Tài liệu Tỷ lệ áp dụng biện pháp tránh thai ở phụ nữ sau sinh từ 01 tháng đến 04 tháng và các yếu tố liên quan tại thị xã Cai Lậy: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 154
TỶ LỆ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TRÁNH THAI Ở PHỤ NỮ SAU SINH
TỪ 01 THÁNG ĐẾN 04 THÁNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI THỊ XÃ CAI LẬY
Mai Toàn Nghĩa*, Vũ Thị Nhung**
TÓM TẮT
Mở đầu: Áp dụng biện pháp tránh thai (BPTT) trong thời gian hậu sản sớm là rất cần thiết để ngăn ngừa
các thai kỳ không mong muốn. Nghiên cứu về tình hình phụ nữ sau sinh có áp dụng BPTT là cần thiết cho việc
cung cấp thông tin về công tác tư vấn kế hoạch hóa gia đình tại thị xã Cai Lậy trong thời gian sắp tới.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ phụ nữ sau sinh từ 01 tháng đến 04 tháng có áp dụng biện pháp tránh thai tại thị
xã Cai Lậy.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện tại 16 trạm y tế của thị xã Cai Lậy trên 466 phụ nữ sau sinh
từ 01 tháng đến 04 tháng đưa con đi chích ngừa tại trạm trong thời gian từ 09/2016 đến 01/2017.
Kết quả: Tỷ lệ áp dụng biện pháp tránh thai sau sinh là 29% [KTC...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ áp dụng biện pháp tránh thai ở phụ nữ sau sinh từ 01 tháng đến 04 tháng và các yếu tố liên quan tại thị xã Cai Lậy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 154
TỶ LỆ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TRÁNH THAI Ở PHỤ NỮ SAU SINH
TỪ 01 THÁNG ĐẾN 04 THÁNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI THỊ XÃ CAI LẬY
Mai Toàn Nghĩa*, Vũ Thị Nhung**
TÓM TẮT
Mở đầu: Áp dụng biện pháp tránh thai (BPTT) trong thời gian hậu sản sớm là rất cần thiết để ngăn ngừa
các thai kỳ không mong muốn. Nghiên cứu về tình hình phụ nữ sau sinh có áp dụng BPTT là cần thiết cho việc
cung cấp thông tin về công tác tư vấn kế hoạch hóa gia đình tại thị xã Cai Lậy trong thời gian sắp tới.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ phụ nữ sau sinh từ 01 tháng đến 04 tháng có áp dụng biện pháp tránh thai tại thị
xã Cai Lậy.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện tại 16 trạm y tế của thị xã Cai Lậy trên 466 phụ nữ sau sinh
từ 01 tháng đến 04 tháng đưa con đi chích ngừa tại trạm trong thời gian từ 09/2016 đến 01/2017.
Kết quả: Tỷ lệ áp dụng biện pháp tránh thai sau sinh là 29% [KTC 95% (0,24-0,33)], có sự tăng dần tỷ lệ
ngừa thai theo thời gian: 1 - 2 tháng: 15% [KTC 95% (0,09 - 0,20)], 2 - 3 tháng: 25,8% [KTC 95% (0,19 - 0,32)],
3 - 4 tháng: 47,4% [KTC 95% (0,39 - 0,56)]. Sự khác biệt tỷ lệ áp dụng BPTT có ý nghĩa thống kê (χ2=37,6
p=0,000). Ba phương pháp ngừa thai sau sinh được chọn nhiều là: thuốc uống 11,6%, bao cao su 9,2%, xuất tinh
ngoài âm đạo 3,6%. Có hai yếu tố liên quan đến tỷ lệ áp dụng BPTT là: thời gian hậu sản (p = 0,000) và nhóm
tuổi trên 35 áp dụng BPTT ít hơn 63% so với nhóm dưới 35 tuổi (p = 0,012).
