không biết vắc xin HPV. Kết luận: Cần thiết tổ chức cung cấp thông tin về tiêm ngừa HPV rộng rãi hơn và chú ý đến đối tượng phụ huynh trong thời gian tới. Từ khóa: tiêm ngừa HPV, ung thư cổ tử cung, truyền thông. ABSTRACT THE PREVALENCE OF SCHOOL GIRLS AT AGE 11-18 HAVING HUMAN PAPILOMA VIRUS VACCINE SHOTS AND RELATING FACTORS IN GO VAP DISTRICT Tran Thuy Nha Phuong, Huynh Nguyen Khanh Trang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 6 - 11 Object: Human Papillomavirus (HPV) is the most common pathogen in sexual transmission infections. The HPV vaccine is recommended for girls at aged 9-11 which is the best time because of no sexual contact. Methods: Cross- sectional study on 584 mothers of school girls aged 11-18 in Go Vap district in the period from 03/2015 - 06/2016. Results: The prevalence of school girls having vaccine against HPV was 10.45%, 95% CI (8.08 to 13.21); p = 0.05. Some independent factors related to the vaccination decision of their parents include: (1) maternal age over 40 with OR = 3.3 (95% CI (1.61 to 6.76), p = 0.001. (2) Education of mother, secondary high school OR = 0.19 (95% CI (0.06 to 0.58), p = 0.004) and the higher maternal education the less vaccination rate, OR = 0.21 (95% confidence interval (0.08- 0.6), p = 0.004). (3) Mothers used to infect HPV OR = 2.91 (95% CI (1.45 to 5.98), p = 0.003): The proportion of the school girls having HPV vaccine whose mothers treated disease involving cervix or HPV have vaccine is higher than the other. (4) The proportion HPV vaccinated daughters whose mothers were counseled about HPV vaccination is higher 10 times than the other, OR = 9.98 (95% CI (1.63 to 61.19), p = 0.01. Conclusion: It is necessary to organize activities providing widely information relating to HPV vaccination *Bệnh viện Hùng Vương ** Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh – Bệnh viện Hùng Vương Tác giả liên lạc: PGS.TS. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang ĐT: 0903882015 Email: pgs.huynhnguyenkhanhtrang@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 7 and greater attention to the parents in the near future. Keywords: vaccination against HPV, cervical cancer, media. ĐẶT VẤN ĐỀ Human Papillomavirus (HPV) là tác nhân thường gặp nhất trong các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. HPV có liên quan mật thiết với ung thư cổ tử cung (UTCTC), có hơn 100 chủng HPV, nhóm HPV nguy cơ cao gồm các típ HPV 16, 18, 31, 45, 33, 35, 39, 51, 52, 56, 58, 66, 68,70, 6, 11... Trong đó HPV 16, 18 chiếm tỷ lệ cao nhất(6). Các típ HPV nguy cơ cao là nguyên nhân chính gây ra các tổn thương nghiêm trọng và phát triển thành ung thư cổ tử cung. Tại Hoa Kỳ, có khoảng 20 triệu người nhiễm HPV, trong đó có 50 -70% nhiễm típ HPV có nguy cơ cao biến thành UTCTC. