Tài liệu Tỷ lệ chọn lựa các biện pháp tránh thai hiện đại và các yếu tố liên quan ở phụ nữ đến phòng tư vấn ngừa thai Bệnh viện Hùng Vương: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 16
TỶ LỆ CHỌN LỰA CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI HIỆN ĐẠI
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ
ĐẾN PHÒNG TƯ VẤN NGỪA THAI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
Huỳnh Thanh Phong*, Nguyễn Duy Tài**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ chọn lựa các biện pháp tránh thai hiện đại ở phụ nữ đến phòng tư vấn ngừa thai –
bệnh viện Hùng Vương từ tháng 11/2015 đến tháng 05/2016.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang.
Kết quả: Trong 340 ĐTNC của chúng tôi, tất cả đều đã lập gia đình. Tỷ lệ chấp nhận biện pháp tránh thai
hiện đại (BPTTHĐ) là 77,1% với KTC 95% (72,6 - 81,6); trong đó dụng cụ tử cung được chấp nhận nhiều nhất
(38,5%) và thấp nhất là triệt sản (0,4%). Trong nhóm phụ nữ không lựa chọn BPTTHĐ, lý do chiếm tỷ lệ cao
nhất là sợ khó có thai (53,8%). Phụ nữ đã từng sử dụng BPTTHĐ lựa chọn BPTTHĐ cao hơn 11,6 lần so với
phụ nữ chỉ từng sử dụng biện pháp tránh thai truyền thống (BPTTTT). K...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ chọn lựa các biện pháp tránh thai hiện đại và các yếu tố liên quan ở phụ nữ đến phòng tư vấn ngừa thai Bệnh viện Hùng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 16
TỶ LỆ CHỌN LỰA CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI HIỆN ĐẠI
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ
ĐẾN PHÒNG TƯ VẤN NGỪA THAI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
Huỳnh Thanh Phong*, Nguyễn Duy Tài**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ chọn lựa các biện pháp tránh thai hiện đại ở phụ nữ đến phòng tư vấn ngừa thai –
bệnh viện Hùng Vương từ tháng 11/2015 đến tháng 05/2016.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang.
Kết quả: Trong 340 ĐTNC của chúng tôi, tất cả đều đã lập gia đình. Tỷ lệ chấp nhận biện pháp tránh thai
hiện đại (BPTTHĐ) là 77,1% với KTC 95% (72,6 - 81,6); trong đó dụng cụ tử cung được chấp nhận nhiều nhất
(38,5%) và thấp nhất là triệt sản (0,4%). Trong nhóm phụ nữ không lựa chọn BPTTHĐ, lý do chiếm tỷ lệ cao
nhất là sợ khó có thai (53,8%). Phụ nữ đã từng sử dụng BPTTHĐ lựa chọn BPTTHĐ cao hơn 11,6 lần so với
phụ nữ chỉ từng sử dụng biện pháp tránh thai truyền thống (BPTTTT). Không có sự liên quan giữa nghề nghiệp,
tuổi kết hôn, số con hiện tại, nhu cầu sinh thêm con với sự chấp nhận các BPTTHĐ.
Kết luận: Cần chủ động công tác hướng dẫn và tư vấn sớm về các biện pháp tránh thai có hiệu quả, cho phụ
nữ trẻ tuổi và đặc biệt là phụ nữ có trình độ học vấn thấp, vì đây là nhóm đối tượng có sự lựa chọn biện pháp
tránh thai chưa hợp lý.
Từ khóa: biện pháp tránh thai hiện đại.
ABSTRACT
RATE OF THE CHOICE MODERN CONTRACEPTIVE METHODS AND FACTORS RELATED
TO WOMEN IN CONTRACEPTION ADVICE CENTERS AT HUNG VUONG HOSPITAL
Huynh Thanh Phong, Nguyen Duy Tai
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 16 - 20
Objective: To determine the rate of the choice modern contraceptive methods among women using
contraception advice centers - Hung Vuong Hospital from November 2015 to May 2016.
Method: Cross-sectional study.
