Tỷ lệ bảo tồn buồng trứng trong phẫu thuật u buồng trứng xoắn và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Từ Dũ

Tài liệu Tỷ lệ bảo tồn buồng trứng trong phẫu thuật u buồng trứng xoắn và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Từ Dũ: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 192 TỶ LỆ BẢO TỒN BUỒNG TRỨNG TRONG PHẪU THUẬT U BUỒNG TRỨNG XOẮN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ Nguyễn Châu Trí*, Nguyễn Hồng Hoa** TÓM TẮT Mở đầu: U buồng trứng xoắn là một cấp cứu phụ khoa thường gặp, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Chẩn đoán và can thiệp sớm giúp bảo tồn khả năng sinh sản của phụ nữ. Có nhiều nghiên cứu mổ bảo tồn u buồng trứng bằng cách tháo xoắn và bóc u có thể thực hiện an toàn. Bệnh viện Từ Dũ đã thực hiện chẩn đoán và xử trí u buồng trứng nhưng chưa có sự đánh giá đây đủ nên nghiên cứu này được thực hiện. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ bảo tồn buồng trứng trong phẫu thuật u buồng trứng xoắn và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Từ Dũ. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hàng loạt ca trên 335 đối tượng nghiên cứu tại Bệnh viện Từ Dũ từ 01/01/2016 đến 31/05/2018. Kết quả: Tỷ lệ bảo tồn...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ bảo tồn buồng trứng trong phẫu thuật u buồng trứng xoắn và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Từ Dũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 192 TỶ LỆ BẢO TỒN BUỒNG TRỨNG TRONG PHẪU THUẬT U BUỒNG TRỨNG XOẮN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ Nguyễn Châu Trí*, Nguyễn Hồng Hoa** TÓM TẮT Mở đầu: U buồng trứng xoắn là một cấp cứu phụ khoa thường gặp, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Chẩn đoán và can thiệp sớm giúp bảo tồn khả năng sinh sản của phụ nữ. Có nhiều nghiên cứu mổ bảo tồn u buồng trứng bằng cách tháo xoắn và bóc u có thể thực hiện an toàn. Bệnh viện Từ Dũ đã thực hiện chẩn đoán và xử trí u buồng trứng nhưng chưa có sự đánh giá đây đủ nên nghiên cứu này được thực hiện. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ bảo tồn buồng trứng trong phẫu thuật u buồng trứng xoắn và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Từ Dũ. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hàng loạt ca trên 335 đối tượng nghiên cứu tại Bệnh viện Từ Dũ từ 01/01/2016 đến 31/05/2018. Kết quả: Tỷ lệ bảo tồn buồng trứng là 66,57%. Kết luận: Chẩn đoán sớm và phẫu thuật kịp thời sẽ giúp bảo tồn được buồng trứng của bệnh nhân Từ khoá: u buồng trứng xoắn ABSTRACT THE PROPORTION OF THE PRESERVATION OVARIAN FUNCTION IN DETORSION OPERATIVE AND ASSOCIATED FACTORS IN TU DU HOSPITAL Nguyen Chau Tri, Nguyen Hong Hoa * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 192 - 197 Background: ovarian torsion is one of the most common gynecologic emergencies and may affect females of all ages. Prompt diagnosis is important to preserve ovarian and/or tubal function and to prevent other associated morbidity. Detorsion of twisted ovary can be done without complications. Tu Du hospital often had many preservation operations of twisted ovary have