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Trần Thị Lợi và cộng sự (2010) tỉ lệ nhiễm HPV trong độ tuổi sinh đẻ ở cộng đồng TPHCM là 10,84%(9). Tỷ lệ nhiễm HPV cao nhất ở nữ trong độ tuổi trưởng thành và giảm sau tuổi 26. Hai típ HPV chính là HPV16, 18 là các típ lây nhiễm và gây ung thư cổ tử cung phổ biến nhất chiếm khoảng 70% trường hợp gây ung thư cổ tử cung(2,13). Cùng với sự tăng nhanh tỷ lệ nhiễm HPV trong cộng đồng, UTCTC thực sự trở thành gánh nặng bệnh tật toàn cầu, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và tâm lý của nữ giới. Ngày nay với tiến bộ của y học đã tìm ra vắc xin ngừa vi rút HPV có nguy cơ cao gây UTCTC, vắc xin đã được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Ở Úc, các nghiên cứu đã cho thấy kể từ khi triển khai chương trình tiêm vắc xin HPV đã làm giảm đáng kể các trường hợp nhiễm HPV trong các nhóm được chủng ngừa(3). Vắc xin HPV được giới thiệu ở nước ta từ năm 2008 nhưng mới được người dân quan tâm nhiều vài năm gần đây; hiện nay vắc xin HPV được sử dụng rộng rãi toàn quốc và tại quận Gò Vấp đã triển khai chủng ngừa HPV từ năm 2013; cho đến nay vẫn chưa có số liệu cụ thể về tỷ lệ đã tiêm chủng vắc xin. Để trả lời câu hỏi tại quận Gò Vấp: Có bao nhiêu nữ sinh trong độ tuổi vị thành niên đã được chủng ngừa vắc xin HPV? Nên chúng tôi nghiên cứu đề tài "Tỷ lệ đã tiêm ngừa vắc-xin HPV ở nữ sinh từ 11 – 18 tuổi và các yếu tố liên quan tại quận Gò Vấp“. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỷ lệ đã tiêm ngừa vắc-xin HPV ở nữ sinh từ 11 đến 18 tuổi tại quận Gò Vấp. Xác định một số yếu tố liên quan đến việc quyết định tiêm ngừa vắc-xin HPV của nữ sinh từ 11-18 tuổi tại quận Gò Vấp. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Nghiên cứu được thực hiện theo thiết kế cắt ngang. Dân số chọn mẫu Phụ huynh của nữ sinh từ 11 – 18 tuổi học ở các trường THCS, THPT tại quận Gò Vấp đồng ý tham gia nghiên cứu. Thời gian thực hiện Từ 03/2015 – 06/2016. Có nghiên cứu dẫn đường trước để đánh giá bảng câu hỏi thu thập dữ liệu. Cỡ mẫu Cỡ mẫu tính theo công thức 2 2 )2/1( d )P1(PZ N Trong đó : n là cỡ mẫu tối thiểu cần có để nghiên cứu có ý nghĩa thống kê. Z là trị số giới hạn với độ tin cậy 95%. α = 0,05 → Z = 1,96. d = 0,05 : độ chính xác hay sai số cho phép. P = 0,5 để có cỡ mẫu lớn nhất theo công thức tính được n≈ 385. Để tăng tính đại diện cho nghiên cứu và giảm hiệu ứng thiết kế nghiên cứu chúng tôi chọn hệ số là 1,5. Cỡ mẫu dự kiến tối thiểu là: 385 x 1.5≈ 577 phụ huynh của nữ sinh. Tiêu chuẩn nhận vào Phụ huynh là mẹ ruột/người nuôi dưỡng hợp pháp của nữ sinh học tại các trường tiểu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 8 học, THCS, THPT. Người nuôi dưỡng hợp pháp: là người sống chung với nữ sinh, có quyền quyết định các vấn đề về học hành, sức khỏe. Trường hợp không phải là mẹ ruột/người nuôi dưỡng hợp pháp: chúng tôi xin thông tin liên lạc gặp gỡ sau. Đồng ý tham gia nghiên cứu sau khi nghe giải thích. Biết viết và đọc hiểu tiếng Việt để trả lời bảng câu hỏi phỏng vấn. Tiêu chuẩn loại trừ Không đồng ý tham gia nghiên cứu. Không biết đọc biết viết tiếng Việt. Không trả lời đầy đủ bảng câu hỏi phỏng vấn. Trường hợp không phải là mẹ ruột đi họp: mẫu bị loại trừ khi chúng tôi không xin được thông tin liên lạc hoặc có thông tin nhưng liên lạc 2 lần không gặp hoặc từ chối gặp. Trong quá trình thu thập số liệu, chúng tôi đã thu nhận được 584 bảng trả lời hoàn chỉnh từ người tham gia nghiên cứu. Chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Dự kiến có 8 độ tuổi với cỡ mẫu gần 600. Như vậy 1 độ tuổi lấy cỡ mẫu trung