Results: the sample included 340 women, all of them were married. The women accepted the modern
contraceptive methods with the rate was 77.1 % (CI 95% (72.6 – 81.6)), in which, intrauterine device which
was accepted at most with 38.5% and sterilization was accepted at least with 0.4%. Among women didn’t
choose the modern contraceptive methods, the most reason was that they were afraid of having difficulty
getting pregnant with 53.8%. Women had used modern contraceptive methods selected modern
contraceptive methods 11.6 times higher than women only ever used traditional contraceptive methods. No
association between occupational, marital age, number of children present, demand for more children with
acceptance of modern contraceptive methods.
Conclusion: Need proactive about the early guidance and advice about effective contraception for young
women, especially women with low education because these are groups of people with inappropriate contraception.
Key work: modern contraceptive methods.
* Đại học Võ Trường Toản, Tỉnh Hậu Giang ** Bộ Môn Phụ Sản ĐHYD TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: GS Nguyễn Duy Tài ĐT: 0903856439 Email: duytamv2002@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 17
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghị quyết lần thứ tư của Đảng khóa VII về
chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-
KHHGĐ) đã chỉ rõ: “Sự gia tăng dân số quá
nhanh là một trong những nguyên nhân sâu xa,
kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nước, cản trở việc cải thiện đời sống của nhân
dân và chất lượng giống nòi”. Do đó, song song
với việc phát triển kinh tế đòi hỏi phải thực hiện
tốt các chương trình DS-KHHGĐ, đặc biệt là
phải thực hiện tốt các biện pháp tránh thai hiện
đại (BPTTHĐ) và nâng cao kiến thức, thái độ,
thực hành về KHHGĐ ở những phụ nữ trong độ
tuổi sinh đẻ(1).
Theo Tổ Chức Y Tế Thế giới kỷ niệm ngày
dân số thế giới, đánh giá Việt Nam là một
trong năm nước có phụ nữ phá thai cao nhất
thế giới, đứng đầu trong khu vực Đông Nam
Á(9). Đồng thời, tỷ lệ biến chứng sau nạo phá
thai là 8,4%(11) và những hệ lụy của nạo phá
thai để lại rất lớn đối với người phụ nữ về
phương diện sức khỏe sinh sản, tinh thần
trong hiện tại và tương lai. Chính vì thế, điều
quan trọng là phải áp dụng ngay một biện
pháp tránh thai (BPTT) phù hợp để tránh
mang thai ngoài ý muốn dẫn đến phá thai. Các
BPTTHĐ đã cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội
hơn các BPTT truyền thống, tuy nhiên việc lựa
chọn BPTT phù hợp cho mỗi cá nhân khách
hàng cần được sự cân nhắc và tư vấn kỹ lưỡng
của nhân viên y tế để đảm bảo hiệu quả tối ưu
khi áp dụng từng BPTT.
Bệnh viện Hùng Vương là một trung tâm lớn
về chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Tp Hồ Chí
Minh, nằm trên mặt tiền đường Hồng Bàng,
Phường 12, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh. Nằm ở vị
trí trung tâm, giao thông đi lại dễ dàng. Bệnh
viện có cơ sở vật chất khang trang rộng rãi thuận
tiện cho việc khám và chăm sóc sức khỏe. Tại
Khoa KHHGĐ của bệnh viện, hàng năm có
khoảng 60.000 phụ nữ đến khám và chăm sóc
sức khỏe, trong đó có khoảng 800 phụ nữ đến tư
vấn về các BPTT. Bệnh viện cung cấp nhiều
BPTTHĐ như thuốc viên tránh thai, thuốc tiêm,
que cấy, bao cao su, dụng cụ tử cung (DCTC),
đình sản nam, đình sản nữ trong đó một số
phương pháp được cung cấp miễn phí (DCTC,
thuốc tiêm tránh thai) tạo điều kiện thuận lợi
trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch
hóa gia đình(4).
Để có cái nhìn cụ thể về khuynh hướng chọn
lựa các BPTTHĐ và hiểu được những yếu tố liên
quan đến chấp nhận hay từ chối các BPTTHĐ ở
những phụ nữ đến tư vấn ngừa thai, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu tại Bệnh viện Hùng
Vương. Từ kết quả thu được, chúng tôi sẽ cung
cấp nhiều thông tin để nâng cao công tác
KHHGĐ và góp phần củng cố thêm các chứng
cứ y khoa về việc chọn lựa các BPTTHĐ ở phụ
nữ trong độ sanh đẻ.
