Tài liệu Tỷ lệ bảo tồn tử cung và các yếu tố liên quan trên thai phụ có thai ở sẹo mổ lấy thai được phẫu thuật tại Bệnh viện Từ Dũ: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 82
TỶ LỆ BẢO TỒN TỬ CUNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TRÊN THAI PHỤ CÓ THAI Ở SẸO MỔ LẤY THAI ĐƯỢC PHẪU THUẬT
TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ
Nguyễn Thị Hoa*, Bùi Chí Thương**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Thai bám ở sẹo mổ lấy thai (MLT) là tình trạng hiếm, xảy ra khi thai làm tổ ở sẹo MLT, có
xu hướng gia tăng song song với tình trạng MLT. Chẩn đoán sớm và xử trí phù hợp là quan trọng để ngăn
ngừa các biến chứng nguy hiểm cho mẹ. Có nhiều phương pháp điều trị nhưng chưa có sự thống nhất
chung. Phẫu thuật (PT)(mổ mở hoặc nội soi) là phương pháp hiệu quả và an toàn, được dùng như điều trị
ban đầu hoặc sau khi thất bại các phương pháp khác. Trong PT vấn đề bảo tồn tử cung và các yếu tố liên
quan là vấn đề quan trọng được đặt ra.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bảo tồn tử cung và các yếu tố liên quan trên thai phụ có thai ở sẹo MLT được phẫu
thuật tại Bệnh viện Từ Dũ và các yếu tố liên quan.
Đối tượng ...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ bảo tồn tử cung và các yếu tố liên quan trên thai phụ có thai ở sẹo mổ lấy thai được phẫu thuật tại Bệnh viện Từ Dũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 82
TỶ LỆ BẢO TỒN TỬ CUNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TRÊN THAI PHỤ CÓ THAI Ở SẸO MỔ LẤY THAI ĐƯỢC PHẪU THUẬT
TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ
Nguyễn Thị Hoa*, Bùi Chí Thương**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Thai bám ở sẹo mổ lấy thai (MLT) là tình trạng hiếm, xảy ra khi thai làm tổ ở sẹo MLT, có
xu hướng gia tăng song song với tình trạng MLT. Chẩn đoán sớm và xử trí phù hợp là quan trọng để ngăn
ngừa các biến chứng nguy hiểm cho mẹ. Có nhiều phương pháp điều trị nhưng chưa có sự thống nhất
chung. Phẫu thuật (PT)(mổ mở hoặc nội soi) là phương pháp hiệu quả và an toàn, được dùng như điều trị
ban đầu hoặc sau khi thất bại các phương pháp khác. Trong PT vấn đề bảo tồn tử cung và các yếu tố liên
quan là vấn đề quan trọng được đặt ra.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bảo tồn tử cung và các yếu tố liên quan trên thai phụ có thai ở sẹo MLT được phẫu
thuật tại Bệnh viện Từ Dũ và các yếu tố liên quan.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca hồi cứu trên 102 thai phụ có
thai ở sẹo MLT được phẫu thuật tại bệnh viện Từ Dũ trong khoảng thời gian từ tháng 1/2017 đến tháng 3/2018.
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ bảo tồn thành công chung trên bệnh nhân (BN) có thai ở sẹo MLT được PT là
94,11%. Tỉ lệ bảo tồn tử cung khi PT với các can thiệp ban đầu khác nhau là: hủy thai – MTX: 85,2%; hút thai
96%; MTX toàn thân: 89%; Foley – hút thai và phẫu thuật từ đầu là 100%. Các yếu tố độc lập liên quan đến
tăng nguy cơ cắt tử cung khi PT: Tuổi thai ≥ 9 tuần (OR=0,0594; KTC 95%: 0,0051- 0,6). Nồng độ β-hCG trong
máu > 100000 mIU/ml (OR=0,1; KTC 95%: 2,53-12,4). Mất máu khi phẫu thuật ≥ 500 ml (OR=0,037; KTC
95%: 0,007-0,38). Thời gian nằm viện lâu > 20 ngày (OR=0,03; KTC 95%: 0,0005-0,9).
Kết luận: PT trong điều trị thai ở sẹo MLT là phương pháp hiệu quả và an toàn với tỉ lệ bảo tồn tử
cung cao. Phát hiện chính xác và xử trí phù hợp khi tuổi thai nhỏ và β-hCG thấp làm tăng khả năng bảo tồn
tử cung khi phẫu thuật.