bình là 80 em. Độ tuổi 11 thuộc học sinh cấp 1, dự kiến chọn 80 em. Độ tuổi 12-15: có 12, 13, 14, 15 tuổi thuộc học sinh cấp 2, dự kiến chọn 320 em. Độ tuổi 16-18: có 16, 17, 18 tuổi thuộc học sinh cấp 3, dự kiến chọn 240 em. Quận Gò Vấp có 22 trường tiểu học, 14 trường THCS, 8 trường THPT. Tiến hành bốc thăm ngẫu nhiên chọn 1 trường tiểu học, 2 trường THCS, 2 trường THPT. Khi đã xác định danh sách các lớp để thu thập mẫu, chúng tôi được sự giới thiệu của Ban lãnh đạo Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Gò Vấp, đến liên hệ với ban Giám Hiệu các trường xin phép đến các lớp đã chọn lồng ghép tư vấn sức khỏe - sinh lý tuổi dậy thì và thu thập mẫu vào các buổi họp phụ huynh. Công cụ thu thập số liệu Bảng câu hỏi được soạn sẵn gồm có 27 câu: Thông tin cá nhân: 8 câu. Câu hỏi kiến thức: 10 câu (1 câu tham khảo không tính điểm). Câu hỏi về thái độ và tiêm ngừa: 7 câu. Câu hỏi truyền thông-nguồn tin: 2 câu. Cách đánh giá kiến thức: có 9 câu, mỗi câu đúng là 1 điểm, kiến thức cho là đạt khi số câu đúng ≥ 7 điểm. Quy ước việc đã tiêm vắc xin HPV trong nghiên cứu: Không phân biệt đã tiêm vắc xin tứ giá hay nhị giá. Tiêm từ 1 mũi vắc xin được xem là có tiêm ngừa HPV. Dữ liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS for Window 16.0. KẾT QUẢ Bảng 1: Đặc điểm của dân số nghiên cứu (n=584) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Nhóm tuổi mẹ < 40 239 40,92 ≥ 40 345 59,08 Nhóm tuổi con 11 33 5,68 12-15 376 64,37 16-18 175 29,95 Nghề nghiệp Công nhân viên 223 38,18 Nội trợ 143 24,49 Buôn bán 135 23,12 Khác 83 14,21 Dân tộc Hoa-khác 28 4,79 Kinh 556 95,21 Tôn giáo Phật giáo 358 61,30 Công giáo 115 19,69 Khác 111 19,01 Trình độ học vấn < cấp 1 39 6,68 THCS 143 24,49 THPT 195 33,39 Trên THPT 207 35,45 Kinh tế Nghèo 14 2,40 Trung bình 501 85,79 Khá-giàu 69 11,82 Hôn nhân Sống với chồng 535 91,61 Li dị, li thân, góa 49 8,39 Tỷ lệ đã tiêm ngừa vắc xin ngừa vi rút HPV là 10,45% KTC 95% (8,08-13,21); p=0,05. Bảng 2. Đặc điểm học sinh nữ đã được tiêm chủng Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Tuổi lúc tiêm 12 tuổi 2 2,86 13 tuổi 5 5 14 tuổi 6 6,67 15 tuổi 10 8,62 16 tuổi 7 13,21 17 tuổi 13 24,07 18 tuổi 18 26,47 Số mũi đã tiêm 1 mũi 28 46,67 2 mũi 13 21,67 3 mũi 19 31,67 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 9 Bảng 3. Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố liên quan Tiêm ngừa HPV OR KTC95% p Kiến thức đúng 1,33 0,68 – 2,60 0,41 Nhóm tuổi mẹ ≥40 3,30 1,61 – 6,76 0,001 Học vấn ≤ cấp 1 1 THCS 0,19 0,06 – 0,58 0,004 THPT 0,21 0,08 – 0,60 0,004 Trên THPT 0,28 0,10 – 0,80 0,02 Ly thân, ly dị, góa 1,46 0,60 – 3,54 0,41 Mẹ có điều trị HPV 2,94 1,45 – 5,98 0,003 Có nghe về HPV 9,98 1,63 – 61,2 0,01 Thông tin từ TTYT 1,75 0,92 – 3,30 0,09 Thông tin từ trường 1,77 0,90 – 3,45 0,10 Thông tin từ nguồn khác 1,20 0,23 – 6,26 0,83 BÀN LUẬN Vắc xin HPV được khuyến cáo sử dụng từ 9- 11 tuổi, thời điểm tốt nhất là chưa có tiếp xúc quan hệ tình dục(7). Tại Việt Nam, khuyến cáo của Bộ Y Tế việc tiêm chủng vắc xin HPV cho các bé gái và phụ nữ là từ 9-26 tuổi. Nghiên cứu của tác giả Breitkopt CR và cộng sự khảo sát ở Đà Nẵng Việt Nam về quyết định tiêm chủng vắc xin HPV cho