Tỷ lệ bú mẹ sớm sau sinh và các yếu tố liên quan

Tài liệu Tỷ lệ bú mẹ sớm sau sinh và các yếu tố liên quan: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 221 TỶ LỆ BÚ MẸ SỚM SAU SINH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Lâm Kim Hường*, Nguyễn Anh Tuấn**, Bùi Quang Vinh** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị cho trẻ bú mẹ sớm và bú mẹ hoàn toàn trong 3 ngày đầu hậu sản có tính quyết định đến thời gian bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bú mẹ sớm sau sinh và các yếu tố liên quan. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tiến hành tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ từ tháng 1-4/2016. Sản phụ sau sinh thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu được ghi nhận bằng bộ câu hỏi bà mẹ tự điền tại thời điểm xuất viện về những đặc điểm dịch tễ học mẹ, con, kinh tế - xã hội, thực hành nuôi bú mẹ sớm sau sinh. Các yếu tố liên quan đến tình hình bú mẹ sớm sau sinh được xác định bằng phân tích hồi qui đa biến với mức có ý nghĩa p<0,05. Kết quả: Tỷ lệ bú mẹ trong 1 giờ đầu sau khi sinh là 74,1% và các yếu tố liên quan bao gồm: trẻ đượ...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ bú mẹ sớm sau sinh và các yếu tố liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 221 TỶ LỆ BÚ MẸ SỚM SAU SINH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Lâm Kim Hường*, Nguyễn Anh Tuấn**, Bùi Quang Vinh** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị cho trẻ bú mẹ sớm và bú mẹ hoàn toàn trong 3 ngày đầu hậu sản có tính quyết định đến thời gian bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bú mẹ sớm sau sinh và các yếu tố liên quan. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tiến hành tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ từ tháng 1-4/2016. Sản phụ sau sinh thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu được ghi nhận bằng bộ câu hỏi bà mẹ tự điền tại thời điểm xuất viện về những đặc điểm dịch tễ học mẹ, con, kinh tế - xã hội, thực hành nuôi bú mẹ sớm sau sinh. Các yếu tố liên quan đến tình hình bú mẹ sớm sau sinh được xác định bằng phân tích hồi qui đa biến với mức có ý nghĩa p<0,05. Kết quả: Tỷ lệ bú mẹ trong 1 giờ đầu sau khi sinh là 74,1% và các yếu tố liên quan bao gồm: trẻ được tiếp xúc da kề da, bà mẹ được nhân viên y tế giúp đỡ, bà mẹ nhận thông tin về nuôi con bằng sữa mẹ từ nhân viên y tế và được tặng sữa công thức cho trẻ sơ sinh khi đi khám thai. Kết luận: Tỷ lệ bú mẹ sớm sau sinh ngay cả tại bệnh viện đã triển khai chương trình ”cái ôm đầu tiên” cũng còn tương đối thấp. Nhiều biện pháp tích cực hơn cần được thực hiện tại các cơ sở sản khoa để nâng cao tỷ lệ trẻ được bú mẹ sớm sau sinh. Từ khóa: bú mẹ sớm sau sinh, yếu tố liên quan. ABSTRACT PREVALENCE OF EARLY INITIATION BREASTFEEDING AND FACTORS ASSOCIATED Lam Kim Huong, Nguyen Anh Tuan, Bui Quang Vinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 221 - 225 Background: World Health Organization recommends breastfeeding early and exclusive breastfeeding during the first 3 days postpartum period are critical to exclusive breastfeeding in the first 6 months. Objective. To determine proportion of breastfeeding initiation in the first hour, and factors related to breastfeeding initiation in the first hour practices. Method: A cross sectional survey was carried out at Can Tho hospital of obstetrics and gynecology city from January to April 2016. At hospital discharge, postpartum mothers were eligible for sampling who the information is