Kết luận: Cần nâng cao kiến thức về BPTT để phụ nữ sau sinh áp dụng tránh thai kỳ không mong muốn.
Từ khóa: Tránh thai sau sinh.
ABSTRACT
THE RATE OF WOMEN USING CONTRACEPTIVE DEVICES DURING ONE-MONTH TO FOUR-
MONTH POSTPARTUM PERIOD AND ASSOCIATED FACTORS IN APPLYING CONTRACEPTIVE
METHODS IN CAI LAY TOWN
Mai Toan Nghia, Vu Thi Nhung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 154 - 159
Background: Applying contraceptive methods during postpartum period is very crucial to prevent unwanted
pregnancy. Studying on the situation of postpartum contraception is very necessary to provide information about
family planning consultation at Cai Lay Town in the future.
Objectives: Determining the rate of women using contraceptive devices during one-month to four-month
postpartum period and associated factors in applying contraceptive methods in Cai Lay Town.
Methods: Cross-sectional study was conducted at 16 commune health stations of Cai Lay Town, where 466
women during their one-month to four-month postpartum period were recruited when they brought their babies to
the stations for vaccination. The study time was from September 2016 to January 2017.
Results: The rate of contraceptive use after birth was at 29% [95% CI (0.24-0.33)], with a gradual increase
in contraceptive prevalence: 1 - 2 months: 15% [95% CI (0.19 - 0.20)], and 3 - 4 months: 47.4% [95% CI (0.39 -
0.56)]. The difference in the rate of contraceptive use was statistically significant (χ2 = 37.6, p = 0.000). The three
* Bệnh viện Đa khoa Khu Vực Cai Lậy Tiền Giang ** Hội Phụ sản TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Mai Toàn Nghĩa ĐT: 0908953289 Email: maitoannghia1974@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 155
commonly selected methods of postnatal contraception included pills (11.6%), condoms (9.2%), and withdrawal
method (3.6%). Two factors associated with contraceptive prevalence were postpartum duration (p = 0.000) and
age, with the group over 35 years of age using the contraceptive methods less than the group under 35 (p = 0.012).
Conclusion: Postnatal women’s knowledge about contraceptive methods should be improved so that they can
avoid unwanted pregnancy.
Key word: Postpartum contraception.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Áp dụng biện pháp tránh thai (BPTT) trong
thời gian hậu sản sớm là rất cần thiết vì rụng
trứng có thể xảy ra trong 3 - 6 tuần sau sinh ở
phụ nữ không cho con bú(6,9,14), tránh thai hiệu
quả nên bắt đầu vào ngày 21 sau sinh(10). Việc sử
dụng BPTT ở phụ nữ sau sinh là rất quan trọng
để ngăn ngừa các thai kỳ không mong muốn và
khoảng cách giữa các lần mang thai không quá
dày. Đối với người sinh con lần đầu, nếu muốn
sinh thêm thì khoảng cách sinh không nên quá
ngắn vì khoảng cách này dưới 18-23 tháng sẽ
ảnh hưởng đến sự phục hồi sức khỏe của mẹ và
có nhiều rủi ro cho thai nhi như sinh non, thai
nhi nhẹ cân(15). Nếu đối tượng đã đủ 2 con, có
thai ngoài ý muốn sẽ dẫn đến tình trạng hoặc
sinh thêm con thứ 3 hoặc bỏ thai thì lại đối đầu
với nguy cơ tai biến do nạo hút thai. Khoảng
cách sinh con ngắn làm tăng tỷ lệ bệnh suất, tử
suất cho mẹ và con. Áp dụng BPTT sẽ tránh
được hậu quả bất lợi này(12).
Tiền Giang là một tỉnh thuộc Đồng bằng
sông Cửu Long, dân số năm 2016 ước tính là
1.740.138 người, tăng 0,7% so với năm 2015. Một
trong những nguyên nhân của việc tăng dân số
là do tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn còn
trong suy nghĩ nhiều người, họ muốn có con trai
để nối dõi tông đường. Đây thực sự là một thách
thức đối với công tác dân số trong việc thực hiện
mục tiêu giảm tỷ lệ sinh con thứ ba.