con gái, 73% đối tượng nghiên cứu đồng ý chủng ngừa HPV, khi bàn đến quyết định thì 66% họ nghĩ rằng cần phải có sự thảo luận của cả cha mẹ và con gái. Nhưng khi cần quyết định chính thức về việc ngừa HPV, 91% đối tượng đều đồng ý sự quyết định của cha mẹ là quyết định cuối cùng(1). Nghiên cứu này ghi nhận tỷ lệ đã tiêm vắc xin HPV không cao 10,45% với phân bố tuổi thấp nhất là 12 (2,86%) và cao nhất là 18 (26,47%), và tỷ lệ tiêm ngừa vắc xin tăng dần theo tuổi. Nơi được các phụ huynh chọn tiêm nhiều nhất là bệnh viện 46,67% và trung tâm y tế 40%, các cơ sở tư nhân chỉ có 13,33%. Các em đã hoàn thành phác đồ chiếm tỷ lệ khá 31,67%, đa số các em mới tiêm được mũi đầu tiên 46,67%, được 2 mũi là 21,67%. Tiro JA phân tích dữ liệu của CHIS năm 2007, khảo sát 3615 phụ huynh của bé gái từ 12- 17 tuổi, và phụ nữ 18-27 tuổi. Chỉ 19% bé gái và 11% phụ nữ trong độ tuổi khảo sát đã tiêm ngừa vắc xin HPV; các bé gái nhóm tuổi 12-14 tiêm ngừa 302/749 em, nhóm tuổi 15-17 là 447/749 em(9). Đến năm 2008, có 50% bé gái độ tuổi 9-17 tuổi đã được tiêm vắc xin HPV; nhóm 9-10 tuổi (2,8%); 11-12 tuổi (14,7%); 13-17 tuổi (25,4%). Tỷ lệ tiêm đủ 3 mũi ở bé gái từ 11-12 tuổi là 5,5%, 13-17 tuổi là 10,7%(12). Năm 2012 Rahman M, tỷ lệ đã tiêm vắc xin ở bé gái 13-17 tuổi (gồm 4548 mẫu) là 66,7% tỷ lệ tiêm cũng tăng dần theo tuổi, thấp nhất là 13 tuổi và cao nhất là 16 tuổi(10). Tỷ lệ đã tiêm ngừa ở các thiếu nữ 11-18 tuổi tại Hong Kong qua nghiên cứu của tác giả Horace Choi là 9,1% năm 2012(4). Tỷ lệ đã tiêm ngừa của tác giả Redhwan Ahmed Al-Naggar ở Malaysia là 77,9%(1). Tác giả Roshan Bastani khảo sát sự hiểu biết về việc dùng vắc xin HPV và các yếu tố liên quan của các bà mẹ có con gái từ 9-18 tuổi tại thành phố Los Angeles, các đối tượng tham gia nghiên cứu bao gồm các bà mẹ có thu nhập thấp, thuộc nhiều dân tộc - quốc gia khác nhau và đang sinh sống ở Los Angeles. Mẫu nghiên cứu gồm 490 bà mẹ tham gia trong đó người LaTinh chiếm 52%, người Trung Quốc 20%, Hàn Quốc 14%, Châu Phi 8%, dân tộc khác 7%. Kết quả có 29% bé gái từ 9-18 tuổi đã có tiêm ít nhất một mũi vắc xin(5). Theo nghiên cứu của tác giả Huỳnh Xuân Nghiêm, các bà mẹ đưa con đến bệnh viện Hùng Vương tìm hiểu chủng ngừa vắc xin HPV, tỷ lệ tiêm ngừa là 31,8%(8). Tỷ lệ đã tiêm ngừa của chúng tôi cũng tương tự như nghiên cứu của tác giả Tiro JA trên khi nghiên cứu ở cộng đồng, cũng tập trung nhiều lứa tuổi trên 15; tỷ lệ tiêm vắc xin có khác đi ở những năm sau khi thống kê ở Mỹ, nhưng nhìn chung vẫn tập trung nhiều ở lứa tuổi lớn hơn(9). Tuổi trung bình của bà mẹ trong nhóm nghiên cứu là 42 tuổi, cao nhất là 56 tuổi. Chúng tôi ghi nhận hơn 50% các bà mẹ trên 40 tuổi. Trong những nghiên cứu tương tự khác, chúng tôi cũng thấy tuổi của bà mẹ trên 40 chiếm đa số: như nghiên cứu của tác giả Paularita Seng “Kiến thức và sự tin tưởng về vaccine HPV của cha mẹ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 10 người Campuchia sống ở Mỹ”, cha mẹ trên 40 tuổi 70%(7), nghiên cứu “Kiến thức và nhận thức về HPV và vắc xin HPV, sự chấp nhận vắc xin của bà mẹ các thiếu nữ ở tỉnh Shang Dong Trung Quốc”, tuổi bà mẹ trên 40 xấp xỉ 50%(13). Nhóm tuổi mẹ trên 40 có tỷ lệ tiêm ngừa cho con cao hơn