recorded by the mothers themselves filled questions about the epidemiological characteristics of mothers and children, economic - social, practice of breastfeeding. Multiple logistic regression was use to identify the independent predictors at hospital discharge with significant level of 0.05. Results: Breastfeeding rates in the first hour after birth is 74.1% and the releted factors, inchided: the child is skin-to-skin contact, medical staff help for breastfeeding mothers, mothers receiving information about breastfeeding from medical staff and be given formula milk when mothers attending antenatal clinics. Conclusion: Breastfeeding rates soon after birth even at the hospital has implemented the program "first hug" is still relatively low. Many more positive measures should be taken at the obstetric facilities to raise the *Bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ, **Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: ThS. BS Lâm Kim Hường ĐT: 0919656270 Email: lamkimhuong81@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 222 proportion of children are breastfed after birth. Key words: early initiation breastfeeding, factors associated. ĐẶT VẤN ĐỀ Bú mẹ sớm sau sinh là bà mẹ cho con bú mẹ trong vòng một giờ đầu sau sinh, là biện pháp đã được chứng minh mang lại lợi ích trước mắt và lâu dài cho trẻ(9). Bú mẹ sớm sau sinh còn giúp tăng tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn và kéo dài thời gian bú mẹ, tăng khả năng tiếp tục cho con bú đến 6 tháng và 12 tháng(4). Tại Việt Nam, theo báo cáo tóm tắt tổng điều tra dinh dưỡng quốc gia năm 2010, tỷ lệ trẻ được bú mẹ trong vòng một giờ sau sinh là 76,2%(8), đến năm 2013 tỷ lệ trẻ này giảm còn 54,3%(7). Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về tỷ lệ bú mẹ sớm sau sinh cùng với tìm hiểu các yếu tố liên quan đến vấn đề trên. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Các sản phụ đến sinh tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ trong khoảng thời gian từ tháng 01/2016 đến tháng 04/2016. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả tại bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ với cỡ mẫu được tính là 382 sản phụ sinh ngã âm đạo trong khoảng thời gian từ tháng 01/2016 đến tháng 04/2016 (thực tế 686 mẫu), đồng ý tham gia nghiên cứu, không có bệnh lý cần can thiệp sau sinh như băng huyết sau sinh, tiền sản giật nặng,Ngoài ra bé không có chỉ định nhập khoa sơ sinh cũng như không có dị tật hay chống chỉ định liên quan đến động tác bú nút. Biến số nghiên cứu là tỷ lệ bú mẹ sớm sau sinh. Dữ liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 19.0. KẾT QUẢ Có 686 cặp mẹ - con thỏa điều kiện nghiên cứu được thu thập thông tin và phân tích số liệu. Bảng 1: Tỷ lệ bú mẹ sớm sau sinh (N=686) Biến số Đặc tính N(%) Tỷ lệ bú mẹ sớm sau sinh (bú mẹ ≤60 phút) Có 508 (74,1) Không 178 (25,9) Thời gian từ khi sinh-bú cữ đầu tiên (sữa mẹ hoặc sữa công thức) ≤60 phút 542 (79,0) 61-120 phút 99 (14,4) >120 phút 45 (6,6) Loại sữa bú đầu tiên Sữa mẹ 627 (91,4) Sữa công thức đủ tháng 51 (7,4) Sữa công thức non tháng/nhẹ cân 8 (1,2) Tiếp xúc da kề da Có 641 (93,4) Không 45 (6,6) Lý do không cho trẻ bú mẹ sớm sau sinh (N=178) Mẹ mệt sau sinh. 98 (55,0) Mẹ đau vết may tầng sinh môn. 38 (21,4) Lý do khác 29 (16,3) Mẹ run sau sinh. 13 (7,3) Bảng 2: Các yếu tố dịch tễ học mẹ liên quan đến bú mẹ sớm sau sinh (N=686) Đặc điểm Bú mẹ sớm sau sinh OR (KTC 95%) p Có n (%) Không n (%) Tuổi mẹ: ≤30 tuổi > 30 tuổi 352 (73,8) 156 (74,6) 125 (26,2) 