Từ khóa: thai bám sẹo mổ lấy thai
ABSTRACT
SUCCESSFUL RATE OF CONSERVATIVE UTERINE IN PATIENTS WITH CESAREAN SCAR
PREGNANCY ARE OPERATED AND OTHER PARAMETERS INVOLVED IN TU DU HOSPITAL
Nguyen Thi Hoa, Bui Chi Thuong
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 82 - 89
Background: Cesarean scar pregnancy (CSP) is a rare condition that occurs when the gestational sac
implants in a hysterotomy scar. Due to the increase of cesarean deliveries the incidence of CSP is also rising.
An early diagnosis and a proper management are fundamental to prevent maternal complications. The
standard treatment has not been established in the management of CSP yet. Surgical procedures (laparotomy
and laparoscopy) are reported that safe and effective methods. These procedures are done as the primary
treatments or after failure other methods. The preservation of uterus and other parameters involved are
imprortant problem that surgeons must care.
**BM Sản, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. Bùi Chí Thương ĐT: 0913124604 Email: buichithuong@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 83
Objective: To determine the success rate of conservative uterine in patients with cesarean scar pregnancy
are operated and other parameters involved in Tu Du hospital.
Subjects and methods: A retrospective review of a case series of 102 woman with CSP were operated in Tu
Du hospital from Juanuary 2017 to Mar 2018.
Results: The general success rate of conservative uterine in patients CSP are operated is 94.11%. The
success rate of conservative uterine with primary treatment consist: local MTX: 85.2%; evacuation 96%;
systemic MTX: 89%; Foley balloon catheter – evacuation and primary surgery both are 100%. In our study,
independent factors related to risks of hysterectomy are: (1) Fetal age ≥ 9w (OR=0.0594; CI 95%: 0.0051 - 0.6),
serum β-hCG >100000 mIU/ml (OR=0.1; CI 95%: 2.53 - 12.4). Blood loss during operation ≥ 500 ml (OR=0.037;
CI 95%: 0.007-0.38). Duration in hospital > 20 days (OR=0.03; CI 95%: 0.0005-0.9).
Conclusion: Surgical management in CSP is safety and effective method with hight success rate of
conservative uterine. An early diagnosis and a proper management with low fetal age and low serum β-hCG can
increase preserve uterine ability with this procedure.
Keyword: Cesarean scar pregnancy
ĐẶT VẤN ĐỀ
Một biến chứng nguy hiểm có thể gặp khi
mang thai sau mổ lấy thai (MLT) là khối thai ở
tại vị trí sẹo mổ cũ. Thai ở ở sẹo MLT được xác
định là một tình trạng túi thai và/hoặc nhau thai
xâm lấn một phần hoặc hoàn toàn vào vùng cơ
tử cung (TC) có sẹo MLT, túi thai được bao
quanh bởi lớp cơ và mô xơ của vết sẹo. Tại Bệnh
viện Từ Dũ, do là bệnh viện tuyến cuối nhận
bệnh từ các nơi khác chuyển về nên số lượng
thai ở ở sẹo MLT tăng đột biến theo từng năm,
năm 2011 có 192 trường hợp, năm 2017 lên tới
1380 trường hợp thai ở sẹo MLT được chẩn đoán
và điều trị, với các diễn biến nặng và phức tạp.
Chưa có phương pháp điều trị chuẩn. phẫu
thuật (PT) được dùng như điều trị ban đầu hoặc
sau khi thất bại với các điều trị khác. Ưu điểm
của nhóm PT là giải quyết khối thai, sửa lại
khiếm khuyết ở sẹo MLT, giải quyết triệt để và
thời gian theo dõi ngắn. Trong nhóm PT mục
tiêu là cố gắng bảo tồn TC, nhưng có trường hợp
phải cắt TC do chảy máu không kiểm soát
được(6,10,14).
Vài tác giả cho rằng PT mổ mở cắt lọc khối
thai ở sẹo MLT là phương pháp điều trị tốt
nhất vừa loại bỏ được sẹo mổ cũ cũng như
tránh sót mô nhau, sửa lại vết sẹo chính vì vậy
giảm nguy cơ tái phát thích hợp cho những
bệnh có mong muốn bảo tồn khả năng sinh
sản Theo một số tác giả, trong trường hợp β-
hCG cao, khả năng thất bại khi điều trị nội
khoa bảo tồn bằng MTX, nên ưu tiên can thiệp
PT như là một phương pháp ban đầu. Sự trì
hoãn can thiệp PT được cho là khó khăn hơn
nếu có chỉ định PT sau đó so với được PT ngay
từ đầu do sự phát triển của khối nhau thai(6,11).