Trong hai năm 2014 – 2015, Bệnh viện Đa
khoa Khu vực Cai Lậy ghi nhận tỷ lệ sinh con
thứ 3 cao gấp đôi tỷ lệ sinh con thứ 3 chung của
tỉnh Tiền Giang và có gần 1 nghìn lượt bỏ thai
ngoài ý muốn.
Nghiên cứu về tình hình phụ nữ sau sinh có
áp dụng BPTT là cần thiết cho việc cung cấp
thông tin về công tác tư vấn KHHGĐ tại thị xã
Cai Lậy trong thời gian sắp tới.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ áp dụng từng loại biện pháp
tránh thai của phụ nữ sau sinh từ 01 tháng đến
04 tháng.
Xác định tỷ lệ dự định áp dụng từng loại
biện pháp tránh thai của phụ nữ sau sinh từ 01
tháng đến 04 tháng.
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp
dụng biện pháp tránh thai của phụ nữ sau sinh
từ 01 tháng đến 04 tháng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang
Dân số nghiên cứu
Tất cả phụ nữ trong độ tuổi 15 đến 49 sống
tại thị xã Cai Lậy.
Dân số chọn mẫu
Tất cả phụ nữ trong độ tuổi 15 đến 49 mới
sinh, sống tại thị xã Cai Lậy đem con đi chích
ngừa tại một trong 16 trạm Y tế xã thuộc thị xã
Cai Lậy.
Tiêu chí nhận vào
Tất cả phụ nữ trong độ tuổi 15 đến 49 sau
sinh con từ 1 tháng đến 4 tháng sống tại thị xã
Cai Lậy, đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chí loại trừ
Không trả lời được bảng phỏng vấn vì các
tật: câm, điếc, tâm thần.
Phụ nữ không cần áp dụng BPTT: thụ tinh
trong ống nghiệm, cắt tử cung trong lúc mổ sinh,
ly hôn, chồng chết.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 156
Cỡ mẫu
2
2
)2/1(
d
)P1(PZ
n
α là sai lầm loại I (α = 0,05).
P là tỷ lệ mong muốn các ĐTNC áp dụng
BPTT sớm trong thời gian hậu sản , chọn p=0,5
(vì muốn có cỡ mẫu lớn nhất).
d là độ chính xác hay sai số cho phép, chọn
d=0,05 → n=384.
Phương pháp chọn mẫu
Lấy mẫu toàn bộ trong thời gian nghiên cứu
Nhân sự tham gia nghiên cứu
Ngoài tác giả còn có 16 cộng tác viên dân số
là nhân viên của 16 trạm y tế tại thị xã Cai Lậy.
Quy trình thực hiện nghiên cứu
Bước 1: Sàng lọc đối tượng nghiên cứu
Các bà mẹ đem con đến trạm y tế tiêm ngừa
sẽ được cộng tác viên dân số đón tiếp, hỏi các
thông tin về hành chính và hướng dẫn làm thủ
tục tiêm ngừa cho bé. Các bà mẹ thỏa điều kiện
chọn mẫu sẽ được ghi nhận vào danh sách và
mời tham gia nghiên cứu.
Bước 2: Mời bà mẹ tham gia nghiên cứu, nếu
bà mẹ đồng ý sẽ được ký bảng đồng thuận và
bắt đầu được phỏng vấn.
Bước 3: Phỏng vấn và thu thập số liệu.
Địa điểm phỏng vấn tại phòng theo dõi sau
tiêm ngừa của trạm y tế.
Thời gian phỏng vấn: dự kiến 10-15 phút đối
với mỗi bà mẹ.
Bảng thu thập số liệu được soạn sẵn dưới
dạng đóng, một lựa chọn, người phỏng vấn đặt
câu hỏi, đối tượng nghiên cứu trả lời sẽ được
người phỏng vấn điền vào bảng thu thập số liệu.