53 (25,4) 0,96 (0,66-1,39) 1 0,816 Nghề nghiệp: Kinh doanh Không kinh doanh 56 (82,4) 452 (73,1) 12 (17,6) 166 (26,9) 1,71 (0,89-3,28) 1 0,100 Khu vực sinh sống: Thành thị 183 (73,5) 66 (26,5) 0,96 (0,67-1,36) 0,801 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 223 Đặc điểm Bú mẹ sớm sau sinh OR (KTC 95%) p Có n (%) Không n (%) Nông thôn 325 (74,4) 112 (25,6) 1 Trình độ học vấn: Từ cấp 2 trở xuống Từ cấp 3 trở lên 271 (77,7) 237 (70,3) 78 (22,3) 100 (29,7) 1,46 (1,04-2,07) 1 0,029 Bảng 3: Các yếu tố về đặc điểm của con liên quan đến bú mẹ sớm sau sinh (N=686) Đặc điểm Bú mẹ sớm sau sinh OR (KTC 95%) p Có n (%) Không n (%) Giới tính: Trai Gái 290 (75,9) 218 (71,7) 92 (24,1) 86 (28,3) 1,24 (0,88-1,75) 1 0,212 Tuổi thai: < 37 tuần 37 – 42 tuần > 42 tuần 37 (67,3) 470 (74,1) 1 (50,0) 18 (32,7) 159 (25,3) 1 (50,0) 1 1,33 (0,73-2,42) 0,45 (0,03-7,58) 1 0,355 0,577 Cân nặng lúc sinh: Nhẹ cân (<2500gr) Đủ cân (≥500gr) 29 (74,4) 479 (74,0) 10 (25,6) 168 (26,0) 1,02 (0,49-2,13) 1 0,964 1 Bảng 4: Phân tích đa biến hồi quy logistic các yếu tố liên quan với bú mẹ sớm sau sinh (Backward: wald) (N=672) Các yếu tố Bú mẹ sớm sau sinh Hồi qui logistic đa biến Có n (%) Không n (%) OR (KTC 95%) p Tiếp xúc da kề da Có Không 478 (76,2) 21 (46,7) 149 (23,8) 24 (53,3) 2,94 (1,53-5,66) 1 0,001 Nhân viên y tế giúp mẹ cho trẻ bú (tại phòng sinh) Có Không 404 (79,7) 95 (57,6) 103 (20,3) 70 (42,4) 2,37 (1,59-3,53) 1 <0,001 Tặng sữa công thức khi đi khám thai Có Không 32 (56,1) 467 (75,9) 25 (43,9) 148 (24,1) 0,45 (0,25-0,80) 1 0,007 Nguồn thông tin NCBSM Nhân viên y tế Gia đình, tivi,sách 239 (78,1) 150 (74,6) 108 (65,5) 67 (21,9) 51 (25,4) 57 (34,5) 1,59 (1,02-2,47) 1,61 (0,99-2,59) 1 0,041 0,053 1 BÀN LUẬN Tỷ lệ bú mẹ sớm sau sinh Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ trẻ được bú mẹ trong một giờ đầu sau sinh là 74,1%. Tỷ lệ này cao hơn so với một số nghiên cứu khác có thể do cỡ mẫu, đặc điểm mẫu nghiên cứu, đối tượng được chúng tôi chọn đưa vào mẫu nghiên cứu là những bà mẹ sinh thường. Cụ thể, theo báo cáo tóm tắt điều tra 11 tỉnh tại Đồng bằng sông Cửu Long (2012) tỷ lệ trẻ được bú mẹ trong một giờ đầu sau sinh là 50,5%(1), theo nghiên cứu của Bùi Từ Thị Quyền (2016) tỷ lệ này là 40% với đối tượng nghiên cứu là cả bà mẹ sinh thường và sinh mổ(2). Sự khác biệt giữa sản phụ sinh thường và sinh mổ có ảnh hưởng đến tỷ lệ bú mẹ sớm sau sinh có thể được giải thích bởi các lý do sau: (1) Về khía cạnh sinh lý của quá trình chuyển dạ, khi sinh thường, hàm lượng oxytocin và prolactin được tối ưu hóa, kích thích sữa về nhanh và nhiều hơn (hai nội tiết tố quan trọng đối với việc nuôi con bằng sữa mẹ). Các nghiên cứu trên động vật cho thấy những con vật được trải qua giai đoạn chuyển dạ thường bú nhiều và mút tốt hơn những con vật được sinh mổ(4); (2) Thêm vào đó, một số yếu tố thường đi kèm với sinh mổ có thể giải thích phần nào sự liên quan giữa sinh mổ với tỷ lệ cho bú sớm thấp hơn, trong đó có việc tách riêng mẹ và con, sự đau đớn và khó chịu sau khi mổ và sự khác biệt về sinh lý và nội tiết giữa quá trình sinh mổ và sinh thường; (3) Ngoài ra, có thể những sản phụ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 224 quyết định chọn sinh mổ theo yêu cầu thường ít có ý định cho con bú bởi vì có thể họ không thoải mái với diễn biến tâm sinh lý bình thường của việc sinh tự nhiên và cho con bú. Mặc dù sinh mổ theo yêu cầu trước khi chuyển dạ có liên quan đến giảm tỷ lệ cho bú sớm, nhưng sinh mổ cấp cứu trong khi chuyển dạ không ảnh hưởng đến các thực hành cho con bú(3, 4). Thêm vào đó, các bà mẹ sinh mổ có xu hướng cho con uống sữa công thức trong 3 ngày đầu sau sinh cao hơn gấp 5 lần so với các bà mẹ sinh thường(5). Vì vậy, so với các bà mẹ sinh mổ, tỷ lệ cho trẻ bú sớm và bú mẹ cao ở bà mẹ sinh thường(3). Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi nhận một tỷ lệ rất cao đến 91,4% trẻ được cho ăn sữa mẹ là thức ăn đầu tiên, tỷ lệ này là rất cao so với kết quả nghiên cứu của Phuong H Nguyen và cộng sự tại Việt Nam (2013), có 73,3% trẻ sơ sinh được cho ăn/uống thức ăn khác trước khi bú sữa mẹ, trong đó 53,5% là sữa công thức và 44,1% uống nước, chủ yếu do những ngộ nhận xã hội rằng sữa mẹ về sau 4 ngày và sự mất tự tin nuôi con sữa mẹ hoàn toàn(5). Ngoài 74,1% trẻ được bú mẹ trong vòng một giờ đầu sau sinh, có thêm 19,3% trẻ được bú mẹ trong khoảng 61-120 phút đầu sau sinh. Do đó, đây cũng là dấu hiệu tốt nếu nhân viên y tế làm tốt công việc tư vấn và giúp đỡ bà mẹ cho trẻ bú tại phòng sinh, sẽ giúp tăng cao tỷ lệ bú mẹ sớm. Các yếu tố liên quan đến bú mẹ sớm sau sinh Tiếp xúc da kề da: Tiếp xúc da-kề-da có rất nhiều tác dụng có lợi cho bà mẹ và trẻ sơ sinh (Moore et al. 2012) bao gồm sự ổn định thân nhiệt, đường máu, tim mạch, sự phát triển trí não, tăng tỷ lệ bú mẹ sớm, tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn, kéo dài thời gian trẻ được bú mẹ và gắn kết tình cảm mẹ con(4). Tại Việt Nam, ngày 10 tháng 11 năm 2014 Bộ Y Tế Ban hành quyết định: ”Về việc phê duyệt tài liệu hướng dẫn chuyên môn, chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ”, bước thứ nhất trong quy trình chăm sóc trẻ được tiếp xúc da kề da mẹ ngay sau sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được bú mẹ sớm. Và tháng 11 năm 2014 Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ đã triển khai quy trình này cho đối tượng sinh thường. Trẻ được đặt trên ngực mẹ ngay sau sinh và tiếp xúc da kề da liên tục trong vòng hai giờ đầu sau sinh, chúng tôi ghi nhận được yếu tố tiếp xúc da kề da có liên quan đến bú mẹ sớm sau sinh. Nhân viên y tế giúp đỡ mẹ cho trẻ bú mẹ sớm Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận những bà mẹ nhận được sự hỗ trợ của nhân viên y tế tại phòng sinh thì có tỷ lệ bú mẹ sớm sau sinh cao gần gấp ba lần so với không nhận được sự hỗ trợ. Một báo cáo được đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng vào tháng 9 năm 2014, cũng dựa trên kết quả khảo sát của Dự án Alive & Thrive, đã xác định được “Khoảng cách giữa nhận thức và áp dụng thực hành nuôi con bằng sữa mẹ trong cộng đồng các bà mẹ Việt Nam, là do không được sự hỗ trợ cần thiết trong các cơ sở y tế”. Khoảng cách nhận thức này sẽ được thu hẹp nếu họ nhận được sự chăm sóc từ nhân viên y tế và tư vấn về nuôi con sữa mẹ lúc thai kỳ và ngay sau sinh(6). Tặng sữa công thức khi đi khám thai Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có 8,5% bà mẹ nhận được sữa công thức miễn phí khi đi khám thai, tỷ lệ này cao hơn so với báo cáo Tổng điều tra dinh dưỡng (2012) là 2,7%(3), và cũng trong báo cáo này ghi nhận về tính sẵn có của sữa công thức cho trẻ sơ sinh tại cơ sở y tế: có đến 21,7% bà mẹ hoặc người nhà mang sữa công thức đến cơ sở y tế khi sinh và 46,6% mua sữa công thức gần các cơ sở y tế. Khi phân tích chúng tôi nhận thấy có mối liên quan của việc tặng sữa công thức cho bà mẹ khi đi khám thai, những bà mẹ không nhận được sữa công thức khi khám thai cho trẻ bú mẹ sớm cao gấp đôi những bà có nhận sữa công thức tặng. Nguồn thông tin NCBSM Xét tới vai trò của các hình thức truyền