Trong điều trị bằng PT, vấn đề bảo tồn TC là
vấn đề quan trọng được đặt ra. Biết được tỉ lệ
bảo tồn TC và các yếu tố tiên lượng khả năng
bảo tồn thành công sẽ giúp cho các bác sĩ lâm
sàng trước PT có cái nhìn tổng quát và tiên
lượng được khả năng bảo tồn TC để có thể tư
vấn nguy cơ cho người bệnh trước PT, có kế
hoạch PT thích hợp, có quyết định cắt hay giữ
TC kịp thời.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân (BN) được chẩn đoán
xác định thai ở sẹo MLT và được phẫu thuật
Bệnh viện Từ Dũ từ 1/2017-3/2018 thỏa tiêu
chuẩn chọn mẫu.
Tiêu chuẩn nhận vào
Hồ sơ bệnh án xác định rõ
Được chẩn đoán là thai ở sẹo MLT, có chỉ
định phẫu thuật theo y lệnh của khoa Phụ - khoa
Nội soi và được xác định lại chẩn đoán lúc phẫu
thuật kết hợp giải phẫu bệnh lí.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 84
Tình trạng huyết động học ổn định, tường
trình phẫu thuật ghi rõ thai/nhau bám sẹo MLT,
chưa vỡ, ghi nhận trong bụng không có máu,
không ghi nhận thai ở vị trí khác hoặc một tình
trạng thai trong TC đi kèm.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh án không đầy đủ thông số cho bảng
thu thập số liệu (không đủ thông tin để ghi nhận
vào các biến số trong bảng thu thập số liệu).
BN ngay từ đầu có chỉ định điều trị can
thiệp ngoại khoa cấp cứu cắt TC do tình trạng
ra huyết âm đạo nhiều, hoặc huyết động học
không ổn định.
Có thai ở tại vị trí vết mổ khác trên cơ TC,
không phải ở sẹo MLT.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Hàng loạt ca hồi cứu.
Cỡ mẫu nghiên cứu
Lấy toàn bộ mẫu thòa tiêu chuần chọn mẫu
trong thời gian nghiên cứu.
Thu thập số liệu
Bước 1: Sàng lọc đối tượng
Qua sổ lưu trữ trong 2 năm 2017 – 2018 tại
khoa Phụ - khoa Nội soi BV Từ Dũ, chúng tôi sẽ
chọn lùi xuống những hồ sơ với chẩn đoán là
thai ở sẹo MLT đã được phẫu thuật. Thông qua
những hồ sơ đã chọn, chúng tôi có tên, số nhập
viện cũng như ngày nhập viện và xuất viện của
BN. Từ những thông tin trên, chúng tôi sẽ tìm
bệnh án của BN tại phòng lưu trữ hồ sơ của BV
Từ Dũ. Lọc lại bệnh án đủ thông tin thỏa tiêu
chuẩn nhận vào và không có tiêu chuẩn loại trừ.
Số liệu sẽ được ghi nhận dựa vào hồ sơ bệnh án.
Bước 2: Phân nhóm
Các bệnh án sẽ được chia thành 2 nhóm là
điều trị bảo tồn thành công: loại bỏ khối thai và
giữ được TC và nhóm thất bại phải cắt TC, xem
tỷ lệ điều trị thành công là bao nhiêu. Qua phân
nhóm chúng tôi phân tích các biến như tuổi BN,
tuổi thai, nồng độ -hCG và kết quả điều trị.
Từ đó chúng tôi tìm ra các yếu tố liên quan đến
kết cục cắt TC. Chúng tôi cũng đánh giá xem tỷ
lệ điều trị thành công từng phương pháp điều trị
là bao nhiêu, thời gian điều trị, các biến chứng.
Bước 3: Thu thập dữ liệu
Qua bệnh án thu thập các thông tin là các ghi
chép về triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm (SA, -
hCG), diễn tiến và can thiệp trong cuộc mổ
thông qua tường trình phẫu thuật, diễn tiến hậu
phẫu, biến chứng và giải phẫu bệnh. Từ các
thông tin này chuyển thành các biến số có thể
phân tích vào bảng thu thập số liệu. Các biến số
bao gồm biến số nền, biến số độc lập và biến số
phụ thuộc.
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ 1/2017-3/2018 chúng tôi
thu nhẫn được 168 trường hợp được phẫu
thuật, chúng tôi loại 57 ca vì hồ sơ không đủ
dữ kiện, BN được mồ cấp cứu, và có 1 ca là
tam thai ở ở vết mổ cũ bóc nhân xơ. Như vậy
chúng tôi thu được 102 trường hợp đưa vào
phân tích và khảo sát.