Mục tiêu
Mục tiêu chính
Xác định tỷ lệ chọn lựa các biện pháp tránh
thai hiện đại ở phụ nữ đến phòng tư vấn ngừa
thai – bệnh viện Hùng Vương từ tháng 11/2015
đến tháng 05/2016.
Mục tiêu phụ
Xác định các yếu tố liên quan đến việc chấp
nhận biện pháp tránh thai hiện đại ở phụ nữ đến
phòng tư vấn ngừa thai – Bệnh viện Hùng Vương
từ tháng 11/2015 đến tháng 05/2016.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang.
Dân số chọn mẫu
Tất cả phụ nữ trong lứa tuổi sinh sản và
mong muốn ngừa thai đến tư vấn ngừa thai tại
Phòng tư vấn – khoa kế hoạch hóa gia đình
bệnh viện Hùng Vương trong thời gian nghiên
cứu đủ tiêu chuẩn.
Cỡ mẫu
Tính theo công thức
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 18
Trong đó: n: cỡ mẫu cần thiết phải nghiên cứu. d: sai số cho
phép, chúng tôi chọn d = 0,05. Với α = 0,05 (độ tin cậy
95%), do đó = 1,96; p = 0,67.
Tính được cỡ mẫu tối thiểu n = 340.
Phương pháp thu thập số liệu
Công cụ thu thập số liệu
Phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi.
Kiểm soát sai lệch thông tin
Bộ câu hỏi phỏng vấn được phỏng vấn thử
trước với 30 đối tượng. Sau đó, bộ câu hỏi được
hiệu chỉnh và bổ sung cho phù hợp trước khi
áp dụng.
Người làm nghiên cứu và 3 cộng tác viên sẽ
trực tiếp phỏng vấn riêng từng đối tượng tại
Phòng tư vấn – khoa kế hoạch hóa gia đình bệnh
viện Hùng Vương.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Đặc điểm cơ bản của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm Tần số (N=340) Tỷ lệ (%)
Nhóm tuổi
(Tuổi: 30,4 ±
6,9)
15-24 73 21,5
25-29 101 29,7
30-34 68 20,0
35-39 55 16,2
40-44 34 10,0
≥ 45 9 2,6
Nơi cư ngụ
Thành phố 321 94,4
Nơi khác 19 5,6
Tôn giáo
Thiên chúa giáo 34 10,0
Phật giáo 151 44,4
Không tôn giáo 155 45,6
Trình độ
học vấn
Cấp I 30 8,8
Cấp II 94 27,7
Cấp III 90 26,5
Trên Cấp III 126 37,0
Nghề nghiệp
Nội trợ 93 27,4
Công nhân viên 89 26,2
Buôn bán 66 19,4
Khác 92 27,0
Tình trạng
kinh tế
Khó khăn 17 5,0
Đủ sống 304 89,4
Khá giả 19 5,6
Tuổi kết hôn
15-17 22 6,5
18-30 305 89,7
> 30 13 3,8
Số con hiện
tại
Chưa có con 90 26,5
Có 1 con 103 30,3
Có 2 con 118 34,7
Có ≥ 3 con 29 8,5
Tình trạng
hôn nhân
Ly thân/ly dị 3 0,9
Sống chung chồng 337 99,1
Nhận xét
Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu
30,4 ± 6,9 tuổi. Nhóm tuổi 25-34 tuổi chiếm 49,7%,
thấp nhất là nhóm tuổi 45-49 chỉ có 2,6%.
Tình trạng hôn nhân: hầu hết đang sống
chung với chồng (99,1%).
Số con hiện tại: đa số có 2 con chiếm 34,7%,
nhóm chưa có con chiếm tỷ lệ khá cao chiếm
26,5%. Ngoài ra, có 3 con trở lên chiếm 8,5%.
Bảng 2. Tỷ lệ lựa chọn BPTTHĐ
BPTT Hiện Đại N = 340 (%)
Lựa chọn BPTTHĐ 262 (77,1)
Không lựa chọn BPTTHĐ 78 (22,9)
Nhận xét: Lựa chọn BPTT hiện đại là 77,1%
và cao gấp 3 lần nhóm không lựa chọn BPTT
hiện đại.