thông đối với việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 225 Những bà mẹ khi tiếp cận với nguồn thông tin từ nhân viên y tế, bạn bè có tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn tại thời điểm xuất viện cao hơn thông tin nhận từ đại chúng (tivi, sách, báo). Kết quả tương tự nghiên cứu của Nguyễn Thị Tố Lan (2012)(Error! Reference source not found.). Vì vậy, muốn nâng cao thực hành bú mẹ thì việc cần làm là nâng cao kiến thức của các bà mẹ, đa số bà mẹ nhận nguồn thông tin từ nhân viên y tế, do đó nhân viên y tế cần cung cấp nhiều hơn nữa những kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Tỷ lệ trẻ bú mẹ sớm sau sinh trong vòng 1 giờ là 74,1%. Các yếu tố liên quan đến tăng tỷ lệ bú mẹ sớm sau sinh là trẻ được tiếp xúc da kề da, bà mẹ được nhân viên y tế giúp đỡ, bà mẹ nhận thông tin về nuôi con bằng sữa mẹ từ nhân viên y tế và người thân; với giảm tỷ lệ bú mẹ sớm sau sinh là bà mẹ được tặng sữa công thức cho trẻ sơ sinh khi đi khám thai. Tăng cường hoạt động tư vấn của nhân viên y tế, cũng như các lớp học tiền sản tại bệnh viện nhằm giúp các bà mẹ có kiến thức sâu hơn, vững vàng hơn về vai trò của bú mẹ sớm sau sinh. Nhân viên y tế nên tăng cường giúp đỡ các bà mẹ trong thực hành cho con bú mẹ sớm sau sinh tại phòng sinh. Lời cảm ơn: Nhóm nghiên cứu chúng tôi xin chân thành cảm ơn Bác sĩ CKII Nguyễn Hữu Dự - Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ đã tạo điều kiện cho chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. Chúng tôi cũng xin cảm ơn Bác sĩ Đoàn Văn Hòa, CNĐD Nguyễn Hồng Như Phượng, ĐD Trần Thị Thu Hương (khoa sơ sinh – bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ) đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thu thập số liệu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alive & Thrive. (2012), "Báo cáo điều tra ban đầu: báo cáo tóm tắt điều tra 11 tỉnh". Hà Nội, Việt Nam: Alive & Thrive. 2. Bui QT, Lee HY, Le AT, Do VD, Vu TL (2016), "Trends and determinants for early initiation of and exclusive breastfeeding under six months in Vietnam: results from the Multiple Indicator Cluster Surveys, 2000-2011". Glob Health Action, 9, pp.29433. 3. Hyde MJ, Prior E, Santhakumaran S, Gale C, Philipps LH, Modi N (2012), "Breastfeeding after cesarean delivery: a systematic review and meta-analysis of world literature". The American Journal of Clinical Nutrition ;95(5):1113-35. 4. Hyde MJ, et al (2012), "The health implications of birth by Caesarean section". Biological Reviews, 87(1),pp.229-243. 5. Nguyen PH, Keithly SC, Nguyen NT, Tran LM, Hajeebhoy M (2013), "Prelacteal feeding practices in Vietnam: challenges and associated factors". BMC Public Health, 1(1), pp932. 6. Nguyen TT, Nguyen PH, Nemat H, Edward AF (2014), "Gaps between breastfeeding awareness and practices in Vietnamese mothers result from inadequate support in health facilities and social norms". J Nutr, 144(11), pp1811-1817. 7. Viện Dinh dưỡng, UNICEF, Alive & Thrive. (2014), "Thông tin giám sát dinh dưỡng năm 2013". NXB Hà Nội, tr.7-10. 8. Viện Dinh dưỡng, UNICEF. (2012), "Báo cáo tóm tắt tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009 - 2010". NXB Hà Nội, tr.1-10. 9. World Health Organization. (2008), "Indicators for assessing infant and young child feeding practices: part 1: definitions: conclusions of a consensus meeting held 6-8 November 2007 in Washington DC, USA". Ngày nhận bài báo: 24/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_bu_me_som_sau_sinh_va_cac_yeu_to_lien_quan.pdf