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Tuổi trung bình của thai phụ là 34,75 ± 4,67
tuổi, lớn nhất là 48 tuổi, nhỏ nhất là 19 tuổi.
Trong đó cao nhất tập trung ở nhóm tuổi từ ≤
35 với tỉ lệ 59,8%. Nhóm tuổi > 45 tuổi chỉ
chiếm tỉ lệ nhỏ 2,94%.
Bảng 1: Đặc điềm tiền căn của đối tượng tham gia
nghiên cứu
Đặc điểm Tổng =102 Tỉ lệ (%)
Tiền căn phá thai
Có 39 38,24
Không 63 61,76
Tiền căn TNTC
Có 10 9,8
Không 92 90,2
Số lần MLT
1 lần 39 38,24
2 lần 60 58,82
>2 lần 3 2,94
Khoảng cách từ lần MLT trước đến nay: trung bình
54,78 ± 45,13
Bảng 2: Đặc điểm thai lúc chẩn đoán
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 85
Đặc điểm Tổng=102 Tỉ lệ (%)
Được chẩn đoán thai ở sẹo MLT từ đầu
Có 71 69,61
Không 31 30,39
Tuổi thai Trung bình 7,61 ±1,77
≤ 6 tuần 32 31,37
Từ 6 đến 9 tuần 43 42,16
≥ 9 tuần 27 26,47
Tim thai
Có 56 54,9
Không 32 31,37
Không rõ 14 13,73
Bảng 3: Đặc điểm trên siêu âm
Đặc điểm Tổng =102 Tỉ lệ (%)
Đường kính nhau thai lúc nhập viện 54,77 ± 13,66
< 50mm 26 25,49
50-80 cm 73 71,57
>80mm 3 2,94
Đường kính nhau thai trước PT 64,27 ± 12,99
< 50mm 9 8,82
50-80mm 84 82,35
>80cm 9 8,82
Bề dày cơ TC và bàng quang trước PT 0,48 ± 0,89
Không đo được 76 74,51
0 tới 3mm 23 22,55
>3mm 3 2,94
Tăng sinh mạch máu trước PT
Không/ít 25 24,75
Vừa 24 23,76
Nhiều 52 51,49
Bảng 4: Đặc điểm β-hCG
β-Hcg Tổng =102 Tỉ lệ (%)
Lúc nhập viện 27890,44 ± 54668,97
< 10000 71 69,61
10000-49999 14 13,73
50000-10000 2 1,96
>100000 15 14,71
Trước PT 3289,89 ± 7465,27
< 10000 96 94,12
10000-49999 5 4,9
50000-10000 1 0,98
>100000 0 0
Bảng 5: Đặc điểm liên quan đến PT và hậu phẫu
Đặc điểm Tổng=102 Tỉ lệ (%)
Lượng máu mất 350,9 ± 422,8ml
< 200 41 40,2
Từ 200 đến 500 41 40,2
500-1000 13 12,75
>10000ml 7 6,85
Truyền máu
Đặc điểm Tổng=102 Tỉ lệ (%)
Có 41 40,2
Không 61 59,8
Tồn thương các cơ quan khác
Không 95 93,13
Có 7 6,87
Bàng quang 6 5,88
Ruột 1
Niệu quản 0
Thời gian hậu phẫu 4,9 ± 0,98
Tổng thời gian nằm viện 12,87 ± 7,64
Nhiễm trùng hậu phẫu
Có 19 18,63
Không 83 81,37
Giải phẫu bệnh
Lông nhau bình thường 101 99,01
Khác 1 0,99
Kết quả điều trị
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 96 trường
hợp bảo tồn được TC, chiếm tỉ lệ 94,11%, và 6
trường hợp phải cắt TC trong cuộc mổ do chảy
máu nhiều.
Trong nhóm được điều trị ban đầu bằng
MTX, Foley hút thai, và hủy thai với MTX, PT
được đặt ra sau đó ở các BN này cũng là tình
trạng nhau bám tiến triển có thể kèm theo một
tình trạng NCRL trên SA, nên việc theo dõi bằng
SA Doppler và β-hCG là cần thiết sau điều trị
hủy thai bằng MTX tại chỗ hay toàn thân, Foley
và hút thai(8,12,16,17). Tỉ lệ cắt TC trong nhóm hủy
thai – MTX là 4/27 chiếm 12,8%. Tỉ lệ cắt TC
trong nhóm hút thai là 1/26 là 3,84%, tỉ lệ cắt TC
của nhóm MTX toàn thân là 11%, và trong nhóm
Foley-hút thai và PT ngay từ ban đầu, tỉ lệ bảo
tồn TC trong nhóm chúng tôi đều là 100%. Khi
so sánh về tỉ lệ bảo tồn TC đối với các phương
pháp can thiệp ban đầu với tác giả Bùi Đỗ Hiếu
là PT, hủy thai – MTX, hút thai, Foley lần luợt là
85,11%; 96,85%; 93,1% và 93,3%. Theo một báo
cáo tổng quan của Kanat tỉ lệ cắt TC là 3,6%,
7,3%, và 1,7 % trong nhóm được điều trị bằng
MTX, nong nạo, và phẫu thuật cắt lọc khối thai.