Bảng 3. Tỷ lệ lựa chọn Từng BPTTHĐ
BPTTHĐ N = 340 (%)
Dụng cụ tử cung 101 (38,5)
Thuốc viên tránh thai 86 (32,8)
Bao cao su 46 (17,6)
Que cấy tránh thai 16 (6,1)
Thuốc tiêm tránh thai 12 (4,6)
Triệt sản 1 (0,4)
Nhận xét: BPTT hiện đại được lựa chọn nhiều
nhất là Dụng cụ tử cung, kế đến là Thuốc viên
tránh thai và bao cao su. Triệt sản được lựa chọn
ít nhất.
Nhận xét (bảng 4): Phụ nữ ở nhóm 35-39 tuổi
có xu hướng lựa chọn BPTTHĐ cao hơn so với
nhóm phụ nữ trẻ.
Phụ nữ có học vấn cao có xu hướng lựa chọn
BPTTHĐ cao hơn nhóm phụ nữ học vấn thấp.
Phụ nữ đã từng sử dụng BPTTHĐ lựa chọn
BPTTHĐ cao hơn phụ nữ chỉ từng sử dụng
BPTTTT.
Phụ nữ tự tìm hiểu về các BPTTHĐ sẽ làm
giảm lựa chọn BPTTHĐ so với phụ nữ được nhân
viên y tế tham vấn về các BPTT.
Không có sự liên quan giữa nghề nghiệp, tuổi
kết hôn, số con hiện tại, nhu cầu sinh thêm con
với sự chấp nhận các BPTTHĐ.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 19
Bảng 4. Liên quan giữa các yếu tố với sự lựa chọn BPTT hiện đại
Đặc Điểm
Lựa chọn BPTTHĐ
PR KTC 95% p*
Chấp nhận n= 262 (%) Không CN n = 78 (%)
Nhóm tuổi
15-24 46(63,0) 27(37,0) Ref
35-39 50(90,9) 5(9,1) 12,88 1,52 – 108,8 0,019
Trình độ học vấn
Cấp I 26(86,7) 4(13,3) Ref
Cấp III 77(85,6) 13(14,4) 6,39 1,16 – 35,23 0,033
Tiền căn sử
dụng BPTT
BPTTTT 21(47,7) 23(52,3) Ref
BPTTHĐ 193(88,1) 26(11,9) 11,63 4,09 – 33,00 <0,001
Nguồn tham vấn
về BPTT
Nhân viên y tế 131(92,9) 10(7,1) Ref
Tự tìm hiểu 89(57,4) 66(42,6) 0,07 0,03 – 0,19 <0,001
BÀN LUẬN
Tỷ lệ chấp nhận các BPTTHĐ ở phụ nữ đến
phòng tư vấn ngừa thai – bệnh viện Hùng
Vương là 77,1%. Kết quả của chúng tôi cao hơn
so với Đỗ Anh Thư(2), Nguyễn Hoàng Lam(6). Sự
khác biệt này có thể lý giải do đối tượng
nghiên cứu (ĐTNC) của chúng tôi sống tập
trung ở thành thị và có tình trạng kinh tế từ đủ
ăn đến khá giả, nên làm tăng tỷ lệ chấp nhận.
Còn theo Mohammed Abdurahman thực hiện
nghiên cứu tại Ethiopia (2014), tỷ lệ sử dụng
BPTTHĐ khá thấp 46,9% trong số 851 phụ nữ
đã có chồng. Theo tác giả, Ethiopia là một nước
kém phát triển và là quốc gia đông dân thứ hai
ở châu Phi. Đặc biệt tổng tỷ suất sinh ở
Ethiopia rất cao 5,3 con trên một phụ nữ(5).
Phụ nữ biết ít nhất về một loại BPTTHĐ
chiếm 100%, BPTTTT là 72,1%. Nghiên cứu cũng
cho thấy 100% ĐTNC đã từng biết về BPTT bất
kỳ, tỷ lệ này tương đương với tỷ lệ biết ít nhất một
BPTT của tác giả Đỗ Anh Thư(2).