not been evaluated for many years so that we research this problem. Objectives - Method: A cross-sectional study by using information of 335 patient’s data.The aim of this study is to determine the prevalence of ovarian conservation in detorsion operative and associated factors in Tu Du hospital. Results: Prevalence of the ovarian conservation in detorsion operative was 66.57. Conclusion: Prompt diagnosis and swift operative evaluation to preserve ovarian function and prevent other adverse effects. Keywords: ovarian torsion MỞ ĐẦU U buồng trứng (UBT) xoắn là một cấp cứu phụ khoa, chiếm 2,7% trong các trường hợp mổ cấp cứu do nguyên nhân phụ khoa, đứng thứ 4 trong các nguyên nhân phụ khoa thường gặp sau thai ngoài tử cung, vỡ nang hoàng thể và nhiễm khuẩn tiểu khung, đồng thời chiếm tỷ lệ 2 - 15% trong các trường hợp phẫu thuật u buồng trứng(6). Tình trạng UBT xoắn có thể *Bệnh viện Từ Dũ **Bộ môn Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Châu Trí ĐT: 0909 325 972 Email: chautri2002@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 193 gây thiếu máu, hoại tử vòi tử cung và buồng trứng, vỡ khối u dẫn tới phải phẫu thuật khẩn/bán khẩn cắt BT có u hay phần phụ có u buồng trứng (BT) và nếu người phụ nữ có thai thì có thể gây hậu quả sẩy thai, thai lưu(10). Trên thế giới, u buồng trứng xoắn được đề cập đến từ khá lâu, khởi đầu tại Hoa Kỳ, Hibbar TI(5) đã theo dõi nghiên cứu trong 10 năm (1974-1983) các trường hợp u buồng trứng xoắn. Tiếp theo là các nghiên cứu của Sommerville M (1991) Oelsner F (1993), Mage G (1989), Shalev E (1993)(9,11,15) đã đề cập đến khả năng bảo tồn buồng trứng sau khi bị xoắn. Tại Việt Nam: chúng ta có một số nghiên cứu về u buồng trứng xoắn như nghiên cứu của Phạm Văn Soạn (2015), Lý Thị Hồng Vân (2008), Trương Thị Chúc (2001)(1,2,13,16) báo cáo hàng loạt ca về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và xử trí u buồng trứng xoắn nhưng chưa có nghiên cứu nào tập trung đánh giá về bảo tồn buồng trứng trong phẫu thuật u buồng trứng xoắn. Bệnh viện Từ Dũ, một bệnh viên chuyên khoa hàng đầu về phụ khoa, với số lượng mổ u buồng trứng xoắn/u buồng trứng rất cao. Từ năm 2000-2001, có 43 trường hợp đầu tiên tháo xoắn thành công (có báo cáo tại hội nghị sản phụ khoa toàn quốc). Năm 2015 số lượng mổ u buồng trứng xoắn/u buồng trứng là 113/4016, năm 2016 là 157/4291, cũng chưa có nghiên cứu sâu, hệ thống về u buồng trứng xoắn và bảo tồn buồng trứng trong phẫu thuật. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tỷ lệ bảo tồn phần phụ trong phẫu thuật u buồng trứng xoắn tại Bệnh viện Từ Dũ và các yếu tố liên quan”. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỷ lệ bảo tồn buồng trứng trong phẫu thuật u buồng trứng xoắn tại Bệnh viện Từ Dũ. Mô tả các yếu tố liên quan tới bảo tồn buồng trứng: Đặc điểm tiền căn sản phụ khoa, Thời gian chẩn đoán đến khi phẫu thuật, Đặc điểm u buồng trứng tại thời điểm phẫu thuật. Mô tả đặc điểm giải phẫu bệnh và kết cục hậu phẫu của các trường hợp phẫu thuật u BT. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện với thiết kế nghiên cứu mô tả hàng loạt ca hồi cứu 335 trường hợp u buồng trứng xoắn từ 01/2016 đến 31/05/2018. Các đối tượng nghiên cứu được lấy số liệu từ hồ sơ bệnh án tại bệnh viện Từ Dũ. Số liệu được nhập, xử lý và phân tích bằng phần mềm Stata 13. KẾT QUẢ Tuổi trung bình các trường hợp là 31 tuổi ± 10,8, trường hợp nhỏ tuổi nhất là 14 tuổi, trường hợp lớn tuổi nhất là 72 tuổi. Bảng 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Đặc điểm N (n=335) Tỷ lệ % Tuổi ≤ 18 tuổi 18 6 18-45 tuổi 280 83 > 45 tuổi 37 11 Tuổi trung bình 31 ± 10,8 Số lần mổ trên bụng Không 293 87,46 1 31 9,25 2 8 2,39 3 3 0,9 Tình trạng mang thai Không mang thai 220 65,67 Mang thai 115 34,33 Thai kỳ 3 tháng đầu 64 55,65 3 tháng giữa 25 21.74 3 tháng cuối 14 12.18 Hậu sản 12 10,43 UBT xoắn trong thai kỳ chiếm tỷ lệ 34,33%, tập trung đa số ở 3 tháng đầu. Số trường hợp chưa từng có phẫu thuật sản phụ khoa là 87,46%. Đa số các trường hợp đến khám là vì lý do chính là đau bụng, cơn đau bung đột ngột dữ dội chiếm tỷ lế 83,58%. 123 trường hợp (36,72%) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 194 có triệu chứng rối loạn tiêu hoá đi kèm như nôn, buồn nôn và tiêu chảy, chỉ có 4 trường hợp có sốt (từ 38 đến 390C), chiếm tỷ lệ rất ít (Bảng 2). Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng nghiên cứu Đặc điểm N (n=335) Tỷ lệ % Tính chất đau Đau âm ỉ, không rõ ràng 55 16,42 Đau dữ dội 280 83,58 Thuốc giảm đau Có 15 4,48 Không 320 95,52 Thời gian đau Sau 48 giờ 128 38,21 24-48giờ 18 5,37 Dưới 24 giờ 189 56,42 Phản ứng thành bụng Có 13 3,88 Không 322 96,12 Rối loạn tiêu hoá Có 123 36,72 Không 212 63,28 Sốt Không 331 98,81 Có 4 1,19 Khám UBT đau Không 3 0,9 Có 332 99,1 269 trường hợp (80,3%) có u buồng trứng to từ 6 cm trở lên, 196 trường hợp (58,51%) ghi nhận hình ảnh hồi âm hỗn hợp cạnh bên buồng trứng, thấy dịch túi cùng và dịch quanh khối u gặp trong 66% trường hợp, chỉ 21 trường hợp kết quả siêu âm ghi nhận có “whirlpool sign”, hình ảnh dòng xoáy mạch máu. Đa số các trường hợp số lượng bạch cầu không tăng, có tỷ lệ là 70,45% (Bảng 3). Bảng 3. Đặc điểm cận lâm sàng nghiên cứu Đặc điểm N (n=335) Tỷ lệ % Xét nghiệm bạch cầu < 10.500 236 70,45 10.500-15.000 63 18,81 > 15.000 36 10,75 Kết quả siêu âm Kích thước u Dưới 6cm 66 19,7 ≥ 6 cm 269 80,3 Hình ảnh hồi âm hỗn hợp cạnh bên buồng trứng Không 139 41,49 Đặc điểm N (n=335) Tỷ lệ % Có 196 58,51 Dòng chảy mạch máu Không 10 2,98 Có 21 6,27 Không xác định 304 90,75 Dịch cùng đồ, dịch quanh khối u Không 113 33,73 Có 222 66,27 Nang ngoại vi Không xác định 325 97,01 Có 10 2,99 Bảng 4. Đặc điểm phương pháp phẫu thuật u buồng trứng xoắn: Đặc điểm N (n=335) Tỷ lệ % Thời gian chờ phẫu thuật Dưới 12 giờ 293 87,46 12-24 giờ 34 10,15 Sau 24 giờ 8 2,39 Phương pháp phẫu thuật Mổ nội soi 289 86,27 Mổ hở 46 13,73 Số vòng xoắn 1 105 31,34 2 156 46,57 >= 3 74 22,09 Mức độ tổn thương buồng trứng khi phẫu thuật Hồng 91 27,16 Tím 244 72,84 Phẫu thuật nội soi chiếm 86,27% trường hợp. Khi vào bụng 91 trường hợp (27,16%) là buồng trứng còn hồng là 244 trường hợp (72,84%) buồng trứng tím, đa số là UBT xoắn 2 vòng chiếm 46,57% (Bảng 4). Bảng 5: Kết quả giải phẫu bệnh của đối tượng nghiên cứu KQ giải phẫu bệnh N (n=335) Tỷ lệ % U bọc bì lành 141 42,1 U tuyến dịch trong 71 21,2 U nang hoàng thể, nang noãn 75 22,4 U tuyến dịch nhầy 29 8,6 U sợi lành buồng trứng 6 1,8 U lạc NMTC ở BT 7 2,1 U ác tính 6 1,8 Đa số UBT xoắn là u bọc bì lành tính có tỷ lệ là 42,1% (Bảng 5). Tỷ lệ bảo tồn buồng trứng chiếm 66,57%. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 195 Nhóm tuổi 18-45 và dưới 18 tuổi có tỷ lệ bảo tồn cao hơn so với nhóm tuổi trên 45, các đối tượng có cơn đau dữ dội cao hơn so với các trường hợp cơn đau âm ỉ không rõ. Các trường hợp đến khi có thời gian cơn đau dưới 24 giờ cao hơn các trường hợp cơn đau đã qua 48 giờ. Các trường hợp khi có số vòng xoắn 2 vòng cao hơn các trường hợp xoắn từ 3 vòng trở lên. Mô BT còn hồng cao hơn các trường hợp BT bị tím (Bảng 6). Bảng 6: Mối liên quan của các yếu tố với tỷ lệ bảo tồn buồng trứng Đặc điểm PR KTC 95% P Tuổi > 45 tuổi 1 18-45 tuổi 50 6-145 0,000 ≤ 18 tuổi 153 11-1864 0,000 Tính chất đau Không rõ ràng 1 Đau dữ dội 6,2 1,5-25,1 0,01 Thời gian đau Sau 48 giờ 1 24-48giờ 86 3-2267 0,004 Dưới 24 giờ 27 9-81 0,00 Số vòng xoắn ≥ 3 1 2 3,23 1,08-9,61 0,035 1 2,67 0,6-11,5 0,185 Mức độ tổn thương buồng trứng Tím 1 Hồng 20,5 2,4-174 0,006 BÀN LUẬN Tỷ lệ bảo tồn buồng trứng trong phẫu thuật u buồng trứng xoắn Bảng 7: So sánh tỷ lệ bảo tồn buồng trứng của các nghiên cứu trong và ngoài nước Tác giả Năm Tỷ lệ % Mage G (9) và cs 1989 77 Shalev E (14) và cs 1993 92,7 Antoine JM (1) và cs 1996 81 Yamashita Y (17) và cs 1999 50 Lý Thị Hồng Vân (8) 2004-2008 44,9 Rana Karayalçın (7) và cs 2011 80,5 Phạm Văn Soạn (13) 2011-2015 73,33 Phạm Diệu Linh (12) 2013-2014 60,2 Nguyễn Châu Trí và cs 2016-2018 66,57 Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bảo tồn buồng trứng ở phẫu thuật u buồng trứng xoắn từ tháng 1/2016 đến tháng 4/2018 là 66,57%. Tương tự các nghiên cứu của tác giả Phạm Văn Soạn 73,33%, Phạm Diệu Linh 60,2%. Tác giả Phạm Văn Soạn theo dõi các trường hợp u buồng trứng xoắn tại bệnh viện phụ sản trung ương từ 2011 - 2015 không có đối tương mang thai và bệnh lý ác tính nên tỷ lệ bảo tồn cao hơn chúng tôi. Kết quả phẫu thuật bảo tồn trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn Lý Hồng Vân và Yamashita Y có lẽ 2 nghiên cứu này được thực hiện trong thời gian 1999 và 2004 - 2008 khi kỹ thuật mổ nội soi chưa được phát triển So với các tác giả khác trên thế giới tỷ lệ mổ nội soi còn thấp hơn rất nhiều. Mage G và cs bảo tồn buồng trứng 27 trường hợp trên tổng số 35 trường hợp tỷ lệ 77%. Yamashita Y và cs bảo tồn buồng trứng 12 trường hợp trên tổng số 24 trường hợp tỷ lệ 50%. Shalev E và cs theo dõi 41 trường hợp u buồng trứng xoắn trong suốt 4 năm sau phẫu thuật. Tất cả trường hợp đều hồi phục, 14 trường hợp có thai trở lại sau 1 năm phẫu thuật. Rana Karayalçın và cs bảo tồn buồng trứng 29 trường hợp trên tổng số 36 trường hợp có tỷ lệ bảo tồn là 80,5%. Rana đã sử dụng siêu âm doppler màu cho 30 trường hợp trước khi phẫu thuật, 11 trường hợp ghi nhận dòng chảy mạch máu bình thường, 19 trường hợp ghi nhận dòng chảy mạch máu bất thường hoặc không có. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ bảo tồn buồng trứng trong phẫu thuật u buồng trứng xoắn tại bệnh viện Từ Dũ Đặc điểm về tuổi Tuổi trung bình của các đối tương nghiên cứu là 31 ± 10,8, Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước Lý Thị Hồng Vân và Phạm Văn Soạn. Nhóm đối tượng có tuổi trên 45 chiếm 11,04%, tương tự như các nghiên cứu Chin NW và cs(2) (1987) có tỷ lệ u buồng trứng xoắn 17% ở độ tuổi mãn kinh. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 196 Đặc điểm về tính chất cơn đau Cơn đau giảm bớt sau 1 thời gian khi vòng xoắn nới lỏng hoặc đã quá khả năng bảo tồn. Trong nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận khi cơn đau đã chuyển sang những cơn đau không rõ ràng, đau âm ĩ thì nguy cơ không bảo tổn được buồng trứng tăng cao 9,4 lần. Đặc điểm về thời gian đau Chúng tôi ghi nhận thời gian đau trên 48 giờ thì nguy cơ không bảo tổn được buồng trứng tăng cao 50,3 lần. Đặc điểm về số vòng xoắn Số vòng xoắn càng nhiều thì tỷ lệ bảo tồn buồng trứng càng thấp. Xoắn 3 vòng tỷ lệ bảo tồn là 33,8% xoắn 2 vòng tỷ lệ là 68,6%, xoắn 1 vòng tỷ lệ bảo tồn là 86,7%. So sánh với nghiên cứu của Lý Thị Hồng Vân, có 43 trường hợp trường hợp u xoắn từ 3 vòng trở lên, tỷ lệ bảo tồn chỉ 4,7%. Với tác giả Phạm Diệu Linh có 22 trường hợp trường hợp u xoắn từ 3 vòng trở lên, có tỷ lệ bảo tồn 22,7%. Đặc điểm về mức độ tổn thương buồng trứng Trong nghiên cứu của chúng tôi, các tổn thương buồng trứng còn hồng (tương đương độ 1) chỉ có 2 TH (2,2%) phải cắt phần phụ vì đối tượng nghiên cứu trên 45 tuổi. Đối với trường hợp buồng trứng bị tím (tương đương độ 2 và 3) thì tỷ lệ bảo tồn là 54,92%. Các trường hợp buồng trứng còn hồng có tỷ lệ bảo tồn buồng trứng cao hơn 20,5 lần so với các trường hợp BT bị tím. Bàn luận về kết quả giải phẫu bệnh lý Trong nghiên cứu của chúng tôi, các trường hợp u bọc bì buồng trứng chiếm tỷ lệ cao nhất 120 trường hợp tỷ lệ là 42,1%, Kết quả chúng tôi cũng tương tự nghiên cứu của Lý Thị Hồng Vân, với cở mẫu 185 trường hợp, đa số là u bì lành tính; Phạm Văn Soạn, với cỡ mẫu 122 trường hợp, u bì lành chiếm tỷ lệ 65,57%. Bàn luận các biến chứng sau mổ Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân được theo dõi hậu phẫu từ 3 đến 5 ngày đều không xảy ra trường hợp huyết khối nào. Trước đây, việc tháo xoắn có nguy cơ giải phóng các cục huyết khối từ các tĩnh mạch bị tắc vào tuần hoàn gây tắc mạch. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cụ thể như Harkins G(4), Dolgin SE và cs(3). chưa ghi nhận một trường hợp tắc mạch nào sau điều trị tháo xoắn và bảo tồn. Số trường hợp xảy ra biến chứng sau mổ chiếm 2%. Các biến chứng này cũng là biến chứng có thể gặp trong phẫu thuật nội soi. Có 4 trường hợp sẩy thai sau phẫu thuật, 1 trường hợp tụ máu nơi vết mổ và 1 trường hợp tổn thương niệu quản. Tuy nhiên trong các trường hợp trên chỉ có 2 trường hợp bảo tồn là có sẩy thai, xảy ra ở 3 tháng đầu tuổi thai là 7 - 9 tuần. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu mô tả hàng loạt ca trên 335 đối tương nghiên cứu u BT xoắn tại bệnh viện Từ Dũ được thực hiện từ tháng 1/2016 đến tháng 5/2018, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ bảo tồn buồng trứng trong phẫu thuật u BT xoắn là 66,57%. Độ tuổi từ 18 - 25 chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Các đối tượng khi đến bệnh viên đau nhiều, thời gian đau dưới 24 sẽ có tỷ lệ bảo tồn được buồng trứng cao hơn. Khi phẫu thuật, nếu mô buồng trứng còn hồng, số vòng xoắn ≤2 vòng chúng tôi ghi nhận có khả năng bảo tồn được buồng trứng. Kết quả sau phẫu thuật chúng tôi ghi nhận chỉ 2 trường hợp sẩy thai sau khi bảo tồn có lẽ do suy hoàng thể, kết quả giải phẫu bệnh 42,1% là u bọc bì lành tính. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Antoine M.J, Baroux SJ. (1996), "Ovaires pathologiques et coeliochirurgie". Reprod Hum et Horm, 9, 507-510. 2. Chin NW, Friedman CI, Awadalla SG et al (1987), "Adnexal torsion as a complication of super ovulation for ovum retrieval ". Fertil Steril, 48, 149-151. 3. Dolgin SE, Lublin M, Shlasko E. (2000), "Maximizing ovarian salvage when treating idiopathic adnexal torsion.". J Pediatr Surg, 35, 624-626. 4. Harkins G (2007), "Ovarian torsion treated with untwisting: second look 36 hours after untwisting". J Minim Invasive Gynecol, 14, 270-272. 5. Hibbar T (1985), " Adnexal torsion, Am J Obstet. Gynecol". 456-461. 6. Hong MK and Ding DC, Huang (2017), "A review of ovary torsion". Tzu Chi Medical Journal 2017; 29(3), 143-147 7. Karayalçın R, Özcan S, Özyer S et al (2011), "Conservative laparoscopic management of adnexal torsion". 456-465. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 197 8. Lý Thị Hồng Vân (2008), "Nghiên cứu về chẩn đoán và xử trí khối u buồng trứng xoắn tại bệnh viện phụ sản trung ương trong 5 năm (2004 - 2008) ". 9. Mage G(1989), "Laparosroscopic management of adnexal torsion". The J. Reprod. Med, 520-524. 10. Mashiach R, Melamed N, Gilad N, et al. (2011), "Sonographic diagnosis of ovarian torsion: accuracy and predictive factors.". J Ultrasound Med, 30, 1205-1207. 11. Oelsner F (1993), "Long – term follow –up of the twisted ischemic adnexa managed by detorsion". Fertil. Steril, 60, 976-979. 12. Phạm Diệu Linh (2015), "Nhận xét các khối u BT xoắn được điều thị tại bệnh viện phụ sản trung ương trong 2 năm 2013- 2014". 13. Phạm Văn Soạn (2015), "Nghiên cứu về chẩn đoán và xử trí khối u buồng trứng xoắn ngoài thời kỳ thai nghén tại bệnh viện Phụ sản Hà nội trong 5 năm (2011 – 2015)". 14. Shalev E, Peleg D. (1993), "Laparoscopic treatment of adnexal torsion". Surg Gynecol. Obstet, 176, 448-450. 15. Sommerville M, Grimes DA, Koonings PP, Campbell K (1991), "Ovarian neoplasms and the risk of adnexal torsion". Am J Obstet. Gynecol, 164, 201-207. 16. Trịnh Hùng Dũng, Trương Thị Chúc (2001), "Một số nhận xét qua 67 trường hợp chẩn đoán u nang buồng trứng xoắn tại khoa Phụ sản bệnh viện 103". Tạp chí Y học thực hành, số 3. 17. Yamashita Y, Sowter M, Ueki M, Gudex G. (1990), "Adnexal torsion". Aust. N Z J Obstet. Gynecol, 39, 174-177. Ngày nhận bài báo: 30/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 12/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_bao_ton_buong_trung_trong_phau_thuat_u_buong_trung_xoa.pdf
Tài liệu liên quan