Phân tích hồi quy đơn biến về mối liên quan
giữa các đặc điểm đối tuợng tham gia nghiên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 86
cứu với kết cục bảo tồn TC trên BN thai ở sẹo MLT được phẫu thuật.
Bảng 6: Đặc điểm đối tượng tham gia nghiên cứu
Đặc điểm Thất bại N=6 Thành công N=96 OR KTC 95% P
Tuổi
≤ 35 3(50%) 58(60,41%) Ref
>35 3(50%) 38(39,59%) 0,62 0,08-5,2 0,65
Nghề nghiệp
Lao động tay chân 3(50%) 33(34,3%) Ref
Trí thức 1(16,67%) 27(28,1%) 2,45 0,18-133 0,43
Nội trợ 1(16,67%) 23(23,95%) 2,09 0,15-114 0,52
Khác 1(16,66%) 13(13,65%) 1,19 0,8-66,7 0,89
Tiền căn phá thai
Có 2(33,33%) 37(38,54%) Ref
Không 4(66,67%) 59(61,46%) 0,8 0,06-5,8 0,8
Số lần MLT
1 lần 3(50) 36(37,5) Ref
2 lần 3(50) 57(62,5) 1,58 0,2-12,7 0,58
3 lần 0
Khoảng cách từ lần MLT trước đền nay
< 12 tháng 1(16,67) 8(8,3) Ref
12-24 tháng 2(33,33) 13(13,54) 0,81 0,012-18,2 0,87
>24 tháng 3(50) 75(78,16) 3,125 0,05-43,85 0,32
Được chẩn đoán thai ở sẹo MLT từ đầu
Có 6(32,2%) 65(67,7%) Ref
Không 0 31
Tuổi thai
< 9 tuần 1(16,67%) 74(77,08%) Ref
≥ 9 tuần 5(83,33%) 22(22,92%) 0,0594 0,0051-0,6 0,0011
Ra huyết
Không 1(16,67%) 19(19,79%) Ref
Ít 4(87,9%) 29(30,2%) 0,4 0,07-4,57 0,41
Vừa 1(16,67%) 33(34,3%) 1,85 0,02-148 0,67
Kéo dài 0 15(15,71%)
Đau bụng
Có 2(33,33%) 13(13,54%) Ref
Không 4(66,67%) 83(86,46%) 3,15 0,25-24,3 0,18
Tim thai
Có 5(83,33%) 51(53,12%) Ref
Không 0 32(33,33%)
Không rõ 1(16,67%) 13(13,55%) 1,27 0,12-64,84 0,83
Hồi qui đơn biến
Phân tích hồi quy đơn biến về mối liên quan
giữa các đặc điểm đối tuợng tham gia nghiên
cứu với kết cục bảo tồn TC trên BN thai ở sẹo
MLT được phẫu thuật cho thấy:
Tỷ lệ điều trị bảo tồn TC thai ở sẹo MLT giữa
các nhóm tuổi BN, nghề nghiệp, tiền căn nạo hút
thai, số lần MLT, khoảng cách từ lần MLT lần
trước đến lần này, được chẩn đoán từ lần đầu
đến khám, có tim thai lúc được chẩn đoán lần
đầu, tình trạng ra huyết âm đạo, tình trạng đau
bụng trong lần nhập viện trước PT không khác
biệt không có ý nghĩa thống kê với P lớn hơn
0,05.
Nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu có
tuổi thai ≥ 9 tuần lúc được chẩn đoán lần đầu
làm tăng tỉ lệ thất bại gấp 1/0,0594=16,83 lần so
với nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu được
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 87
chẩn đoán lần đầu lúc tuổi thai < 9 tuần, sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P < 0,05
và 95% KTC: 0,0051-0,58 (Bảng 7).
Nồng độ β-hCG trong máu cao lúc nhập viện
làm tăng khả năng thất bại bảo tồn TC. Với nồng
độ β-hCG cao > 100000 mIU/ml tăng khả năng
thất bại bảo tồn lên 1/0,1=10 lần so với nhóm có
β-hCG thấp < 10000 mIU/ml, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với P < 0,05 với KTC 95%: 2,53 –
12,4.