nhóm tuổi dưới 40 là 3,51 lần. Có thể do nhóm tuổi này bà mẹ đã có cuộc sống ổn định, và có sự trải nghiệm hơn nên quan tâm nhiều đến sức khỏe con mình. Nhiều nghiên cứu cho thấy tuổi mẹ không có liên quan đến tỷ lệ tiêm vắc xin, nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi đặc tính tuổi mẹ có ảnh hưởng rõ đến tỷ lệ tiêm ngừa của con cái, nhóm bà mẹ trên 40 tuổi có con đã tiêm vắc xin gấp 3 lần so với nhóm con của bà mẹ dưới 40 tuổi. Trong nghiên cứu khảo sát các bà mẹ Châu Á, ghi nhận các lí do trong nhóm bà mẹ từ chối vắc xin như sau: là vaccine mới (46%), lo tác dụng phụ (46%), con gái còn nhỏ (35%), chưa kết hôn (22%), chi phí vắc xin (20%), con gái có nguy cơ thấp bị UTCTC (11%), chưa QHTD (7%)(5). Một đặc tính khác biệt trong nghiên cứu này, bà mẹ có trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ có con tiêm chủng lại thấp. Tạm thời lý giải các bà mẹ trong nghiên cứu này có trình độ, có điều kiện nghiên cứu nhiều thông tin, và hiện nay thông tin được cập nhật nhanh chóng nhờ sự thuận tiện internet, mạng xã hội, thiết bị công nghệ nhưng những thông tin này không được kiểm duyệt độ chính xác gây hoang mang lo lắng nên các bà mẹ vẫn chưa có quyết định tiêm chủng cho con của mình. Trong những phụ huynh có con đã tiêm chủng HPV, chúng tôi nhận thấy các bà mẹ kiến thức đúng có tỷ lệ con gái tiêm ngừa cao hơn các bà mẹ có kiến thức chưa đúng gấp 1,7 lần với p=0.08. Tỷ lệ các bà mẹ đã từng điều trị liên quan đến bệnh lý CTC hoặc HPV trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 12,16%, điều này có ý nghĩa thống kê với p=0,004 nghĩa là các bà mẹ từng điều trị bệnh có số con tiêm ngừa cao gấp 3,03 lần các bà mẹ chưa từng điều trị bệnh. Các bà mẹ có người thân hoặc bạn bè bị bệnh lý liên quan đến CTC, sùi mào gà, HPV chiếm tỷ lệ 9,59%, nhưng không có sự liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng HPV. Nghiên cứu ghi nhận nhóm bà mẹ có kiến thức trung bình có tỷ lệ chấp nhận vắc xin cao hơn nhóm không có kiến thức 1,7 lần, nhóm bà mẹ đạt kiến thức cao có tỷ lệ chấp nhận vắc xin cao gấp 2,66 lần so với nhóm không kiến thức với p=0,00(13). Hạn chế Vì thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn nên có thể bị sai lệch thông tin do đối tượng phỏng vấn trả lời chung chung, trả lời nhanh cho xong, hoặc chưa hiểu rõ câu hỏi đã trả lời,như vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Để khắc phục tình trạng trên: trước khi thu thập số liệu, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thử để chỉnh sửa bộ câu hỏi cho rõ ràng dễ hiểu, chúng tôi đã tập huấn kỹ đội ngũ phỏng vấn viên hiểu rõ mục đích của nghiên cứu, sự quan trọng của số liệu thu thập được, để hạn chế mức sai lệch kết quả tối thiểu. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu cắt ngang trên 584 phụ nữ là mẹ học sinh tại quận Gò Vấp trong thời gian từ 08/2015 đến 06/2016 , rút ra một số kết luận sau: 1. Tỷ lệ nữ học sinh đã tiêm ngừa vắc xin ngừa vi rút HPV là 10,45% KTC 95% (8,08-13,21); p=0,05. 