Đối với những bà mẹ không đồng ý tham
gia nghiên cứu vẫn được theo dõi phản ứng
thuốc sau tiêm ngừa theo quy trình tiêm
chủng của trạm y tế và hướng dẫn các biện
pháp tránh thai sau sinh nếu họ có yêu cầu.
Xử lý số liệu
Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm
thống kê SPSS 16.0.
Phân tích số liệu gồm 2 bước.
Bước 1: Mô tả và phân tích đơn biến.
Bước 2: Phân tích đa biến bằng hồi quy
logistic nhằm kiểm soát các yếu tố gây nhiễu.
Sử dụng khoảng tin cậy 95%.
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ 25/09/2016 đến 25/01/2017
có 466 bà mẹ đem con đi tiêm ngừa thỏa tiêu
chuẩn chọn mẫu và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tỷ lệ áp dụng biện pháp tránh thai sau sinh.
Bảng 1. Tỷ lệ áp dụng biện pháp tránh thai sau sinh.
Thời gian hậu sản
Áp dụng BPTT sau sinh
Có Không
Từ 1 tháng đến 2 tháng 21 (15,0%) 119 (85%)
Từ 2 tháng đến 3 tháng 49 (25,8%) 141 (74,2%)
Từ 3 tháng đến 4 tháng 65 (47,8%) 71 (52,2%)
Chung 135 (29%) 331 (71%)
Tỷ lệ áp dụng từng loại biện pháp tránh thai
sau sinh
Bảng 2. Tỷ lệ áp dụng từng loại biện pháp tránh thai
sau sinh.
BPTT áp dụng N (%)
Thuốc uống 54 (40,0%)
Bao cao su 43 (31,9%)
Xuất tinh ngoài âm đạo 17 (12,6%)
Dụng cụ tử cung 13 (9,6%)
Tính theo chu kỳ kinh 7 (5,2%)
Thuốc tiêm 1 (0,7%)
Tổng 135 (100%)
Áp dụng BPTT hiện đại chiếm 82,2%, truyền
thống 27,8%, nhiều nhất là thuốc uống và BCS,
không có đối tượng nghiên cứu nào áp dụng que
cấy hay đình sản.
Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên áp dụng BPTT
sau sinh thấp hơn 63% so với những người trẻ
tuổi hơn. Người cư trú ở phường có khả năng
tránh thai gấp 1,5 lần người sinh sống ở xã.
Người học từ cấp 3 trở lên có khả năng thực
hành tránh thai thấp hơn 35% so với những
người học vấn kém hơn. Người đã sinh con
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 157
được từ 2 đến 3 tháng có khả năng thực hành
tránh thai cao hơn 1,93 lần so với những người
mới sinh con từ 1 đến 2 tháng. Người đã sinh
con được từ 3 đến 4 tháng có khả năng thực
hành tránh thai cao hơn 5,25 lần so với những
người mới sinh con từ 1 đến 2 tháng.
Bảng 3. Các yếu tố liên quan đến áp dụng biện pháp tránh thai sau sinh.