Ở nhóm có lượng máu mất trong lúc phẫu
thuật > 500 ml sẽ tăng khả năng thất bại gấp
1/0,037=27,02 lần so với lượng máu mất ≤ 500 ml,
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P < 0,05
với KTC 95%: 0,007-0,38.
Nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu có
tổng số ngày nằm viện (từ nhập viện đến xuất
viện lần này) khi trên 30 ngày làm khả năng thất
bại bảo tồn TC khi PT gấp 1/0,032= 31,25 lần so
với nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu có thời
gian nằm viện nhỏ hơn 10 ngày, sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê với P < 0,05 với KTC 95%:
0,0005- 0,9. Tuy nhiên sự khác nhau về tỉ lệ bảo
tồn TC không có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có
thời gian nằm viện nhỏ hơn 10 ngày và nhóm có
thời gian nằm viện 10-30 ngày không có sự khác
biệt về ý nghĩa thống kê với P > 0,05.
Bảng 7: Mối liên quan giữa đặc điểm khối nhau và khả năng bảo tồn thành công
Đặc điểm Thất bại N=6 Thành công N=96 OR KTC 95% P
Đường kính khối nhau/thai lúc nhập viện
< 50mm 2(33,3) 28(29,16%) Ref
50-80mm 4(66,7) 64(66,67%) 1,14 0,11-10,21 0,88
>80mm 0 4(0,17)
Đường kính khối nhau thai trước PT
< 50mm 1(16,67%) 13(13,54%) Ref
50-80mm 3(50%) 76(79,17%) 1,96 0,038-28,9 0,56
>80mm 2(33,33%) 2(7,29%) 10,26 0,15-5,21 0,29
β hCG lúc nhập viện
< 10000 2(83,33%) 71(73,95%) Ref
10000-49999 1(16,67%) 12(12,5%) 0,33 0,06-5,8 0,369
50000-100000 0 2 (2,08%)
>100000 3(50%) 11(11,47%) 0,1 2,53-12,4 0,00059
β hCG trước PT
< 10000 5(83,33%) 91(94,79%) Ref
10000-49999 1(16,67%) 4(5,21%) 0,22 0,07-58,84 0,17
50000-100000 0 1
>100000 0 0
Lượng máu mất
≤500 1(12,67%) 81(84,37%) Ref
>500 5(83,33%) 15(15,63%) 0,037 0,007-0,38 0,0001
Tổng thời gian nằm viện
< 10 ngày 1(16,7) 47(48,95) Ref
10-30 ngày 2(33,3) 46(47,91) 0,3 0,006-4,27 0,31
>30 ngày 3(50) 3(3,14) 0,032 0,0005-0,9 0,0005
*Hồi qui đơn biến
BÀN LUẬN
Tỉ lệ thành công chung trong nghiên cứu của
chúng tôi là 94,11%. Còn xét theo thời điểm can
thiệp trong nhóm PT từ đầu kết quả là 100%, với
các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ bảo tồn TC trong
nghiên cứu của chúng tôi là tuổi thai, nồng độ β-
hCG, lượng máu mất > 500 ml, và thời gian nằm
viện lâu. So với các nghiên cứu về phẫu thuật
của các tác giả trong nước, tác giả Nguyễn Huy
Bạo(2) với 5 trường hợp đều thành công bảo tồn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 88
được TC khi PT từ đầu với tuổi thai từ 8-11 tuần,
và khối thai lồi về phía bàng quang. Tác giả Bùi
Đỗ Hiếu(1) khi thực hiệ n phẫu thuật cho 47
trường hợp với tuổi thai trên 9 tuần, kết quả tỉ lệ
bảo tồn TC là 40 trướng hợp trong 47 trường
hợp, với tỉ lệ là 85,1%. Qua phân tích hồi qui đa
biến về các yếu tố liên quan đến tỉ lệ bảo tồn TC,
tác giả nhận thấy các yếu tố liên quan đến bảo
tồn TC là tiền căn MLT ≥ 3 lần, tiền căn nhiễm
trùng hậu phẫu, tuổi thai trên 9 tuần, hình ảnh
tăng sinh mạch máu nhiều trên SA. Trong
nghiên cứu của Lin(8) máu mất nhiều > 500 ml ở
nhóm BN được phẩu thuật chiếm 15% (12/78),
kết quả này tương đương lượng máu mất nhiều
trên 500ml trong nhóm phẫu thuật của chúng tôi
là 19,6%. Có thề là do đối tượng nghiên cứu của
chúng tôi cũng tương đồng với đối tượng
nghiên cứu của Lin là những trường hợp được
phẫu thuật bao gồm nhóm được phẫu thuật từ
đầu và nhóm sau khi thất bại các nguyên nhân
khác. Lượng máu mất trung bình trong nghiên
cứu của chúng tôi là 350 ± 428 ml, nhiều hơn
trong nghiên cứu của K Kai(6) lượng máu mất
trung bình 215,0 ± 145,7 ml, và Sun YY là 90 ±
4,5(13), Zing chiang(3) 202,1 ± 39,9 ml có thể các
trường hợp đều được phẫu thuật từ ban đầu.