2. Một số yếu tố độc lập ghi nhận liên quan đến quyết định cho con tiêm ngừa: (i) Tuổi mẹ trên 40 với OR = 3,3 (KTC 95%(1,61-6,76), p=0,001. (ii) Học vấn của mẹ THCS OR = 0,19 (KTC 95%(0,06-0,58), p=0,004) và học vấn của mẹ THPT OR = 0,21 (KTC 95%(0,08-0,6), p=0,004): trình độ học vấn mẹ càng cao thì có con tiêm ngừa càng ít. (iii) Mẹ từng điều trị HPV OR = 2,91 (KTC 95%(1,45-5,98), p=0,003): mẹ từng điều trị bệnh lý liên quan đến CTC hoặc HPV có con tiêm ngừa HPV cao hơn. (iv) Mẹ có nghe về HPV OR = 9,98 (KTC 95%(1,63-61,19), p=0,01): bà mẹ có nghe về HPV có con tiêm ngừa cao gấp 10 lần các bà mẹ không biết vắc xin HPV. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Al-Naggar RA, Bobryshev YV, Al-Jashamy K, Al-Musli M (2012), “Practice of HPV vaccine and associated factors among school girls in Melaka, Malaysia”, Asian Pac J Cancer Prev, 13(8): p. 3835-40. 2. Castellsagué XdSS, Aguado KS, HPV WIICo, Cervical C (2007), “HPV and cervical cancer in the 2007 report”, Vaccine, 25(3): p.C1-230. 3. CDC (2012), “Human Papillomavirus–Associated Cancers - United States, 2004–2008”, MMWR, 61(15): p. 258-261. 4. Choi HC, Leung GM, Woo PP, Jit M, Wu JT (2012), “Acceptability and uptake of female adolescent HPV vaccination in Hong Kong: a survey of mothers and adolescents”, Vaccine, 32(1): p. 78-84. 5. Chow SN, Soon R, Park JS, Pancharoen C, Qiao YL, Basu P, Ngan HY (2010), “Knowledge, attitudes, and communication around human papillomavirus (HPV) vaccination amongst urban Asian mothers and physicians”, Vaccine, 28: p. 3809-3817. 6. Dunne EF, Unger ER, Sternberg M, McQuillan G, Swan DC, Patel SS, Markowitz LE (2007), “Prevalence of HPV Infection Among Females in the United States”, JAMA, 297(8): p. 813- 819. 7. Giannini SL, Hanon E, Moris P, Van Mechelen M, Morel S, Dessy F, Fourneau MA, Colau B, Suzich J, Losonksy G, Martin MT, Dubin G, Wettendorff MA (2006), “Enhanced humoral and memory B cellular immunity using HPV16/18 L1 VLP vaccine formulated with the MPL/aluminium salt combination (AS04) compared to aluminium salt only”, Vaccine, 24: p. 5937– 49. 8. Huỳnh Xuân Nghiêm (2014), “Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành của cha mẹ có con gái chủng ngừa HPV tại bệnh viện Hùng Vương”, Hội nghị AOGIN 2015. 9. Phạm Thị Liên (1999), “Những khái niệm cơ bản về bệnh ung thư”, Bài giảng ung thư học, Trường Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội, tr. 9-12. 10. Rahman MLT, McGrath CJ, Berenson AB (2015), “Correlates of Human Papillomavirus Vaccine Completion Among Adolescent Girl Initiators”, Clin Pediatr (Phila), 54(14): p. 1328- 33. 11. Tiro JA, Tsui J, Bauer HM, Yamada E, Kobrin S, Breen N (2012), “Human papillomavirus vaccine use among adolescent girls and young adult women: an analysis of the 2007 California Health Interview Survey”, J Womens Health (Larchmt), 21(6): p. 656-65. 12. WHO (2016), “Human Papillomavirus and Related Diseases Report”, ICO HPV Information Centre. 13. Yu Y, Xu M, Sun J, Li R, Li M, Wang J, Zhang D, Xu A (2016), “Human Papillomavirus Infection and Vaccination: Awareness and Knowledge of HPV and Acceptability of HPV Vaccine among Mothers of Teenage Daughters in Weihai, Shandong, China”, PLoS One, 11(1). Ngày nhận bài báo: 18/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_da_tiem_ngua_vaccin_hpv_o_nu_sinh_tu_11_18_tuoi_va_cac.pdf
Tài liệu liên quan