Tuy nhiên, kiến thức về các BPTT không chỉ
đơn thuần là “biết về các BPTT” mà còn phải
“hiểu” về các BPTT này nữa. Nhưng mức độ hiểu
biết các BPTT không đồng đều, rất nhiều BPTT
chỉ là các phụ nữ nghe nói đến chứ không biết sử
dụng và không biết BPTT nào phù hợp với mình;
74,7% phụ nữ hiểu đúng về cách sử dụng của
thuốc viên tránh thai, 68,8% hiểu đúng về bao
cao su và 59,7% phụ nữ hiểu đúng về DCTC. Kết
quả này có sự khác biệt với nghiên cứu của
Envuladu E.A (2012) tại Nigeria(3), hiểu đúng
từng phương pháp theo thứ tự lần lượt là bao cao
su nam, thuốc tiêm tránh thai, thuốc viên tránh
thai, DCTC, thấp nhất là vòng đặt âm đạo. Điều
này cho thấy chương trình KHHGĐ ở nước ngoài
đã tiếp cận rất sớm đến phụ nữ.
Đa số phụ nữ không gặp khó khăn về sự tiếp
cận các dịch vụ KHHGĐ, 99,1% cho là đáp ứng
của nơi cung cấp dịch vụ là dễ dàng. Kết quả của
chúng tôi tương đồng với Đỗ Anh Thư và cao hơn
Nguyễn Thu Hương (2013) ở Hà Nội(10). Có thể
giải thích sự khác biệt này chủ yếu là do ĐTNC
của chúng tôi sống chủ yếu ở thành thị nên tiếp
cận các dịch vụ dễ dàng hơn.
Có sự tương quan giữa tuổi và chấp nhận
BPTTHĐ. Phụ nữ càng lớn tuổi xu hướng chấp
nhận BPTTHĐ càng cao hơn, cao nhất ở nhóm
tuổi 35-39 điều này cũng phù hợp với nghiên của
tác giả Đỗ Anh Thư(2). Phụ nữ ở nhóm tuổi này
thường sẽ có nhiều yếu tố thuận lợi hơn và dễ
chấp nhận các BPTTHĐ hơn như: có đủ kiến thức
về các BPTT, thường có đủ số con mong muốn và
sẽ tập trung lo cho gia đình, sự nghiệp nên nhóm
đối tượng này cần đảm bảo lựa chọn một
BPTTHĐ hiệu quả cao.
Bệnh viện Hùng Vương là một trung tâm y tế
lớn của Thành phố Hồ Chí Minh và đa phần các
phụ nữ đến khám, tư vấn là ở Thành phố. Đồng
thời, chỉ một phần nhỏ là ở các vùng lân cận nên
việc chấp nhận BPTTHĐ không liên quan đến
nơi cư trú. Do địa bàn nghiên cứu là một trung
tâm văn hóa và kinh tế phát triển nên đa phần
phụ nữ trong nghiên cứu có trình độ cao, từ trung
học phổ thông trở lên. Khảo sát sự liên quan giữa
chấp nhận BPTTHĐ và trình độ học vấn, có liên
quan có ý nghĩa thống kê cụ thể: phụ nữ có học
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 20
vấn cấp III làm tăng 6,39 lần chấp nhận BPTTHĐ
so với nhóm phụ nữ có học vấn là cấp I và tương
đồng với kết quả của Nguyễn Minh Thắng(8).
Không có mối liên quan giữa yếu tố số con
hiện có, nhu cầu sinh thêm với sự lựa chọn
BPTTHĐ. Kết quả của chúng tôi khác biệt với
Nguyễn Lan Hương tại Bắc Giang, kết luận rằng
số con hiện có của ĐTNC có mối quan hệ thống
kê với việc sử dụng BPTT và việc áp dụng các
BPTT tỷ lệ thuận với số con hiện có(7). Có thể do
cỡ mẫu của chúng tôi chưa đủ lớn để phân tích
yếu tố này.