Kết quả lượng máu mất trong 10 BN được PT từ
đầu của chúng tôi là 290,15 ± 259,05 ml, cũng có
thể do trong tuổi thai trong nhóm nghiên cứu
của chúng tôi lớn hơn so với K Kai, Sun YY. Tỉ lệ
bảo tồn TC theo K Kai(6) trong nhóm phẫu thuật
từ ban đầu là bảo tồn cả 6 trường hợp, với tỉ lệ
100%. Sun YY(13) là 14/14 trường hợp, Chiang(3) là
44/44 trường hợp bảo tồn TC thành công.
Pappilon(9) 4 ca phẫu thuật ban đầu với tỉ lệ 4/4
trường hợp bảo tồn TC l00%. Wang(15) 11/11
trường được PTNS đều thành công. Các kết quả
này tương đương kết quả của chúng tôi ở nhóm
phẫu thuật được can thiệp là phương pháp đầu
tiên là bảo tồn TC 10/10 trường hợp. Bảo tồn TC
chung theo Glenn(5) là 96% ở nhóm mổ mở và
97% ở nhóm được phẫu thuật nội soi ở nhóm
bao đầu và thất bại phương pháp khác, cao hơn
trong nghiên cứu của chúng tôi. Trong nghiên
cứu mới hơn của Liu(4) 2018, tỉ lệ bảo tồn TC
trong nhóm 4 (nhau bám sẹo MLT có tăng sinh
mạch máu nhiều sau các can thiệp khác chỉ có
61,54%, với tỉ lệ chảy máu nhiều trong nhóm này
là 23,07%, và tỉ lệ tổn thương bàng quang là
7,69%. Cũng theo Lin(8) tỉ lệ bảo tồn từ cung
trong nhóm PT ban đầu trong nhóm là 80% với
tỉ lệ chảy máu nặng là 13.3%. Tỉ lệ bảo tồn thành
công TC trong nghiên cứu này thấp có thể do ở
nhóm BN nhau bám sẹo MLT, tiên lượng cuộc
mổ khó, chảy máu nhiều.
Kết quả bảo tồn trên khá cao, tuy nhiên
không phải đa số bệnh nhận đều giữ được TC,
chảy máu không kiểm soát khi mổ là nguyên
nhân dẫn đến cắt TC. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, lượng máu mất trung bình trong
nhóm cắt TC là 1466,67 ± 686,05 ml. Chảy máu
nhiều trong cuộc mổ là nguyên nhân dẫn đến cắt
TC. Chính vì thế quan trọng trong vấn đề xác
định yếu tố nguy cơ của chảy máu nhiều, nhiều
nghiên cứu đã báo cáo tuổi thai, β-hCG và kích
thước khối thai, độ dày lớp cơ, và tăng sinh
mạch máu liên quan đến tiên lượng mất máu
nhiều. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi thai,
β-hCG liên quan đến việc bảo tồn TC, cũng có
thể coi như liên quan việc mất máu, có nghĩa khi
tuổi thai tăng, β-hCG cao sẽ dẫn đến mấu máu
nhiều, dẫn đến phải can thiệp cắt TC.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ bảo tồn từ cung thành công chung trên
BN thai ở sẹo MLT được phẫu thuật là 94,11%.
Tỉ lệ bào tồn tử cung thành công trong
các phương pháp can thiệp ban đầu với hủy
thai – MTX là: 85,2%; hút thai là: 96%; MTX
toàn thân là 89%; Foley-hút thai và phẫu
thuật từ đầu là 100%.
Tỷ lệ bảo tồn TC thành công trong nhóm thất
bại với các nguyên nhân khác là 93,47%.
Các yếu tố làm giảm khả năng điều trị bảo
tồn thành công thai ở sẹo MLT được phẫu
thuật bao gồm:
Tuổi thai ≥ 9 tuần (OR=0,0594; KTC 95%:
0,0051- 0,6).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 89
Nồng độ β-hCG trong máu > 100000 mIU/ml
(OR=0,1; KTC 95%: 2,53-12,4).