OR * KTC 95% P* OR** KTC 95% P**
Nhóm tuổi ≥35 0,47 0,23 - 0,96 0,039 0,37 0,17 - 0,80 0,012
Địa chỉ ại phường 1,45 0,96 - 2,20 0,08 1,5 0,97 - 2,34 0,07
Học vấn trên cấp 3 0,81 0,54 - 1,20 0,29 0,65 0,42 - 1,01 0,059
Thời gian hậu sản
2 đến 3 tháng 1,97 1,11 - 3,47 0,019 1,93 1,09 - 3,42 0,024
3 đến 4 tháng 5,18 2,92 - 9,20 < 0,0001 5,25 2,94 - 9,38 <0,001
*Phân tích đơn biến **Phân tích đa biến
BÀN LUẬN
Tỷ lệ áp dụng biện pháp tránh thai sau sinh
Tỷ lệ áp dụng biện pháp tránh thai sau sinh
trong nghiên cứu này là 29%, thấp so với nghiên
cứu của Tống Kim Long (36%)(13), Đỗ Anh Thư
(77,5%)(8) nhưng lại cao hơn rất nhiều so với
nghiên cứu của Cao Thị Hạnh Nhân (1,3%)(4) dù
thời điểm sau sinh với tuổi con trung bình là 5,3
tháng. Sự khác nhau này có thể do khác biệt về
đặc trưng đối tượng nghiên cứu. Đối tượng
nghiên cứu của Đỗ Anh Thư là tất cả phụ nữ có
chồng trong độ tuổi 15 - 49 còn nghiên cứu này
đối tượng nghiên cứu là phụ nữ sau sinh từ 1
đến 4 tháng.
Các yếu tố liên quan đến áp dụng biện pháp
tránh thai sau sinh.
Trong nghiên cứu của Cao Thị Hạnh Nhân,
đa số đối tượng nghiên cứu có tôn giáo (84,9%)
trong khi nghiên cứu này thì tỷ lệ không tôn giáo
chiếm 90,8%. Sự khác biệt về tôn giáo cũng có
thể dẫn đến sự khác biệt về cách áp dụng
phương pháp tránh thai sau sinh.
Tỷ lệ phụ nữ sau sinh áp dụng BPTT trong
nghiên cứu của Chhabra HK (2016, Ấn Độ) là
36%, cao hơn nghiên cứu này(5). Sự khác biệt có
thể do nghiên cứu của Chhabra HK khảo sát đối
với những phụ nữ sau sinh ở độ tuổi 18-35 trong
khi nghiên cứu này khảo sát phụ nữ sau sinh độ
tuổi từ 15-49.
Theo kết quả nghiên cứu của Dasgupta AN,
tỷ lệ áp dụng BPTT ở phụ nữ sau sinh tại thời
điểm 6 tháng ở miền bắc Malawi là 28,4%(7). Theo
Rutaremwa G ở Uganda, tỷ lệ tránh thai trong
thời kỳ hậu sản là 28%(11). Theo Abera, Y. tại
Ethiopia thì tỷ lệ tránh thai trong thời kỳ hậu sản
từ 6 tuần đến 3 tháng là 20,6%, tăng lên 43,1%
vào khoảng thời gian 4 đến 6 tháng(1). Tỷ lệ áp
dụng BPTT sau sinh tăng theo thời gian hậu sản
tương tự như nghiên cứu này.
Tỷ lệ dự định áp dụng BPTT sau sinh.
Trong số 331 đối tượng nghiên cứu không áp
dụng BPTT có 30,8% (102/331) trả lời lý do chưa
áp dụng vì họ chưa quan hệ tình dục trở lại và
đa số đều không thể xác định được thời gian khi
nào quan hệ tình dục trở lại. Nghiên cứu của
Anzaku thì thời gian trung bình sinh hoạt tình
dục trở lại của phụ nữ Nigieria là 8 tuần, sớm
nhất là trước 3 tuần và trễ nhất là 13 tuần(3).
Nghiên cứu của Alum AC nghiên cứu tại
Uganda phụ nữ sau sinh có sinh hoạt tình dục
trở lại sớm nhất 3 tuần, trễ nhất 24 tuần, tỷ lệ
quan hệ tình dục trước 6 tuần là 21,9% sau 6 tuần
là 78,1%(2).
Có 23,8% ĐTNC (79/331) nghĩ rằng còn quá
sớm để áp dụng BPTT vì con còn nhỏ hay là
không thể có thai lại được trong khoảng thời
gian 4 tháng sau sinh. Thực tế là họ có thể có thai
trở lại vì rụng trứng ở phụ nữ không cho con bú
liên tục là 3-6 tuần sau sinh, đang cho con bú
tăng từ 33-45% trong 3 tháng đầu tỷ lệ này lên
đến 64-71% từ tháng thứ 4 đến tháng 12.