Không có mối liên quan giữa biết nơi cung
cấp BPTT và sự chấp nhận BPTTHĐ. Khảo sát
riêng từng nơi cung cấp BPTT thì chỉ có biết nơi
cung cấp là bệnh viện tỉnh/thành phố lại làm
giảm 36% sự lựa chọn BPTTHĐ. Còn theo Đỗ
Anh Thư, ghi nhận nếu biết từ 2 nguồn cung cấp
dịch vụ KHHGĐ trở lên sẽ làm tăng 3,4 lần sử
dụng BPTTHĐ. Sự khác biệt này có thể là do địa
điểm khảo sát khác nhau. Đa phần nơi cung cấp
dịch vụ của tác giả là trạm y tế và cộng tác viên
dân số, còn nghiên cứu của chúng tôi nơi được
biết nhiều nhất là bệnh viện tỉnh/thành phố(2).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu cắt ngang trên 340 phụ nữ từ
15-49 tuổi được thực hiện vào tháng 11/2015 đến
tháng 5/2016 tại bệnh viện Hùng Vương - Thành
Phố Hồ Chí Minh ghi nhận: Tỷ lệ chấp nhận
BPTTHĐ là 77,1% với KTC 95% (72,6 - 81,6);
trong đó dụng cụ tử cung được chấp nhận nhiều
nhất (38,5%), kế đến là thuốc viên tránh thai
(32,8%), bao cao su (17,6%), que cấy tránh thai,
thuốc tiêm tránh thai, triệt sản lần lượt là 6,1%,
4,6% và 0,4%. Các yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất
đến sự lựa chọn BPTTHĐ: Nhóm tuổi 35-39, trình
độ học vấn từ Cấp III, tiền căn đã từng sử dụng
BPTTHĐ. Tự tìm hiểu về BPTT làm giảm lựa
chọn BPTTHĐ so với nhóm được nhân viên y tế
tham vấn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Trung Ương Đảng (1993), Chính sách dân số và
kế hoạch hóa gia đình, Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp
hành TW Đảng.
2. Đỗ Anh Thư (2008), Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng
biện pháp tránh thai hiện đại trên phụ nữ trong tuổi sinh sản tại
huyện Ninh Hòa- Khánh Hòa, Luận án Thạc sĩ Y học, Đại Học Y
Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr 82-83.
3. Envuladu EA, Agbo HA, Mohammed A, Chia L, Kigbu JH
(2012), "Utilization of modern contraceptives among female
traders in Jos South LGA of Plateau state, Nigeria",
International Journal of Medicine and Biomedical Research, 1(3),
pp. 224-231.
4. Khoa Kế Hoạch Hóa Gia Đình - Bệnh viện Hùng Vương
(2014), Báo cáo hoạt động 04 quí năm 2014, tr. 1.
5. Mohammed A, Woldeyohannes D, Feleke A, Megabiaw B
(2014), "Determinants of modern contraceptive utilization
among married women of reproductive age group in North
Shoa Zone, Amhara Region, Ethiopia", Reproductive Health,
11(13).
6. Nguyễn Hoàng Lam, Nguyễn Thị Từ Vân (2010), "Kiến thức,
thái độ, hành vi về sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại ở nữ
công nhân quận 9, Tp. Hồ Chí Minh", Tạp chí Y Học Tp Hồ Chí
Minh, 14(1), tr. 315-320.
7. Nguyễn Lan Hương (2005), "Việc áp dụng các biện pháp tránh
thai ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở xã Tuấn Đạo, huyện Sơn
Đông, tỉnh Bắc Giang năm 2004", Tạp chí Y học thực hành(10),
tr.46-48.
8. Nguyen Minh Thang, Vu Thi Huong (2003), "Changes in
contraceptive use in Vietnam", Journal of Biosocial Science, 35(4),
pp. 527-543.
9. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2011), "Tình hình phá thai ở Việt
Nam", Dân số và phát triển, Số 7(28).
10. Nguyễn Thu Hương (2013), "Thực trạng và một số yếu tố liên
quan đến việc sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại của
phụ nữ 15-49 tuổi có chồng tại xã Hữu Hòa, Thanh Trì, Hà
Nội", Tạp chí Y học thực hành, 4, tr. 101-104.
11. Vũ Thị Nhung (2002), Nghiên cứu những tai biến và biến chứng
của hút nạo thai tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ y
học, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày nhận bài báo: 18/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ty_le_chon_lua_cac_bien_phap_tranh_thai_hien_dai_va_cac_yeu.pdf