Mất máu khi phẫu thuật ≥ 500 ml (OR=0,037;
KTC 95%: 0.007-0,38).
Thời gian nằm viện lâu > 20 ngày (OR=0,03;
KTC 95%: 0,0005-0,9).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Đỗ Hiếu (2015). "Đánh giá kết quả điều trị thai ngoài tử
cung dưới 11 tuần bám vết mổ cũ tại bệnh viện Từ Dũ". Luận
án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, 88-89.
2. Chiang YC, Tu YA, Yang JH, Lin SY, Lee CN et al (2017). "Risk
factors associated with failure of treatment for cesarean scar
pregnancy". Int J Gynaecol Obstet, 138(1):pp. 28-36.
3. Fu LP (2018). "Therapeutic approach for the cesarean scar
pregnancy". Medicine (Baltimore), 97(18):pp. e0476.
4. Glenn TL, Bembry J, Findley AD, Yaklic JL, Bhagavath B et al
(2018). "Cesarean Scar Ectopic Pregnancy: Current
Management Strategies". Obstet Gynecol Surv, 73(5):pp. 293-302.
5. Kai K, Shimamoto K, Matsumoto H, Narahara H (2014).
"Conservative surgical treatment for caesarean scar
pregnancy". J Obstet Gynaecol, 34(1):pp. 91-2.
6. Le A, Li M, Xu Y, Wang Z, Dai XY et al (2018). "Different
Surgical Approaches to 313 Cesarean Scar Pregnancies". J
Minim Invasive Gynecol, 26(1):pp.148-152.
7. Ling C, Zhao J, Qi X (2018). "Partial molar pregnancy in the
cesarean scar: A case report and literature review". Medicine
(Baltimore), 97(26):pp. e11312.
8. Nguyễn Huy Bạo (2009). "Nhận xét 24 trường hợp chửa ngoài
tử cung trên sẹo mổ lấy thai tại bệnh viện phụ sản Hà Nội năm
2009". Hội nghị Việt Pháp - Châu Á Thái Bình Dương lần thứ X,
pp. 59-63.
9. Papillon-Smith J, Sobel ML, Niles KM, Solnik MJ, Murji A
(2017). "Surgical Management Algorithm for Caesarean Scar
Pregnancy". J Obstet Gynaecol Can, 39(8):pp. 619-626.
10. Pedraszewski P, Wlazlak E, Panek W, Surkont G (2018).
"Cesarean scar pregnancy - a new challenge for obstetricians". J
Ultrason, 18(72):pp. 56-62.
11. Pirtea L, Balint O, Secosan C, Grigoras D, Ilina R (2018).
"Laparoscopic Resection of Cesarean Scar Ectopic Pregnancy
after Unsuccessful Systemic Methotrexate Treatment". J Minim
Invasive Gynecol, doi: 10.1016/j.jmig.2018.06.003.
12. Qian ZD, Weng Y, Du YJ, Wang CF, Huang LL (2017).
"Management of persistent caesarean scar pregnancy after
curettage treatment failure". BMC Pregnancy Childbirth,
17(1):pp. 208.
13. Sun YY, Xi XW, Yan Q, Qiao QQ, Feng YJ et al (2015).
"Management of type II unruptured cesarean scar pregnancy:
Comparison of gestational mass excision and uterine artery
embolization combined with methotrexate". Taiwan J Obstet
Gynecol, 54(5):pp. 489-92.
14. Wang S, Beejadhursing R, Ma X, Li Y (2018). "Management of
Caesarean scar pregnancy with or without methotrexate before
curettage: human chorionic gonadotropin trends and patient
outcomes". BMC Pregnancy Childbirth, 18(1):pp. 289.
15. Wang YJ, Zhai Y, Zhang ZY (2017). "Clinical features and
outcome of cesarean scar pregnancy". Zhonghua Yi Xue Za Zhi,
97(13):pp. 986-990.
16. Ying X, Zheng W, Zhao L, Zhou M, Chen Z (2017). "Clinical
characteristics and salvage management of persistent cesarean
scar pregnancy". J Obstet Gynaecol Res, 43(8):pp. 1293-1298.
17. Zhang Y, Duan H, Cheng JM, Guo YS (2013). "Treatment
options to terminate persistent cesarean scar pregnancy".
Gynecol Obstet Invest, 75(2):pp. 115-9.
Ngày nhận bài báo: 30/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 06/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ty_le_bao_ton_tu_cung_va_cac_yeu_to_lien_quan_tren_thai_phu.pdf