Đối với 11,8% ĐTNC (39/331) nghĩ rằng khi
có kinh trở lại sẽ áp dụng BPTT, thực tế khó xác
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 158
định được thời điểm phóng noãn xảy ra, họ có
thể có thai trước khi có kinh trở lại. Trong nghiên
cứu của Tống Kim Long, 67,1% phụ nữ sau sinh
cho rằng phải chờ có kinh trở lại mới đặt DCTC,
cao hơn kết quả của nghiên cứu này (11,8%).
Nghiên cứu Tống Kim Long ghi nhận do nhân
viên y tế dặn dò các ĐTNC khi có kinh trở lại
mới đi đặt DCTC.
Tỷ lệ dự định áp dụng BPTT sau sinh rất cao
86,7% [KTC 95% (83,8%-90,2%)]. Biện pháp tránh
thai hiện đại dự định áp dụng gồm thuốc uống
(44,1%), dụng cụ tử cung (36,1%), bao cao su
(11,8%), thuốc tiêm (0,3%). Có lẽ vì ưu điểm của
thuốc nội tiết tránh thai thuộc loại thuốc uống dễ
sử dụng nên được chọn nhiều nhất. Các phương
pháp truyền thống như xuất tinh ngoài âm đạo
chiếm 6,3%, tính chu kỳ kinh chưa đến 1%.
Không ghi nhận được trường hợp nào dự định
áp dụng bú vô kinh vì hiệu quả tránh thai giảm
dần về sau, không có đình sản có thể do tâm lý e
ngại con còn nhỏ và vì đa số đối tượng nghiên
cứu còn trẻ dưới 35 tuổi (86,7%).
KẾT LUẬN
Tỷ lệ áp dụng BPTT trong thời gian hậu sản
từ 01 đến 04 tháng tại thị xã Cai Lậy là 29% [KTC
95% (0,24 - 0,33)], có sự tăng dần tỷ lệ ngừa thai
theo thời gian.
- Từ 1 đến 2 tháng: 15% [KTC 95% (0,09 - 0,20)]
- Từ 2 đến 3 tháng: 25,8% [KTC 95% (0,19 -
0,32)]
- Từ 3 đến 4 tháng: 47,8% [KTC 95% (0,39 -
0,56)]
Sự khác biệt tỷ lệ áp dụng BPTT có ý nghĩa
thống kê (χ2=37,6 p=0,000).
Ba phương pháp ngừa thai sau sinh được
chọn nhiều là: thuốc uống 11,6%, bao cao su
9,2%, xuất tinh ngoài âm đạo 3,6%. Ba phương
pháp ngừa thai ít được chọn hơn là dụng cụ tử
cung 2,8%, bú vô kinh 1,5%, thuốc tiêm 0,2%.
Tỷ lệ dự định ngừa thai trong tương lai
86,7% [KTC 95% (0,83 - 0,90)], ba phương pháp
ngừa thai được chọn nhiều là thuốc uống 44,1%,
dụng cụ tử cung 36,1%, bao cao su 11,8%.
Có hai yếu tố liên quan đến tỷ lệ áp dụng
BPTT của phụ nữ sau sinh từ 01 tháng đến 04
tháng là: thời gian hậu sản (p = 0,000) và nhóm
tuổi trên 35.
- Phụ nữ sau sinh con từ 2 tháng đến 3 tháng
có khả năng thực hành tránh thai cao hơn 1,93
lần so với những người sinh con từ 1 tháng đến 2
tháng [KTC 95%: 1,09 - 3,42; p = 0,024]. Phụ nữ
sau sinh con từ 3 tháng đến 4 tháng có khả năng
thực hành tránh thai cao hơn 5,25 lần so với
những người sinh con từ 1 tháng đến 2 tháng
[KTC 95%: 2,94 - 9,38; p<0,001].
- Nhóm 35 tuổi trở lên áp dụng BPTT ít hơn
63% so với nhóm dưới 35 tuổi [KTC 95%: 0,17 -
0,80; p=0,012].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abera Y, Mengesha ZB, Tessema GA (2015). “Postpartum
contraceptive use in Gondar town, Northwest Ethiopia: a
community based cross-sectional study”, BMC Womens Health,
15;pp.19.
2. Alum AC, Kizza IB, Osingada CP, et al (2015). “Factors
associated with early resumption of sexual intercourse among
postnatal women in Uganda. Reprod Health, 12:pp.107.
3. Anzaku A, Mikah S (2014). “Postpartum resumption of sexual
activity, sexual morbidity and use of modern contraceptives
among Nigerian women in Jos”. Annal Medical Health Sciences
Research, 4(2);pp.210-216.
4. Cao Thị Hạnh Nhân (2013). “Khuynh hướng lựa chọn biện
pháp tránh thai ở phụ nữ sau sanh con thứ hai tại Bệnh viện
tỉnh Khánh Hòa”. Luận văn thạc sỹ y khoa. Đại học Y Dược Tp.
Hồ Chí Minh.
5. Chhabra HK, Mohanty IR, Mohanty NC, et al (2016). “Impact
of Structured Counseling on Choice of Contraceptive Method
Among Postpartum Women”. J Obstet Gynaecol India,
66(6):pp.471-479.
6. Christine K (2016). "Normal and Abnormal Puerperium". URL:
https://emedicine.medscape.com/article/260187-overview
(Access 22/7/2016).
7. Dasgupta AN, Zaba B, Crampin AC (2016). “Postpartum
uptake of contraception in rural northern Malawi: A
prospective study”. Contraception, 94(5):pp.499-504.
8. Đỗ Anh Thư, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2009). “Khảo sát
các yếu tố ảnh hưởng đến sự dụng biện pháp tránh thai hiên
đại trên phụ nữ trong tuổi sinh sản tại huyện Ninh Hòa-
Khánh Hòa”, Y Học Tp. Hồ Chí Minh, 13(1):pp.1-5.
9. Jackson E, Glasier A (2011). “Return of ovulation and menses in
postpartum nonlactating women: a systematic review”. Obstet
Gynecol, 117(3):pp.657-62.
10. Raccah-Tebeka B, Plu-Bureau G (2015). “Post-partum
contraception: Guidelines for clinical practice”. J Gynecol Obstet
Biol Reprod, 44(10):pp.1127-34.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 159
11. Rutaremwa G, Kabagenyi A, Wandera SO, et al (2015).
“Predictors of modern contraceptive use during the
postpartum period among women in Uganda: a population-
based cross sectional study”. BMC Public Health, 15:pp.262.
12. Taub RL, Jensen JT (2017). “Advances in contraception: new
options for postpartum women”. Expert Opin Pharmacother,
18(7):pp.677-688
13. Tống Kim Long (2011). “Kiến thức-Thái độ-Thực hành lựa
chọn các biện pháp tránh thai ở phụ nữ cho con bú”. Y Học TP.
Hồ Chí Minh, 15(4):pp.56-61.
14. Trần Thị Lợi (2006). “Tránh thai trong thời kỳ hậu sản”. In:
Trần Thị Lợi (ed), Hướng dẫn tránh thai, , pp.25-26. Nhà xuất
bản Đại học sư phạm.
15. Trần Thị Lợi, Nguyễn Thị Diễm Vân, Nguyễn Duy Tài, Lê
Hồng Cẩm, et al (2017). “Ngừa thai ở thời kỳ hậu sản”. Hướng
dẫn ngừa thai 2016, pp.28-29. Nhà xuất bản Phương Đông.
Ngày nhận bài báo: 06/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/11/2017
Ngày bài báo được đăng báo : 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 154_3_4235_2164468.pdf